You are on page 1of 3

### Chủ nghĩa hiện thực

- Cân bằng chi phối nhiều hiện tượng Quan hệ Quốc tế


- Cân bằng quyền lực giúp duy trì an ninh (constant conflict - zero-sum game)
- An ninh là số 1 => Chính trị là lĩnh vực thống soái, có khả năng ảnh hưởng & chi
phối đến các lĩnh vực khác
- Vai trò của cấu trúc hệ thống quốc tế (có tác động quyết định đến hòa bình -
chiến tranh) -> Cấu trúc nào gây xung đột, giữ hòa bình? (1 cực - 2 cực - 3(số
lẻ)/5/đa cực)
*Cấu trúc 1 cực mới dễ gây chiến tranh -> bias và lạm dụng quyền lực/kẻ thách
thức địa vị bá quyền (challenger - bẫy Theucides)
*Cấu trúc 2 cực: hai bên cân bằng lẫn nhau, tập hợp lực lượng cho phe phái
của mình và sẽ dùng biện pháp cứng rắn để giữ cho cân bằng không nghiêng sang bên
nào.; nhưng 2 cực sẽ cố gắng tiêu trừ lẫn nhau, mang trạng thái mày sống tao chết
- Tiến trình lịch sử có tính chu kỳ (lý thuyết nào cũng tìm cách giải thích dựa
trên lịch sử)
- Mô hình Quan hệ Quốc tế thế giới: bi-a, kim tự tháp, quyền lực, chòm sao quyền
lực
*Thế giới là bàn bi-a, mỗi hòn bi là 1 nước chỉ quan tâm đến mình, bản chất
là va đập (không thể tránh khỏi khi đi theo hướng của cá nhân nước đó)
*Phản ánh bức tranh quyền lực: kim tự tháp mang tính thứ bậc và nhìn nhận rõ
ảnh hưởng/số lượng của các bậc; chòm sao lại thể hiện sự đa dạng hơn về các góc độ
khác nhau của thứ bậc giữa các nước.
-> Dù nhấn mạnh đến an ninh quốc gia và xung đột nhưng đó nhằm hạn chế chiến tranh
(= cân bằng quyền lực = giảm xung đột)
=> Quốc gia - Quyền lực - Xung đột - Hệ thống

### Chủ nghĩa tự do


#### Lịch sử hình thành và phát triển
- Fransisco de Victoria, Eramus, Hugo Grotius, William Penn, Immanuel Kant,...
-> FdV: "Con người > QG, quốc gia mới là thứ cạnh tranh với nhau, nền tảng
chủ nghĩa toàn cầu: khái niệm quốc gia có thể sẽ sụp đổ"
-> HG: cha đẻ công pháp quốc tế, dùng chế tài, luật lệ để đặt ra luật chơi
cho các quốc gia, nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực nhưng lại khắc phục theo chủ nghĩa
tự do
-> Kant: CN duy tâm chủ quan; khi nhân dân thế giới đều tự do, các chính phủ
sẽ áp dụng các chính sách đối ngoại hòa bình -> dân chủ hòa bình (democratic peace)
=>
- Woodrow Wilson, Arnold Toynbee, Norman Angell, Alfred Zimmern,...
-> WW: từ CN Lý tưởng để phát triển tuyên bố 14 điểm, có 8 quy tắc quan trọng
trong Quan hệ Quốc tế -> quyền dân tộc tự quyết (độc lập); an ninh tập thể (Hội
Quốc Liên - mang tính hình thức -> thể chế không có tác dụng cho WW2);
- David Mytrany, Ernst Hass,..
-> DM: tư tưởng "hội nhập": "HQL thất bại vì đụng đến chính trị - an ninh" ->
thúc đẩy hợp tác kinh tế - xã hội và sẽ dẫn đến hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác
(Tác động từ dưới (dân) đi lên (chính phủ) -> (điều chỉnh: hợp tác chính phủ - giới
tinh hoa để tạo ra các dự án khu vực để tác động thẳng (mạnh hơn) xuống dân -> phát
triển kinh tế - xã hội)
-> 1949-1951: thành lập cộng đồng than thép châu Âu - mô hình hội nhập đầu
tiên trên thế giới có sự thống nhất -> nâng cấp thể chế dần lên EU -> lan sang các
châu lục khác
- Joseph Nye, Robert Keohan,...
-> Hệ thống trường phái và phát triển thành chủ nghĩa Tân tự do.
#### Phân loại
> Là lý thuyết Quan hệ Quốc tế truyền thống và chủ yếu vì:
- Có quá trình lâu đời
- Có nhận thức luận, bản thể luận, và phương pháp luận
- Được thực tiễn sau chiến tranh lạnh ủng hộ
- Đang trở thành hệ thống lý luận phổ quát
- Có ý nguyện hòa bình và dân chủ nên được công chúng ủng hộ
> Phân loại
- Cách 1: Theo thời gian
- Chủ nghĩa Tự do
- Chủ nghĩa Tự do Mới (Neo)
- Cách 2: Theo phương án giải quyết
- Chủ nghĩa Quốc tế tự do (Liberal Internationalism)
- Chủ nghĩa lý tưởng (Idealism)
- Chủ nghĩa Thể chế Tự do (Liberal Institutionalism)
#### Cơ sở lý luận
> Môi trường quốc tế Có thể khắc chế tình trạng vô chính phủ (khi Realism
cho rằng không thể hợp tác mà chỉ có xung đột)
> Chủ thể: Đa nguyên Cấp độ quốc tế và trong nước
* Quốc gia gồm nhiều bộ phận tạo thành (phức thể hỗn hợp), tác động đến chính
sách đối ngoại và Quan hệ Quốc tế
> Bản chất con người Lạc quan, có riêng có chung
*Con người ích kỷ, tư lợi (Realism quá nhấn mạnh điều này) nhưng cũng có lợi
ích chung -> thúc đẩy hợp tác
//như vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ không còn lợi ích chung?//
> Cơ sở nhận thức CN Duy vật, duy tâm chủ quan
> Cơ sở thực tiễn Dựa vào hiện tại và tương lai -> hợp tác là một
thực tế
*Lịch sử vận động theo chiều tiến lên -> xung đột giảm, hợp tác tăng (nhưng
vô cùng quanh co, gập ghềnh)
**Phổ biến: thời kỳ chiến tranh Lạnh và sự thành lập các thể chế quốc tế (
> Quan niệm về tự do CN tự do kinh tế và CN tự do chính trị
*Quan điểm về tự do trong kinh tế (thương mại, sở hữu) và tự do chính trị (Đa
nguyên, đa đảng) -> có sự cạnh tranh, phản biện sẽ cho ra những ý tưởng tốt nhất ->
FP
#### Luận điểm chính
> Bên cạnh quốc gia còn có các chủ thể khác
> Chịu tác động của các yếu tố đối nội (các cấp độ phân tích) -> refer lại bài
giảng chính sách đối ngoại Việt Nam
> Lợi ích quốc gia đa dạng (chính trị, kinh tế,...) có lợi ích riêng, lợi ích chung
- Đối phó với các vấn đề toàn cầu, đóng góp nhiều cho xu thế hợp tác cùng
phát triển.
> Quan hệ Quốc tế đa lĩnh vực và là sự hỗn hợp tương tác giữa nhiều lĩnh vực và vấn
đề khác nhau
- Có hai lợi ích quan trọng: chính trị và kinh tế
- Nhấn mạnh lợi ích phát triển, không chỉ trong một lĩnh vực riêng biệt
(realism: chính trị), cho thấy sự tác động giữa các lĩnh vực với nhau
> Có khả năng hòa hợp lợi ích quốc gia với nhau.
> Có thể hợp tác trong môi trường vô chính phủ
> Hợp tác là xu thế và có thể thay thế xung đột trong Quan hệ Quốc tế
> Vai trò của sự phụ thuộc lẫn nhau và Hội nhập
- Với kinh tế là cầu nối cho các nước, thúc đẩy hội nhập -> kéo theo sự phát
triển của các lĩnh vực khác (chính trị dù khó)
> Tiến trình lịch sử theo đường thẳng
> Hòa bình thế giới có thể đạt được
#### Phê phán chủ nghĩa tự do

You might also like