You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO MÔN HỌC

ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA


DÙNG BIẾN TẦN LS

GVHD:
SVTH: LÊ PHÍ́ ĐÁP MSSV: 19642187
NGUYỄN CÔNG THẮNG MSSV: 19642225
KHÓA: 2019
NGÀ̀NH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 6 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Đặc biệt là thầy giáo …… đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời
gian thực hiện báo cáo môn học này.
Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn những tình cảm quý báu mà các thầy,
cô trong Bộ môn kỹ thuật điện - điện tử đã truyền đạt cho em, những kinh nghiệm, kỹ
thuật và cách thức trong việc xây dựng đề tài này.
Và cuối cùng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn luôn động
viên, ủng hộ, những người bạn đã gắn bó, chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm và những kiến
thức và nhất là trong thời gian thực hiện đề tài, để đề tài có thể hoàn thành một cách
thành công nhất. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên em bài của em còn nhiều thiếu
sót, kính mong thầy cô góp ý và giúp đỡ em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2021
Sinh viên thực hiện

i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................ iv
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA CÁC
PHƯƠNG PHÁP THAY ĐỔI TỐC ĐỘ VÀ HÃM ĐỘNG CƠ.................................... 2
1.1. Tổng quan về động cơ không đồng bộ ba pha........................................................ 2
1.1.1. Ưu điểm, nhược điểm của động cơ không đồng bộ ba pha và Biện pháp khắc phục. 2
1.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha...................3
1.2. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha......................7
1.2.1. Thay đổi tần số nguồn điện cung cấp fi............................................................... 8
1.2.2. Thay đổi số đôi cực từ......................................................................................... 9
1.2.3. Điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi điện áp nguồn cung cấp..................................10
1.2.4. Điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi điện trở mạch rô to......................................... 11
1.3. Các phương pháp hãm và đảo chiều quay động cơ không đồng bộ ba pha...........12
1.3.1. Hãm tái sinh....................................................................................................... 12
1.3.2. Hãm ngược........................................................................................................ 13
1.3.3. Hãm động năng.................................................................................................. 14
1.3.4. Đảo chiều động cơ không đồng bộ ba pha......................................................... 15
1.4. Kết luận chương 1................................................................................................ 15
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA.................................................................................... 16
2.1. Tổng quan về hệ truyền động điện........................................................................ 16
2.2. Truyền động điện có điều chỉnh........................................................................... 16
2.3. Tổng quan về biến tần.......................................................................................... 17
2.3.1. Lợi ích của việc sử dụng biến tần....................................................................... 17
2.3.2. Cấu tạo của biến tần........................................................................................... 18
2.3.3. Nguyên lý hoạt động của biến tần...................................................................... 18
2.4. Các thông số tính toán và lựa chọn động cơ không đồng bộ ba pha.....................19
2.5. Lựa chọn thông số biến tần hãng LS ứng với tải thế năng.................................... 21
2.6. Tính toán và lựa chọn thiết bị bảo vệ.................................................................... 23

ii
2.6.1. Tính toán chọn Aptomat.................................................................................... 23
2.6.2. Tính toán chọn Contactor................................................................................... 24
2.6.3. Tính toán chọn Rơ le nhiệt................................................................................. 25
2.6.4. Cầu chì xứ.......................................................................................................... 26
2.7. Tính toán tiết diện dây dẫn điện............................................................................ 27
2.8. Thiết kế hệ thống điện điêu khiển tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha............28
2.8.1. Thiết kế tủ điều khiển cho hệ thống................................................................... 28
2.8.2. Thiết kế mạch động lực cho hệ thống................................................................ 31
2.8.3. Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống............................................................. 32
2.9. Kết luận chương 2................................................................................................. 32
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA VỚI
BA CẤP TỐC ĐỘ KHÁC NHAU SỬ DỤNG BIẾN TẦN LS IG5A.........................33
3.1. Xác định yêu cầu điều khiển................................................................................. 33
3.2. Biến tần LS iG5A................................................................................................. 33
3.2.1. Sơ đồ chân của biến tần LS iG5A...................................................................... 33
3.2.2. Bàn phím của biến tần LS iG5A........................................................................ 34
3.2.3. Các nhóm lệnh của biến tần LS iG5A................................................................ 35
3.2.4. Các Hàm trong một nhóm của biến tần LS iG5A............................................... 37
3.3. Cài đặt thông số biến tần LS iG5A điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha theo
3 cấp tốc độ khác nhau, có đảo chiều quay động cơ và có hãm dừng động cơ............38
KẾT LUẬN................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 42

iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Động cơ không đồng bộ ba pha..................................................................... 2
Hình 1.2: Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha a) Lá thép stato và rô to: 1) Lá thép
stato, 2) Rãnh, 3) Răng, 4) Lá thép rô to; b) Mặt cắt dọc động cơ điện xoay chiều.......3
Hình 1.3: Từ trường quay tốc độ n1............................................................................... 6
Hình 1.4: Chiều quay của từ trường và roto.................................................................. 6
Hình 1.5: Sức điện động sinh ra trong thanh dẫn roto................................................... 7
Hình 1.6: Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ. a) Khi mô men cản không đổi, b)
Khi mô men cản thay đổi............................................................................................... 8
Hình 1.7: Đặc tính cơ khi điều chỉnh tần số theo nguyên lý: f1>f2>f3............................9
Hình 1.8: Cách đổi nối cuộn dây để thay đổi số đôi cực: a) Mắc nối tiếp, số đôi cực là
p; b) Mắc song song số đôi cực là→p/2; c)Đặc∆→ tính cơ của động............................................................................................................................................... 9
Hình 1.9: Đổi nối cuộn dây a) Y YY b) YY........................................................ 10
Hình 1.10: Đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ bộ khi thay đổi điện áp nguồn....10
Hình 1.11: Đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ dây quấn khi thay đổi điện trở phụ
11
Hình 1.12: Đồ thị đặc tính cơ hãm tái sinh.................................................................. 13
Hình 1.13: Đồ thị đặc tính cơ hãm ngược.................................................................... 13
Hình 1.14: Đồ thị đặc tính cơ hãm động năng............................................................. 14
Hình 2.1: Sơ đồ khối hệ thống truyền động điện......................................................... 16
Hình 2.2: Hệ truyền động có điều chỉnh tốc độ........................................................... 17
Hình 2.3: Sơ đồ mạch điện của biến tần...................................................................... 18
Hình 2.4: Biến đổi điện áp/tần số qua biến tần............................................................ 19
Hình 2.5: Động cơ điện không đồng bộ 3 pha Parma 2,2 kW.....................................20
Hình 2.6: Biến tần iG5A.............................................................................................. 21
Hình 2.7: Aptomat 3 pha............................................................................................. 23
Hình 2.8: Contactor..................................................................................................... 24
Hình 2.9: Rơ le nhiệt................................................................................................... 26
Hình 2.10: Cầu chì xứ 10A.......................................................................................... 26
Hình 2.11: Tiết diện dây dẫn điện............................................................................... 27
Hình 2.12: Tủ điều khiển của hệ thống........................................................................ 29
Hình 2.13: Thiết kế mặt ngoài của tủ điều khiển......................................................... 30

iv
Hình 2.14: Sơ đồ mạch động lực của hệ thống............................................................ 31
Hình 2.15: Sơ đồ đấu nối biến tần động cơ.................................................................. 32
Hình 3.1: Sơ đồ đấu nối của biến tần LS iG5A........................................................... 33
Hình 3.2: Bàn phím của biến tần LS iG5A.................................................................. 34
Hình 3.3: Các nhóm lệnh của biến tần LS iG5A......................................................... 36
Hình 3.4: Nhấn mũi tên phải trên bàn phím để di chuyển đến các nhóm lệnh.............36

v
MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì động cơ không đồng bộ ba
pha càng được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn cuộc sống, vào các nhà xưởng, các
công ty… và được điều khiển bởi rất nhiều phương pháp khác nhau. Được sự định
hướng của thầy giáo ……… và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đề tài “Điều
khiển tốc độ động cơ KĐB ba pha dùng biến tần LS”.
Kết cấu đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về động cơ không đồng bộ ba pha các phương pháp thay
đổi tốc độ và hãm động cơ
Chương 2: Thiết kế hệ thống điện điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ ba
pha
Chương 3: Điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha với ba cấp tốc độ
khác nhau sử dụng biến tần LS IG5A
Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi
thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy, cô giáo và
các bạn để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin gửi tới thầy, cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể thầy, cô giáo trong Bộ
môn lời cảm ơn chân thành nhất!

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA CÁC
PHƯƠNG PHÁP THAY ĐỔI TỐC ĐỘ VÀ̀ HÃM ĐỘNG CƠ
1.1. Tổng quan về động cơ không đồng bộ ba pha
Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ điện hoạt động với dòng điện xoay
chiều ba pha. Là loại động cơ điện hoạt động với tốc độ quay của Rotor chậm hơn so
với tốc độ quay của từ trường Stator.
Stator được quấn các cuộn dây lệch nhau về không gian (thường là 3 cuộn dây
lệch nhau góc 120°). Khi cấp điện áp ba pha vào dây quấn, trong lòng Stator xuất hiện
từ trường Fs quay tròn với tốc độ n=60*f/p, với p là số cặp cực của dây quấn Stator, f
là tần số.
Từ trường này móc vòng qua Rotor và gây điện áp cảm ứng trên các thanh dẫn
lồng sóc của rotor. Điện áp này gây dòng điện ngắn mạch chạy trong các thanh dẫn.
Trong miền từ trường do Stator tạo ra, thanh dẫn mang dòng I sẽ chịu tác động của lực
Bio-Savart-Laplace lôi đi. Có thể nói cách khác: dòng điện I gây ra một từ trường Fr
(từ trường cảm ứng của Rotor), tương tác giữa Fr và Fs gây ra momen kéo Rotor
chuyển động theo từ trường quay Fs của Stator.

Hình 1.1: Động cơ không đồng bộ ba pha


1.1.1. Ưu điểm, nhược điểm của động cơ không đồng bộ ba pha và Biện pháp
khắc phục
- Ưu điểm:
+ Cấu tạo đơn giản, dễ dàng sử dụng, bảo quản thuận tiện.
+ Sử dụng nguồn điện trực tiếp từ lưới điện, không cần chỉnh lưu
+ Khả năng điều khiển tốc độ quay đa dạng

2
+ Kết cấu bền vững, khả năng chịu quá tải tốt nhờ cơ chế bảo vệ
+ Giá thành thấp hơn so với truyền động dùng động cơ một chiều
+ Sử dụng rộng rãi và phổ biến trong phạm vi công suất nhỏ và vừa
+ Sản xuất với nhiều cấp điện áp khác nhau (từ 24V đến 10KV) nên rất thích
nghi cho từng người sử dụng.
- Nhược điểm:
+ Hệ số công suất thấp gây tổn thất nhiều công suất phản kháng của lưới điện.
+ Đặc tính mở máy không tốt, dòng mở máy lớn (gấp 6 -7 lần dòng định mức).
+ Momen mở máy nhỏ.
- Biện pháp khắc phục của động cơ không đồng bộ
+ Cải thiện đặc tính mở máy bằng cách điều chỉnh tốc độ (bằng cách thay đổi
điện áp, thêm điện trở phụ vào mạch rô tô hoặc nối cấp), hay dùng rô tô có rãnh sâu, rô
to lồng sóc kép để hạ dòng khởi động, đồng thời tăng mô men mở máy.
+ Chế tạo rô tô có khe hở thật nhỏ để hạn chế dòng điện từ hóa và nâng cao hệ
số công suất.
+ Mặc dù có nhiều khuyết điểm nhưng động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc
có những ưu điểm mà những động cơ khác không có được và quan trọng nhất là đơn
giản, dễ sử dụng và giá rẻ. Thực tế động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc được áp
dụng rộng rãi, chiếm số lượng 90 % trong ngành tự động hóa quá trình sản xuất.
1.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha

Hình 1.2: Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha a) Lá thép stato và rô to: 1) Lá thép
stato, 2) Rãnh, 3) Răng, 4) Lá thép rô to; b) Mặt cắt dọc động cơ điện xoay chiều
Phụ thuộc vào cấu tạo của mỗi loại động cơ điện mà chúng có nguyên lý hoạt
động khác nhau. Đối với động cơ không đồng bộ ba pha cũng có cấu tạo và nguyên lý
hoạt động rõ ràng.
1.1.2.1. Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha

3
Động cơ không đồng bộ ba thường gồm có 2 bô phận kết cấu chính là mạch từ
và dây quấn, ở đó diễn ra sự biến đổi năng lượng cơ điện, và các bộ phận kết cấu khác.
động cơ không đồng bộ ba pha là 2 khối thép đồng trục cách nhau bởi một khe hở đảm
bảo cho một trong 2 khối thép có thể chuyển động tương đối so với khối kia. Khối
đứng yên được gọi là phần tĩnh hay stato, còn khối còn lại là phần quay hay rô to. Nếu
từ thông trong khối thép là xoay chiều hoặc biến thiên thì nó được ghép bằng các lá
tôn silic dày 0,35 đến 0,5 mm để làm giảm tổn hao dòng xoáy, còn nếu từ thông là
không đổi thì nó được đúc bằng thép hoặc ghép từ thép tấm.
Về cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha gồm phần tĩnh và phần quay cách
nhau bởi khe hở không khí.
- Phần tĩnh (Stator):
Stato gồm 2 phần cơ bản là mạch từ và mạch điện.
+ Mạch từ: Mạch từ của stato được ghép bằng các lá thép điện kỹ thuật có chiều
dày khoảng 0,3 ÷ 0,5mm, được cách điện 2 mặt để chống dòng Fucô. Lá thép stato có
dạng hình vành khăn, phía trong được đục các rãnh. để giảm dao động từ thông, số
rãnh stato và rôto không được bằng nhau.Ở những máy có công suất lớn, lõi thép được
chia thành từng phần (section) nhằm tăng khả năng làm mát của mạch từ. Các lá thép
được ghép lại với nhau thành hình trụ. Mạch từ được đặt trong vỏ máy. Vỏ máy được
làm bằng gang đúc hay thép. Để tăng diện tích tản nhiệt, trên vỏ máy có đúc các gân
tản nhiệt. Ngoài vỏ máy còn có nắp máy, trên nắp máy có giá đỡ ổ bi. Tuỳ theo yêu
cầu mà vỏ máy có đế để gắn vào bệ máy hay nền nhà hoặc vị trí làm việc. Trên đỉnh
có móc để giúp di chuyển thuận tiện. Trên vỏ máy gắn hộp đấu dây.
+ Mạch điện của stato: Dây quấn Stator thường là cuộn dây phân tán được đặt
trong các rãnh nằm rải rác trên chu vi phần tĩnh máy điện, do đó tại một thời điểm nhất
định một nhóm cuộn dây sẽ móc vòng với những đường sức từ khác nhau và được
cách điện tốt với lõi sắt. Cuộn dây có thể là một vòng (gọi là dây quấn kiểu thanh dẫn),
cuộn dây thường được chế tạo dạng phần tử và tiết diện dây thường lớn, hay cũng có
thể: cuộn dây gồm nhiều vòng dây (tiết diện dây nhỏ gọi là dây quấn kiểu vòng dây).
+ Vỏ máy: có tác dụng cố định lõi sắt và dây quấn chứ không dùng làm mạch
dẫn từ. Vỏ máy thường làm bằng gang. Máy có công suất lớn dùng làm thép tấm hàn
lại.
- Phần quay (Rôto):

4
Roto gồm lõi thép và dây quấn.
+ Lõi thép: Cũng dùng các lá thép KTĐ như State. Thực tế vì tổn hao trong lõi
thép nhỏ nên lõi này có thể chế tạo từ thép nguyên khối. Nhưng để lợi dụng phần thép
KTĐ sau khi dập lõi thép stato thì ta dùng để dập lõi thép rôto. Phía ngoài có rãnh đê
đặt dây
+ Dây quấn: có 2 loại là roto có dây quấn thông thường và roto lòng sóc.
Rôto dây quấn: là rôto có dây quân tương tự như phía stato (đồng tâm 1 lớp
hoặc dây quấn sóng 2 lớp...). Dây quấn rô to thường đấu sao, 3 đầu còn lại nối với hệ
thống 3 vành trượt bằng đồng, thông qua chổi than nôi với mạch ngoài.Máy điện cỡ
nhỏ thường dùng dây quấn đồng tâm 1 lớp. Máy điện cỡ trung trở lên dùng dây quấn
sóng 2 lớp vì bớt được dây đấu nối, kết cấu dây quấn trên roto chặt chẽ.
Rôto lồng sóc: Mạch điện của loại rôto này được làm bằng nhôm hoặc đồng
thau. Nếu làm bằng nhôm thì được đúc trực tiếp vào rãnh rôto, 2 đầu được đúc 2 vòng
ngắn mạch, cuộn dây hoàn toàn ngắn mạch, chình vì vậy gọi là rôto ngắn mạch. Nếu
làm bằng đồng thì được làm thành các thanh dẫn và đặt vào trong rãnh, hai đầu được
gắn với nhau bằng 2 vòng ngắn mạch cùng kim loại. Bằng cách đó hình thành cho ta
một cái lồng chính vì vậy loại rôto này còn có tên rôto lồng sóc.
Các trị số định mức do nhà thiết kế chế tạo quy định và được ghi trên nhãn
máy, nó bao gồm:
+ Công suất định mức Pđm ( KW,W) + Cosφđm
+ Điện áp định mức Uđm (V) + Năng lực quá tải km
+ Dòng điện định mức Iđm ( A) + Sơ đồ nối dây Y/
+ Tốc độ định mức nđm (Vòng/phút)
1.1.2.2. Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha
Khi ta cho dòng điện ba pha tẩn số f vào ba dây quấn stato, sẽ tạo ra từ trường
quay p đôi cực, quay với tốc độ là:
n1 60pf

Từ trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn rôto, cảm ứng ra các suất điện
động. Vì dây quấn rôto nối ngắn mạch, nên suất điện động cảm ứng sẽ sinh ra dòng
điện trong các thanh dẫn roto. Lực tác dụng tương hỗ giữa từ trường quay của máy với
thanh dẫn mang dòng điện rôto, kéo rôto quay cùng chiều quay từ trường với tốc độ n
Để minh hoạ, hình 1.3 thể hiện từ trường quay tốc độ n1, chiều suất điện động

5
cảm ứng và dòng điện cảm ứng trong thanh dẫn rôto, chiều lực điện từ Fđt.
Khi xác định chiều suất điện động cảm ứng theo qui tắc bàn tay phải, ta căn cứ
vào chiều chuyển động tương đối của thanh dẫn với từ trường.

Hình 1.3: Từ trường quay tốc độ n1


Nếu coi từ trường đứng yên, thì chiều chuyển động tương đối của thanh dẫn
ngược chiều với n1, từ đó áp dụng qui tắc bàn tay phải để xác định chiều suất điện
động cảm ứng như hình vẽ (dấu + chỉ chiều đi từ ngoài vào trong). Chiều lực điện từ
xác định theo qui tắc bàn tay trái, trùng với chiều quay n1.

Hình 1.4: Chiều quay của từ trường và roto


Tốc động của roto nhỏ hơn tốc độ từ trường quay n1 vì nếu tốc độ bằng nhau thì
không có sự chuyển động tương đối, trong dây quấn rôto không có suất điện động và
dòng điện cảm ứng, lực điện từ bằng không.

6
Hình 1.5: Sức điện động sinh ra trong thanh dẫn roto
Độ chênh lệch giữa tốc độ từ trường quay và tốc độ roto gọi là tốc độ trượt n2:
n2 = n1 - n
Hệ số trượt của tốc độ là:
n n n
s 2 1

n1 n1

Khi rôto đứng yên (n = 0), hệ số trượt s = 1; khi rôto quay định mức s = 0,02-
0,06.
Tốc độ động cơ là:
60 f
n n1 (1 s ) p (1 s)
1.2. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha
Trong thực tế sản xuất và tiêu dùng, các khâu cơ khí sản xuất cần có tốc độ thay
đổi. Song khi chế tạo, mỗi động cơ điện lại được sản xuất với một tốc độ định mức, vì
vậy vấn đề điều chỉnh tốc độ các động cơ điện là rất cần thiết.
Khi mô men cản trên trục động cơ thay đổi, tốc độ động cơ thay đổi, nhưng sự
thay đổi tốc độ như thế không gọi là điều chỉnh tốc độ
Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ là quá trình thay đổi tốc độ động cơ
theo ý chủ quan của con người phục vụ các yêu cầu về công nghệ.
Phụ thuộc vào đặc tính cơ của cơ khí sản xuất mà quá trình thay đổi tốc độ xảy
ra khi mô men cản không đổi (hình 1.6a) hoặc khi mô men cản thay đổi (hình 1.6b).

7
Hình 1.6: Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ. a) Khi mô men cản không đổi, b)
Khi mô men cản thay đổi
Khi điều chỉnh tốc độ động cơ cần thoả mãn những yêu cầu sau:
Phạm vi điều chỉnh, sự liên tục trong điều chỉnh và tính kinh tế trong điều
chỉnh. Với các thiết bị vận chuyển, phải điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng, còn
thiết bị dệt hoặc giấy thì lại đòi hỏi tốc độ không đổi với độ chính xác cao.
1.2.1. Thay đổi tần số nguồn điện cung cấp fi
Phương pháp này chỉ sử dụng được khi nguồn cung cấp có khả năng thay đổi
tần số. Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ điện tử các bộ biến tần tĩnh được chế
tạo từ các van bán dẫn công suất đã đảm nhiệm được nguồn cung cấp năng lượng điện
có tần số thay đổi, do đó phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi tần số đang
được áp dụng rộng rãi và cạnh tranh với các hệ thống truyền động điện dòng một
chiều.

Điều chỉnh tốc độ phải đảm bảo khả năng quá tải của động cơ không đổi trong
toàn bộ phạm vi điều chỉnh, điều đó có nghĩa là phải giữ cho M max=const. Muốn giữ
cho Mmax=const thì phải giữ cho từ thông không đổi. Muốn giữ cho từ thông không đổi
thì khi thay đổi tần số ta phải thay đổi điện áp đảm bảo sự cân bằng của U1=kfɸ1
Phương pháp điều chỉnh tần số nguồn cung cấp kết hợp với lý thuyết điều khiển
hiện đại mà hiện nay hay dùng nhất là điều khiể véc tơ, đã biến hệ thống truyền động
điện động cơ không đồng bộ có đặc tính của một hệ thống truyền động điện động cơ
một chiều. Cụ thể là có thể điều chỉnh nhanh mô men khi giữ cho thành phần tạo từ
thông của dòng stato mà chỉ cần điều chỉnh thành phần tạo mô men của dòng stato.
Trên hình 1.7: biểu diễn đặc tính cơ khi điều chỉnh tần số với f1 > f2> f3. Ưu

8
điểm của phương pháp điều chỉnh tần só là phạm vi điều chỉnh rộng, độ điều chỉnh
láng, tổn hao điều chỉnh nhỏ.

Hình 1.7: Đặc tính cơ khi điều chỉnh tần số theo nguyên lý:
f1>f2>f3 1.2.2. Thay đổi số đôi cực từ
Nếu động cơ không đồng bộ có trang bị thiết bị đổi nối cuộn dây để thay đổi số
đôi cực thì ta có thể điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi số đôi cực.
Để thay đổi số đôi cực ta có thể :
- Dùng đổi nối một cuộn dây. Giả sử lúc đầu cuộn dây được nối như hình 1.8a,
khi đó số cặp cực là p, nếu bây giờ đổi nối như hình 1.8b ta đuợc số cặp cực p/2.

Hình 1.8: Cách đổi nối cuộn dây để thay đổi số đôi cực: a) Mắc nối tiếp, số đôi cực là
p; b) Mắc song song số đôi cực là p/2; c)Đặc tính cơ của
động Để thay đổi cách nối cuộn dây có những phương pháp sau:
Đổi từ nối sao sang sao kép (hình 1.9a). Với cách nối này ta có: Khi hệ số cosφ
không đổi thì công suất trên trục động cơ ở sơ đồ Y sẽ là:
P 3U I cos P 3U 2 I cos
Y d p 1 ; cho sơ đồ YY có: YY d p 1 , do đó PY/PYY =

Ở đây Ip - dòng pha. Như vậy khi thay đổi tốc độ 2 lần thì công suất cũng thay
đổi với tỷ lệ ấy. Cách đổi nối này gọi là cách đổi nối có M=const.

9
Người ta còn thực hiện đổi nối theo nguyên tắc ∆ sang YY (sao kép) hình 1.9b

Hình 1.9: Đổi nối cuộn dây a) Y→YY b) ∆→YY


P 3U 3 I cos P 3U 2 I cos

Ta có: d p 1 ; YY d p 1 ; do đó PYY/P = 2 / 3 1,15


thực tế coi như không đổi. Đây là cách đổi nối có P=const.
- Dùng cuộn dây độc lập với những số cực khác nhau, đó là động cơ không
đồng bộ nhiều tốc độ. Với động cơ loại này stato có 2 hoặc 3 cuộn dây, mỗi cuộn dây
có số đôi cực khác nhau. Nếu ta trang bị thiết bị đổi nối cuộn dây thì được 6 số cặp
cực khác nhau ứng với 6 tốc độ.
Đặc điểm của phương pháp thay đổi tốc độ bằng thay đổi số đôi cực: Rẻ tiền,
dễ thực hiện. Tuy nhiên do P là một số nguyên nên thay đổi tốc độ có tính nhảy bậc và
phạm vi thay đổi tốc độ không rộng
1.2.3. Điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi điện áp nguồn cung cấp
Thay đổi điện áp nguồn cung cấp làm thay đổi đặc tính cơ. Vì mô men cực đại M max=cU12, nên khi ≈giảm
điện áp thì mô men cực đại cũng giảm mà không thay đổi độ trượt tới hạn (vì s th R2/X2). Nếu mô men cản không đổi thì
khi giảm điện áp từ Uđm

tới 0,9Uđm tốc độ sẽ thay đổi, nhưng khi điện áp giảm tới 0,7Uđm thì mô men của động
cơ nhỏ hơn mô men cản, động cơ sẽ bị dừng dưới điện.

10
Hình 1.10: Đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ bộ khi thay đổi điện áp nguồn
Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng điều chỉnh điện áp nguồn
cung cấp là phạm vi điều chỉnh hẹp, rất dễ bị dừng máy, chỉ điều chỉnh theo chiều
giảm tốc độ. Mặt khác vì Pđt = CE20I2cosφ2 = C1U1I2cosφ1 = const nên khi giảm điện áp
U1, mà mô men cản không đổi sẽ làm tăng dòng trong mạch stato và rô to làm tăng tổn
hao trong các cuộn dây.
Để thay đổi điện áp ta có thể dùng bộ biến đổi điện áp không tiếp điểm bán dẫn,
biến áp hoặc đưa thêm điện trở hoặc điện kháng vào mạch stato. Đưa thêm điện trở
thuần sẽ làm tăng tổn hao, nên người ta thường đưa điện kháng vào mạch stato hơn.
Để mở rộng phạm vi điều chỉnh và tăng độ cứng của đặc tính cơ, hệ thống điều
chỉnh tốc độ bằng điện áp thường làm việc ở hệ thống kín.
1.2.4. Điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi điện trở mạch rô to
Phương pháp điều chỉnh này chỉ áp dụng cho động cơ không đồng bộ rô to dây
quấn. Đặc tính cơ của động cơ dị bộ rô to dây quấn khi thay đổi điện trở rô to biểu
diễn ở hình 1.10. Khi tăng điện trở rô to, đặc tính cơ mềm đi, nếu mô men cản không
đổi có thể thay đổi tốc độ động cơ theo chỉều giảm. Nếu điện trở phụ thay đổi vô cấp
thay đổi được tốc độ vô cấp, tuy nhiên thay đổi vô vấp tốc độ bằng phương pháp điện
trở rất ít dùng mà thay đổi nhảy bậc nên các điện trở điều chỉnh được chế tạo làm việc
ở chế độ lâu dài và có nhiều đầu ra.
Giá trị điện trở phụ đưa vào rô to có thể tính bằng công thức:

R S1
P 1.R 2
S2 trong đó s1 và s2 ứng với tốc độ n1 và n2.

Hình 1.11: Đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ dây quấn khi thay đổi điện trở phụ
Khi Mc=const thì phạm vi điều chỉnh tốc độ là n1 - n3 (hình 1.11), khi Mc tăng,

11
phạm vi điều chỉnh tốc độ tăng. Khi mô men cản không đổi thì công suất nhận từ lưới điện
không đổi trong toàn phạm vi điều chỉnh∆tốc độ. Công suất hữu ích P2 = Mω2 ở trên trục
động cơ sẽ tăng khi độ trượt giảm, vì P = Pđt - P2=M(ω1 - ω2) là tổn hao rô to nên khi độ trượt
lớn tổn hao sẽ lớn.
Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh điện trở rô to là điều chỉnh láng, dễ thực
hiện, rẻ tiền nhưng không kinh tế do tổn hao ở điện trở điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh
phụ thuộc vào tải. Không thể điều chỉnh ở tốc độ gần tốc độ không tải.
Nhìn chung khả năng điều chỉnh tốc độ của động cơ điện không đồng bộ bị hạn
chế so với động cơ một chiều. Đây là một nhược điểm của động cơ điện không đồng
bộ.
Tuy nhiên hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật vi điện tử và điện tử
công suất, các bộ máy biến tần ra đời đã mở ra một triển vọng lớn trong lĩnh vực điều
khiển động cơ xoay chiều bằng phương pháp tần số. sử dụng biến tần để điều khiển
động cơ theo các quy luật khác nhau (quy luật U/f, điều khiển véc tơ..) đã tạo ra những
hệ điều khiển tốc độ motor - động cơ điện có các tính năng vượt trội. Vì vậy trong đề
tài này em sẽ lựa chọn thay đổi tốc độ động cơ bằng phương pháp thay đổi tần số sử
dụng biến tần công nghiệp.
1.3. Các phương pháp hãm và đảo chiều quay động cơ không đồng bộ ba pha
Hãm động cơ theo phương pháp điện là tạo ra cho động một mô men điện từ có
chiều ngược chiều quay của rôto.
1.3.1. Hãm tái sinh
Đó là trạng thái làm việc của động cơ khi bị ngoại lực tác dụng làm cho tốc độ
động cơ quay cùng chiều với từ trường quay và lớn hơn tốc độ n 1 của từ trường (ví dụ
động cơ chuyển từ tốc độ cao xuống tốc độ thấp, động cơ hạ tải thế năng). Khi đó dòng
điện trong rôto sẽ đảo chiều so với chế làm việc động cơ. Động cơ chuyển sang làm
việc ở chế độ máy phát và sinh ra mô men điện từ Mđt ngược chiều quay với chiều
quay của rôto, tạo ra mômen hãm rôto lại.

12
Hình 1.12: Đồ thị đặc tính cơ hãm tái sinh
Như ví dụ trên hình 1.12, nếu động cơ làm việc ∆ổn định tại điểm A với M = Mc, ta giảm tốc độ
động cơ bằng cách đổi nối YY sang . tại thời điểm đổi nối tốc độ quay của từ trường giảm xuống một nửa
so với tốc độ động cơ làm việc ở chế độ YY.
không thể giảm tức thời được , trên đổ thị điểm làm việc của động cơ ở chế độ ∆ được thể hiện bằng điểm B có tốc độ bằng tốc độ tại điểm A ở chế độ YY. Khi động cơ làm

Nhưng do quán tính cơ của động cơ rất lớn so với quán tính điện nên tốc động cơ

việc ở chế độ ∆ và n > n"i tức là s < 0 động cơ làm việc ở chế độ phát điện và tạo ra được mômen ÷cản,
làm cho tốc độ động cơ giảm xuống. Trên đổ thị đặc tính cơ, đoạn đặc tính từ B n"i là đoạn hãm tái sinh
của đông cơ.
Nhận xét: Chế độ hãm tái sinh của động cơ không hãm dừng được nhưng có ưu
điểm là trả năng điện về nguồn (do động cơ chuyển sang trạng thái máy phát điện).
1.3.2. Hãm ngược
Hãm ngược ở động cơ không đồng bộ ba pha là cáh tạo ra từ trường quay
ngược chiều của rôto bằng cách đảo thứ tự pha của dây quấn stato. Quá trình hãm
ngược được minh hoạ bằng hình vẽ dưới đây.

13
Hình 1.13: Đồ thị đặc tính cơ hãm ngược
Ví dụ: động cơ đang làm việc ổn định tại điểm A của đường đặc tính 1 ( động
cơ quay thuận), ta đảo chiều quay của động cơ bằng cách đổi điện hai trong ba pha vào
dây quấn stato. Tại thời điểm đổi chiều quay của từ trường, động cơ chuyển sang làm
việc ở đường đặc tính 2 tại điểm B. Do động cơ có quán tính rất lớn (so với quán tính
điện của động cơ) nên tốc độ tại điểm B cũng bằng tốc độ ở điểm A. Tại điểm B mô
men quay của động cơ ngược chiều với chiều quay của rôto (là mô men hãm) làm cho
tốc độ động cơ giảm xuống đến điểm C (là điểm đường đặc tính cắt trục hoành, n = 0),
nếu không cắt điện động cơ thì rôto sẽ được đảo chiều quay, tăng tốc độ và làm việc
ổn định tại điểm D.
Nhận xét: Trong quá trình hãm ngược tẩn số dòng điện trong rôto rất lớn f2 = f
+ f(1-s) = 2f của stato, nên dòng điện của động cơ rất lớn. Ưu điểm của hãm ngược là
hãm dừng chính xác động cơ (đến ¼ vòng) nếu có các thiết bị hãm tự động.
1.3.3. Hãm động năng
mv 2
W 2
Hãm động năng là dùng động năng của động cơ ( quán tính của máy )

để tạo ra mô men hãm dừng động cơ. Phương pháp này thường áp dụng cho động cơ
không đồng bộ rôto lồng sóc. Để tạo ra mô men hãm, khi cắt điện vào động cơ đổng
thời ta đóng điện một chiều vào hai pha của dây quấn stato động cơ. Sơ đồ và đường
đặc tính hãm được biểu diễn trên đổ thị đặc tính như hình 1.14.

14
Hình 1.14: Đồ thị đặc tính cơ hãm động năng
Khi cắt điện vào động cơ và đóng điện một chiều vào hai pha của dây quấn
stato, dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường một chiều. Do quán tính rôto đang quay sẽ cắt
các đường sức từ và cảm ứng trong dây quấn rôto sức điện động, sức điện động sinh ra
dòng cảm ứng. Dòng điện cảm ứng tác dụng với từ trường một chiều tạo thành mômen
hãm điện từ (Mh) chống lại chiều quay của động cơ
Theo định luật lực điện từ mô men có chiều ngược chiều quay của rôto và chính
là mô men hãm động cơ.
Trên hình 1.14, động cơ đang làm việc ổn định tại điểm A, khi cắt điện ba pha
của động cơ và đổng thời đóng điện một chiều vào hai pha dây quấn động cơ sẽ
chuyển sang điểm B của đặc tính hãm. Tốc độ động cơ giảm mô men hãm cũng giảm
theo đường thẳng từ điểm B đến gốc toạ độ.
Nhận xét: Hãm động năng là hãm dừng chính xác (đến 1/2 vòng), thường được
áp dụng hãm động cơ trong truyền động điện.
1.3.4. Đảo chiều động cơ không đồng bộ ba pha
Để đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ ba pha, cần đảo chiều quay của
từ trường quay do stator tạo ra. Muốn vậy, chỉ cần đảo chiều hai pha bất kỳ trong 3
pha nguồn cấp cho stator.
1.4. Kết luận chương 1
Sau khi kết thúc chương một em đã nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của
động cơ không đồng bộ ba pha, nắm được các phương pháp hãm động cơ và đảo chiều
động cơ. Đã lựa chọn được phương pháp thay đổi tốc độ động cơ đó là phương pháp
thay đổi tần số sử dụng biến tần công nghiệp. Từ đó đưa ra được những thiết kế cho hệ
thống điện điều khiển tốc độ động cơ ba pha

15
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
2.1. Tổng quan về hệ truyền động điện
Hệ truyền động điện là một tập hợp các thiết bị như: thiết bị điện, thiết bị điện
từ, thiết bị điện tử, phục vụ choviệc biến đổiđiện năngthành cơ năng cung cấp cho cơ
cấu chấp hành trên các máy sản xuất và đồng thời điều khiển quá trình biến đổi năng
lượng đó.
Cấu trúc chung của hệ thống truyền động điện được trình bày trên Hình 1.1,
bao gồm 2 phần chính:
Phần động lực là bộ biến đổi và động cơ truyền động. Các bộ biến đổi thường
dùng là bộ biến đổi máy điện (máy phát một chiều, xoay chiều), bộ biến đổi điện từ
(khuếch đại từ,cuộn kháng bão hòa), bộ biến đổi điện tử (chỉnh lưu Thyristor, biến tần,
Chopper...). Động cơ điện có các loại: động cơ điện một chiều, xoay chiều đồng bộ,
không đồng bộ và các loại động cơ điện đặc biệt khác v.v.
Phần điều khiển gồm các cơ cấu đo lường, các bộ điều chỉnh thông số và công
nghệ, ngoài ra còn có các thiết bị điều khiển đóng cắt phục vụ công nghệvà cho người
vận hành. Ngoài ra còn có một số hệ truyền động có cả mạch ghép nối với các thiết bị
tự động khác trong một dây chuyền sản xuất

Hình 2.1: Sơ đồ khối hệ thống truyền động


điện
2.2. Truyền động điện có điều chỉnh
Trong truyền động điện có điều chỉnh này, tùy thuộc vào yêu cầu công nghệ mà
ta có truyền động điều chỉnh tốc độ, truyền động điều chỉnh mômen, lực kéo và truyền
động điều chỉnh vị trí. Trong cấu trúc hệ truyền động có điều chỉnh có thể là truyền
động nhiều động cơ. Ngoài ra, tùy thuộc vào cấu trúc và tín hiệu điều khiển ta có hệ

16
truyền động điều khiển số, điều khiển tương tự hoặc truyền động điều khiển theo
chương trình…
Trong đề tài này em sẽ lựa chọn thiết kế theo hệ truyền động điều chỉnh tốc độ
sử dụng biến tần.

Hình 2.2: Hệ truyền động có điều chỉnh tốc độ


2.3. Tổng quan về biến tần
Biến tần là thiết bị có thể làm thay đổi tần số của điện áp điện lưới để thay đổi
tốc độ động cơ điện.
Có thể thay đổi tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số: Tính theo công thức
tính tốc độ của động cơ: n=60f/p. Trong đó f là tần số, P là số cặp cực của motor
(thông thường là P=2). Từ công thức này ta có thể thấy khi tần số thay đổi thì tốc độ sẽ
thay đổi.
Biến tần có thể thay đổi tần số từ 1Hz đến 50Hz, thậm chí là 60Hz hoặc lên đến
400Hz đối với loại động cơ chạy tốc độ cao trong các máy CNC. Chính vì vậy nhờ có
biến tần mà ta có thể làm cho động cơ chạy nhanh hơn bình thường so với chạy tần số
50Hz.
2.3.1. Lợi ích của việc sử dụng biến tần
– Biến tần có thể thay đổi tốc độ động cơ dễ dàng, bởi vậy dòng khởi động của
động cơ sẽ không vượt quá 1.5 lần so với dòng khởi động truyền thống bằng sao-tam
giác, (4~6) lần dòng định mức.
– Nhờ dễ dàng thay đổi tốc độ cho nên có thể tiết kiệm điện năng cho các tải
thường không cần phải chạy hết công suất.
– Có thể giúp động cơ chạy nhanh hơn, thông thường là 54-60Hz, bình thường
là 1500v/p với 50Hz, khi có biến tần thì 1800v/p với 60Hz, giúp tăng sản lượng đầu ra
cho máy, tăng tốc độ cho các quạt thông gió.

17
– Biến tần thường có hệ thống điện tử bảo vệ quá dòng, bảo vệ cao áp và thấp
áp, tạo ra một hệ thống an toàn khi vận hành.
– Quá trình khởi động từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải
khởi động đột ngột, tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.
– Nhờ nguyên lý làm việc chuyển đổi nghịch lưu qua diode và tụ điện nên hệ số
cosphi đạt ít nhất là 0.96, công suất phản kháng từ động cơ rất thấp, gần như được bỏ
qua, do đó giảm được dòng đáng kể trong quá trình hoạt động, giảm chi phí trong lắp
đặt tủ tụ bù, giảm thiểu hao hụt đường giây.
– Tiết kiệm điện 20-30 phần trăm so với hệ thống khởi động truyền thống.
2.3.2. Cấu tạo của biến tần
Bên trong biến tần là các bộ phận có chức năng nhận điện áp đầu vào có tần số
cố định để biến đổi thành điện áp có tần số thay đổi để điều khiển tốc độ động cơ. Các
bộ phận chính của biến tần bao gồm bộ chỉnh lưu, bộ lọc, bộ nghịch lưu IGBT, mạch
điều khiển. Ngoài ra biến tần được tích hợp thêm một số bộ phận khác như: bộ điện
kháng xoay chiều, bộ điện kháng 1 chiều, điện trở hãm, bàn phím, màn hình hiển thị,
module truyền thông,...

Hình 2.3: Sơ đồ mạch điện của biến tần


2.3.3. Nguyên lý hoạt động của biến tần
Nguyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn
điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng
phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy,
hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá
trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay
chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT

18
(transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung
(PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số
chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ
và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.
Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần
số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy
luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện
áp – tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4.
Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của
tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc
hai của điện áp.
Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh
kiện bán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, năng lượng
tiêu thụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù
hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và
thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và
giám sát trong hệ thống SCADA.

Hình 2.4: Biến đổi điện áp/tần số qua biến tần


2.4. Các thông số tính toán và lựa chọn động cơ không đồng bộ ba pha
- Tải thế năng môn men 14,8 Nm
- Tốc độ định mức của động cơ nđm = 1420 vg/ph
- Điện áp định mức: Uđm= 220/380 (V).
- Tính tốc độ góc định mức của động cơ:
2. 2. .n .p
2. . f dm

T60
Trong đó:

19
- ω: là tốc độ góc định mức của động cơ
- T: là chu kỳ
- f: là tần số
- p: là số đôi cực từ ở đây chọn là 1
2. .ndm 2. .1420
148, 70( rad / s)
Ta được: 60 60
- Công suất cần thiết của động cơ:
Pđ = M.omega= 14,8 x 148,70 = 2.200,76 W
Từ các số liệu trên ta chọn động cơ điện Parma, Động cơ điện không đồng bộ 3
pha 3HP 2.2 kW.( chọn lại động cơ)

Hình 2.5: Động cơ điện không đồng bộ 3 pha Parma 2,2


kW - Thông số kỹ thuật động cơ như sau:
+ Động cơ điện 3 pha 3 hp 2.2kw làm từ Dây đồng Insulation Class F
+ Điện áp 3 phase -3 pha 380v
+ Dòng Ample khuyên dùng: 80% của Ampe định mức Motor điện 3 pha 2.2kw
3HP 2 pole: 4.9(A) và 3.92(A)
+ Vòng bi bạc đạn: C & U, SKF, NSK, Top 10 toàn thế giới
+ Hệ số Cos Phi, trên 90%: Hiệu suất chuyển hóa điện năng thành cơ năng rất
cao, tiết kiệm điện tối đa
+ Chế độ làm mát toàn phần: quạt làm mát ở phía sau và cánh tóa nhiệt dài đưa
gió đi khắp toàn thân motor

20
2.5. Lựa chọn thông số biến tần hãng LS ứng với tải thế năng
Một số lưu ý khi lựa chọn biến tần với tải thế năng:
- Đối với cơ cấu nâng phải sử dụng biến tần công suất gấp đôi động cơ thì mới
sử dụng được.
- Khi biến tần gặp sự cố thường phải thay mới, rất khó sửa chữa nên cần chọn
biến tần làm việc ổn định và lâu dài
- Khi sử dụng biến tần trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm, nhiều bụi thì tuổi
thọ của biến tần thấp, nhất là trong các nhà máy xi măng, khai khoáng những bụi bặm
và điều kiện làm việc khắc nghiệt.
Với những lý do trên ta chọn biến tần LS iG5A 4kW 3 pha 380V

Hình 2.6: Biến tần iG5A


Biến tần LS iG5A series được thiết kế nhỏ gọn với giao diện dễ sử dụng và nhiều

chức năng được nâng cấp giúp tối ưu hóa hơn chi phí và các tiện ích trên máy để đáp ứng

nhu cầu làm việc của người dùng. Việc cài đặt thông số cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ

hết với ứng dụng của 4 phím điều hướng. Hỗ trợ dễ dàng bảo trì thông qua cấu trúc chẩn

đoán và thay đổi quạt làm mát. Biến tần LS dòng iG5A series được ứng

21
dụng cho các loại cầu trục và các máy nâng hạ, máy nén khí, máy cuộn, băng chuyền,
máy đùn ép, hệ thống nhà kho tự động, máy nhấn chòm và các máy cần tính năng điều
khiển vị trí chính xác.
Đặc tính kỹ thuật:
+ iG5A là dòng biến tần nhỏ gọn, đa năng và thân thiện với người sử dụng
+ Công nghệ điều khiển vector không gian PWM
+ Công suất: 4kW
+ Dòng điện: 9A
+ Điện áp vào: 3pha 380 ~ 440VAC, 50 – 60HZ
+ Điện áp ra : 3pha 380 ~ 440 VAC, 0 – 400HZ
+ Cấp độ bảo vệ : IP20
+ Hệ thống làm mát : Forced air cooling
+ Phù hợp với các chuẩn: CE, UL, cUL
+ Điều khiển vector không gian băng thuật toán algorithm điều chỉnh thăng
giáng mômen quay và low THD
+ Mômen 150% tại 0,5Hz
+ Tần số đầu ra 0,01 ~ 400Hz
+ Tần số sóng mang 1 ~ 10kHz
+ 8 cấp điều chỉnh tốc độ
+ Đa chức năng, thao tác ổn định
+ Tích hợp giao diện truyền thông RS485/MODBUS-RTU
+ 3 đầu vào đa năng, 1 đầu ra đa năng
+ Ổn định dòng điện nhả tự do
+ Có thể chon tăng cường mômen bằng tay/tự động
+ Điều khiển remote với cable nối riêng và lắp cố định
+ Tích hợp hãm cắt
+ Điều khiển PID
+ Tự động restart sau khi mất điện tức thời
+ Bảo vệ nối sai dây nguồn/tải
+ Upload và download thông số từ bộ phím
+ Phương pháp điều khiển v/f, điều khiển véc tơ vòng hở
+ Khả năng quá tải 120% trong 60 giây

22
+ Chức năng bảo vệ quá áp, thấp áp, quá dòng, quá nhiệt động cơ, quả tải, lỗi
truyền thông, lỗi phần cứng…
2.6. Tính toán và lựa chọn thiết bị bảo vệ
2.6.1. Tính toán chọn Aptomat

Hình 2.7: Aptomat 3 pha


Aptomat là khí cụ điện dùng để cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt
áp…
Aptomat còn gọi là cầu dao tự động
Sử dụng Aptomat có 3 yêu cầu
- Chế độ làm việc định mức của Aptomat phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa
là dòng điện có trị số định mức chạy qua Aptomat bao lâu cũng được. Mặt khác
Aptomat phải chịu được dòng điện lớn lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang
đóng
- Aptomat phải ngắt được dòng ngắn mạch lớn. Sau khi ngắt dòng ngắn mạch,
Aptomat phải đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức
- Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự
phá hoại của dòng điện ngắn mạch gây re, Aptomat phải có thời gian cắt nhanh, Muốn
vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong
Aptomat - Để thực hiện yêu cầu bảo vệ có chọn lọc, Aptomat cần phải có khả năng
điều chỉnh trị số dòng điện đặt và thời gian tác động
Tính toán công suất của từng thiết bị, từ đó tính được dòng điện chịu tải cần
thiết của MCCB

23
I = P = 2200 =7,24( A)
tt U .cos φ 380.0,8
I TK =(2 ÷ 2,5) I tt=2,3.7 .24=16.64( A)
Trong đó:
Itt: Dòng điện cần tính toán
ITK: Dòng điện cần thiết kế
P: Công suất của động cơ không đồng bộ
U: Điện áp sử dụng 380V
Cosφ: là hệ số công suất. Thông thường là 0,8.
Dòng điện tổng của hệ thống trong lựa chọn Aptomat là: I = ITK + 9 = 16.64 + 9
= 25.64(A)
Trong đó 9(A) là dòng của Biến tần LS iG5A
Kết luận: Ta chọn Aptomat có các thông số như sau: MCCB LS ABN53c 30A
18kA 3P
2.6.2. Tính toán chọn Contactor

Hình 2.8: Contactor


Các thông số cơ bản của contactor gồm:
– Điện áp Ui: là điện áp chịu được khi làm việc của contactor, nếu vượt quá
điện áp thì contactor sẽ bị phá hủy, hỏng.
– Điện áp xung chịu đựng: Uimp, khả năng chịu đựng điện áp xung của contactor
– Điện áp Ue: Giải điện áp mà contactor chịu được, trên mỗi contactor thời ghi
rõ dải dòng và áp làm việc mà nó chịu đựng được.
– Dòng điện In: là dòng điện chạy qua tiếp điểm chính của contactor khi làm

24
việc (tải định mức và điện áp định mức)
– Dòng điện ngắn mạch Icu: dòng điện mà contactor chịu đựng được trong vòng
1s, thường nhà sản xuất cung cấp theo loại contactor.
– Điện áp cuộn hút Uax: theo mạch điều khiển ta chọn, có thể là DC, AC, 110V
hay 220V
– Từ công suất động cơ ta tính ra dòng điện định mức khi động cơ làm việc ổn
định
P 2200
Idm= √3 . Udm .0,8 = √3 .380 .0,8 =4,18( A)
- Dòng điện của contactor ta chọn Ict = Iđm x hệ số khởi động. Hệ số khởi động
lấy 1,2 - 1,4 Idm
Ict = 4.18 × 1,3 = 5,44(A).
Dòng điện tổng của hệ thống trong lựa chọn Contactor là: I = Ict + 9 = 5.44 + 9
= 14.44(A)
- Ta chọn Contactor dòng làm việc từ 15A trở lên là được vì vậy ta chọn
Contactor LS MC 18A có thông số như sau:
Số cực 3
Dòng định mức I n (A) 18
Điện áp làm việc định mức U c (V) 220VAC
Điện áp làm việc định mức U e (V) 690
Điện áp cách điện định mức U (V)
i 1000
Điện áp chịu xung định mức U imp (KV) 8
Lắp phía trước hoặc bên cạnh sử dụng
Tiếp điểm phụ chung cho contactor Metasol từ MC - 6
đến MC -150A
Tiếp điểm phụ, tiếp điểm delay thời gian,
bộ khử nhiễu cao tần, phụ kiện đấu nối,
Phụ kiện đầu nối bẻ góc vuông, buồng dập hồ
quang

2.6.3. Tính toán chọn Rơ le nhiệt


Tương tự như công tắc tơ, ta có:
– Từ công suất động cơ ta tính ra dòng điện định mức khi động cơ làm việc ổn
định
P 2200
I dm 4,18( A)
3.Udm .0,8 3.380.0,8
- Dòng điện của Rơ le nhiệt chọn Ict=Iđm x hệ số khởi động. Hệ số khởi động

25
lấy 1,2 - 1,4 Idm
Ict = 4.18 × 1,3 = 5,44(A).
- Ta chọn Rơ le nhiệt dòng làm việc từ 14 A trở lên là được. Vậy ta chọn Rơ le
nhiệt có thông số như sau:
Vậy ta chọn công tắc tơ LS MT-32 (16-22A)
Số cực : 3
Dòng làm việc: 16-22A

Hình 2.9: Rơ le nhiệt.


2.6.4. Cầu chì sứ
Cầu chì sứ là một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch
điện. Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây
cháy, nổ, trong hệ thống này em chọn cầu chì xứ 10A để bảo vệ hệ thống điện.

Hình 2.10: Cầu chì sứ 10A.


Thông sô ki thuât:̣

Tên sản phẩm: Cầu chì sứ


Mã sản phẩm ( Model / Code / Part RT18-10

26
Thương hiệu: Delixi
Quy cách: Ø10 x 38mm
Dòng điện: 10A

2.7. Tính toán tiết diện dây dẫn điện


Tiết diện dây dẫn điện là diện tích mặt căt vuông góc với dây dẫn

Hình 2.11: Tiết diện dây dẫn điện


- Cách tính tiết diện dây dẫn điện được tính toán theo công thức
sau: S=I/J
Trong công thức trên:
+ S: tiết diện dây dẫn (mm2)
+ I: dòng điện chạy qua mặt cắt vuông (A)
+ J: mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)
Mật độ cho phép (J) của dây đồng thường xấp xỉ 6A/mm2
- Tính giá trị dòng điện chạy qua mặt cắt vuông
P 2200
I tt 7,24(A)
U.cos 380.0,8
I TK (2 2,5) I tt 2, 3.7.24 16.64( A)

Trong đó:
Itt: Dòng điện cần tính toán
ITK: Dòng điện cần thiết kế
P: Công suất của động cơ không đồng bộ

27
U: Điện áp sử dụng 380V
Cosφ: là hệ số công suất. Thông thường là 0,8.
Vậy dòng điện tổng chạy qua mặt cắt vuông là: I = ITK + 9 = 16.64 + 9 =
25.64(A)
Trong đó 9(A) là dòng của Biến tần LS iG5A -
Vậy tiết diện dây dẫn điện được tính như sau:

S I 25.64 4.3( mm2 ) J


6
Bảng tiết diện dây dẫn điện

Dựa vào bảng chọn tiết diện dây dẫn điện ta thấy rằng tiết diện dây dẫn lơn hơn
4,3 mm2 nên ta sẽ chọn tiết diện dây dẫn điện là 6 mm2
2.8. Thiết kế hệ thống điện điêu khiển tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha
2.8.1. Thiết kế tủ điều khiển cho hệ thống

28
Hình 2.12: Tủ điều khiển của hệ thống
Thiết kế tủ điều khiển gồm có biến tần LS iG5A ở phía trên, phía dưới có
Aptomat MCCB 30A…

29
Hình 2.13: Thiết kế mặt ngoài của tủ điều khiển

30
2.8.2. Thiết kế mạch động lực cho hệ thống

Hình 2.14: Sơ đồ mạch động lực của hệ thống

31
2.8.3. Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống

Hình 2.15: Sơ đồ đấu nối biến tần động cơ


2.9. Kết luận chương 2
Sau khi kết thúc chương 2 em đã lựa chọn được phương án thiết kế hệ thống
điện. Đã tính toán lựa chọn được động cơ không đồng bộ 3 pha, lựa chọn được biến
tần LS iG5A, cho chọn được các thiết bị bảo vệ hệ thống, tính chọn được tiết diện dây
dẫn điện cho hệ thống. Qua đó em đã thiết kế được hệ thống điện điều khiển tốc độ
động cơ không đồng bộ ba pha.

32
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
VỚI BA CẤP TỐC ĐỘ KHÁC NHAU SỬ DỤNG BIẾN TẦN LS
IG5A 3.1. Xác định yêu cầu điều khiển
- Đảo chiều động cơ không đồng bộ ba pha thông qua biến tần.
- Thay đổi tốc độ động không đồng bộ ba pha bằng cách thay đổi 3 cấp tốc độ
khác nhau.
- Hãm dừng động cơ không đồng bộ ba pha
3.2. Biến tần LS iG5A
3.2.1. Sơ đồ chân của biến tần LS iG5A

Hình 3.1: Sơ đồ đấu nối của biến tần LS iG5A

33
Ý nghĩa sơ đồ chân của biến tần LS iG5A

3.2.2. Bàn phím của biến tần LS iG5A

Hình 3.2: Bàn phím của biến tần LS


iG5A Bảng mô tả chức năng của bàn phím biến tần LS iG5A
Hiển thị Chức năng Mô tả
PHÍ́M RUN Phím chạy Lệnh chạy
ẤN STOP/RESET Phím STOP Lệnh dừng trong khi hoạt động.
DỪNG/RESET
RESET Lệnh reset trong khi lỗi xuất hiện.

34
Được sử dụng đề cuộn các mã hoặc tăng
▲ Phim lên
giá trị thông số
Được sử dụng đề cuộn các mã hoặc giám
▼ Phím xuống
giá trị thông số
ĐƯỢC sử dụng đé nhảy tới các nhóm thông
► Phim phải số khác hoặc di chuyến con trò sang phài
đé thay đối giá trị thông số
Được sử dụng đé nhảy tởi các nhóm thông
◄ Phim trái sổ khác hoặc di chuyến con trỏ sang trái đẻ
thay đồi giá trị thông số
Được sử dụng đề đặt hoặc lưu thay đối giá
• Phim Enter
trị thông số
FWD Phím chạy thuận Sáng trong khi chạy thuận
HIỂN REV Phím chạy ngược Sáng trong khi chạy ngược
THỊ RUN Phím chạy Sáng trong khi hoạt động
SET Cài đặt Sáng trong khi cài đặt thông số

3.2.3. Các nhóm lệnh của biến tần LS iG5A


- Drive group: Khi vào nhóm này biến tần LS (iG5A) sẽ cài đặt các thông số: tần
số, thời gian tăng tốc (acc), thời gian giảm tốc(dec), Chọn lựa đầu vào điều khiển
chạy/ dừng (drv), chọn lựa kiểu cài đặt thay đổi tần số điều khiển (frq)...
- FU groupl: Khi vào nhóm này biến tần LS (iG5A) sẽ cài đặt các thông số có
chức năng điều chỉnh tần số, điện áp ....
- FU group2: Khi vào nhóm này biến tần LS (iG5A) sẽ cài đặt thông số cho ứng
dụng PID, thông số motor....
- I/0 group: Khi vào nhóm này biến tần LS (iG5A) sẽ cài đặt các thông số chức

năng ngõ ra, vào....

35
Hình 3.3: Các nhóm lệnh của biến tần LS iG5A
- Thao tác cài đặt trên biến tần LS iG5A
+ Nhấn mũi tên phải hoặc trái trên bàn phím để di chuyển đến các nhóm lệnh

Hình 3.4: Nhấn mũi tên phải trên bàn phím để di chuyển đến các nhóm lệnh
+ Nhấn mũi tên lên hoặc xuống trên bàn phím để di chuyển đến các thông

số trong một nhóm lệnh.

36
Hình 3.5: Nhấn mũi tên lên hoặc xuống trên bàn phím để di chuyển trong
Drive group
3.2.4. Các Hàm trong một nhóm của biến tần LS iG5A
- Trong nhóm Drive group gồm các lệnh tần số 0.00, ACC, DEC, DRV, FRQ . . .
+ Hàm “0.00” lệnh điều khiển tần số, cho phép cài 0~400Hz tần số mặc định
“0.00”. Cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “ACC” thời gian tăng tốc, cho phép cài 0~6000s, thời gian mặc định
“5.0s”. Cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “DEC” thời gian giảm tốc, cho phép cài 0~6000s, thời gian mặc định
“10.0s”. Cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “DRV” Các chế độ điều khiển, 0: (Bàn phím), 1: (FX/RX-1), 2:
(FX/RX-2), 3: (RS-485). Không cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
- Trong nhóm FU groupl gồm các lệnh chức năng cơ bản để hiệu chỉnh tần số và điện
áp đầu ra F0~F60
+ Hàm “F0 ” lệnh nhảy đến hàm mong muốn, cho phép cài 0~60, tần số mặc
định “1”. Cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “F1” không cho phép chạy thuận/nghịch, 0 (cho phép chạy

37
thuận/ngược), 1 (không cho chạy thuận), 2 (không cho chạy ngược), mặc định “0”.
Không cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “F2” Đặc tuyến tăng tốc, 0 (Thẳng), 1 (S-Cong), mặc định “0”. Không
cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “F3” Đặc tuyến giảm tốc, 0 (Thẳng), 1 (S-Cong), mặc định “0”. Không
cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “F4” Lựa chọn kiểu dừng, 0 (Giảm tốc), 1 (Hãm DC), 2 (Tự do), mặc
định “0”. Không cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “F8” Tần số khởi động thắng DC, cho phép cài 0.1~60Hz, yêu cầu lớn
hơn F23 , tần số mặc định “5.00”. Không cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
- Trong nhóm FU group2 gồm các lệnh chức năng quan trọng, ứng dụng đặc biệt, lịch
sử lỗi H0~H31
+ Hàm “H0 ” lệnh nhảy đến hàm mong muốn, cho phép cài 0~95, tần số mặc
định “1”. Cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “H1, H2, H3, H4, H5” Hàm lưu lại 5 lịch sử lỗi gần nhất, mặc định
“nOn”. Cho phép xem khi đang RUN.
+ Hàm “H6” Cho phép Reset lịch sử lỗi, 0 (NO), 1 (Yes), mặc định “0”. Không
phép điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “H7” Khi đến tần số chờ H7 nó sẽ dừng lại, cho phép cài 0~400Hz, tần
số mặc định “5.00Hz”. Không cho điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “H8” Thời gian chờ của tần số H7, cho phép cài 0~10s, thời gian mặc
định “0s”. Không cho điều chỉnh khi đang RUN.
+ Hàm “H10” Cho phép bỏ qua tần số không mong muốn, 0 (NO), 1 (Yes),
mặc định “0”. Không cho phép điều chỉnh khi đang RUN.
- Trong nhóm I/0 group gồm các lệnh liên quan đến tín hiệu ngõ vào P1- P8, V1, I ,
ngõ ra relay, analog đa chức năng.
3.3. Cài đặt thông số biến tần LS iG5A điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha
theo 3 cấp tốc độ khác nhau, có đảo chiều quay động cơ và có hãm dừng động cơ
Bước 1: Vào hàm H 93 để reset biến tần về mặc định
Lưu ý sau khi chọn xong các thông số phải thực hiện ấn Enter 2 lần để lưu giá trị
- Trong nhóm chức năng Drive group:
Bước 2: Vào hàm Acc cài đặt thời gian tăng tốc cho biến tần là 10 giây nhấn

38
Bước 3: Vào hàm DEC cài đặt thời gian giảm tốc cho biến tần là 15 giây nhấn
Bước 4: Vào hàm DRV chọn giá trị là 1
Bước 5: Vào hàm Frq chọn giá trị là 5
Bước 6: Cài đặt 3 cấp tốc độ cho động cơ
+ Vào St1: cài đặt tần số là 10Hz
+ Vào St2: cài đặt tần số là 30Hz
+ Vào St3: cài đặt tần số là 50Hz
Bước 7: Vào hàm CUr cài đặt dòng điện cho động cơ là 4.9 A
Bước 8: Vào hàm rPM cài đặt tốc độ cho động cơ là 1420 vg/ph
Bước 9: Vào hàm dCL cài đặt điện áp cho động cơ là 380V
Bước 10: Vào hàm drC lựa chọn chiều quay động cơ ban đầu là thuận chọn
F - Trong nhóm chức năng FU groupl:
Bước 11: Vào hàm F9 cài đặt thời gian chờ hãm động cơ là 1 giây
Bước 12: Vào hàm F10 cài đặt điện áp hãm động cơ là 50%
Bước 13: Vào hàm F11 cài đặt thời gian hãm động cơ là 2 giây
Bước 14: Vào hàm F12 cài đặt điện áp khởi động hãm động cơ là 50%
Bước 15: Vào hàm F13 cài đặt thời gian khởi động hãm động cơ là 5 giây
- Trong nhóm chức năng FU group2:
Bước 16: Vào hàm H19 lựa chọn bảo vệ mất pha đầu vào/ ra chọn 3 (bảo vệ pha đầu
vào/ra)
Bước 17: Vào hàm H20 lựa chọn nguồn khởi động chọn 1 (có)
Bước 18: Vào hàm H30 lựa chọn công suất động cơ chọn 2.2 kW
Bước 19: Vào hàm H77 điều khiển quạt làm mát động cơ chọn 1 (mở khi nhiệt độ biến
tần cao hơn giới hạn bảo vệ nhiệt)
- Trong nhóm chức năng I/0 group:
Bước 20: Vào hàm I17 gán chức năng cho đầu vào P1 chọn 0 (lệch chạy thuận cho
động cơ)
Bước 21: Vào hàm I18 gán chức năng cho đầu vào P2 chọn 1 (lệch chạy nghịch cho
động cơ)
Bước 22: Vào hàm I19 gán chức năng cho đầu vào P3 chọn 2 (Dừng động cơ khi xuất
hiện lỗi)
Bước 23: Vào hàm I20 gán chức năng cho đầu vào P4 chọn 3 (Reset lỗi khi xuất hiện

39
lỗi)
Bước 24: Vào hàm I21 gán chức năng cho đầu vào P5 chọn 11 (Hãm động cơ khi
dừng)
Bước 25: Vào hàm I22 gán chức năng cho đầu vào P6 chọn 5 (chạy với tần số thấp đã
cài đặt ở bước 6 là 10 Hz)
Bước 26: Vào hàm I23 gán chức năng cho đầu vào P7 chọn 6 (chạy với tần số trung
bình đã cài đặt ở bước 6 là 30 Hz)
Bước 27: Vào hàm I24 gán chức năng cho đầu vào P8 chọn 7 (chạy với tần số cao đã
cài đặt ở bước 6 là 50 Hz)
Bước 28: Đưa màn hình hiển thị về 0.00 để kết thúc cài đặt

40
KẾT LUẬN
Trong thời gian làm đề tài vừa qua với sự nỗi lực của bản thân cùng với sự giúp
đỡ tận tình của các thây cô giáo trong Bộ môn, đặc biệt là của thầy giáo …. người đã
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này theo đúng thời gian quy định.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nghiên cứu tìm hiểu một số tài liệu trên
mạng và thư viện nhà trường, bên ngoài và sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn. Bước
đầu bài toán đã được giải quyết, song mới chỉ dừng lại ở việc đặt tốc độ cố định cho
động cơ qua 3 đầu vào số và có thể điều khiển 3 cấp tốc độ. Bài toán tuy đơn giản
nhưng đã giúp em có những cái nhìn tổng quan hơn về biến tần và động cơ. Giúp em
có những kiến thức cơ bản để có thể cài đặt biến tần.
Do hạn chế về thời gian thực hiện nên đề tài thực hiện xong chỉ đáp ứng một
phần nhỏ của một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, để đề tài này thêm phong phú hơn,
mang nhiều tính thực tế hơn nữa, có khả năng ứng dụng cao hơn thì đề tài cần phải
điều khiển trơn được tốc độ động cơ.
Hy vọng với những hướng phát triển trên cùng với những ý tưởng, góp ý của
thầy cô và các bạn sẽ giúp cho đề tài này được phát triển hơn nữa.

41
TÀ̀I LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Văn Cường, Giáo trình biến tần (Inverter), Trường Cao đẳng công nghệ
VIETTRONICS.
[2]. https://hunglongelectric.vn, Tài liệu hướng dẫn sử dụng biến tần LS iG5A
[3]. Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Thị Hiền, Truyền đồng điện, NXB
Khoa học và kỹ thuât.
[4]. Ngô Hổng Quang và Vũ Văn Tấm (1998), Thiết kế cấp điện, NXB Khoa học và kỹ
thuât.
[5]. Trần Khánh Hà, động cơ điện không đồng bộ ba pha và một pha công suất nhỏ,
NXB Khoa học và kỹ thuât.

42

You might also like