You are on page 1of 21

1.

Thời gian nào bắt đầu ghi nhận sự xuất hiện của lổ thủng ozone ở vùng trời Bắc cực?
A. Năm 1983 B. Năm 1981 C. Năm 1987 D. Năm 1985

2. Tỷ lệ đóng góp khí nhà kính từ nguồn nào sau đây là cao nhất?
A. CO2 từ đốt nhiên liệu hóa thạch B. CO2 từ cháy rừng và phân hủy chất hữu cơ
C. CH4 từ hoạt động sản xuất nông nghiệp D. Tất cả các câu trên đều đúng

3. Khí nhà kính nào sau đây có tỷ lệ phân bố nhiều nhất trong khí quyển Trái Đất?
A. CH4 B. N2O C. CO2 D. CFC

4. Khí nào gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất (tính trên 1 phân tử khí)?
A. CH4 B. CO2 C. N2O D. Không có câu trả lời đúng

5. Hàm lượng cao của các thành phần dinh dưỡng nào sau đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng phú dưỡng
hóa?
A. Photpho và kali B. Kali và Nitơ C. Carbon và Nitơ D. Nitơ và Photpho

6. Cơ sở pháp lý nào sau đây được dùng để xác định vi phạm, truy cứu trách nhiệm đối với hành vi phạm luật môi
trường?
A. Tiêu chuẩn môi trường B. Pháp lệnh
C. Luật Bảo vệ Môi trường D. Tất cả đều đúng

7. Cháy rừng làm phát sinh khí nào sau đây?


A. H2S B. SO2
C. CO D. Tất cả các câu trên đều đúng

8. Đặc điểm nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của KCN sinh thái theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP?
A. KCN có hiệu quả sản xuất cao nhất B. KCN phát sinh ít chất thải nhất
C. KCN sạch và xanh D. KCN có diện tích cây xanh nhiều

9. Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể ….. được những nhu cầu hiện tại mà không ……, tổn hại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
A. Cung cấp, phá hủy B. Đáp ứng, ảnh hưởng
C. Cung cấp, xáo trộn D. Không có câu trả lời đúng

10. Công ước CITES là công ước về:


A. Các vùng đất ngập nước
B. Bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới
C. Buôn bán các loại động thực vật hoang dã nguy cấp
D. Chống ô nhiễm do tàu biển

11. Mưa acid có liên quan chủ yếu đến các loại khí ô nhiễm nào?
A. CO2 và SO2 B. NOx và Cl2 C. SO2 và NOx
D. SO2 và Cl2 E. Không có đáp án nào đúng
12. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất là biểu hiện chính của tác động nào sau đây?
A. Thủng tầng Ozone B. Biến đổi khí hậu C. Hiệu ứng nhà kính D. Suy giảm rừng

13. Tác động nào dưới đây là các tác động tích cực của con người đối với hệ động thực vật:
A. Thâm canh, cải tạo đất để trồng các loại cây biến đổi gien năng suất cao và thuần hoá các loài động vật
B. Trồng cây gây rừng, săn bắt có chọn lọc và đảm bảo chúng có thể sinh sản và phát triển
C. Chọn lọc, lai tạo giống vật nuôi có năng suất và sản lượng cao
D. Tất cả các câu trả lời đều đúng

14. Phí môi trường được áp dụng nhằm mục đích gì?
A. Tạo nguồn thu cho Chính phủ phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái
B. Giúp cơ quan Nhà nước duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhằm mục đích ổn định và
phát triển xã hội.
C. Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường
D. Tất cả các câu trả lời đều đúng

15. Công ước Ramsar 1971 liên quan đến vấn đề gì?
A. Đa dạng sinh học B. Ô nhiễm tàu biển C. Động vật hoang dã D. Đất ngập nước

16. Trong các nguyên tắc sau, nguyên tắc nào liên quan đến “Sản xuất sạch hơn”?
A. Không sử dụng nguyên liệu là tài nguyên thiên nhiên
B. Giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất
C. Xử lý triệt để các chất thải phát sinh từ nơi xả thải của nhà máy
D. Cả 3 câu trên.

17. Hàm lượng chất hữu cơ cao do hoạt động xả thải gây ảnh hưởng quan trọng nào đến môi trường nước?
A. Làm chết thủy sinh vật
B. Là chất gây độc cho con người
C. Làm giảm lượng oxy trong nước
D. Làm chết vi sinh vật trong nước

18. Thông số nào sau đây thể hiện mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước?
A. COD B. TS
C. Độ đục D. Tất cả các câu trên đều đúng

19. Chất nào sau đây là chất ô nhiễm không khí sơ cấp?
A. SO2 B. CO2 C. Bụi mịn D. Tất cả câu trả lời đều đúng

20. Công ước nào sau đây liên quan đến bảo vệ tầng ozone?
A. Vienne 1985 B. CITES 1973 C. Montreal 1985 D. Marpol 1973

21. Nguồn nước ngầm ở đô thị chủ yếu bị suy giảm do:
A. Khai thác quá mức; Nước bị nhiễm mặn
B. Khai thác quá mức; Bê tông hóa mặt đất
C. Nước bị nhiễm mặn; Bê tông hóa mặt đất
D. Suy giảm diện tích mặt nước; Nước thải đô thị

22. Nước thải sinh hoạt có chứa thành phần chính nào sau đây?
A. Chất vô cơ B. Chất hữu cơ C. Chất keo bẩn D. Hợp chất chứa nitơ

23. Tiếp cận phát triển bền vững thể hiện trong các lĩnh vực nào?
A. Kinh tế, môi trường, thông tin, văn hóa
B. Môi trường, xã hội, kinh tế, phong cách cuộc sống
C. Kinh tế, môi trường, xã hội - văn hóa
D. Tất cả đều đúng

24. Biện pháp bảo vệ môi trường nào sau đây không mang tính phòng ngừa?
A. Tái chế, tái sử dụng B. Thiêu hủy
C. Giảm thiểu tại nguồn D. Tất cả đều sai

25. Chỉ số nào để đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí?
A. CO2 và SO2 B. AQI C. NTU D. EPA

26. Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp (KCN) thỏa mãn các tiêu chí:
A. KCN hiện đại, sạch, ít chất thải nhất B. KCN xanh, hiện đại, ít chất thải nhất
C. KCN xanh, sạch, ít chất thải nhất D. KCN xanh, sạch, hiện đại

27. Tình hình ô nhiễm môi trường gia tăng nghiêm trọng trong các nền kinh tế công nghiệp đã dẫn đến hình thành
nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc 3P B. Nguyên tắc 3R C. Nguyên tắc PPP D. Nguyên tắc CDM

28. Định nghĩa nào sau đây là đúng đối với nước ô nhiễm?
A. Chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.
B. Có màu và mùi lạ
C. Chứa chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép
D. Gây ngộ độc đối với sinh vật tiêu thụ

29. Ô nhiễm nhiệt là khái niệm chỉ ô nhiễm môi trường nào sau đây?
A. Đất B. Không khí
C. Nước D. Tất cả các câu trên đều sai

30. Công cụ nào liên quan đến chi phí xử lý, thu gom và thải bỏ rác?
A. Lệ phí phát thải B. Lệ phí sản phẩm C. Lệ phí sử dụng D. Ký quỹ hoàn chi

31. Đánh giá bền vững về kinh tế của một quốc gia có thể được tham khảo dựa trên chỉ số nào sau đây?
A. GNP B. GOP C. GDP D. Tất cả các đáp án đều sai
32. Nguồn thải chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô thị là:
A. Sản xuất công nghiệp B. Rác thải không được thu gom
C. Giao thông D. Sinh hoạt gia đình

33. Các thông số hoá học để đánh giá ô nhiễm môi trường nước gồm:
A. pH, mùi, vị, màu sắc, nhiệt độ B. Hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ, BOD5, COD, DO
C. Nồng độ vi sinh vật gây bệnh B. Không có câu trả lời đúng

34. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 nói về:


a. Hệ thống EMS b. Kiểm định môi trường
c. Đánh giá tác động môi trường d. Cấp nhãn môi trường

35. Môi trường bền vững thể hiện ở những đặc điểm nào sau đây?
a. Cân bằng của các thành phần trong hệ sinh thái b. Bảo tồn đa dạng sinh học
c. Cân bằng của các dòng chuyển hóa vật chất, năng lượng d. Tất cả đều đúng

36. Rác sinh hoạt thành phố Hồ Chí Minh hiện được chôn lấp chủ yếu tại:
a. Bãi chôn lấp Gò Cát b. Bãi chôn lấp Phước Hiệp
c. Bãi chôn lấp Đông Thạnh d. Bãi chôn lấp ở Long An

37. Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác?


a. Mưa acid hình thành do các hoạt động của con người
b. Các loại khí thải chính gây ra mưa acid là SO2 và NOX
c. Khí SO2 là nguyên nhân chính gây ra mưa acid
d. Mưa acid thường có pH < 5.0

38. Việc trả vỏ chai về nơi thu gom và nhận lại 1 số tiền nhất định là hình thức áp dụng công cụ bảo vệ môi trường
nào sau đây?
a. Lệ phí phát thải b. Lệ phí sản phẩm
c. Hệ thống kí quĩ hoàn chi d. Không có câu trả lời đúng

39. Nguồn nước ngầm tự nhiên ở Việt Nam bị ô nhiễm thành phần chính nào sau đây?
a. Asen b. Chì c. Thuỷ Ngân d. Cadimi

40. Theo EPA quy định về AQI, mức độ ô nhiễm cao nhất có biểu hiện màu sắc là?
a. Màu nâu b. Màu đỏ
c.Màu cam d. Màu tím

41. Tỷ lệ đóng góp khí nhà kính CO2 từ nguồn nào sau đây là cao nhất?
a. Đốt nhiên liệu hóa thạch b. Cháy rừng và phân hủy chất hữu cơ
c. Hoạt động sản xuất nông nghiệp d. Tất cả các câu trên đều đúng

42. Khí nhà kính là những khí nào?


a. Là các khí có khả năng hấp thu và phát xạ tia bức xạ hồng ngoại
b. Là các khí có khả năng hấp thụ và phát xạ tia bức xạ tử ngoại
c. Là các khí có khả năng hấp thụ và phát xạ ánh sáng mặt trời
d. Bao gồm hơi nước, CO2, CH4, O3, N2, CFCs

43. Quản lý nội vi tốt là biện pháp sản xuất sạch hơn thuộc nhóm nào?
a. Cải tiến sản phẩm b. Giảm chất thải tại nguồn
c. Tuần hoàn d. Tất cả đáp án đều sai

44. Vật liệu nào sau đây ít được tái chế?


a. Giấy b. Nhựa c. Cao su d. Tất cả đáp án đều sai

45. Tại sao tầng ozone lại suy thoái nghiêm trọng hơn ở 2 cực của trái đất?
a. Do các nguồn phát thải khí nhà kính trên trái đất có khuynh hướng dồn về 2 cực
b. Do tác động lực quay quanh trục trái đất
c. Do điều kiện thời tiết ở 2 cực phù hợp nên xúc tác cho quá trình phân hủy ozone
d. Tất cả các câu trên đều sai.

46. Các nhà máy lọc nước biển lấy nước ngọt ở Ả Rập Xê-út, hay ở Lý Sơn (Việt Nam) có gây hậu quả tiềm tàng gì
không?
a. Không, hoàn toàn vô hại đối với môi trường
b. Ở Ả Rập Xê-út thì không, còn ở Lý Sơn thì có.
c. Có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển tại khu vực đặt nhà máy
d. Tất cả các câu trên đều sai.

47. Năng lượng sạch là gì?


a. Nguồn năng lượng được khai thác bằng các công nghệ không phát thải chất ô nhiễm ra môi trường
b. Được khai thác từ các nguồn năng lượng tự nhiên
c. Nguồn năng lượng có thể tái tạo
d. Nguồn năng lượng vĩnh cửu

48. “Phải đầu tư nhiều cho bất động sản” và “tăng giá thành sản phẩm” là các mặt hạn chế của giải pháp nào trong bộ
công cụ kỹ thuật để bảo vệ môi trường?
a. Xử lý cuối đường ống b. Tái chế, tái sử dụng
c. Sản xuất sạch hơn d. Hiệu quả sinh thái

49. Chọn câu đúng về tầng ozone?


A. Chứa 90% lượng ozone trong khí quyển B. Nằm trong độ cao 20 – 40 km
C. Tất cả các câu trên đều đúng D. Hấp thu tất cả bức xạ từ mặt trời

50. Trình tự nào sau đây thể hiện đúng nhất nguyên nhân và hậu quả tác động đến môi trường hiện nay?
A. Gia tăng nồng độ các khí nhà kính →gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính → trái đất nóng lên →biến đổi khí
hậu
B. Gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính → trái đất nóng lên → biến đổi khí hậu → gia tăng nồng độ các khí
nhà kính
C. Gia tăng nồng độ các khí nhà kính → trái đất nóng lên → gia tăng hiện tượnghiệu ứng nhà kính → biến đổi
khí hậu
D. Gia tăng nồng độ các khí nhà kính → biến đổi khí hậu→ gia tăng hiện tượnghiệu ứng nhà kính → trái đất nóng
lên

51. Hãy điền vào chỗ trống của phát biểu sau trong nội dung của Luật BVMT của Việt Nam (2005):
“Môi trường bao gồm các … (i) và … (ii) bao quanh … (iii), có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật”
A. (i) thành phần môi trường, (ii) thành phần nhân tạo và (iii) sinh vật sống
B. (i) thành phần môi trường, (ii) sinh vật sống và (iii) con người
C. (i) các sinh vật sống, (ii) yếu tố nhân tạo và (iii) con người
D. (i) yếu tố tự nhiên, (ii) vật chất nhân tạo và (iii) con người

52. Phát biểu nào sau đây không đúng:


A. Cây xanh thuộc nhóm sinh vật sản xuất B. Động vật ăn cỏ là các sinh vật tự dưỡng
C. Sinh vật sản xuất là sinh vật tự dưỡng D. Động vật ăn thịt là các sinh vật tiêu thụ

53. Năng suất sơ cấp ở rừng mưa nhiệt đới cao là do:
A. Nhiệt độ cao quanh năm
B. Lượng mưa và ánh sáng mặt trời dồi dào
C. Mật độ cây xanh nhiều
D. Tất cả các câu trả lời đều đúng

54. Bể carbon lớn nhất trên Trái Đất nằm ở đâu?


A. Chất hữu cơ trong đất và nhiên liệu hóa thạch B. Trầm tích biển và đá trầm tích
C. Khí quyển D. Đại dương

55. Trong chu trình nitơ, nhóm sinh vật nào sau đây tham gia vào quá trình cố định khí N2 trong khí quyển thành dạng
sử dụng được.
A. Vi khuẩn B. Côn trùng C. Cây xanh D. Virus

56. Theo sơ đồ dòng năng lượng trong hệ sinh thái, năng suất sản xuất sơ cấp biểu thị dòng năng lượng chuyển hóa từ
… (i) đến … (ii).
A. năng lượng mặt trời (i) sinh vật sản xuất (ii)
B. sinh vật sản xuất (i) sinh vật tiêu thụ (ii)
C. năng lượng mặt trời (i) sinh vật phân hủy (ii)
D. sinh vật tiêu thụ (i) sinh vật phân hủy (ii)

57. Câu phát biểu nào sau đây là sai?


A. Mật độ của không khí tăng mạnh theo độ cao
B. Thành phần không khí của khí quyển thay đổi theo thời gian địa chất
C. Tỷ lệ các thành phần chính của không khí không thay đổi theo độ cao trong tầng đối lưu
D. Phần lớn khối lượng của toàn bộ khí quyển chỉ tập trung ở tầng đối lưu

58. Hạn chế của Thuyết Malthus là:


A. Cho rằng phát triển dân số là quy luật tự nhiên, vĩnh viễn
B. Chưa tìm ra các tác động để kiểm soát dân số
C. Lên tiếng báo động về nguy cơ tăng dân số.
D. Tất cả các đáp án đều đúng

59. Chu trình tuần hoàn nguyên tố nào sau đây là chu trình không hoàn hảo?
A. P, S B. S, N C. N, C D. P, C

60. Tính từ bề mặt Trái Đất, các tầng trong khí quyển được sắp xếp theo thứ tự sau:
A. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng ion, tầng trung quyển và tầng ngoài.
B. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung quyển, tầng không lưu và tầng ngoài.
C. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung quyển, tầng ion và tầng ngoài.
D. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung quyển, tầng nhiệt và tầng ngoài.

61. Loài có vai trò quyết định sự tiến hóa của quần xã được gọi là:
A. Loài chủ chốt B. Loài đặc trưng
C. Loài ưu thế D. Không có câu trả lời đúng

62. Trong quá trình phát triển của con người, hoạt động nào sau đây có nhu cầu sử dụng nước nhiều nhất?
A. Sinh hoạt B. Nông nghiệp C. Giao thông vận tải D. Công nghiệp

63. Động vật ăn cỏ là:


A. Sinh vật sản xuất sơ cấp B. Sinh vật sản xuất thứ cấp
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2

64. Vai trò của tầng ozone?


A. Bảo vệ trái đất khỏi ảnh hưởng độc hại của tia tử ngoại
B. Cung cấp oxy cần thiết cho sự sống
C. Là môi trường vận chuyển nước và cung cấp CO2
D. Tất cả các trả lời đều đúng

65. Động vật phù du đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn nào sau đây?
A. Vùng đồng cỏ B. Rừng mưa nhiệt đới C. Lãnh nguyên D. Thủy vực nước ngọt và đại dương

66. Có các loại môi trường nào?


A. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.
B. Các yếu tố tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và xã hội.
C. Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội.
D. Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường sinh thái.
67. Khoáng sản phi kim loại là nguồn tài nguyên:
A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên tái tạo
C. Tài nguyên không tái tạo D. Tài nguyên luôn sẵn có

68. Điền vào chỗ trống: Khủng hoảng môi trường là…..về chất lượng môi trường sống trên quy mô….., đe dọa cuộc
sống của loài người trên trái đất.
A. Suy thoái; khu vực B. Suy thoái; toàn cầu C. Suy giảm; toàn cầu D. Suy giảm; khu vực

69. Nhận định “Dân số tăng theo cấp số nhân (2,4,8,…); còn lương thực, thực phẩm, phương tiện sinh hoạt chỉ tăng
theo cấp số cộng (1,2,3,4…)” được phát biểu trong lý thuyết dân số nào sau đây?
A. Thuyết dân số cổ điển B. Thuyết quá độ dân số
C. Thuyết dân số hiện đại D. Thuyết Malthus

70. Con người tác động và làm thay đổi chu trình tuần hoàn carbon bằng cách:
A. Làm gia tăng lượng khí CO2 trong không khí B. Làm giảm lượng khí CO2 trong không khí
C. Làm tăng lượng carbon tích tụ trong đất D. Câu b và c đúng

71. Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng đất bị thoái hoá và xói mòn?
A. Sử dụng phân bón hoá học B. Rừng che phủ bị chặt đốn
C. Đất bị bỏ hoang D. Thay đổi sử dụng đất

72. Trong khu công nghiệp sinh thái, diện tích chung TỐI THIỂU BẮT BUỘC dành cho cây xanh là:
A. 20 % B. 10 % C. 25 % D. 15 %

73. Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao được thể hiện bằng giá trị cao của chỉ tiêu phân tích nào sau đây?
A. TSS B. COD C. DO D. TDS

74. Yếu tố nào không nằm trong Thước đo bền vững về Môi trường:
A. Chất lượng cuộc sống được nâng cao
B. Ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường trong các lĩnh vực khác nhau
C. Giảm lượng chất thải vào môi trường, loại bỏ các chất độc
D. Tập trung khai thác các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo

75. Giải pháp nào không phù hợp để xử lý chất thải rắn hữu cơ?
A. Làm phân compost B. Sản xuất khí sinh học biogas
C. Đóng rắn D. Chôn lấp hợp vệ sinh

76. Yếu tố nào sau đây không phải là tiêu chí hướng tới bền vững về xã hội?
A. Chất lượng cuộc sống được nâng cao B. Thay đổi quan niệm về đạo đức sống
C. Sức khỏe cộng đồng được cải thiện D. Chú trọng tới các lợi ích của người khuyết tật

77. Tình trạng nhiễm độc với lượng chất độc thấp, nhưng hấp thu nhiều lần, thường xuyên, lâu dài được gọi là nhiễm
độc gì?
A. Cấp tính B. Mãn tính C. Lâm sàng D. Thấm nhiễm
78. Ưu điểm của việc tái sinh, tái chế chất liệu:
A. Tiết kiệm được tài nguyên
B. Tạo ra sản phẩm mới sạch có chất lượng cao
C. Tận dụng nguồn nguyên liệu mới và giá cả ổn định
D. Là một trong các biện pháp duy trì chất lượng sản phẩm

79. Liên quan đến các nguyên tắc bảo vệ môi trường theo Luật BV Môi Trường, phát biểu nào sau đây là chưa chính
xác?
A. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, đảm bảo quyền con
người được sống trong môi trường trong lành
B. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính quyền liên
quan
C. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết đảm bảo sự phát triển bền vững
D. Hoạt động bảo vệ môi trường coi trọng tính phòng ngừa

80. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng mặn hoá môi trường đất là:
A. Biến đổi khí hậu toàn cầu B. Lạm dụng phân bón hữu cơ
C. Nước đại dương tăng cao D. Đất gần biển

81. Trồng các cây họ đậu, họ thực vật bao gồm: đậu Hà Lan, đậu, cỏ linh lăng, đậu tương, và lạc là một trong những
phương pháp chính mà nông dân bổ sung đạm tự nhiên cho các cánh đồng canh tác. Đó là do các cây họ đậu có thể
thực hiện quá trình:
A. Nitrat hóa B. Khử nitrat hóa C. Cố định nitơ D. Amon hóa

82. Phát biểu nào sau đây không chính xác để mô tả chu trình photpho?
A. Không có sự luân chuyển của photpho trong khí quyển ở điều kiện thường
B. Photpho tồn tại chủ yếu trong địa quyển
C. Sự tham gia của các vi sinh vật trong chu trình tuần hoàn là vô cùng phong phú
D. Chu trình photpho có tốc độ tuần hoàn chậm nhất trong các chu trình sinh địa hóa chính

83. Thứ tự trên xuống của 3 lớp Vỏ lục địa:


A. Trầm tích, Bazan, Granit B. Trầm tích, Granit, Bazan
C. Bazan, Trầm tích, Granit D. Granit, Trầm tích, Bazan

84. Thành phố A có dân số năm 2010 và dự kiến 2020 lần lượt là 8.000.000 và 8.577.973 người. Hãy tính tỷ lệ gia
tăng dân số tự nhiên biết mức độ gia tăng dân số cơ học là 6‰.
A. r = 0,010; B. r = 0,012; C. r = 0,014;
D. r = 0,016 E. Tất cả các câu trên đều sai

85. Nitơ (N), Photpho (P) được gọi là ô nhiễm đa lượng do:
A. N, P dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn
B. N, P là chất gây độc cho thủy sinh
C. N, P dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của tảo
D. N, P tham gia vào chu trình tuần hoàn sinh địa hóa

86. Biểu hiện của hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước là:
A. Tăng vi sinh vật kị khí B. Cá chết hàng loạt
C. Tăng vi sinh vật hiếu khí D. Tảo nở hoa

87. Phát biểu nào sau đây là sai?


A. Lớp trầm tích tồn tại ở các dãy núi ngầm dưới đại dương
B. Lớp trầm tích chứa nhiều C nhất trong chu trình tuần hoàn Carbon.
C. Chiều dày lớp trầm tích mỏng, thay đổi từ vài chục mét đến khoảng ngàn mét,
D. Lớp trầm tích có độ dày phân bố đều trong đáy đại dương.

88. Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Chu trình phốt pho có trong đất, nước và không khí
B. Chu trình phốt pho chỉ liên quan đến đất
C. Chu trình phốt pho chỉ có trong nước, đất và sinh vật
D. Chu trình phốt pho chỉ có trong nước và sinh vật

89. Dòng không khí nóng từ bề mặt bốc lên cao và lạnh đi. Hiện tượng này mang lại tên gọi cho tầng khí quyển nào?
A. Tầng nhiệt B. Tầng đối lưu C. Tầng bình lưu D. Tầng trung quyển

90. Dân số với đặc điểm tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 tuổi trở lên) thấp hơn 15%
được gọi là:
A. Dân số vàng B. Dân số già C. Dân số trẻ D. Dân số ổn định

91. …….. là quá trình tích tụ các nguyên tố vi lượng, các chất ô nhiễm vào trong cơ thể sinh vật thông qua sự hấp thụ
bởi các sinh vật từ môi trường xung quanh mà chúng đang sống.
A. Ô nhiễm môi trường B. Tích lũy sinh học C. Hấp thụ D. Không câu nào đúng

92. Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng nước giảm dần trong các lĩnh vực sản xuất sau đây:
A. Công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt B. Sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp
C. Nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt D. Nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp

93. Trong số những hệ quả của biến đổi khí hậu, dự báo Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề NHẤT bởi :
A. Hạn hán, sa mạc hóa trên diện rộng B. Sự dâng cao của nước biển
C. Bão lớn, cuồng phong, sóng thần D. Không có câu trả lời đúng

94. Đa dạng sinh học là thước đo mức độ đa dạng:


A. Các loài và hệ sinh thái của chúng
B. Các loài sinh vật và nguồn gien của chúng
C. Các loài, hệ sinh thái và nguồn gien
D. Các hệ sinh thái, nguồn gien các loài

95. Chọn câu không đúng:


A. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô
nhiễm.
B. Sức chứa sinh học là khả năng mà hành tinh có thể chứa đựng số người nếu các nguồn tài nguyên đều được
dành cho cuộc sống của con người;
C. Sức chứa văn hóa là số sinh vật mà hành tinh có thể chứa đựng theo các tiêu chuẩn của cuộc sống
D. Sức chứa của môi trường gồm sức chứa sinh học và sức chứa văn hóa

96. Hiện tại, thành phố B và C có dân số lần lượt là 5.500.000 và 4.500.000 người với tốc độ tăng dân số tự nhiên đều
là 1,5%; riêng thành phố C có tốc độ gia tăng cơ học 5%. Sau bao nhiêu năm nữa thì dân số thành phố C gấp 3 lần
thành phố B?
A. 30,9 năm B. 28,1năm C. 27,1 năm
D. 31,5 năm E. Tất cả các đáp án đều sai

97. Chọn câu đúng


A. Năng suất thứ cấp có bậc dinh dưỡng càng cao, sản lượng càng tăng
B. Tháp năng lượng biểu diễn lượng năng lượng đi qua mỗi bậc dinh dưỡng trong một khoảng không gian
nhất định
C. Tháp số lượng là số lượng các sinh vật trên 1 đơn vị khối lượng hay thể tíchở mỗi bậc dinh dưỡng, tại một
thời điểm nhất định
D. Năng suất sơ cấp là sản phẩm hữu cơ do sinh vật sản xuất tạo nên trên một đơn vị diện tích trong một đơn
vị thời gian

98. Năng suất thứ cấp ở mỗi bậc dinh dưỡng tiếp theo của các sinh vật tiêu thụ chỉ bằng khoảng …… của bậc trước.
A. 15% B. 10% C. 5% D. 20%

99. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người, sinh vật được gọi là?
A. Suy thoái môi trường B. Sự cố môi trường
C. Ô nhiễm môi trường D. Cả a,b,c sai

100. Đây là chức năng gì của môi trường? Cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh
thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.
A. Chứa đựng phế thải do con người tạo ra B. Cung cấp nguồn tài nguyên
C. Cung cấp không gian sống D. Cung cấp và lưu trữ thông tin

101. …….là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên,
nếu sử dụng không hợp lý, có thể bị suy thoái không thể tái tạo được.
A. Tài nguyên có thể tái tạo B. Tài nguyên vĩnh viễn
C. Tài nguyên không thể tái tạo D. Không có câu trả lời đúng

102. Theo tổng cục thống kê, năm 2012, tỷ suất sinh thô của Việt Nam đạt 16,9 trẻ sinh ra sống trên 1000 người dân.
Hãy cho biết theo WHO, tỷ suất sinh này là:
A. Cao B. Trung bình C. Rất cao D. Thấp

103. Nhóm sinh vật nào đóng vai trò sử dụng và chuyển hóa các chất hữu cơ thành chất vô cơ, đó là nhờ nhóm sinh vật
nào?
A. Sinh vật tiêu thụ B. Sinh vật phân hủy
C. Sinh vật sản xuất D. Tất cả đều đúng

104. Đặc điểm các loại tháp sinh thái của chuỗi thức ăn gồm các sinh vật: cây sồi → sâu cánh phấn → chim ăn sâu
A. Tháp số lượng không có hình kim tự tháp
B. Tháp số lượng và tháp năng lượng có hình kim tự tháp ngược
C. Tháp sinh khối và tháp năng lượng có hình kim tự tháp thuận
D. Cả 3 tháp đều có hình kim tự tháp ngược

105. Theo Cục quản lý tài nguyên nước (DWRM), tổng lượng nước ở nước ta hiện nay đạt khoảng 9560 m3/người/năm,
trong đó lượng nước nội sinh khoảng 4000 m3/người/năm. Nếu căn cứ vào giới hạn đánh giá của Hội Tài nguyên
nước quốc tế (IWRA), Việt Nam thuộc quốc gia:
A. Thiếu nước B. Dư nước C. Thiếu nước trầm trọng D. Đủ nước

106. Hiện tượng các ao hồ, hồ chứa nước bùng nổ và phát triển rong tảo, cuối cùng có thể dẫn đến suy giảm nghiêm
trọng chất lượng môi trừơng nước. Đây là hiện tượng gì?
A. Nước nhiễm mặn B. Ô nhiễm nước C. Thủy triều đỏ D. Phú dưỡng hóa

107. Khả năng chịu đựng của môi trường bao gồm:
A. Sức chứa của môi trường B. Khả năng đồng hóa
C. Khả năng tự làm sạch D. Cả 3 câu trên đều đúng

108. Động vật sử dụng năng lượng đã hấp thu vào cơ thể cho các quá trình nào?
A. Hô hấp, trao đổi nhiệt, di chuyển, bài tiết B. Hô hấp, bài tiết, di chuyển, tạo sinh khối
C. Bài tiết, tích lũy tạo sinh khối, hô hấp D. Cả 3 đáp án trên đều không đúng

109. Quyền sử dụng các nguồn tài nguyên được chia sẻ bình đẳng là thuộc thước đo nào?
A. Thước đo kinh tế B. Thước đo xã hội C. Thước đo môi trường D. Thước đo văn hóa

110. Hiện tượng phú dưỡng hóa xảy ra khi các thuỷ vực kín tiếp nhận một lượng lớn các chất dinh dưỡng, chủ yếu là
.............
A. S và P B. P và N C. N và S D. N và Pb

111. Phát triển và phát triển bền vững giống nhau ở điểm nào?
A. Phát triển đa dạng văn hóa B. Đẩy mạnh tăng trưởng về kinh tế
C. Tạo lập cuộc sống bình đẳng trong xã hội D. Nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống

112. CTR nào sau đây không phải là CTR dễ phân hủy sinh học:
A. Thực phẩm thừa B. Vỏ trái cây C. Cành cây D. Các câu trên đều sai

113. Quá trình sản xuất nông nghiệp làm phát sinh chủ yếu là chất ô nhiễm không khí nào?
A. CH4 và N2O B. SO2 và NOx C. CFC và Halogen D. Bụi và CO

114. Không khí được coi là ô nhiễm khi:


A. Có sự hiện diện của nhiều lọai chất ô nhiễm
B. Nồng độ các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép
C. Có sự hiện diện của các chất ô nhiễm
D. Khí có mùi hôi

115. Khi nước thải có hàm lượng chất lơ lửng cao thì thông số nào sau đây sẽ cao:
A. TDS B. DOD C. BOD D. SS

116. Nước thải ngành nào bị ô nhiễm đồng thời về độ màu và hữu cơ nặng nề nhất?
A. Sản xuất cafe B. Dệt nhuộm C. Sản xuất sắt thép D. Sản xuất bia

117. Chọn phát biểu SAI


A. Việc xuất khẩu rác điện tử sang các nước nghèo giúp các nước giàu tiết kiệm được khoảng 10 lần chi phí
để xử lý chúng đúng cách
B. Việc nhập khẩu rác điện tử mang lại lợi ích kinh tế tuyệt đối cho các nước nghèo
C. So với 1 tấn quặng khai thác thì 1 tấn rác điện tử có thể thu hồi 1 lượng kim loại quý (vàng, bạc, đồng, …)
gấp nhiều lần
D. Tỷ lệ tái chế máy tính trên thế giới còn rất thấp (không vượt quá 10%)

118. Thông số nào sau đây có ảnh hưởng đến quá trình ăn mòn đường ống?
A. Nhiệt độ B. Thông số pH C. Thông số SS D. Tất cả các đáp án đều đúng

119. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa con người và môi trường?
A. Để con người quản lý thiên nhiên, môi trường một cách có trách nhiệm
B. Để con người hoạch định được chiến lược sử dụng hợp lý
C. Câu a và b chưa đúng
D. Câu a và b đúng

120. Quản lý nội vi tốt là biện pháp sản xuất sạch hơn thuộc nhóm nào?
A. Cải tiến sản phẩm B. Giảm chất thải tại nguồn
C. Tuần hoàn D. Tất cả đáp án đều sai

121. Thông số phân tích nào sau đây là thông số hóa học?
A. Thông số DO B. Thông số pH C. Độ màu D. Tất cả các đáp án đều sai

122. Sản xuất sạch hơn không thể thực hiện ở nơi nào?
A. Hộ gia đình B. Siêu thị
C. Rạp chiếu phim D. Tất cả các câu trên đều sai.

123. Đa dạng sinh học ở vùng nào sau đây là cao nhất:
A. Vùng chăn nuôi B. Đồng ruộng C. Ao nuôi cá D. Rừng ngập mặn

124. Các đối tượng/hoạt động gây ô nhiễm từ quá trình khai thác dầu khí?
A. Vỡ đường ống dẫn, đắm tàu, tràn dầu
B. Chất thải rắn, khí thải
C. Mùn khoan và dung dịch khoan, nước vỉa, nước thải nhiễm dầu, khí đồng hành
D. Tất cả các câu trên đều đúng

125. Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với phương pháp xử lý CTR bằng cách chôn lấp
A. Cần diện tích đất rộng
B. Sau khi đóng cửa, các bãi chôn lấp có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: bãi đỗ xe, xây nhà chung
cư, công viên…
C. Xử lý được tất cả các loại CTR, kể cả các CTR mà những phương pháp khác không thể xử lý triệt để hoặc
không xử lý được
D. Là phương pháp có chi phí thấp

126. Chọn câu SAI về “Biến đổi khí hậu” theo UNFCCC?
A. Do hành động gián tiếp của con người
B. Là sự thay đổi của khí hậu
C. Do hành động trực tiếp của con người
D. Là sự thay đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên

127. Nhu cầu oxy sinh-hóa học của nước được ký hiệu là:
A. TDS B. COD C. BOD D. DO

128. Chỉ số AQI được tính toán dự trên các khí nào sau đây?
A. CO2 B. SO2
C. Tất cả các đáp án đều đúng D. CH4

129. Bộ ISO nào liên quan đến đánh giá tác động môi trường?
A. ISO 14020 B. ISO 14032 C. ISO 14010 D. ISO 14001

130. Chọn đáp án đúng về năng suất sơ cấp của các hệ sinh thái?
A. Rừng mưa nhiệt đới có năng suất lớn nhất so với tất cả hệ sinh thái còn lại.
B. Hệ sinh thái hồ và dòng chảy có năng suất cao hơn hệ sinh thái nông nghiệp.
C. Đại dương có năng suất sơ cấp thấp nhất so với tất cả hệ sinh thái còn lại.
D. Tất cả các đáp án đều sai.

131. Thành phố D có dân số thống kê năm 2000 là 8.563.902 người và năm 2011 là 10.134.693 người. Hãy tính mức
gia tăng dân số k (1/năm) và dân số sau 30 năm tính từ năm thống kê mới nhất, biết rằng thành phố D có mức gia
tăng dân số giảm và sẽ đạt dân số bão hòa là 12.950.000 người.
A. k = 0,0409; P 30 năm = 12.073.093 người; B. k = 0,0412; P 30 năm = 11.939.818 người;
C. k = 0,0403; P 30 năm = 12.109.801 người; D. k = 0,0418; P 30 năm = 11.757.418 người;
E. Tất cả các câu trên đều sai

132. Chọn câu đúng?


A. Nhiệt độ của tầng ozone tăng từ thấp lên cao theo chiều cao.
B. Tầng ozone nằm ở độ cao từ 25 – 45 km.
C. Nhiệt độ tầng nhiệt tăng dần theo chiều cao.
D. Độ cao gần mặt đất của tầng ion là 30 km.

133. Khoáng sản phi kim loại như cát là nguồn tài nguyên?
A. Tài nguyên vĩnh viễn
B. Tài nguyên có thể tái tạo
C. Tài nguyên không thể tái tạo
D. Không có câu trả lời đúng

134. Chọn câu sai:


A. Chu trình không hoàn hảo: chu trình của những nguyên tố như N, P
B. Chu trình hoàn hảo: chu trình có tốc độ tuần hoàn nguyên tố nhanh và thường bao gồm bể dự trữ khí quyển
C. Chu trình không hoàn hảo: trong chu trình chuyển hóa, một phần các nguyên tố bị mất khỏi chu trình tuần
hoàn, được dự trữ trong trầm tích và do đó không tham gia ngay vào chu trình tuần hoàn.
D. Chu trình hoàn hảo: chu trình của các nguyên tố N, C

135. Chọn câu trả lời sai?


A. Tốc độ thay đổi dân = sinh suất chung – tử suất chung
B. Tốc độ di dân là tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên
C. Tốc độ di dân thuần = số dân di cư vào – số dân di cư ra
D. Di dân là một yếu tố gia tăng dân số chiếm ưu thế trong lịch sử trung cổ.

136. Cho chuỗi thức ăn gồm các mắc xích sau: Cá nhỏ, cá lớn, cá voi, Phytoplankton, Zooplankton. Hãy xác định đâu
là sinh vật sản xuất (i) và sinh vật tiêu thụ cấp 1 (ii)?
A. (i) Phytoplankton và (ii) Zooplankton B. (i) Phytoplankton và (ii) cá voi
C. (i) Zooplankton và (ii) cá nhỏ D. (i) Zooplankton và (ii) cá voi

137. Loài nào không phải là sinh vật sản xuất?


A. Tảo B. Cỏ C. Thực vật phù du D. Thực vật lớn E. Nấm

138. Thành phần nào trong cấu trúc Trái đất có bề dày lớn nhất?
A. Lớp nhân và lớp Mantle dày ngang nhau B. Lớp Mantle
C. Vỏ Trái đất D. Nhân Trái đất

139. Việc “khai thác titan diệt rừng cây phi lao chắn sóng tại các tỉnh miền Trung nước ta” được coi là gì?
A. Ô nhiễm môi trường. B. Suy thoái môi trường. C. Sự cố môi trường.
D. Khủng hoảng môi trường. E. Tất cả các câu trên đều sai.

140. Đặc điểm các loại tháp sinh thái của chuỗi thức ăn: phytoplankton → giáp xác → cá nhỏ → cá lớn
A. Tháp số lượng không có hình kim tự tháp
B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng có hình kim tự tháp thuận
C. Tháp số lượng có hình kim tự tháp ngược và tháp năng lượng có hình kim tự tháp thuận
D. Tháp sinh khối có hình kim tự tháp ngược
E. Câu (c) và (d) đúng

141. Thành phố A có dân số năm 2006 và dự kiến 2034 lần lượt là 8.634.898 và 16.237.992 người. Hãy tính tỷ lệ gia
tăng dân số tự nhiên biết mức độ gia tăng dân số cơ học là 9‰.
A. r = 0,012; B. r = 0,014; C. r = 0,016;
D. r = 0,018 E. Tất cả các câu trên đều sai

142. Thành phố C có dân số năm 2011 là 7.894.035 người và dân số dự đoán vào năm 2026 là 11.455.807 người. Hãy
tính dân số bão hòa của thành phố C (đơn vị tính: ngàn người) biết rằng thành phố có mức tăng dân số giảm k =
0,0543 (1/năm).
A. 14.046; B. 13.794; C. 14.213;
D. 14.287; E. Tất cả các câu trên đều sai

143. Chọn câu sai về sinh quyển?


A. Không có giới hạn rõ rệt.
B. Các thành phần bên trong luôn có tác động tương hỗ.
C. Có chiều dày khoảng 16 km.
D. Thường phân chia thành hai biomes là động vật và thực vật.

144. Trong … của khí quyển, nhiệt độ tăng theo độ cao


A. Tầng đối lưu và tầng trung quyển B. Tầng bình lưu và tầng nhiệt
C. Tầng bình lưu, tầng nhiệt và tầng ngoài D. Không có đáp án nào đúng

145. Trên thế giới nước được sử dụng nhiều nhất cho mục đích:
A. Làm mát trong các nhà máy năng lượng B. Sinh hoạt
C. Tưới tiêu D. Quá trình công nghiệp

146. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau?


A. Tiêu diệt & làm tổn hại nhiều bộ lạc, nhiều tộc người xảy ra trong thời kỳ nông nghiệp.
B. Nông nghiệp không phát triển độc lập ở những vùng khác nhau trên thế giới.
C. Trong thời kỳ chăn thả, con người thuần hóa các gia súc như chó, dê, gà, cừu, bò, ngỗng, heo.
D. Tất cả các đáp án đều sai

147. Quá trình chuyển hóa từ NO3 thành N2 là do:


A. Vi khuẩn kị khí B. Vi khuẩn yếm khí C. Vi khuẩn hiếu khí D. Virus

148. Bão Katrina xảy ra ở Mỹ được coi như là:


A. Hiện tượng môi trường B. Khủng hoảng môi trường
C. Vấn đề môi trường D. Sự cố môi trường

149. Quá trình chuyển hóa từ NH4+ thành NO3- là do:


A. Vi khuẩn kị khí B. Vi khuẩn yếm khí C. Virus D. Vi khuẩn hiếu khí

150. Trong thời kỳ phát triển nào thì con người bắt đầu phát triển xây dựng các nền văn minh?
A. Người cận đại B. Nông nghiệp C. Người đứng thẳng D. Chăn thả

151. Một trong những định nghĩa về siêu đô thị (megacity) là:
A. Đô thị (khu đô thị) có mật độ dân số trên 1500 người.km2
B. Đô thị (khu đô thị) có trên 10 triệu dân
C. Đô thị (khu đô thị) có mật độ dân số trên 1000 người.km2
D. Đô thị (khu đô thị) có trên 5 triệu dân

152. Sức chứa của môi trường bao gồm?


A. Sức chứa sinh học và sức chứa xã hội B. Sức chứa sinh học và sức chứa văn hóa
C. Sức chứa xã hội và và sức chứa tự nhiên D. Sức chứa văn hóa và sức chứa tự nhiên

153. Theo sự nhận định của các nhà dân số học thì dân số thế giới sẽ
A. Ổn định vào một lúc nào đó
B. Tiếp tục tăng
C. Bị khủng hoảng và giảm xuống
D. Tiếp tục tăng, giảm không theo quy luật nào cả

154. Các yếu tố vật lý, sinh học, xã hội… do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người là thành phần nào của
môi trường?
A. Môi trường nhân tạo B. Môi trường xã hội
C. Sinh quyển D. Tất cả đáp án đều sai

155. Nhóm sinh vật có thể cố định nitơ trong khí quyển thành các chất hữu cơ sử dụng được thuộc nhóm nào sau đây?
A. Côn trùng B. Virus
C. Vi khuẩn D. Không có câu trả lời đúng

156. Phần băng đá nằm ở hai cực của Trái đất chiếm bao nhiêu % thủy quyển?
A. Khoảng 3% B. Khoảng 2%
C. Khoảng 1% D. Tất cả đáp án đều sai

157. Chưa chú ý đến vai trò của các nhân tố kinh tế – xã hội đối với vấn đề dân số là hạn chế của thuyết nào?
A. Quá độ dân số B. Thuyết Malthus
C. Phát triển dân số D. Tất cả các đáp án đều sai

158. Yếu tố giới hạn quan trọng nhất của rừng mưa nhiệt đới là:
A. Ánh sáng B. Nước C. Nhiệt độ D. Dinh dưỡng đất

159. Hơn 90% khối lượng khí quyển tập trung ở tầng nào?
A. Bốn tầng gần mặt đất B. Tầng đối lưu
C. Tầng đối lưu và bình lưu D. Ba tầng gần mặt đất

160. Năm 2012, thành phố A có dân số là 6.732.197 người. Với tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 15‰ và tỷ lệ gia tăng cơ học
là 9‰ thì vào năm nào thành phố đạt dân số là 9.385.789 người?
A. Năm 2022 B. Năm 2023 C. Năm 2024 D. Năm 2025
E. Tất cả các đáp án đều sai

161. Hiện tại, thành phố B và C có dân số lần lượt là 5.248.932 và 2.624.466 người với tốc độ tăng dân số tự nhiên
đều là 2,9%; riêng thành phố C có tốc độ gia tăng cơ học 3,6%. Sau bao nhiêu năm nữa thì dân số thành phố C
gấp 1,5 lần thành phố B?
A. 29,1 năm B. 30,9 năm C. 31,9 năm D. 33,5 năm
E. Tất cả các đáp án đều sai

162. Thành phố E có dân số năm 2012 là 7.599.871 người và dân số dự đoán vào năm 2038 là 11.628.064 người. Hãy
tính dân số bão hòa của thành phố E (đơn vị tính: ngàn người) biết rằng thành phố có mức tăng dân số giảm k =
0,0527 (1/năm).
A. 12.000 B. 13.000 C. 14.000 D. 15.000
E. Tất cả các đáp án đều sai-------------------------------

163. Chọn câu chính xác nhất trong các câu sau:
a. Cuộc cách mạng công nghiệp được đánh dấu bằng sự ra đời của đầu máy hơi nước.
b. Trong thời đại công nghiệp, nước Pháp là nơi đi đầu sử dụng những hình thức sản xuất mới như các nhà
máy, sản xuất hàng loạt.
c. Quá trình đô thị hóa chỉ bao gồm sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có.
d. Sự gia tăng thông thường của không gian đô thị gọi là "sự bành trướng đô thị".
e. Tất cả các câu trên đều đúng.

164. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển của con người?
a. Nhiệt độ, thú ăn thịt và tài nguyên thiên nhiên.
b. Thức ăn hàng ngày, khí hậu và chủng tộc.
c. Phương thức sống, thức ăn, khí hậu, môi trường địa hóa.
d. Hàm lượng khoáng chất, độ ẩm, nhiệt độ.
e. Tất cả các câu trên đều đúng.

165. Trong thuyết quá độ dân số, giai đoạn nào có tốc độ gia tăng dân số là rất thấp?
a. Giai đoạn tiền công nghiệp hóa và giai đọan ổn định trong công nghiệp hóa.
b. Giai đoạn đầu công nghiệp hóa và giai đoạn cuối công nghiệp hóa.
c. Giai đoạn tiền công nghiệp hóa và giai đoạn cuối công nghiệp hóa.
d. Giai đoạn cuối nông nghiệp hóa và giai đọan cuối công nghiệp hóa.

166. Chọn câu trả lời KHÔNG chính xác trong các câu sau:
a. Nơi cư trú tự nhiên của nhiều loài động vật, thực vật bị mất do các hoạt động và nhu cầu của con người.
b. Di cư tự phát có nguy hại là khai thác bừa bãi, gây đảo lộn về giao thông, y tế, giáo dục.
c. Thuyết Malthus có đóng góp báo động cho nhân loại về nguy cơ của sự tăng dân số.
d. Thuyết quá độ dân số cho tháy chính xác bản chất của quá trình dân số.
167. Điền vào chỗ trống. Theo định nghĩa trong Luật BVMT của Việt Nam (2005) thì môi trường là: “Môi trường bao
gồm các … (i) và … (ii) bao quanh … (iii), có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”.
a. (i) thành phần môi trường, (ii) thành phần nhân tạo và (iii) sinh vật sống
b. (i) các sinh vật sống, (ii) yếu tố nhân tạo và (iii) con người
c. (i) thành phần môi trường, (ii) sinh vật sống và (iii) con người
d. (i) yếu tố tự nhiên, (ii) vật chất nhân tạo và (iii) con người
e. Tất cả các câu trên đều sai

168. Chọn câu trả lời chính xác nhất. Chức năng của môi trường là gì?
a. Môi trường là không gian sống của riêng con người.
b. Môi trường là nơi chỉ chứa đựng vô hạn các nguồn tài nguyên.
c. Một chức năng của môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
e. Tất cả các câu trên đều sai.

169. Thành phần của môi trường bao gồm?


a. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.
b. Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội.
c. Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường sinh thái.
d. Các yếu tố tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và xã hội.
e. Tất cả các câu trên đều đúng.

170. Thứ tự đúng của các tầng trong khí quyển là?
a. Tầng đối lưu, tầng không lưu, tầng bình lưu, tầng nhiệt, tầng trung quyển và tầng ngoài.
b. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng nhiệt, tầng trung quyển và tầng ngoài.
c. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung quyển, tầng không lưu và tầng ngoài.
d. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung quyển, tầng nhiệt và tầng ngoài.
e. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung quyển, tầng không lưu, tầng nhiệt và tầng ngoài.

171. Độ cao 80 km tính từ mặt đất thuộc tầng nào của khí quyển?
a. Tầng bình lưu b. Tầng trung quyển c. Tầng đối lưu d. Tầng nhiệt e. Tầng không lưu

172. Nhiệt độ tăng dần theo chiều cao là đặc điểm của tầng nào trong khí quyển?
a. Tầng bình lưu b. Tầng trung quyển c. Tầng đối lưu d. Không có câu trả lời đúng

173. Nêu tên 4 khí chủ yếu trong bầu khí quyển (về thể tích và khối lượng)?
a. N2, O2, CO2, Ne d. N2, O2, Ar, CO2
b. N2, O2, CO2, He e. N2, O3, He, CO2
c. N2O, O3, Ar, CO2

174. Các khí là tác nhân chính gây gia tăng hiệu ứng nhà kính?
a. Hơi nước, CH4, CO, NOx, CFCs.
b. N2, CO, O3, NOx, CFCs.
c. Hơi nước, CO2, CH4, O3, N2O, CFCs.
d. SO2, CH4, O3, NOx, CFCs.

175. Chọn câu trả lời KHÔNG chính xác trong các câu sau:
a. Khí quyển ngăn cản bức xạ cực tím có tính chất hủy hoại mô (các bức xạ dưới 300 nm).
b. Thủy quyển gồm nước ở đại dương, biển, các sông, hồ, băng tuyết, nước dưới đất, hơi nước.
c. Trong thủy quyển, lượng nước ngọt con người sử dụng được chỉ chiếm khoảng 1%.
d. Đất là một hỗn hợp phức tạp của các hợp chất vô cơ, hữu cơ, không khí, nước, và là một bộ phận quan
trọng nhất của thạch quyển.
e. Sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì nằm cả trong các quyển vật lý.

176. Sức chứa của môi trường bao gồm?


a. Sức chịu tải của môi trường và khả năng tự làm sạch
b. Khả năng đồng hóa và khả năng tự làm sạch
c. Sức chứa sinh học và sức chứa văn hóa
d. Sức chịu tải của môi trường và sức chứa văn hóa
e. Sức chịu tải của môi trường và sức chứa sinh học

177. Quần xã sinh vật là gì?


a. Một nhóm cá thể của một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, có nhiều đặc điểm đặc trưng
cho cả nhóm, chứ không phải cho từng cá thể của nhóm
b. Một nhóm cá thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực
c. Là tập hợp các sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sinh sống trên một khu vực nhất định
d. Tập hợp các sinh vật, cùng với các mối quan hệ khác nhau giữa các sinh vật đó
e. Tất cả các câu trên đều sai.

178. Chọn câu trả lời đúng nhất liên quan đến năng suất sơ cấp?
a. Năng suất sơ cấp là nguồn năng lượng mà sinh vật sản xuất (ví dụ như cây bẫy ruồi) giữ lại được
b. Chỉ một phần nguồn năng lượng sơ cấp này chuyển cho sinh vật tiêu thụ
c. Năng suất sơ cấp trong hệ sinh thái chỉ phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời.
d. Năng suất sơ cấp ở từng hệ sinh thái khu vực là giống nhau.
e. Tất cả các câu trên đều đúng

179. Sản phẩm nào có sử dụng khí Freon?


a. Dung dịch giặt tẩy b.Máy lạnh c. Bình cứu hỏa d. Tất cả đều đúng

180. Điều nào sau đây không phải là những tác hại của mưa acid là?
a. Hòa tan chất dinh dưỡng trong đất
b. Nước hồ bị giảm pH
c. Gia tăng sự phân giải chất hữu cơ
d. Sản lượng nông nghiệp bị giảm sút

You might also like