You are on page 1of 2

1.1.

3 Sự ảnh hưởng của yếu tố văn hoá trong việc sử dụng các động từ “Cho và Nhận” trong câu

1.1.3 授受動詞を使用する文への文化的な要素の影響

"Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện truyền đạt ý nghĩ từ người này qua người khác, mà còn là nơi chứa
đựng nội dung của các quan niệm cũng như mọi tri thức trong từng cá nhân" (26,tr 14). Qua ngôn ngữ,
qua các tác phẩm văn học và nghệ thuật, chúng ta có thể cảm nhận được cuộc sống tâm lý của con
người. Chính vì vậy, khi muốn người quan sát hiểu từ ngữ của một phát ngôn, hoặc chú giải một văn bản
nào đó thì không chỉ dùng phương pháp dịch văn bản đó sang ngôn ngữ cuả người quan sát với ý nghĩa
từ vựng đơn thuần mà cần phải chú trọng đến những quan niệm về lối sống của người quan sát.

“Apart from being a means of transmitting thoughts from one person to another, language contains
every concepts and knowledge in each individual.” (26, p.14) We perceive the psychological life of
people through language, through literary and artistic works. Therefor, to fully understand the
meaning of a saying, or a glossary of a text, not only do we translate that text into the target
language using a simple lexical meaning, but we also need to pay attention to the observer’s
conceptions of the way of life.

Người ta thường nói tiếng Nhật là một ngôn ngữ giàu tính văn hoá. Những yếu tố văn hoá đi vào trong
ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đất nước, con người xứ sở Mặt trời mọc. Khi nghiên cứu những
động từ thể hiện hoạt động cho - nhận trong tiếng Nhật, tôi nhận thấy vai trò chi phối hết sức quan
trọng của quan niệm về cách ứng xử giữa con người với con người của người Nhật, đặc biệt là quan
niệm về cấp bậc trên - dưới, và quan niệm về sự đối lập thân - sơ (bên trong và bên ngoài). Có hiểu được
quan niệm về các quan hệ này, chúng ta mới hiểu được tại sao cùng một nghĩa "cho" hoặc "nhận" mà
trong trường hợp này người Nhật dùng động từ này, trong trường hợp khác lại sử dụng động từ kia.

Japanese is said to be a language which is rich in culture. Cultural factors lays in Japanese help us
better understand the country and the people of the land of the rising sun. During my research on
Japanese verbs which express the act of giving – receiving, I notice that the Japanese think highly of
the human – to – human behavior, especially là quan niệm về cấp bậc trên - dưới, và quan niệm về sự
đối lập thân - sơ (bên trong và bên ngoài). This leads to the reason for various usages of these giving –
receiving verbs for each concrete context.

Việc sử dụng các động từ mang ý nghĩa trao - nhận trong tiếng Nhật chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu
tố văn hoá, xã hội. Trong đó, hai quan niệm có tính chất chi phối quan trọng nhất là: quan niệm về cấp
bậc trên - dưới (dựa vào mối quan hệ về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội) và quan niệm thân - sơ (dựa
vào mối quan hệ bên trong và bên ngoài, giữa người trong nhà và người ngoài xã hội, người thuộc nhóm
của mình và người thuộc nhóm khác).

The usage of giving – receiving verbs is under a great influence of cultural and social factors, in which
the two most important concepts are: quan niệm về cấp bậc trên - dưới (bases on the relationship in
terms of age, occupation, social status) and quan niệm thân – sơ (dựa vào mối quan hệ bên trong và
bên ngoài, giữa người trong nhà và người ngoài xã hội, người thuộc nhóm của mình và người thuộc
nhóm khác)

1.1.3.1 Quan niệm về cấp bậc trên - dưới 上下関係


Đối với người Nhật, quan hệ tầng bậc là một trong những quan hệ rất quan trọng, trong đó các quan hệ
được chia làm ba bậc chính: bậc trên - bậc dưới - và cùng bậc. Căn cứ vào việc đối tượng giao tiếp thuộc
bậc trên hay bậc dưới so với người nói về mặt tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp... mà người nói lựa
chọn một cách giao tiếp thích hợp. Sự phân biệt về mặt cấp bậc này có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt
hoạt động trong đời sống xã hội Nhật Bản. Chẳng hạn như: trật tự cấp bậc được thể hiện ở vị trí ngồi của
mỗi thành viên trong một bữa tiệc hay trong bữa ăn gia đình, hay cách bố trí các phong trong một ngôi
nhà...

For the Japanese, heirachical relationship plays an important role, which is devided into 3 main
classes: supperior – inferior - cùng bậc. Base on age, social status, occupation,… of the speaker

Trong ngôn ngữ, quan hệ cấp bậc tạo ra những dạng thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ lịch sự, ngôn
ngữ trung hoà hay ngôn ngữ suồng sã. Căn cứ vào các cấp bậc khác nhau giữa người nói và đối tượng
giao tiếp mà các động từ mang nghĩa cho - nhận cũng được lựa chọn khác nhau. Các động từ: さしあげ
る, くださる, いただく được sử dụng đối với người bậc trên, động từ やる được sử dụng với người bậc
dưới. Những động từ có tính chất trung hoà là: あげる, もらう, くれる thường được sử dụng trong quan
hệ ngang bằng.

1.1.3.2 Quan niệm về sự đối lập thân – sơ 親疎関係

Đối lập thân - sơ hay còn gọi là đối lập trong - ngoài có cội nguồn từ quan niệm truyền thống uchi-soto
trong xã hội Nhật Bản. Chủ nghĩa gia đình ở Nhật không chỉ đơn thuần là mối quan hệ huyết thống mà
mang một hệ thống giá trị đặc biệt khác hẳn so với các xã hội khác. Mối quan hệ này luôn được đặt
trong sự đối lập. Chẳng hạn như sự đối lập giữa người thuộc gia đình mình với người ngoài. Trong tiềm
thức của mình người Nhật luôn có sự đối lập giữa "người nhà mình" với "người ngoài", giữa "chúng ta"
và "họ", giữa "nhóm của chúng ta" và "nhóm của họ". Ý thức về nhóm luôn chi phối quá trình giao tiếp.
Nếu người đối thoại cùng nhóm thì sử dụng thức ngôn ngữ trung hoà. Còn khi người đối thoại khác
nhóm, nhất thiết phải sử dụng kính ngữ để biểu thị sự khiêm tốn của bản thân và sự kính trọng đối với
đối tượng giao tiếp. Quy tắc này được áp dụng đối với người nước ngoài, người thuộc vùng khác, công
ty khác.

Đối lập thân - sơ với sự phân biệt đối tượng giao tiếp cùng nhóm xã hội, cùng cộng đồng hay các nhóm,
các cộng đồng khác... tạo ra sự khác biệt khi lựa chọn động từ “Cho và Nhận” đối với người trong gia
đình và người ngoài xã hội, người cùng công ty, trường học... và người khác công ty, trường học... Khi có
mối quan hệ gần gũi, người nói có thể sử dụng các động từ như: あげる, やる, くれる và もらう. Ngược
lại, khi có mối quan hệ xa lạ, người nói có thể sử dụng các động từ: さしあげる, くださる và いただく.

You might also like