You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

-------------------------------------------

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Ths. Nguyễn Chương Thanh Hương


CHƯƠNG 3 : TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
1. Khái niệm
Tài khoản kế toán là một
phương tiện để theo dõi, phản ánh
một cách thường xuyên, liên tục sự
vận động tăng giảm của một đối
tượng kế toán cụ thể.
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
2. Nội dung và kết cấu của tài khoản:
Để phản ánh biến động tăng và giảm của tài khoản:
Bên Nợ
Kết cấu

Bên Có
Để đơn giản, trong học tập, tài khoản được diễn tả là hình
chữ T, gọi là tài khoản chữ T
Tên tài khoản

Nợ Có
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản:
a. Các loại tài khoản:
Tài khoản tài sản

Tài khoản theo dõi về vốn

Tài khoản nguồn vốn

Tài khoản doanh thu


Tài khoản phản ánh quá
trình kinh doanh Tài khoản chi phí

Tài khoản xác định


kết quả kinh doanh
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản:
b. Tài khoản tài sản
NO Tài khoản tài sản CO
Số dư đầu kỳ
Phát sinh tăng Phát sinh giảm

Cộng phát sinh tăng Cộng phát sinh giảm

Số dư cuối
kỳ
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản:
b. Tài khoản tài sản
Ví dụ:
Nợ Tài khoản tiền mặt Có
Tiền mặt tồn đầu kỳ 500.000
Ngày 02: Thu tiền mặt khách 500.000
hàng trả nợ 200.000
Ngày 07: Bán hàng thu tiền (ngày 02) 200.000 400.000 (ngày 12)
mặt 320.000 (ngày 07) 320.000 250.000 (ngày 20)
Ngày 12: Chi tiền mặt trả
nợ người bán 400.000 520.000 650.000
Ngày 20: Trả lương nhân viên
bằng tiền mặt 250.000 370.000
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản:
c. Tài khoản nguồn vốn
NỢ Tài khoản nguồn vốn CÓ
Số dư đầu kỳ
Phát sinh giảm Phát sinh tăng

Cộng phát sinh giảm Cộng phát sinh tăng

Số dư cuối
kỳ
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản:
c. Tài khoản nguồn vốn
Ví dụ: NO Tài khoản vay ngắn hạn
Nợ ngắn hạn ngân hàng đầu kỳ CO
800.000
là 800.000 (Ngày 15) 300.000 600.000 (ngày 10)
Ngày 10: Vay ngắn hạn trả nợ (Ngày 25) 200.000
người bán 600.000
500.000 600.000
Ngày 15: Trả nợ vay ngắn hạn
bằng tiền gửi ngân hàng 300.000 900.000
Ngày 25: Dùng tiền mặt trả nợ
vay ngắn hạn 200.000
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản:
d. Tài khoản doanh thu
Nợ Tài khoản doanh thu Có
Kết chuyển sang
tài khoản xác định Phát sinh tăng
kết quả kinh
doanh
Cộng phát sinh nợ Cộng phát sinh có
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản:
d. Tài khoản doanh thu
Ví dụ: Tài khoản doanh thu bán hàng
Ngày 10: Bán chịu hàng hóa với
giá 800.000 800.000 (ngày 10)
Ngày 20: Bán lô hàng thu bằng (Cuối tháng) 1.500.000 700.000 (ngày 20)
tiền mặt với giá 700.000
1.500.000 1.500.000
Cuối tháng, kết chuyển toàn bộ
doanh thu vào tài khoản xác
định kết quả kinh doanh
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản:
e. Tài khoản chi phí
Nợ Tài khoản chi phí Có
Kết chuyển sang
Phát sinh tăng tài khoản có liên
quan

Cộng phát sinh nợ Cộng phát sinh có


I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản:
e. Tài khoản chi phí
Ví dụ: Tài khoản chi phí bán hàng
Ngày 10: Chi tiền mặt quảng cáo
(ngày 10) 200.000 300.000 (cuối
sản phẩm 200.000 (ngày 15) 100.000 tháng)
Ngày 15: Chi tiền mặt vận chuyển
hàng bán 100.000
300.000 300.000
Cuối tháng, kết chuyển toàn bộ
chi phí vào tài khoản xác định
kết quả kinh doanh.
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản:
f. Tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản xác định kết quả kinh doanh

Chi phí kết Doanh thu thuần


chuyển kết chuyển
Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ
sang TK lợi sang TK lợi
nhuận chưa nhuận chưa phân
phân phối phối
Cộng phát sinh nợ Cộng phát sinh có
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản
Ví dụ: Bài 1/106 (Giáo trình): Hãy ghi vào các tài khoản Tiền
gửi ngân hàng và Phải trả cho người bán số liệu sau đây (Đvt:
ngđ)
-Số dư đầu tháng của Tiền gửi ngân hàng: 100.000, của Phải
trả cho người bán: 200.000
-Ngày 02, thu tiền gửi ngân hàng 350.000
-Ngày 05, mua chịu 500.000
-Ngày 07, chi tiền gửi ngân hàng 240.000
-Ngày 10, thu tiền gửi ngân hàng 120.000
-Ngày 15, trả nợ cho người bán bằng tiền mặt 460.000
-Ngày 20, mua chịu 300.000
-Ngày 25, chi tiền gửi ngân hàng 110.000
-Ngày 28, trả nợ cho người bán bằng tiền mặt 210.000
I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3. Nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản
Ví dụ: Bài 2/106 (Giáo trình): Hãy phản ánh tình hình sau đây
vào các tài khoản Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Chi
phí bán hàng (Đvt: ngđ)
1. Bán một lô thành phẩm giá bán 20.000
2. Trả tiền vận chuyển hàng bán 1.000
3. Trả tiền điện nước ở bộ phận bán hàng 2.000
4. Đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng và đã thu được tiền 30.000
5. Trả lương cho nhân viên bán hàng 5.000
6. Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng 10.000
7. Kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng vào cuối tháng
8. Kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng vào cuối tháng
II. GHI SỔ KÉP
1. Khái niệm
Ghi sổ kép là phương pháp
ghi chép số tiền của nghiệp vụ
kinh tế vào các tài khoản có
liên quan căn cứ vào nội dung
kinh tế của nghiệp vụ.
II. GHI SỔ KÉP
2. Phương pháp ghi sổ kép
Ví dụ 1: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 500.000

Nợ Tài khoản tiền gửi ngân hàng Có Nợ Tiền mặt



500.000 500.000
II. GHI SỔ KÉP
2. Phương pháp ghi sổ kép
Ví dụ 2: Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 1.000.000

Nợ Vay và nợ thuê tài chính Có Nợ Phải trả người bán Có

1.000.000 1.000.000
II. GHI SỔ KÉP
2. Phương pháp ghi sổ kép
Ví dụ 3: Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 800.000

Nợ Tài khoản tiền gửi ngân hàng Có Nợ Phải trả người bán Có

800.000 800.000

Về hình thức biểu hiện, phương pháp ghi sổ kép thường được biểu hiện qua định
khoản kế toán.
II.GHI SỔ KÉP
3. Định khoản kế toán
a. Khái niệm
Định khoản kế toán là việc xác định một nghiệp vụ kinh tế sẽ được ghi vào
bên Nợ và bên Có của tài khoản nào với số tiền bao nhiêu
b. Phân loại
1. Định khoản giản đơn: là định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản
Ví dụ: Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán 500.000
Nợ TK Nguyên vật liệu 500.000
Có TK Phải trả người bán 500.000
2. Định khoản phức tạp: là định khoản liên quan đến từ ba tài khoản trở lên
Ví dụ: Mua hàng hóa trị giá 300.000, trả bằng tiền mặt 100.000, phần còn lại còn
nợ người bán
Nợ TK Hàng hóa 300.000
Có TK Tiền mặt 100.000
Có TK Phải trả người bán 200.000
II.GHI SỔ KÉP
3. Định khoản kế toán
c. Trình tự định khoản
B1: Căn cứ nghiệp vụ kinh tế, xác định các đối tượng kế toán có liên quan
B2: Xác định các tài khoản tương ứng
B3: Xác định đối tượng kế toán nào tăng, đối tượng nào giảm
B4: Xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có, số tiền.
 Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam:
Được chia thành 9 loại:
Loại 1 và loại 2: Các loại tài sản
Loại 3 : Nợ phải trả
Loại 4: Vốn chủ sở hữu
Loại 5: Doanh thu
Loại 6: Chi phí sản xuất kinh doanh
Loại 7: Thu nhập khác
Loại 8: Chi phí khác
Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh
II. GHI SỔ KÉP
3. Định khoản kế toán
 Một số tài khoản đặc biệt
Các tài khoản điều chỉnh (229, 214, 419, 521) có nguyên tắc
ghi chép ngược với các tài khoản cùng nhóm với chúng
II. GHI SỔ KÉP
3. Định khoản kế toán
Bài tập 3/106 (Giáo trình): Tại một doanh nghiệp có các nghiệp vụ
phát sinh như sau: (Đvt: ngđ)
1. Cổ đông góp vốn bằng một tài sản cố định hữu hình trị giá 250.000
2. Đã thu được tiền của khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng 100.000
3. Dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triển 100.000
4. Vay ngắn hạn ngân hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng
30.000
5. Chi tiền mặt tạm ứng cho công nhân viên 15.000
6. Mua hàng hóa nhập kho bằng tiền tạm ứng 15.000
7. Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ 15.000
8. Chi tiền mặt đem ký quỹ ký cược ngắn hạn 25.000
9. Rút tiền gửi ngân hàng đem ký quỹ dài hạn 15.000
10. Nhận ký cược ký quỹ dài hạn bằng tiền mặt 10.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
II. GHI SỔ KÉP
3. Định khoản kế toán
Bài tập 5/107 (Giáo trình): Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
sau: (Đvt: ngđ)
1. Mua một tài sản cố định hữu hình chưa trả tiền cho người bán 120.000
2. Dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triển 15.000
3. Thu hồi tiền ký quỹ ký cược ngắn hạn bằng tiền mặt 5.000
4. Rút tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 10.000
5. Khách hàng trả tiền mua hàng bằng tiền mặt 15.000
6. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 5.000
7. Thu được các khoản phải thu khác bằng tiền gửi ngân hàng 20.000
8. Chi tiền mặt trả các khoản phải trả khác 10.000
9. Nhập kho nguyên vật liệu mua bằng tiền tạm ứng 20.000
10. Mua hàng hóa nhập kho chưa trả tiền người bán 10.000
II. GHI SỔ KÉP
3. Định khoản kế toán
Bài tập 6/108 (Giáo trình): Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau
đây: (Đvt: ngđ)
1. Rút tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 30.000
2. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 40.000
3. Dùng lợi nhuận chưa phân phối trích lập quỹ đầu tư phát triển 10.000
4. Chủ sở hữu góp vốn bằng tài sản cố định hữu hình trị giá 150.000
5. Chi tiền mặt mua hàng hóa 25.000
6. Mua một tài sản cố định hữu hình chưa trả tiền người bán 60.000
7. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên 3.000
8. Thu hồi tạm ứng của công nhân viên 1.000 bằng tiền mặt
9. Chi tiền mặt đem ký quỹ ký cược ngắn hạn 20.000
10. Nhận ký cược ký quỹ dài hạn bằng tiền mặt 40.000
11. Thu hồi tiền ký quỹ ký cược ngắn hạn bằng tiền mặt 20.000
12. Chi tiền mặt hoàn trả tiền ký quỹ dài hạn cho doanh nghiệp khác 40.000
III. KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾ TOÁN CHI TIẾT
1. Khái niệm

a. Kế toán tổng hợp


Kế toán tổng hợp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin một cách tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp.
Ví dụ: Kế toán tổng hợp theo dõi 1 cách tổng quát về giá trị của
nguyên vật liệu nói chung, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng hóa, công cụ
dụng cụ, phải thu khách hàng, phải trả người bán v.v….
b. Kế toán chi tiết
Kế toán chi tiết là việc thu thập , xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao
động theo từng đối tượng kế toán cụ thể.
Ví dụ: Kế toán chi tiết theo dõi một cách chi tiết về giá trị, số lượng của
từng loại nguyên vật liệu A,B,C; theo dõi một cách chi tiết về tiền mặt Việt
Nam, tiền ngoại tệ, vàng, v.v…
III. KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾ TOÁN CHI TIẾT
2. Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau.
Số tổng cộng trên các tài khoản chi tiết hoặc các sổ chi tiết phải
bằng với số liệu trên tài khoản tổng hợp.
Ví dụ: Tổng giá trị tồn đầu kỳ của các vật liệu A,B,C phải bằng
giá trị tồn kho đầu kỳ của Nguyên vật liệu
Tổng số tiền phải thu khách hàng A,B,C phải bằng số tiền của tài
khoản Phải thu khách hàng.
Tổng số dư các tài khoản chi tiết 1111,1112,1113 phải bằng số dư
của tài khoản tổng hợp 111
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN
VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ta sử dụng số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các
tài khoản để lập bảng cân đối kế toán.
=> Vì vậy, số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các tài
khoản phải bằng số đầu kỳ và số cuối kỳ của các chỉ
tiêu tương ứng trên bảng cân đối kế toán.
V. ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU GHI CHÉP
TRONG CÁC TÀI KHOẢN
Để đối chiếu số liệu ghi chép trên các tài khoản tổng hợp
 Do tài khoản tài sản có số dư bên Nợ, tài khoản nguồn vốn có số dư bên Có nên
∑ số dư nợ đầu kỳ = ∑ số dư có đầu kỳ
 Khi định khoản thì có tài khoản phát sinh nợ và có tài khoản phát sinh có với
cùng một số tiền nên ∑ phát sinh bên nợ = ∑ phát sinh bên có
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
Số Tên (Số hiệu) Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ
TT tài khoản
Nợ Có Nợ Có Nợ Có

Tổng cộng A A B B C C
V. ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU GHI CHÉP
TRONG CÁC TÀI KHOẢN
Để đối chiếu số liệu ghi chép giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết
Tổng số dư trên các tài khoản chi tiết phải bằng số dư trên tài khoản
tổng hợp
 Tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có trên các tài khoản chi tiết
phải bằng số phát sinh nợ, số phát sinh có trên tài khoản tổng hợp.
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
Tài khoản…….
Số Tài khoản chi Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ
TT tiết
Nợ Có Nợ Có Nợ Có

Tổng cộng
Câu hỏi trắc nghiệm

1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về tài khoản kế toán:
a. Tài khoản kế toán là một phương tiện để theo dõi, phản ánh một cách
thường xuyên, liên tục sự vận động tăng giảm của một đối tượng kế
toán cụ thể
b. Trên thực tế, tài khoản kế toán chính là các sổ kế toán
c. Mỗi đối tượng kế toán được theo dõi trên một tài khoản kế toán nhất
định
d. Tất cả các câu trên
2. Số dư cuối kỳ của một tài khoản được xác định như sau:
e. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng + Số phát sinh giảm
f. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ - Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm
g. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm
h. Các câu trên đều sai
Câu hỏi trắc nghiệm

3. Tài khoản nào sau đây không có số dư:


a. Tài khoản tài sản
b. Tài khoản nguồn vốn
c. Tài khoản doanh thu, chi phí
d. Không phải các tài khoản trên
4. Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc ghi chép tài
khoản nguồn vốn:
e. Phát sinh tăng ghi bên nợ
f. Phát sinh tăng ghi bên có
g. Phát sinh giảm ghi bên nợ
h. Không phải các câu trên
Câu hỏi trắc nghiệm

5. Phát biểu nào sau đây đúng:


a. Nguyên tắc ghi chép tài khoản tài sản tương tự nguyên tắc ghi chép tài
khoản nguồn vốn
b. Nguyên tắc ghi chép tài khoản tài sản ngược với nguyên tắc ghi chép tài
khoản nguồn vốn
c. Nguyên tắc ghi chép tài khoản tài sản tương tự nguyên tắc ghi chép tài
khoản doanh thu
d. Nguyên tắc ghi chép tài khoản tài sản ngược với nguyên tắc ghi chép tài
khoản chi phí
6. Đặc điểm của kế toán tổng hợp là:
e. Phản ánh chi tiết từng đối tượng kế toán
f. Ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản cấp 1
g. Sử dụng thước đo hiện vật, thời gian lao động, tiền
h. Tất cả các câu trên
Câu hỏi trắc nghiệm

7. Định khoản kế toán là:


a. Xác định một nghiệp vụ kinh tế sẽ ảnh hưởng đến những đối tượng
kế toán nào
b. Xác định một nghiệp vụ kinh tế sẽ được ghi vào bên nợ và bên có
của tài khoản nào với số tiền bao nhiêu
c. Là bước trung gian trước khi ghi sổ kế toán nhằm hạn chế sai sót
d. Câu b và c đúng
8. Bảng nào sau đây được kế toán lập để kiểm tra số liệu ghi chép trên
các tài khoản tổng hợp:
e. Bảng cân đối tài khoản
f. Bảng tổng hợp chi tiết
g. Bảng cân đối kế toán
h. Không phải các câu trên
Câu hỏi trắc nghiệm

9. Bảng tổng hợp chi tiết được lập nhằm mục đích:
a. Kiểm tra tính đúng đắn của các định khoản kế toán
b. Làm căn cứ ghi chép các tài khoản chi tiết
c. Kiểm tra việc ghi chép trên các tài khoản chi tiết
d. Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp với các tài
khoản chi tiết liên quan
10. Định khoản phức tạp là định khoản:
e. Chỉ liên quan đến một tài khoản
f. Liên quan đến hai tài khoản
g. Liên quan từ ba tài khoản trở lên
h. Các câu trên đều đúng
Bài tập
Bài 4/107 (Giáo trình): Hãy phản ánh các nghiệp vụ sau đây vào tài khoản
bằng phương pháp ghi sổ kép: (Đvt: ngđ)
1. Rút tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu 18.000
2. Mua công cụ dụng cụ 12.000 chưa thanh toán tiền
3. Nhận bàn giao một tài sản cố định hữu hình do chủ sở hữu góp vốn trị
giá 250.000
4. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 5.000
5. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 10.000
6. Đã thu được tiền của khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng 24.000
7. Dùng lợi nhuận chưa phân phối trích quỹ đầu tư phát triển 17.000
8. Chi tiền mặt trả các khoản phải trả khác 15.000
9. Thu được các khoản phải thu khác bằng tiền mặt 5.000
10. Rút tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 10.000
Bài tập
Bài 7/108 (Giáo trình): Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đây
(Đvt: ngđ)
1. Mua nguyên vật liệu 20.000, công cụ dụng cụ 30.000, tất cả chưa trả
tiền cho người bán.
2. Mua hàng hóa 40.000, trả ngay bằng tiền mặt 10.000, bằng tiền gửi
ngân hàng 30.000.
3. Chi tiền mặt 15.000 và rút tiền gửi ngân hàng 30.000 trả nợ cho người
bán.
4. Rút tiền gửi ngân hàng 20.000 và chi tiền mặt 15.000 trả nợ vay ngắn
hạn ngân hàng.
5. Đã thu được tiền của khách hàng bằng tiền mặt 8.000 và bằng tiền
gửi ngân hàng 24.000
6. Thu hồi tạm ứng bằng tiền mặt 10.000 và bằng hàng hóa trị giá 15.000
7. Nhận thêm vốn góp bằng tài sản cố định hữu hình 300.000 và công cụ
dụng cụ 15.000
Bài tập
Bài 7/108 (Giáo trình) (tiếp theo): Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh sau đây (Đvt: ngđ)
8. Đem một lô hàng hóa trị giá 50.000 và chi tiền mặt 25.000 đi thế chấp
ký quỹ ký cược ngắn hạn.
9. Đã thu được các khoản phải thu khác bằng tiền mặt 5.000 và bằng
tiền gửi ngân hàng 15.000
10. Dùng tiền gửi ngân hàng mua tài sản cố định hữu hình 40.000,
nguyên vật liệu 10.000, công cụ dụng cụ 15.000.
Bài tập
Bài 8/109 (Giáo trình): Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau
đây (Đvt: ngđ)
1. Xuất nguyên vật liệu dùng ở bộ phận bán hàng trị giá 5.000
2. Trả tiền điện nước ở bộ phận bán hàng 10.000 bằng tiền gửi ngân
hàng.
3. Kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản “Xác định kết quả kinh
doanh”.
4. Xuất công cụ dụng cụ đem ra sử dụng ở bộ phận quản lý doanh
nghiệp 15.000
5. Chi tiền mặt trả tiền điện thoại ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 8.000
6. Mua văn phòng phẩm ở bộ phận quản lý trả bằng tiền gửi ngân hàng
10.000
7. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang tài khoản “Xác định
kết quả kinh doanh”
8. Doanh thu bán hàng chưa thu được tiền của khách hàng 20.000
Bài tập
Bài 8/109 (Giáo trình) (tiếp theo): Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh sau đây (Đvt: ngđ)
9. Doanh thu bán hàng 20.000, trong đó thu tiền mặt 10.000 và thu tiền
gửi ngân hàng 10.000
10. Kết chuyển doanh thu bán hàng trong kỳ sang tài khoản “Xác định kết
quả kinh doanh”
Bài tập
Bài 9/110 (Giáo trình): Tại một doanh nghiệp có tài liệu như sau: (Đvt:
ngđ)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 30/9/201x
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả
Tiền mặt 10.000 Vay ngắn hạn 20.000
Tiền gửi ngân hàng 20.000 Phải trả cho người bán 40.000
Phải thu khách hàng 30.000
Hàng hóa 40.000 B. Vốn chủ sở hữu
B. Tài sản dài hạn Nguồn vốn kinh doanh 80.000
Tài sản cố định hữu hình 60.000 Lợi nhuận chưa phân phối 20.000
CỘNG 160.000 CỘNG 160.000
Bài tập
Bài 9/110 (Giáo trình) (tiếp theo): Tại một doanh nghiệp có tài liệu như
sau: (Đvt: ngđ)
Hàng hóa gồm : A: 1.000kg x 10ngđ/kg = 10.000 ngđ
B: 2.000m x 15ngđ/m = 30.000 ngđ
Cộng 40.000 ngđ
Trong quý 4/2011 có các nghiệp vụ phát sinh sau đây:
1. Mua hàng A 500kg đơn giá 10ngđ/kg, thành tiền 5.000 ngđ và hàng B
1.000m đơn giá 15ngđ/m, thành tiền 15.000 ngđ. Tất cả chưa trả tiền
cho người bán
2. Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 30.000
3. Đã thu được tiền của khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng 22.000
4. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 34.000
5. Mua 1.000 kg hàng A, đơn giá 10ngđ/kg thành tiền 10.000ngđ, chưa
thanh toán tiền cho người bán
Bài tập
Bài 9/110 (Giáo trình) (tiếp theo): Tại một doanh nghiệp có tài liệu như
sau: (Đvt: ngđ)
6. Chi tiền mặt trả nợ người bán 15.000
7. Mua một tài sản cố định hữu hình chưa trả tiền người bán trị giá
100.000
8. Dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh
10.000
Yêu cầu: 1. Mở tài khoản và mở các sổ chi tiết, ghi số dư đầu kỳ vào tài
khoản và sổ chi tiết có liên quan
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản
và các sổ chi tiết đã mở
3. Lập bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết hàng
hóa
4. Lập bảng cân đối kế toán cuối quý 4/201x
Bài tập
Bài 10/111 (Giáo trình): Tại một doanh nghiệp có số dư trên một số tài
khoản vào ngày 30/9/201x như sau: (Đvt: ngđ)
- Tiền mặt 40.000 - Tạm ứng 20.000
- Vay ngắn hạn 80.000 - Phải trả cho người bán 50.000
- Phải thu khách hàng 40.000 - Tiền gửi ngân hàng 70.000
- Quỹ đầu tư phát triển 30.000 - Nguồn vốn kinh doanh x
- Nguyên vật liệu 30.000 - TS cố định hữu hình 540.000
- Lợi nhuận chưa phân phối 40.000 - Hàng hóa 60.000
Trong tháng 10/201x có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000
2. Khách hàng thanh toán nợ bằng chuyển khoản 30.000
3. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 30.000, trả nhà cung
cấp 10.000
4. Nhập kho vật liệu 30.000 thanh toán bằng tiền mặt
Bài tập
Bài 10/111 (Giáo trình): Tại một doanh nghiệp có số dư trên một số tài khoản vào
ngày 30/9/201x như sau: (Đvt: ngđ)
5. Dùng lãi bổ sung quỹ đầu tư phát triển 10.000
6. Nhập kho dụng cụ trị giá 12.000 thanh toán bằng tạm ứng
7. Mua hàng hóa trị giá 20.000 chưa thanh toán cho người bán
8. Nhận vốn góp của cổ đông trị giá 100.000 bằng chuyển khoản
9. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 40.000
10. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 30.000
Yêu cầu: 1. Tìm x
2. Lập bảng cân đối kế toán ngày 30/09/201x
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài
khoản liên quan
4. Lập bảng cân đối tài khoản tháng 10/201x
5. Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 10/201x
Bài tập
Bài 1: Tại một doanh nghiệp thương mại có tình hình như sau: (Đvt: đ)
- Khoản nợ phải thu của khách hàng lúc đầu kỳ: 25.000.000đ. Trong đó:
 Phải thu của công ty M: 10.000.000đ
 Phải thu của công ty N: 8.000.000đ
 Phải thu của công ty L: 7.000.000đ
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ gồm có:
1. Xuất bán một số hàng hóa cho công ty L giá bán: 10.000.000đ. Công ty L chưa
thanh toán tiền.
2. Thu được tiền của công ty N: 6.000.000đ tiền mặt
3. Xuất bán một số hàng hóa cho công ty M giá bán: 5.000.000đ. Công ty M
chưa thanh toán tiền.
4. Công ty L thanh toán 7.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng.
5. Công ty M thanh toán 10.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng
Yêu cầu: Định khoản, Mở tài khoản “Phải thu của khách hàng” và các sổ chi tiết
có liên quan để phản ánh tình hình trên. Khóa sổ tài khoản và các sổ chi tiết.
Bài tập
Bài 2: Tại một doanh nghiệp có tình hình như sau: (Đvt: đ)
- Tài khoản nguyên vật liệu tồn đầu tháng: 42.500.000đ. Trong đó:
 Vật liệu A: 1.000kg x 10.000đ/kg = 10.000.000 đ
 Vật liệu B: 2.000kg x 15.000đ/kg = 30.000.000 đ
 Vật liệu C: 500kg x 5.000đ/kg = 2.500.000 đ
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ gồm có:
1. Mua một số vật liệu A: 1.000kg, đơn giá 10.000đ/kg chưa thanh toán
cho người bán
2. Mua một số vật liệu C: 2.000kg, đơn giá 5.000đ/kg đã trả bằng tiền mặt
3. Xuất vật liệu B dùng cho sản xuất sản phẩm số lượng 1.000kg, đơn giá
15.000đ/kg
4. Mua một số vật liệu B: 500kg, đơn giá 15.000đ/kg chưa trả tiền người
bán
Bài tập
Bài 2 (tiếp theo): Tại một doanh nghiệp có tình hình như sau: (Đvt: đ)
5. Xuất vật liệu A cho sản xuất sản phẩm 800kg, cho quản lý doanh
nghiệp 200kg, đơn giá 10.000đ/kg
6. Xuất vật liệu C 1.500kg và vật liệu B 1.000kg, tất cả dùng cho sản xuất
sản phẩm, đơn giá 5.000đ/kg vật liệu C và 15.000đ/kg vật liệu B.
Yêu cầu: Định khoản
Hãy phản ánh tình hình trên vào tài khoản 152 và các sổ chi tiết về
nguyên liệu vật liệu
Lập bảng tổng hợp tài khoản 152
Bài tập
•Một doanh nghiệp được thành lập với số vốn ban đầu do các
cổ đông đóng góp bao gồm:
-TSCĐHH : 500.000.000đ
- Nguyên vật liệu: 250.000.000đ
- Tiền gửi ngân hàng: 250.000.000đ
Yêu cầu:
Lập bảng cân đối kế toán tại thời điểm thành lập
Trình bày khái niệm bảng cân đối kế toán
Bài tập
•Số dư đầu tháng 5/201X của tài khoản “Phải thu của khách hàng” là
120.000.000đ, cụ thể như sau:
- Phải thu khách hàng A: 25.000.000 (dư Nợ)
- Phải thu khách hàng B: 50.000.000 (dư Nợ)
- Phải thu khách hàng C: 45.000.000 (dư Nợ)
Trong tháng 5/201X có phát sinh các nghiệp vụ liên quan như sau:
1. Bán cho khách hàng C một số hàng hóa với giá bán 60.000.000đ. Khách
hàng C đã thanh toán 80% bằng tiền mặt, phần còn lại trả chậm
2. Khách hàng B thanh toán nợ bằng chuyển khoản 35.000.000đ
3. Bán cho khách hàng A một số thành phẩm với giá bán 76.000.000đ,
khách hàng A chưa thanh toán.
4. Khách hàng A thanh toán 41.000.000đ bằng chuyển khoản.
Bài tập
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ
tài khoản có liên quan
Lập bảng tổng hợp chi tiết tài khoản phải thu khách hàng
Bài tập
* Tại một doanh nghiệp có số dư trên một số tài khoản vào ngày
31/05/201X như sau:
Tiền mặt 80.000.000 Tiền gửi ngân hàng 70.000.000
Vay ngắn hạn 70.000.000 Tạm ứng 20.000.000
Phải thu khách hàng 80.000.000 Phải trả người bán 90.000.000
Nguyên vật liệu 50.000.000 TSCĐHH 640.000.000
Nguồn vốn kinh X Quỹ đầu tư phát 30.000.000
doanh triển
Lợi nhuận chưa 60.000.000 Hàng hóa 60.000.000
phân phối
Bài tập
- Trong tháng 6/201X có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 50.000.000đ,
trả nợ nhà cung cấp 10.000.000đ
2. Nhập kho vật liệu 30.000.000đ thanh toán bằng tiền mặt
3. Khách hàng thanh toán nợ bằng tiền gửi ngân hàng
50.000.000đ
4. Dùng lãi bổ sung quỹ đầu tư phát triển 20.000.000đ
5. Nhận vốn góp của cổ đông trị giá 100.000.000đ bằng
chuyển khoản và một phương tiện vận tải trị giá 500.000.000đ
6. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 40.000.000đ, trả
nợ vay ngắn hạn 20.000.000đ
Bài tập
- Yêu cầu:
a. Tìm X
b. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh vào sơ
đồ tài khoản liên quan
c. Lập bảng cân đối tài khoản tháng 6/201X
d. Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 6/201X
THE END
THANK YOU!

You might also like