You are on page 1of 21

Phụ lục 4: Mẫu Phiếu đánh giá tiêu chí

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ


(Phạm vi 1 - 2 trang)
Nhóm công tác: Hồ Tố Quyên, Trần Thị Hạnh, Phạm Thị Nhật Anh, Trần Thị Khánh
Ly
Tiêu chuẩn: 5
Tiêu chí: 5.1 (Mrs. Nhật Anh) Có triển khai việc quy hoạch đội ngũ GV (bao gồm các kế
hoạch kế nhiệm, nâng bậc/thăng chức, bố trí lại, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu)
được thực hiện nhằm đảm bảo đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu các hoạt động đào tạo,
NCKH, phục vụ cộng đồng về cả số lượng và chất lượng
1. Mô tả
Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên của Nhà trường luôn được coi trọng và triển khai
theo quy trình chặt chẽ, phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn [MC 1], chiến lược phát triển Nhà
trường [MC2]. Dựa trên kế hoạch chiến lược, Nhà trường đã xây dựng Đề án vị trí việc làm
[MC6] và kế hoạch phát triển đội ngũ giai đoạn 2020-2025 [MC7], trong đó xác định rõ kế
hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ. Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên được
thực hiện hướng tới đạt được các mục tiêu dài hạn và đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu
khoa học, phục vụ cộng đồng của Nhà trường.
Nhà trường luôn thu hút tuyển dụng được đội ngũ giảng viên hợp đồng và biên chế có
trình độ về giảng dạy đảm bảo theo các tiêu chí tuyển dụng, chính sách ưu tiên theo các quy
định của Bộ GD&ĐT và của ĐHTN [MC11], [MC12], [MC13]. Ưu tiên tuyển dụng các giảng
viên có trình độ tiến sĩ, trình độ tiếng Anh IELTS 6.5 (hoặc tương đương) và giảng viên tốt
nghiệp nước ngoài. Năm 2023, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng quy định về chính sách thu
hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các đơn vị thuộc của ĐHTN, trong đó có Khoa Quốc tế
[MC QĐ chính sách thu hút nhân tài]. Hầu hết, đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện tại của Khoa
đều tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ tại nước ngoài, như Anh, Úc, Nga, Đức, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Phần Lan, Thụy Điển, Phillipine, Thái Lan, Đài Loan, ... Số liệu giảng viên cơ hữu
tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài thể hiện qua Phụ lục 5.1.
Trước đây thì một số giảng viên có kiêm nhiệm công tác tại các tổ chức năng do thiếu
nhân sự. Nhưng để đảm bảo cho hiệu quả làm việc và để đội ngũ giảng viên tập trung vào
chuyên môn và nghiên cứu khoa học, Nhà trường đã có sự sắp xếp để các giảng viên thôi
kiêm nhiệm về tập trung cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. Giảng viên xin nghỉ việc,
chuyển công tác vì lý do gia đình và định hướng của bản thân, Nhà trường tạo điều kiện thực
hiện việc chấm dứt hợp đồng theo nguyện vọng của các cá nhân. Dựa theo quy định của Bộ
GD&ĐT và của ĐHTN, Nhà trường cũng thực hiện việc giải quyết chế độ nghỉ hưu khi đến
tuổi, và kéo dài thời gian công tác đối với các giảng viên có trình độ cao, theo đó các giảng
viên đã đủ tuổi nghỉ hưu nếu muốn kéo dài thời gian công tác, lãnh đạo Nhà trường xem xét
trình ĐHTN phê duyệt [MC8].
Số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu còn ít và để bổ sung nguồn nhân lực, Nhà trường đã
có các phương án: (1) xây dựng Đề án tuyển trợ giảng sử dụng đối tượng là các sinh viên mới
tốt nghiệp có trình độ tốt nghiệp từ khá trở lên và tiếng anh từ IELTS 5.5 (hoặc tương đương)
trở lên [MC4]; (2) sử dụng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, mời giảng từ các trường đối tác
trong nước và quốc tế đáp ứng yêu cầu của CTĐT theo hình thức thỉnh giảng [MC3], [MC9].
Số liệu giảng viên cơ hữu, kiêm nhiệm và thỉnh giảng qua các năm được thể hiện qua Bảng
5.1 [MC5].
2. Điểm mạnh
- Kết quả của công tác quy hoạch đã tuyển dụng được đội ngũ GV đáp ứng tốt yêu cầu
đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Đội ngũ GV trẻ, nhiệt huyết, hầu hết là tốt nghiệp đại học, hoặc sau đại học tại nước
ngoài, có trình độ tiếng Anh tốt, đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
- Việc sử dụng thêm đội ngũ trợ giảng, GV thỉnh giảng, kiêm nhiệm là một lợi thế tăng
thêm sự đa dạng của đội ngũ, đồng thời tạo môi trường giao lưu học hỏi cho đội ngũ CBGV
cơ hữu của Nhà trường.
- Đã xây dựng được chính sách đặc thù để thu hút, giữ chân những giảng viên về công
tác lâu dài tại Nhà trường.
3. Điểm tồn tại
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Nhà trường còn hạn chế về số lượng, nên Nhà trường
đã sử dụng thêm đội ngũ giảng viên mời giảng từ các đơn vị, tổ chức, các trường thành viên
trong khối đại học.
- Đã có chính sách thu hút, nhưng cần cụ thể hóa và lan tỏa rộng rãi để thu hút nguồn
lực về công tác tại Nhà trường.
4. Kế hoạch hành động
- Tập trung vào đa dạng hóa nguồn giảng viên để quy hoạch dài hạn.
- Thu hút và sử dụng hợp lý nhân tài cả trong và ngoài nước: Đẩy mạnh chính sách thu
hút nhân tài là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau
như: sinh sống và làm việc toàn thời gian hoặc trong một thời gian nhất định ở trong nước;
sống ở nước ngoài như tham gia tư vấn, tham mưu, kiêm nhiệm.v.v... 
5. Tự đánh giá: Mức đạt được của tiêu chí:
Đánh dấu (×) vào một trong các ô dưới đây:

Thang đánh giá


      
X

Tiêu chí: 5.2 (Mrs Quyên) Tải trọng công việc của GV được đo lường và giám sát để cải
tiến chất lượng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng
1. Mô tả
Khối lượng công việc của giảng viên nhà trường được quy đổi theo giờ chuẩn và được
đo lường, đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHTN và chế độ làm việc của giảng viên
nhà trường [ ].
Nhà trường sử dụng công thức tính FTE (Full Time Equivalent) để tính mức đầu tư thời
gian vào công việc. 1 FTE tuơng đương với 40 giờ làm việc một tuần (tương đương thời gian
làm việc toàn thời gian). Một cán bộ giảng viên làm việc 8 giờ/tuần sẽ tương đương với 0.2
FTE. [ ].Cụ thể, mỗi giảng viên hàng năm làm việc 1760 giờ, tương đương với 40 giờ/ tuần
bao gồm các công việc giảng dạy 900 giờ, NCKH 600 giờ, các hoạt động chuyên môn và
nhiệm vụ khác 260 giờ. Khối lượng công việc thực tế của giảng viên được giám sát hàng
tháng, kỳ và được đánh giá theo năm học
Bảng 5.1: Tổng hệ số tham gia CTĐT của giảng viên

Tỷ lệ
Đội ngũ Số nam Số nữ Tổng số FTE
tiến sĩ

Năm học 2018-2019

Giáo sư 03 0 03 3,75 100%

Phó Giáo sư 5 01 06 3,9375 100%

GV toàn thời gian 12 22 34 16,65 17,65%

GV bán thời gian 9 6 15 0,45 33,33%

GV thỉnh giảng 07 8 15 1,1 53,33%

Tổng cộng 36 37 73 25,88

Năm học 2019-2020

Giáo sư 02 0 02

Phó Giáo sư 5 02 07 3,5625 100%

GV toàn thời gian 15 18 33 21,625 21,21%

GV bán thời gian 7 8 15 0,225 33,33%

GV thỉnh giảng 11 9 20 1,1 50,00%


Tỷ lệ
Đội ngũ Số nam Số nữ Tổng số FTE
tiến sĩ

Tổng cộng 40 37 77 26,51

Năm học 2020-2021

Giáo sư 01 0 01

Phó Giáo sư 5 02 07 4,425 100%

GV toàn thời gian 13 17 30 21,25 26,67%

GV bán thời gian 06 08 14 0,3 28,57%

GV thỉnh giảng 11 11 22 0,9 59,09%

Tổng cộng 36 38 74 26.87

Năm học 2021-2022

Giáo sư

Phó Giáo sư

GV toàn thời gian

GV bán thời gian

GV thỉnh giảng

Tổng cộng

Năm học 2022 - 2023

Giáo sư

Phó Giáo sư

GV toàn thời gian

GV bán thời gian

GV thỉnh giảng

Tổng cộng
Bảng ...... mô tả số lượng GV và FTE của nhà trường trong 5 năm gần nhất, do đặc điểm
cơ cấu của nhà trường, giảng viên tham gia CTĐT là giảng viên cơ hữu của Khoa và giảng
viên thỉnh giảng đến từ nguồn lực dùng chung của ĐHTN.
Để đo lường và giám sát tỉ lệ giảng viên/ NH và khối lượng công việc của giảng viên,
nhà trường sử dụng công thức tính FTE của giảng viên và NH trong đó FTE (SV) = Tổng số
TC của 1 NH đăng ký trong 1 năm học/ Số TC trung bình giảng viên phải đăng ký mỗi năm
[ ].
Khóa nhập học năm 2020 phải hoàn thành tổng 129 TC trong 5 năm học, như vậy NH
phải đăng ký trung bình 25,8 TC mỗi năm. Tổng FTE của NH được tính bằng tổng số NH từ
năm 1 đến năm 5 trong năm học nhân với FTE NH.
Bảng ....: Tỷ lệ thời gian làm việc toàn phần giữa GV và sinh viên

Tỷ lệ SV trên GV
Năm học Tổng FTE của GV Tổng FTE của SV
cơ hữu

2018-2019 25,88 103,18 2.25

2019-2020 26,51 135,69 2.53

2020-2021 26,87 176,90 3.30

2021 - 2022

2022 - 2023

Bảng .... cho thấy tỷ lệ SV trên GV cơ hữu tham gia CTĐT có sự thay đổi tăng dần từ
2,25 (năm học 2018 – 2028 ) đến ..... (năm học 2022 - 2023).
Giảng viên được bố trí giảng dạy tại các Bộ môn phù hợp với năng lực và chuyên môn
của mình thể hiện qua bản phân công nhiệm vụ của Bộ môn [ ].
Giảng viên được nhà trường tạo mọi điều kiện về việc tập huấn, tham gia các Hội thảo,
Hội nghị, được tạo điều kiện học tập và kinh phí nhằm nâng cao trình độ chuyên môn hàng
năm [ ] [ ] [ ].
Việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên được giám sát, đánh giá để cải
tiến chất lượng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng hàng năm
theo quy định của ĐHTN và nhà trường [ ]. [ ]. [ ]. [ ]. [ ]. [ ]. [ ].
Số lượng công bố khoa học của cán bộ, giảng viên của nhà trường tăng lên rõ rệt, từ
năm 2016 đến năm 2021, giảng viên nhà trường đã có 207 bài báo NCKH và đề tài được đăng
tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, trung bình có 41 bài báo và đề tài
NCKH công bố mỗi năm. (Xem bảng 8.8 tại tiêu chí 8.3). Kết quả đánh giá là cơ sở để đề
xuất danh hiệu thi đua và khen thưởng cho giảng viên và tập thể bộ môn.
Nhà trường thực hiện công tác khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng của giảng viên về
công tác khen thưởng và công nhận và kỷ luật [ ].Số liệu khảo sát được thực hiện trong các
năm 2018, 2019, 2020, kết quả được đánh giá với mức độ hài lòng từ Tốt trở lên (Phụ lục 5.2).
2. Điểm mạnh
- Khoa có 100% giảng viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, ngoại ngữ và tin học theo quy
định.
- Khoa có các văn bản quy định để đo lường và giám sát tải trọng công việc của Giảng
viên hàng năm.
- Giảng viên được trú trọng tạo mọi điều kiện về đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Điểm tồn tại
Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa còn hạn chế về số lượng và có sự biến động, GV
kiêm nhiệm, GV thỉnh giảng đến từ các tổ chức doanh nghiệp còn chưa nhiều, phần nào hạn
chế việc tiếp cận với kiến thức thực tiễn tại các tổ chức doanh nghiệp
4. Kế hoạch hành động
- Trong thời gian tới, Khoa có kế hoạch cụ thể lâu dài đề xuất các giải pháp về việc thu
hút giảng viên cơ hữu công tác tại Khoa, ổn định và yên tâm công tác nhằm đảm bảo tỷ lệ
giảng viên đạt chuẩn theo quy định.
- Đề nghị ĐHTN có cơ chế đãi ngộ, thu hút và sử dụng cán bộ, giảng viên có trình độ
cao công tác lâu dài tại Khoa.
5. Tự đánh giá: Mức đạt được của tiêu chí:
Đánh dấu (×) vào một trong các ô dưới đây:

Thang đánh giá


      
v

Tiêu chí: 5.3 (Mrs. Ly) Năng lực của GV được xác định, được đánh giá và được phổ
biến thông tin
1. Mô tả
Năng lực của giảng viên của Nhà trường được xác định như sau [], []:
(1) Năng lực giảng dạy: thực hiện tốt các nhiệm vụ giảng dạy được phân công; tham gia
phát triển chương trình ở cấp độ chuyên ngành và môn học; đề xuất và triển khai các giải
pháp để đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
người học; (2) Năng lực nghiên cứu khoa học: Chủ trì đề tài NCKH các cấp; công bố các bài
báo khoa học trên tạp chí trong và ngoài nước; tham gia Hội thảo, hội nghị khoa học; chủ trì
hoặc tham gia xuất bản giáo trình hoặc tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo; hướng dẫn sinh
viên NCKH; (3) Có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần đoàn kết hợp
tác, phối hợp trong công việc, tham gia các nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn và các hoạt
động xã hội khác khi được phân công. Đạt chuẩn ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Khung năng lực của giảng viên được thông tin tới giảng viên từ lúc tuyển dụng vào
Trường: cụ thể giảng viên nắm rõ yêu cầu tuyển dụng của vị trí việc làm thông qua quy định
tuyển dụng [], Đề án vị trí việc làm []. Hồ sơ tuyển dụng thể hiện được trình độ chuyên môn,
trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên [], []. Sau khi tuyển dụng, giảng viên được bố trí,
phân công nhiệm vụ, phân công giảng dạy phù hợp với năng lực và chuyên môn của mình [],
[].
Việc đánh giá năng lực của giảng viên được thể hiện bằng nhiều cách thức:
Căn cứ hướng dẫn đánh giá CBVC-NLĐ, Nhà trường và các bộ môn tiến hành đánh giá
và phân loại giảng viên hàng năm ở các mức độ: Không hoàn thành nhiệm vụ, Hoàn thành
nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ [], [], []. Kết quả đánh giá
giảng viên hàng năm đều có quyết định công nhận và được gửi công khai đến từng bộ phận và
từng giảng viên []. Thống kê kết quả đánh giá phân loại giảng viên qua các năm cho thấy, giảng
viên đều ở mức xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (chiếm trên 90%) (Phụ lục 5.3).
Ngoài ra, năng lực giảng dạy của giảng viên còn được đánh giá bởi các đồng nghiệp thông
qua dự giờ bằng hình thức đồng nghiệp quan sát giờ giảng []. Ý kiến phản hồi của người học về
giờ giảng của giảng viên []. Kết quả là những hoạt động giúp cho giảng viên có thể điều chỉnh
các hoạt động giảng dạy cho phù hợp [].
Nhà trường sử dụng các thông tin đánh giá năng lực của giảng viên để làm cơ sở cho
công tác khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ quản lý [], [], [].
Mọi thông tin liên quan đến việc xác định năng lực, đánh giá giảng viên đều được phổ
biến rộng rãi đến từng cá nhân giảng viên để họ nắm rõ và thực hiện theo quy chế, quy định.
Bảng 5.3: Thống kê kết quả xếp loại đánh giá giảng viên trong 5 năm (Bsung 2021, 2022)
Mức độ hoàn thành Năm Năm Năm Năm Năm
STT
nhiệm vụ 2016 2017 2018 2019 2020
Hoàn thành xuất sắc 4 15 7 10 15
1
nhiệm vụ (13,8%) (42,9%) (20,6%) (30,3%) (50%)
24 20 27 21 14
2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ
(82,8%) (57,1%) (79,4%) (63,6%) (46,7%)
1 2 1
3 Hoàn thành nhiệm vụ 0 0
(3,4%) (6,1%) (3,3%)
Không hoàn thành nhiệm
4 0 0 0 0 0
vụ
2. Điểm mạnh
Công tác đánh giá năng lực, bồi dưỡng chuyên môn nghiêp vụ đối với đội ngũ GV của
Bộ môn KT&QL được thực hiện đều đặn hàng năm đúng theo quy trình hướng dẫn và có rút
kinh nghiệm qua các năm. Các GV trong Khoa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tiêu chí đánh giá năng lực của GV khi xét thi đua khen thưởng hàng năm tập trung
vào thái độ, tư tưởng, tác phong và tính kỷ luật của cá nhân GV, đã xem xét cụ thể đến năng
lực chuyên môn như năng lực lựa chọn và áp dụng phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá
phù hợp đáp ứng yêu cầu CĐR, năng lực ứng dụng và sử dụng CNTT trong dạy học; năng lực
nghiên cứu và đóng góp cho cộng đồng.
3. Điểm tồn tại (không có)
Kế hoạch hành động
Nhà trường tiếp tục duy trì các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho GV:
phương pháp giảng dạy, nghiêp vụ sư phạm, tin học, khai thác cơ sở dữ liệu, nâng cao năng
lực giảng dạy và NCKH của GV.
4. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí, mức 4/7
Đánh dấu (×) vào một trong các ô dưới đây:
Thang đánh giá
      
x

Tiêu chí: 5.4 (Mrs. Hạnh) GV được phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, kinh
nghiệm và khả năng
1. Mô tả
Căn cứ vào các tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên của Bộ Giáo dục và đào tạo và của
ĐHTN, Nhà trường xây dựng quy định tuyển dụng, Đề án vị trí việc làm, tuyển dụng giảng
viên có bằng cấp chứng chỉ phù hợp chương trình đào tạo [Quy định tuyển dụng
NĐ115,QĐ3189], [ĐA vị trí VL].
Căn cứ vào trình độ, chuyên ngành đào tạo, giảng viên được phân công giảng dạy và
nghiên cứu khoa học phù hợp với khả năng chuyên môn. Kế hoạch đào tạo được xây dựng và
phân bố hàng năm phù hợp với năng lực giảng viên [Chế độ làm việc của nhà giáo], [KHĐT],
[Giao nhiệm vụ].
Đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu, đa số giảng
viên được tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài; có kiến thức và năng lực ngoại ngữ tốt đáp
ứng nhiệm vụ giảng dạy chương trình đào tạo tiên tiến [HS GV].
Việc đánh giá mức độ phù hợp với công việc được phân công của giảng viên được
đánh giá định kỳ, hàng năm. Nhà trường tổ chức đánh giá dự giờ lên lớp của giảng viên, tổ
chức đánh giá, bình xét xếp loại viên chức, bình xét thi đua khen thưởng [Phiếu đánh giá GV
hàng năm], [IB03.Kế hoạch dự giờ...]. Ngoài ra, Nhà trường còn tổ chức lấy ý kiến phản hồi
của người học về giảng viên [BC đánh giá của người học ĐVGV], ý kiến khảo sát của chính
các cán bộ giảng viên về các nhiệm vụ được phân công [Bảng KS mức độ hài lòng của GV
với phân công nhiệm vụ], qua đó, Nhà trường xem xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ giảng
dạy, nghiên cứu từ đó có sự điều chỉnh nhiệm vụ, bố trí công việc phù hợp năng lực. Số liệu
khảo sát được tổng hợp từ năm 2020, khảo sát trên tất cả các đối tượng là giảng viên, CBVC,
NLĐ của Nhà trường. Hơn 60% người được khảo sát đánh giá đạt Tốt trở lên và đội ngũ
giảng viên hài lòng với các nhiệm vụ được phân công (Bảng 5.4).
Bảng 5.4: Bảng kết quả khảo sát mức độ hài lòng của giảng viên
với phân công nhiệm vụ
STT Nội dung khảo Mức độ hài lòng
sát Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Điểm Đánh Điểm Đánh Điểm Đánh Điểm Đánh
giá giá giá giá
1 Nhiệm vụ được
phân công có phù
hợp với trình độ 3.65 Tốt 3.71 Tốt
chuyên môn của
giảng viên
2 Giảng viên hài
lòng với nhiệm vụ 4.0 Tốt 3.49 Tốt
được phân công
3 Giảng viên hài
lòng với kế hoạch 3.8 Tốt 3.46 Tốt
đào tạo hàng kỳ
4 Trình độ của đội
ngũ giảng viên
được phân công
3.6 Tốt 3.56 Tốt
có phù hợp với
nhiệm vụ được
giao

2. Điểm mạnh
- GV được phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và khả năng
- Công tác đánh giá được tổ chức định kỳ, nhằm đưa ra giải pháp phân công bố trí hợp

3. Điểm tồn tại
- Số lượng giảng viên cơ hữu còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhiệm vụ giảng dạy, Nhà
trường phải sử dụng thêm đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và đội ngũ kiêm nhiệm.
4. Kế hoạch hành động
- Có kế hoạch tuyển dụng bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu
5. Tự đánh giá: Mức đạt được của tiêu chí:
Đánh dấu (×) vào một trong các ô dưới đây:

Thang đánh giá


      
x

Tiêu chí 5.5. (Mrs. Ly) Có hệ thống đánh giá để khen thưởng GV, trong đó có xem xét
hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng
1. Mô tả
Nhà trường có hệ thống đánh giá khen thưởng giảng viên theo các văn bản quy định của
ĐHTN và của nhà trường, trong đó có xem xét hoạt động giảng dạy, nghiên cứu phục vụ cộng
đồng [], [], [], [].
Việc nâng bậc, đề bạt cho giảng viên được dựa trên hệ thống thành tích trong giảng dạy,
nghiên cứu, phục vụ cộng đồng qua kết quả đánh giá vào cuối năm học hàng năm. []. [].
Nhà trường có quy trình và các hình thức nâng bậc, đề bạt, bổ nhiệm cho giảng viên.
Giảng viên được đề bạt thi nâng hạng khi đủ các tiêu chuẩn theo Quy định, từ giảng viên hạng
III lên giảng viên chính hạng II, từ giảng viên chính hạng II lên giảng viên cao cấp hạng I [],
cụ thể:
- Yêu cầu đối với Giảng viên cao cấp: Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm,
chuyên ngành giảng dạy; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng
viên cao cấp (hạng I); Có kiến thức chuyên sâu về các môn học được phân công giảng dạy và
một số môn học có liên quan chuyên ngành đào tạo được giao; Nắm vững thực tế và xu thế
phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành; Chủ trì thực hiện ít
nhất 02 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở hoặc 01 nhiệm vụ KH&CN cấp cao hơn đã nghiệm thu
với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên; Hướng dẫn ít nhất 02 học viên được cấp bằng thạc sĩ hoặc
hướng dẫn chính hoặc phụ ít nhất 01 NCS được cấp bằng tiến sĩ; Chủ trì biên soạn ít nhất 01
sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng;
Tác giả của ít nhất 06 bài báo khoa học là công trình NCKH của GV đã được công bố trên tạp
chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN; Có khả năng ứng dụng CNTT và sử dụng ngoại
ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh GVCC (hạng I);...
- Yêu cầu đối với Giảng viên chính: Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm,
chuyên ngành giảng dạy; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng
viên chính (hạng II); Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và
một số môn học có liên quan chuyên ngành đào tạo được giao; Hiểu và thực hiện có hiệu quả
mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; Chủ trì
thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả
đạt từ yêu cầu trở lên; Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 sách phục vụ đào tạo, được
hội đồng khoa học thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng; Tác giả của ít nhất 03 bài báo
khoa học là công trình NCKH của GV đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn
quốc tế ISSN; Có khả năng ứng dụng CNTT và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm
vụ của chức danh GVC (hạng II);...
- Đối với bổ nhiệm Phó giáo sư, giáo sư: Việc bổ nhiệm và xếp lương của viên chức
giảng dạy có chức danh giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo Quy định về tiểu chuẩn, thủ
tục xét xông nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư [IB05.05.02].
Kết quả thi đua khen thưởng hàng năm cũng là tiêu chí để xem xét đề bạt, bổ nhiệm
giảng viên vào các chức vụ quản lý của Bộ môn, của Nhà trường. Quy trình thực hiện bổ
nhiệm được thực hiện theo quy định của Đại học Thái Nguyên như sau []:
Bước 1: Xác định nhu cầu, chủ trương và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm. Căn cứ tình hình
thực tế, nguồn cán bộ trong quy hoạch, Nhà trường tổ chức hội nghị liên tịch Lãnh đạo đơn vị
và cấp ủy để thống nhất nhu cầu, chủ trương; Bước 2: Tổ chức hội nghị lấy thư giới thiệu với
sự tham gia của toàn thể cán bộ viên chức và hợp đồng dài hạn đang công tác tại Nhà trường;
Bước 3: Tổ chức hội nghị liên tịch Lãnh đạo đơn vị và cấp ủy Nhà trường, có sự tham gia của
Tổ công tác theo quyết định của ĐHTN; Bước 4: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của Nhà
trường để lấy phiếu tín nhiệm; Bước 5: Tổ chức hội nghị cấp ủy Nhà trường bỏ phiếu giới
thiệu nhân sự bổ nhiệm.
Nhà trường thực hiện quy trình đánh giá GV bao gồm tự đánh giá, đánh giá cấp Bộ
môn, đánh giá cấp Khoa và đánh giá cấp Đại học rất cụ thể theo các văn bản Quy định của
ĐHTN và của Nhà trường [], [], [].
Giảng viên được đánh giá chuyên môn, nhiệm vụ NCKH và các hoạt động khác thông
qua các lĩnh vực: (1) Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chấp hành sự phân công công
tác của lãnh đạo, có tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong nhiệm vụ được giao. (2)
Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, nội quy của đơn
vị, quy tắc ứng xử của giảng viên. (3) Hoàn thành chuẩn tiếng Anh, Tin học; (4) Có ít nhất 1
công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được cấp trên công nhận (Để xét danh hiệu
cao); (5) Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm khối lượng giảng dạy theo mã ngạch; 5 tài liệu
đúng lớp; nhiệm vụ tự bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác do BM giao; thực hiện nhiệm vụ
chính quyền, đảng, đoàn thể, công tác giáo viên chủ nhiệm (nếu có) [], [].
Hàng năm, Khoa có bộ tài liệu hướng dẫn thi đua khen thưởng theo các văn bản triển
khai của ĐHTN, trong đó trình bày phương thức và quy trình khen thưởng bao gồm tự nhận
danh hiệu, đánh giá và tôn vinh cấp Bộ môn, Khoa, và Đại học như: (1) GV viết báo cáo
thành tích; đối chiếu với tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua khen thưởng, tự nhận danh hiệu thi
đua, hình thức khen thưởng; trình bày báo cáo này trước Bộ môn (Đơn vị quản lý trực tiếp);
Bộ môn nhận xét, đóng góp ý kiến, đánh giá, bỏ phiếu (hoặc biểu quyết) suy tôn và lập danh
sách đề nghị lên Hội đồng thi đua khen thưởng cấp Nhà trường xét, duyệt danh hiệu thi đua,
hình thức khen thưởng của cá nhân và tập thể. (2) HĐTĐ khen thưởng cấp Nhà trường căn cứ
vào báo cáo thành tích của cá nhân, biên bản họp của đơn vị quản lý trực tiếp, đối chiếu với
tiêu chuẩn để bình xét, thảo luận, bỏ phiếu suy tôn các danh hiệu thi đua, hình thức khen
thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý và lập danh sách đề nghị Hội đồng thi
đua khen thưởng Khối cơ quan ĐHTN xem xét, công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen
thưởng [IB05.04.01], [IB05.05.01].
Bảng 5.5: Thống kê khen thưởng của giảng viên Nhà trường qua các năm (Bổ sung
2021, 2022)
Danh hiệu thi đua, hình Năm Năm Năm Năm Năm
thức khen thưởng 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng số giảng viên 15 21 25 27 27
Bằng khen TTCP 0 0 0 0 1
Bằng khen Bộ GD&ĐT 1 1 1 2 3
Giấy khen GĐ ĐHTN 2 2 3 1 4
Chiến sĩ thi đua cơ sở 4 3 7 7 6
Lao động tiên tiến 8 15 14 17 13

2. Điểm mạnh
Khoa Quốc tế có hệ thống đánh giá để khen thưởng GV, trong đó có xem xét hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng hàng năm một cách bài bản ngay từ đầu năm
học.
3. Điểm tồn tại:
- Các quy định về đăng ký thi đua khen thưởng đầu năm học của Nhà trường còn chưa
được hiệu quả, đăng ký chưa đúng với mục tiêu phấn đấu.
4. Kế hoạch hành động
Nhà trường cần có nhiều giải pháp định hướng rõ nét hơn để giúp các cá nhân đánh giá
nhiệm vụ bản thân và nhận diện danh hiệu thi đua khen thưởng sát với nhu cầu và nguyện
vọng thực tế của cá nhân trong năm học.
5. Tự đánh giá: Mức đạt được của tiêu chí:
Đánh dấu (×) vào một trong các ô dưới đây:

Thang đánh giá


      
x

Tiêu chí 5.6. (Mrs. Hạnh) Các quyền, đặc quyền, quyền lợi, vai trò, mối quan hệ và trách
nhiệm giải trình của GV được xác định và hiểu rõ, trong đó có xem xét đến quyền tự do
học thuật và đạo đức nghề nghiệp
1. Mô tả
Nhằm bảm bảo các giảng viên làm việc tại Khoa Quốc tế - ĐHTN đều biết và hiểu rõ về
các quyền, đặc quyền, vai trò, trách nhiệm giải trình (trong đó có xem xét đến quyền tự do
học thuật và đạo đức nghề nghiệp), Khoa Quốc tế ngay từ khi tuyển dụng, giảng viên được
tham gia các kỳ thi tuyển viên chức, thi giảng, phỏng vấn về sự hiểu biết của giảng viên về
Luật viên chức cụ thể về các quyền (Mục 1 Luật viên chức 2010), nghĩa vụ của viên chức
(Mục 2 Luật viên chức 2010) [BA05.06.01], trong đó có đề cập đến vấn đề “Thường xuyên
học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ” (tự do học thuật) và gìn giữ đạo
đức nghề nghiệp [BA05.06.02] góp phần nâng cao việc bảo đảm quyền tự do học thuật. Theo
đó, nhà trường luôn đặt quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn cho giảng
viên và giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu
khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội”. Tự do học thuật được
đảm bảo cho cả giảng viên và người học. Người dạy có quyền tìm hiểu những chủ đề mà họ
quan tâm, quyền trình bày nghiên cứu của họ tới người khác, quyền công bố những dữ liệu và
kết luận mà không bị kiểm soát và có quyền dạy theo cách họ thấy phù hợp. Người học có
quyền học những lĩnh vực họ quan tâm, có quyền trình bày ý kiến và rút ra kết luận riêng.
Quy định về năm (5) tài liệu đứng lớp của giảng viên [BA05.06.03] thể hiện rất rõ quyền tự
do học thuật bởi giảng viên được quyền lựa chọn nội dung giảng dạy và học liệu, được trình
bày các kết quả nghiên cứu của mình trong giảng dạy các học phần, được lựa chọn phương
pháp giảng dạy phù hợp, được lựa chọn các hình thức đánh giá kiểm tra, được công bố các kết
quả nghiên cứu, v.v… giảng viên được tham gia phát triển các chương trình đào tạo như đề
xuất khung chương trình, viết ngân hàng đề cương, viết ngân hàng câu hỏi [BA05.06.04]
[BA02.05.03] [BA05.06.05].
Đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo cũng luôn được nhà trường phổ biến, nhấn mạnh và
đưa ra các quy định cụ thể về Đạo đức nhà giáo [BA05.06.06].
Để cụ thể hóa các quyền, quyền lợi, vai trò, nhiệm vụ của giảng viên đang giảng dạy tại
Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 527/QĐ-ĐHTN ngày
24/4/2013 quy đinh về 5 (năm) tài liệu giảng dạy của giảng viên phải chuẩn bị trước khi đứng
lớp [BA05.06.03], đề án vị trí việc làm [BA05.01.02], Chế độ làm việc của nhà giáo trong Đại
học Thái Nguyên [BA05.02.01], quy định các chế độ chi hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng,
nghiên cứu khoa học cho cán bộ viên chức theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
[BA05.01.09], các quyền và nhiệm vụ của giảng viên trong các hợp đồng lao động ký với
giảng viên và tổng hợp các nội dung về quyền, nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp, tự do học
thuật được quy định chi tiết trong sổ tay giảng viên. Cuối mỗi năm học đơn vị thực hiện đánh
giá giảng viên nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên trong năm học
[BA05.04.01], [BA05.06.07], [BA05.06.08].
2. Điểm mạnh
Khoa đã có đầy đủ hệ thống văn bản quy định về quyền, quyền lợi, nghĩa vụ, trách
nhiệm giải trình của giảng viên được xác định và hiểu rõ, trong đó có xem xét đến quyền tự
do học thuật và đạo đức nghề nghiệp.
Khoa có minh chứng rõ ràng về tính hiệu quả của minh chứng như các thanh toán bài
báo, thanh toán lươg vượt giờ, lương cho giảng viên, thanh toán chi phí học tập bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ đảm bảo được các quyền lợi của giảng viên, thông qua báo cáo đánh giá
cán bộ giảng viên đánh giá được mức độ hoàn thành nhiệm vụ, tư tưởng chính trị, đạo đức
nghề nghiệp của giảng viên.
3. Điểm tồn tại
Vấn đề tự do học thuật trong các văn bản quy định của Đại học Thái Nguyên có đề cập
tuy nhiên còn chung chung, chưa cụ thể hóa tương thích với quan niệm về tự do học thuật phổ
biến trên thế giới.
4. Kế hoạch hành động
Cần thực sự hướng tới quan niệm về tự do học thuật phổ biến trên thế giới nhằm phát
triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng hướng tới trình độ khu vực và thế giới
5. Tự đánh giá: Mức đạt được của tiêu chí:
Đánh dấu (×) vào một trong các ô dưới đây:

Thang đánh giá


      
x
Tiêu chí: 5.7 (Mrs. Nhật Anh) Có hệ thống xác định nhu cầu về đào tạo, phát triển
chuyên môn của GV và các hoạt động đào tạo, tập huấn phù hợp được triển khai để đáp
ứng những nhu cầu này
1. Mô tả
Nhà trường xác định chất lượng của đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt để phát triển
các CTĐT. Hàng năm, căn cứ vào chiến lược phát triển nhà trường, đề án vị trí việc làm, số
lượng sinh viên, sự phát triển và mở mới các CTĐT, trình độ tiến sĩ của GV, kỹ năng giảng
dạy, năng lực NCKH và kết quả khảo sát NH, nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai các
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên [MC2].
Năm 2023, Nhà trường xây dựng quy trình triển khai công tác đào tạo bồi dưỡng [MC1],
trong đó lưu tâm đến việc xác định nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của giảng
viên [MC4].
Trong thời gian qua, đội ngũ giảng viên của Nhà trường đã tham gia nhiều hoạt động
đào tạo nâng cao chuyên môn như thạc sĩ, tiến sĩ; ngoài ra các hoạt động phát triển nghiệp vụ
khác cũng được hỗ trợ và khuyến khích tham gia như: bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (hay bồi
dưỡng chức danh giảng viên), bồi dưỡng tiếng Anh, tin học, phương pháp giảng dạy, phương
pháp nghiên cứu khoa học, lý luận chính trị [MC6]. Số liệu thống kê đội ngũ giảng viên học
thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và nước ngoài được thể hiện qua phụ lục 5.4, 5.5. Nhà trường tạo
điều kiện về các thủ tục và cử giảng viên đi học tập, tham gia hội thảo, hội nghị ... tại các cơ
sở cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài. Nhà trường công khai thông báo các khóa tập huấn,
khóa học ngắn hạn, các chương trình học bổng nước ngoài tạo điều kiện để giảng viên trẻ tham
gia dự tuyển, thông báo lấy nguồn từ website của Cục Hợp tác Quốc tế Bộ GD&ĐT và từ các
thông báo của ĐHTN [MC5].
Để động viên đội ngũ tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cũng
như tham dự hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước, Nhà trường xây dựng Dự toán ngân sách
hỗ trợ kinh phí theo định mức [MC3]. Nhà trường có những chính sách như: giảm trừ giờ dạy,
NCKH với học viên cao học, NCS, nuôi con nhỏ, kiêm nhiệm [Quy chế chi tiêu nội bộ].
Giảng viên hoàn thành học tập đúng hạn được xét vào tiêu chí xét thi đua khen thưởng, nâng
bậc lương, nâng lương sớm, bổ nhiệm [MC7], [MC8], [MC9].
Các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho giảng viên được triển khai hàng năm,
thông tin kịp thời đầy đủ tới cán bộ giảng viên của Nhà trường. Đồng thời Nhà trường cũng
triển khai khảo sát ý kiến từ phía giảng viên về các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, các khóa học
đã phù hợp hay chưa, từ đó làm cơ sở để có những điều chỉnh, xây dựng cho phù hợp ở các
năm sau [MC10].
2. Điểm mạnh
- Thông tin đầy đủ, kịp thời tới các giảng viên về các chương trình đào tạo, tập huấn,
các học bổng học ngắn hạn, dài hạn.
- Dựa trên nhu cầu của đội ngũ, Nhà trường cũng đã thực hiện việc cử đi đào tạo bồi
dưỡng, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho giảng viên.
- Hoàn thành học tập đúng hạn, học nâng cao được xét là điều kiện để nâng bậc lương,
khen thưởng.
- Đã triển khai khảo sát giảng viên đăng ký nhu cầu đào tạo phát triển chuyên môn, bồi
dưỡng nghiệp vụ khác cho giảng viên.
3. Điểm tồn tại
- Đa phần cán bộ đi học tập, bồi dưỡng đều tự bỏ kinh phí. Nhà trường chưa có cơ chế
hỗ trợ kinh phí, thưởng nóng,... do tài chính phụ thuộc vào sự quản lý của Đại học Thái
Nguyên.
4. Kế hoạch hành động
- Tham mưu xây dựng những chính sách hỗ trợ kinh phí đi học, thưởng tiền mặt khi cán
bộ giảng viên hoàn thành khóa học dài hạn đúng hạn,...
5. Tự đánh giá: Mức đạt được của tiêu chí:
Đánh dấu (×) vào một trong các ô dưới đây:

Thang đánh giá


      
X

Tiêu chí 5.8: (Mrs Quyên) Việc quản lý hiệu quả công việc của GV (bao gồm cả khen
thưởng và công nhận) được triển khai để đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy và
nghiên cứu khoa học của GV
1. Mô tả.
Khối lượng giảng dạy và NCKH của giảng viên được thể hiện qua kế hoạch đào tạo và
bản đăng ký thi đua của từng cá nhân [ ]. [ ]. [ ]. Việc đánh giá khối lượng công việc của
giảng viên được thực hiện như sau: các Bộ môn nộp bản tổng hợp số lượng giờ giảng của
giảng viên để bộ phận kế toán rà soát, đồng thời nộp bản tổng hợp và minh chứng số lượng
giờ NCKH của mỗi giảng viên về Tổ Hành chính – Tổng hợp để xác định việc hoàn thành
NCKH của giảng viên. Đây là căn cứ để nhà trường trình ĐHTN thanh toán giờ giảng cho
mỗi giảng viên và xếp loại GV.
Hàng năm, các giảng viên đều tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo quy trình đánh giá
xếp loại CBVC vào cuối năm học như: (1) Các cá nhân tự viết báo cáo và tự đánh giá kết quả
thực hiện các nhiệm vụ năm học theo các mức xếp loại theo quy định của ĐHTN: Hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm
vụ; (2) Bộ môn họp, nhận xét và đề nghị mức xếp loại cho mỗi giảng viên, tổng hợp kết quả
bằng biên bản gửi về Tổ Hành chính – Tổng hợp; (3) Hội đồng thi đua khen thưởng của Nhà
trường họp, thảo luận và bỏ phiếu đề nghị mức độ xếp loại cho mỗi giảng viên; (4) Nhà
trường trình kết quả xếp loại của cán bộ, giảng viên theo năm học về ĐHTN; (5) Hội đồng thi
đua khen thưởng của ĐHTN căn cứ vào kết quả đánh giá giảng viên ở nhà trường họp và bỏ
phiếu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên; ra quyết định công nhận kết quả
gửi về Trường; (6) Kết quả xếp loại này sẽ được thông báo đến các Tổ, Bộ môn và từng giảng
viên thông qua phần mềm quản lý văn bản và qua email của đơn vị.
Kết quả xếp loại là cơ sở để xét danh hiệu thi đua cho giảng viên. Ví dụ, để đạt danh
hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc cao hơn, giảng viên phải được xếp loại Hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ. Quy trình xét khen thưởng và công nhận thể hiện khách quan, minh bạch, công
bằng và xuất phát từ nguyện vọng của giảng viên. Cụ thể như sau: (1) Đầu năm học giảng
viên được đăng ký danh hiệu thi đua mà mình mong muốn đạt được; (2) Cá nhân viết Báo cáo
thành tích và tự nhận danh hiệu thi đua; (3) Bộ môn họp, nhận xét và đề nghị danh hiệu cho
mỗi giảng viên, tổng hợp kết quả bằng biên bản gửi về Tổ Hành chính – Tổng hợp; (4) Hội
đồng thi đua khen thưởng của Nhà trường họp, thảo luận và bỏ phiếu đề nghị danh hiệu thi
đua cho mỗi giảng viên; (5) Nhà trường trình kết quả thi đua của cán bộ, giảng viên theo năm
học về ĐHTN; (6) Hội đồng thi đua khen thưởng của ĐHTN căn cứ vào đề xuất của nhà
trường, họp và bỏ phiếu cho các danh hiệu thi đua của giảng viên; ra quyết định công nhận kết
quả gửi về Trường; (7) Kết quả thi đua này sẽ được thông báo đến các Tổ, Bộ môn và từng
giảng viên thông qua website và qua email của từng cá nhân. Từ đó tất cả giảng viên đều
được biết và có ý kiến phản hồi [ ]. [ ]. [ ].Kết quả thi đua còn là cơ sở để xét khen
thưởng, tăng lương sớm cũng như bổ nhiệm các vị trí quản lý cho giảng viên [ ]. [ ]. [ ]. [
].
Nhà trường có các cơ chế, chính sách, quy định làm tăng động lực giảng dạy tốt và chất
lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên, cụ thể: Quy định về kỷ luật giảng viên; Quy định
đánh giá, phân loại cán bộ, viên chức và người lao động áp dụng tại Nhà trường [ ]. [ ]. [
].Giảng viên được chú trọng công tác khen thưởng cho giảng dạy, nâng cao trình độ, nghiên
cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, nhà trường áp dụng Quy chế chi tiêu nội bộ của Khối cơ
quan ĐHTN nhằm thúc đẩy giảng viên NCKH, cụ thể tại Điều 29: Chi hoạt động thực hiện
nhiệm vụ khoa học công nghệ; Điều 30: Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức: Điều 32:
Thanh toán giờ giảng cho giảng viên; Chi thưởng cho các danh hiệu thi đua trong năm học [ ].
Nhà trường đã khuyến khích khen thưởng bằng tiền cho GV nâng cao trình độ chuyên
môn (nghiên cứu sinh đúng thời hạn, được phong hàm GS, PGS, thanh toán vượt giờ, bài báo,
đề tài, giải thưởng, v.v.) với các mức hỗ trợ như: mức thưởng các bài báo quốc tế đăng trên
các tạp chí ISI: 10.000.000đ/ bài báo. Các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế khác và báo cáo
hội thảo quốc tế được đăng tại kỷ yếu hội nghị: 5.000.000đ/bài. Hỗ trợ công nhận các chức
danh: Giáo sư 30.000.000đ; Phó giáo sư: 20.000.000đ; Danh hiệu Nhà giáo nhân
dân:10.000.000đ, Nhà giáo ưu tú: 3.000.000đ được thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của
Khối cơ quan ĐHTN [ ]. [ ].
Bảng 5. 2: Thống kê khen thưởng cán bộ, giảng viên Khoa Quốc tế

Danh hiệu thi đua, hình Năm Năm Năm Năm Năm
thức khen thưởng 2018 2019 2020 2021 2022
TS CBVC của Nhà trường 63 62 58

Bằng khen TTCP 0 0 01

Bằng khen Bộ GD&ĐT 02 03 03

Giấy khen GĐ ĐHTN 04 02 01

Bằng khen chuyên đề của


01 02 02
CĐ GD Việt Nam

Chiến sĩ thi đua cơ sở 08 11 09

Lao động tiên tiến 54 54 56


2. Điểm mạnh
- Khoa có các cơ chế, chính sách, các văn bản quy định cụ thể làm tăng động lực giảng
dạy tốt và chất lượng nghiên cứu khoa học đối với giảng viên (Bản tổng hợp đăng ký thi đua
khen thưởng qua các năm. Các biên bản họp bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng
năm; Kế hoạch tổ Đào tạo; Quy định thi đua, khen thưởng; Phiếu đánh giá CBVC hàng năm;
Kế hoạch dự giờ của BM; BB về sinh hoạt chuyên môn.
- Khoa có các văn bản ban hành quy định về công tác quản lý khoa học và công nghệ
của ĐHTN. Kết quả nghiệm thu đề tài các cấp, bài báo đăng các tạp chí uy tín trong nước và
quốc tế tăng lên hàng năm.
3. Điểm tồn tại
- Việc khảo sát sự hài lòng của giảng viên đối với công tác quản lý kết quả công việc
của giảng viên, và kết quả thi đua khen thưởng của giảng viên hàng năm chưa chủ động, chưa
thực sự thường xuyên và hiệu quả.
4. Kế hoạch hành động
Khoa cần xây dựng đẩy mạnh hơn việc khảo sát sự hài lòng của giảng viên đối với công
tác quản lý kết quả công việc của giảng viên và kết quả đánh giá thi đua khen thưởng hàng
năm đối với giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
5. Tự đánh giá: Mức đạt được của tiêu chí:
Đánh dấu (×) vào một trong các ô dưới đây:

Thang đánh giá


      
v
……., ngày tháng năm 20…
NGƯỜI BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Phụ lục 5.1: Thống kê số lượng giảng viên tốt nghiệp ĐH/ThS/TS tại nước ngoài
Năm Trình độ đào tạo Nước đào tạo Số lượng CBGV
Thạc sĩ Hàn Quốc 3

2018 Úc 2
Phillipines 4
Đài Loan 6
Phần Lan 1
Pháp 1
Thụy Điển 1
Anh Quốc 1
Tiến sĩ Nga 1
Thái Lan 2
2019 Thạc sĩ Úc 2
Hàn Quốc 3
Phillipin 3
Đài Loan 6
Thụy Điển 1
Anh Quốc 1
Tiến sĩ Thái Lan 2
Phillippin 2
Nga 1
Pháp 1
2020 Thạc sĩ Úc 2
Hàn Quốc 3
Phillipin 1
Đài Loan 7
Thụy Điển 1
Anh Quốc 1
Tiến sĩ Thái Lan 2
Phillippin 2
Pháp 1
Úc 1
Đài Loan 2
2021 Thạc sĩ Phillipin 2
Úc 1
Đài Loan 6
Hàn Quốc 2
Anh Quốc 3
Thụy Điển 1
Tiến sĩ Phillippin 2
Thái Lan 1
Pháp 1
Đài Loan 2
2022 Thạc sĩ Phillippin 1
Úc 1
Đài Loan 7
Hàn Quốc 2
Anh Quốc 3
Tiến sĩ Phillippin 3
Thái Lan 1
Pháp 1
Đài Loan 2
Nhật Bản 1

Phụ lục 5.5: Số lượng giảng viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn

Năm Trong nước Nước ngoài

Tiến sĩ Thạc sĩ Tiến sĩ Thạc sĩ

2018 02 06 01

2019 01 06 01

2020 08

2021

2022
Phụ lục 5.6: Số lượng giảng viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác

Năm Tin học Ngoại Bồi dưỡng Hội nghị, NVSP, chuẩn
ngữ chuyên hội thảo, chức danh
môn tập huấn nghề nghiệp

2018 2 4 2 1

2019 7 28

2020 2 39 4

2021

2022

You might also like