You are on page 1of 4

KTCT.

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

0002. Sản xuất hàng hóa là:


A. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để tiêu dùng.
B. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để giao nộp.
C. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của nhà
sản xuất.
D. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi, mua bán.
0002. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
A. Phân công lao động xã hội và phân công lao động quốc tế.
B. Phân công lao động xã hội và sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản xuất.
C. Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
D. Phân công lao động quốc tế và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
0002. Phân công lao động xã hội là:
A. Sự phân chia xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.
B. Sự phân chia lao động xã hội thành các vùng khác nhau của nền sản xuất xã hội.
C. Sự phân công của xã hội về lao động thành các ngành nghề khác nhau của nền sản
xuất xã hội.
D. Sự phân chia lao động trong 1 vùng thành các ngành nghề khác nhau.
0002. Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN C.Mác bắt đầu từ:
A. Tiền tệ.
B. Hàng hóa.
C. Tư bản.
D. Giá trị.
0002. Giá trị là phạm trù:
A. Nội dung.
B. Hình thức.
C. Vĩnh viễn.
D. Lịch sử.
0002. Giá trị trao đổi là:
A. Quan hệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.
B. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị này đổi lấy giá trị khác.
C. Quan hệ tỷ lệ về chất mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.
D. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
0002. Chất của giá trị hàng hoá là:
A. Lao động cụ thể.
B. Sự hao phí sức lao động của con người.
C. Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hoá.
D. Công dụng của hàng hoá.
0002. Hai hàng hóa khác nhau trao đổi được cho nhau vì đều có cơ sở chung là:
A. Đều có giá trị sử dụng giống nhau.
B. Đều có hao phí sức lao động bằng nhau của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
C. Đều có lượng hao phí nguyên liệu để sản xuất ra chúng giống nhau.
D. Đều có cách thức lao động cụ thể tạo ra chúng giống nhau.
0002. Hai hàng hóa khác nhau trao đổi theo một quan hệ tỷ lệ nhất định:
A. Vì có số lượng giá trị sử dụng như nhau.
B. Vì có thời gian hao phí lao động để sản xuất ra chúng bằng nhau.
C. Vì có thời gian lưu thông trên thị trường như nhau.
D. Vì có thời gian thỏa mãn nhu cầu như nhau.
0002. Lượng giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi:
A. Thời gian lao động cá biệt.
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình
C. Thời gian lao động cần thiết.
D. Thời gian lao động giản đơn.
0002. Hàng hóa có 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị vì:
A. Lao động sản xuất hàng hóa có tính 2 mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
B. Lao động sản xuất hàng hóa có tính 2 mặt: lao động giản đơn và lao động phức tạp.
C. Lao động trừu tượng là nguồn gốc của mọi của cải vật chất
D. Sức lao động là nguồn gốc của mọi của cải vật chất
0002. Lao động trừu tượng:
A. Là phạm trù lịch sử.
B. Là phạm trù của mọi nền kinh tế hàng hoá.
C. Tạo ra giá trị của hàng hóa.
D. Các câu trên đều đúng.
0002. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh:
A. Tính chất tư nhân và tính chất lao động cụ thể.
B. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội.
C. Tính chất tư nhân và tính chất lao động trừu tượng.
D. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội tiêu dùng.
0002. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là:
A. Hai mặt của cùng một sản phẩm.
B. Hai mặt của cùng một hàng hóa.
C. Hai loại lao động khác nhau.
D. Hai mặt của cùng một lao động sản xuất hàng hóa.
0002. Thời gian lao động xã hội cần thiết là:
A. Thời gian lao động cao nhất của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị
trường.
B. Thời gian cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hóa nhất định trong điều kiện trung
bình của xã hội với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ thành thạo trung bình và cường
độ lao động trung bình.
C. Thời gian lao động giản đơn của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị
trường.
D. Thời gian lao động trung bình của các nhà sản xuất các loại hàng hóa trên thị trường.
0002. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
A. Năng suất lao động và lao động phức tạp.
B. Năng suất lao động; lao động giản đơn và lao động phức tạp.
C. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
D. Năng suất lao động và cường độ lao động.
0002. Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi:
A. Tỷ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội cần thiết và năng suất lao động
B. Tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết và tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động
C. Tỷ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội cần thiết và tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động
D. Tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết và tỷ lệ thuận với năng suất lao
động
0002. Hai hàng hóa trao đổi được với nhau vì:
A. Chúng cùng là sản phẩm của lao động
B. Có lượng hao phí vật tư kỹ thuật bằng nhau
C. Có lượng hao phí sức lao động bằng nhau
D. Có giá trị sử dụng khác nhau
0002. Quy luật giá trị là:
A. Quy luật riêng của CNTB
B. Quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa
C. Quy luật kinh tế chung của mọi xã hội
D. Quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH

You might also like