You are on page 1of 9

BÀI 13.

NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 –


1939)
Câu 1. Nước Mĩ đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng cách
A. phát xít hoá bộ máy nhà nước. B. thực hiện các chính sách ôn hòa.
C. tiến hành cải cách về kinh tế - xã hội. D. phát xít hóa chính trị và cải cách kinh
tế.
Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (1929) bắt đầu từ nền kinh tế nào?
A. Tài chính, ngân hàng. B. Thương mại, dịch vụ.
C. Công nghiệp, ngân hàng. D. Nông nghiệp, thương mại.
Câu 3. Chính phủ Mĩ đã thực hiện biện pháp nào sau đây để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?
A. Thực hiện Chính sách mới. B. Thực hiện đạo luật Phục hưng nước Mĩ.
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. Gây chiến tranh với các nước láng giềng.
Câu 4. Trong Chính sách mới của Tổng thống Roosevelt, đạo luật nào quan
trọng nhất?
A. Đạo luật ngân hàng. B. Phục hưng công nghiệp.
C. Điều chỉnh nông nghiệp. D. Đạo luật tập trung.
Câu 5. Nội dung chủ yếu của Đạo luật Phục hưng công nghiệp là
A. tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu
thụ
B. kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài
hạn
C. cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp
đồng thỏa thuận
D. tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị
trường tiêu thụ với chủ tư bản
Câu 6. Chính sách mới (1932) ở Mĩ thực chất là
A. sự thay đổi hoàn hoàn về chính sách kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của Nhà nước.
B. chính sách đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của Nhà nước.
C. chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính
trị - xã hội.
D. hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị -
xã hội.
Câu 7. “Hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính,
chính trị - xã hội của đất nước” là đặc điểm của
A. Chính sách kinh tế mới của nước Mĩ. B. chính sách phát xít hóa của nước Mĩ.
C. chính sách dân chủ hóa của nước Mĩ. D. Chính sách mới của nước Mĩ.
Câu 8. Biện pháp cốt lõi của “Chính sách mới” là
A. ban hành các đạo luật về ngân hàng.
B. nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế.
C. thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp.
D. ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
Câu 9. Vấn đề cơ bản nào của xã hội Mĩ đã không được giải quyết trong Chính
sách mới của Rudơven?
A. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
B. Xóa bỏ sự phân biệt người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực
sự.
C. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế.
D. Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới.
Câu 10. Yếu tố quyết định thành công của chính sách mới là gì?
A. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. B. Chú trọng điều chỉnh nông
nghiệp.
C. Nhà nước can thiệp tích cực vào kinh tế. D. Chú trọng khôi phục công
nghiệp.
Câu 11. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã góp phần làm cho nước Mĩ duy trì
được chế độ
A. dân chủ tư sản. B. quân chủ lập hiến.
C. độc tài phát xít. D. quân chủ chuyên chế.
Câu 12. Tháng 11 – 1933, Mĩ chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với
A. Trung Quốc B. Liên Xô C. Anh D. Pháp
Câu 13. “Chính sách láng giềng thân thiện” được Mĩ tiến hành nhằm cải thiện quan hệ với
các nước ở
A. châu Âu. B. Mĩ Latinh. C. châu Phi. D. Đông Nam Á.
Câu 14. Chính sách nào của Quốc hội Mĩ đã tạo điều kiện cho phe phát xít tự do hành động
gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đề ra kế hoạch cho Đức vay tiền phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
B. Thực hiện chính sách “Láng giềng thân thiện” với các nước Mỹ Latinh.
C. Giữ vai trò trung lập với cuộc xung đột quân sự ngoài châu Mỹ.
D. Thực hiện học thuyết Monroe: “Châu Mỹ của người châu Mỹ”.
Câu 15. Tại sao phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ lan rộng
trong giai đoạn 1929 – 1933?
A. Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế.
B. Bất công xã hội và phân biệt chủng tộc nặng nề.
C. Hàng trăm triệu người bị mất hết toàn bộ số tiền tiết kiệm.
D. Chính quyền Mỹ cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
Câu 16. Nguyên nhân cơ bản của việc Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên
Xô (1933) là gì?
A. Phục vụ những lợi ích căn bản quốc gia. B. Tạo không khí hòa dịu
trong quan hệ quốc tế.
C. Tránh các cuộc xung đột quân sự ở bên ngoài. D. Tiếp tục lập trường
chống cộng sản.
Câu 17. Chính sách mới của Mỹ để lại bài học nào cho Việt Nam trong công
cuộc đổi mới kinh tế hiện nay?
A. Tập trung đầu tư vào phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.
B. Tập trung phát triển ngành kinh tế có nhiều lợi thế.
C. Thực hiện các biện pháp dân chủ trong phát triển kinh tế.
D. Thực hiện chính sách, biện pháp phát triển kinh tế phù hợp.
Câu 18. Mỹ thực hiện “Chính sách láng giềng thân thiện” với các nước Mỹ
Latinh nhằm mục đích
A. hình thành liên minh chống Liên Xô. B. củng cố địa vị của Mỹ ở
khu vực.
C. biến khu vực này thành “sân sau” của Mỹ. D. xoa dịu mâu thuẫn trong
lòng nước Mỹ.
Câu 19. Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, Mĩ
đã thực hiện chính sách gì?
A. Chính sách thực lực. B. Chính sách trung lập.
C. Chính sách chạy đua vũ trang. D. Chính sách kìm hãm.
Câu 20. Chính sách trung lập của Mĩ đối với các vấn đề quốc tế ở thập niên 30
của TK XX đã đưa đến một trong những tác động nào?
A. Gián tiếp gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Trực tiếp gây ra xung đột căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô.
D. Gián tiếp thúc đẩy phong trào chống chủ nghĩa phat xít phát triển mạnh mẽ.
Câu 21. Vì sao năm 1932 số người thất nghiệp ở Mĩ lại ở mức cao nhất?
A. Khủng hoảng diễn ra trầm trọng nhất.
B. Sản lượng công nghiệp ở mức thấp nhất.
C. Khủng hoảng trầm trọng nhất trong nông nghiệp.
D. Hàng vạn các công ty và ngân hàng bị đóng cửa.
Câu 22. Thực chất Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven là
A. thực hiện các biện pháp cứng rắn để đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
B. thực hiện đạo luật phục hưng công nghiệp, khôi phục nông nghiệp.
C. dựa vào sức mạnh quân sự để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội.
D. sử dụng tích cực vai trò của nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã
hội.
Câu 23. Trước chính sách bành trước của các nước phát xít trong những năm 30
của thế kỉ XX, chính phủ Mĩ đã có chủ trương gì?
A. Hợp tác với Anh, Pháp chống lại chủ nghĩa phát xít.
B. Chủ trương liên kết với Liên Xô chống phát xít.
C. Nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
D. Không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.

CHỦ ĐỀ 1. ĐỨC VÀ NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH


THẾ GIỚI (1918 – 1939)

Câu 1. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong
tổ chức nào ở nước Đức?
A. Đảng Dân chủ B. Đảng Quốc xã
C. Đảng Xã hội dân chủ D. Đảng Đoàn kết dân tộc
Câu 2. Người đứng đầu Đảng Quốc xã ở Đức là
A. Hítle B. Hinđenbua
C. Rommen D. Manxtên
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chủ trương của Hítle?
A. Chống cộng sản, phân biệt chủng tộc
B. Ra sức tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
D. Liên kết với Đảng Xã hội dân chủ để giải quyết hậu quả khủng hoảng kinh tế
Câu 4. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, giới cầm quyền Đức đã
A. thực hiện các quyền tự do dân chủ. B. thâu tóm những ngành kinh tế
chính.
C. phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. thành lập nền Cộng hòa
Vaima.
Câu 5. Hậu quả của việc bất hợp tác của Đảng Xã hội dân chủ Đức với những
người cộng sản là gì?
A. Tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức.
B. Đảng cộng sản Đức ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo ở Đức.
C. Đảng Xã hội lần lượt bị mua chuộc và đi theo Hítle.
D. Các chính đảng cách mạng ở Đức ngay lập tức bị Hitler xóa sổ.
Câu 6. Sự kiện nào đã mở ra thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức trong
những năm 1929 – 1933?
A. Hítle trở thành Thủ tướng và thành lập chính phủ mới.
B. Tổng thống Hindenburg bị Hitler lật đổ và thành lập chính phủ mới.
C. Tổng thống Hin-đen-bua từ chức, trao toàn bộ quyền hành cho Hitle.
D. Hitler trở thành tổng thống và ban bố lện tổng động viên.
Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
A. Đức rút khỏi Hội Quốc liên, triển khai các hoạt động ở châu Âu.
B. Đảng Quốc xã đứng đầu là Hítle lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
C. Giai cấp tư sản ủng hộ Đảng Quốc xã cầm quyền.
D. Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hítle làm Thủ tướng.
Câu 8. Ngày 30/1/1933, Hitle lên làm thủ tướng và thành lập chính phủ mới đã
mở ra
A. thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. B. thời kì phát triển trong
lịch sử nước Đức.
C. thời kì suy yếu nền chuyên chính độc tài. D. thời kì phát triển chế độ
cộng hòa tư sản.
Câu 9. Một trong những lí do dẫn đến các thế lực phát xít nhanh chóng lên nắm
quyền ở nước Đức là
A. yêu cầu xây dựng một nhà nước Đức mạnh ở Châu Âu.
B. nhân dân lao động ủng hộ việc nắm quyền của Đảng Quốc xã.
C. có sự giúp của các thế lực phát xít phản động ở nước ngoài.
D. Đảng xã hội dân chủ bất hợp tác, từ chối liên minh với Đảng cộng sản.
Câu 10. Trước nguy cơ phát hóa bộ máy chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã
có những hành động nào?
A. Liên minh với Đảng Xã hội và Đảng Quốc xã nhằm thiết lập chính quyền
dân chủ.
B. Chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi quần chúng đấu tranh thành
lập Mặt trận thống nhất chống phát xít.
C.Thỏa hiệp với Đảng Quốc xã trong việc phát xít hóa bộ máy nhà nước.
D. Chủ trương bạo động, tiến hành đảo chính giành chính quyền.
Câu 11. Hit-le lên làm thủ tướng trong hoàn cảnh nào?
A. Kinh tế giảm sút, chính trị khủng hoảng trầm trọng.
B. Tổng thống Hin-đen-bua qua đời.
C. Ảnh hưởng của Đảng công nhân quốc gia xã hội bị thu hẹp.
D. Đảng xã hội dân chủ hợp tác tích cực với Đảng cộng sản thành lập mặt trân
nhân dân.
Câu 12. Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính
phủ Hítle đã công khai khủng bố các đảng phái dân chủ, trước hết là
A. Đảng Dân chủ. B. Đảng Cộng hòa.
C. Đảng Xã hội dân chủ Đức. D. Đảng Cộng sản Đức.
Câu 13. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế trong
nước theo hướng
A. tập trung quan liêu, bao cấp. B. thị trường định hướng tư bản
chủ nghĩa.
C. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. D. nhà nước độc quyền mọi
ngành kinh tế.
Câu 14. Trong công nghiệp, chính quyền Hít-le tập trung phát triển nhất ngành nào?
A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp quân sự.
C. Công nghiệp chế tạo. D. Công nghiệp hóa chất.
Câu 15. Cơ quan nào nắm vai trò điều hành nền kinh tế nước Đức trong những năm 1929-
1939?
A. Tổng hội đồng kinh tế B. Hội đồng kinh tế
C. Hội đồng bộ trưởng D. Hội đồng kinh tế chiến tranh
Câu 16. Ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế
kỉ XX là
A. Công nghiệp dệt B. Công nghiệp quân sự
C. Công nghiệp khai khoáng D. Công nghiệp cơ khí, chế tạo
Câu 17. Sự kiện nào khởi đầu cho quá trình tự do hành động để chuẩn bị cho một cuộc
chiến tranh thế giới mới của nước Đức?
A. Tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên B. Thành lập phe Trục
C. Đưa quân chiếm đóng khu phi quân sự sông Ranh D. Bắt đầu triển khai các hoạt
động quân sự ở châu Âu
Câu 18. Chính sách đối ngoại của Hít-le là
A. lật đổ nền Cộng hòa Vaima. B. khủng bố công khai.
C. tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. D. “Chính sách láng
giềng thân thiện”.
Câu 19. Chính sách đối nội của Đảng quốc xã là
A. thiết lập chế độ độc tài, khủng bố công khai. B. bảo vệ quyền lợi cho giai
cấp tư sản.
C. ra sức tuyên truyền tư tưởng Do thái tiến bộ. D. bãi bỏ chính sách chống
cộng sản và phân biệt chủng tộc.
Câu 20. Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hitle
đã thực hiện chính sách chủ yếu nào?
A. Thực hiện chính sách bài xích người Do Thái.
B. Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân.
C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.
D. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ.
Câu 21. Tại sao những năm 30 của thế kỷ XX, chính quyền Đức, Italia, Nhật
Bản chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước?
A. Thất bại tròn Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Ít thuộc địa, thiếu vốn,
nguyên liệu và thị trường.
C. Tập trung sức mạnh để khôi phục kinh tế. D. Các nước có truyền thống
quân phiệt hiếu chiến.
Câu 22. Một trong những lí do dẫn đến các thế lực phát xít nhanh chóng lên
nắm quyền ở nước Đức là do
A. Yêu cầu xây dựng một nhà nước Đức mạnh ở châu Âu.
B. nhân dân lao động ủng hộ Đảng Quốc xã nắm quyền.
C. các thế lực phát xít phản động ở nước ngoài giúp sức.
D. Đảng xã hội dân chủ từ chối liên minh với Đảng cộng sản.
Câu 23. Mục đích thành lập Tổng Hội đồng kinh tế nước Đức là
A. điều hành hoạt động ngành kinh tế quân sự.
B. điều hành hoạt động của các ngành kinh tế.
C. thiết lập nền kinh tế theo hướng độc tài.
D. tập trung cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 24. Chính quyền phát xít Đức đã tổ chức theo hướng nền kinh tế nào?
A. Tập trung cải tổ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa.
B. Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu xã hội.
C. Tập trung, dân chủ, phục vụ nhu cầu dân sinh.
D. Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
Câu 25. Nội dung không phản ánh đúng kết quả thực hiện chính sách đối ngoại
của Hitler?
A. Đem lại cho nước Đức lợi thế chính sách ngoại giao nước lớn.
B. Các kế hoạch chuẩn bị chiến tranh xâm lược đã sẵn sàng.
C. Lực lượng quân đội đông, nước Đức đã là trại lính khổng lồ.
D. Chính quyền Hitler tự do hành động và chủ động trong quan hệ đối ngoại.
Câu 26. Sự phát triển của nước Đức trong năm 1929 – 1939 để lại cho nhân loại
bài học gì về việc bảo vệ hòa bình thế giới?
A. Không chủ trương duy trì quân đội thường trực.
B. Tránh cổ súy việc tôn sùng những nhân vật nổi tiếng.
C. Ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc cực đoan, quá khích.
D. Ngăn chặn các hoạt động có tính khủng bố quân phiệt.
Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến công nghiệp quân sự là ngành kinh tế được phục
hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX?
A. Do Đức đã có nền tảng công nghiệp quốc phòng từ trước
B. Do nhu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh đế quốc
C. Do sự hỗ trợ đầu tư của Mĩ cho công nghiệp quân sự Đức
D. Do nguồn lợi nhuận khổng lồ thu được từ công nghiệp quân sự
Câu 28. Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài
học kinh nghiệm gì để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới?
A. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước
B. Đoàn kết tất cả các lực lượng, kiên quyết đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, cực
đoan
C. Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung
D. Giải quyết hài hòa lợi ích giữa các quốc gia để tránh tạo ra mầm mống xung đột
Câu 29. Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật
B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người
dân
C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành
trướng ra bên ngoài
D. Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ
Câu 30. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài trong bao lâu
A. Nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX B. Nửa sau thập niên 30 của thế
kỉ XX
C. Giữa thập niên 30 của thế kỉ XX D. Suốt thập niên 30 của thế kỉ
XX
Câu 31. Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là
A. Chính phủ hộ pháp B. Trung Hoa Dân quốc
C. Mãn Châu Quốc D. Chính phủ quốc dân
Câu 32. Cách thức tiến hành quân phiệt hóa ở Nhật Bản có điểm gì khác so với Đức?
A. Chuyển từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
B. Chuyển từ chế độ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.
C. Quân phiệt hóa bộ máy chế độ chuyên chế Thiên hoàng và xâm lược thuộc địa.
D. Quân phiệt hóa bộ máy chế độ Mạc Phủ và xâm lược thuộc địa.
Câu 33. Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân
phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?
A. Do Nhật Bản có quá ít thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường
B. Do tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn
C. Do ảnh hưởng truyền thống quân phiệt
D. Do sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp
Câu 34. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở
Nhật diễn ra lâu dài?
A. Do sự bất đồng trong giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh
B. Do sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản
C. Do sự can thiệp của các thế lực đế quốc vào Nhật Bản
D. Do sự bất đồng giữa Thiên hoàng và chính phủ về cách thức thoát khỏi khủng hoảng
Câu 35. Điểm giống nhau về mưu đồ trong quan hệ quốc tế giữa hai nước phát xít Đức và
Nhật Bản là gì?
A. Đều bất mãn với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn
B. Đều có âm mưu dùng vũ lực và chiến tranh để chia lại thế giới.
C. Đều có âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
D. Đều có âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
Câu 36. Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929-
1939 là
A. tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc
B. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ hai
C. theo đuổi lập trường chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
D. trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài lãnh thổ
Câu 37. Đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản là gì?
A. Được tiến hành trong suốt những năm 20 của thế ký XX.
B. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược.
C. Tiến hành những cuộc đảo chính đẫm máu giữa phái quân sự và phái đối lập.
D. Tăng cường tranh chấp thuộc địa, mở rộng chiến tranh xâm lược.
Câu 38. Nội dung nào dưới đây không nằm trong biện pháp để thoát khỏi
khủng hoảng của giới cầm quyền Nhật Bản?
A. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. B. Gây chiến tranh xâm lược.
C. Bành trướng ra bên ngoài. D. Tổng động viên quân đội.
Câu 39. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau khủng
hoảng kinh tế 1929 – 1933 là
A. bình thường hóa quan hệ với Liên Xô. B. đẩy mạnh xâm lược Trung
Quốc.
C. xâm chiếm các nước Đông Nam Á. D. xâm lược Triều Tiên, Mông
Cổ.
Câu 40. Điểm khác nhau trong quá trình giải quyết hậu quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929 – 1933 giữa Mỹ với Nhật Bản là
A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. B. cải cách kinh tế, chính trị, xã
hội.
C. phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. tiến hành xâm lược thuộc địa.
Câu 41. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động nặng nề nhất đến
ngành kinh tế nào của nước Đức?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Tài chính.
Câu 42. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền
kinh tế trong nước theo hướng
A. tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt đầu tư sản xuất.
B. tập trung phát triển công – thương nghiệp.
C. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
D. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự.
Câu 43. Năm 1934, sau khi tổng thống Hinđenbua qua đời, Hítle đã tự xưng là
A. Tổng thống.
B. Thủ tướng.
C. Quốc trường suốt đời.
D. Thống soái.
Câu 44. Hít-le công khai khủng bố Đảng nào quyết liệt nhất?
A. Đảng dân chủ xã hội Đức.
B. Đảng Cộng sản Đức.
C. Đảng Quốc xã Đức.
D. Đảng xã hội Đức.
Câu 45. Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như
A. một trại tập trung khổng lồ.
B. một trại lính khổng lồ.
C. một tên sen đầm quốc tế.
D. một đế quốc bất khả chiến bại.
Câu 46. Đường lối đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Hítle là
A. liên kết với với tất cả các nước đế quốc.
B. thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước lớn.
C. tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh.
D. mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước ở Châu Mĩ.
Câu 47. Để chống chủ nghĩa phát xít, Đảng cộng sản Đức đã kêu gọi quần
chúng đấu tranh thành lập
A. Mặt trận thống nhất.
B. Mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Mặt trận chống phát xít.
D. Mặt trận dân tộc chống phát xít.

You might also like