You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG KINH TẾ
--🙡🕮🙣--

HỌC PHẦN: TỔ CHỨC SỰ KIỆN


(FESTIVAL AND EVENT MANAGEMENT)
MÃ HP: KT214; NHÓM HP: 01
HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024
CÁN BỘ GIẢNG DẠY: CÔ PHẠM LÊ HỒNG NHUNG

BÁO CÁO 2: TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ LỄ HỘI

Cần Thơ, ngày 29 tháng 9 năm 2023


PAGE \* MERGEFORMAT 2
DANH SÁCH NHÓM 2

STT Họ và tên MSSV Đánh giá

1 Lê Trần Hoàng Anh B2205086

2 Lê Vũ Ngọc Ánh B2205087

3 Nguyễn Minh Hoài B2205097

4 Lê Thị Cẩm Nhung B2205108


5 Nguyễn Thị Như Quỳnh B2205114

6 Thái Hương Giang B2205137

7 Bùi Thị Ngọc Hân B2205138

8 Lê Nguyễn Thanh Ngân B2205148

9 Lê Kim Phụng B2205154

10 Trần Ngọc Anh Thư B2205165

11 Nguyễn Hoàng Phương Uyên B2205169

Nhận xét của giảng viên:

PAGE \* MERGEFORMAT 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ LỄ HỘI
 Sự kiện
- Getz (1991) định nghĩa, sự kiện là “một hoạt động xảy ra chỉ một lần hoặc thường xuyên,
khác với các hoạt động ngày thường”.
- Mayfield và Crumpton (1995), sự kiện có thể được xem như là các hoạt động quan trọng
nhằm thu hút khách du lịch hoặc thể hiện đặc trưng của một cộng đồng và những nét văn hóa
của cộng đồng đó.
- Khái niệm sự kiện: là một hoạt động có chủ đích được diễn ra tại thời điểm cụ thể, địa điểm
cụ thể do một cá nhân hay tổ chức làm chủ. Thông qua sự kiện, một thông điệp, ý nghĩa nào
đó sẽ được gửi đến những người tham gia.
- Hiện nay, quan niệm về sự kiện đã được mở rộng, Không chỉ là những hoạt động cộng đồng
có quy mô lớn mà còn bao hàm cả những hoạt động mang ý nghĩa cá nhân hay cộng đồng
trong phạm vi hẹp. Ví dụ cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị công ty, hội chợ, giới thiệu sản phẩm,
triển lãm, khai trương,…cũng được xem là sự kiện.
- Nhìn chung có thể hiểu được rằng: Sự kiện là những hoạt động đặc biệt được tổ chức, nhằm
quy tụ số đông công chúng để thông qua sự kiện, một thông điệp, ý nghĩa nào đó sẽ được gửi
đến những người tham gia ghi nhớ tới đối tượng được xác định.
 Lễ hội
- “Lễ” là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với
thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ
chưa có khả năng thực hiện.
- “ Hội” là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc
sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho
từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ.
- Lễ hội là từ ghép của hai từ đơn “lễ” và “hội” và được hiểu là hệ thống các hoạt động, bao gồm
những nghi thức phải tiến hành, nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa
và những cuộc vui cho mọi người cùng tham dự.
- Lễ hội là sự kết hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay quanh một
ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định, là một dịp để con
người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, để giải
quyết nhưng nỗi lo âu, những khát khao ước mơ mà cuộc sống hiện tại chưa giải quyết được.
⇨ Từ nhiều quan niệm khác nhau về lễ hội trên đây, có thể hiểu lễ hội là sự kết hợp các yếu tố và
hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay quanh một ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và
quảng bá cho những giá trị nhất định.
 Tổ chức sự kiện và lễ hội
- Tổ chức sự kiện & lễ hội: được hiểu là sự huy động - sự tổ chức và điều hành các nguồn lực
nhằm tạo ra một sản phẩm lễ hội và sự kiện đáp ứng các mục tiêu đã xác định trước của tổ
chức có tư cách pháp nhân sở hữu sự kiện.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Tổ chức sự kiện (tiếng anh là event organization) là việc tập hợp và quản lý các yếu tố cần
thiết để tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thương mại, kinh doanh…Từ đó,
nhằm truyền đạt thông điệp truyền thông mà người tổ chức sự kiện muốn công chúng và
khách hàng nhận thức được.
1. Những khái niệm có liên quan đến sự kiện và lễ hội
1.1 Nghệ thuật (Arts)
- Theo truyền thống, nghệ thuật được coi là kết hợp các tác phẩm và hoạt động như âm nhạc cổ
điển, opera, sân khấu, múa ba lê, hội họa (mỹ thuật), và điêu khắc (Hughes, 2000).
- Tuy nhiên, nghệ thuật ngày nay bao gồm nhiều hoạt động hơn như khiêu vũ đương đại, phim
ảnh, âm nhạc đại chúng và các thành phần khác nhau của nghệ thuật thị giác.
- Tiểu thuyết gia người Nga Leo Tolstoy định nghĩa nghệ thuật là: Hoạt động mà một người, khi
đã trải qua một cảm xúc, cố tình truyền cảm xúc đó cho người khác.
- Theo từ điển Tiếng Việt: Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh
động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm.
- Từ điển Merriam-Webster định nghĩa nghệ thuật là việc sử dụng có ý thức trí tưởng tượng,
tính sáng tạo và kỹ năng trong việc tạo ra các tác phẩm mang tính thẩm mỹ cao.
- Từ đó có thể hiểu: Nghệ thuật đi kèm thẩm mỹ, sáng tạo, giá trị nhất định, rất trực quan: có thể
nhìn thấy, sờ được bao gồm nhiều loại hình khác nhau như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, văn
học, diễn xuất, điện ảnh, múa và nhiều hình thức khác. Nghệ thuật không chỉ là việc tạo ra
những tác phẩm đẹp mắt hay âm nhạc hay văn chương đáng nghe hoặc đọc mà còn là một cách
thức để thể hiện ý tưởng, tình cảm và thông điệp. Để được gọi là nghệ thuật là khi nghề nghiệp
đó đạt đến mức hoàn hảo về trình độ điêu luyện và siêu việt. Theo định nghĩa này thì đòi hỏi
một tài năng đặc biệt riêng biệt từng lĩnh vực:
 Nghệ thuật truyền thống
 Nghệ thuật hiện đại
1.2 Giải trí (Leisure)
- Grainger-Jones (1999) định nghĩa giải trí là "việc sử dụng thời gian rảnh rỗi cho một hoạt động
mà cá nhân cảm nhận là có lợi hoặc thú vị" .
- Leisure (giải trí) được hiểu là sự trải nghiệm tinh thần của một cá nhân khi tham gia vào các
hoạt động giải trí và sự hài lòng hoặc ý nghĩa có được từ những hoạt động này (Mannel
&Kleiber, 199, trang 55).
- Theo từ điển Xã hội học (Nguyễn Khắc Viện chủ biên):" Giải trí là một dạng hoạt động của
con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và mỹ
học. Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng."
- Theo từ điển tiếng Việt: “Giải trí là làm cho trí óc được nghỉ ngơi, thoải mái, sau khi làm việc
nhiều: đã làm việc cả buổi, cần phải giải trí”.
- Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên (Đinh Thị Vân Chi, 2003): "Giải trí là hoạt động
trong thời gian rỗi, nhằm giải toả căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều
kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực cà thẩm mỹ" (Torkildsen, 2000).
cho rằng giải trí có bốn thành phần cấu thành: giải trí như thời gian, giảo trí như chi tiêu, giải trí
như một trạng thái, giải trí như phản đề:

PAGE \* MERGEFORMAT 2
 Giải trí như thời gian (leisure as time): Giải trí là thời gian rảnh sau khi những nhu cầu
thiết yếu của cuộc sống đã đạt được (The Dictionary Sociology).
 Giải trí như chi tiêu (leisure as expenditure): giải trí ở đây là chúng ta chi tiêu để đổi
lấy một hoạt động nào đó mang lại những cảm giác có lợi và thú vị, điều này cũng được
coi là một loại giải trí.
 Giải trí như một trạng thái (leisure as a state of being): Giải trí có nghĩa là tham gia
vào một hoạt động với tư cách là một người quản lý tự do và là lựa chọn của riêng mỗi
người (Neulinger, 1974).
 Giải trí như một phản đề (leisure as antithesis): Giải trí được xem như là phản đề của
công việc. Các khía cạnh của giải trí bao gồm tự do lựa chọn, sự hài lòng nội tại và mối
quan hệ thấp với công việc được trả lương.
Hay nói cách khác Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng
trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về
trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ.

1.3 Văn hóa (Culture)


* Văn hóa là cơ chế qua đó mà cá nhân, cộng đồng và quốc gia xác định mình.
- F. Mayor đã nêu định nghĩa về văn hoá vừa mang tính khái quát vừa có tính đặc thù: "Văn hoá
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi
hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán 1, lối sống và lao động" (Radughin, 1997,
tr20, Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá tại Venise, 1970)
- Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội của mình”. Từ định nghĩa này làm xuất hiện 4 đặc trưng cơ bản của văn hóa:
 Tính hệ thống: những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một
nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.
 Tính giá trị: là biểu hiện của cái đẹp trong nền văn hóa, dùng nó để đo mức độ nhân
bản của xã hội và con người.
 Tính nhân sinh: cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con
người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên.
 Tính lịch sử: cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và
được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ
phát triển của từng giai đoạn.
- Văn hoá được coi là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực
hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể nào đó được chia sẻ một cách tập thể, bao gồm:
 Những giá trị văn hoá truyền thống căn bản: Đó là các giá trị chuẩn mực và niềm
tin trong xã hội có mức độ bền vững, khó thay đổi, tính kiên định rất cao, được
truyền từ đời này qua đời khác và được duy trì qua môi trường gia đình, trường học,
tôn giáo, luật pháp nơi công sở... và chúng tác động mạnh mẽ, cụ thể vào những thái
độ, hành vi ứng xử hàng ngàycủa từng cá nhân, từng nhóm người.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
 Những giá trị văn hoá thứ phát: Nhóm giá trị chuẩn mực và niềm tin mang tính
“thứ phát” thì linh động hơn, có khả năng thay đổi dễ hơn so với nhóm căn bản các
giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hoá thứ phát khi thay đổi hay dịch chuyển sẽ tạo ra
các cơ hội thị trường hay các khuynh hướng tiêu dùng mới, đòi hỏi các hoạt động Tổ
chức sự kiện phải bắt kịp và khai thác tối đa.
Các nhánh văn hoá của một nền văn hoá: Có những “tiểu nhóm” văn hoá luôn luôn tồn tại trong
xã hội và họ chính là những cơ sở quan trọng để hình thành và nhân rộng một đoạn thị trường nào
đó. Những nhóm này cùng chia sẻ các hệ thống giá trị văn hoá - đạo đức - tôn giáo... nào đó, dựa
trên cơ sở của những kinh nghiệm sống hay những hoàn cảnh chung, phổ biến.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người , và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai
khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật
chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v. Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và
đó là một phần của văn hóa.
 Văn hóa nhóm người
 Văn hóa địa phương
 Văn hóa khu vực
 Văn hóa quốc gia
Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, liên
quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội (ngôn ngữ, tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo, di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh) góp phần ghi đậm dấu ấn của dân tộc. Là trọng tâm để thúc đẩy sự phục hưng
liên tục của thành phố và có vai trò trong việc tạo ra một cộng đồng toàn diện và bền vững hơn.
2. Mối quan hệ giữa nghệ thuật, giải trí, văn hóa và sự kiện, lễ hội
2.1 Mối quan hệ giữa nghệ thuật và sự kiện, lễ hội
2.1.1 Nghệ thuật tác động đến sự kiện, lễ hội
Đem bầu không khí náo nhiệt, sôi động cho chương trình (sự kiện), tạo nên sự chú ý, thu hút sự
quan tâm của công chúng và truyền tải thông điệp, ý nghĩa của 1 sự kiện, lễ hội.
a) Tác động tích cực
- Nghệ thuật biểu diễn trong các lễ hội góp phần tạo nên bản sắc riêng biệt và sức hấp dẫn của lễ
hội
- Góp phần quan trọng trong việc giáo dục văn hóa và định hướng thẩm mỹ cho công chúng.
- Nghệ thuật tạo điểm nhấn làm sự kiện, lễ hội trở nên độc đáo giúp lôi cuốn người xem, thu hút
đông đảo du khách (Văn hóa nghệ thuật – Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, 2013).
- Nghệ thuật là yếu tố giúp hữu hình hóa các giá trị văn hóa làm cho các sự kiện, lễ hội hấp dẫn
đặc sắc tạo sự chú ý cho người tham gia.
b) Tác động tiêu cực
- Theo dòng chảy của thời đại, nghệ thuật đã bị tác động bởi thị hiếu người tham dự, có khi làm
chuyển biến các giá trị truyền thống. -> Nội dung hình thức không phù hợp (không đúng chủ đề,
lệch hướng, phản cảm)

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Ví dụ trong trình diễn dân ca quan họ Bắc Ninh, các đoàn nghệ thuật đã không kiên trì được
định hướng tốt đẹp ban đầu, đã cải biên, chỉnh lý theo các nguyên tắc tân nhạc, và chú trọng vào
màn trình diễn trên sân khấu vội vàng, nhằm thỏa mãn thị hiếu số đông đã làm các tiết mục quan
họ đi quá xa cội nguồn, đánh mất nhiều tinh hoa nghệ thuật của quan họ cổ truyền.
- Biểu diễn nghệ thuật được lắp ghép vào các lễ hội một cách tùy tiện, sống sượng nên không thể
hiện được bản sắc của lễ hội (Văn hóa nghệ thuật – Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, 2013).
- Thương mại hóa các loại hình hoạt động nghệ thuật dịch vụ, làm giảm giá trị truyền thống, đi
lệch mục đích ban đầu của sự kiện, lễ hội (Diễn đàn trí thức, 3-2018).

2.1.2 Sự kiện, lễ hội tác động đến nghệ thuật


a)Tác động tích cực
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nghệ thuật Việt Nam, đóng góp cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước. (PGS.TS Bùi Hoài Sơn, 2023)
- Các hoạt động lễ hội tạo môi trường cho con người được trực tiếp tham gia sáng tạo nghệ thuật
qua các màn trình diễn, trò chơi, … (Văn hóa nghê thuật – Bộ văn hóa, thể thao và du lịch,
2013)
- Chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa trong nghệ thuật được nâng cao và phát triển lên tầm cao
mới. (Gia Linh, 2019)
b)Tác động tiêu cực
- Lễ hội đặt nặng về hình thức quy mô phải hoành tráng với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa
hiện đại, nặng về trình diễn nghệ thuật, đạo cụ, phô diễn tốn kém nhưng hiệu quả thấp. (Diễn
đàn trí thức, 3-2018)
- Sự hạn chế trong việc sáng tạo nghệ thuật để phù hợp với sự kiện, lễ hội.
- Tạo điều kiện phát triển đến nghệ thuật nhưng nghệ thuật sẽ đối mặt với việc hoàn thành tệ hơn.
2.2 Mối quan hệ giữa giải trí và sự kiện, lễ hội
2.2.1 Giải trí tác động đến sự kiện, lễ hội
Giải trí là phần không thế thiếu của sự kiện, lễ hội. Tăng thêm sự phấn khích và hào hứng cho người
tham dự, thu hút nhiều đối tượng tham gia và làm nổi bật sự kiện, tạo them nhiều loại hình giải trí
mới cho sự kiện, lễ hội.
a) Tác động tích cực
- Giúp người tham gia có được những trải nghiệm.
- Tăng sự hấp dẫn và hứng thú:
Hoạt động giải trí được tổ chức trong lễ hội như biểu diễn âm nhạc, múa lân, xiếc, trò chơi, hay
trình diễn nghệ thuật có thể làm tăng sự hấp dẫn và hứng thú của sự kiện. Điều này thu hút sự quan
tâm của người tham gia và tạo ra một không gian vui nhộn, năng động và đáng nhớ.
- Tạo ra không gian thư giãn và giải trí:

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Các hoạt động giải trí trong lễ hội cung cấp một không gian để người tham gia thư giãn và giải trí.
Có thể tận hưởng những buổi biểu diễn, trò chơi, hoặc trải nghiệm nghệ thuật, giúp họ thoát khỏi áp
lực hàng ngày và tạo ra những khoảnh khắc giải trí thú vị và thư giãn.
- Tạo ra kỷ niệm và trải nghiệm đáng nhớ:
Giải trí trong lễ hội có thể tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ và kỷ niệm sâu sắc cho người tham
gia. Có thể là việc tham gia vào một buổi biểu diễn đặc biệt, thắp sáng pháo hoa, hoặc trải nghiệm
một trò chơi thú vị -> Tạo ra những trải nghiệm, kỷ niệm đáng nhớ suốt đời.
- Tạo ra không gian giao lưu và kết nối:
Tạo ra một không gian giao lưu và kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng. Người tham gia có
thể chia sẻ niềm vui, cảm xúc và trò chuyện với nhau thông qua các hoạt động giải trí. Tạo ra sự gắn
kết và tương tác xã hội, tạo ra một môi trường vui vẻ và thân thiện.
- Góp phần tôn vinh truyền thống văn hóa:
Các hoạt động giải trí trong lễ hội thường mang trong mình yếu tố văn hóa và truyền thống đặc
trưng của một khu vực hoặc một dân tộc. Việc tổ chức các hoạt động như biểu diễn âm nhạc truyền
thống, múa lân, hoặc triển lãm nghệ thuật địa phương không chỉ mang lại niềm vui giải trí mà còn
góp phần tôn vinh và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo.
b) Tác động tiêu cực
- Giảm đi giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật
- Hoạt động giải trí nhàm chán làm cho các sự kiện lễ hội trở nên mất ý nghĩa.
Phân tán sự chú ý:
Nếu các hoạt động giải trí trong sự kiện lễ hội quá ồn ào và quá nhiều, chúng có thể phân tán sự
chú ý của người tham gia khỏi mục tiêu chính của lễ hội.
 Làm mất đi sự tập trung vào các hoạt động truyền thống, nghệ thuật hay tôn vinh văn hóa.
Sự phân tán có thể làm giảm đi giá trị và ý nghĩa của sự kiện lễ hội.
- Gây xao nhãng và ảnh hưởng đến không gian:
Các hoạt động giải trí như âm nhạc, tiếng ồn, hoặc ánh sáng chói lóa có thể gây xao lạc và ảnh
hưởng đến không gian tổ chức lễ hội.
 Làm giảm đi sự trang trọng và yên bình của sự kiện, đặc biệt là trong trường hợp các hoạt
động giải trí không phù hợp với bối cảnh lễ hội hay gây quá tải về tiếng ồn hoặc môi trường.
- Gây rối và xung đột:
Các hoạt động giải trí có thể gây ra sự xô đẩy hoặc xung đột giữa người tham gia.
Ví dụ, trong một sự kiện lễ hội lớn, nếu không có sự quản lý và kiểm soát cẩn thận, các hoạt động
giải trí có thể gây ra hỗn loạn, xô đẩy, hoặc các xung đột về an ninh.
 Có thể làm mất đi không khí vui tươi và an lành của sự kiện.
- Tác động tiêu cực đến môi trường:
- Các hoạt động giải trí trong lễ hội có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường. Ví dụ, việc sử
dụng pháo hoa trong biểu diễn có thể gây ra ô nhiễm môi trường, gây khó khăn cho động vật, và

PAGE \* MERGEFORMAT 2
tạo ra rác thải không phân hủy được. Ngoài ra, sự tiêu thụ tài nguyên và năng lượng trong các
hoạt động giải trí cũng có thể góp phần vào các vấn đề về bền vững môi trường.
- Gây áp lực tài chính:
Một số hoạt động giải trí trong lễ hội có thể đòi hỏi chi phí cao đối với người tham gia, như vé xem
biểu diễn, trò chơi, hay các hoạt động giải trí khác.
 Có thể tạo áp lực tài chính và gây cảm giác không thoải mái cho một số người, đặc biệt là
những người có thu nhập thấp.
2.2.2 Tác động của sự kiện, lễ hội đến giải trí
a) Tác động tích cực
- Trải nghiệm đa dạng:
Thường cung cấp một loạt các hoạt động giải trí đa dạng như biểu diễn âm nhạc, nhảy múa, xiếc,
triển lãm nghệ thuật, trò chơi và văn hóa dân gian.
 Mang lại sự phong phú và lựa chọn cho người tham gia, cho phép họ tìm thấy những hoạt
động giải trí phù hợp với sở thích và sự đa dạng cá nhân của mình.
- Tạo ra cộng đồng và sự kết nối:
Thường tạo ra một không gian gặp gỡ và giao lưu giữa các thành viên của cộng đồng. Đây là cơ hội
để người tham gia kết nối với nhau, chia sẻ niềm vui và tương tác xã hội.
 Tạo ra một cảm giác mạnh mẽ của cộng đồng, tình đoàn kết và sự phát triển của mối quan hệ
trong xã hội.
- Khám phá văn hóa và truyền thống:
Thường phản ánh và tôn vinh các yếu tố văn hóa và truyền thống của một khu vực hoặc một dân
tộc. Thông qua các hoạt động như diễu hành, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, lễ hội thực phẩm,
người tham gia có cơ hội khám phá và trải nghiệm những nét độc đáo và đặc trưng của văn hóa địa
phương hoặc quốc gia.
 Có thể mở rộng kiến thức và sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Tạo ra niềm vui và cảm xúc tích cực:
Tạo ra những trạng thái cảm xúc tích cực như niềm vui, háo hức và thỏa mãn. Người tham gia có
thể thư giãn, thả lỏng và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trong lễ hội.
- Khám phá nghệ thuật và sáng tạo:
Người tham gia có cơ hội khám phá và tận hưởng nghệ thuật đa dạng, từ âm nhạc, mỹ thuật, điêu
khắc, đến múa, kịch nghệ và nhiếp ảnh.
 Thúc đẩy sự sáng tạo và truyền cảm hứng cho những người yêu nghệ thuật trong cộng đồng.
Kích thích sáng tạo những hình thức, hoạt động giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của con
người
b) Tác động tiêu cực
- Những sự kiện, lễ hội thiếu chuyên nghiệp làm lệch lạc đi mục đích ban đầu.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Quá tải thông tin:
Lễ hội thường đi kèm với một lượng lớn thông tin, thông báo và quảng cáo về các hoạt động giải trí.
 tạo ra sự quá tải thông tin và gây khó khăn cho người tham gia trong việc lựa chọn và quyết
định tham gia vào các hoạt động giải trí cụ thể.
- Tăng giá cả:
Trong một số trường hợp, các hoạt động giải trí trong lễ hội có thể trở nên đắt đỏ hơn so với thời
điểm bình thường. Do nhu cầu tăng cao và sự cạnh tranh, giá vé, dịch vụ và sản phẩm liên quan đến
giải trí có thể tăng lên, dẫn đến việc tốn kém hơn cho người tham gia.
- Tình trạng đông đúc và xếp hang
Thường thu hút một lượng lớn người tham gia, dẫn đến tình trạng đông đúc và xếp hàng dài.
 Có thể làm mất thời gian và gây căng thẳng cho người tham gia, đặc biệt là khi họ phải chờ
đợi lâu để truy cập vào các hoạt động giải trí mong muốn.
- Mất cân bằng giữa giải trí và truyền thống:
Các sự kiện, lễ hội có thể trở nên quá tập trung vào giải trí và mất đi các yếu tố truyền thống, văn
hóa hoặc tôn giáo.
 Có thể làm mất đi giá trị và ý nghĩa của lễ hội, và người tham gia có thể cảm thấy bị mất đi
một phần quan trọng trong trải nghiệm lễ hội.
- Thiếu sự an toàn:
Sự kiện lễ hội có thể gặp phải vấn đề về an toàn, như tai nạn, rủi ro về mất trật tự công cộng hoặc
bạo lực.
 Tạo ra một môi trường không an toàn và ảnh hưởng đến trải nghiệm giải trí của người tham
gia.
2.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và sự kiện, lễ hội
2.3.1 Văn hóa tác động đến sự kiện, lễ hội
Văn hóa là yếu tố mang lại sự khác biệt cho 1 sự kiện, quốc gia nhằm làm tăng thêm nét độc đáo,
thu hút du khách trong nước và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Tóm lại, văn hóa là một
phần không thể thiếu giúp sự kiện trở nên có ý nghĩa.
a) Tác động tích cực
- Tạo nên sự đa dạng các loại hình sự kiện, lễ hội mang tính có chọn lọc, khác biệt, độc đáo cho sự
kiện, lễ hội (tính duy nhất)
- Trên thực tế, sự khác biệt về văn hóa xuất hiện như động lực quan trọng để các cá nhân đi du lịch
và khám phá một địa điểm cụ thể (Archer, Cooper & Ruhanen, 2005).
b) Tác động tiêu cực

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa khiến cho bản sắc văn hóa mất đi giá trị nguyên bản,
dần dần theo thời gian bị mai một, bị biến chất (TS. Ngô Hoàng Anh - CN. Lê Thị Nghệ, 2019).
- Tác động của toàn cầu hóa đến nội dung văn hóa của lễ hội là đề tài có ý kiến chia rẽ. Điều này có
thể liên quan đến sự nổi lên của “Nội địa hóa” như một lực lượng đối kháng toàn cầu hóa ( Montse
Crespi-Vallbona, Greg Richards, 2007).
Ví dụ điển hình là có sự căng thẳng giữa địa phương và toàn cầu đối với lễ hội La Mercè, đối với
người dân La Mercè là một lễ hội có sức mạnh là truyền thống và văn hóa Catalan, mặt khác là
chính quyền thành phố Barcelona muốn nó được quốc tế biết đến nhiều hơn. Đây là một sự căng
thẳng cũng gắn liền với chính sách văn hóa của thành phố, trong đó nêu rõ rằng “Thành phố phải có
khả năng đánh giá 'các yếu tố vô hình của văn hóa - lối sống, đặc biệt là tổ chức lễ hội. Như là sự
đảm bảo tốt nhất cho việc thể hiện sự khác biệt trong bối cảnh toàn cầu” (Viện Văn hóa Barcelona
1998).
- Khai thác bản sắc văn hóa không có tính phù hợp, quá khác biệt, độc đáo dẫn đến sự giảm đi chất
lượng và số lượng người tham gia -> Không thu hút và không đón nhận sự đồng tình.
2.3.2 Sự kiện, lễ hội tác động đến văn hóa
a) Tác động tích cực
- Lễ hội có khả năng thể hiện và tôn vinh truyền thống văn hóa cũng như thúc đẩy nền kinh tế địa
phương (Crompton & McKay, 1997).
- Lễ hội là môi trường thuận lợi để tạo điều kiện bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc (Trường Thành,
2009).
- Lễ hội đã góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong
cộng đồng, làm nên vẻ đẹp của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo. (TS.Đặng Thị Bích Liên, 2017).
- Lễ hội còn kích thích, khơi nguồn sáng tạo; rèn luyện khả năng khéo léo, nhanh nhạy, hoạt bát của
con người (TS. Nguyễn Huy Phòng, 2023).
- Bảo tồn, duy trì, lưu giữ, phát huy các bản sắc văn hóa, đem các tác nhân văn hóa quảng bá các giá
trị, bản sắc văn hóa, giao thoa và giao lưu với các bè bạn, các nước quốc tế trên toàn cầu.
b) Tác động tiêu cực
- Lễ hội do nặng về hình thức quy mô phải hoành tráng ít được đầu tư vào nội dung văn hóa từ đó
giám tính tích cực, hấp dẫn của lễ hội ( TS.Đặng Thị Bích Liên, 2017).
- Nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa
các loại hình hoạt động dịch vụ, làm giảm giá trị truyền thống của lễ hội. (TS. Đặng Thị Bích Liên,
2017).
- Một số lễ hội văn hóa tập trung vào việc trưng bày văn hóa đại chúng thay vì văn hóa đích thực
(Crespi-Vallbona & Richards, 2007).

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Hiện tượng thương mại hóa lễ hội ngày càng phổ biến dẫn đến lễ hội cổ truyền bị biến tướng, thay
đổi về bản chất, mất đi giá trị nhân văn vốn có (Bạch Thị Thu Hà, 2022).

3. Khái quát quy trình tổ chức sự kiện, lễ hội


Bước 1: Quyết định.
Giai đoạn quyết định là giai đoạn bắt đầu quá trình và xác định cuối cùng liệu sự kiện đó có thể
được thực hiện hay không được thực hiện.
Giai đoạn quyết định gồm 5 hoạt động sau đây:
- Điều kiện hình thành
- Xác định mục tiêu và mục tiêu của sự kiện.
- Thành lập Ban Quản lý.
- Phác thảo bản nghiên cứu khả thi.
- Đưa ra quyết định cuối cùng.
Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết.
Sau một kết quả tích cực từ giai đoạn quyết định, sự kiện sẽ di chuyển vào giai đoạn lập kế hoạch
chi tiết, là bản chất của việc quản lý sự kiện. Lập kế hoạch chi tiết bao gồm:
- Định nghĩa sản phẩm sự kiện.
- Phát triển nghiên cứu tài chính chi tiết.
- Xác định chủ đề.
- Quản lý nguồn nhân lực.
- Tiếp thị.
- Xác định thời gian, vị trí địa điểm tổ chức sự kiện.
- Lập kế hoạch địa điểm và quản lý hoạt động của sự kiện.
- Lập lịch tổ chức sự kiện.
Bước 3: Thực hiện.
Mặc dù thực tế là việc triển khai là tất cả những gì sự kiện diễn ra, nhưng ở đó là một cuộc thảo luận
ít có hệ thống trong tài liệu.
Gồm 3 tiến trình sau:
- Giám sát tiến trình sự kiện diễn ra.
- Đề xuất các phương án dự phòng để khắc phục các trường hợp xấu xảy ra.
- Ngừng hoạt động của sự kiện.
Bước 4: Đánh giá.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Mục đích của việc đánh giá là để rút kinh nghiệm về cách thức sự kiện có thể đã được thực hiện tốt
hơn. Đánh giá có thể được chia thành kết quả và đánh giá quá trình. Sáu quan điểm khác nhau rất
quan trọng trong việc đánh giá - tổ chức sự kiện, tình nguyện viên và các nhân viên khác, nhà tài trợ
sự kiện, khách hàng, cộng đồng chủ nhà và các cân nhắc về môi trường. Từ đó giúp nâng cao hiệu
quả hơn trong việc tổ chức sự kiện.
3.1 Các loại hình sự kiện, lễ hội
Trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như trong thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức
sự kiện lễ hội đòi hỏi phải phân loại sự kiện lễ hội thành những nhóm khác nhau, với mỗi nhóm sự
kiện lễ hội được phân loại theo những tiêu chí nhất định được gọi là một loại hình sự kiện lễ hội.
Các tiêu chí được sử dụng phổ biến trong phân loại sự kiện, lễ hội bao gồm:

- Quy mô, lãnh thổ


- Thời gian
- Hình thức và mục đích sự kiện
a. Theo quy mô, lãnh thổ
- Theo quy mô có thể chia thành
+ Sự kiện lễ hội lớn: là những sự kiện lễ hội có mức độ ảnh hưởng lớn ở phạm vi quốc
gia, quốc tế, thường có sự tham gia của nhiều người, thời gian tổ chức sự kiện lễ hội khá
dài, nội dung hoạt động đa dạng, phong phú.
Ví dụ: lễ hội chùa Hương,….
+ Sự kiện, lễ hội nhỏ: là những sự kiện lễ hội có mức độ ảnh hưởng hẹp , thường có sự
tham gia của ít người, thời gian tổ chức ngắn, nội dung hoạt động ít,…
- Theo lãnh thổ có thể chia thành:
+ Sự kiện lễ hội địa phương, sự kiện ở một vùng, sự kiện quốc gia, sự kiện quốc tế.
Ví dụ: lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên,…
b. Theo thời gian
- Theo độ dài thời gian, sự kiện lễ hội có thể chia thành: sự kiện lễ hội dài ngày, ngắn ngày.
- Theo tính mùa vụ có thể chia thành: sự kiện lễ hội thường niên, diễn ra vào các năm thường
diễn ra vào những thời điểm nhất định. Sự kiện lễ hội không thường niên, không mang tính
quy luật, không có hiện tượng lặp lại ở các năm.
c. Theo hình thức và mục đích
- Sự kiện kinh doanh: là những sự kiện có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp.
+ Sự kiện kinh doanh
+ Sự kiện marketing
+ Lễ khai trương
+ Các hội nghị thường niê
- Sự kiện giáo dục, khoa học: là những sự kiện liên quan đến giáo dục.
+ Hội thảo, hội nghị
+ Liên hoan, hội giảng, các cuộc thi

PAGE \* MERGEFORMAT 2
+ Các trò chơi mang tính giáo dục
- Sự kiện lễ hội văn hóa truyền thống: liên quan đến văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, và phong
tục tập quán.
+ Lễ hội truyền thống
+ Cưới hỏi
+ Ma chay
+ Sinh nhật
- Sự kiện lễ hội âm nhạc nghệ thuật giải trí:
+ Festive events
+ Triển lãm nghệ thuật
+ Hội nghị nghệ thuật
- Sự kiện thể thao:
+ Thi đấu
+ Hội thi, hội khỏe
+ Giao lưu thể thao
- Sự kiện chính thống: loại sự kiện thường có chuẩn mực và quy tắc riêng, chủ đầu tư sự kiện
là các cơ quan nhà nước.
+ Tổng kết: khen thưởng, tuyên dương
+ Hội thảo, hội nghị
+ Đón, tiễn
- Sự kiện truyền thông
+ Kỷ niệm
+ Gây quỹ
+ Họp báo, thông cáo báo chí
3.2 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ KIỆN VÀ LỄ HỘI
3.2a. Sơ lược về thị trường tổ chức sự kiện và lễ hội tại Việt Nam
- Như đã đề cập, sự kiện đó là các hoạt động xã hội trong lĩnh vực thương mại, giải trí, thể thao,
hội thảo, hội nghị, giao tiếp xã hội, các trò chơi cộng đồng, và các hoạt động xã hội khác liên
quan đến lễ hội, văn hóa, phong tục- tập quán…

PAGE \* MERGEFORMAT 2
3.2b. Xu hướng phát triển sự kiện
b.1. Xu hướng xanh hóa sự kiện:
Trước các vấn đề nghiêm trọng về môi trường toàn cầu, hàng chục năm nay, trên thế giới đã
dần hình thành xu hướng tổ chức các “sự kiện xanh” (Green Event) đáp ứng các tiêu chuẩn
về gìn giữ môi trường. Xanh hóa sự kiện là một tất yếu của các công ty tổ chức sự kiện
nếu muốn phát triển bền vững và cải thiện hình ảnh trong tâm trí công chúng.
- Một số thành phố ở Mỹ và châu Âu hiện nay đang dẫn đầu xu hướng này trong việc tổ
chức một số sự kiện có tầm ảnh hưởng cực lớn, chẳng hạn, Thế vận hội tại Ý, tại Sydney, tại
Utah, và Hy Lạp, Hội nghị hay sự kiện Live Earth với một loạt các buổi biểu diễn trên toàn
thế giới tổ chức vào ngày 7 tháng 7 năm 2007, đã khởi động một chiến dịch ba năm để
chống lại biến đổi khí hậu.
- Đặc biệt, sự kiện Olympic 2012 ở Anh, đang được đánh giá là sự kiện thân thiện nhất với
môi trường:
Sự kiện sử dụng công nghệ ít khí thải cacbon để xây dựng công viên Olympic và các địa điểm
thi đấu.
- Sử dụng năng lượng có thể tái tạo được để phục vụ sự kiện: Sử dụng cây năng lượng mặt
trời - một hệ thống hấp thụ năng lượng mặt trời vào ban ngày và nạp vào pin dự trữ để làm
đèn chiếu sáng vào ban đêm. Sử dụng hệ thống đèn Led chiếu sáng thân thiện với môi trường.
Hạn chế rác thải trong các công đoạn xây dựng: Ước tính 90% chất thải xây dựng của những
công trình phục vụ Olympic được tái chế thay vì đưa ra bãi rác.
Chú trọng nâng cấp môi trường xanh: Hàng ngàn cây xanh được phủ kín làng Olympic nơi
những sự kiện chính được diễn ra. Người dân Anh đã trồng thêm 20.000 cây xanh, và tạo
thêm "lá phổi" mới - công viên Olympic cho thành phố London-môi trường sống mới cho
động vật hoang dã với 45 hecta, bao gồm rừng sậy, đồng cỏ, ao hồ và tổ chim.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Các sự kiện và lễ hội như “hội nghị xanh”, “hội thảo xanh”, “lễ hội xanh” đang góp phần tích
cực vào phong trào quốc tế để đạt được một nền kinh tế thế giới bền vững và hành tinh có thể
sống được. Tại Việt Nam, ngành tổ chức sự kiện còn non trẻ nên “sự kiện xanh” còn là khái
niệm mới mẻ. Dù vậy, một số sự kiện được tổ chức để hưởng ứng “Giờ trái đất”, “Ngày hội
đổi đồ cũ”,“Ngày hội đổi sách cũ”… là những khởi đầu cho sự chuyển động theo xu hướng
“sự kiện xanh”.
b.2. Xu hướng tổ chức sự kiện theo chủ đề
Cách tổ chức sự kiện theo chủ đề là tổng hợp và chọn lọc các yếu tố đắt giá từ các nền văn
hóa, kết hợp với sự hỗ trợ đắc lực của các thành tựu công nghệ trong kỹ thuật phối khí và kỹ
xảo hình ảnh để cung cấp cho các bên liên quan những trải nghiệm sự kiện có tính khác biệt
cao về sáng tạo và thiết kế nhằm mở ra hướng đi riêng cho các điểm đến và công ty trong
việc nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu, độ am hiểu sản phẩm và nâng cao khả năng
thu hút khách hàng tiềm năng.
Tại Việt Nam, tổ chức sự kiện theo chủ đề cũng nhận được sự đón nhận tích cực của các điểm
đến.
Sự thay đổi chủ đề cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Festival Huế, Festival Biển
Nha Trang sau mỗi lần tổ chức là minh chứng tiêu biểu cho xu hướng:
Tương tự, các tiệc cưới đang có xu hướng tổ chức theo chủ đề (mùa xuân, mùa thu, biển, hoa,
du lịch…). Điều này đã đem lại sự thăng hoa tuyệt vời cho cô dâu chú rể, cho gia đình và
khách mời.
b.3. Xu hướng tổ chức trực tuyến (livestream):
- Là các hoạt động được thực hiện thông qua internet
- Tiết kiệm chi phí tổ chức – mang lại hiệu quả tương tác cao, được xuất hiện phổ biến nhất
trong thời kỳ dịch bệnh như Covid-19
b.4. Xu hướng tổ chức bằng công nghệ cao:
- Là sự kiện có chứa hàm lượng cao về khoa học công nghệ tiên tiến và kĩ thuật để tạo điểm nhấn ấn
tượng cho người tham gia
- Được đầu tư công nghệ và âm thanh chất lượng cao để lại dấu ấn đáng nhớ
- Cần được chuẩn bị kĩ lưỡng và chi phí ngân sách cao
3.2c Xu hướng phát triển của tổ chức lễ hội:
c1. Phục hồi lễ hội dân gian:
- Tìm lại những yếu tố liên quan đến lễ hội để phục dựng, trình diễn nét đặc sắc của văn
hóa
- Chưa bị mai một thì tiếp tục phát huy, đã mai một thì phục hưng lại
c2. Làm mới lễ hội dân gian:
- Hình thành các lễ hội mới dựa trên các lễ hội dân gian trước đó gắn liền với việc quảng bá du lịch

->Truyền bá những thông điệp mới, mục đích tổ chức mới


- Đa dạng thêm nhiều loại hình nghệ thuật mới nhằm làm phong phú lễ hội

PAGE \* MERGEFORMAT 2
c3. Thương mại hóa lễ hội:
- Tổ chức với mục đích thương mại, ít đọng lại bản sắc dân tộc hay các nét văn hóa truyền thống
3.2d Tác động tích cực và tiêu cực của xu hướng phát triển sự kiện và lễ hội

- Tích cực:
+ Thời đại công nghệ tiên tiến sự kiện và lễ hội ngày càng được tổ chức hiện đại và
phong phú với nhiều loại hình khác nhau, tăng chất lượng đời sống tinh thần của con
người.
+ Phát triển được nền kinh tế nước nhà, giúp Việt Nam ngày càng hội nhập với các nước
trên thế giới về bản sắc dân tộc và thu hút khách tham quan du lịch.
- Tiêu cực:
+ Việt Nam vẫn đang trên đà hội nhập, điều kiện kinh tế còn hạn chế, chưa thể đầu tư
cho cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Còn thiếu kinh nghiệm so với các nước khác về tổ chức sự kiện chuyên nghiệp quy mô
quốc tế.
4. Ý NGHĨA CỦA SỰ KIỆN VÀ LỄ HỘI ĐẾN MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC
4.1 Đối với du lịch:
- Các lễ hội cũng mang lại tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển tổ chức, lãnh đạo và kết nối mạng
của địa phương
- Các sự kiện, lễ hội giúp tạo lập hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam.
- Giúp kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, tăng chi tiêu của họ và góp phần thúc đẩy sự
phát triển của ngành kinh tế khác.
- Các sự kiện và lễ hội giúp xúc tiến và quảng bá du lịch. Việc tổ chức các sự kiện, đặc biệt là các
sự kiện lớn có quy mô quốc gia, quốc tế sẽ có những tác động rất lớn.
- Các sự kiện thực sự là đòn bẩy quan trọng để thu hút khách du lịch, thực hiện quảng bá du lịch
và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.
4.2 Đối với điểm đến:
- Lễ hội và sự kiện cung cấp một phương tiện để giải thích về địa điểm: địa điểm tổ chức trở
thành tên chương trình, được tích hợp trong nội dung chương trình.
 Tạo nên sự nhận dạng trực quan cho du khách khiến họ nhớ ra địa phương ngay lập tức khi
nhắc đến lễ hội.
- Sự kiện là cách tuyệt vời để giới thiệu nét độc đáo của cảnh quan môi trường tự nhiên và văn
hóa của điểm đến (TS.Nguyễn Thị Mỹ Thanh & ThS Sử Ngọc Diệp, 2015).
- Hall (1989) nhấn mạnh việc quảng bá hình ảnh của một sự kiện đặc biệt phải bao gồm việc giới
thiệu các đặc sắc về cảnh quan của điểm đến.
 Bắt buộc các cơ sở hạ tầng địa phương phải được nâng cấp và xây dựng điểm đến du lịch
một cách hoàn thiện hơn.
- Sự kiện lễ hội trở thành một phần của chiến lược du lịch điểm đến, mang lại nguồn tiền, phát
triển kinh tế cho địa phương.
 Tạo công ăn việc làm cho người dân, nguồn thu cho các hộ kinh doanh.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
4.3 Đối với cộng đồng, dân cư:
- Giúp bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội. Trong quá trình tổ chức lễ
hội lại có sự giám sát, điều chỉnh của cộng đồng dân cư. Những nghi thức, nghi lễ chưa đúng sẽ
được cộng đồng góp ý điều chỉnh, những thủ tục còn thiếu sẽ được bổ sung. (Nguyễn Phú Hưng,
2016)
- Nâng cao ý thức cộng đồng, củng cố tính cộng cảm, gắn kết, phát huy tình đoàn kết trong cộng
đồng.
- Đời sống nhân dân thêm phong phú, tính tương tác và gắn kết giữa các thế kế tiếp nhau thêm
bền chặt hơn.
- Góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương phát triển (Nguyễn Doãn Hoàng,
2016).
- Tạo sự kết nối giữa các cộng đồng khác nhau.
- Sự kiện lễ hội có khả năng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cộng đồng chủ nhà (Hall, 1989).
 Nhờ lễ hội và sự kiện mà cộng đồng được chia sẻ văn hóa, biến “văn hóa” thành nội dung
trải nghiệm du lịch. Giới thiệu thực tiễn văn hóa, bản sắc khu vực không qua cảnh quan thiên
nhiên và lối sống của người dân. Khi tổ chức sự kiện và lễ hội thành công niềm tự hào và
tinh thần cộng đồng được nâng cao, dân cư được khuyến khích tham gia các hoạt động thể
thao, nghệ thuật và giải trí khác. Từ đó kích thích sự gia tăng hoạt động tình nguyện và hợp
tác liên văn hóa.

4.4 Đối với kinh tế:


- Trở thành một phần của chiến lược du lịch điểm đến, mang lại nguồn tiền mới cho địa phương.
- Các lễ hội có thể là một phương tiện mang lại lợi nhuận để phát triển các điểm tham quan du
lịch và các hoạt động giải trí cho một điểm đến.
- Các sự kiện văn hóa đang ngày càng phát triển trên bình diện quốc tế và là động lực kinh tế và
văn hóa quan trọng cho các cộng đồng và điểm đến chủ nhà.
4.5 Đối với giáo dục

- Thể hiện trong tính hướng về cội nguồn.


- Nhắc nhở mọi người nhớ đến bổn phận và trách nhiệm với ông bà, tổ tiên, dòng tộc.

4.6 Đối với nhà tổ chức:

- Được quảng bá các sản phẩm.


- Được chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, nguồn nhân lực giữ các bên hợp tác.
- Nâng cao nhận thức, khuyến khích hợp tác.
4.7 Đối với người tham gia:
- Thỏa mãn tò mò về con người và địa điểm diễn ra sự kiện.
- Mang đến cơ hội khám phá nét đẹp và tinh thần của điểm đến.
- Cơ hội cải thiện bản thân qua kiến thức mới, chuyên môn mới.
- Cơ hội hợp tác với những người cùng chí hướng.
- Có trải nghiệm cá nhân để chia sẻ với mọi người.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
4.8 Đối với doanh nghiệp:

- Xây dựng, quảng bá hình ảnh thương hiệu: gia tăng tính nhận diện của thương hiệu trong mắt
người dùng.
- Tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng: thu hút khách hàng, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của
doanh nghiệp.
4.9 Đối với đơn vị tổ chức sự kiện

- Khẳng định giá trị trên thị trường dịch vụ tổ chức sự kiện.
- Thu được lợi nhuận từ thành quả của mình.
- Thu được kinh nghiệm, phát triển các mối quan hệ.
4.10 Đối với nhà cung ứng dịch vụ:
- Bán được các sản phẩm của mình, lợi ích dễ nhận thấy nhất chính là lợi nhuận
- Quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình, tạo cơ hội kinh doanh

4.11 Đối với khách mời:

- Cơ hội giao lưu, học hỏi, mở rộng quan hệ trong công việc và cuộc sống.
- Thu được những lợi ích nhất định về vật chất hoặc tinh thần.

4.12 Đối với xã hội:

- Thúc đẩy kinh tế, phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch đến bạn bè quốc tế.
- Mang tính hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
4.13 Đối với việc bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc dân tộc:
- Tái hiện cuộc sống, góp phần giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc.
- Sự kiện lịch sử, đời sống xã hội được lưu truyền thông qua lễ hội.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong nước
Bạch Thị Thu Hà (2022). Khai thác tiềm năng các lễ hội đầu xuân ở Huế cho việc phát triển du lịch.
Truy cập ngày 26/9/2023.
Bùi Hoài Sơn (2023). Xây dựng thương hiệu, định vị các sự kiện nghệ thuật. Truy cập ngày
26/9/2023.
Đặng Thị Bích Liên (2019). Thực trạng hoạt động lễ hội của nước ta hiện nay; nhiệm vụ đặt ra đối
với cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương trong việc tổ chức, quản lý nhằm bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội trong tình hình mới. Truy cập ngày
26/9/2023.
Ngô Hoàng Anh, Lê Thị Nghệ (2020). Tác động của toàn cầu hóa đến giá trị văn hóa truyền thống ở
Việt Nam. Truy cập ngày 26/9/2023

Nguyễn Cẩm Tuyên (2013). Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam
– thực trạng và giải pháp. Truy cập ngày 26/9/2023.

Nguyễn Huy Phòng (2023). Nhân lên những giá trị nhân văn của lễ hội. Truy cập ngày 26/9/2023.

Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.

Trần Thục Quyên (2013). Nghệ thuật biểu diễn trong lễ hội đương đại. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật
cơ quan của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, số 349, trang 82-86.
Trường Thành, 2009 Phát huy giá trị tích cực của lễ hội

Ngoài nước

Anthi Koumoutsea (2020), Environmental and socio-cultural impacts of small-scale open-air


festivals.

Crespi-Vallbona, Montse Crespi-Valbona, Greg Richards (2007). The meaning of cultural festivals.
International Journal of Cultural Policy, Vol. 13, pp.103-122.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Nichole C.Hugo, R Geoffrey Lacher (2014). Understanding the Role of Culture and Heritage in
Community Festivals: An Importance-Performance Analysis. The Journal Editorial Office (JOE),
Vol 52, number 5, v52-5rb4.

PAGE \* MERGEFORMAT 2

You might also like