You are on page 1of 32

1/ Trình bày khái niệm, mục tiêu và vai trò của bảo dưỡng kỹ thuật?

Các yêu cầu đối với kỹ thuật viên


bảo dưỡng?

- Bảo dưỡng (bảo trì) là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng ở một
tình trạng vận hành đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn; và nếu chúng bị hư hỏng thì phục
hồi chúng về tình trạng này

Mục tiêu:
 Loại bỏ khuyết tật trong tương lai
 Ngăn ngừa sự cố trong quá trình vận hành
 Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
 Tối đã hiệu suất hoạt động
 Giảm thời gian chờ do máy hư
 Giảm chi phí bảo trì
 Nâng cao hiệu quả hoạt động
 Ngăn ngừa sự mòn của chi tiết máy
=> Năng suất được cải thiện, tối đa khả năng sẵn sàng và tối thiểu chi phí
Vai trò:
 Phòng ngừa để tránh cho máy móc bị hỏng.
 Cực đại hóa năng suất.
 Làm cho tuổi thọ của máy lâu hơn nhờ đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu
 Nâng chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy ít
nhất để chi phí bảo trì nhỏ nhất.
 Tối ưu hóa hiệu suất của máy
 Làm cho máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít
hơn, đồng thời làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn.
 Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.
Yêu cầu đối với kỹ thuật viên bảo dưỡng:
 Đảm bảo các công tác bảo dưỡng dự phòng (có điều kiện hoặc theo kế
hoạch)
 Phát hiện lỗi hỏng trên sản phẩm, trên quy trình, trên hệ thống sản xuất hoặc
một phần của hệ thống sản xuất.
 Đề xuất cách kiểm tra và trả lại sự vận hành bình thường của thiết bị (bảo
dưỡng điều chỉnh)
 Can thiệp để duy trì sản xuất
 Đảm bảo sự vận hành của quá trình bảo dưỡng
 Tham gia hoặc đảm bảo việc quản lý bảo dưỡng
 Tham gia vào quá trình cài đặt hoặc thiết lập máy móc
 Tham gia vào sự tiến triển kinh tế, công nghệ và luật lệ liên quan đến quá
trình lắp đặt, triển khai sản xuất

2/ Phân loại kỹ thuật giám sát theo tình trạng? Trình bày một số trạng thái của thiết bị và hệ thống trong
quá trình vận hành? Các nguyên nhân chủ yếu gây ra hư hỏng của thiết bị?

Phân loại:
- giám sát tình trạng chủ quan:
 Nghe giám sát tiếng ồn không bình thường
 Nhìn giám sát lỗ thủng , he hở ,khói , thay đổi màu sắc
 Sờ giám sát rung động , nhiệt độ ko bình thường
 Ngửi nhận biết các hiện tượng quá nhiệt hoặc rò rỉ
- giám sát tình trạng khách quan:
 Giám sát tình trạng không liên tục
 giám sát liên tục
Trạng thái của thiết bị và hệ thống trong quá trình vận hành
 Ngừng thực hiện: chi tiết bị hỏng; ống hỏng, bít; gẫy, kẹt, bó cứng
 Không thực hiện: mất nguồn; cáp nối/đường ống bị đứt
 Hoạt động suy giảm: sai lệch về điểm làm việc; rò rỉ, không kín khít; mỏi cơ
khí, chi tiết bị đơ
 Hoạt động bất định: nhiễu ký sinh, nhiễu loạn.
Nguyên nhân gây hỏng hóc:
3/Khái niệm rung động? Các nguyên nhân phát sinh rung động?Phân tích một số hậu quả của rung
động? Các biện pháp hạn chế rung động?

Rung động là sự di chuyển qua lại của máy hoặc các bộ phận máy. Tất cả các
thành phần máy di chuyển qua lại hay dao động qua lại là đang rung động.
Nguyên nhân phát sinh rung động:
 Có các lực tác động lặp đi lặp lại
- Sự mất cân bằng động
- Mất đông tâm
- Sự mài mòn
 Sự lỏng (looseness)
-sự lỏng có theergaay rarung ở máy quay và cả máy không quay
- do khe hở vòng bi quá lớn, lỏng bulong móng, sự tách rời của các chi tiết lắp ghép, sự ăn mòn
và sự nứt của các kết cấu kim loại
 Sự cộng hưởng
Hậu quả của rung động:
 Có thể phá hủy máy nếu độ rung quá cao.
 Tăng nhanh độ hao mòn, giảm thời gian sử dụng máy.
 Giảm chất lượng sản phẩm.
 Tiêu thụ năng lượng tăng.
- Phân tích hậu quả rung động
o Với những thiết bị đo lường độ rung hiện đại như velocity sensor, acceleration sensor đi
kèm với các chương trình vi tính chuyên dụng, kỹ thuật viên có thể xác định chính xác
các nguyên nhân gây rung
o Tùy theo sự quan trọng của cỗ máy và điều kiện nhân sự, mà áp dụng phương pháp
kiểm tra thường trực hay định kỳ.
o Chẩn đoán các nguyên nhân gây rung:
 Do nguyên nhân thủy lực & khí động lực học
 Rung động cao tại tần số Blade Pass & Vane Pass [=(số cánh của bánh công tác) x
(số vòng quay/phút)]
 Rung cao do dòng chảy rối
 Rung cao do xâm thực

Các biện pháp hạn chế rung động:


 Giảm kích thích
 Tránh cộng hưởng
 Cách ly rung động
 Giảm chấn
 Cân bằng máy quay
4/Trình bày các yếu tố gây rung động? Các chỉ số mô tả rung động máy? Thiết bị
đo thông dụng? Các phương pháp giám sát rung động và lợi ích?
Các yếu tố gây rung động:
 Mất cân bằng động
 mất đồng tâm trục
 bất thường ở vòng bi
 bất thường ở bạc trượt
 bất thường ở hộp giảm tốc
 sự lỏng chi tiết
Các chỉ số mô tả rung động máy: biên độ (amplitude) và tần số (frequency). Biên
độ mô tả mức độ rung động và tần số mô tả tốc độ dao động của rung động
Thiết bị đo thông dụng:
 TB Giám sát cầm tay: Sử dụng bút đo hoặc máy đo rung động cầm tay
 Hệ thống giám sát di động: Là hệ thống sử dụng những thiết bị xách tay, có
khả năng đo và phân tích rung động, để xác định tình trạng của hệ thống, áp
dụng cho đo, GSRĐ định kỳ (hệ thống Smart systems international CMX8
Vibration Monitor - hãng Bretech; CTConline - hãng CTC (Mỹ);PCE-VMS-
504 - hãng PCE (Anh))
 Hệ thống giám sát đặt tĩnh tại trên máy cần giám sát: Đối tượng cho dạng
máy cơ khí, nhưng tập trung cho dạng máy rô to. Các sensor được gắn trực
tiếp tại máy công tác, dữ liệu được truyền về máy tính qua bộ thu thập dữ
liệu (DAQ, Data Acquisistion) và được xử lý qua phần mềm chuyên dụng
 Gia tốc kế
Các phương pháp giám sát rung động và lợi ích
- Các phương pháp:
– Phương pháp giám sát âm.
– Phương pháp giám sát rung động có tần số siêu âm.
– Phương pháp giám sát xung va đập.
– Phương pháp Kurtosis.
– Phương pháp giám sát rung động bằng tín hiệu âm.
– Phương pháp phân tích quang phổ.
– Phương pháp phân dạng rung động.
– Phương pháp phân tích tốc độ tới hạn.
– Phương pháp phân tích vị trí và quĩ đạo của trục.
1

- Lợi ích:
Cung cấp các thông tin về tình trạng kỹ thuật của máy. Sử dụng các thông tin này
để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm và sẽ giúp người vận hành, khai thác đảm
bảo an toàn cho máy hoạt động, tối ưu hóa hiệu suất của máy, tránh khỏi rất nhiều
thiệt hại về thiết bị, thời gian, kinh tế, đưa ra biện pháp bảo trì phù hợp, phục hồi
năng lực làm việc của máy và lập được kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng phù hợp

5/Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của âm? Trình bày một số thiết bị thông dụng trong giám sát âm?

Âm thanh là dao động sóng của môi trường đàn hồi gây ra bởi sự dao động của
các vật thể, không gian trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm.
Các đặc trưng vật lý quan trọng nhất của âm thanh là:
 Vận tốc âm,
 Áp suất âm,
 Cường độ âm và phổ am thanh.
Các đặc trưng cho cảm giác nghe mà âm thanh gây ra cho con người:
 Âm lượng,
 Độ cao và:
 Âm sắc.
Một số thiết bị thông dụng trong giám sát âm:
 Máy đo mức âm
 Máy đo cường độ âm
 Máy lưu âm dùng băng từ
 Máy phân tích thời gian thực
 Máy kiểm tra siêu âm
 Thiết bị nghe vòng bi Ultraprobe 201M Grease Caddy
 Thiết bị dò siêu âm CTRL

6/Khái niệm tiếng ồn?Phân loại và các tác hại của tiếng ồn công nghiệp?Các biện pháp hạn chế tiếng ồn
trong sản xuất?

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không có
nhịp điệu, không phù hợp với mong muốn của người nghe, gây cho con ngươì cảm
giác khó chịu.
Phân loại tiếng ồn:
 Tiếng ồn cơ học: sinh ra do sự chuyển động của các chi tiết hay bộ phận
máy móc có khối lượng không cân bằng. ví dụ tiếng ồn của máy tiện (93÷96
dB) máy bào (97 dB);
 Tiếng ồn va chạm: sinh ra do một số quy trình công nghệ, ví dụ: Xưởng rèn
(98 dB); Xưởng đúc (112 dB); Xưởng gò, tán (113÷117 dB);
 Tiếng ồn khí động: sinh ra khi hơi chuyển động với vận tốc cao, như động
cơ phản lực, máy nén khí. (Môtô: 105 dB; Máy bay tuốc bin phản lực: 135
dB)
 Tiếng nổ xung động: sinh ra khi động cơ đốt trong làm việc...
Để đánh giá sơ bộ tiếng ồn có thể dùng mức ồn tổng cộng đo theo thang A của
máy đo tiếng ồn gọi là mức âm theo đơn vị dBA
Tác hại của tiếng ồn:
 có thể gây ra tác dụng mệt mỏi đối với cơ quan thính giác phụ thuộc vào tần
số của nó. Đối với âm tần số 2000÷4000 Hz, tác dụng mệt mỏi sẽ bắt đầu từ
80 dB, đối với âm 5000÷6000 Hz thì từ 60 dB.
 gây mệt mỏi thính lực, đau tai, mất trạng thái cân bằng, ngủ chập chờn, giật
mình, mất ngủ, loét dạ dày, tăng huyết áp, hay cáu gắt, giảm sức lao động
sáng tạo, giảm sự nhạy cảm, đầu óc mất tập trung, rối loại cơ bắp.
 gây điếc nghề nghiệp với đặc điểm là điếc không phục hồi được, điếc không
đối xứng và không tự tiến triển khi công nhân thôi tiếp xúc với tiếng ồn
 Tiếng ồn tác dụng vào các cơ quan bộ phận của cơ thể, lâu ngày làm cho cơ
quan này mất trạng thái cân bằng.
 Khi làm việc lâu trong môi trường có tiếng ồn thì khả năng nghe sẽ bị rối
loạn, mất khả năng nghe những âm thanh có tần số cao, thanh bổng, khả
năng phục hồi thính giác rất thấp.
 Tiếng ồn lớn hơn cường độ 70 dB thì không còn nghe tiếng nói của người
với nhau nữa và mọi sự thông tin bằng âm thanh của con ngườì trở nên vô
hiệu.
 Ảnh hưởng trạng thái hoạt động của máy móc
Biện pháp hạn chế tiếng ồn trong sản xuất:
Các nhóm giải pháp
 Làm giảm hay triệt tiêu tiếng ồn ngay từ nơi phát sinh
 Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền
 Dùng phương tiện bảo vệ cá nhân
Giải pháp cụ thể:
 Áp dụng các biện pháp quy hoạch, xây dựng chống tiếng ồn, bố trí
khoảng cách, trồng cây xanh, hướng gió thịnh hành.
 Áp dụng các biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn: hiện đại hóa thiết bị và
hoàn thiện các quy trình công nghệ, sử dụng kỹ thuật tự động hóa, điều
khiển từ xa.
 Tuân thủ các quy định bảo dưỡng định kì thiết bị máy móc công nghệ
 Cách ly, bao kín các nguồn ồn bằng vật liệu kết cấu hút âm, cách âm phù
hợp. sử dụng các kết cấu, tấm, ống, buồng tiêu âm hiệu quả
 Bố trí hợp lý thời gian làm việc ở các phân xưởng có nguồn ồn và hạn
chế số lượng người lao động tiếp xúc với tiếng ồn
 Sử dụng hợp lí các phương tiện bảo vệ cá nhân chống tiếng ồn như: nút
tai, bao tai chống tiếng ồn có hiệu quả
 Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay
đổi tần số dao động riêng của chúng tránh cộng hưởng.
 Thay thép bằng vật liệu chất dẻo, …; mạ crom hoặc quét sơn lên các bề
mặt ít va chạm.
 Bọc lót các bề mặt thiết bị chịu rung dao động bằng các vật liệu hút hoặc
giảm rung động có ma sát nội dung lớn như cao su, tôn, vòng phớt, …
 Sử dụng bộ giảm chấn bằng lò xo hoặc cao su để cách ly rung động.
Khám sức khoẻ định kỳ, xác định biểu đồ thính lực cho công nhân để kịp
thời phát hiện mức giảm thính lực, các biện pháp xử lý.
 Giảm thời gian làm việc tiếp xúc với tiếng ồn, giữa ca nghỉ giải lao động
ở khu vực yên tĩnh. Tổ chức bồi dưỡng giữa cac làm việc để ngăn ngừa
bệnh tật và đảm bảo sức khỏe cho người lao động nếu chưa khắc phục hết
các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.
 Hàng năm đo môi trường khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp.

7/Trình bày các nguyên nhân làm nhiệt độ của máy tăng cao?Các phương pháp đo nhiệt? Một số thiết bị
thông dụng để giám sát nhiệt?Phương pháp giải nhiệt trong sản xuất?

Nguyên nhân làm nhiệt độ của máy tăng cao:


 Các tham số hoạt động của máy được hiệu chỉnh không chính xác để phù
hợp với khả năng của máy và công suất sản xuất.
 Hỏng hóc một vài chi tiết hoặc các bộ phận làm việc quá tải, các bộ phận
chất lượng không còn được tốt dẫn đến máy làm việc lỗi, các hoạt động sai
lệch tạo ra những ma sát, tổn hao năng lượng lớn dẫn đến nhiệt độ cao
 Bộ phận làm mát của máy như quạt hay dầu làm việc không đủ để hạ nhiệt
độ của máy xuống
 Bộ phận làm mát của nhà xưởng không xác định được từng khu vực sản xuất
dẫn đến nhiệt độ môi trường cao Khác
Phương pháp đo nhiệt:
o phương pháp đo trực tiếp: tính chất vật lý chung của nhiệt độ là luôn truyền từ vật
nóng sang vật lạnh hơn.
o Phương pháp đo nhiệt độ gián tiếp: Có nhiều cách đo nhiệt độ gián tiếp, như quang
phổ

Một số thiết bị giám sát nhiệt:


 Máy ảnh nhiệt 
 Công tắc nhiệt độ
 Cảm biến nhiệt độ: Thermocouple: Cặp nhiệt điện/Can nhiệt; Thermistor:
nhiệt điện trở; RTDs: nhiệt điện trở kim loại - Pt100
 Cảm biến nhiệt bán dẫn
 Nhiệt kế bức xạ (hỏa kế)
Giải nhiệt trong ngành công nghiệp sản xuất:
 làm mát cho máy móc, giúp các thiết bị này có thể hoạt động ổn định liên
tục: nước làm mát động cơ, keo tản nhiệt
 thiết kế công xưởng với không gian rộng, thoáng và sạch sẽ
 sử dụng thêm các thiết bị, như tháp giải nhiệt nước để làm mát cho máy móc
hệ thống phun sương
8/Khái niệm và mục đích của kiểm tra không phá hủy?Trình bày một số phương pháp đo không phá hủy
cơ bản (trực quan, siêu âm, dòng điện xoáy, thẩm thấu chất lỏng)?

Khái niệm ktra không phá hủy:


 Là phương pháp thực hiện các phép đánh giá mà không can thiệp/phá hủy
chức năng của chi tiết/máy móc
 Là phép đánh giá định tính, không nhất thiết phải định lượng về trạng thái
của một chi tiết mà không phá hủy chức năng của chi tiết đó.
 Việc thực hiện công việc kiểm tra không phá hủy cần phải có kiến thức đầy
đủ về các kỹ thuật được dùng
Mục đích:
• Dùng để phát hiện các khuyết tật như vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp,
không ngấu, không thấu trong các mối hàn, kiểm tra ăm mòn của kim loại,
tách lớp của vật liệu composite, đo độ cứng của vật liệu, kiểm tra độ ẩm, đo
bề dày vật liệu, v.v. nhằm đánh giá tính chất vật liệu trước khi chúng bị hư
hỏng, dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật quy định được công nhận hoặc biến dạng
suy biến xác định qua nhiều năm, để bảo đảm đúng chất lượng sản phẩm và
tính năng làm việc của thiết bị, và cũng nhằm khai thác hết khả năng của các
kết cấu kỹ thuật.
• Hạn chế rủi ro hoặc các khuyết tật nhằm tăng cường tính toàn vẹn trong kinh
doanh và tính an toàn trong xây lắp và tiết kiệm chi phí.
Một số phương pháp đo không phá hủy cơ bản (trực quan, siêu âm, dòng điện
xoáy, thẩm thấu chất lỏng)?
o Trực quan
 là hành động thu thập dữ liệu trực quan về trạng thái của máy, Tbị. Kiểm tra
trực quan là cách cơ bản nhất để kiểm tra một đối tượng mà không làm thay đổi
nó theo bất kỳ cách nào.
 Kiểm tra trực quan có thể được thực hiện bằng mắt thường, bởi các thanh tra
viên xem xét trực quan một vật liệu hoặc tài sản. Kiểm tra bằng hình ảnh cũng
có thể được thực hiện bằng công cụ RVI (Kiểm tra bằng hình ảnh từ xa), như
máy ảnh hay thiết bị nội soi.

o Siêu âm
 sử dụng sóng âm thanh tần số cao để phát hiện các khuyết tật hoặc bất liên tục
bên dưới bề mặt của vật.
 phương pháp kiểm tra siêu âm phổ biến:
 Kỹ thuật Xung-Vọng
 Kiểm tra siêu âm Mảng pha (PAUT)
 Kiểm tra siêu âm tự động (AUT)
 Kiểm tra siêu âm Nhiễu xạ thời gian bay (TOFD)
 Kiểm tra siêu âm Lấy dữ liệu toàn mảng, hội tụ toàn phần (FMC/TFM)

o Dòng điện xoáy:


 là một loại thử nghiệm điện từ sử dụng phép đo cường độ của dòng điện (còn
gọi là dòng điện xoáy) trong từ trường xung quanh vật liệu để đưa ra phán đoán
về tình trạng vật liệu, có thể bao gồm các vị trí của khuyết tật.

o Thẩm thấu chất lỏng:


 Sử dụng chất lỏng để phủ lên vật liệu và sau đó tìm kiếm các vết nứt có chất
lỏng thẩm thấu vào để xác định các điểm không hoàn hảo trong vật liệu.

Kiểm tra trực quan (VT, RVI)


 Là hành động thu thập dữ liệu trực quan về trạng thái của máy, Tbị. Kiểm tra
trực quan là cách cơ bản nhất để kiểm tra một đối tượng mà không làm thay
đổi nó theo bất kỳ cách nào.
 Kiểm tra trực quan có thể được thực hiện bằng mắt thường, bởi các thanh tra
viên xem xét trực quan một vật liệu hoặc tài sản. Kiểm tra bằng hình ảnh
cũng có thể được thực hiện bằng công cụ RVI (Kiểm tra bằng hình ảnh từ
xa), như máy ảnh hay thiết bị nội soi.
 Việc kiểm tra bằng mắt thường không phù hợp khi xác định sớm nhiều dạng
hư hỏng khác nhau để xác định sửa chữa hoặc thay thế. Khi tầm nhìn bị che
khuất, hoặc với các khuyết tật nhỏ, nằm bên trong vật liệu, việc kiểm tra
bằng mắt thường không thực hiện được. Trên thực tế, những thiếu sót khác
nhau của việc kiểm tra bằng mắt đã làm cho các phương pháp NDT khác trở
nên cần thiết.
Siêu âm (UT, PAUT, TOFD, TFM/FMC)
Sử dụng sóng âm thanh tần số cao để phát hiện các khuyết tật hoặc bất liên tục
bên dưới bề mặt của vật.
phương pháp kiểm tra siêu âm phổ biến:
 Kỹ thuật Xung-Vọng
 Kiểm tra siêu âm Mảng pha (PAUT)
 Kiểm tra siêu âm tự động (AUT)
 Kiểm tra siêu âm Nhiễu xạ thời gian bay (TOFD)
 Kiểm tra siêu âm Lấy dữ liệu toàn mảng, hội tụ toàn phần (FMC/TFM)
Các tính năng sau:
- Phát hiện các khuyết tật sâu bên trong đối tượng thử nghiệm
- Dùng để kiểm tra khuyết tật mối hàn (sên, vết nứt mối hàn, không xuyên,
không xuyên ...)
- Xác định các khuyết tật bên trong vật liệu, các mối hàn cơ bản bao gồm rỗ
khí, tách lớp, vết nứt, v.v.
- Kiểm tra độ dày vật liệu siêu âm, kiểm tra ăn mòn kim loại
- Phương pháp này có thể được áp dụng cho tất cả các vật liệu rắn
- Kết quả kiểm tra phụ thuộc nhiều vào thiết bị và kinh nghiệm của người
kiểm định.
Ưu điểm
Kiểm tra dòng điện xoáy (ECT, ECA) Eddy current testing
Là một loại thử nghiệm điện từ sử dụng phép đo cường độ của dòng điện (còn
gọi là dòng điện xoáy) trong từ trường xung quanh vật liệu để đưa ra phán đoán
về tình trạng vật liệu, có thể bao gồm các vị trí của khuyết tật.
Để tiến hành Kiểm tra dòng điện xoáy, các thanh tra viên kiểm tra cường độ của
dòng điện xoáy trong từ trường xung quanh vật liệu dẫn điện để xác định sự
gián đoạn gây ra bởi các khuyết tật hoặc không hoàn hảo trong vật liệu.
Trong đầu dò dòng điện xoáy, một dòng điện xoay chiều (AC) chạy qua một
cuộn dây tạo ra một từ trường dao động (Hình A).
Khi đưa đầu dò đến gần một vật liệu dẫn điện, các electron đi qua vật liệu một
cách vô hình giống như một vũng nước xoáy. Các electron xoáy này được gọi là
dòng điện xoáy (Hình B).
Dòng điện xoáy tạo ra một từ trường biến thiên tương tác với cuộn dây trong
đầu dò. Quá trình này được gọi là hiện tượng tự cảm lẫn nhau. Mọi khuyết tật
hoặc sai lệch về độ dày sẽ ảnh hưởng đến dòng điện xoáy và từ trường của nó.
Đổi lại, những thay đổi này trong dòng điện xoáy được ghi nhận bởi cuộn dây
và một kỹ thuật viên NDT đã qua đào tạo có thể phán đoán dựa trên những
phàn hồi của tín hiệu dòng điện xoáy
Công nghệ dòng xoáy mảng pha (ECA), lý tưởng cho việc lập bản đồ bề mặt và
ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm hàng không vũ trụ, đường
sắt, sản xuất, dầu khí. ECA là một kỹ thuật cực kỳ nhanh chóng, tiết kiệm chi
phí và dễ sử dụng, mang lại kết quả chính xác cao cũng như có thể thay thế cho
PT và MT.
Trong khi công nghệ dòng điện xoáy có thể xuyên qua các lớp phủ mỏng không
dẫn điện thì việc sử dụng kỹ thuật lại chỉ thực hiện được ở các vật liệu dẫn
điện. Ngoài ra, kiểm tra dòng điện xoáy có thể gặp khó khăn với các hình học
phức tạp hoặc các khu vực rộng. Mặc dù những điều này giới hạn phạm vi của
thiết bị dòng điện xoáy, nhưng nó vẫn là một công cụ hiệu quả cao trong phạm
vi các thông số của kỹ thuật.
Ưu điểm của Kiểm tra dòng điện xoáy
- Cần chuẩn bị bề mặt tối thiểu để thực hiện thử nghiệm
- Cho kết quả nhanh hơn so với kiểm tra siêu âm thông thường (UT)
- Kết quả có ngay lập tức và có thể được chia sẻ với khách hàng ngay lập tức
- Có khả năng phát hiện các khuyết tật rất nhỏ
- Không bị giới hạn bởi hình dạng và kích thước phức tạp
- Thiết bị nhẹ dễ vận chuyển
- Lớp phủ dày không ngăn cản phương pháp thử nghiệm này
- Không cần tiếp xúc bề mặt để thực hiện thử nghiệm
- Phát hiện các khuyết tật bề mặt và khuyết tật bề mặt
Thiết bị dòng điện xoáy có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng như phát
hiện vết nứt bề mặt và dưới bề mặt, đo độ dày kim loại, phát hiện kim loại
mỏng do ăn mòn và xói mòn, đo độ dày lớp phủ, đo độ dẫn điện và từ thẩm của
vật liệu

Thẩm thấu chất lỏng (thẩm thấu - Penetration Testing PT)


Sử dụng chất lỏng để phủ lên vật liệu và sau đó tìm kiếm các vết nứt có chất
lỏng thẩm thấu vào để xác định các điểm không hoàn hảo trong vật liệu.
Trước tiên sẽ phủ lên vật liệu được thử nghiệm bằng dung dịch có chứa chất
nhuộm màu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc huỳnh quang. Sau đó, người
kiểm tra sẽ loại bỏ bất kỳ dung dịch thừa nào khỏi bề mặt vật liệu trong khi vẫn
để dung dịch nằm trong các khuyết tật ăn với bề mặt ngoài. Sau đó, sử dụng
thuốc hiện để trích xuất và hiện dung dịch đã thẩm thấu ra khỏi khuyết tật. Các
chỉ thị này sau đó có thể sử dụng mắt thường hay sử dụng tia cực tím (đối với
thuốc nhuộm huỳnh quang) để phát hiện các khuyết tật. Đối với thuốc nhuộm
thông thường, màu sắc thể hiện sự tương phản giữa chất thẩm thấu và chất tạo
màu hay còn gọi là thẩm thấu màu.
Nếu các khuyết tật không có lỗ hổng ăn với bề mặt, chất lỏng không thể
đi vào. Vì vậy, các phương pháp khác phải được sử dụng để phát hiện các
khuyết tật không nằm trên bề mặt hoặc khi vật liệu có tính thấm hút. Bề mặt của
vật liệu cũng phải sạch vì dầu và các chất cặn bã khác có thể cản trở khả năng
thấm vào vết nứt của chất thẩm thấu. Ngoài ra, yêu cầu thiết bị và quá trình làm
sạch cũng như xử lý hóa chất. Nó cũng là kỹ thuật chậm và cồng kềnh hơn các
phương pháp NDT khác.
Những đặc điểm sau:
- Chất lỏng thâm nhập vào vật liệu thông qua các khuyết tật bề mặt
-  Phát hiện các vết nứt bề mặt và bề mặt rỗ
-  Sử dụng cho các vật liệu không từ tính.
- Áp không áp dụng cho các vật liệu có độ xốp cao
- Chi phí lắp đặt thấp
9/ Quản lý hệ thống và hệ thống thông minh trong quản lý bảo trì kỹ thuật?

Quản lý hệ thống

Thiết kế một hệ thống với các tiêu chí thích nghi nhằm tối ưu hóa cả quá trình lẫn thiết bị cộng với khả
năng suy luận để học, giải quyết xung đột, hạn chế sự không ổn định cho điều khiển thông minh tự quản

Điều khiển thích nghi có thể được định nghĩa như sau: Đây là một kỹ thuật cho phép một hệ thống
được trang bị những cảm biến để phát hiện một môi trường thay đổi, và nếu sự thay đổi là có hại, để tự
động thực hiện hành động phục hồi sao cho hệ thống được điều khiển là tối ưu tương ứng với một tiêu
chí đã định sẵn. Những hệ thống điều khiển thích nghi máy công cụ hiện nay có thể được sắp xếp vào
trong hai tiểu nhóm, đó là điều khiển thích nghi công nghệ và điều khiển thích nghi hình học. Nhóm đầu
tiên chứa hai loại hệ thống khác biệt, đó là điều khiển thích nghi các ràng buộc và điều khiển thích nghi
tối ưu hóa.

– Điều khiển thích nghi các ràng buộc là một kỹ thuật tập trung vào việc đạt được nguyên công hệ thống
an toàn trong các ràng buộc vật lý liên quan đến máy.
– Điều khiển thích nghi tối ưu hóa là một kỹ thuật tập trung vào việc đạt được một cách tối ưu các tiêu
chí kinh tế.

– Điều khiển thích nghi hình học nhằm tối ưu hóa sự phù hợp của chi so với các điểm kỹ thuật, thông qua
sự điều chỉnh vị trí của dụng cụ, và vì vậy bù vào các sai lệch hình học có thể xảy ra do sự mòn của dụng
cụ, chẳng hạn, trong suốt quá trình cắt.

Hệ thống thông minh

Hệ thống thông minh lưu trữ tri thức của các kỹ sư có kinh nghiệm dưới dạng các quy tắc. Những quy tắc
này dựa trên các sự kiện thực tế đã xảy ra và đã được giải quyết.

Những quy tắc thường thuộc loại nếu–thì (if-then) và được tập hợp lại thành một hệ thống cơ sở dữ
liệu. Một ví dụ cơ bản là nếu một loạt sự kiện này là thực thì kết luận phải là thực. Sau đây là một ví dụ
cụ thể:

+ Nếu nhiệt độ lò phản ứng hóa học quá cao,Và lưu lượng ở đầu ra quá thấp,Và dòng lưu chất ở đầu
ra bị ngừng và bơm đang hoạt động,

+ Thì hợp chất đã bị đông lại, Và hãy dừng máy khuấy ngay lập tức, Và thông báo cho người vận hành

Hệ thống thông minh bao gồm hai phần:

– Cơ sở quy tắc: chứa những quy tắc thi hành, là phần tri thức của hệ thống.

– Cỗ máy suy luận: là một phần của chương trình máy tính, thao tác trên cơ sở quy tắc. Cỗ máy này hiểu
biết quá trình sử dụng các quy tắc để đưa ra kết luận hợp lý. Cỗ máy suy luận là tiêu chuẩn và độc lập
với các ứng dụng riêng biệt, chỉ có cơ sở quy tắc là thay đổi.

Ưu điểm
– Hệ thống thông minh dùng quy tắc nếu-thì để tự động đưa ra quyết định (tùy
thuộc dữ liệu đưa vào), vì vậy nó có thể thay thế các chuyên gia ra quyết định.
– Hệ thống thông minh có khả năng giám sát tình trạng hệ thống một cách liên tục,
đưa ra quyết định mang tính chuyên nghiệp. Trong khi các chuyên gia không thể
giám sát hệ thống một cách liên tục được.
– Hệ thống thông minh có thể giải thích tại sao một giải pháp/quyết định được đưa
ra thông qua những quy tắc và tại sao những quy tắc đó lại được chọn.
– Hệ thống thông minh đòi hỏi lập trình (hay đào tạo) ít hơn so với mạng nơron.
– Hệ thống thông minh có thể sử dụng logic mờ.
Nhược điểm
– Do hệ thống thông minh dựa trên sự hiểu biết của con người – của các chuyên
gia, nên nó cũng có thể tiếp nhận cả những thiếu sót, vì nhân vô thập toàn. Tuy
nhiên, khuyết điểm này có thể khắc phục được nếu có nhiều chuyên gia cùng tham
gia xây dựng cơ sở tri thức của hệ thống thông minh.
– Do việc thay đổi cơ sở tri thức tương đối đơn giản, các thiếu sót cũng được đưa
vào nhiều hơn. Một lần nữa, nhược điểm này cũng có thể khắc phục được nếu có
sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng cơ sở tri thức cho hệ thống thông minh.
– Để có thể xây dựng cơ sở tri thức cho hệ thống thông minh, các vấn đề, tình
huống đều phải là xảy ra rồi và được ghi nhận/xử lý bởi các chuyên gia.
– Hệ thống thông minh thường không quan tâm đến tính kinh tế trong việc đưa ra
quyết định (ví dụ như: lợi nhuận sẽ cao hơn khi bảo trì/thay thế hay cứ chạy cho
đến khi hư hỏng).

10/ Cảm biến thông minh và xu hướng giám sát tình trạng trong thế kỹ 21?
 Bảy xu hướng của giám sát tình trạng trong thế kỷ 21

– Sự phát triển các cảm biến thông minh và các hệ thống giám sát trực tuyến khác với chi phí thấp
cho phép giám sát liên tục một cách có hiệu quả các bộ phận quan trọng của thiết bị.
– Ngày càng có nhiều các cảm biến rung động được lắp vào các động cơ, bơm, tua bin, và các thiết
bị lớn khác.
– Ngày càng có nhiều phần mềm giám sát tình trạng phức tạp với khả năng chẩn đoán như
là chuyên gia.
– Ngày càng có nhiều người điều hành sản xuất thừa nhận giám sát tình trạng trong công tác bảo trì
gắn liền với quá trình sản xuất.
– Ngày càng tăng sự tích hợp và thừa nhận những tiêu chuẩn chung về giao tiếp giữa phần mềm
giám sát tình trạng với hệ thống quản lý bảo trì bằng máy tính (CMMS) và phần mềm điều khiển quá
trình.
– Giảm bớt chi phí áp dụng kỹ thuật giám sát tình trạng sẽ làm cho các công nghệ này ngày càng
được phổ biến rộng rãi.

11/ Các thành phần cơ bản của hệ thống điện trong nhà máy công nghiệp?Các sự cố điện và phương
hướng giải quyết?

Hệ thống trạm biến áp, tủ trung, hạ thế 

Hệ thống máy phát điện, bộ chuyển mạch .

Bộ lưu điện UPS : .

Hệ thống tủ điện phân phối .

Hệ thống tủ điện điều khiển máy móc 

Hệ thống ổ cắm 
Hệ thống tiếp địa 

Hệ thống chống sét 

Khí cụ điện
Hệ thống điện nhẹ

 Hệ thống mạng LAN&INTERNET


 Hệ thống tổng đài, điện thoại
 Hệ thống camera
 Hệ thống âm thanh công cộng
 Hệ thống kiểm soát ra vào
Hệ thống chiếu sáng

 Hệ thống đèn chiếu sáng linh hoạt


 Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố

- Các sự cố thường là:


+ Mất nguồn, nguồn điện không ổn định, điện áp quá cao, điện áp quá thấp….
+ Bị chập điện, nóng cháy hệ thống điện…
+ Động cơ bị nóng, kẹt, chạy không ổn định..
+ Hệ thống truyền động bị rung sóc quá mức cho phép, hỏng vòng bi, hỏng kết cấu cơ khí…
+ Trạm biến áp bị sự cố quá tải, mất điện lưới
+ Bị dò điện
+ Bộ điều khiển và cảm biến bị hỏng
+ Khí cụ điện: Rele, cầu chì, khởi động từ bị hỏng
+ Và còn rất nhiều sự cố khác

 Phương hướng BD và cách giải quyết :

 -      Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, dây dẫn các mạch đấu nối.

 -      Kiểm tra tải trên từng đường dây dẫn khi mang tải, đúng với yêu cầu về tải trên từng đường dây.

-       Cân bằng hệ thống phase trên hệ thống điện 3 phase.

-       Thay thế những đoạn dây kém chất lượng hay những đoạn dây do côn trùng cắn phá.

-       Thường xuyên kiểm tra tải của các thiết bị đóng ngắt.

-       Thay thế và chỉnh sửa các thiết bị điện trong từng khu vực.

-       Thay thế các thiết bị cắt mạch (CB, MCB, MCCB), đấu nối không đúng quy cách vào mạng điện.
12/ Khái niệm khí cụ điện? Thiết bị cơ bản hỗ trợ kiểm tra và giám sát khí cụ điện? Bảo dưỡng khí cụ
điện?

Khí cụ điện là những thiết bị dùng để đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh…Khống chế
các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong các trường hợp sự cố

Bảo dưỡng khí cụ điện:


Các khí cụ điện – phần chung
Tủ điện công nghiệp (phân phối, điều khiển) không chỉ cách ly người dùng
khỏi các thiết bị có chứa điện. Mà còn là không gian chứa, bảo vệ những thiết bị
quan trọng bên trong tủ điện. Như tụ bù, cầu chì, cầu dao, chuyển mạch, các đầu
mối điện, thiết bị đóng/cắt, thiết bị điều khiển…
Trước tiên cần ngắt nguồn điện cấp cho thiết bị. Bước này giúp đảm bảo an
toàn cho kỹ sư bảo trì. Cũng như bảo vệ cho các thiết bị điện trong trạng thái nghỉ
khi được bảo dưỡng, thay thế phụ tùng mới.
Kiểm tra Role điều khiển và bảo vệ. Việc kiểm tra này sẽ được tiến hành từ
những quan sát bên ngoài tới những quan sát bên trong. Cần đặc biệt chú ý tới các
ốc vít, đinh vít xem đã được vặn chặt chưa. Các mối hàn có thể nhìn thấy được
cũng cần được kiểm tra về độ bền chắc. Sau khi kiểm tra từng bộ phận của role,
cần điều chỉnh cuộn dây role sao cho phù hợp với khả năng vận hành của tủ điện
công nghiệp.
Các khí cụ điện – trên bảng điện
• Kiểm tra và làm sạch Aptomat và khí cụ điện. Để kiểm tra các thiết bị
này, cần dùng tua vít, kìm, cờ lê để vặn chặt các ốc vít bị lỏng. Cần tiến
hành đo và kiểm tra các thông số điện cần thiết trước khi bảo trì. Các mạch
điều khiển, mạch tự động của thiết bị cũng cần được kiểm tra kỹ càng. Đối
với các thiết bị không mang điện, có thể làm sạch bằng giẻ sạch hoặc giả
tẩm nước tẩy rửa chuyên dụng. Đối với các thiết bị man điện, chú ý chỉ cần
làm sạch bằng giẻ khô. Trong quá trình bảo trì, hãy cố gắng loại bỏ hoàn
toàn mọi bụi bẩn bám lại trong tủ điện.
Các khí cụ điện hạ áp – áptomat
- Đối với các aptomat họat động trong các thiết bị điện được vận hành liên
tục,hàng tháng nên tiến hành bảo dưỡng như sau :
+ Kiểm tra làm sạch tiếp điểm chính, hộp dập tắt hồ quang.
+ Kiểm tra làm sạch các chi tiết cách điện bằng giẻ tẩm xăng và giẻ
khô.Không dùng các vật cứng để làm sạch.
+ Kiểm tra làm sạch tiếp điểm phụ và tiếp điểm điều khiển (nếu có).
+ Kiểm tra làm sạch mạch điều khiển,mạch tín hiệu và mạch tư động.
+ Kiểm tra làm sạch, siết các bulông của đường dây dẫn điện đến các sứ
bằng cờlê thích hợp tránh dùng kìm vặn.
+ Thử đóng Aptomat bằng mạch tự động,hay bằng nút bấm điều khiển ở
khỏang cách.
+ Kiểm tra làm sạch cơ cấu đóng lắp lại tự động (nếu có),đồng thời kiểm tra
khỏang thời gian mở và đóng lắp lại.
+ Kiểm tra hành trình tiếp điểm động
+ Kiểm tra bộ phận truyền động và áp lực lò xo.
+ Ngoài ra phải làm thêm các yêu cầu khác tùy lọai
Bảo dưỡng và sửa chữa định kì hàng năm: thực hiện nội dung bảo dưỡng
hàng tháng đồng thời tiến hành như sau :
+ Thay thế những chi tiết bị hư hỏng.
+ Tháo và làm sạch bộ dập tắt hồ quang.
+ Đo và kiểm tra điện trở các cuộn dây duy trì,cuộn dây đóng và mở (nếu
có)
+ Thực hiện kiểm tra cách điện cầu dao.
+ Lắp các bộ phận đã tháo ra để kiểm tra theo thứ tự ngược lại.
+ Kiểm tra hành trình của tiếp điểm động.
+ Xem xét và kiểm tra áp lực lò xo bằng lực kế.
+ Điều chỉnh điện và cơ khí.
+ Và làm theo yêu cầu riêng từng lọai.
Các khí cụ điện hạ áp – khí cụ trong tủ điện hạ áp
- Tủ đặt các khí cụ điện và tủ điều khiển gồm thì địng kì 3 tháng nên tiến hành các
nội dung sau :
+ Lau sạch các bộ phận của thiết bị khí cụ điện ở trong và ngòai tủ.
+ Tất cả các chi tiết cách điện phải lau bằng giẻ tẩm xăng sau đó bằng giẻ
khô,không dùng vật cứng để lau.
+ Siết bulông lỏng bằng cờlê và quan sát xem bulông có bị nóng qua trong khi làm
việc làm cho mau sac bị biến đổi.
+ Làm sạch và kiểm tra tất cả cầu dao, cầu chi, khí cụ điều khiển, đo lường, bảo vệ,
dây dẫn nối điện.
+ Kiểm tra vành đai tiếp đất, dây dẫn nhánh đến vành đai này, làm sạch và siết lại
bulông tiếp đất.
+ Những phần tiếp xúc của cầu dao thao tác bằng tay phải làm sạch, phải kiểm tra
các cơ cấu thao tác, hình dạng lưỡi, lò xo….
+ Kiểm tra trạng thái mở cửa tủ vì có một số khí cụ điện nằm trong những tủ có hệ
thống liên động an tòan (khi đóng tủ là đưa mạch điện vào tủ, còn mở tủ là cắt
mạch điện).

Các khí cụ điện hạ áp – role điều khiển và bảo vệ:


- Việc kiểm tra, hiệu chỉnh khí cụ điện đặc biệt la role co 3 bước :
+Tiến hành quan sát bên trong, lau sạch bụi, mạt kim lọai bằng bút lông bé
hay kăn lau sạch, kiểm tra độ sạch của tiếp điểm sơn cách điện và chống ăn mòn
tốt. Kiểm tra chất lượng mối hàn nhìn thấy được, kiểm tra sự bắt chặt của các vít
và êcu bằng tuốc nơ vit và cờ lê. Quan sát momen lò xo, sửa chữa các chỗ vênh
của lò xo. Hệ thống động của role phải xê dịch được tự do, không sát và vênh. Khi
quay hoặc xê dịch hệ thống động phải cảm thấy chỉ có momen lò xo chống lại.
+ Giai đọan hiệu chỉnh thứ 2 là kiểm tra từng phần tử riêng biệt của thiết bị và
role. Kiểm tra sự nguyên vẹn hoặc đo điện trở 1 chiều của cuộn dây. Đối với role
nhiều cuộn dây, cần xác định đầu ra cùng cực tính của các cuộn dây, hệ số biến đổi
của các biến áp phụ..v.v. Đo điện trở cách điện các phần dẫn điện so với vỏ và giữa
các mạch riêng biệt bằng mêgomet kế.
+ Giai đoạn cuối cùng là điều chỉnh. Điều chỉnh role để dảm bảo điều kiện
chuyển mạch chính của các tiếp điểm. Điều kiện làm việc đúng là: Role tac động
khi cho vào cuộn dây hay điện áp có trị số xác định (role, dòng điện, điện áp, trung
gian, thời gian, tín hiệu….)

13/Đặc điểm chủ yếu của thiết bị công nghiệp?Các ứng dụng của thiết bị công nghiệp trong sản xuất?
Nguyên tắc bảo dưỡng và quy trình bảo dưỡng?

Đặc điểm chủ yếu của thiết bị công nghiệp 

• Khả năng áp dụng, cải tiến, sử dụng các kỹ thuật vào sản xuất để cải thiện năng suất lao động,
nâng cao chất lượng hàng hóa bằng việc sử dụng các loại máy móc công nghiệp giúp con người
thực hiện các quy trình làm việc liên hoàn, không bị ngắt quãng.

• Đem đến cho con người tầm nhìn mới về máy móc giúp công việc được năng động hơn và tiết
kiệm thời gian hơn.

• Sử dụng máy móc công nghiệp giúp dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp hơn, thu hút nhiều nhà
đầu tư lớn.

• Giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm lên cao và hạ giá thành đầu ra của sản phẩm.

• Từng chuỗi sản xuất công nghiệp thì giá thành thiết bị phù hợp hơn.

• Hạn chế chi phí thuê nhân công, tiết kiệm sức lao động của con người

• Chủ doanh nghiệp dễ quản lý nguồn hàng ra và số lượng sản phẩm bị hỏng hóc.

• Thay thế những công việc mà con người không thể vận dụng phương pháp thủ công như giảm
độ ẩm, điều hòa không khí, hút bụi, hút chân không, nén khí hay phun rửa sản phẩm…

• Thiết bị công nghiệp còn đem đến cho ngành công nghiệp nhiều lợi ích khác trong công việc sản
xuất.

Ứng dụng thiết bị công nghiệp trong SX 

• Hệ thống máy móc công nghiệp có khả năng hỗ trợ các công cụ khác như cân bằng độ ẩm, thông
gió, điều hòa các thành phần trong không khí.

• Máy móc công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các nhà máy, dây chuyền sản xuất. Các
loại thiết bị tiêu biểu như máy rửa xe công nghiệp, máy nén khí, thiết bị chà sàn, hút bụi…
• Thiết bị công nghệ được sử dụng từ nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy bia rượu,
chế biến thực phẩm, đóng gói bao bì…

• Hệ thống camera giám sát hành trình làm việc như phòng cháy chữa cháy, hệ thống điện nước,
máy dệt, máy bơm và tùy theo đặc điểm của dây chuyền sản xuất, sản phẩm đầu ra mà lựa chọn
loại thiết bị phù hợp.

• Thiết bị công nghệ còn được ứng dụng trong ngành nông-lâm nghiệp và chế biến thủy hải sản…

Nguyên tắc bảo trì Trang thiết bị công nghiệp

Quy trình

 Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ: Lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho từng loại máy
theo quy định của nhà sản xuất (Thời gian phát hiện hư hỏng, tình trạng thiết bị, vị trí đặt thiết bị,
máy móc, nội dung bảo trì, giám sát hoạt động máy móc.)

 Đề xuất xác nhận bảo dưỡng, bảo trì máy móc: Xác nhận hư hỏng của thiết bị, mức độ, tính
khẩn cấp và làm đề xuất sớm để đảm bảo máy móc hoạt động ổn định.

 Tiền hành lên phương án sửa chữa, thay thế: Liên hệ với đơn vị bảo trì, lập phương án tiến
hành bảo trì máy móc hợp lý nhất, đảm bảo đúng tiến độ và kịp thời cho nhu cầu sản xuất.

 Kiểm tra và nghiệm thu: Giám sát quá trình bảo trì, nghiệm thu và đảm bảo máy móc hoạt động
ổn định

14/Trình bày công tác bảo dưỡng biển báo, vạch sơn và đèn tín hiệu giao thông?

Công tác bảo dưỡng thường xuyên biển báo gồm những công việc sau

- Thay thế, bổ sung biển báo bị gãy mất.


- Nắn chỉnh, tu sửa, dựng lại các biển báo bị nghiêng lệch cho ngay ngắn, đúng vị trí và vệ sinh mặt bảo
đảm sáng sủa, rõ rang

- Phát cành cây, thu dọn chướng ngại vật làm che biển báo
-dán lớp phản quang mặt biển báo. Công tác này làm bằng thủ công.
- Sơn: Gồm có sơn cột biển và mặt trươc ,sau của biển bao thường suyên . Công tac này làm bằng thủ
công

vạch sơn

 Bảo dưỡng đèn tín hiệu – kiểm tra, đo đạc


 Bảo dưỡng đèn tín hiệu – bảo dưỡng thường xuyên

 Bảo dưỡng đèn tín hiệu – thời gian tham khảo

 Các thiết bị đầu cuối lắp đặt tại các nút giao phải được bảo dưỡng theo định kỳ 01 tháng 01 lần;

 Các thiết bị xử lý tại Trung tâm điều khiển, phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu, hệ thống truyền dữ
liệu phải được bảo dưỡng theo định kỳ 03 tháng 01 lần;

 Các thiết bị phụ trợ khác phải được bảo dưỡng theo định kỳ 06 tháng 01 lần;

 Khi tiến hành bảo dưỡng phải tuân theo đúng quy trình kỹ thuật đối với từng loại thiết bị, phải
có sổ nhật ký ghi nhận tình trạng trước và sau khi bảo dưỡng.
15/Đại lượng chính đo lường rung động? Thiết bị đo rung động phổ biến

Các bề mặt dao động bao giờ cũng tiếp xúc với không khí xung quanh nó. Khi bề mặt dao động
sẽ hình thành những sóng âm trong lớp không khí kề sát với nó. Mức to của âm này được đo
bằng áp suất âm hình thành
Hai chỉ số quan trọng nhất mô tả rung động máy là biên độ (amplitude) và tần số (frequency).
Biên độ mô tả mức độ rung động và tần số mô tả tốc độ dao động của rung động

 Một số thiết bị giám sát


 TB Giám sát cầm tay: Sử dụng bút đo hoặc máy đo rung động cầm tay
 Hệ thống giám sát di động: Là hệ thống sử dụng những thiết bị xách tay, có khả năng đo
và phân tích rung động, để xác định tình trạng của hệ thống, áp dụng cho đo, GSRĐ định
kỳ (hệ thống Smart systems international CMX8 Vibration Monitor - hãng Bretech ;
CTConline - hãng CTC (Mỹ) ;PCE-VMS-504 - hãng PCE (Anh))
 Hệ thống giám sát đặt tĩnh tại trên máy cần giám sát: Đối tƣợng cho dạng máy cơ khí,
nhƣng tập trung cho dạng máy rô to. Các sensor đƣợc gắn trực tiếp tại máy công tác, dữ
liệu đƣợc truyền về máy tính qua bộ thu thập dữ liệu (DAQ, Data Acquisistion) và đƣợc
xử lý qua phần mềm chuyên dụng
 Gia tốc kế (accelerometer)- thông dụng

Bì tập

You might also like