You are on page 1of 3

I.

Chia tách cổ phiếu (stock split):


Là một hình thức làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty tăng lên với
một tỷ lệ nào đó tuỳ vào quyết định của công ty thông qua việc phát hành thêm cổ
phiếu cho cổ đông.
Mục tiêu: Làm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp. vì khi tiến
hành việc chia tách thì sẽ dẫn đến việc giá mỗi cổ phiếu giảm xuống (một mức giá
dễ tiếp cận hơn). Tạo tiền đề để tăng vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường.
Hấp đẫn hơn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
II. Đặc điểm của chia tách cổ phiếu:
Tỷ lệ phân chia thường được ký hiệu là a:1. Tức là với mỗi cổ phần mà cổ đông
đang nắm giữ, thì lượng cổ phiếu cổ đông nắm giữ sau chia tách là a cổ phiếu hay
nói cách khác từ 1 cổ phiếu ban đầu, sau chia tách cổ đông sẽ nắm giữ a cổ phiếu.
Trong đó a thường là 2 hoặc 3.
Vốn hoá thị trường của công ty không thay đổi. Nó khá giống với việc bạn có một
tờ 100 nghìn VND bạn đổi với người khác thành 2 tờ 50 nghìn thì bạn vẫn có 100
nghìn nhưng tổng số tờ tiền mà bạn đang có từ 1 tờ tăng lên 2 tờ. Cũng như vậy
ban đầu vốn hoá thị trường là 1.000.000.000.000 VND với số lượng cổ phiếu đang
lưu hành là 10.000.000 thì giá mỗi cổ phiếu sẽ là 100.000 VND, sau khi thực hiện
chia tách cổ phiếu 2:1 thí số lượng cổ phiếu đang lưu hành sẽ là 20.000.000, giá
mỗi cổ phiếu lúc này sẽ là 50.000 VND thì khi đó vốn hoá thị trường của doanh
nghiệp vẫn là 1.000.000.000.000 VND.
III. Cách thức hoạt động của chia tách cổ phiếu:
Khi mà giá cổ phiếu của doanh nghiệp trở nên quá cao làm cho nó trở nên khó tiếp
cận hơn với các nhà đầu tư và khó có thể tăng giá, thì khi đó công ty có thể thực
hiện việc chia tách cổ phiếu.
Sau khi thực hiện việc chia tách cổ phiếu, giá cổ phiếu sẽ giảm xuống từ đó có thể
tăng thanh khoản cho cổ phiếu. Vì sao khi giá cổ phiếu giảm do chia tách cổ phiếu
lại có thể làm tăng thanh khoản cho cổ phiếu? Để lý giải cho việc này thì ta cần
tiếp cận đến tâm lý của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ thích
mua 300 cổ phiếu giá 30.000 VNĐ hơn là 100 cổ phiếu giá 90.000 VNĐ. Do đó
khi giá của cổ phiếu của một công ty quá cao, công ty đó có thể lựa chọn chia tách
cổ phiếu để giảm giá.
Dù việc chia tách làm cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng lên song vẫn
không ảnh hưởng đến tổng giá trị của công ty. Vì việc tách này không làm cho
công ty trở nên giá trị hơn.
Việc tỷ lệ chia tách là bao nhiêu sẽ do hội đồng quản trị quyết định. Ta sẽ tổng
quát hoá là thường sẽ là 2:1, 3:1. Với trường hợp 2:1 điều đó có nghĩa là số lượng
cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng lên 2 lần so với ban đầu. Tuy nhiên giá mỗi cổ
phiếu sẽ giảm với tỷ lệ tương ứng là 2 lần.
IV. Phân biệt giữa chia cổ tức bằng cổ phiếu (stock dividend) và chia tách
cổ phiếu (stock split):
I. Ưu và nhược điểm của việc chia tách cổ phiếu:
a. Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên của việc chia tách cổ phiếu đó chính là làm giảm chi phí cho nhà
đầu tư khi mua lô tiêu chuẩn 100 cổ phiếu.
Thứ hai, giúp tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Việc tăng số lượng cổ phiếu
đang lưu hành có thể dẫn tới việc mua bán cổ phiếu một cách dễ đang hơn. Tạo
điều kiện cho việc thu hẹp được chênh lệch giá mua. Việc tăng tính thanh khoản
giúp cho việc mua hay bán cổ phiếu sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Kết hợp cả hai ưu điểm trên ta có thể suy ra rằng việc chia tách cổ phiếu có thể
giúp cho công ty sẽ ít bị ảnh hưởng đến tính an toàn thanh khoản hơn. Bởi vì họ
phải trả một khoản chi phí khi mua lại cổ phiếu này thấp hơn và tính thanh khoản
của cổ phiếu này đang tốt.
b. Nhược điểm:
Đầu tiên đó chính là chi phí của việc chia tách quá cao. Đó là một quá trình hết sức
tốn kém và cần phải tuân thủ theo nhiều quy định về mặt luật pháp và được theo
sát bởi pháp luật.
Thứ hai, việc chia tách cổ phiếu không ảnh hưởng đến vị trí cơ bản của công ty, và
cũng do đó nó sẽ không tạo ra thêm giá trị cho công ty. Thử hãy tưởng tượng một
quả táo dở thì dù bạn có cắt nó thành 2 miếng, 3 miếng hay 10 miếng thì nó vẫn
dở.
Một nhược điểm chí mạng là nếu doanh nghiệp mà thực hiện quá trình chia tách
này một cách không kiểm soát thì sẽ dẫn đến nguy cơ bị hủy niêm yết. Đó là khi
mà cổ phiếu của công ty không đáp ứng được các mức yêu cầu tối thiểu để được
niêm yết.
VI. Chia tách cổ phiếu ngược:
Việc chia tách cổ phiếu như đã trình bày ở trên được gọi là chia tách cổ phiếu xuôi
hay còn gọi là chia tách cổ phiếu kỳ hạn. Chia tách cổ phiếu ngược là ngược lại với
chia tách cổ phiếu xuôi. Việc chia tách cổ phiếu ngược hiểu đơn giản là làm giảm
số lượng cổ phiếu đang lưu hành và làm tăng giá cổ phiếu lên với một tỷ lệ nào đó
do hội đồng quản trị quyết định, giá trị công ty không thay đổi.
Khi kết hợp cả chia tách xuôi và ngược thì cả hai có thể bù trừ cho nhau và đây là
chiến lược mang tính đặc biệt. Nó được dùng để loại bỏ các cổ đông nắm giữ số
lượng cổ phiếu ít hơn mức yêu cầu tối thiểu. Các cổ đông này sẽ được chuyển cổ
phiếu thành tiền mặt.
VII. Các hình thức chia tách cổ phiếu:
- Chia cổ tức bằng cổ phiếu
- ESOP
- Phát hành riêng lẻ
- Phát hành cho cổ đông thường

You might also like