You are on page 1of 2

Luận điểm 2: Bước sang thế kỉ 21, rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của Liên Xô và các

nước Đông Âu, nhiều mô hình XHCN kiểu mới được áp dụng, từ đó tối một lần nữa
khẳng định tiến lên CNXH là hoàn toàn khả thi.
+ Dẫn chứng 1: CNXH mang đặc sắc Trung Quốc
1/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời, mở ra kỷ nguyên xây dựng XHCN ở Trung
Quốc. Hơn 70 năm qua, Trung Quốc không ngừng tìm tòi, xây dựng phát triển hoàn thiện
mô hình con đường xây dựng XHCN.
- Thời kỳ Mao Trạch Đông (1949-1976): Đây là giai đoạn không ngừng tìm tòi và thử
nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước, với triết lý trong nghị quyết 16 điều là phá
bỏ bổn cũ, bước đầu đặt nền móng cho con đường CNXH đặc sắc Trung Quốc. Giải
phóng về mặt tư tưởng.
- Thời kỳ Đặng Tiểu Bình (1977-1989): Đã tiến hành với triết lý "Mèo trắng hay mèo đen
không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột", làm Trung Quốc mở cửa cho kinh tế tư
nhân, thị trường. Giải phóng về mặt tư tưởng
- Thời kỳ Giang Trạch Dân (1989-2001): Nêu lên Thuyết Ba Đại Diện năm 2000. 
Giải phóng về mặt chính trị cho Trung Quốc
- Thời kỳ Tập Cận Bình (2012 đến nay): “Giấc Mộng Trung Hoa” và học thuyết 4 toàn
diện với khát vọng phục hưng Trung Quốc.
Trung Quốc đã phát triển cực thịnh như ngày hôm nay, với nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới, làm chủ nhiều công nghệ cốt lõi, quân sự phát triển tối tân, dân số lớn nhất thế giới
với đời sống nhân dân hiện đại
+Dẫn chứng 2: Xuất phát từ Đại hội VI (1986), nền kinh tế KHH bộc lộ nhiều vấn
đề. Từ đó TBT Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh: “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi
mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế.”  Nước ta chấp nhận nền kinh tế nhiều
thành phần, thu được nhiều thành quả.
Tại phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng sáng 26/1, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã
phát biểu:” Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như
ngày nay.”
Về vị thế và uy tín quốc tế: Việt Nam được làm chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
(4/2021); được chọn làm địa điểm diễn ra Hội nghị thưởng đỉnh Mỹ- Triều (2019), APEC
2017… Được bạn bè quốc tế tin tưởng, ngay càng có tiếng nói trên trường quốc tế
Về kinh tế: Năm 2020, trong khi kinh tế toàn cầu suy thoái với mức tăng trưởng - 4%,
kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91% và là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao nhất thế giới. Năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ
USD, đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và thứ tư ASEAN; GDP bình quân
đầu người đạt 3.521 USD, đứng thứ 6 ASEAN. WB đánh giá Việt Nam nằm trong tốp 10
quốc gia tăng trưởng cao nhất.
Về tiềm lực khoa học công nghệ: Tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước được tăng
cường. Hiện nay, cả nước đã có hơn 4.000 tổ chức khoa học và công nghệ, ba khu công
nghệ cao quốc gia, 13 khu nông nghiệp ứng dụng cao, 8 khu công nghệ thông tin tập
trung và gần 67.000 cán bộ nghiên cứu. Năm 2020, Việt Nam xếp hạng 42/131 quốc gia
nền kinh tế, đứng thứ ba trong khu vực ASEAN (sau Singapore và Malaysia).

You might also like