You are on page 1of 22

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XỬ LÝ NƯỚC THẢI

ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ TRẠM


XỬ LÝ NƯỚC CHO CÔNG TY
DỆT NHUỘM SÀI GÒN VIỆT PHÁT VỚI
6500 TẤN/1 NĂM

Sinh viên thực hiện: TRẦN TẤN THỰC


Mã số sinh viên: 92000221
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2023


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành Dệt - nhuộm ở nước ta đang phát triển khá mạnh, đa dạng với những
quy mô khác nhau góp phần phát triển nền kinh tế cũng như tạo việc làm cho lượng
lớn người lao động.
Công ty dệt nhuộm Sài Gòn Việt Phát ra đời nhằm phục vụ nhu cầu may mặc trong
nước cũng như xuất khẩu sang các nước lân cận. Mỗi năm công ty sản xuất khoảng
6500 tấn sản phẩm vải các loại cung cấp cho trị trường trong nước cũng như xuất
khẩu.
Tuy nhiên hiện tại công ty chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng. Trong quá trình sản
xuất vải tạo ra lượng lớn các chất thải ô nhiễm cao và rất nguy hại. Nước thải phát
sinh ra từ quá trình dệt nhuộm thường có nhiệt độ cao, độ pH lớn, chứa nhiều loại hóa
chất, thuốc nhuộm khó phân hủy, độ màu cao. Nếu không được xử lý tốt, nước thải sẽ
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, nước
ngầm.
Với những vấn đề trên cùng mục tiêu trang bị kiến thức cho chuyên ngành đang học.
Việc thực hiện đề tài: Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cho công ty dệt nhuộm
Sài Gòn Việt Phát, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh với 6500 tấn/ 1
năm là rất cần thiết.
1.2. Mục tiêu thực hiện
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty dệt nhuộm Sài Gòn
Việt Phát, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh với công suất 1000 m3/ngày
đêm đạt quy chuẩn QCVN 13-MT:2015/BTNMT, cột A trước khi xả thải ra nguồn
tiếp nhận.
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi: Tại công ty dệt nhuộm Sài Gòn Việt Phát, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Đối tượng: Nguồn nước thải dệt nhuộm phát sinh trong quá trình sản xuất tại công ty
dệt nhuộm Sài Gòn Việt Phát, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Nội dung thực hiện
- Tổng quan về công ty dệt nhuộm Sài Gòn Việt Phát.
- Nguồn phát sinh nước thải, lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải.
- Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải.
- Thu thập các số liệu, phân tích, đề xuất công nghệ phù hợp.
- Tính toán, thiết kế các công trình đơn vị.
- Khái toán chi phí xây dựng.
- Lập bản vẽ thiết kế cho trạm xử lý nước thải.
1.5. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về nước thải công nghiệp ngành
dệt may, tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải.
- Phương pháp tham khảo tài liệu: Tham khảo các giáo trình xử lý nước thải, thông tin
từ giảng viên, tham khảo có chọn lọc các thông tin liên quan từ các nguồn khác như
đồ án khoá trước, các nguồn từ internet.
- Phương pháp tính toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn
vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý.
- Phương pháp đồ họa: Sử dụng phần mềm Autocad để thực hiện các bản vẽ kĩ thuật
như công trình chi tiết, bản vẽ cao trình,…
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nước thải ngành dệt - nhuộm
1.1.1. Nguồn gốc nước thải dệt – nhuộm
Nước thải của ngành dệt – nhuộm phát sinh từ hai nguồn chính:
 Nước thải sinh hoạt: Ngành dệt - nhuộm là ngành sử dụng nhiều công nhân
viên vì vậy nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh, căn tin nấu ăn của nhà máy.
Thành phần ô nhiễm trong nước thải này bao gồm BOD, tổng Nitơ, Photpho,
Coliform, vi sinh vật gây bệnh… gây ô nhiễm với nồng độ thấp phù hợp với biện
pháp xử lý sinh học.
 Nước thải sản xuất: Phát sinh từ công đoạn sử dụng hóa chất tẩy rửa, dung
môi…và từ công đoạn in lụa các chi tiết nhỏ lẻ. Với loại nước thải này, chúng ta cần
sử dụng phương pháp hóa lý để xử lý. Đối với các nhà máy may theo phương thức gia
công đơn giản, hầu như trong quy trình sản xuất không phát sinh nước thải. Nước thải
phát sinh từ nước hấp thụ lò hơi…Về cơ bản, nước thải này cũng không chứa nhiều
thành phần độc hại so với các loại nước thải khác.
Nguyên liệu chủ yếu của quá trình dệt – nhuộm là xơ bông, xơ nhân tạo để sản xuất
các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay
gai, tơ tằm.
Quá trình nhuộm vải sử dụng thuốc nhuộm và các hóa chất trợ nhuộm. Một số loại
thuốc nhuộm và chất phụ trợ thường được xử dụng trong công nghệ dệt nhuộm của
nhà máy như: thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm phân tán,
thuốc nhuộm cation và thuốc nhuộm axit.
Bảng 1. Tỷ lệ nước thải từ các nguồn phát sinh
Sản xuất hơi 5.3%
Nước làm lạnh thiết bị 6.4%
Nước làm mát và xử lý bụi trong xí nghiệm dệt – nhuộm 7.8%
Nước cho các quá trình chính trong xí nghiệp dệt – nhuộm 72.3%
Nước vệ sinh 7.6%
Nước cho việc phòng cháy và các vấn đề khác 0.6%
Tổng 100%
1.1.2. Đặc tính nước thải dệt - nhuộm
Bảng 2. Các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất
Công Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải
đoạn
Hồ sợi, Tinh bột, glucose, carboxy metyl xenlulo, BOD cao (34 – 50 % tổng
giũ hồ polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp BOD)
Nấu tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, Độ kiềm cao, màu tối,
silicat natri và xơ sợi vụn BOD cao( tổng 30%
BOD)
Tẩy trắng Hypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, Độ kiềm cao, chiếm 5%
AOX, axit… BOD
Làm bóng NaOH, tạp chất…. Độ kiềm cao, BOD thấp
(dưới 1% tổng BOD)
Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit axetic và các Độ màu cao, BOD khá cao
muối kim loại ( 6% tổng BOD), TS cao
In Chất màu, tinh bột màu, đât sét, muối kim Độ màu cao, BOD cao và
loại, axit… dầu mỡ
Hoàn Viết tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp
thiện
Các chất gây ô nhiễm môi trường chính trong nước thải của công nghiệp dệt nhuộm
bao gồm:
 Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nito, pectin, các
chất bụi bẩn dính vào sợi ( trung bình chiếm 6% khối lượng tơ sợi).
 Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tình bột. H2SO4,
CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO4,…các loại thuốc nhuộm, các
chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt.
 Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra
các kim loại, muối và màu trong nước thải. Độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm vào
sợi rất khác nhau. Tỷ lệ màu gắn vào sợi nằm trong khoảng 50 – 98%. Phần còn lại sẽ
đi vào nước thải.
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải dệt nhuộm là sự dao động lớn cả về lưu
lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng xuất và chất
lượng sản phẩm. Nhìn chung nước thải từ các cơ sở dệt – nhuộm có độ kị nước khá
cao, có độ màu, nhiệt độ và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao.
1.2. Tổng quan về công ty Sài Gòn Việt Phát
1.2.1. Vị trí địa lý
Công ty dệt nhuộm Sài Gòn Việt Phát, thuộc khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
Địa chỉ: Số 6B, khu công nghiệp, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm ở phía Tây TPHCM, cách 18km so với trung
tâm thành phố. Thuộc đường biên giữa xã Tân Nhựt và xã Lê Minh Xuân, huyện Bình
Chánh. Cách khu dân cư khoảng 8km, đi ra 6km thì tới Quốc lộ và dân cư hiện hữu
dọc Tỉnh lộ 10 cách khoảng 3 km. Cách cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất
khoảng 18 km, nằm trên đường Trần Đại Nghĩa, Huyện Bình Chánh.
Nằm phía Bắc sẽ giáp kinh số
6. Phía Tây gần đường Gò
Mây – Tân Nhựt hay còn là
tuyến kinh B. Phía Nam thì
giáp kinh số 8. Khu ruộng của
nông trường Lê Minh Xuân
nằm ở phía Đông.

Hình 1.Vị trí công ty dệt nhuộm Sài Gòn Việt Phát
1.2.2. Quy mô sản xuất
Sản xuất và kinh doanh các loại vải cotton, jean,… dùng trong công nghiệp. Sản
lượng sản xuất khoảng 6500 tấn sản phẩm vải mỗi năm.
Cung cấp cho thị trường nội địa bao gồm các công ty, xí nghiệp may mặc tại Việt
Nam khoảng 49% tổng sản lượng mỗi năm.
Xuất khẩu sang các nước khác, chủ yếu là các nước ngoài khoảng 51% tổng sản lượng
mỗi năm.
1.2.3. Các hạng mục công trình
Diện tích tổng thể khu vực văn phòng và nhà xưởng sản xuất của công ty là 60.000
m2.
Bảng 3. Các hạng mục công trình của Công ty dệt nhuộm Sài Gòn Việt Phát
ST Các hạng mục công trình Diện tích Tỷ lệ (%)
T (m2)
I Diện tích có mái che 31.200 52
1 Văn phòng 1.000 3.2
2 Nhà xưởng 26.696 40
3 Nhà xe 780 1.3
4 Kho thành phâm 1.200 2
5 Nhà bảo vệ 84 0.1
6 Khu xử lý nước thải 760 0.6
7 Các hạng mục khác 680 4.8
II Diện tích không có mái che 28.800 48
1 Cây xanh 12.000 20
2 Đường nội bộ, sân bài,... 16.800 28
Tổng cộng 60.000 100
1.2.4. Nhu cầu lao động
Bảng 4. Bảng nhu cầu lao động của Công ty dệt nhuộm sài Gòn Việt Phát
ST Số lượng (người)
Bộ phận
T Việt Nam Nước ngoài
1 Nhân viên kỹ thuật 65 6
2 Lao động phổ thông 1300
3 Quản lý 30 7
4 Hành chính văn phòng 92
Tổng cộng 1500
1.2.5. Quy trình sản xuất

Hình 2. Quy trình sản xuất vải của công ty


Giăng sợi: Là quá trình phủ sợi lên trục cửi, là khâu chuẩn bị nguyên liệu cho công
đoạn tiếp theo.
Nhuộm và hồ: Nhuộm sợi từ trục cửi với nhiều màu sắc khác nhau tuỳ theo loại vải
sản xuất, sau đó đem hồ để tránh các tác động làm đứt gãy sợi trong quá trình dệt.
Dệt: Sợi được dệt bằng máy dệt thoi.
Tẩy hồ: Sau quá trinh dệt, vải được tẩy hồ nhằm loại bỏ hồ ra khỏi vải.
Giặt tẩy: Vải sau đó được giặt để loại bỏ phần hồ dư cũng như phần thuốc nhuộm dư
thừa trên mặt vải.
Xử lý bề mặt: Vải được đốt sém mặt ngoai để loại bỏ các xơ dư thừa trên bề mặt vải.
Thành phẩm: Vải sau dệt được kiểm tra và lưu kho.
1.2.6. Tổng quan hệ thống cấp - thoát nước
1.2.6.1. Hệ thống cấp nước
Công ty dệt nhuộm Sài Gòn Việt Phát đang sử dụng nguồn cấp nước hệ thống cấp
nước của thành phố với dung lượng và hệ thống nước ngầm của Khu công nghiệp,
mỗi ngày nhà máy tiêu thụ khoảng 4300 m 3 nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của công nhân viên.
1.2.6.2. Hệ thống thoát nước
Hiện tại nhà máy đã có trạm xử lí nước thải riêng biệt. Hệ thống thoát nước của nhà
máy được bố trí chạy dọc theo trục giao thông trong cụm công nghiệp và có hướng
chảy đổ vào kênh B và kênh C16. Để đảm hoạt động và tránh xả ra môi trường xung
quanh.
1.3. Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải
Các phương pháp có thể áp dụng được trong công nghệ xử lý nước thải ngành may
mặc là:
 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
1.3.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa trong nước thải để
tránh tồn tại đến các thiết bị cơ khí (bơm, van, đường ống…) và đảm bảo chất lượng
xử lý cho các công đoạn sau.
Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm:
1.3.1.1. Song chắn rác
Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các miệng
xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, và
các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị
xử lý nước thải hoạt động ổn định.
1.3.1.2. Bể tách dầu mỡ
Bể tách dầu mỡ nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Các chất
này sẽ bịt kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể lọc sinh học và chúng cũng
phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính trong bể sinh học hiếu khí.
1.3.1.3. Bể điều hòa
Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của Nhà máy chế biến thực
phẩm luôn thay đổi phụ thuộc vào từng công đoạn sử dụng nước. Sự dao động về lưu
lượng nước thải, thành phần và nồng độ chất bẩn trong đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến
hiệu quả làm sạch nước thải. Vì vậy, trong quá trình lọc cần phải điều hoà lưu lượng
dòng chảy, một trong những phương án tối ưu nhất là thiết kế bể điều hoà lưu lượng.
Bể điều hoà làm tăng hiệu quả của hệ thống xử lý sinh học do nó hạn chế hiện tượng
quá tải của hệ thống hoặc dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng chất hữu cơ,
giảm được diện tích xây dựng của bể sinh học. Hơn nữa các chất ức chế quá trình xử
lý sinh học sẽ được pha loãng hoặc trung hoà ở mức độ thích hợp cho các hoạt động
của vi sinh vật.
1.3.1.4. Bể lắng
Bể lắng dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên
tắc trọng lực.
Bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng.
 Đối với bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc
không lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước thừ 1,5 – 2,5 h. Các bể lắng ngang
thường được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15000 (m3/ngày).
 Đối với bể lắng đứng, nóc thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới
lên đến vách tràn với vận tốc từ 0,5 – 0,6 (m/s) và thời gian lưu nước trong bể dao
động khoảng 45 – 120 phút. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng
ngang từ 10 – 20%.
1.3.1.5. Bể lọc
Bể lọc dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước thải với kích thước
tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc như cát,
thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi nghiền nhỏ… Bể lọc thường làm việc với
hai chế độ lọc và rửa lọc.
1.3.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
Bản chất của quá trình xử lý hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để đưa
vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa
học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại
hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Các phương pháp hóa lý được áp dụng để xử lý nước thải chế biến thực là tuyển nổi,
keo tụ… Các phương pháp này được ứng dụng để loại ra khỏi nước thải các hạt lơ
lửng phân tán (rắn và lỏng), các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan.
1.3.2.1. Quá trình keo tụ
Quá trình lắng chỉ có thể tách được hạt rắn, huyền phù nhưng không thể tách được các
chất nhiễm bẩn dưới dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có kích thước quá
nhỏ. Để tách các hạt rắn đó một cách hiệu quả bằng phương pháp lắng, cần tăng kích
thước của chúng nhờ sự tác động tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập
hợp các hạt, nhằm làm tăng vận tốc lắng của chúng. Việc khử các hạt keo rắn bằng
lắng trọng lực đòi hỏi trước hết cần trung hòa điện tích của chúng, thứ đến là liên kết
chúng với nhau. Quá trình trung hòa điện tích thường gọi là quá trình đông tụ, còn quá
trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ.
1.3.2.2. Tuyển nổi
Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các tạp chất
không tan, khó lắng. Trong nhiều trường hợp, tuyển nổi còn được sử dụng để tách các
chất tan như chất hoạt động bề mặt. Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với
quá trình lắng và cũng được áp dụng trong trường quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất
khó thực hiện. Các chất lơ lững và dầu mỡ sẽ được nổi lên trên bề mặt nước thải dưới
tác dụng của bọt khí (thường là không khí) vào pha lỏng, các bọt khí đó đủ lớn sẽ kéo
theo các hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp với nhau thành lớp bọt chứa
hàm lượng cao hơn chất lỏng ban đầu.
1.3.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan. Đôi khi phương pháp này được sử
dụng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học. Thực chất của phương pháp xử lý hóa
học là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn,
biến đổi hóa học và tạo cặn lắng hoặc tạo dạng chất hòa tan nhưng không độc hại,
không gây ô nhiễm môi trường.
1.3.3.1. Phương pháp trung hòa
Phương pháp trung hòa dùng để đưa môi trường nước thải có tính axit về trạng thái
trung tính. Phương pháp này có thể thực hiện bằng nhiều cách: trộn lẫn nước thải chứa
axit và chứa kiềm, bổ sung thêm tác nhân hóa học, lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác
dụng trung hòa.
1.3.3.2. Phương pháp khử trùng
Sau khi xử lý sinh học, phần lớn các vi khuẩn trong nước thải đều bị tiêu diệt. Quá
trình khử trùng thường là khâu cuối cùng trong quy trình công nghệ xử lý nước thải
trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, nhằm loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Các hóa chất
khử trùng thường sử dụng là: chlorine, chlorine dioxide, bromide chlorine, ozone…
1.3.4. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật để phân hủy
những chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Các sinh vật sử dụng các chất khoáng và hữu
cơ để làm dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận
được các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản tạo nên sinh
khối.
Quá trình sau là quá trình khoáng hóa chất hữu cơ còn lại thành chất vô cơ (sunfit,
muối amon, nitrat…), các chất khí đơn giản (CO 2, N2…) và nước. Quá trình này được
gọi là quá trình oxy hóa.
Căn cứ vào hoạt động của vi sinh vật có thể chia phương pháp sinh học thành 2 nhóm
chính:
 Phương pháp hiếu khí
 Phương pháp kỵ khí
1.3.4.1. Phương pháp hiếu khí
Phương pháp hiếu khí dựa trên nguyên tắc là các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các
chất hữu cơ trong điều kiện có oxy.
Chất hữu cơ + O2 → H2O + CO2 + NH3 + …
Các phương pháp xử lý hiếu khí thường hay sử dụng là: phương pháp bùn hoạt tính
(dựa trên quá trình sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật) và phương pháp lọc sinh học
(dựa trên quá trình sinh trưởng bám dính của vi sinh vật).
a. Phương pháp bùn hoạt tính
Bùn hoạt tính là tập hợp những vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn, kết lại
thành các bông với trung tâttttttm là các hạt chất rắn lơ lửng trong nước (cặn lắng
chiếm khoảng 30 – 40% thành phần cấu tạo bông, nếu hiếu khí bằng thổi khí và khuấy
đảo đầy đủ trong thời gian ngắn thì con số này khoảng 30%, thời gian dài khoảng
35%, kéo dài tới vài ngày có thể tới 40%). Các bông này có màu vàng nâu dễ lắng có
kích thước từ 3 – 100 µm. Bùn hoạt tính có khả năng hấp phụ (trên bề mặt bùn) và
oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải với sự có mặt của oxy.
Quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bao gồm các bước:
 Giai đoạn khuếch tán và chuyển chất từ dịch thể (nước thải) tới bề mặt các tế
bào vi sinh vật.
 Khuếch tán và hấp phụ các chất bẩn từ bề mặt ngoài các tế bào qua màng bán
thấm.
 Chuyển hóa các chất đã được khuếch tán và hấp phụ ở trong tế bào vi sinh vật
sinh ra năng lượng và tổng hợp các chất mới của tế bào.
Các công trình bùn hoạt tính:
 Trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng lọc, Hồ hiếu khí
 Trong điều kiện nhân tạo: Bể hiếu khí với bùn hoạt tính (aerotank), Mương oxy
hóa
b. Phương pháp lọc sinh học
Là phương pháp dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh học, oxy
hóa các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Các màng sinh học là các vi sinh vật (chủ yếu
là vi khuẩn) hiếu khí, kỵ khí, tùy nghi. Các vi khuẩn hiếu khí được tập trung ở màng
lớp ngoài của màng sinh học. Ở đây chúng phát triển và gắn với giá màng là các vật
liệu lọc (được gọi là màng sinh trưởng gắn kết hay sinh trưởng bám dính).
Các công trình lọc sinh học:
 Trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tưới, Cánh đồng lọc
 Trong điều kiện nhân tạo: Bể lọc sinh học nhỏ giọt, Bể lọc sinh học cao tải, Đĩa
quay sinh học (RBC)
1.3.4.2. Phương pháp kỵ khí
Quá trình này do một quần thể vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoạt động không cần
sự có mặt của oxy không khí, sản phẩm cuối cùng sinh ra là một hỗn hợp khí có CH 4,
CO2, N2, H2… trong đó có tới 60% là CH4. Vì vậy quá trình này còn được gọi là lên
men metan và quần thể vi sinh vật được gọi là các vi sinh vật metan.
Quá trình lên men metan gồm 3 giai đoạn:
 Pha phân hủy: Chuyển các chất hữu cơ thành hợp chất dễ tan trong nước.
 Pha chuyển hóa axit: Các vi sinh vật tạo thành acid gồm cả vi sinh vật kỵ khí
và vi sinh vật tùy nghi. Chúng chuyển hóa các sản phẩm phân hủy trung gian thành
các acid hữu cơ bậc thấp, cùng các chất hữu cơ khác như acid hữu cơ, axit béo, rượu,
axit amin, glyxerin, H2S, CO2, H2.
 Pha kiềm: Các vi sinh vật metan đích thực hoạt động. Chúng là những vi sinh
vật kỵ khí cực đoan, chuyển hóa các sản phẩm của pha axit thành CH 4 và CO2. Các
phản ứng của pha này chuyển pH của môi trường sang kiềm.
CHƯƠNG 2. TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
2.1. Tính chất nước thải
2.1.1. Nguồn phát sinh nước thải
2.1.1.1. Nước thải sản xuất
Bảng 5. Tiêu thụ nước trong sản xuất vải
Hàng dệt nhuộm Lượng nước tiêu thụ (m3/ tấn sản phẩm)
Vải cotton 80-240
Vải len 100-250
Vải Polyacrylic 10-70
Vải jean 150-250
Nước thải được phát sinh từ các công đoạn sản xuất: Công đoạn nhuộm sợi, giặt tẩy,
hồ sợi, rủ hồ, hoàn tất, nước thải nồi hơi, nước rửa máy móc, thiết bị.
Tùy theo loại vải sản xuất mà sẽ tiêu thụ lượng nước khác nhau, trung bình 1 tấn sản
phẩm vải sản xuất ra sẽ tiêu tụ khoảng 10-250 m3 nước sạch.
Sản lượng sản xuất của công ty trong 1 năm đạt 6500 tấn vải sản phẩm.
Lượng nước cấp cho sản xuất vải trong 1 ngày:
❑ 6500 3
QSX =q × N=250 × =4514 (m /ngày đêm)
360
Trong đó:
 q: lượng nước tiêu thụ trên mỗi tấn vải thành phẩm. Lấy = 250 (m 3/tấn sản
phẩm)
 N: tổng số lượng vải sản xuất trong một ngày, N = 6500/360 (tấn)
Lượng nước thải cho sản xuất vải trong 1 ngày (lấy bằng 100% lượng nước cấp):
SX ❑ 3
Q Nước thải=100 % ×QSX =100 % ×4514=4514(m /ngày đêm)
2.1.1.2. Nước thải sinh hoạt
Số lượng công nhân viên làm việc tại nhà máy khoảng 1500 người, lượng nước thải
phát sinh chủ yếu do tắm rửa, nhà vệ sinh và nhà ăn tập thể.
a. Nước cấp cho sinh hoạt
Lượng nước dùng cho việc sinh hoạt của công nhân:
SH q × N × 2 45× 1500 ×2 3
Q CN = = =135(m /ngày đêm)
1000 1000
Trong đó:
 q: tiêu chuẩn nước trong cơ sở sản xuất công nghiệp (điều kiện có tỏa nhiệt), q
= 45 (l/người/ca) (Theo TCXDVN 33-2006)
 Với số ca làm việc 2 ca
 N: tổng số công nhân của nhà máy, N = 1500 người
b. Nước cấp cho nhà ăn tập thể
Lượng nước dùng cho nhà ăn:
Ăn q × N × 2 25 ×1500 × 2 3
Q❑ = = =75(m /ngày đêm)
1000 1000
Trong đó:
 q: Tiêu chuẩn dùng nước cho nhà ăn tập thể, tính cho 1 người/1 bữa ăn, q = 25
(l/người.ca) (Theo TCVN 4513-1998)
 Với số ca làm việc 2 ca
 N: tổng số công nhân của nhà máy, N = 1500 người
Tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho nhà máy trong ngày là:
SH Ăn 3
QSH =QCN +Q❑ =135+ 75=210(m /ngày đêm)
Tổng lượng nước thải sinh hoạt cho nhà máy trong ngày là (lấy bằng 100% lượng
nước cấp):
SH 3
Q Nước thải=100 % ×QSH =100 % ×210=210(m /ngày đêm)
Tổng lượng nước thải của toàn bộ nhà máy trong ngày là:
❑ SH SX 3
Q Nước thải=Q Nước thải +Q Nước thải =210+ 4514=4 724 (m /ngày đêm)
Vậy lượng nước thải cần xử lý tương đương 4700 (m3 /ngày đêm).

2.1.2. Thành phần, tính chất nước thải


Bảng 6. Thành phần nước thải đầu vào của nhà máy dệt nhuộm Việt Phát
ST Đầu QCVN 13-MT:2015/BTNMT, cột
Chỉ tiêu Đơn vị
T vào A
1 pH - 9.2 6-9
o
2 Nhiệt độ C 44 40
3 Độ màu Pt-Co 850 50
4 BOD5 mg/l 651 30
5 COD mg/l 350 75
6 TSS mg/l 555 50
7 Tổng Nitơ mg/l 45.5 20
Tổng 4
8 mg/l 4.9
Photpho
9 Tổng dầu mỡ mg/l 4.8 5
10 Coliform MPN/100ml 1.7× 106 3000
Qua bảng thành phần nước thải đầu vào, ta nhận thấy hầu hết thông số đều vượt
ngưỡng cho phép theo quy chuẩn Việt Nam cột A, thông số pH khá lớn, lượng BOD5,
COD, TSS đều gấp nhiều lần so với điều kiện cho phép.
2.2. Đề xuất sơ đồ công nghệ
2.2.1. Cơ sở đề xuất sơ đồ công nghệ
2.2.1.1. Sơ đồ công nghệ xử lý của công ty cổ phần may Phong Phú Thành phố
Hồ Chí Minh

Hình 3. Sơ đồ công nghệ xử lí nước thải công ty CP may mặc Phong Phú Thành
phố Hồ Chí Minh
2.2.1.2. Sơ đồ công nghệ xử lý của nhà máy dệt nhuộm Denim KCN Hòa Xá tỉnh
Nam Định

Hình 4. Sơ đồ công nghệ xử lý của nhà máy dệt nhuộm Denim KCN Hòa Xá tỉnh
Nam Định
2.2.2. Đề xuất sơ đồ công nghệ
2.2.2.1. Sơ đồ công nghệ

Nước thải đầu vào

Song chắn rác

Bể thu gom

Sục khí
Bể điều hòa

Bể trộn

Máy thổi khí Bể phản ứng

Bể tuyển nổi

Sục khí Bùn tuần hoàn


Bể Aerotank

Bể lắng ly tâm Bể chứa và nén bùn


Bùn xả

Hóa chất NaOCl Bể khử trùng

Nước đầu ra theo QCVN 13-


MT:2015/BTNMT, cột A

Hình 5. Sơ đồ công nghệ đề xuất


2.2.2.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nước thải của nhà máy dệt nhuộm Việt Phát (bao gồm nước thải sinh hoạt và nước
thải sản xuất) được dẫn đến trạm xử lý tập trung để xử lý. Đầu tiên nước thải chảy qua
các song chắn rác thô để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn (bao bì nilon, lá cây…)
và các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và
thiết bị xử lý nước thải hoạt động ổn định. Sau đó nước chảy vào bể thu gom nước
thải. Tại đây nước thải được bơm trực tiếp lên bể điều hòa.
Nước được lưu lại bể điều hòa 6 giờ, bể có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ
nước thải, khí được cung cấp thông qua hệ thống phân phối khí giúp xáo trộn đều
nước thải và hạn chế quá trình yếm khí xảy ra.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể trộn cơ khí. Ở bể trộn cơ khí, nước sẽ được
điều chỉnh pH bằng NaOH/HCl và châm phèn PAC, bể có bố trí máy khuấy để phân
tán đều hóa chất. Sau đó nước tự chảy sang bể phản ứng, Polime được khuấy trộn đều
với nước để kết dính bông cặn. Nước thải dẫn qua bể tuyển nổi để loại bỏ 1 phần bùn
thải.
Nước thải tiếp tục chảy qua bể Aerotank. Ở đây máy thổi khí sẽ cấp cho bể Aerotank
một lượng khí giúp tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí oxy hóa các hợp chất
hữu cơ có trong nước thải.
Sau đó, nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng ly tâm có thời gian lưu nước 2h, bể có
nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính khỏi nước thải. Bùn lắng 1 phần được bơm tuần
hoàn về bể Aerotank để nâng cao hiệu suất xử lý N và duy trì nồng độ vi sinh, phần
còn lại sẽ được bơm qua bể chứa bùn để đem đi xử lý.
Nước từ bể lắng được chảy sang bể khử trùng để châm hóa chất NaOCl. Sau đó nước
thải được dẫn đến nơi tiếp nhận, sau khi qua các quy trình trên nước thải đã đạt tiêu
chuẩn môi trường theo QCVN 13-MT:2015/BTNMT, cột A.
2.3. Hiệu suất xử lý qua các bể
Bảng 7. Bảng tính toán hiệu suất xử lý qua các cụm bể
Thông số Đầu vào Công trình Hiệu suất(%) Sau xử lý
BOD5 (mg/l) 651 2 638
Song chắn rác
COD (mg/l) 350 2 343
Hố thu gom
TSS( mg/L) 555 5 527
BOD5 (mg/l) 638 2 625
COD (mg/l) 343 Bể điều hòa 2 336
TSS( mg/L) 527 2 516
BOD5 (mg/l) 625 Bể trộn cơ khí 55 281
COD (mg/l) 336 Bể phản ứng 55 151
TSS( mg/L) 516 Bể tuyển nổi 85 77
BOD5 (mg/l) 281 90 28
Bể Aerotank
COD (mg/l) 151 80 30
Bể lắng ly tâm
TSS( mg/L) 77 75 19
BOD5 (mg/l) 28 0 28
COD (mg/l) 30 Bể khử trùng 0 30
TSS( mg/L) 19 0 19

You might also like