You are on page 1of 4

I.

Direct Advertising:

Quảng cáo trực tiếp, thường đồng nghĩa với tiếp thị trực tiếp, là lời chào mời hoặc
quảng cáo được thúc đẩy trực tiếp từ thương hiệu hoặc đại lý phân phối của thương
hiệu. Nó gần như luôn luôn nói về việc một thương hiệu cung cấp cho khách hàng
dựa trên sự hiểu biết của thương hiệu về mức độ sẵn sàng hoặc khả năng mua thứ
gì đó của đối tượng được phân khúc.

1. Đặc điểm:
- Hệ thống Marketing trực tiếp sẽ hoạt động thường xuyên, diễn ra mọi nơi,
mọi lúc.
- Hoạt động tiếp thị, sự tương tác, các hoạt động trao đổi thông tin giữa khách
hàng và giữa nhà tiếp thị được diễn ra trực tiếp.
- Marketing trực tiếp hướng đến khách hàng hoặc đối tượng cá nhân, cụ thể
mà doanh nghiệp đã thực hiện xác định từ trước, hoặc đã có thông tin liên
hệ.
2. Ưu điểm:
- Giúp thông điệp bán hàng của doanh nghiệp được cá nhân hóa tốt hơn,
khách hàng dễ tiếp nhận thông tin tiếp thị hơn.
- Duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, từ đó tạo được tệp khách
trung thành của doanh nghiệp.
- Thông điệp bán hàng được truyền tải đến khách hàng vào đúng thời điểm, từ
đó tin tiếp thị sẽ được chào đón hơn.
- Hạn chế sự sao chép chiến dịch, chiến thuật Marketing từ đối thủ.
- Có thể thử nghiệm, đánh giá được các chiến dịch Marketing nhanh chóng.
Từ đó giúp hỗ trợ được công việc thiết lập cơ sở khách hàng, cập nhật được
hồ sơ khách hàng tốt hơn.
- Đo lường được mức độ hiệu quả của hoạt động Marketing trực tiếp dựa vào
các thông số như tỷ lệ phản hồi, thái độ khách hàng, nội dung phản hồi,…

Nhược điểm:

- Có nhiều công ty cũng đang thực hiện các hoạt động Marketing trực tiếp như
gửi email, gửi tin nhắn,… Điều này khiến cho khách hàng bị bội thực với
các thông tin tiếp thị.
- Nếu không thực hiện Marketing trực tiếp theo một kế hoạch cụ thể, hướng
đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu, các Marketer có thể thu về kết quả
không mong muốn, từ đó khiến doanh nghiệp bị lãng phí một nguồn tài
nguyên Marketing không đáng có.
- Để thực hiện Marketing trực tiếp, người thực hiện phải Affiliate Marketing
hiểu về các loại hình Marketing trực tiếp. Ngoài ra cũng cần Affiliate
Marketing hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền riêng
tư, thông tin của khách hàng.
II. Special Event:

Event hay còn gọi là sự kiện. Trong Marketing, Event chính là một chiến lược
được Marketer sử dụng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ
với sự tham gia trực tiếp của khách hàng hoặc tham gia qua Internet.

Những sự kiện này có thể trực tuyến hoặc bên ngoài, các công ty có thể tham
gia với tư cách là người tổ chức, người tham gia hoặc nhà tài trợ. Các Marketer
sử dụng cả chiến lược Event Marketing trong và ngoài nước cho mục đích
quảng cáo.

1. Ưu điểm:
- Là hình thức quảng cáo tốt nhất, trực tiếp giới thiệu đến người tiêu dùng
thông qua chương trình event.
- Mở rộng quan hệ khách hàng, tìm kiếm được nguồn đầu tư tốt, mở rộng
nguồn khách hàng tiềm năng.
- Truyền tải thông tin một cách nhanh nhất.
- Tạo nên những giá trị mới qua chương trình.
- Là phương tiện truyền thông.
2. Nhược điểm:
- Tốn kém chi phi cho chương trình.
- Không tổ chức phù hợp sẽ gây nhàm chán với người tham gia.
- Nhiều chương trình đi lệch lạc mục đích của buổi sự kiện, sẽ để lại hình
ảnh xấu trong mắt những người tham gia.
- Cần nhiều nguồn lực nhân sự cho chương trình.
III. Sponsorship:

Sponsorship Marketing là hình thức tiếp thị thông qua tài trợ. Hình thức này
được sử dụng khéo léo bằng cách đan xen những chi tiết, hình ảnh của đơn vị
tài trợ trong các MV ca nhạc, hoặc đổi lấy một thời lượng phát sóng quảng cáo
trong các bộ phim truyền hình ở một khung giờ cố định.

1. Ưu điểm:
- Lợi ích đầu tiên và rõ ràng nhất của tiếp thị tài trợ là phát triển nhận thức
về thương hiệu của bạn trong số các khách hàng tiềm năng.
- Chiếm được niềm tin của khách hàng.
- Tăng lượng theo dõi trên mạng xã hội.
- Kết nối với khách hàng
- Chi phí thấp +ROI cao.
2. Nhược điểm:
- Sử dụng sai Budget mà không đạt KPI: Trong trường hợp bạn là nhà
tài trợ một chương trình cụ thể nào đó, bạn sẽ biết tiền của mình đang
được sử dụng ở đâu, không chỉ vậy bạn sẽ có được báo cáo cụ thể về
chi tiết Budget. Nhưng nếu bạn là một nhà tài trợ chung thì khi đó bạn
không thể biết chính xác số tiền của mình đã đi đâu và không biết
dùng cách nào để đo lường được KPI từ Sponsorship một cách chính
xác.
- Tác động loãng: Khi bạn là nhà tài trợ chính và duy nhất ở sự kiện nào
đó bạn sẽ rất có thể tự hào và đo lường KPI đơn giản. Nhưng nếu có
một doan nghiệp khác đồng tài trợ thì bạn Brand Name có thể sẽ bị tác
động trợ nên loãng hơn. Do vậy bạn cần cân nhắc trước khi trở thành
nhà đồng tài trợ của một thương hiệu.
- Hình ảnh xấu: Mặc dù các ca sĩ, diễn viên, tổ chức phi chính phủ,
công ty hoặc chương trình sử dụng tiền của tên thương hiệu và quảng
bá cho thương hiệu tại các chương trình của họ, họ cũng rất có thể mất
quyền kiểm soát thương hiệu. Ví dụ: nếu họ đang quảng cáo cho bạn
và diễn viên quảng cáo xảy ra “drama” ngoài đời, hình ảnh tên thương
hiệu hoàn toàn có thể bị tác động.

You might also like