You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BỘ MÔN LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

BÀI 6
HẠCH TOÁN KINH DOANH
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG THƯƠNG MẠI

1
Bài 6
Hạch toán kinh doanh và hiệu quả kinh tế
thương mại dịch vụ

I. Hạch toán kinh doanh trong thuơng mại


II.Các nguyên tắc hạch toán kinh doanh
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2
I. Hạch toán kinh doanh trong thuơng mại

1.Bản chất và đặc điểm hạch toán kinh doanh


a. Bản chất hạch toán kinh doanh
- Quan niệm về HTKD
- Phân biệt HTKD với HTKT trước đây (1986)
b.Vai trò
- Kích thích các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất
- Phấn đấu giảm chi phí kinh doanh
- Bảo quản hàng hóa và thực hiện tốt dịch vụ khách hàng
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực lao động, tiền vốn,
3
I. Hạch toán kinh doanh trong thuơng mại

1. Bản chất và đặc điểm hạch toán kinh doanh


a.Vai trò: (tiếp)
- Không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động mua
bán hàng hoá và dịch vụ, đồng thời đổi mới hệ thống chỉ tiêu chất
lượng hoạt động của doanh nghiệp.
- Mặt khác, hạch toán kinh doanh giúp cho việc giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa quản lý tập trung của nhà nước với quyền tự chủ
của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
4
I. Hạch toán kinh doanh trong thuơng mại

1. Bản chất và đặc điểm hạch toán kinh doanh


a.Vai trò (tiếp) Chế độ hạch toán kinh doanh cho phép giải quyết tốt các nhiệm vụ
cơ bản sau:
Một là: Bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ các hàng hoá, dịch vụ
cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của giới tiêu
dùng.
Hai là: Tăng cường sự tác động của lĩnh vực lưu thông, phân phối đối với
sản xuất.
Ba là : Giảm chi phí lưu thông hàng hoá, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương

5
I. Hạch toán kinh doanh trong thuơng mại

1. Bản chất và đặc điểm hạch toán kinh doanh


c. Đặc điểm:
- Đặc điểm nổi bật là chế độ hạch toán kinh doanh được thực
hiện trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa- chuỗi cung
ứng
- Chi phí thực hiện quá trình phân phối lưu thông (chi phí
logistics- chuỗi cung ứng)
6
I. Hạch toán kinh doanh trong thuơng mại

1.Bản chất và đặc điểm hạch toán kinh doanh


b. Đặc điểm (tiếp)
- Khác biệt cơ bản trong cơ cấu chi phí
- Trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp thương mại
- Việc hình thành và sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp
thương mại

7
II. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong
thuơng mại dịch vụ

1. Lấy thu bù chi và bảo đảm có lãi


2. Bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh
3.Thực hiện chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm
vật chất
3. Kiểm tra và giám sát kết quả kinh doanh
(trình bày vận dụng các nguyên tắc trên trong thương mại
dịch vụ )
8
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

1. Khái niệm
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ tài sản dùng trong kinh doanh, bao gồm tài sản
bằng hiện vật, bằng tiền, bằng ngoại tệ, bằng kim
loại quý...
9
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

2, Phân loại:
a.Theo nguồn gốc hình thành
- Vốn ngân sách cấp(nếu là DN do Nhà nước thành lập): gồm
vốn cố định, vốn lưu động, vốn xây dựng cơ bản do ngân sách cấp
hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Vốn doanh nghiệp bổ sung: hình thành từ lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

10
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

2, Phân loại:
a.Theo nguồn gốc hình thành
- Vốn liên doanh liên kết: vốn này hình thành khi có các đơn vị
tham gia liên doanh liên kết với doanh nghiệp góp vốn vào doanh
nghiệp.
- Vốn tín dụng: gồm tiền vay ngắn hạn, vay dài hạn ngân hàng
hoặc vay các đơn vị, cá nhân trong ngoài nước.

11
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

2, Phân loại:
b. Căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn trong kinh doanh
- Vốn lưu động.
- Vốn cố định.
Việc phân chia các loại vốn này có ý nghĩa rất lớn
trong hoạt động kinh doanh thương mại.
12
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại
3. Vốn lưu động.
a. Khái niệm:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn
lưu thông.Vốn lưu động biểu hiện ở cả hai hình thái khác nhau, hình
thái hiện vật và hình thái giá trị.
b. Thành phần: Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại được
chia thành vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức

13
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

3. Vốn lưu động. (tiếp)


b. Thành phần
- Vốn lưu động định mức là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trong kỳ
- Vốn lưu động không định mức là số vốn lưu động có thể phát
sinh trong quá trình kinh doanh, nhưng không thể có căn cứ để tính
toán định mức được
14
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

3. Vốn lưu động. (tiếp)


c. Chu trình vốn: Với những doanh nghiệp thương mại, quá
trình chu chuyển của vốn lưu động thường trải qua hai giai
đoạn:
+ Giai đoạn mua hàng (biến T thành H)
+ Giai đoạn bán hàng (biến H thành T?)

15
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

3. Vốn lưu động. (tiếp)


đ. Đặc điểm:
Trong vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại, vốn
dưới hình thức dự trữ hàng hoá chiếm tỷ trọng cao nhất.
e. Nguồn:
Nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp thương mại
gồm vốn tự có, vốn đi vay và vốn liên doanh, liên kết
16
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại
3. Vốn lưu động. (tiếp)
e. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
(1) Số lần chu chuyển (số vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ.
DT
K = ------------
Obq
Trong đó:
K - Số lần chu chuyển của vốn
DT - Doanh thu (doanh số bán hàng) của doanh nghiệp thương mại
Obq - Số dư vốn lưu động bình quân (lưu ý các cách tính Obq)
Chỉ tiêu này cho biết, trong một khoảng thời gian nhất định, vốn lưu động quay
được bao nhiêu vòng. 17
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại
3. Vốn lưu động. (tiếp)
e. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
(2)Số ngày của một vòng quay của v ốn lưu động
T
V=------------
K
Trong đó:
V - Số ngày của một vòng quay của vốn lưu động
T - Thời gian theo lịch trong kỳ
K - Số lần chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết để quay một vòng vốn lưu động cần bao nhiêu
ngày. 18
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại
3. Vốn lưu động. (tiếp)
e. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
(3)Tỉ suất sinh lời của vốn lưu động.
P
P = ------------
Obq
Trong đó:
P - Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động
P - Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ.
Obq - Số dư vốn lưu động bình quân (chú ý các cách tính Obq)
19
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại
3. Vốn lưu động. (tiếp)
e. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
(4)Số vốn lưu động tiết kiệm được.
Kkh – Kbc
B= --------------- xObqkh Hoặc: B = (Vbc – Vkh)DTkh/T
Kbc
Trong đó:
B - Số vốn lưu động tiết kiệm được.
Kbc - Số vòng quay của vốn lưu động kỳ báo cáo.
Kkh - Số vòng quay của vốn lưu động kỳ kế hoạch.
Qbqkh - Số dư vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch.
Vbc - Số ngày của một vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo
Vkh - Số ngày của một vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch
20
DTkh- - Doanh số bán hàng kỳ kế hoạch
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

4. Vốn cố định:
a.Khái niệm: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài
sản cố định. Vốn này dùng để xây dựng và trang bị các
loại tài sản cố định khác nhau của doanh nghiệp
b. Hình thái biểu hiện:
- Hình thái hiện vật
- Hình thái tiền tệ
21
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

4. Vốn cố định:
c. Phân loại TSCĐ theo đặc điểm và hình thức sử dụng
- Nhóm tài sản cố định dùng trong kinh doanh, đó là những tài
sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động mua, bán, bảo quản,
vận chuyển hàng hoá.
- Nhóm tài sản cố định phục vụ cho công tác quản lý như nhà
làm việc, nhà tiếp khách, phòng hội họp, y tế, văn hoá, thể thao...

22
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại
4. Vốn cố định:
c. Phân loại TSCĐ theo đặc điểm và hình thức sử dụng
(tiếp)
- Nhóm tài sản cố định dùng cho nhu cầu phúc lợi của cán bộ
công nhân viên như nhà nghỉ, những phương tiện đưa đón công
nhân...
- Nhóm tài sản cố định không cần dùng đang chờ xử lý, đó là
những tài sản cố định doanh nghiệp không có nhu cầu, hư hỏng
đang chờ giải quyết thanh lý.
23
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

4. Vốn cố định:
d. Cơ cấu TSCĐ
Cơ cấu TSCĐ của các doanh nghiệp thương mại thường được
tính bằng các loại, số lượng TSCĐ và tỷ trọng của mỗi loại so với
toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp.
Cơ cấu đó và sự thay đổi của nó nói lên trình độ kỹ thuật và khả
năng phát triển hoạt động kinh doanh của ngành lưu thông hàng
hoá.

24
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại
4. Vốn cố định:
e. Nguồn của vốn cố định:
- Nguồn vốn do ngân sách cấp,
- vốn cổ phần từ các cổ đông đóng góp,
- Vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra ban đầu khi thành lập doanh
nghiệp tư nhân,
- Vốn tự bổ sung của doanh nghiệp trên cơ sở đầu tư mua sắm
trang thiết bị từ quỹ phát triển sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp,
- Nguồn vốn do liên doanh liên kết, nguồn vốn vay từ ngân
hàng...
25
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

4. Vốn cố định:
g. Chỉ tiêu đánh giá:
Những chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố
định bao gồm:
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá
Chỉ tiêu hiệu năng sử dụng TSCĐ = -------------------------------------------- --------x 100%
Giá trị TSCĐ dùng vào kinh doanh.

Tổng lợi nhuận thực hiện trong kỳ


Tỉ suất sinh lời của TSCĐ = ---------------------------------------------------------------? 100%
Gía trị TSCĐ dùng vào kinh doanh trong kỳ
26
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

5. Bảo toàn vốn kinh doanh:


Thực chất của việc bảo toàn vốn là giữ được giá trị thực tế hay
sức mua của vốn (thể hiện bằng tiền), giữ được khả năng chuyển
đổi so với các loại tiền khác tại một thời điểm nhất định. Nói cách
khác, bảo toàn vốn chính là bảo toàn giá trị của các nguồn vốn
Việc đánh giá tiến hành bằng cách so sánh số vốn hiện có của
doanh nghiệp với số vốn doanh nghiệp phải bảo toàn theo ký kết
giao nhận vốn hoặc theo kỳ trước.

27
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

5. Bảo toàn vốn kinh doanh:


Cụ thể:
Số vốn doanh nghiệp hiện có
Hệ số bảo toàn vốn= ------------------------------------------------------------
Số vốn doanh nghiệp phải bảo toàn.

Số vốn doanh nghiệp phải bảo toàn tại thời điểm xác định = Số vốn
doanh nghiệp phải bảo toàn khi giao nhận hoặc kỳ trước X Chỉ số giá
và tỉ giá tại thời điểm xác định do cơ quan có thẩm quyền công bố
28
III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại

5. Bảo toàn vốn kinh doanh:


Nếu hệ số bằng 1 tức là doanh nghiệp bảo toàn được vốn, lớn
hơn 1, tức doanh nghiệp không những bảo toàn được vốn mà còn
phát triển được vốn. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1, tức là doanh nghiệp
không bảo toàn được vốn. Trường hợp này doanh nghiệp phải lấy
thu nhập để bù. Vì vậy, cần tính thêm hệ số khả năng bảo toàn.
Số vốn hiện có của doanh nghiệp + Thu nhập
Hệ số khả năng bảo toàn = ----------------------------------------------------
Số vốn doanh nghiệp phải bảo toàn
29
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

1.Khái niêm về hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ


Hiệu quả kinh tế thương mại phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực thương mại thông qua những
chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật được xác định bằng tỉ lệ so sánh
giữa các đại lượng phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các đại
lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn vật lực đã được huy
động vào trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
30
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

1.Khái niêm về hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ


Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ trước hết biểu hiện mối tương
quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Đó là một đại lượng so
sánh giữa chi phí và kết quả bỏ ra.
Kết quả đầu ra
Hiệu quả KTTM = -------------------------
Chi phí đầu vào

31
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ


Những chỉ tiêu tổng hợp trong phạm vi toàn nền kinh tế: Hiệu
quả kinh tế thương mại trong phạm vi rộng thể hiện: tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân do hoạt động
thương mại tạo công ăn việc làm cho người lao động, sự nâng cao
vị thế của nước ta trên trường quốc tế, sự cải thiện cán cân thanh
toán và khai thác tối đa tiềm năng sản xuất...

32
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế thương mại


Những chỉ tiêu tổng hợp trong phạm vi toàn nền kinh tế:
Cách tính hiệu quả tổng hợp của kinh tế TM.
Rsd
Eth= ------------
Rsx
Trong đó:
Eth - Hiệu quả kinh tế thương mại
Rsd - Thu nhập quốc dân được sử dụng
Rsx - Thu nhập quốc dân được sản xuất ra. 33
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế thương mại


Những chỉ tiêu tổng hợp ở phạm vi nền kinh tế:
Chỉ tiêu này cho biết thu nhập quốc dân của một nước được tăng
giảm như thế nào khi có sự tác động của hoạt động thương mại. Nếu
tương quan trên lớn hơn 1 thì thương mại đã làm tăng thu nhập quốc
dân, còn ngược lại thì làm giảm thu nhập quốc dân.

34
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế thương mại


Những chỉ tiêu cụ thể trong phạm vi doanh nghiệp
Một là: Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ
Hai là: Mức doanh lợi trên doanh số bán.
P
P’1=------------100%
DS
Trong đó:
P’1 - Mức doanh lợi của doanh nghiệp trong kỳ.
P - Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ.

DS - Là doanh số bán thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ.


35
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế thương mại


Những chỉ tiêu cụ thể trong phạm vi doanh nghiệp
Ba là: Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh.
P
P’2 =---------------100%
VKD
Trong đó:
P’2 - Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ(%)
VKD - Tổng vốn kinh doanh trong kỳ. 36
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế thương mại


Những chỉ tiêu cụ thể trong phạm vi doanh nghiệp
Bốn là: Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh.
P
P’3=------------?100%
Cfkd
Trong đó:
P’3 - Mức sinh lời của chi phí kinh doanh trong kỳ(%).
Cfkd - Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
37
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế thương mại


Những chỉ tiêu cụ thể trong phạm vi doanh nghiệp
Năm là: Năng suất lao động bình quân của một lao động.
DT
W = ----------
LĐbq
Trong đó:
W - Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ.
DT - Doanh thu (doanh số bán) thực hiện trong kỳ.
TN - Tổng thu nhập.
LĐbq - Tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp trong kỳ.
(Chú ý: Các chỉ tiêu hiệu quả trong chuỗi cung ứng)
38
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế thương mại


Một số chỉ tiêu cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Một là: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
một đồng ngoại tệ.
DT xk (bằng ngoại tệ )
Hxk =------------------------------------------
CP xk (bằng bản tệ)
Trong đó:
Hxk - Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu.
DT - Doanh thu ngoại tệ do xuất khẩu.
CPxk - Chi phí bản tệ chi ra cho xuất khẩu.
39
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả


Một số chỉ tiêu cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Hai là: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu.
DT nk (bằng bản tệ )
Hnk =- -------------------------------------
CP nk (bằng ngoại tệ)
Trong đó:
Hnk - Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu.
DTnk - Doanh thu do nhập khẩu mang lại ( tính bằng bản tệ).
CPnk - Chi phí bằng ngoại tệ cho nhập khẩu(gồm cả chi phí vận
chuyển từ cửa khẩu đến nơi tiêu thụ ) 40
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả


Một số chỉ tiêu cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Ba là: Tỷ suất ngoại tệ xuất nhập khẩu liên kết.
Hlk = Hxk X Hnk

DT xk DT nk
Hlk=- ---------------- x ------------
CP xk CP nk

41
IV. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả


Một số chỉ tiêu cho hoạt động xuất nhập khẩu.

DT xk = CP nk
DT xk DT nk DT nk
Hlk = -----------x------------- = ----------
CP xk CP nk CP xk
42
Câu hỏi thảo luận và ôn tập

1. Quan niệm hạch toán kinh doanh trong thương mại và phân
biệt hạch toán kinh doanh với hạch toán kinh tế?
2. Vận dụng các nguyên tắc HTKD trong thương mại dịch vụ
3. Đặc điểm vốn kinh doanh trong thương mại và phương pháp
xác định các chỉ tiêu sử dụng vốn kinh doanh.
4. Hiệu quả kinh tế thương mại dịch vụ và các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả của các doanh nghiệp thương mại.
5. Biên pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thương mại ?
43

You might also like