You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN LUẬT KINH DOANH


- - - - - - - - - - - - - - - - - - -***- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

BÀI TẬP TUẦN 5


HỌ VÀ TÊN : HOÀNG NHẬT ĐỨC
MSSV : 31221025067
LỚP : KNC02
___________________________________________________________________
Bài làm
Theo ý định cùng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và kế toán của ba người: Anh
P, chị Q và anh V. Với số vốn dự tính ban đầu là 500 triệu đồng thì nên lựa chọn và thành lập
mô hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên, cụ thể là Công ty TNHH ba thành viên. Đây là
một mô hình doanh nghiệp đang phổ biến, được ưa chuộng tại nước ta, phù hợp với mọi quy
mô, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh vừa và nhỏ.
Sau đây là những ưu điểm của mô hình của Công ty TNHH 3 thành viên so với các mô hình
công ty khác:

 Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ nằm trong
phạm vi số vốn góp vào công ty (Được quy định tại Khoản 1, Điều 46, Mục 1, Chương
III, Bộ Luật Doanh nghiệp 2020) nên khả năng đầu tư nhận rủi ro của người góp vốn sẽ
thấp hơn mô hình công ty tư nhân hay công ty hợp danh.

 Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp
của mình trong những trường hợp nhất định ( Quy định tại Điều 51 và 52 Mục 1,
Chương III, Bộ Luật Doanh nghiệp 2020)

 Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát
được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. ( Quy
định tại Điều 52 và 53, Mục 1, Chương III Bộ Luật Doanh nghiệp 2020)

 Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường có mối
quan hệ quen biết nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
 Quy định cho phép công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể có tối đa 50 thành viên góp
vốn (Quy định tại Khoản 1, Điều 46, Mục 1, Chương III, Bộ Luật Doanh nghiệp
2020) do đó đây cũng là yếu tố thuận lợi giúp doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn
góp từ thành viên mới, mặc dù việc huy động vốn có thể chậm hơn mô hình Công ty Cổ
phần.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, mô hình này tồn tại một số nhược điểm sau:

 Do các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào
doanh nghiệp nên trong một số trường hợp niềm tin của đối tác và khách hàng với doanh
nghiệp có thể bị lung lay và không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra với họ.
Chẳng hạn như việc được phát hành trái phiếu (Quy định tại Khoản 4, Điều 46, Mục 1,
Chương III, Bộ Luật Doanh nghiệp 2020), nếu doanh nghiệp không đủ độ tin cậy niềm
tin của bên đối tác có thể bị lung lay vì sợ rủi ro trong quá trình hợp tác.

 Việc giới hạn số lượng 50 thành viên góp vốn cũng là một nhược điểm của loại hình công
ty này.

 Không được phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn trong công
chúng. (Quy định tại Khoản 3, Điều 46, Mục 1, Chương III, Bộ Luật Doanh nghiệp
2020)

 Việc chuyển nhượng vốn được điều chỉnh nghiêm ngặt theo Quy định của Pháp luật

Trong trường hợp, nếu trong quá trình hoạt động ba người muốn phát triển công ty ở quy mô
lớn hơn và tham gia thị trường chứng khoán thì sẽ tiến hành chuyển đổi loại hình từ Công
TNHH thành Công ty Cổ phần.

You might also like