You are on page 1of 9

Câu 1: 

Số 537 được đọc là:


A. Năm ba bảy B. Năm trăm ba mươi bảy
C. Năm trăm ba bảy D. Năm trăm ba mươi và bảy
Bài 2: Trong phép tính 16 : 2 = 8, 16 : 2 được gọi là :
A. Số bị chia
B. Số chia
C. Thương

Câu 3: Ngày 5 tháng 4 đọc là:


A.Ngày 5 tháng 4
B. Ngày năm tháng 4
C. Ngày năm tháng tư

Câu 4: Thương của phép chia có số bị chia bằng 40 và số chia bằng 5 là:
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 5: Số “Chín trăm ba mươi hai” được viết là:


A. 239 B. 392 C. 923 D. 932

Câu 6: Số liền trước của số 481 là số:


A. 480 B. 479 C. 482 D. 483

Câu 7: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 5 dm = … cm là:


A. 550 B. 500 C. 55 D. 50

Câu 8: Dấu so sánh thích hợp để điền vào ô trống 35 : 5 ⍰ 2 x 3 là:


A. = B. < C. >

Câu 9: Số gồm 6 trăm và 7 đơn vị được viết là:


A. 670 B. 607 C. 706 D. 760

Bài 1: Nối:
Bài 2: a) Hoàn thành bảng dưới đây:

Viết số Số trăm Số chục Số đơn vị Đọc số

489

8 0 2

9 7 6

Một trăm sáu mươi

b) Sắp xếp các số 839, 193, 650 và 27 theo thứ tự từ lớn đến bé

................................................................................................................................................
Bài 3: Số?

Bài 4 : Cho các số 3, 0, 5. Em hãy sắp xếp các số có ba chữ số khác nhau.

................................................................................................................................................
Bài 5: Các số thích hợp có thể điền vào ô trống để 2 x ☐ < 14 là:
................................................................................................................................................
Bài 6: Viết các số sau thành tổng các trăm, chục và đơn vị:
428, 107, 590, 588
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Bài 7: >, <, =?
468 … 783 173 … 137 254 … 254 959 … 902

Bài 8: Số?
4 dm = … cm 7 dm = … cm 20 cm = … dm

7 m = … cm 4 m = … dm 300 cm = … m

Bài 9: Có 45 bạn tham gia đi trồng cây tình nguyện. Cô giáo chia đều các bạn thành 5
nhóm. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu bạn học sinh?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Câu 1: Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 được viết thành tích là:
A. 2 x 5 B. 2 x 4 C. 2 x 3 D. 2 x 6

Câu 2: Quãng đường từ nhà tới trường của các bạn Lan, Hoa, Minh, Tú được cho trong
bảng dưới đây:
Lan Hoa Minh Tú

Nhà → Trường 1 km 300 m 720 m 648 m

Dựa vào bảng, nhà bạn nào xa trường nhất?

A. Bạn Minh B. Bạn Tú C. Bạn Lan D. Bạn Hoa

Câu 3: Số thích hợp để điền vào ô trống 220, 230, 240, ⍰, 260, 270 là:
A. 250 B. 241 C. 25 D. 520

Câu 4: Cho các phép tính dưới đây:


2x5 5x6 18 : 2 5x1

40 : 5 2x7 20 : 5 2x6

Có bao nhiêu phép tính có kết quả bé hơn 11?

A. 5 phép tính B. 6 phép tính C. 7 phép tính D. 8 phép tính

Câu 5: Phép tính nào dưới đây có kết quả lớn nhất?
A. 12 : 2 B. 5 x 3 C. 2 x 9 D. 40 : 5

Câu 6: Trong các số 492, 590, 600, 308 số tròn trăm là số:
A. 492 B. 590 C. 600 D. 308

Câu 7: Số 395 được viết thành tổng các số trăm, chục, đơn vị là:
A. 300 + 9 + 50 B. 300 + 90 + 5 C. 3 + 9 + 5 D. 300 + 9 + 5

Câu 8: Số thích hợp để điền vào ô trống 5 m + 48 m = ⍰ m là:


A. 52 B. 53 C. 54 D. 55

Câu 9: Đơn vị đo nào dưới đây không dược dùng để đo độ dài?


A. dm B. cm C. km D. kg

Bài 1:
Bài 2: Đ, S?
200 < 300 ⍰ 489 = 498 ⍰

230 > 530 ⍰ 503 < 502 ⍰

400 > 399 ⍰ 268 = 268 ⍰

Bài 3: Số?
1 000 m =...... km 8 m =.......dm 5 m =.........cm 400 cm =........m

Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

30kg : 5 + 28kg = …….. kg

Bài 5: Điền số thích hợp vào chỗ trống


a) Số 638 gồm … trăm … chục … đơn vị.

b) Số 992 gồm … trăm … chục … đơn vị.

Bài 6: Nhà cô Hương có 5 căn phòng cho thuê, mỗi phòng có 2 người thuê trọ. Hỏi nhà
cô Hương có bao nhiêu người thuê trọ?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Bài 7:
a) Sắp xếp các số 389, 509, 149, 950 theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Sắp xếp các số 59, 957, 183, 0 theo thứ tự từ lớn đến bé.

Bài 8: Biết chiều dài đoạn đường từ Hà Nội đến một số tỉnh như sau:
Đoạn đường Chiều dài
Hà Nội – Thái Bình 54 km

Hà Nội – Cao Bằng 280 km

Hà Nội – Lạng Sơn 155 km

Hà Nội – Hải Dương 73 km

a) Trong các tỉnh trên, tỉnh nào xa Hà Nội nhất, tỉnh nào gần Hà Nội nhất?........................
b) Sắp xếp các tỉnh theo thứ tự từ gần tới xa Hà Nội nhất.....................................................
................................................................................................................................................

Nhà bác học và bà con nông dân


Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp
ở tỉnh Hưng Yên.
Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe,
lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn
nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào
cải tiến làm cỏ sục bùn….
Rồi bác cười vui và nói với mọi người:
Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào
thắng, nghe!
Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác
cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm
đều giỏi.
(Theo Nguyễn Hoài Giang)
Câu 1. Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào?
A. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ pháttriển
B. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển
C. Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển.

Câu 2. Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao? (Hãy nối ý ở bên


trái với ý ở bên phải cho thích hợp)
Câu 6: Ghi lại từ chỉ đặc điểm trong câu “Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, lá to bằng
bàn tay người lớn.” ……………………………………………………............................
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu nêu đặc điểm?
A. Ngọc ghé vào một cửa hàng mua một chiếc cặp tóc.
B. Ngọc thật xinh xắn và đáng yêu.
C. Hôm đó là một ngày vui của Ngọc.

Câu 8: Từ ngữ nào không cùng nhóm với các từ ngữ còn lại:

A. Gà mái       B. Chó con      C. Đáng yêu      D. Mèo mun

Câu 10. Xếp tên các loài chim dưới đây vào đúng cột trong bảng:
Chiền chiện, bồ câu, diều hâu, gà, chích chòe, vịt, tu hú, ngỗng, cú mèo, ngan (Vịt xiêm)
Loài chim nuôi trong nhà Loài chim hoang dã
.................................................................... .....................................................................
.................................................................... .....................................................................
.................................................................... .....................................................................
.................................................................... .....................................................................

Câu 11: Điền vào chỗ trống: ch hay tr?


đánh....ống , .....ống gậy, .....èo bẻo, leo .....èo

Câu 12. Từ nào trái nghĩa với từ lười biếng?


a, Lười nhác
b, Nhanh nhẹn
c, Chăm chỉ
Câu 12. Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:
Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Câu 13. Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau?
Trên bầu trời cao rộng mây đen mây trắng đang rong ruổi theo gió

Những con sao biển

Một người đàn ông đang dạo bộ trên bãi biển khi chiều xuống. Biển đông người, nhưng ông
lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên rồi thả xuống biển.
Tiến lại gần hơn, ông thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thuỷ triều định dạt lên bờ
và thả chúng trở về với đại dương.
- Cháu đang làm gì vậy? – Người đàn ông hỏi.
Cậu bé trả lời:
- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu muốn giúp chúng.
- Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng không?
Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt những con sao biển khác thả xuống biển và nói với người đàn ông:
- Cháu cũng biết như vậy, nhưng ít nhất thì cháu cũng cứu được những con sao biển này.
Người đàn ông trìu mến nhìn cậu bé và cùng cậu cứu những con sao biển.
(Theo Hạt giống tâm hồn – Phép màu có giá bao nhiêu?)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vì sao biển đông người nhưng người đàn ông lại chú ý đến cậu bé?
A. Vì cậu bé cứ chạy nhảy trên cát.
B. Vì cậu bé có con diều rất đẹp.
C. Vì cậu bé cứ liên tục cúi người nhặt thứ gì đó rồi thả xuống biển.
D. Vì cậu bé ra biển chơi và đi dạo cùng bố mẹ.
Câu 2: Khi đến gần, ông thấy cậu bé đang làm gì? Vì sao cậu bé làm như vậy?
A. Cậu bé đang xả rác xuống biển. Vì cậu bé rất thích nghịch.
B. Cậu bé đang ăn hải sản cùng với gia đình. Vì cậu bé và gia đình đang đi dã ngoại.
C. Cậu bé đang xây lâu đài cát cùng chị gái. Vì cậu bé rất thích chơi cát.
D. Cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và thả chúng trở về đại
dương. Vì những con sao biển sắp chết do thiếu nước, cậu bé muốn giúp chúng.
Câu 3: Người đàn ông nói gì về việc làm của cậu bé?
A. Người đàn ông đã nói rằng: Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp
được tất cả chúng không?
B. Người đàn ông đã nói rằng: Tại sao cậu bé lại vứt rác xuống đất?
C. Người đàn ông đã nói rằng: Cháu là con của ai tại sao ở đây một mình?
D. Người đàn ông đã nói rằng: Cháu có muốn ăn kẹo không ?
Câu 4: Những từ ngữ sau đây (Cúi xuống, dạo bộ, biển, thả, người đàn ông, cậu bé, nhặt, sao
biển, tiến lại) từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động?
A. cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, tiến lại. C. cúi xuống, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.
B. cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, người đàn ông. D. sao biển, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.
Câu 5: Em hãy tìm và viết lại câu văn cho biết cậu bé nghĩ việc mình làm là có ích.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 6: Điền dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống trong những câu
sau:

Ngày xưa, Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi ☐
cùng ăn và cùng nhau vui chơi ☐ Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm ☐
Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:

- Kiến Đen này bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không☐

Câu 7: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B đề tạo thành câu giới thiệu:

Câu 8: Tìm 4 từ ngữ chỉ nghề nghiệp rồi viết vào chỗ trống: M: Giáo viên

.....................................................................................................................................................

Câu 9. Xếp tên các con vật vào hai nhóm thích hợp:
Voi, hổ, hươu, nai, báo, sư tử, ngựa vằn, chó sói, mèo rừng, khỉ, vượn, dê ,thỏ
(1) Thú ăn cây cỏ, hoa quả (thực vật), thường hiền lành:………………...............................
……………………………………………………………………………….....................
(2) Thú ăn thịt (động vật), thường dữ tợn:………………………………..........................
………………………………………………………………………………..................
Câu 10:Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:
a) … số, cửa …., … giun, … lồng. (sổ, xố)
b) sản …., …. cơm, năng…, ….kho. (suất, xuất)
c,… vào,… thịt, đi…, … sư, tham…, … bò. (da, gia, ra)
d) … thư,… cá, con …, … thịt, … mắt, … điệp. (dán, gián, rán)
e) … thấp, núi …, quả …, hươu … cổ. (cao, cau).
Câu 11. Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:

Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Câu 12. Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau?

Trên bầu trời cao rộng mây đen mây trắng đang rong ruổi theo gió

Câu 13. Chọn từ ngữ trong ngoặc vào chỗ chấm trong các câu văn sau:
(đi xa, kính yêu, quan tâm)

Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng …………………… của nhân dân Việt Nam. Sinh thời, Bác rất
…………………..… đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Ngày nay, tuy Bác đã
……………… nhưng hình ảnh Bác vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Câu 14. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp

Từ chỉ hoạt động Từ chỉ sự vật

.................................................................... ....................................................................

.................................................................... ....................................................................

You might also like