You are on page 1of 2

Nhiều thanh niên Anh hoãn vào đại học để trải

nghiệm xã hội
Số thanh niên đăng ký xét tuyển đại học xong để đó một năm, dành thời gian gap
year đi du lịch hoặc học nghề, tăng lên cao nhất trong hơn chục năm qua.

Britt Dewing, 19 tuổi, người sắp kết thúc năm tạm nghỉ (gap year), cho rằng đây là lựa chọn phổ biến
của thế hệ mình vì cảm thấy đã bỏ lỡ nhiều trải nghiệm xã hội trong những năm bị mắc kẹt ở nhà.
"Tôi nghĩ do Covid, nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội làm những điều vốn rất bình thường như làm thêm,
tham gia hoạt động ngoại khóa, hay chỉ đơn giản là giao lưu", cô chia sẻ.
Năm nay, gần 73.000 học sinh nước Anh chọn như Britt. Đây là con số cao nhất trong 13 năm qua.
Mẹ của một thanh niên 18 tuổi cho biết khoảng 70% bạn bè của con không nhập học đại học vào tháng
9 năm nay. Hầu hết các em vẫn nộp đơn xét tuyển, nhưng không đi học, trong đó có con của bà. Người
mẹ nhận định thế hệ trẻ hiện nay đang kiệt sức với việc học.

Ảnh: osc.medcom
Giáo sư Barnaby Lenon, Chủ tịch Hội đồng các trường tư thục Anh, cũng cho rằng nhiều học sinh đã
có ba năm học trong đại dịch rất mệt mỏi, nên muốn tạm nghỉ.
Ngoài lý do này, học sinh cũng dè dặt việc vào đại học vì nhiều bạn bè không có trải nghiệm tốt. Họ
muốn học nghề hơn là theo đuổi bằng cấp, thứ chưa chắc mang đến thu nhập cao, theo giáo sư Lenon.

"Thiếu chỗ ở, phong tỏa do Covid, những bài giảng trực tuyến nhàm chán, giáo viên gắt gỏng, bài tập
không được chấm điểm... tất cả đều ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ", ông nói.
Thêm nữa, thanh niên Anh hiểu rằng bằng cấp không phải lúc nào cũng mang lại thu nhập cao, nhưng
luôn kéo theo một khoản nợ lớn. "Đôi khi, tốt hơn là nên học nghề hoặc kiếm công việc nào đó", giáo
sư Lenon chia sẻ thêm.
Năm ngoái, tỷ lệ đầu vào đại học của thanh niên Anh lần đầu tiên giảm trong một thập kỷ, nhưng vẫn
cao hơn mức trước đại dịch. Mark Corver, đồng sáng lập DataHE, một công ty tư vấn giáo dục, dự
đoán năm nay sẽ là năm thứ hai như vậy.
Một trong những hoạt động phổ biến trong năm tạm nghỉ là dành thời gian ở nước ngoài. Theo Sam
Willan, Phó chủ tịch công ty du lịch StudentUniverse, nhu cầu sang nước ngoài của người trẻ Anh ngày
càng lớn. Gần đây, thay vì đến các nước châu Á, thanh niên có xu hướng thăm Ấn Độ, Nam Phi, Brazil
hay Peru.
"Dù tài chính gặp nhiều khó khăn, xê dịch vẫn là điều không thể bàn cãi với thế hệ này. Họ coi đây là
cơ hội giúp bản thân nổi bật trong sự nghiệp phía trước", anh cho biết.
Lucy Lynch, một chuyên gia về việc làm và hoạt động tình nguyện tại nước ngoài, cho rằng trong thời
gian làm việc và du lịch, người trẻ sẽ rèn luyện được nhiều kỹ năng thực tiễn như quản lý thời gian,
làm việc độc lập hay xử lý vấn đề. Đây đều là những kỹ năng mềm quan trọng mà người trẻ đã bỏ lỡ
trong đại dịch.
"Gap year là cơ hội lớn để thanh niên va chạm với xã hội, có thêm tự tin và động lực để vượt ra khỏi
vùng an toàn của mình", Lucy nói.
Tuy nhiên, năm tạm nghỉ có thể khiến thanh niên khó quay lại với việc học. UCAS, công ty tư vấn giáo
dục ở Anh, khuyên người trẻ nên xác định mục tiêu tương lai rõ ràng, từ đó lập kế hoạch tham gia các
hoạt động phục vụ cho mục tiêu đó, ví dụ như làm thêm những công việc liên quan đến ngành học sau
này.

Lê TùngHọc
hungho30793nên
đh thì đắt đỏcó
hầu
gap
hếtyear
gia vừa
đìnhhọc
Anhvừa
ko kham
làm vừa
nổi,chơi
học trong
ra ko 8,9
có việc
nămlàm
bằng
công
tương
việcđương
tay chân
là OK
thì
người Anh
nhất.ngày
Bằngcàng
đại học
ko mặn
nên mà
có chương
học đh trình kéo dài vừa học vừa làm là hay nhất và bằng cấp phải
tương
Thích đương.
2
Trả lời21:06 18/8

You might also like