You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 2774 /QĐ-ĐHQGHN Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo
k

GIÁM ĐỐC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Căn cứ Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ về Đại học Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và
các cơ sở giáo dục đại học thành viên;
Căn cứ Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quy chế đào tạo thạc sĩ tại Đại học
Quốc gia Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 1366/QĐ-ĐHQGHN ngày 25 tháng 04 năm 2012 của
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quy định về mở mới và điều chỉnh
chương trình đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 4033/QĐ-ĐHQGHN ngày 09 tháng 12 năm 2021 của
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Danh mục ngành, chuyên ngành đào
tạo được quy hoạch cho giai đoạn 2021-2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này 02 chương trình đào tạo trình độ
thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng chuyên ngành Ngôn
ngữ học ứng dụng tiếng Anh (chuyên ngành đào tạo thí điểm) dành cho sinh viên
tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học hệ chất lượng cao hoặc các chương trình
đào tạo đại học có khối lượng kiến thức tích lũy tối thiểu 150 tín chỉ.
Điều 2. Giao cho Trường Đại học Ngoại ngữ tổ chức thực hiện các chương
trình đào tạo nói trên theo đúng Quy chế đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà
Nội, các quy định hiện hành có liên quan và chương trình đào tạo kèm theo Quyết
định này.
2

Điều 3. Sau hai khóa đào tạo, Trường Đại học Ngoại ngữ tổ chức khảo sát,
đánh giá chương trình đào tạo, công tác tổ chức đào tạo, chất lượng đào tạo và báo
cáo Đại học Quốc gia Hà Nội.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Trưởng Ban Đào tạo, Trưởng Ban Kế hoạch Tài
chính, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC


- Như Điều 4; PHÓ GIÁM ĐỐC
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (để b/c);
- Giám đốc ĐHQGHN (để b/c);
- Lưu: VT, ĐT, Y3.

Nguyễn Hoàng Hải


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG TIẾNG ANH
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

(DÀNH CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ
CHẤT LƯỢNG CAO HOẶC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÓ KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC TÍCH LŨY TỐI THIỂU 150 TÍN CHỈ)
(Ban hành theo Quyết định số 2774 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 19 tháng 08 năm 2022
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tên tiếng Việt: Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh
+ Tên tiếng Anh: Applied Linguistics (English)
- Chuyên ngành đào tạo: Thí điểm
+ Mã số đề xuất: 8220214.01
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 1,5 năm (18 tháng)
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh
+ Tên tiếng Anh: The Degree of Master in Applied Linguistics (English)
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
M1. Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu này nhằm tạo ra nguồn nhân
lực chất lượng cao ngành Ngôn ngữ hoc ứng dụng Tiếng anh (NNHUDTA) có phẩm
chất đạo đức tốt, khả năng thích ứng cao, được cập nhật và nâng cao tri thức về ngành
ngôn ngữ và tri thức chuyên ngành NNHUD bao gồm biên phiên dịch, thương mại, du
lịch, truyền thông, ngoại giao, hợp tác quốc tế và các tiếng Anh chuyên ngành khác;
2

có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh (NNA) và kĩ năng vận dụng kiến thức đó
vào nghiên cứu thực tiễn.
M2. Sau khi tốt nghiệp chương trình, thạc sĩ NNHUDTA có thể tiếp tục tự học,
tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân
cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành nhà chuyên môn giỏi ở các bậc học,
cán bộ quản lí chuyên môn trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng và nghiên cứu tiếng
Anh nói riêng và ngành ngôn ngữ nói chung, những người có thể tạo ra sự thay đổi
trong lĩnh vực ngôn ngữ tiếng Anh, có khả năng lãnh đạo, tạo ảnh hưởng trong cộng
đồng học thuật trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
2.2. Các mục tiêu cụ thể
Về kiến thức:
M3. Chương trình cung cấp kiến thức chuyên sâu văn hóa, chính trị, xã hội, pháp
luật phù hợp với chuyên ngành NNA và với yêu cầu phát triển đất nước, nâng cao khả
năng đóng góp hữu hiệu của người học vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng
đồng;
M4. Chương trình cung cấp kiến thức về các khoa học ngôn ngữ và các khoa học
sư phạm, mở rộng và cập nhật kiến thức chuyên sâu về lí luận và thực tiễn sử dụng
tiếng Anh để học viên tốt nghiệp vận dụng vào nghiên cứu;
M5. Chương trình cung cấp các kiến thức chuyên ngành hẹp giúp người học phát
hiện và nghiên cứu các vấn đề trong thực tiễn sử dụng tiếng Anh ở nước ta, đáp ứng
nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực NNA cho đội ngũ cán bộ, các
giảng viên, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực liên quan trong cả nước.
Về kĩ năng:
M6. Chương trình cung cấp các kĩ năng nghiên cứu về ngôn ngữ cơ bản. Ngoài
ra, chương trình còn phát triển các kĩ năng tiếng Anh, đặt biệt là các kĩ năng phục vụ
nghiên cứu về lĩnh vực NNA và các ngành có liên quan;
M7. Trang bị kĩ năng mềm nhằm phát triển các năng lực cá nhân phù hợp với
môi trường công việc, sáng tạo và năng động.
Về mức độ tự chủ và trách nhiệm:
M8. Trang bị năng lực tự phát hiện vấn đề nghiên cứu, xây dựng và thực hiện
các đề tài nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực NNA để nâng cao hiệu quả sử dụng NNA
không chỉ của bản thân mà còn đóng góp cho nhiệm vụ đổi mới giáo dục ngoại ngữ,
đặc biệt là NNA trong phạm vi trong nước và quốc tế;
M9. Trang bị năng lực tự học và tự nghiên cứu suốt đời cho học viên.
3

Về phẩm chất chính trị:


M10. Chương trình cũng góp phần đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học
của chuyên ngành có phẩm chất chính trị, tư tưởng tốt, có ý thức phục vụ nhân dân,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinh
- Xét tuyển theo các quy định hiện hành của ĐHQGHN và phương án tuyển sinh
chi tiết được ĐHQGHN phê duyệt hàng năm.
3.2. Đối tượng tuyển sinh
- Về văn bằng: Thí sinh cần có bằng tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên các
ngành Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh hệ chất lượng cao của Trường Đại học
Ngoại ngữ - ĐHQGHN hoặc của các trường đại học khác với điều kiện chương trình
đào tạo đại học có khối lượng kiến thức đạt tối thiểu 150 tín chỉ.
- Về kinh nghiệm công tác: Không yêu cầu.
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Yêu cầu về chất lượng luận văn
Luận văn thạc sĩ trong chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành NNHUDTA
định hướng nghiên cứu là công trình khoa học thể hiện mức độ nắm vững các kiến
thức chuyên môn về lí thuyết, thực hành và kĩ năng vận dụng các phương pháp nghiên
cứu của học viên trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến NNHUD trong việc phát
triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân như công tác biên dịch, phiên dịch, và công
tác biên tập trong các tạp chí khoa học ngôn ngữ, công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Đề tài luận văn là một vấn đề khoa học cụ thể trong lĩnh vực NNHUD định
hướng nghiên cứu được Tiểu ban Ngôn ngữ học ứng dụng của Hội đồng Khoa học và
Đào tạo Trường Đại học Ngoại ngữ thông qua. Học viên thực hiện luận văn theo đề
tài được giao dưới sự hướng dẫn của cán bộ được phân công.
Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ khả năng vận dụng những kiến thức về
ngôn ngữ học và phương pháp nghiên cứu được trang bị trong quá trình học để thực
hiện đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả học tập và
nghiên cứu của học viên trong thời gian học, chưa được công bố trong bất cứ một
công trình nghiên cứu nào của người khác.
Luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có khối lượng
khoảng 80 trang A4 (khoảng 20.000 từ), được chế bản theo mẫu quy định chung của
Đại học Quốc gia Hà Nội.
4

2. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn


2.1. Kiến thức thực tế và lí thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lí
và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo
C1. Vận dụng được kiến thức nền tảng chung về triết học, kiến thức chung về
phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhân sinh quan chân chính tiến bộ, thế giới
quan khoa học tiên tiến, nhận thức đúng đắn về lí luận và đường lối chính trị của
Đảng và nhà nước;
C2. Áp dụng kiến thức giáo dục và kiến thức ngôn ngữ với tư duy phân tích và
phản biện về các hiện tượng, các khái niệm, các quan hệ và các quy luật phát triển
của ngôn ngữ;
C3. Phân tích và tổng hợp các kiến thức cơ bản về văn học – văn hóa, giao tiếp
liên - giao văn hóa trong giao tiếp, giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ;
2.2. Kiến thức liên ngành có liên quan
C4. Xây dựng hệ thống kiến thức chuyên ngành tích hợp với các kiến thức nền
tảng làm tiền đề cho việc phát triển các kĩ năng chuyển đổi giữa các ngành nghề liên
quan, phù hợp.
2.3. Kiến thức chung về quản trị và quản lí
C5. Quản trị và quản lí các hoạt động giảng dạy phù hợp với bối cảnh dạy và học
tiếng Anh.
3. Yêu cầu về kĩ năng
3.1. Kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra xử lí
các vấn đề một cách khoa học
C6. Vận dụng được các lí thuyết cơ bản về tâm lí học giảng dạy ngoại ngữ, quá
trình học ngoại ngữ trong công tác giảng dạy;
C7. Vận dụng các kiến thức nói trên trong việc giải quyết các công việc chuyên
môn phù hợp với chuyên ngành dạy học tiếng Anh và mọi công việc phát sinh liên
quan tới chuyên ngành dạy học tiếng Anh với hiệu quả và tiến độ cao;
3.2. Kĩ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề
chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác
C8. Giao tiếp, làm việc nhóm và các kĩ năng mềm khác để làm việc hiệu quả và
thích nghi với sự thay đổi liên tục của các hoạt động xã hội;
C9. Vận dụng các kĩ năng của thế kỷ 21 (hợp tác, tư duy phản biện và giải quyết
vấn đề, giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin, quản lí công việc và thời gian, lãnh
5

đạo và quản lí sự thay đổi, sáng tạo và đổi mới), trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội
trong giảng dạy, học tập và cuộc sống;
C10. Sử dụng tốt tiếng Anh xã hội và tiếng Anh học thuật ở trình độ tối thiểu
tương đương bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
C11. Thảo luận, trao đổi các phương pháp và kĩ thuật dạy học, phát triển chương
trình và kiểm tra đánh giá ngoại ngữ hiện đại với cộng đồng chuyên môn;
3.3. Kĩ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng
tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp
C12. Hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính
quy luật, khó dự báo;
C13. Tổ chức thực hiện các nghiên cứu cải tiến phương pháp sư phạm độc lập
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục;
C14. Quản trị và quản lí các nghiên cứu cơ bản nhằm cải tiến phương pháp sư
phạm trong giảng dạy ngoại ngữ
4. Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm
C15. Tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm
việc có tính hội nhập quốc tế cao;
C16. Xây dựng, đánh giá kế hoạch;
C17. Phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động chuyên môn;
C18. Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu.
5. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức
5.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
C19. Rèn luyện tính trung thực, tự tin, sẵn sàng đương đầu với rủi ro; tuân thủ
các tiêu chuẩn và quy định về đạo đức; can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn
cảnh không thuận lợi.
5.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
C20. Cam kết và trách nhiệm trong việc đóng góp cho chuyên ngành học và
nghề nghiệp với tư cách là một nhà giáo dục ngoại ngữ;
C21. Vận dụng linh hoạt và phù hợp quy tắc ứng xử của một nhà giáo trong mối
quan hệ với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh và những cá nhân liên quan trong môi
trường giáo dục;
6

C22. Xây dựng tính chuyên nghiệp cao: tuân thủ các quy định của nghề nghiệp,
không ngừng chiêm nghiệm để cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc.
5.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
C23. Xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, có tư cách, tác phong
đúng đắn của một công dân; có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và
làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước; có lối sống lành mạnh, văn minh,
phù hợp với bản sắc dân tộc; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
6. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhận sau tốt nghiệp
Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành NNHUDTA định
hướng nghiên cứu có thể đảm nhận các vị trí công tác có liên quan đến NNHUD như
giáo viên các trường phổ thông, chuyên gia ngôn ngữ trong các trung tâm ngôn ngữ,
chuyên gia biên dịch, phiên dịch tiếng Anh tại các cơ quan ngoại giao và các cơ quan,
đơn vị có sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp chính trong và ngoài nước; cán
bộ phụ trách công tác báo chí truyền thông tại các công ty, cơ quan, ban ngành trung
ương và địa phương; phóng viên, biên tập viên báo chí, truyền thông; chuyên gia tư
vấn, hỗ trợ cho các nhà sản xuất phim ảnh, chương trình truyền hình về mặt ngôn ngữ;
cán bộ giảng dạy ngôn ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng, đất nước học, quốc tế học và
thực hành tiếng tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh và ngôn ngữ khác; cán bộ đối ngoại,
văn phòng tại các công ty, cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương; biên tập
viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản văn hóa, chính trị; các nhà quản lí tại các cơ
quan kinh doanh, tổ chức sự kiện.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau tốt nghiệp
- Tự tìm tòi và nghiên cứu các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động thực
tiễn tại nơi làm việc;
- Tự học tập, tự nghiên cứu về các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến
lĩnh vực Ngôn ngữ Anh;
- Có thể học lên ở bậc cao hơn (tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Sư
phạm Anh và các lĩnh vực khác thuộc ngôn ngữ học ứng dụng, nghiên cứu liên ngành
liên quan đến ngôn ngữ Anh... để trở thành các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh
vực được đào tạo.
7

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 47 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 8 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 24 tín chỉ
+ Bắt buộc: 12 tín chỉ
+ Tự chọn: 12 tín chỉ
- Luận văn thạc sĩ: 15 tín chỉ
2. Khung chương trình

Tên học phần Số Số giờ tín chỉ


Mã Học phần
STT (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) tín Lí Thực Tự tiên quyết
học phần
chỉ thuyết hành học
I Khối kiến thức chung 8
Triết học
1 PHI5002 4 60
(Philosophy)
Ngoại ngữ cơ bản (*)
(General Foreign Language)
RUS5001 Tiếng Nga cơ bản
(General Russian)
FRE5001 Tiếng Pháp cơ bản
2 4 60
(General French)
CHI5001 Tiếng Trung Quốc cơ bản (General
Chinese)
WES5001 Tiếng Đức cơ bản
(General German)
II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 24
II.1. Các học phần bắt buộc 12
Phương pháp nghiên cứu trong
ngôn ngữ học ứng dụng
3 ENG6005 3 45
(Research Methods in Applied
Linguistics)
Những đường hướng phân tích diễn
ngôn
4 ENG6008 3 45
(Approaches to Discourse
Analysis)
Ngôn ngữ học đại cương (tiếng
5 ENG6020 Anh) 3 45
(General Linguistics (English))
Một số vấn đề trong nghiên cứu
6 ENG6036 3 45
văn hóa xuyên quốc gia
8

Tên học phần Số Số giờ tín chỉ


Mã Học phần
STT (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) tín Lí Thực Tự tiên quyết
học phần
chỉ thuyết hành học
(Issues in Transnational Cultural
Studies)
II.2. Các học phần tự chọn 12
Tiếng Anh viết khoa học
7 ENG6009 3 45
(Academic English Writing)
Phương pháp thu thập và xử lí dữ
liệu nghiên cứu trong ngôn ngữ học
8 ENG6077 ứng dụng 3 45
(Data Collection and Analysis in
Applied Linguistics)
Giao tiếp giao văn hoá
9 ENG6007 3 45
(Cross-Cultural Communication)
Giao tiếp liên văn hóa
10 ENG6033 3 45
(Intercultural Communication)
Ngôn ngữ, văn hoá và xã hội
11 ENG6014 3 45
(Language, Culture and Society)
Ngôn ngữ học tri nhận
12 ENG6024 3 45
(Cognitive Linguistics)
Miêu tả ngôn ngữ
13 ENG6202 3 45
(Language Description)
Ngữ nghĩa học (tiếng Anh)
14 ENG6004 3 45
(Semantics (English))
Những nguyên tắc ngữ âm và âm vị
học trong giảng dạy ngoại ngữ
15 ENG6010 3 45
(Phonetics and Phonology in
Language Teaching)
Nghiên cứu dịch thuật (tiếng Anh)
16 ENG6016 3 45
(Translation Studies (English))
Ngữ pháp chức năng
17 ENG6204 3 45
(Functional Grammar)
Dụng học
18 ENG6205 3 45
(Pragmatics)
Các biến thể tiếng Anh trên thế giới
19 ENG6025 3 45
(World Englishes)
Ngôn ngữ và truyền thông
20 ENG6026 3 45
(Language and the Media)
Kiểm tra và đánh giá năng lực ngôn
ngữ
21 ENG6029 3 45
(Language Testing and
Assessment)
22 ENG6022 Các lí thuyết về quá trình học ngôn 3 45
9

Tên học phần Số Số giờ tín chỉ


Mã Học phần
STT (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) tín Lí Thực Tự tiên quyết
học phần
chỉ thuyết hành học
ngữ thứ hai
(Theories of Second Language
Learning)
Các đường hướng xây dựng
chương trình và biên soạn học liệu
dạy học tiếng Anh
23 ENG6006 3 45
(Approaches to English Language
Teaching Curriculumn and
Materials Development)
Lí luận và phương pháp dạy học
24 ENG6018 ngoại ngữ 3 45
(Language Teaching Methodology)
Tâm lí học giảng dạy ngoại ngữ
25 ENG6028 (Psychology for Language 3 45
Teaching)
Lí thuyết về quá trình học
26 ENG6027 3 45
(Theories of Learning)
Kĩ thuật và công nghệ trong dạy
học ngoại ngữ
27 ENG6011 3 45
(Technology in Language
Teaching)
Chính sách ngôn ngữ và việc thực
28 ENG6023 hiện chính sách ngôn ngữ 3 45
(Language Policy and Enactment)
Dạy ngoại ngữ tích hợp với nội
dung chuyên ngành
29 ENG6030 3 45
(Content and Language Integrated
Learning)
Song ngữ và giáo dục song ngữ
30 ENG6031 (Bilingualism and Bilingual 3 45
Education)
III Luận văn thạc sĩ 15
Tổng cộng 47
10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG TIẾNG ANH
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

(DÀNH CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ
CHẤT LƯỢNG CAO HOẶC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÓ KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC TÍCH LŨY TỐI THIỂU 150 TÍN CHỈ)
(Ban hành theo Quyết định số 2774 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 19 tháng 08 năm 2022
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tên tiếng Việt: Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh
+ Tên tiếng Anh: Applied Linguistics (English)
- Chuyên ngành đào tạo: Thí điểm
+ Mã số đề xuất: 8220214.01
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 1 năm (12 tháng)
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh
+ Tên tiếng Anh: The Degree of Master in Applied Linguistics (English)
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
M1. Chương trình đào tạo NNHUDTA định hướng ứng dụng nhằm tạo ra nguồn
nhân lực chất lượng cao có phẩm chất đạo đức tốt, khả năng thích ứng cao, có khả
năng ứng dụng cao tri thức thuộc chuyên ngành NNHUD trong thực tiễn biên phiên
dịch, thương mại, du lịch, truyền thông, ngoại giao, hợp tác quốc tế và các chuyên
ngành khác liên quan;
11

M2. Sau khi tốt nghiệp chương trình, thạc sĩ NNHUDTA có thể tiếp tục tự học,
tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở
thành nhà ngôn ngữ giỏi ở các bậc học, những người có thể tạo ra sự thay đổi trong
lĩnh vực ngôn ngữ tiếng Anh, có khả năng lãnh đạo, tạo ảnh hưởng trong cộng đồng
học thuật trong lĩnh vực chuyên môn và cũng có thể là những cán bộ quản lí chuyên
môn trong lĩnh vực ngôn ngữ và nghiên cứu tiếng Anh nói riêng và ngành ngôn ngữ
nói chung.
2.2. Các mục tiêu cụ thể
Về kiến thức:
M3. Chương trình giúp người học phát triển các hiểu biết nâng cao về văn hóa,
chính trị, xã hội, pháp luật phù hợp với chuyên ngành NNA và với yêu cầu phát triển
đất nước vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng;
M4. Chương trình cung cấp kiến thức về các khoa học ngôn ngữ và các chuyên
ngành NNA, mở rộng và cập nhật kiến thức chuyên sâu về lí luận và thực tiễn sử dụng
tiếng Anh để học viên tốt nghiệp vận dụng vào nghiên cứu;
M5. Chương trình cung cấp các kiến thức chuyên ngành hẹp giúp người học ứng
dụng sâu hơn NNA trong thực tiễn sử dụng tiếng Anh ở nước ta, đáp ứng nhu cầu
nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực ngôn ngữ Anh cho đội ngũ cán bộ, các
giảng viên, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực liên quan trong cả nước.
Về kĩ năng:
M6. Chương trình cung cấp các kỹ năng thực hành nâng cao ngôn ngữ cơ bản và
phát triển các kỹ năng ứng dụng NNA trong thực tiễn sử dụng tiếng Anh trong các
ngành có liên quan;
M7. Trang bị kỹ năng mềm nhằm phát triển các năng lực cá nhân phù hợp với
môi trường công việc, sáng tạo và năng động;
Về mức độ tự chủ và trách nhiệm:
M8. Trang bị năng lực tự phát hiện vấn đề, xây dựng và giải quyết vấn đề liên
quan tới lĩnh vực Ngôn ngữ Anh để nâng cao hiệu quả sử dụng NNA không chỉ của
bản thân mà còn đóng góp cho nhiệm vụ đổi mới giáo dục ngoại ngữ, đặc biệt là NNA
trong phạm vi trong nước và quốc tế.
M9. Trang bị năng lực tự học và tự nghiên cứu suốt đời cho học viên;
Về phẩm chất chính trị:
12

M10. Chương trình cũng góp phần đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học
của chuyên ngành có phẩm chất chính trị, tư tưởng tốt, có ý thức phục vụ nhân dân,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinh
- Xét tuyển theo các quy định hiện hành của ĐHQGHN và phương án tuyển sinh
chi tiết được ĐHQGHN phê duyệt hàng năm.
3.2. Đối tượng tuyển sinh
- Về văn bằng: Thí sinh cần có bằng tốt nghiệp đại học các ngành Sư phạm
Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh hệ chất lượng cao của Trường Đại học Ngoại ngữ -
ĐHQGHN hoặc của các trường đại học khác với điều kiện chương trình đào tạo đại
học có khối lượng kiến thức đạt tối thiểu 150 tín chỉ.
- Về kinh nghiệm công tác: Không yêu cầu.

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


1. Yêu cầu về chất lượng luận văn
Luận văn thạc sĩ trong chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành NNHUDTA
định hướng nghiên cứu là công trình khoa học thể hiện mức độ nắm vững các kiến
thức chuyên môn về lí thuyết, thực hành và kĩ năng vận dụng các phương pháp nghiên
cứu của học viên trong việc giải quyết vấn đề khoa học cụ thể trong lĩnh vực chuyên
môn..
Đề tài luận văn là một vấn đề khoa học cụ thể trong lĩnh vực NNHUD, phương
pháp dạy học tiếng Anh, hoặc các lĩnh vực có liên quan tới NNHUD được được Tiểu
ban Ngôn ngữ học ứng dụng của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học
Ngoại ngữ thông qua. Học viên thực hiện luận văn theo đề tài được giao dưới sự
hướng dẫn của cán bộ được phân công.
Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ được tác giả đã xây dựng được kỹ năng
vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình
học tập để xử lí đề tài nghiên cứu một cách thành thục. Kết quả nghiên cứu trong luận
văn phải là kết quả học tập và nghiên cứu mà học viên thu được trong thời gian học,
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác
Luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có khối lượng
khoảng 50 trang A4 (khoảng 12.500 từ), được chế bản theo mẫu quy định chung của
Đại học Quốc gia Hà Nội.
13

2. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn


2.1. Kiến thức thực tế và lí thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lí
và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo
C1. Vận dụng được kiến thức nền tảng chung về triết học, kiến thức chung về
kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật;
C2. Áp dụng kiến thức giáo dục và kiến thức ngôn ngữ với tư duy phân tích và
phản biện về các hiện tượng, các khái niệm, các quan hệ và các quy luật phát triển
của ngôn ngữ;
C3. Phân tích và tổng hợp các kiến thức cơ bản về văn học – văn hóa, giao tiếp
liên - giao văn hóa trong giao tiếp, giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ;
2.2. Kiến thức liên ngành có liên quan
C4. Xây dựng hệ thống kiến thức chuyên ngành tích hợp với các kiến thức nền
tảng làm tiền đề cho việc phát triển các kĩ năng chuyển đổi giữa các ngành nghề liên
quan, phù hợp.
2.3. Kiến thức chung về quản trị và quản lí
C5. Quản trị và quản lí các hoạt động giảng dạy phù hợp với bối cảnh dạy và học
tiếng Anh.
3. Yêu cầu về kĩ năng
3.1. Kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra xử lí
các vấn đề một cách khoa học
C6. Vận dụng được các lí thuyết cơ bản về tâm lí học giảng dạy ngoại ngữ, quá
trình học ngoại ngữ trong công tác giảng dạy;
C7. Vận dụng các kiến thức nói trên trong việc giải quyết các công việc chuyên
môn phù hợp với chuyên ngành dạy học tiếng Anh và mọi công việc phát sinh liên
quan tới chuyên ngành dạy học tiếng Anh với hiệu quả và tiến độ cao;
3.2. Kĩ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề
chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác
C8. Giao tiếp, làm việc nhóm và các kĩ năng mềm khác để làm việc hiệu quả và
thích nghi với sự thay đổi liên tục của các hoạt động xã hội;
C9. Vận dụng các kĩ năng của thế kỷ 21 (hợp tác, tư duy phản biện và giải quyết
vấn đề, giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin, quản lí công việc và thời gian, lãnh
đạo và quản lí sự thay đổi, sáng tạo và đổi mới), trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội
trong giảng dạy, học tập và cuộc sống;
14

C10. Sử dụng tốt tiếng Anh xã hội và tiếng Anh học thuật ở trình độ tối thiểu
tương đương bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
C11. Thảo luận, trao đổi các phương pháp và kĩ thuật dạy học, phát triển chương
trình và kiểm tra đánh giá ngoại ngữ hiện đại với cộng đồng chuyên môn;
3.3. Kĩ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng
tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp
C12. Hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính
quy luật, khó dự báo;
C13. Tổ chức thực hiện các nghiên cứu cải tiến phương pháp sư phạm độc lập
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục;
C14. Quản trị và quản lí các nghiên cứu cơ bản nhằm cải tiến phương pháp sư
phạm trong giảng dạy ngoại ngữ
4. Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm
C15. Tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm
việc có tính hội nhập quốc tế cao;
C16. Xây dựng, đánh giá kế hoạch;
C17. Phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động chuyên môn;
C18. Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu.
5. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức
5.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
C19. Rèn luyện tính trung thực, tự tin, sẵn sàng đương đầu với rủi ro; tuân thủ
các tiêu chuẩn và quy định về đạo đức; can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn
cảnh không thuận lợi.
5.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
C20. Cam kết và trách nhiệm trong việc đóng góp cho chuyên ngành học và
nghề nghiệp với tư cách là một nhà giáo dục ngoại ngữ;
C21. Vận dụng linh hoạt và phù hợp quy tắc ứng xử của một nhà giáo trong mối
quan hệ với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh và những cá nhân liên quan trong môi
trường giáo dục;
C22. Xây dựng tính chuyên nghiệp cao: tuân thủ các quy định của nghề nghiệp,
không ngừng chiêm nghiệm để cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc.
15

5.3. Phẩm chất đạo đức xã hội


C23. Xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, có tư cách, tác phong
đúng đắn của một công dân; có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và
làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước; có lối sống lành mạnh, văn minh,
phù hợp với bản sắc dân tộc; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
6. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhận sau tốt nghiệp
Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành NNHUD Tiếng
Anh định hướng ứng dụng có thể đảm nhận các vị trí công tác biên phiên dịch, thương
mại, du lịch, truyền thông, ngoại giao, hợp tác quốc tế, giáo viên tiếng Anh nòng cốt ở
các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; giảng viên tiếng Anh tại
các học viện, các trường đại học và cao đẳng chuyên ngoại ngữ; giảng viên tiếng Anh
chuyên ngành tại các học viện các trường đại học và cao đẳng; các nhà quản lí giáo
dục, các nhà nghiên cứu giáo dục và các chuyên ngành khác liên quan.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau tốt nghiệp
- Tự tìm tòi và nghiên cứu các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động thực
tiễn tại nơi làm việc;
- Tự học tập, tự nghiên cứu về các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến
lĩnh vực Ngôn ngữ Anh;
- Có thể học lên ở bậc cao hơn (tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Sư
phạm Anh và các lĩnh vực khác thuộc ngôn ngữ học ứng dụng, nghiên cứu liên ngành
liên quan đến ngôn ngữ Anh... để trở thành các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh
vực được đào tạo.

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 44 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 8 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 27 tín chỉ
+ Bắt buộc: 12 tín chỉ
+ Tự chọn: 15 tín chỉ
- Đề án tốt nghiệp: 9 tín chỉ
16

2. Khung chương trình


Tên học phần Số giờ tín chỉ
Mã Số Học phần
STT (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) Lí Thực Tự tiên quyết
học phần tín chỉ
thuyết hành học
I Khối kiến thức chung 8
Triết học
1 PHI5002 4 60
(Philosophy)
Ngoại ngữ cơ bản (*)
(General Foreign Language)
Tiếng Nga cơ bản
RUS5001 (General Russian)
Tiếng Pháp cơ bản
2 4 60
FRE5001 (General French)
Tiếng Trung Quốc cơ bản (General
CHI5001 Chinese)
Tiếng Đức cơ bản
WES5001 (General German)
II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 27
II.1. Các học phần bắt buộc 12
Phương pháp nghiên cứu trong
ngôn ngữ học ứng dụng
3 ENG6005 3 45
(Research Methods in Applied
Linguistics)
Những đường hướng phân tích diễn
4 ENG6008 ngôn 3 45
(Approaches to Discourse Analysis)
Ngôn ngữ học đại cương (tiếng
5 ENG6020 Anh) 3 45
(General Linguistics (English))
Một số vấn đề trong nghiên cứu
văn hóa xuyên quốc gia
6 ENG6036 3 45
(Issues in Transnational Cultural
Studies)
II.2. Các học phần tự chọn 15
Tiếng Anh viết khoa học
7 ENG6009 3 45
(Academic English Writing)
Phương pháp thu thập và xử lí dữ
liệu nghiên cứu trong ngôn ngữ học
8 ENG6077 ứng dụng 3 45
(Data Collection and Analysis in
Applied Linguistics)
Giao tiếp giao văn hoá
9 ENG6007 3 45
(Cross-Cultural Communication)
10 ENG6033 Giao tiếp liên văn hóa 3 45
17

Tên học phần Số giờ tín chỉ


Mã Số Học phần
STT (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) Lí Thực Tự tiên quyết
học phần tín chỉ
thuyết hành học
(Intercultural Communication)
Ngôn ngữ, văn hoá và xã hội
11 ENG6014 3 45
(Language, Culture and Society)
Ngôn ngữ học tri nhận
12 ENG6024 3 45
(Cognitive Linguistics)
Miêu tả ngôn ngữ
13 ENG6202 3 45
(Language Description)
Ngữ nghĩa học (tiếng Anh) 45
14 ENG6004 3
(Semantics (English))
Những nguyên tắc ngữ âm và âm vị
học trong giảng dạy ngoại ngữ
15 ENG6010 3 45
(Phonetics and Phonology in
Language Teaching)
Nghiên cứu dịch thuật (tiếng Anh)
16 ENG6016 3 45
(Translation Studies (English))
Ngữ pháp chức năng
17 ENG6204 3 45
(Functional Grammar)
Dụng học
18 ENG6205 3 45
(Pragmatics)
Các biến thể tiếng Anh trên thế giới
19 ENG6025 3 45
(World Englishes)
Ngôn ngữ và truyền thông
20 ENG6026 3 45
(Language and the Media)
Kiểm tra và đánh giá năng lực ngôn
21 ENG6029 ngữ 3 45
(Language Testing and Assessment)
Các lí thuyết về quá trình học ngôn
ngữ thứ hai
22 ENG6022 3 45
(Theories of Second Language
Learning)
Các đường hướng xây dựng
chương trình và biên soạn học liệu
dạy học tiếng Anh
23 ENG6006 3 45
(Approaches to English Language
Teaching Curriculumn and
Materials Development)
Lí luận và phương pháp dạy học
24 ENG6018 ngoại ngữ 3 45
(Language Teaching Methodology)
Tâm lí học giảng dạy ngoại ngữ
25 ENG6028 (Psychology for Language 3 45
Teaching)
18

Tên học phần Số giờ tín chỉ


Mã Số Học phần
STT (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) Lí Thực Tự tiên quyết
học phần tín chỉ
thuyết hành học
Lí thuyết về quá trình học
26 ENG6027 3 45
(Theories of Learning)
Kĩ thuật và công nghệ trong dạy
học ngoại ngữ
27 ENG6011 3 45
(Technology in Language
Teaching)
Chính sách ngôn ngữ và việc thực
28 ENG6023 hiện chính sách ngôn ngữ 3 45
(Language Policy and Enactment)
Dạy ngoại ngữ tích hợp với nội
dung chuyên ngành
29 ENG6030 3 45
(Content and Language Integrated
Learning)
Song ngữ và giáo dục song ngữ
30 ENG6031 (Bilingualism and Bilingual 3 45
Education)
III Đề án tốt nghiệp 9
Tổng cộng 44

You might also like