You are on page 1of 62

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CPC 100 ......................................................................... 1


I. CPC 100 làm việc an toàn, tin cậy ................................................................................... 1
II. Giới thiệu về thiết bị ........................................................................................................ 1
1. Tổng quan ..................................................................................................................... 1
2. Giới thiệu phần cứng ................................................................................................... 3
2.1. Đầu phát AC ........................................................................................................... 3
2.2. Đầu phát DC ........................................................................................................... 4
2.3. Đầu vào .................................................................................................................. 4
2.4. Đầu vào BIN IN ....................................................................................................... 4
2.5. Khóa máy ............................................................................................................... 5
2.6. Đèn báo trạng thái ................................................................................................. 5
2.7. Nút dừng khẩn cấp ................................................................................................ 5
2.8. Máy tính tích hợp (ePC) ........................................................................................ 6
3. Giới thiệu phần mềm.................................................................................................... 6
3.1. Menu cài đặt ........................................................................................................... 6
3.2. File hệ thống ........................................................................................................ 10
PHẦN 2: QUY TRÌNH VẬN HÀNH CPC 100 ....................................................................... 11
I. Quy trình an toàn ............................................................................................................ 11
II. Thẻ Quick........................................................................................................................ 11
1. Giới thiệu thẻ Quick ................................................................................................... 11
2. Cài đặt thí nghiệm ...................................................................................................... 12
4. Cài đặt đầu ra............................................................................................................. 14
III. Quy trình thí nghiệm ..................................................................................................... 18
1. Máy biến dòng điện .................................................................................................... 18
1.1. Đo tỉ số biến và xác định cực tính ...................................................................... 19
1.2. Thí nghiệm công suất tải thứ cấp CT - Thẻ CT Burden .................................... 23
1.3. Xác định đường đặc tính từ hóa CT - Thẻ CT Excitation ................................. 24
1.4. Điện trở một chiều các cuộn dây - Thẻ RWinding ............................................ 26
1.5. Thử điện áp tăng cao tần số công nghiệp - Thẻ VWithstand ........................... 28
2. Máy biến điện áp ........................................................................................................ 29
2.1. Đo tỉ số biến và xác định cực tính - Thẻ VT Ratio ............................................. 29
2.2. Đo công suất tải của máy biến điện áp - Thẻ VT Burden ................................. 31
2.3. Điện trở một chiều - Thẻ RWinding .................................................................... 33
2.4. Thử điện áp tăng cao tần số công nghiệp - The VWithstand ........................... 33
3. Máy biến áp lực .......................................................................................................... 33
3.1. Đo tỉ số biến - Thẻ TRRatio (per tap) .................................................................. 33
3.2. Đo điện trở một chiều cuộn dây ở tất cả các nấc phân áp - Thẻ RWinding ... 46
3.3. Kiểm tra sự liền mạch của bộ điều áp dưới tải OLTC - Thẻ TRTapCheck ...... 48
4. Các hạng mục đo điện trở ......................................................................................... 50
PHẦN 3: PHẦN MỀM OMICRON DEVICE BROWSER VÀ CPC EDITOR ......................... 53
I. OMICRON Device Browser ............................................................................................. 53
1. Tổng quan ................................................................................................................... 53
2. Nâng cấp và cấu hình mạng cho CPC 100 ............................................................... 54
3. Xem logfile .................................................................................................................. 55
II. CPC Editor ...................................................................................................................... 57
1. Tổng quan ................................................................................................................... 57
2. Làm việc với CPC Editor............................................................................................ 57
3. Thêm thẻ thí nghiệm .................................................................................................. 58
4. Thêm thẻ thí nghiệm từ file ....................................................................................... 60
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CPC 100
I. CPC 100 làm việc an toàn, tin cậy
- CPC 100 có vỏ bên ngoài được chế tạo chắc chắn, cách ly hoàn toàn về điện, an toàn cho
người sử dụng.
- Cáp dòng cao áp chịu được 800A AC và 400A DC (biên độ) làm việc an toàn.
- CPC 100 có nút dừng khẩn cấp, có khóa an toàn, có cảnh báo phóng hết điện tích tàn dư
khi đo điện trở một chiều, đèn cảnh báo có điện áp cao, cảnh báo nối đất thiết bị trước khi
thí nghiệm (tùy chọn).
- CPC 100 có hệ thống đèn chỉ thị tự động đảm bảo cho người sử dụng đấu đúng sơ đồ thí
nghiệm.
Chú ý: nguồn làm việc là 100 đến 240VAC, tối đa cho phép là 85 đến 264VAC. Tuy nhiên
nên sử nguồn cấp 190 ÷ 240 VAC để đảm bảo phát đủ công suất 800A AC.
II. Giới thiệu về thiết bị
1. Tổng quan

Hình 1-1: Mặt trên CPC 100

Trang 1 trên 60
Hình 1-2: Cạnh trái CPC 100

Hình 1-3: Cạnh phải CPC 100


- LED xanh sáng nếu CPC 100 được kết nối đúng tới máy tính hoặc network

Trang 2 trên 60
- LED vàng sáng nếu dữ liệu đang đường truyền tới hoặc nhận về từ network
- LED đỏ phục vụ cho các mục đích chẩn đoán
Chú ý: Cổng kết nối an toàn nhằm mục đích kết nối tới các phụ kiện an toàn khác cho CPC
100. Giắc cắm này bao gồm một dây nối ngắn, khi mà giắc vẫn cắm tại đầu nối, mạch được
nối thông. Nếu gỡ giắc này ra, nút dừng khẩn cấp sẽ bị kích hoạt.
2. Giới thiệu phần cứng
2.1. Đầu phát AC

Hình 2-1: Đầu phát AC


- Đầu ra 6A/130V có thể vận hành ở chế độ đầu ra 0 … 6A AC hoặc 0 … 130V AC.
Trong chế độ 0 … 6 A, điện áp max đầu ra là 55 V (330 VA).
Trong chế độ 0 … 130 V, dòng điện max đầu ra là 3 A (390 VA).
- Cầu chì 6.3A T (6.3 Amps slow-acting wire fuse 5x20 mm) bảo vệ AC OUTPUT trong chế
độ dòng 6A và DC OUTPUT.
- Cầu chì 3.15A T (3.15 Amps slow-acting wire fuse 5x20 mm) bảo vệ AC OUTPUT trong
chế độ 130V và chế độ 3 A AC
- Đầu ra 800 A phát dòng AC 0 … 800 A tại điện áp 6.1 … 6.5 V.
Dòng điện phát ra từ đầu ra này được đo lại bởi CPC 100 và hiển thị trên các thẻ thí nghiệm
tương ứng.
- Đầu ra 2 kV phát điện áp AC 0…2 kV với 3 thang phát:
0 … 0.5 kV với dòng max 5 A
0 … 1 kV với dòng max 2.5 A
0 … 2 kV với dòng max 1.25 A
Cả dòng điện và điện áp phát ra từ đầu ra này được đo lại bởi CPC 100 và hiển thị trên các
thẻ thí nghiệm tương ứng.

Trang 3 trên 60
Tất cả các đầu ra đều chống quả tải và ngắn mạch và được bảo vệ khỏi các tín hiệu điện áp
cao bên ngoài cũng như quá nhiệt.
2.2. Đầu phát DC

Hình 2-2: Đầu phát DC


- Đầu ra 6 A cho phép phát dòng 0 … 6 A với điện áp max 60V (360W)
- Đầu ra 400 A cho phép phát dòng điện DC 0 … 400 A tại điện áp 4 … 4.5 V.
2.3. Đầu vào

> I AC/DC đo dòng điện 10 A AC và DC


Đo dòng điện AC và DC 0…10 A, tùy thuộc thẻ thí nghiệm.
Phần mềm tự động chuyển đổi giữa hai dải đo 1 A và 10 A, sai số < ±
0.2 %, dải tần 15 … 400 Hz
> Cầu chì 10A FF (10 Amps very quick-acting wire fuse 6.3x32 mm)
bảo vệ đầu vào đo lường dòng 0 … 10A AC/DC
> V1 AC đo điện áp tới 300V AC
Đo điện áp 0 … 300V AC trong dải tần số 15 … 400 Hz.
Trong quá trình đo, phần mềm tự động chuyển đổi giữa các dải 0.3 V,
3 V, 30 V, 300 V.
> V2 AC đo điện áp thấp AC 0 … 3 V trong dải tần số 15 … 400 Hz
Trong quá trình đo, phần mềm tự động chuyển đổi giữa các dải 0.03 V,
0.3 V, 3 V.
Đầu vào V1 AC và V2 AC có liên kết về điện với nhau.
> V DC đo điện áp DC 0…10V
Trong quá trình đo, phần mềm tự động chuyển đổi giữa các dải 0.01 V/
0.1 V/ 1 V/ 10 V.
Đầu vào này cũng sử dụng để đo điện trở trong dải 0.2 Ω … 20 kΩ.

2.4. Đầu vào BIN IN

Trang 4 trên 60
Đầu vào nhị phân cho tín hiệu trigger sử dụng với tiếp điểm đảo chiều không
mang điện áp hoặc với điện áp lên tới 300V DC

2.5. Khóa máy

- Nếu chưa thí nghiệm, vặn khóa sẽ ngăn mọi thao tác trên mặt máy, không thể
phát nguồn bằng phím I/O
- Nếu đang phát nguồn, vặn khóa sẽ “đóng băng” dòng/áp đang phát và không
thể tắt đi bởi nút I/O
Chú ý: Nút dừng khẩn cấp luôn không bị khóa dù trong bất kỳ trường hợp nào.

2.6. Đèn báo trạng thái

Đèn xanh sáng chỉ thị các nguồn dòng/áp đang tắt

- Đèn đỏ nhấp nháy báo nguồn dòng/áp đang phát hoặc phép đo đang
thực hiện.
- Đây là tình trạng vận hành nguy hiểm

Nếu CPC 100 được cấp nguồn và bật lên mà cả hai đèn đều không sáng, có thể thiết bị
đang bị hỏng. Không được phép sử dụng thiết bị lúc này.
2.7. Nút dừng khẩn cấp

- Nhấn nút dừng khẩn cấp sẽ tắt ngay lập tức mọi nguồn dòng/áp đang phát
- Phép đo đang thực hiện bị hủy và không thể thực hiện thêm lệnh nào khác

Trang 5 trên 60
2.8. Máy tính tích hợp (ePC)

Hình 2-3: Giao diện ePC


3. Giới thiệu phần mềm
3.1. Menu cài đặt

Nhấn vào để cài đặt các thông số cho máy

a. Device setup (cài đặt thiết bị):

Trang 6 trên 60
Hình 3-1: Device Setup
- Lựa chọn kết nối với các hợp bộ nâng cấp CP CB2, CP CU1.
- Cài đặt các thông số đầu vào đo lường
- Lựa chọn chế độ bỏ qua kiểm tra nối đất,
- Đặt tần số 50Hz hoặc 60Hz
- Tùy chọn chế độ tự động lưu kết quả ở 10, 30, 60 phút hoặc lưu bằng tay.
b. Network (cổng mạng):

Hình 3-2: Network

Trang 7 trên 60
- Đặt chế độ IP động Auto IP với: 169.254.70.17 để kết nối CPC 100 với máy tính qua cáp
mạng nối trực tiếp hoặc DHCP thông qua mạng cục bộ LAN.
- Đặt chế độ IP tĩnh để kết nối CPC 100 với máy tính qua cáp mạng nối trực tiếp:
• IP address: 169.254.77.33 ,
• Subnet Mask: 255.255.0.0 ,
• Default Gateway: 0.0.0.0
• DNS: 0.0.0.0
c. Accessories
Cài đặt các chức năng an toàn khi sử dụng với bộ CP TD1

Hình 3-3: Accessories


- Use beeper: Phát tiếng beep khi thí nghiệm
- Perform shield check: Kiểm tra đầu nối cao áp và tiếp địa được nối tới CP TD1
- Perform loop check: Kiểm tra kết nối tới đối tượng thí nghiệm
d. Display (hiển thị):
Điều chỉnh độ tương phản khi làm việc ngoài trời.

Hình 3-4: Display


e. Date/Time:
Cài đặt ngày giờ cho máy

Trang 8 trên 60
Hình 3-5: Date/Time
f. Regional Setting (cài đặt vùng):
Cài đặt được 8 loại ngôn ngữ, kiểu nhiệt độ 0C hoặc 0F, kiểu đặt ngày tháng, thời gian.

Hình 3-6: Regional Setting


g. System Infor (thông tin hệ thống):
Số chế tạo máy, version phần mềm, phần cứng, tình trạng bộ nhớ.

Trang 9 trên 60
Hình 3-7: System Info
3.2. File hệ thống

Nhấn vào để truy cập các file hệ thống chứa trong máy

Hình 3-8: Các file lưu trong CPC 100


File hệ thống CPC 100 gồm 2 định dạng:

Chu trình thí nghiệm với tất cả các thẻ thí nghiệm và cài đặt cụ thể. File
.xml có thể bao gồm các kết quả thí nghiệm và đánh giá được lưu cùng
nhau.

Mẫu chu trình thí nghiệm được người dùng tạo trước bao gồm một hoặc
nhiều thẻ thí nghiệm với tất cả các cài đặt và không bao gồm kết quả

Sử dụng nút xoay điều hướng để lựa chọn các folder và file.

Trang 10 trên 60
PHẦN 2: QUY TRÌNH VẬN HÀNH CPC 100
I. Quy trình an toàn
- Cách ly hoàn toàn đối tượng đo khỏi lưới điện.
- Thực hiện các biện pháp an toàn điện: tiếp địa vỏ máy CPC 100 và đối tượng đo.
- Kiểm tra bên ngoài máy chính, phụ kiện và nguồn đầu vào của CPC 100 (điện áp làm việc
bình thường: 100VAC ÷ 240VAC, điện áp cho phép: 85 VAC ÷ 264 VAC).
- Nắm được các chế độ làm việc ngắn hạn và dài hạn khi tạo dòng điện và điện áp cao.
II. Thẻ Quick
1. Giới thiệu thẻ Quick

Giao diện thẻ Quick


Thẻ Quick bắt đầu trong trạng thái đo lường với các đầu ra được vô hiệu hóa, hiển thị các
giá trị đo trong bảng đo lường.
Các kết quả đo cũng như chỉ thị của trạng thái tín hiệu của đầu vào binary được cập nhật
liên tục với khoảng thời gian xấp xỉ 0.5 s.
Sau khi càu đặt tất cả các thông số cần thiết, nhấn nút I/O. Thẻ Quick đi vào trạng thái “on”,
các giá trị đầu ra được bật, phép đo thực hiện.

Nhấn nút này để lưu lại kết quả đo hiện tại và giữ cố định chúng trên bảng. Quá
trình đo vẫn tiếp tục và các kết quả được hiển thị ở dòng mới bên dưới.

Nhấn nút I/O lần nữa để dừng thí nghiệm, các đầu ra được tắt.

Trang 11 trên 60
2. Cài đặt thí nghiệm

Đại lượng đo lường


Các ô này dùng để lựa chọn đại lượng đầu tiên và thứ hai được đo.
Các lựa chọn tại mỗi ô bao gồm:

• V1 AC • I Out
• V1 AC sel1 • I Out sel
• V2 AC • I Clamp3
• V2 AC sel • I Clamp sel
• V Out • CT4
• V Out sel • CT sel
• VT2 • V DC
• VT sel • I DC
• I AC • f V1 AC5
• I AC sel • f Out

Trang 12 trên 60
• I Out/√2* • V Out/√2*

• V Out, I Out, V Out/√2 và I Out/√2 cũng như f Out đại diện


các giá trị đo của dải đầu ra thực tế.

Mỗi ô có hai ô nhỏ tương ứng trong bảng đo lường hiển thị các giá
trị đo, ngoài ra ký tự “n/a” cũng có thể xuất hiện.

1. sel = frequency-selective (xem mục 3)


*) Chỉ sẵn có với license tương ứng cho thời gian trigger chính xác hơn.
Chú ý: Không phải tất cả các đại lượng đo sẵn có trong tất cả các dải đầu ra.
2. VT (VT sel): Đo điện áp có xem xét tới cài đặt tỷ số VT
3. I Clamp (I Clamp sel): Đo dòng điện có xem xét tới cài đặt tỷ số I Clamp
4. CT (CT sel): Đo dòng điện có xem xét tới cài đặt tỷ số CT
5. f V1 AC: Đo tần số của đầu vào V1 AC.

Giá trị tính toán


Tất cả các thông số được chọn từ ô này và hiển thị tương ứng
trong bảng bên dưới phụ thuộc vào thông số đo lường được chọn.
Trong ô này, ta quyết định kết quả đo nào được hiển thị

Đại lượng đo Hiển thị của giá trị tính toán trong bảng đo lường

(m1) (m2)

Ratio:1; Ratio:5; Diff:


V V Tỷ số m1/m2 và góc pha φm1 - φm2 (nếu các góc pha sẵn có; hoặc
:n/a”), và độ lệch ∆U và ∆φU.

Ratio:1; Ratio:5; Diff:


I I Tỷ số m1/m2 và góc pha φm1 - φm2 (nếu các góc pha sẵn có; hoặc
:n/a”), và độ lệch ∆I và ∆φI.

Đối với AC: Z hoặ R, X


Tổng trở Z (độ lớn đơn vị Ω và goc pha ° ) hoặc R và X đơn vị Ω)
I V Đối với DC: R
Điện trở R đơn vị Ω
Hoặc “n/a”

V I Đối với AC: P, Q, S

Trang 13 trên 60
Công suất tác dụng P (W) và cosφ, công suất biểu kiến S (VA) và
cosφ, công suất phản kháng Q (var) và cosφ.
Đối với DC: P
Công suất tác dụng P (W)
Hoặc “n/a”

Rs; Ls hoặc Rp, Cp:


Điện trở R hoặc điện cảm Ls (H) (mạch tương đương nối tiếp) hoặc
điện dung Cp (F) (mạch tương đương song song) là các giá trị đại diện
khác của kết quả đo tổng trở Z; Z được hiện thị với các thành phần
V I
của nó.
Sử dụng Rs, Ls, tổng trở được đưa ra bởi:
Z = Rs + jꞷLs, trong đó ꞷ = 2πf và tần số đặt được sử dụng cho tính
toán

3. Phép đo lựa chọn tần số (The frequency-selective measurement)


Phép đo lựa chọn tần số được sử dụng để lọc các nhiễu khi chúng thường xuất hiện trong
trạm điện. Để làm vậy, tần số của đại lượng đầu ra CPC 100 được cài đặt đến một giá trị
khác với tần số trạm điện, ví dụ, trạm điện vận hành với tần số 50 Hz, tần số đầu ra CPC
100 được đặt là 55 Hz.
Đại lượng đo lại tại đầu vào CPC 100 được đo lựa chọn, nghĩa là chỉ một đại lượng với tần
số cụ thể được xem xét toàn bộ cho phép đo. Các đại lượng với tần số khác được lọc ra
theo đặc tính hiển thị trong hình bên dưới.

4. Cài đặt đầu ra

Trang 14 trên 60
Các ài đặt chính là xác định dải đo và giá trị của đầu ra công suất (vùng nhập dữ liệu trong
hình dưới được bôi đen.

Giá trị đầu ra công suất có thể được thay đổi ngay lập tức với núm xoay, thậm chí thiết
bị vẫn đang phát và kết nối tới đối tượng thí nghiệm.

Dải đo
Các dải đầu ra sẵn có nếu các booster bên ngoài tương ứng được chọn.
Mỗi dải có một giá trị max và min, một giá trị chính xác cố định cũng như
một số cài đặt trước cho ký tự thập phân.
Nếu thẻ Quick vận hành ở trạng thái “on”, cài đặt dải đầu ra bị khóa và
không thể thay đổi.
Trong trạng thái “measuring” với các đầu ra được tắt, khi một dải được
thay đổi, đầu ra thay đổi tương ứng tới một giá trị trong giải cho phép
giữa min và max
Sau khi nhấn “Keep Result”, cài đặt dải đầu ra và các cài đặt đo bị khóa
và không thể thay đổi

Giá trị đầu ra công suất


Dòng điện (I) hoặc điện áp (V), tùy thuộc vào dải cụ thể.
Bất kỳ giá trị nào giữa min và max cũng như giá trị cụ thể 0.0 là hợp lệ,
ngay cả trong trạng thái “on”.
Các giá trị min, max tương ứng phụ thuộc vào dải và đối với giải điện áp
cũng như tần số. Đối với tần số nhỏ hơn 50 Hz và xuống tới tần số min
15 Hz, giá trị điện áp lớn nhất có thể giảm tuyến tính tỷ lệ với giá trị tần
số.
Dải dòng điện không bị phụ thuộc.

Trang 15 trên 60
Tần số/ Góc pha
Giá trị tần số có đơn vị Hz hoặc nếu “Sync w/ V1 AC” được chọn - góc
pha có đơn vị độ. Đối với dải DC, vùng nhập dữ liệu này bị vô hiệu hóa.
Tần số có thể được đặt trong dải từ 15.00 … 400.. Hz, thậm chí khi đang
trong trạng thái “on”.
Góc pha được hiển thị trong giải -180.0 …+180.0°, và cũng có thể được
thay đổi bất cứ lúc nào. Nếu dải này bị vượt quá, góc pha sẽ thay đổi tự
động, nghĩa là thay đổi từ -180.0 đến + 180.0°.

Sync w/ V1 AC
Đặt Sync w/ V1 AC bằng cách nhấn nút menu xuất hiện tron vùng nhập
dữ liệu tần số/ góc pha.
Tùy chọn này đồng bộ tần số đầu ra CPC 100 với tần số đầu vào V1 AC.
Trong trường hợp này góc pha của đầu ra được hiển thị thay cho tần số.
Đặt giá trị góc pha liên quan tới góc pha của tín hiệu đầu vào V1 AC
(khuyến nghị điện áp đầu vào nhỏ nhất 10V trên V1 AC, với tần số 48 -
62 Hz)

Biểu tượng cạnh vùng nhập tần số/ góc pha phản ánh cài đặt thực tế.
Nếu “Sync w/ V1 AC” bị vô hiệu, tần số trở lại giá trị cài đặt trước đó và
biểu tượng thay đổi.
Nếu Quick vận hành trong trạng thái “on”, trạng thái “Sync w/ V1 AC”
không thể thay đổi.

5. Cài đặt trigger


Một trigger là sự diễn ra của một sự kiện được chọn, ví dụ, một binary trigger là sự thay đổi
đầu tiện của trạng thái tại đầu vào binary.

Trigger on:
• no trigger (mặ định)
• binary trigger = Đầu vào CPC 100 BIN IN được giám sát đối với một
sự kiện trigger
• trigger = giá trị đo đầu tiên (m1) > giá trị ngưỡng cài đặt

Trang 16 trên 60
• trigger = giá trị đo đầu tiên (m1) < giá trị ngưỡng cài đặt
• trigger = giá trị đo thứ hai (m2) > giá trị ngưỡng cài đặt
• trigger = giá trị đo thứ hai (m2) < giá trị ngưỡng cài đặt
• overload = sự kiện trigger là một trạng thái quá tải diễn ra tại đầu ra
được chọn
“Overload” trigger là gì?
Tại đầu ra 800A AC, một overload trigger là một trạng thái mà dòng điện cài
đặt không thể đạt được nữa, ví dụ do việc mở một tiếp điểm hoặc máy cắt.
Chú ý: Các giá trị dòng điện < 50 A không bắt đầu “Overload” khi mawchj
dòng mở. Bởi vậy, nếu sử dụng trạng thái trigger “Overload”, họn một giá trị
dòng định mức ≥ 50 A.
Quick phân biệt 02 trạng thái “Overload”:
1. Xảy ra quá tải (như mô tả ở trên)
2. Xóa bỏ trạng thái “Overload” (việc xóa bỏ bị trễ 100 ms để hãm).

Chú ý: Các trạng thái trigger với “<” chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với các tín hiệu
bên ngoài, nghĩa là với các tín hiệu không xuất phát từ CPC 100.
Lý do: nếu tín hiệu trigger xuất phát từ CPC 100, trạng thái trigger sẽ luôn
luôn là “đúng” tại thời điểm nhấn nút I/O.
Sau khi nhấn “Keep Result”, sự kiện trigger bị khóa và không thể thay đổi.

Vùng nhập dữ liệu cho giá trị ngưỡng.


Cài đặt một giá trị ngưỡng không thực hiện được (“n/a” hiển thị) nếu:
• Một trạng thái binary trigger
• No trigger
• Overload
được chọn.
Sau khi nhấn “Keep Result”, vùng nhập dữ liệu cho giá trị ngưỡng bị vô hiệu
hóa, giá trị đó không thể thay đổi.

Chỉ thị trạng thái tín hiệu tại đầu vào binary BIN IN. Có 4 đặc tính khác nhau:

Closed: tiếp điểm không điện áp giữa Bin In + và Bin In -


đóng.

Open: tiếp điểm không điện áp giữa Bin In + và Bin In - mở.

Come: tín hiệu trigger với chiều lên xảy ra tại Bin In.

Trang 17 trên 60
Go: tín hiệu trigger với chiều xuống xảy ra tại Bin In

Hiển hị thời gian trễ


Thời gian trễ là thời gian gian giữa thay đổi gần nhất của giá trị đầu ra CPC
100 và sự xảy ra của sự kiện trigger.

Switch off on trigger


Tùy chọn này sẵn có nếu trạng thái trigger là binary hoặc overload. Nếu
không không thể chọn tùy chọn này.
“Switch off on trigger” cũng khóa và không thể thay đổi sau khi nhấn “Keep
Results”
1. Enable
Khi sự kiện trigger xảy ra, các đầu ra CPC 100 sẽ tắt ngay lập tức.
Các kết quả đo được cập nhật để hiển thị các giá trị tại thời điểm sự kiện
trigger diễn ra và sau đó được “đóng băng”, tức là không thể cập nhật được
nữa. Quick trở về trạng thái “off”.
Tại vùng cài đặt giá trị đầu ra công suất, chế độ nhập dữ liệu được tự động
vô hiệu hóa để tránh thay đổi giá trị này.
Nhấn nút “Keep Result” sẽ lưu lại các giá trị đo trong bảng đo lường. Quick
trở lại trạng thái “measuring”, phép đo tiếp tục trong một dòng mới.
2. Disabled
Các đầu ra CPC 100 duy trì hoạt động, tức là trong trạng thái “on”, sau khi sự
kiện trigger xảy ra. Nếu trigger là binary, chỉ thị “Bin In” phản ánh sự xảy ra
của sự kiện trigger tương ứng.
Các phép đo tiếp tục sau sự kiện trigger.
Ngay sau khi giá trị output thay đổi, hiển thị của thời gian trễ gần nhất bị gỡ
bỏ.

III. Quy trình thí nghiệm


1. Máy biến dòng điện

Nhấn chọn Insert Card và chọn thẻ thí nghiệm tương ứng với CT

Nhấn chọn phím mềm trên mặt máy để mở danh mục các thẻ thí nghiệm CT

Vào thẻ thí nghiệm CT để lựa chọn các hạng mục thí nghiệm

Trang 18 trên 60
Hình 1-1: Danh mục các thẻ thí nghiệm CT
1.1. Đo tỉ số biến và xác định cực tính
a. Thẻ CT ratio and burden
Tạo dòng 800A AC đưa vào phía sơ cấp của máy biến dòng thông qua đầu ra xoay chiều
(AC OUTPUT) hoặc 2000 A AC nếu kết hợp thêm máy tạo dòng CP CB2 và đo dòng điện
trở về phía thứ cấp thông qua cổng IAC là 10A hoặc kìm kẹp dòng điện. CPC 100 sẽ tự
động đo được biên độ, góc pha của dòng điện IAC và điện áp V1 AC phía thứ cấp, tính toán
tỷ số thực và sai số so với tỷ số định mức.
Chú ý: Khi đo tỉ số biến bằng phương pháp này phải nối tắt các cuộn còn lại tránh cảm
ứng. Giao diện màn hình hiển thị

Hình 1-2: Sơ đồ thí nghiệm ty số biến CT với dòng điện

Trang 19 trên 60
Hình 1-3: Thẻ CTRatio

Range Dải đầu ra

I prim (200.0 A) Dòng sơ cấp định mức

I sec (5.000 A) Dòng thứ cấp định mức

I test Dòng thí nghiệm bơm vào phía sơ cấp

I prim (199.9 A) Dòng thực tế bơm vào phía sơ cấp đo được

I sec Dòng đo được ở phía thứ cấp

- Tỷ số biến đo được
Iprim /Isec = 200:5.01331
Ratio - Sai số %:
((Kn x Isec - Iprim) / Iprim) x 100%2
((200A / 5A * 5.013A - 199.99A) / 199.99A) x 100% = +0.265%

Cực tính của CT


Polarity OK = phase Isec - phase Iprim = -45°< 0° < +45°
NOT OK = các trường hợp khác

Measure Đo công suất tải thứ cấp CT


burden

1. Giá trị 5.0133 được tính như sau:


Isec act x (Iprim nom / Iprim act); 5.013 A x (200A / 199.99A) = 5.0133
2. Kn = tỷ số định mức, ở đây 200A / 5A

Trang 20 trên 60
Measurement burden:

Hình 1-4: Sơ đồ thí nghiệm Burden

Hình 1-5: Thẻ CTRatio khi kích hoạt Measure burden

V sec Điện áp thứ cấp đo được và góc pha tương ứng với I prim

Burden Công suất tải thứ cấp ở đơn vị VA: Isec nom × (Vsec act × Isec nom/Isec act)

cosφ cosφ giữa góc pha I sec và V sec

b. CT Ratio V (with voltage)

Trang 21 trên 60
Đặt 1 điện áp có thể lên đến 500V vào phía thứ cấp của biến dòng thông qua đầu ra 2kV AC
và đo điện áp trở về phía sơ cấp thông qua đầu V2 AC. Đây là phương pháp duy nhất để đo
tỉ số biến đối với các máy biến dòng lắp sẵn ở các trạm GIS hay biến dòng chân sứ trong
máy biến áp khi không thể tạo dòng vào phía sơ cấp.

Hình 1-6: Sơ đồ thí nghiệm tỷ số biến CT với điện áp

Hình 1-7: Thẻ CTRatioV

I prim Dòng sơ cấp định mức

I sec Dòng thứ cấp định mức

Trang 22 trên 60
V test Điện áp thí nghiệm

f Tần số đầu ra

V sec Điện áp thực tế bơm vào phía thứ cấp

V prim Điện áp đo được ở phía sơ cấp

I out Dòng đo được ở phía thứ cấp

Ratio Tỷ số CT

Polarity Cực tính CT

Chú ý: Nếu điện áp thí nghiệm xấp xỉ hoặc vượt quá điện áp bão hòa CT (điện áp knee-
point), kết quả đo sẽ không chính xác. Nếu điện áp knee-point bị vượt quá mức, sẽ gây
hỏng CT.
Điện áp thí nghiệm nên bằng khoảng 75% điện áp knee-point.
Tần số nên đặt lệch khoảng 15 - 20 Hz so với tần số lưới để hạn chế nhiễu từ các hệ thống
xung quanh.
1.2. Thí nghiệm công suất tải thứ cấp CT - Thẻ CT Burden
Xác định công suất tải thứ cấp CT với dòng AC bơm vào tải (lên tới 6 A)

Hình 1-8: Sơ đồ thí nghiệm công suất tải thứ cấp CT

Trang 23 trên 60
Hình 1-9: Thẻ CTBurden

I sec (5.000 A) Dòng thứ cấp định mức

I test Dòng thí nghiệm phát từ đầu ra 6A AC

f Tần số đầu ra

Auto Lựa chọn để thí nghiệm tự động

I sec (5.0010 A) Dòng thực tế đo được phía thứ cấp

V sec Điện áp thứ cấp tại tải, đo tải đầu V1 AC và góc pha tương ứng với I sec

Công suất tải thứ cấp trong đơn vị VA: Isec nom × (Vsec act × Isec
Burden
nom/Isec act)

cosφ cos của góc φ

1.3. Xác định đường đặc tính từ hóa CT - Thẻ CT Excitation


Thực hiện ghi lại đặc tính từ hóa của máy biến dòng bằng cách tự động đưa điện áp có thể
lên tới 2kV vào phía thứ cấp.

Trang 24 trên 60
Hình 1-10: Sơ đồ thí nghiệm đường đặc tính từ hóa CT

Hình 1-11: Thẻ CTExcitation

I max Dòng thí nghiệm cực đại

V max Điện áp thí nghiệm cực đại

Chọn để khử nhiễu trong trường hợp đường đặc tính từ hóa không
Noise suppression ổn định. Khi chọn phép đo sẽ thực hiện với tần số khác:
Nếu fnom ≥ 60 Hz -> ftest = fnom - 10 Hz.

Trang 25 trên 60
Nếu fnom < 60 Hz -> ftest = fnom + 10 Hz
Điện áp sẽ được tính toán lại từ fnom (V = Vmeas * fnom/ftest)
Với fnom < 60 Hz, điện áp thí nghiệm được giảm lên tới 20%
Với fnom ≥ 60 Hz, điện áp thí nghiệm được tăng lên tới 16%

V Điện áp thực tế

I Dòng điện thực tế

IEC/BS Tùy chọn tiêu chuẩn lấy đường đặc tính từ hóa

I knee Dòng điện điểm bão hòa

V knee Điện áp điểm bão hòa

Sau khi ấn nút I/O thì CPC 100 sẽ tự động tăng dần điện áp đưa vào cuộn thứ cấp cho đến
khi tìm ra điểm gãy và vẽ lại đường đặc tính từ hóa.
Thí nghiệm bằng tay: Bỏ dấu tích trong mục auto, tăng chậm và từ từ đưa điện áp cuộn thứ
cấp bằng cách xoay núm tròn. Chú ý không được xoay núm quá nhanh vì có thể làm vượt
giới hạn của giá trị Imax.
1.4. Điện trở một chiều các cuộn dây - Thẻ RWinding
Chú ý: Không được phép để hở mạch khi đang có dòng điện chạy qua đối tượng đo vì có
thể xuất hiện điện áp chọc thủng. Chỉ được phép tháo sơ đồ thí nghiệm khi đã kiểm tra đèn
cảnh báo màu đỏ “I” đã tắt (đã ngắt điện áp) và đèn LED đã tắt (đã phóng hết điện tích trong
cuộn dây).

Hình 1-12: Sơ đồ thí nghiệm điện trở một chiều cuộn dây CT

Trang 26 trên 60
Hình 1-13: Thẻ RWinding

Range Dải đo (Sử dụng đầu ra 6A DC khi thí nghiệm với CT

I test Dòng điện thí nghiệm định mức

I DC Dòng điện thí nghiệm thực tế đo được

V DC Điện áp đo được tại đầu V DC

Điện trở cuộn dây nhỏ nhất tính toán. Phụ thuộc vào I test và dải đo:
- 400A DC: Rmin = 0.2mV / Itest
R min
- 6A DC: Rmin = 0.2mV / Itest
- V DC (2-wire): Rmin = 0.2Ω

Điện trở cuộn dây lớn nhất tính toán. Phụ thuộc vào I test và dải đo:
- 400A DC: Rmax = 5V / Itest
R max
- 6A DC: Rmax = 10V / Itest
- V DC (2-wire): Rmax = 20kΩ

Độ lệch % giữa giá trị max và min của kết quả đo tính toán trong 10s cuối
Dev
của thí nghiệm. Các kết quả được coi là ổn định nếu Dev < 0.1%

Time Thời gian thí nghiệm

R meas Điện trở đo được

T meas Nhiệt độ môi trường thực tế (tự nhập)

T ref Nhiệt độ muốn hiệu chuẩn về

Trang 27 trên 60
Material Chất liệu làm cuộn dây (Cu hoặc Al)

R ref Điện trở đo đã hiệu chuẩn nhiệt độ

Công thức hiệu chuẩn điện trở cuộn dây:

Đồng

Nhôm

Chú ý: Điện áp V DC được giới hạn tới 10 V. Nếu xuất hiện ký hiệu n/a trong ô V DC, giảm
dòng điện thí nghiệm để giảm điện áp ở cuộn dây thứ cấp xuống dưới 10 V.
1.5. Thử điện áp tăng cao tần số công nghiệp - Thẻ VWithstand
Sử dụng thẻ VWithstand để thí nghiệm điện áp chịu đựng cho cuộn dây thứ cấp CT.
Thực hiện theo sơ đồ dưới đây

Hình 1-14: Sơ đồ thí nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp cho CT

Trang 28 trên 60
Hình 1-16: Thẻ VWithstand

V test Điện áp thí nghiệm định mức (2 kV max)

f Tần số đầu ra

Switch off on Hủy thí nghiệm khi dòng điện vượt ngưỡng cài đặt
I AC >

Auto Hủy thí nghiệm khi hết thời gian cài đặt

Time Thời gian đặt V test

V AC Điện áp thực thế đo tại thời gian dừng thí nghiệm

I AC Dòng điện thực tế đo tại thời gian dừng thí nghiệm

I max Dòng điện lớn nhất đo được

Khi thí nghiệm điện áp sẽ được tăng dần từ 0 V đến V test.


2. Máy biến điện áp

Nhấn chọn Insert Card và chọn thẻ thí nghiệm tương ứng với VT

Nhấn chọn phím mềm trên mặt máy để mở danh mục các thẻ thí nghiệm VT

2.1. Đo tỉ số biến và xác định cực tính - Thẻ VT Ratio


Thực hiện phép đo tỉ số biến bằng cách đặt 1 điện áp lên đến 2kV vào phía sơ cấp của biến
điện áp thông qua đầu ra xoay chiều (AC OUTPUT) và đo điện áp trở về ở đầu V1 AC.

Trang 29 trên 60
Hình 2-1: Sơ đồ thí nghiệm tỷ số biến cho VT

Hình 2-2: Thẻ VTRatio

V prim (10000.0 V) Điện áp sơ cấp định mức

V sec (100.0 V) Điện áp thứ cấp định mức

V test Điện áp thí nghiệm

Trang 30 trên 60
V test = V prim (with option x 1/√3) nếu V prim ≤ 2kV.
Nếu V prim > 2kV, V test = 2kV

f Tần số đầu ra

V prim (2.000 kV) Điện áp thực tế bơm vào phía sơ cấp

V sec (20.087 V) Điện áp thực tế đo được ở thứ cấp

Tỷ số VT và độ lệch %
Ở đây là 10000.0/√3:100.43/√31
Công thức:
Ratio
((Kn x Vsec - Vprim) / Vprim) x 100%2
((10000V / 100V * 20.087V - 2000V) / 2000V) x 100% = 0.431%
2. Kn

Cực tính của VT


Polarity OK = phase V sec - phase V prim = -45° < 0° < 45°
NOT OK = các trường hợp khác

1. Giá trị 100.43/√3 được tính như sau:


Vsec act * (Vprim nom / Vprim act) * (1/√3 / 1/√3) = 20.087V * (10000V / 2kV) = 100.43/√3
2. Kn = tỷ số định mức, ở đây: 10000V / 100V
2.2. Đo công suất tải của máy biến điện áp - Thẻ VT Burden

Trang 31 trên 60
Hình 2-3: Sơ đồ thí nghiệm công suất tải thứ cấp cho VT

Hình 2-4: Thẻ VTBurden

Trang 32 trên 60
V sec Điện áp thứ cấp định mức (ở đây với lựa chọn 1/3)

f Tần số đầu ra

V test Điện áp thí nghiệm bơm từ đầu ra 130 V AC

V sec Điện áp thực tế đo được phía thứ cấp, đo tại đầu V1 AC

I sec Dòng điện thực tế chạy qua tải thứ cấp, đo tại đầu I AC

Burden Công suất tải thứ cấp VA: Vsec nom × (Isec act × Vsec nom/Vsec act)

cosφ Cos của góc pha φ

2.3. Điện trở một chiều - Thẻ RWinding


Tương tự thí ngiệm điện trở một chiều của máy biến dòng điện, xem mục 1.4
2.4. Thử điện áp tăng cao tần số công nghiệp - The VWithstand
Tương tự thí ngiệm điện trở một chiều của máy biến dòng điện, xem mục 1.5
3. Máy biến áp lực

Nhấn chọn Insert Card và chọn thẻ thí nghiệm tương ứng với MBA

Nhấn chọn phím mềm trên mặt máy để mở danh mục các thẻ thí nghiệm MBA

3.1. Đo tỉ số biến - Thẻ TRRatio (per tap)


Thực hiện phép đo tỉ số biến bằng cách đặt 1 điện áp xoay chiều có thể lên đến 2kV từ đầu
ra xoay chiều (AC OUTPUT) vào phía sơ cấp của máy biến áp, đo điện áp trở về của phía
thứ cấp thông qua đầu V1AC. CPC 100 sẽ tự động tính toán tỷ số và độ lệch giữa các pha
trên cùng 1 nấc phân áp, đồng thời đo được dòng từ hóa.

Trang 33 trên 60
Hình 3-1: Sơ đồ thí nghiệm tỷ số biến cho MBA
Tùy mỗi tổ đấu dây của MBA, sơ đồ thí nghiệm sẽ thay đổi tương ứng:
Trong cột Transformer high-voltage side, "+" có nghĩa các cực này cần đấu ngắn mạch.
Trong phần hình ảnh tổ đấu dây, biểu tượng ° có nghĩa là điểm trung tính N / H0.

Trang 34 trên 60
Trang 35 trên 60
Trang 36 trên 60
Trang 37 trên 60
Trang 38 trên 60
Trang 39 trên 60
Trang 40 trên 60
Trang 41 trên 60
Trang 42 trên 60
Trang 43 trên 60
Hình 3-2: Thẻ TRRatio

Ratio Bảng tỷ số ở tất cả các nấc phân áp

V test Điện áp định mức bơm vào sơ cấp

f Tần số đầu ra

YN-yn-0 Tổ đấu dây, người dùng tùy chọn

I prim Dòng điện từ nguồn 2kV AC

Tap Số thứ tự của nấc phân áp

V prim Điện áp thực tế bơm vào phía sơ cấp

° Góc pha giữa điện áp phía thứ cấp với điện áp phía sơ cấp

:1 Tính toán tỷ số từ kết quả đo V prim / Vsec

% Độ lệch tỷ số đo được so với tỷ số định mức

Trang 44 trên 60
Nhấn nút để mở bảng cài đặt.

Hình 3-3: Bảng cài đặt tỷ số ở các nấc phân áp


Bảng này cho phép ta nhập tỷ số biến MBA ở tất cả các nấc phân áp:
- Nhấn Add Tap
- Nhập số thứ tự nấc phân áp trong ô Tap, giá trị điện áp định mức ở phía cao và hạ trong ô
V prim và V sec
- Nhập nấc tiếp theo bằng cách nhấn lại Add Tap
- Sau đó, nhấn Add Tap liên tục để nhập thêm các nấc còn lại dựa trên giá trị tính toán từ
các nấc nhập trước đó
- Nhấn Main Page để trở lại thẻ thí nghiệm
Ngoài ra có thể sử dụng chức năng Automatic Tap Fill cho các bộ chuyển nấc phân áp đối
xứng.

Hình 3-4: Auto fill settings

Trang 45 trên 60
Thực hiện phép đo:
- Sau khi nhập bảng tỷ số ở tất cả các nấc phân áp, nhấn nút I/O để bắt đầu thí nghiệm
- Lưu lại kết quả đo của nấc đầu tiên bằng cách nhấn nút Keep Result. Kết quả sẽ lưu ở
dòng đầu tiên trên bảng kết quả và chuyển đến nấc tiếp theo
- Sau khi đo hết tất cả các nấc, nhấn nút I/O để dừng thí nghiệm.
Khi thí nghiệm, có thể tùy chọn lại nấc thí nghiệm và đánh dấu pha thí nghiệm bằng cách
thay đổi số thứ tự của nấc phân áp trong ô Tap, đánh dấu pha bằng các nút A, B, C tương
ứng.

Hình 3-5: Tùy chỉnh nấc phân áp khi đo


3.2. Đo điện trở một chiều cuộn dây ở tất cả các nấc phân áp - Thẻ RWinding
Chú ý: Khi muốn đo điện trở một chiều của máy biến áp có điện cảm lớn phải sử dụng thẻ
thí nghiệm RWinding cùng hộp chống sét CP SA1 và không nên dùng thẻ thí nghiệm Quick
và thẻ Resistance
Sử dụng đầu ra 6A DC:

Trang 46 trên 60
Hình 3-6: Sơ đồ thí nghiệm điện trở một chiều cuộn dây cho MBA với đầu ra 6 A DC
Sử dụng đầu ra 400 DC:

Hình 3-6: Sơ đồ thí nghiệm điện trở một chiều cuộn dây cho MBA với đầu ra 400 A DC
Thí nghiệm trên mặt máy tương tự như đối với CT, xem lại mục 1.4

Trang 47 trên 60
3.3. Kiểm tra sự liền mạch của bộ điều áp dưới tải OLTC - Thẻ TRTapCheck

Hình 3-7: Sơ đồ kiểm tra sự liền mạch của bộ điều áp dưới tải

Hình 3-8: Thẻ TRTapCheck

Range Dải đầu ra

D, Y, YN: cho các phép đo phía cao áp


Wiring
d, y, yn, z, zn: cho các phép đo phía hạ áp

I test Dòng thí nghiệm định mức

Trang 48 trên 60
Tolerance Độ lệch cho phép

∆t Thời gian cài đặt

Dòng điện thực tế đo được từ đầu 6A DC tại đầu vào IAC/DC hoặc từ đầu phát
I DC
400A DC

V DC Điện áp đo được tại đầu 10 V DC

Tap Số thứ tự của nấc phân áp

R meas. Điện trở đo được

Dev. Độ lệch giữa các giá trị max và min tính toán được trong thời gian cài đặt ∆t

R ref. Điện trở đã hiệu chuẩn nhiệt độ

Lấy mẫu và giữ độ gợn dòng lớn nhất đo được xảy ra trong chu trình thí
Ripple
nghiệm

Lấy mẫu và giữ độ dốc lớn nhất của dòng dòng điện thí nghiệm thực tế xảy ra
Slope
trong chu trình đo

Nhấn nút để mở bảng cài đặt.

Hình 3-9: Settings của thẻ TRTapCheck

T meas Nhiệt độ thực tế khi thí nghiệm

T ref Nhiệt độ hiệu chuẩn

Tap time, Start at, No of taps Các cài đặt này chỉ dùng khi kết nối với CP SB1

Trang 49 trên 60
4. Các hạng mục đo điện trở

Nhấn chọn Insert Card và chọn thẻ thí nghiệm Resitance

Nhấn chọn phím mềm trên mặt máy để mở thẻ thí nghiệm Resitance

Có 3 dải đo:

1. Từ 1 đến 10m, ta đặt dải đo tương ứng là 400 A DC

Hình 4-1: Sơ đồ đo điện trở với đầu ra 400 A DC


2. Từ 10m đến 10, ta đặt dải đo tương ứng là 6 A DC

Trang 50 trên 60
Hình 4-2: Sơ đồ đo điện trở với đầu ra 6 A DC
3. Từ 10 đến 20k, ta đặt dải đo tương ứng là 6ADC và dùng sơ đồ đo 2 dây

Hình 4-3: Sơ đồ đo điện trở với đầu vào V DC

Trang 51 trên 60
Hình 4-4: Thẻ Resistance

Range Dải đo

I test Dòng điện thí nghiệm

Điện trở cuộn dây nhỏ nhất tính toán. Phụ thuộc vào I test và dải đo:
- 400A DC: Rmin = 0.2mV / Itest
R min
- 6A DC: Rmin = 0.2mV / Itest
- V DC (2-wire): Rmin = 0.2Ω

Điện trở cuộn dây lớn nhất tính toán. Phụ thuộc vào I test và dải đo:
- 400A DC: Rmax = 5V / Itest
R max
- 6A DC: Rmax = 10V / Itest
- V DC (2-wire): Rmax = 20kΩ

I DC Dòng điện thí nghiệm thực tế đo được

V DC Điện áp đo được tại đầu V DC

R Điện trở đo được

Trang 52 trên 60
PHẦN 3: PHẦN MỀM OMICRON DEVICE BROWSER VÀ CPC
EDITOR
I. OMICRON Device Browser
1. Tổng quan
OMICRON Device Browser là một phần mềm được cài đặt trên hệ điều hành window, cho
phép truy cập vào bộ nhớ trong của CPC 100 kết nối với máy tính thông qua Window
Explorer và các phần mềm khác như Editor hoặc Excel.
2. Sử dụng phần mềm
Vào phần mềm CPC Start Page trên Desktop, click chọn OMICRON Device Browser

Hình 1-1: Mở OMICRON Device Browser


Màn hình phần mềm hiển thị các thiết bị CPC 100 đang kết nối tới máy tính.

Trang 53 trên 60
Hình 1-2: Giao diện OMICRON Device Browser

Hiển thị các thiết bị sẵn có

Hiển thị nội dung của từng thiết bị

2. Nâng cấp và cấu hình mạng cho CPC 100


Click chuột phải vào thiết bị tương ứng, một menu hiện ra:
- Set Network Configuration sử dụng để cấu hình mạng cho CPC 100
- Upgrade Device sử dụng để nâng cấp firmware hoặc thêm license cho CPC 100

Hình 1-3: Nâng cấp và cấu hình mạng cho CPC 100
Hai tùy chọn trên cũng có thể truy cập từ CPC 100 Start Page

Trang 54 trên 60
Hình 1-4: Nâng cấp và cấu hình mạng cho CPC 100 từ CPC Start Page
3. Xem logfile
Để xem logfile, click “Logfiles” folder của thiết bị ở khung bên trái giao diện. Tất cả logfile
hiện có sẽ được hiển thị.
4. Xem file thí nghiệm
Để hiển thị tất cả các thí nghiệm, click “Test” của thiết bị ở khung bên trái giao diện.

Trang 55 trên 60
Hình 1-5: Mở file thí nghiệm
Click chuột phải vào thí nghiệm tương ứng trong khung bên phải để mở menu. Ta có thể cut,
copy, delete hoặc rename file thí nghiệm. Ngoài ra, có thể hiển thị báo cáo thí nghiệm và mở
file thí nghiệm sử dụng CPC Editor.

Hình 1-6: Xem và thao tác với file thí nghiệm


Báo cáo thí nghiệm được hiển thị trong một cửa sổ riêng biệt

Trang 56 trên 60
Hình 1-7: Hiển thị báo cáo thí nghiệm
“Open With CPC Editor” cho phép mở và chỉnh sửa thí nghiệm từ CPC 100 với CPC Editor.
II. CPC Editor
1. Tổng quan
Phần mềm CPC Editor được sử dụng để chuẩn bị trước cho các thí nghiệm off-line, cho
phép cài đặt các thẻ thí nghiệm trên máy tính mà không cần sử dụng CPC 100.
File thí nghiệm (.xlm) có thể được đẩy vào CPC 100 sử dụng OMICRON Device Browser.
CPC Editor cũng có thể mở các file thí nghiệm lưu trên CPC 100, cho phép chỉnh sửa chúng
và lưu lại vào máy tính.
2. Làm việc với CPC Editor

Click biểu tượng CPC Editor trong CPC Start Page để mở CPC Editor

Trang 57 trên 60
Hình 1-1: Giao diện CPC Editor

Danh mục các thẻ thí nghiệm

Giao diện thẻ thí nghiệm cụ thể

3. Thêm thẻ thí nghiệm


Click phải vào phần trống bên trái, chọn Insert Test Card… hoặc lựa chọn Insert trên thanh
Menu

Hình 1-2: Insert Test Card


Trong hộp thoại Insert Test Card…, chọn thẻ thí nghiệm cần dùng và nhấn Append.

Trang 58 trên 60
Tùy chọn Insert chỉ cho phép chọn khi đã có sẵn ít nhất một trong danh sách. Khi đó thẻ thí
nghiệm sẽ được thêm vào ở phía trên thẻ thí nghiệm sẵn có được chọn.

Trang 59 trên 60
4. Thêm thẻ thí nghiệm từ file
Chọn Insert | From File… để mở một file .xml đã lưu. File .xml này có thể là:
- Được tạo trước đó với CPC Editor và lưu vào bộ nhớ máy tính.
- Được tạo trong bộ nhớ của CPC 100 và đã chuyển vào máy tính.
5. Lưu file thành Template
Sử dụng nút File | Save as với “Save as type”: CPC templates (*.xmt), bất kỳ file thí nghiệm
nào có thể được lưu dưới dạng template quá trình thí nghiệm, bao gồm một hoặc nhiều thẻ
thí nghiệm đã được cài đặt trước các thông số.
File template có thể được đưa vào CPC 100 qua OMICRON Device Browser.

Trang 60 trên 60

You might also like