You are on page 1of 18

Phần A: Cấu tạo chất

Chương 1: Nguyên tử
Chủ đề 1: Đồng vị
1) Kí hiệu 168 O biểu diễn một hạt nhân cụ thể. Liệu các kí hiệu đơn giản
hóa 16O và 8O có chứa cùng thông tin không? Nếu không, thì trong
mỗi trường hợp đã thiếu mất thông tin gì?
2) Có bao nhiêu neutron, proton và electron trong mỗi nguyên tử
hoặc ion sau:
55
25
Mn 40
18
Ar 96
Mo
42
48
Ti
22 82
Pb2+
207 80
35
Br − 51
Sb3+
122 31 3−
P
15

3) Bổ sung các thông tin còn thiếu trong bảng sau:


Số Số Số
Vi hạt Kí hiệu Z A
proton neutron electron
Nguyên tử

Sodium - - 12 - - -

- K
40
- - - - -

Silicon - - 14 - - 28

Rubidium - 37 - - - 85

Arsenic - - 42 33 - -

- - - - - 47 108

- - 53 74 - - -

- Au 79 - - - 197

- - - 138 - 88 -

Ion

Cadmium - - 64 46 - -

- - 26 - 23 - -

7 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


- Se2- - - - 34 79

Chlorine - - - 18 - 35
4) Khi nói rằng “ion Bi3+ có 127 neutron, 83 proton và 81 electron và 210
nucleon” thì thông tin nào đúng, thông tin nào sai?
5) Lithium trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị 6Li và 7Li với khối
lượng nguyên tử lần lượt là 6.017 và 7.018. Khối lượng nguyên tử của
lithium tự nhiên là 6.943. Hãy xác định thành phần đồng vị, tức tỉ lệ
phần trăm mỗi đồng vị.

8 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Hướng dẫn
1) Trong 16O, kí hiệu O chỉ ra rằng đó là nguyên tố oxygen và 16 chỉ ra
rằng nó là đồng vị với số khối 16 (còn có những đồng vị khác, ví dụ như
18
O). Với kiểu kí hiệu này, thông tin hạt nhân được xác định đầy đủ.
Trong 8O, thông tin về bản chất hạt nhân được lặp lại (hạt nhân có số
hiệu nguyên tử “8” thì chắc chắn là “O”), nhưng thông tin về đồng vị nào
thì không được nói rõ. Với kiểu kí hiệu này, không xác định được cụ thể
là hạt nhân nào.
2) Số lượng các hạt cơ bản trong mỗi vi hạt:
55
25
Mn 40
18
Ar 96
42
Mo 48
22
Ti 207
82
Pb2+ 80
35
Br − 122
51
Sb3+ 31
15
P 3−
n 30 22 54 26 125 45 71 16
p 25 18 42 22 82 35 51 15
e 25 18 42 22 80 36 48 18
3)
Số Số Số
Vi hạt Kí hiệu Z A
proton neutron electron
Nguyên tử

Sodium Na 11 12 11 11 23

Potassium 40
K 19 21 19 19 40

Silicon Si 14 14 14 14 28

Rubidium Rb 37 48 37 37 85

Arsenic As 33 42 33 33 37

Bạc Ag 47 61 47 47 108

Iodine I 53 74 53 53 127

Vàng Au 79 118 79 79 197

Radium Ra 88 138 88 88 226

Ion

Cadmium Cd2+ 48 64 46 48 112

Sắt Fe3+ 26 30 23 26 56

9 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Selenium Se2- 34 45 36 34 79

Chlorine Cl- 17 18 18 17 35
4) Nguyên tố bismuth có số hiệu nguyên tử là 83, do đó số proton chắc
chắn là 83 (nếu không thì nó sẽ là nguyên tố khác!). Ion Bi3+ có ít hơn 3
electron so với nguyên tử trung hòa, do đó thông tin về số electron như
trên là sai (phải là 80 chứ không phải 81). Số neutron, cũng như tổng số
nucleon, có thể chính xác, nếu nó chỉ đồng vị bismuth có số khối 210
( = 127 + 83). Thực tế thì khối lượng nguyên tử của nguyên tố tự nhiên
(209.0) là giá trị trung bình tất cả các khối lượng của các đồng vị
bismuth, và trong số đó có thể có một đồng vị là 210.
5) Đặt x và y là phần trăm đồng vị của 6Li và 7Li, vậy x + y = 1 (100%) và
6.017x + 7.018y = 6.943, vậy ta tìm được: 6Li: 7.4%; 7Li: 92.6%.

10 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Chủ đề 2: Phản ứng hạt nhân
Hoàn thành các phương trình với tỉ lệ hợp thức sau:

a) 58
26
Fe + 201 n →60
27
Co + ..........
40
b) 20Ca +21 d → ........... +11 p
c) 60
28
Ni + ......... →60
27
Co +11 p
242
d) 96
Cm +24  → ......... +01 n
e) 1530P → .......... +0+1 e
235
f) 92
U +01 n →56
142
Ba + .......... + 201 n
g) 35Cl + n →35 S + ..........
209
h) Bi + .......... →210 Bi + p
i) 58Fe + n →59 Co + ..........
j) 59Co + .......... →56 Mn + 
214
k) Pb →214 Bi + ..........

11 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Hướng dẫn
Cần chú ý đến các cách kí hiệu khác nhau của cùng một vi hạt, phổ biến
nhất là

▪ Neutron: 01 n, n
▪ Proton: 11p, p, 11H
▪ Deuterium: 21 d, d, 12H
▪ Hạt alpha (hay helium): 24 , , 24He
▪ Electron: 0−1 e, e− , −
▪ Positron: 0+1 e, e+ , +

Hoàn thành các phương trình phản ứng:

a) 58
26
Fe + 201 n →27
60
Co + e −
40
b) 20Ca +21 d →41 Ca +11 p
c) 60
28
Ni + n →60
27
Co +11 p
242
d) 96
Cm +24  →245 Cf +01 n
e) 1530P →30 Si +0+1 e
235
f) 92
U +01 n →56
142
Ba + 92 Kr + 201 n
g) 35Cl + n →35 S + p
209
h) Bi + d →210 Bi + p
i) 58Fe + n →59 Co + e -
j) 59Co + n →56 Mn + 
214
k) Pb →214 Bi + e -

12 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Chủ đề 3: Năng lượng
1) Một photon tương ứng với sóng điện từ có bước sóng  . Biểu thức
năng lượng E của photon này ở dạng hàm của  , hằng số Planck h
và tốc độ ánh sáng c là
h h hc c
A. E = B. E = C. E = D. E =
c c  h

2) Cho biết h = 6.63  1034 J  s, c = 3  108 m  s −1. Hãy tính năng lượng của
photon tương ứng với bức xạ hồng ngoại có bước sóng  = 0.1 mm.

A. E = 2.21 10−46 J B. E = 2.21 10−38 J

C. E = 1.38  10−27 eV D. E = 1.24  10−2 eV


3) Ở mức n, năng lượng thích hợp của nguyên tử hydrogen là
13.6
E = − 2 ( eV ) . Trong dãy phổ phát xạ của nguyên tử hydrogen,
n
vạch tương ứng với bước chuyển 3 → 2 thuộc dãy nào?
A. Dãy Brackett. B. Dãy Paschen.
C. Dãy Balmer. D. Dãy Lyman.
4) Tính bước sóng tương ứng với bước chuyển ở ý 3.
A. 3→2 = 103 nm B. 3→2 = 548 nm

C. 3→2 = 658 nm D. 3→2 = 823 nm

5) Tính năng lượng ion hóa Ei của nguyên tử hydrogen ở trạng thái
kích thích 3d.
A. Ei = 0.661 eV. B. Ei = -4.53 eV.
C. Ei = 13.6 eV. D. Ei = 1.51 eV.

13 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Hướng dẫn
1) Ngoài cách ghi nhớ thì biểu thức này có thể được xác định dựa vào
cách phân tích đơn vị (với đơn vị của hằng số Planck và tốc độ ánh sáng
hc J s  m  s 
−1

đã được cho ở ý 2): = = J (phương án C).


 m

2) Tính được năng lượng photon theo biểu thức ở ý 1:

hc 6.63  10−34  3  108


E= = = 1.99  10−21 J
 10 −4

Năng lượng này cũng có thể được chuyển thành đơn vị electron-volt
(eV), là đơn vị phù hợp hơn với độ lớn kết quả nhận được. Giá trị tuyệt
đối của điện tích một electron là e = 1.6  10−19 C

Khi đó: 1 eV = 1.6  10−19 C  1 V = 1.6  10−19 C  V = 1.6  10−19 J

1.99  10−21
Vậy: E = −19
= 1.24  10−2 eV (phương án D).
1.6  10
3) Tất cả các dãy được đề xuất đều thuộc vùng phổ phát xạ của nguyên
tử hydrogen, và tương ứng với bước chuyển kiểu n' → n với n’ > n, nghĩa
là sự bền hóa (ổn định) của nguyen tử đi từ trạng thái năng lượng cao
về trạng thái năng lượng thấp hơn.
Bước chuyển Vùng phổ Tên dãy
n' → 1 Tử ngoại Lyman
n' → 2 Khả kiến Balmer
n' → 3 Hồng ngoại Paschen
n' → 4 Hồng ngoại Brackett
n' → 5 Hồng ngoại Pfund
Dãy tạo thành bởi bước chuyển 3 → 2 thuộc dãy Balmer (phương án C).
4) Biến thiên năng lượng ∆E của nguyên tử hydrogen trong bước
chuyển 3 → 2:

 1 1 
E = E2 − E3 = −13.6   2 − 2  = −1.89 eV = −3.02  10−19 J
2 3 

14 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Vậy năng lượng mà nguyên tử mất đi là: −E = 3.02  10−19 J

Năng lượng này cho phép phát ra một photon có bước sóng  3→2 sao
hc
cho: −E = . Giá trị này là:
 3 →2

hc 6.63  10−34  3  108


3→2 = − = = 6.58  10−7 m = 658 nm (phương án C)
E 3.02  10 −19

5) Năng lượng ion hóa Ei của nguyên tử hydrogen đại diện cho năng
lượng phải được cung cấp cho nguyên tử này để tách electron độc thân
của nó, nghĩa là đưa electron này đến mức năng lượng đặc trưng bởi giá
trị số lượng tử chính n = .
Nguyên tử hydrogen ban đầu ở trạng thái kích thích 3d, giá trị Ei đại
diện cho biến thiên năng lượng:

 1 1 
Ei = E − E3 = −13.6  2 − 2  = 1.51 eV (phương án D)
 3 

15 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Chủ đề 4: Nguyên tử nickel
Các số lượng tử của một electron trong một nguyên tử nhiều electron
Kí Tập xác Quy tắc lượng Số electron
Tên gọi Mô tả
hiệu định tử hóa cực đại
Số lượng n = 1, 2, 3, 4, 5,
tử chính
Lớp n * 6, 7
2n2
Số lượng
tử phụ
Phân lớp l 0 l n−1 2(2l + 1)
Số lượng Orbital
tử từ nguyên tử
m −l  m  +l 2

Số lượng 1
tử spin
Electron s s= 1
2

Sự phân bố các electron trong nguyên tử tuân theo ba quy tắc:


1. Nguyên lí loại trừ Pauli: Hai electron của cùng một nguyên tử hoặc
của cùng một ion đơn nguyên tử không thể có bốn giá trị số lượng
giống nhau – có nghĩa rằng hai “bộ tứ” giống hệt nhau không thể
cùng tồn tại.
2. Quy tắc Klechkowski: Sự phân bố electron trên các phân lớp được
thực hiện theo trình tự (n + l) tăng dần, n tăng với (n + l) không đổi.
Do đó, các phân lớp được phân bố theo trình tự như dưới đây và việc
điền electron vào một phân lớp xác định chỉ bắt đầu khi phân lớp
trước đó đã bão hòa (đầy).
n + l = 1: 1s
n + l = 2: 2e
n + l = 3: 2p,3s
n + l = 4: 3p, 4s
n + l = 5: 3d,4p, 5s
n + l = 6: 4d, 5p, 6s
n + l = 7: 4f, 5d, 6p, 7s
n + l = 8: 5f, 6d, 7p

3. Quy tắc Hund: Khi một phân lớp chỉ bị chiếm một phần thì cấu hình
năng lượng thấp nhất, nghĩa là bền nhất, sẽ tương ứng với sự chiếm
nhiều orbital nguyên tử nhất.

16 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Dưới đây là các cấu hình electron được đề xuất cho nguyên tử nickel
với số hiệu nguyên tử Z = 28.
A. 1s22s22p63s23p63d104s0
B. 1s22s22p63s23p83d64s2
C. 1s22s22p63s23p63d84s2
D. 1s22s22p63s23p63d64s24p2
1) Những cấu hình nào không tuân theo nguyên lí loại trừ Pauli?
2) Cấu hình nào là của nguyên tử nickel ở trạng thái cơ bản.
3) Cấu hình nào sau đây không có các electron độc thân?
4) Cấu hình nào sau đây kém bền nhất?
5) Thành phần của ion 58Ni2+ gồm
A. 30 proton, 28 electron, 30 neutron.
B. 30 proton, 28 electron, 28 neutron.
C. 28 proton, 28 electron, 30 neutron.
D. 28 proton, 26 electron, 30 neutron.

17 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Hướng dẫn
1) Trong cấu hình 1s22s22p63s23p83d64s2 có 8 electron chiếm phân lớp
3p. Tuy nhiên, chỉ có 6 bộ tứ số lượng tử khả dĩ cho phân lớp này:
 1  1  1  1  1  1
 3,1, −1,  , 3,1, −1, −  , 3,1,0,  , 3,1,0, −  , 3,1,1,  , 3,1,1, − 
 2  2  2  2  2  2

Điều này có nghĩa là có một vài electron phải có cùng bộ tứ số lượng


tử, điều này rõ ràng vi phạm nguyên lí Pauli. Chọn phương án B.
2) Cấu hình A (1s22s22p63s23p63d104s0) vi phạm quy tắc Klechkowski bởi
phân lớp 3d bị chiếm trước phân lớp 4s.
Cấu hình D (1s22s22p63s23p63d64s24p2) cũng sai bởi phân lớp 4p đã bị
chiếm trong khi phân lớp 3d chưa bão hòa 10 electron.
Cấu hình duy nhất thỏa mãn quy tắc Klechkowski là
1s22s22p63s23p63d84s2 (phương án C).
3) Cấu hình electron B có phân lớp 3d6, vậy nên có 4 electron độc thân:

Cấu hình electron C có phân lớp 3d8, vậy nên có 2 electron độc thân:

Cấu hình electron của D bao gồm phân lớp 3d6 và 4p2, do đó có 6
electron độc thân:

Chỉ có cấu hình A, trong đó tất cả các phân lớp đều bão hòa, là không
chứa bất kì electron độc thân nào. (Phương án A)
4) Cấu hình kém bền nhất là: 1s22s22p63s23p63d64s24p2
Nguyên nhân là bởi:

18 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


- Sự bão hòa electron trên các phân lớp có xu hướng làm bền hóa
nguyên tử, do đó cực tiểu hóa năng lượng của chúng. Tuy nhiên,
cấu hình này lại gồm hai phân lớp 3d và 4p chưa bão hòa
electron.
- Đấy là cấu hình duy nhất trong các cấu hình được đề xuất có sự
phân bố electron ở phân lớp 4p, có năng lượng cao hơn tất cả
các phân lớp bị chiếm khác.
5) Trong trường hợp ion 58Ni2+ với số hiệu nguyên tử Z = 28 thì:
- Có 28 proton.
- Số neutron là N = A – Z = 58 – 28 = 30.
- Ion mang điện tích 2+, có nghĩa là có ít hơn 2 electron so với số
proton, vậy có 26 electron.
Phương án D.

19 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Chủ đề 5: Orbital nguyên tử
Electron hóa trị của một nguyên tử là những electron có số lượng tử
chính n lớn nhất hoặc thuộc phân lớp đang được lấp đầy: chúng là
những electron ở xa nhất và ít gắn kết với hạt nhân nhất, do đó, chúng
dễ tham gia vào các liên kết cộng hóa trị (điều này được thể hiện qua
chính tên gọi của chúng). Các electron lõi là những electron khác,
phân bố ở các lớp bên trong, với giá trị n nhỏ hơn và do đó có năng
lượng thấp hơn: chúng là những electron liên kết chặt chẽ với hạt nhân
nhất.
Nguyên tố Kim loại Lanthanide
Kiểu nguyên Hydrogen và
nhóm chính chuyển tiếp và actinide
tố helium
(nhóm p) (nhóm d) (nhóm f)
ns
ns
ns (n – 2)f
Orbital hóa trị 1s (n – 1)d
np (n – 1)d
np
Np
Quy tắc đếm Quy tắc nhị tử Quy tắc bát tử Quy tắc thập
Quy tắc 32-e
số electron (duet/duplet) (Octet) bát tử (18-e)

1) Oxygen có số hiệu nguyên tử Z = 8.


A. Nguyên tử oxygen có 2 electron lõi và 6 electron hóa trị. Hóa trị
của nó bằng 6.
B. Nguyên tử oxygen có 2 electron lõi và 6 electron hóa trị. Hóa trị
của nó bằng 2.
C. Nguyên tử oxygen có 4 electron lõi và 4 electron hóa trị. Hóa trị
của nó bằng 2.
D. Nguyên tử oxygen có 4 electron lõi và 4 electron hóa trị. Hóa trị
của nó bằng 4.
2) Với một electron của nguyên tử nhiều electron thì
A. Có thể tồn tại 3 mức năng lượng riêng biệt có cùng giá trị số
lượng tử chính n = 4.
B. Có thể tồn tại 16 orbital nguyên tử có cùng giá trị số lượng tử
chính n = 4.
C. Có thể tồn tại 16 electron có cùng giá trị số lượng tử chính n = 4.

20 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


D. Có thể tồn tại 3 mức năng lượng suy biến riêng biệt có cùng giá
trị số lượng tử chính n = 4.
3) Xác định các bộ tứ số lượng tử của 4 electron trong nguyên tử
beryllium (Z = 4).
 1  1  1  1
A.  1,0,0,  , 1,0,0, −  , 2,0,0,  , 2,0,0, − 
 2  2  2  2

 1  1  1  1
B.  1,0,0,  , 1,1,0,  , 2,0,0,  , 2,1,0, 
 2  2  2  2

 1  1  1  1
C.  1,0,0,  , 1,0,0, −  , 2,1,1,  , 2,1,1, − 
 2  2  2  2

 1  1  1  1
D.  1,0,0,  , 2,1,0,  , 2,2,1,  , 2,1, −1, − 
 2  2  2  2

4) Xác định các phương án phân bố electron khả dĩ đối với cấu hình
electron dạng nd6:

21 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Hướng dẫn
1) Cấu hình electron của nguyên tử oxygen là 1s22s22p4. Các electron
được phân bố trên các phân lớp như sau:

Oxygen có 2 electron lõi và 6 electron hóa trị. Giản đồ Lewis1 của nó


là:

Do đó, hóa trị2 của oxygen bằng 2, như trong trường hợp của phân tử
nước (H2O), trong đó nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử
hydrogen bởi hai liên kết đơn cộng hóa trị. Chọn phương án B.
2) Có thể tồn tại 4 mức năng lượng riêng biệt có cùng giá trị số lượng
tử chính n = 4: đó là các phân lớp 4s, 4p, 4d và 4f – lần lượt tương ứng
với các giá trị số lượng tử phụ l = 0, 1, 2, 3. Do đó phương án A sai.
Thực tế, có thể tồn tại 16 orbital nguyên tử có cùng giá trị số lượng tử
chính n = 4:
- 1 trong phân lớp 4s, tương ứng với bộ ba số lượng tử:
(n, l, m) = (4, 0, 0)
- 3 trong phân lớp 4p, tương ứng với bộ ba số lượng tử:
(n, l, m) = (4, 1, -1) / (4, 1, 0) / (4, 1, 1)
- 5 trong phân lớp 4d, tương ứng với bộ ba số lượng tử:
(n, l, m) = (4, 2, -2) / (4, 2, -1) / (4, 2, 0) / (4, 2, 1) / (4, 2, 2)
- 7 trong phân lớp 4f, tương ứng với bộ ba số lượng tử:
(n, l, m) = (4, 3, -3) / (4, 3, -2) / (4, 3, -1) / (4, 3, 0) / (4, 3, 1) / (4, 3, 2) / (4, 3,3)

1
Công thức Lewis (hay giản đồ Lewis) của một nguyên tử chỉ biểu diễn các electron
hóa trị xung quanh nguyên tử đó.
2
Hóa trị của một nguyên tố là số liên kết đơn cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên
tố đó có thể tham gia vào.

22 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


Vậy phương án B đúng.
Mỗi orbital nguyên tử có thể chứa 2 electron, do đó có thể tồn tại 16 ×
2 = 32 electron có cùng giá trị số lượng tử chính n = 4. Do đó phương án
C sai.
Lớp n = 4 có 4 mức năng lượng riêng biệt:
- Mức 4s, không suy biến bởi nó chỉ tương ứng với 1 orbital nguyên
tử.
- Mức 4p suy biến bởi nó tương ứng với 3 orbital nguyên tử riêng
biệt.
- Mức 4d suy biến bởi nó tương ứng với 5 orbital nguyên tử riêng
biệt.
- Mức 4f suy biến bởi nó tương ứng với 7 orbital nguyên tử riêng
biệt.
Do đó, có thể tồn tại 3 mức năng lượng suy biến riêng biệt có cùng giá
trị số lượng tử chính n = 4: đó là các mức 4p, 4d, 4f. Vậy phương án D
cũng đúng.

 1
3) Bộ tứ  1,1,0,  của phương án B không thỏa mãn quy tắc lượng tử
 2
hóa của 0  l  n − 1 do n = l = 1.

 1  1  1  1
Các bộ tứ  2,1,0,  , 2,1,1,  , 2,1,1, −  , 2,1, −1, −  của các phương án
 2  2  2  2
B, C hoặc D thỏa mãn các quy tắc lượng tử hóa, nhưng không thỏa mãn
quy tắc Klechkowski: beryllium chỉ có 2 electron trong vỏ n = 2 nên
phân lớp 2p của nó không thể bị chiếm.
Chỉ có phương án A là thỏa mãn tất cả các quy tắc.
4) Các cách phân bố A và B không thỏa mãn quy tắc Hund (“khi một
phân lớp chỉ bị chiếm một phần thì cấu hình năng lượng thấp nhất sẽ
tương ứng với sự chiếm nhiều orbital nguyên tử nhất”).
Cách phân bố D không thỏa mãn nguyên lí loại trừ Pauli, do có 2
electron được xác định bởi bộ bốn số lượng tử giống nhau, dạng

23 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học


 1
 n,2, −2,  . Hãy nhớ rằng, theo quy tắc này, các electron trên cùng
 2
orbital nguyên tử phải có spin ngược chiều (đối song) nhau.
Vậy, chỉ có phương án C là thỏa mãn cả nguyên lí loại trừ Pauli lẫn quy
tắc Hund.

24 | Chuẩn bị kiến thức cho kì thi HSGQG Hóa học

You might also like