You are on page 1of 26

*đen; PPT

*màu: học để thuyết trình


BÀI BÁO CÁO SỐ 1
chương 1:
1. Khái niệm
 Getz (1991) định nghĩa, sự kiện là “một hoạt động xảy ra chỉ một lần hoặc
thường xuyên, khác với các hoạt động ngày thường”. Những hoạt động này
nhằm thỏa mãn nhu cầu của công chúng trong việc tổ chức các hoạt động cộng
đồng, vui chơi, giải trí, văn hóa, xã hội bên cạnh các hoạt động thường ngày của
con người.
 Mayfield và Crumpton (1995), sự kiện có thể được xem như là các hoạt động
quan trọng nhằm thu hút khách du lịch hoặc thể hiện đặc trưng của một
cộng đồng và những nét văn hóa của cộng đồng đó.

 Mặc dù chưa có sự thống nhất về khái niệm “sự kiện”, nhưng tựu trung có thể
hiểu sự kiện là những hoạt động đặc biệt được tổ chức, nhằm quy tụ số
đông công chúng để thông qua sự kiện, một thông điệp, ý nghĩa nào đó sẽ
được gửi đến những người tham gia ghi nhớ tới đối tượng được xác định.

 Theo từ điển Robert của Pháp, lễ hội được hiểu là sự kiện văn hóa, nghệ
thuật, thương mại, được tổ chức nhằm thu hút số đông công chúng. (ví dụ, lễ
hội văn hóa dân gian, lễ kỷ niệm quốc khánh, lễ hội âm nhạc..)
 Theo từ điển tiếng Việt, lễ hội là từ ghép của hai từ đơn “lễ” và “hội” và được
hiểu là hệ thống các hoạt động, bao gồm những nghi thức phải tiến hành,
nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa và những cuộc
vui cho mọi người cùng tham dự.

 Từ nhiều quan niệm khác nhau về lễ hội trên đây, có thể hiểu lễ hội là sự kiện hợp
các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay xung quanh
một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất
định.

Tổ chức sự kiện & lễ hội: được hiểu là sự huy động - sự tổ chức và điều hành các
nguồn lực nhằm tạo ra một sản phẩm lễ hội và sự kiện đáp ứng các mục tiêu đã
xác định trước của tổ chức có tư cách pháp nhân sở hữu sự kiện.
2. Các thuật ngữ liên quan đến tổ chức sự kiện và lễ hội
2.1 Thuật ngữ nghệ thuật
- Được liên kết chặt chẽ với các lễ hội và sự kiện
- Được coi là một phần không thể thiếu trong bất kỳ lễ kỷ niệm nào về
lịch sử và văn hóa của một quốc gia.
- Là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra sản phẩm (vật thể hoặc
phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân
văn và thẩm mỹ.
Gồm :
- Nghệ thuật truyền thống: thể hiện bản sắc riêng của từng quốc gia,
dân tộc, tạo nên cốt cách, tinh thần và văn hoá, một phần của lịch sử và
niềm tự hào của dân tộc.
- Nghệ thuật hiện đại: khởi đầu từ những năm 1850 - thời điểm giới nghệ
sĩ bắt đầu tư duy lại các ý tưởng một cách triệt để, là phản ứng của thế
giới sáng tạo đối với các thực tiễn và quan điểm của chủ nghĩa duy lý
về cuộc sống.

2.2 Thuật ngữ văn hóa


- Văn hóa là cơ chế qua đó mà cá nhân, cộng đồng và quốc gia xác
định mình.
- Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được tạo dựng cùng
với bề dài lịch sử dân tộc, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống
xã hội. (ngôn ngữ, tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo, di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh) -> ghi đậm dấu ấn của dân tộc.
- Nó bắt nguồn từ nhân chủng học và xã hội học (Richards, 1996) và thuật
ngữ này có thể đề cập đến một quá trình phát triển trí tuệ, tinh thần và
thẩm mỹ.
- Văn hóa là trọng tâm để thúc đẩy sự phục hưng liên tục của thành
phố và có vai trò trong việc tạo ra một cộng đồng toàn diện và bền
vững hơn.
Gồm :
- Văn hoá nhóm người: toàn bộ cuộc sống của con người, tạo nên các giá
trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống
- Văn hoá địa phương: văn hoá của một cộng đồng, dân tộc trong một địa
phương, vùng miền nhất định
- Văn hoá khu vực: không gian văn hoá nhất định có một hay tổ hợp hiện
tượng văn hoá nảy sinh, tồn tại, biến đổi và liên kết
- Văn hoá quốc gia: những bản sắc văn hóa riêng, hình thành nên nét đặc
trưng, sự phát triển của quốc gia đó

2.3 Thuật ngữ giải trí


- Là việc áp dụng thời gian dùng một lần vào một hoạt động được cho
là có lợi hoặc thú vị, việc xác định thời gian nhàn rỗi khó một cách
đáng ngạc nhiên, không có nghĩa chính xác, vì các cá nhân và nhóm
giải thích giải trí theo cách khác nhau
- Grainger-Jones (1999) định nghĩa giải trí là "việc sử dụng thời gian
rảnh rỗi cho một hoạt động mà cá nhân cảm nhận là có lợi hoặc thú
vị". Trên thực tế, việc xác định thời gian rảnh rỗi khó một cách đáng
kinh ngạc; không có ý nghĩa chính xác, vì các cá nhân và nhóm giải thích
giải trí khác nhau.
- Phân loại giải trí : có bốn phần cấu thành:
+ Giải trí theo thời gian.
+ Giải trí như chỉ tiêu.
+ Giải trí với tư cách là một trạng thái & Giải trí như phản đề – một
thứ không hoạt động hoặc không bắt buộc.

2.4 Thuật ngữ Địa điểm tổ chức sự kiện (Event venue):


- Là nơi được lựa chọn để tiến hành các hoạt động trong sự kiện, là
tập hợp các điều kiện cụ thể về vị trí, cảnh quan, bầu không khí,
kiến trúc… tạo nên một không gian nơi sẽ diễn ra sự kiện
- Phân loại theo không gian tổ chức:
+ Không gian ngoài trời
+ Không gian trong các phòng tổ chức sự kiện
+ Không gian hỗn hợp
- Phân loại theo cơ sở vật chất kỹ thuật:
+ Địa điểm tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
+ Địa điểm tổ chức sự kiện bị động

3. Mối quan hệ giữa văn hóa và sự kiện và lễ hội:

Lễ hội là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Đồng
thời, lễ hội và sự kiện cũng tạo nên những tác động rất lớn đối với mỗi cá nhân,
cộng đồng và xã hội, đều cần có sự gắn kết chặt chẽ của yếu tố văn hóa, nghệ
thuật, giải trí chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa dân tộc. Hoạt động văn
hóa này tạo sự cân bằng trong đời sống tinh thần của cộng đồng trước xã hội hiện
đại, góp phân thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững,…

*Tích cực:

- Góp phần củng ý thức của cộng đồng


- Giáo dục cá nhân hướng đến cội nguồn, những điều chân - thiên - mỹ
- Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố niềm tin và tín ngưỡng
- Thúc đẩy sự giao lưu, học hỏi và sáng tạo văn hóa giữa các cá nhân và
nhóm xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng.

 Nên vì vậy, sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa, nghệ thuật, giải trí - sự kiện và
lễ hội đã làm cho những sự kiện, lễ hội trở thành một thương hiệu riêng biệt
vượt ra khỏi tầm địa phương, quốc gia mà còn là mang một giá trị của thế
giới. Ðáp ứng nhu cầu văn hóa bằng các giá trị thông qua các hoạt động sự
kiện, lễ hội mang “tính văn hóa” đó là logic tất yếu của mọi quá trình vận
động liên quan tới con người, điều đó cũng như cho thấy mối quan hệ gắn
kết giữa văn hóa và sự kiện và lễ hội được kết hợp rất hài hòa, chặt chẽ.

Tiêu cực:

Từ khi hình thành xã hội thì các sự kiện & lễ hội là món ăn tinh thần, là “cuộc
sống thứ hai” của con người. Đó là hình thức văn hóa dân gian có tính cộng
đồng rất cao. Nhưng hiện nay, các hiện tượng tiêu cực như đánh bạc, cá cược ăn
tiền núp bóng trò chơi truyền thống; xem bói, gieo quẻ, đổi tiền( mệnh giá nhỏ
hưởng chênh lệch; tăng giá dịch vụ bán hàng, trông giữ xe vào di tích và lễ hội; đốt
đồ mã, vàng mã nhiều tại các di tích, đền, phủ; ùn tắc giao thông, mất an toàn trên
sông, nước; vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,
bày bán thịt động vật hoang dã... cũng được nhấn mạnh còn xuất hiện tại một số lễ
hội, di tích.) -> VÍ DỤ NGOÀI LỀ CÓ THỂ HỌC OR KHÔNG

Một số sự kiện, lễ hội, di tích vẫn để xảy ra tình trạng bán hàng rong, ăn xin, gây
ảnh hưởng tới mỹ quan di tích; công tác vệ sinh môi trường, ùn tắc giao thông, đặt
tiền giọt dầu, thu gom tiền công đức tại một số di tích chưa được xử lý kịp
thời...làm mất các yếu tố văn hóa, nghệ thuật và làm yếu tố giải trí bị bẻ theo
hướng tiêu cực, tệ nạn xã hội.

- Gây mất trật tự an ninh và an toàn giao thông


- Biến tướng giá trị văn hóa và tôn giáo
- Lợi dụng lễ hội để thu nhập không chính đáng (tiền cho mê tín, dị đoan,
rượu chè, cờ bạc,…)
- Tệ nạn xã hội gia tăng và ngày càng biến tướng
- Ảnh hưởng đến môi trường sống (rác thải, nước thải chưa qua xử lý,..)

 Bằng sự kiện, lễ hội người ta có thể thao túng sự chú ý của cộng đồng. Bằng
cách lôi kéo sự chú ý của cộng đồng vào sự kiện, lễ hội người ta có thể làm
cho công chúng quên đi những vấn đề lẽ ra cần phải chú ý hơn. Những sai
sót, sự cố trong sự kiện, lễ hội có thể làm xấu đi hình ảnh của cộng đồng,
làm giảm uy tín của quốc gia, cá nhân, tổ chức. Chúng cũng có thể tạo ra
hoặc củng cố những định kiên không tích cực trong xã hội.

Phân tích trường hợp, chiến lược phát triển thành phố Edinburgh

3.1 Giới thiệu về Thành Phố Edinburgh

- Edinburgh là thủ đô của Scotland và là thành phố lớn thứ hai của
Scotland.
- Lễ hội của Edinburgh là một phần quan trọng của cuộc sống
thành phố – cho cả cư dân địa phương và hàng trăm du khách
đến Edinburgh mỗi năm (Steve Cardonie, 2001, Nhà vô địch Lễ
hội, Hội đồng thành phố Edinburgh).
- Thành phố này là một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn
ở châu Âu, thu hút gần 13 triệu khách mỗi năm, là thành phố có
du khách viếng thăm đông thứ hai ở Vương quốc Liên hiệp Anh
và Bắc Ireland, sau London.

3.2 Lý do của việc thúc đẩy “chiến lược phát triển thành phố “lễ hội
Edinburgh” ?

* Phương pháp “Chiến lược phát triển thành phố” trong tiếng Anh gọi là City
Development Strategy, viết tắt là CDS.

CLPT Thành phố là phương pháp thúc đẩy các tiến bộ và phát triển trên tất cả
các lĩnh vực. Từ kinh tế đến các tác động xã hội, hướng đến quá trình đô thị
hóa. Các thành phố đều có chung mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên các lộ trình lại
được xây dựng khác nhau, Với các nội dung và cách thức tác động có những điểm
chung nhất định.
- Do hội đồng các nhà chiến lược văn hóa đã nhận ra tiềm năng kinh
tế từ các sản phẩm văn hóa của họ.
- Chiến lược lễ hội là kết quả của các cuộc phỏng vấn cá nhân với các
bên liên quan chính trong ngành lễ hội và du lịch, thảo luận với các
nhóm cốt lõi (tức là Nhóm làm việc chung về Lễ hội) và nghiên cứu
tài liệu mở rộng, bao gồm cả việc so sánh các lễ hội của Edinburgh
với các thành phố khác.
- Sự phát triển song song của Chính sách văn hóa(1999) và Chiến lược
sự kiện ( 2002) , cả hai chiến lược là bằng chứng cho thấy sự nhận
định của Edinburgh về bản thân mình là “thành phố lễ hội”.
- Nhận thức của họ về tầm quan trọng của lễ hội và sự kiện đối với
nền văn hóa,khả năng kinh tế của Edinburgh.
- Chiến lược phát triển thành phố “lễ hội” Edinburgh không chỉ quảng
bá những nét đặc sắc trong văn hóa mà còn giải quyết những vấn
đề trọng tâm của xã hội như là nhu cầu giải quyết việc làm, phát
triển du lịch, cải thiện đời sống tinh thần , vật chất người dân,....
-
3.3 Chiến lược phát triển thành phố “lễ hội” Edinburgh

3.3.1 Yếu tố văn hóa:


- Edinburgh là thành phố của văn chương, lễ hội, nghệ thuật, kiến
trúc, ẩm thực và cả những truyền thống lâu đời, di sản lịch sử đặc
trưng của Scotland
- Sở hữu nét kiến trúc đậm chất Trung cổ, bất cứ người khách lạ
nào hay thậm chí là người dân Edinburgh cũng sẽ bị những tòa
nhà, con phố mê hoặc.
- Edinburgh có truyền thống văn hóa lâu đời.
- Là nơi tổ chức 15 lễ hội quốc gia và quốc tế đa dạng hàng năm
cũng như một số lễ hội cộng đồng.
- So với các lễ hội cùng lứa ở Vương quốc Anh và quốc tế, các lễ hội
mang lại giá trị cực kỳ tốt cho thành phố

3.3.2 Yếu tố nghệ thuật:


- Chương trình lễ hội và sự kiện văn hóa được tổ chức quanh năm với
một loạt các lễ hội độc lập.
- Những nét đặc trưng của lễ hội thông qua những hoạt động hóa
trang, diễu hành, tổ chức trò chơi, biểu diễn xiếc, nghệ thuật,.... tùy
theo từng chủ đề của lễ hội.
- Nâng cao độ nhận diện của lễ hội thành phố Edinburgh .
- Duy trì chương trình mùa hè tiếp tục được công nhận là lễ hội quốc tế
ưu việt trên thế giới, được bổ sung bởi một chương trình lễ hội và sự kiện
vào các thời điểm khác trong năm đạt được chất lượng và sự đa dạng cao
không kém.

3.3.3 Yếu tố giải trí:


- Sự tham gia của nhiều công dân của Edinburgh và khuyến khích các
sáng kiến lễ hội nhằm giải quyết các mục tiêu hòa nhập xã hội cho
thành phố .
- Kích thích ý thức tích cực về cạnh tranh sáng tạo của người dân thành
phố.
- Các hoạt động của lễ hội thỏa mãn nhu cầu giải trí của người dân và du
khách.

4. MỘT SỐ LỄ HỘI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


1. Lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội còn được biết đến với cái tên Lễ cúng trăng , là một ngày lễ của người
dân Khmer ,thường được tổ chức vào ngày rằm tháng mười âm lịch, một lễ
hội dân gian lớn trong năm của người Khmer tổ chức khi kết thúc vụ mùa,
để bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trăng - vị thần theo tín ngưỡng của người
Khmer đã giúp bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi, no
ấm cho người dân ở phum, sóc (xóm , làng ).
Về mặt văn hóa:
- Lễ hội Ok Om Bok là một trong những lễ hội lớn trong năm, có từ lâu
đời và là đại diện cho dân tộc người Khmer.
- Tập tục tổ chức lễ Ok Om Bok không chỉ thể hiện truyền thống văn hóa
đặc sắc , nét đẹp trong phong tục tập quán của người Khmer mà nó còn
mang ý nghĩ cao đẹp về tín nghưỡng yêu quý và kính trọng thiên nhiên
hài hòa đã mang lại vụ mùa bội thu cho người nông dân.
Về mặt nghệ thuật:
- Lễ hội truyền thống Ok-Om-Bok của đồng bào Khmer mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc, đồng thời có giá trị sâu sắc về khoa học và lịch sử.
- Trong dịp Lễ hội có các hoạt động văn hóa chính như: lễ cúng trăng, thả
đèn gió, đèn nước; hội đua Ghe Ngo.
- Lễ hội thể hiện rõ nét lịch sử canh tác lúa mùa lâu đời, các hình thức
diễn xướng, trò chơi, ẩm thực dân gian, sự ra đời môn thể thao đua ghe
của đồng bào Khmer...
Về mặt giải trí:
- Một số môn thể thao và trò chơi dân gian được tổ chức gồm: chạy việt dã
quanh ao, đập nồi, nhảy bao bố, đẩy gậy, bước chân đoàn kết, đi cầu
tre, kéo co và bắt vịt.
- Tính giải trí trong lễ hội thể hiện thông qua biểu hiện hóa hức và nhiệt
tình của đồng bào Khmer cũng như người dân địa phương hay du
khách tham quan.
2. Lễ Hội Bà Chúa Xứ( lễ Vía Bà Chúa Xứ)

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ còn gọi lễ Vía Bà là một lễ hội của người dân Nam
bộ, nằm dưới Núi Sam. Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Lễ hội được tổ
chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ,
đây là lễ hội truyền thống được giữ gìn, thực hành qua nhiều thế hệ, thể hiện bản
sắc và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa.
Về mặt văn hóa:
- Là lễ hội lâu đời có từ hàng trăm năm.
- Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội đặc sắc, mang đậm
nét văn hóa của cư dân vùng sông nước Tây Nam bộ, góp phần gắn kết
với đời sống tinh thần, lưu giữ những giá trị lịch sử của các thế hệ tiền nhân
trong tiến trình “khai phá” vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc.
- Chứa đựng cứ liệu sinh động về dấu ấn lịch sử thời kỳ người Việt đến
vùng đất An Giang
- Trong tín ngưỡng của người dân Châu Đốc nói riêng, vùng Nam Bộ nói
chung, Bà Chúa Xứ núi Sam nằm trong hệ thống Thánh Mẫu, được tôn
thờ trong điện thần và tổ chức các thực hành liên quan như lễ hội, tế lễ
và các hình thức diễn xướng dân gian khác.
Về mặt nghệ thuật:
Nổi tiếng bởi tính cộng đồng xuyên suốt và thích ứng với cuộc sống đương đại
Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về
Miếu Bà, lễ Túc yết, lễ xây chầu, lễ Chánh tế.
-Nơi giao thoa văn hóa các dân tộc vùng Tây Nam Bộ
Về mặt giải trí :
- các trò chơi dân gian như: Giật cờ, tung cầu, nhảy bao bố, trò chơi
vận động liên hoàn, giải bóng chuyền hơi diễn ra chủ nhật, ngày
11/6/2023 (nhằm ngày 24/4 Âl).
- Các hoạt động văn hoá nghệ thuật được biểu diễn như múa lân sư
rồng, múa mâm thao, múa bóng rỗi, múa đĩa chén

Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ tại Cần Thơ ( QUAN TRỌNG)
-Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ là một trong những sự kiện văn hóa và lễ hội cấp
quốc gia được tổ chức thường niên tại thành phố Cần Thơ.
-Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch nhẳm chào
mừng nhiều ngày lễ lớn của đất nước như: Giỗ tổ Hùng Vương, ngày giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động.
-Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ được tổ chức bao gồm phần lễ và phần hội.
Văn hóa:
- lễ hội góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
người dân Nam Bộ.
-Ý nghĩa của lễ hội chính là giới thiệu và quảng bá những món bánh dân gian
đặc trưng vùng đất Nam Bộ đến với mọi người khắp nơi trên đất nước.
-Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ đã trở thành sự kiện du lịch quan trọng nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và giá trị dân
gian Nam Bộ nói riêng;
-tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo của nghệ nhân làm bánh dân gian;
Nghệ thuật :
-Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động khác như lễ dâng hương và dâng
bánh giỗ Tổ Hùng Vương, hội thi làm bánh dân gian và chương trình biểu
diễn cách làm các loại bánh dân gian…
Giải trí:
- một số hoạt động hưởng ứng như: Chương trình trò chơi dân gian; chương
trình “Bánh dân gian và tuổi thơ”; chương trình nghệ thuật phục vụ khách
tham quan; tổ chức các sự kiện, xúc tiến quảng bá liên kết phát triển du lịch
của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chương trình famtrip khảo sát các
điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn TP Cần Thơ...

Lễ hội cũng nhằm tạo điều kiện cho sự giao lưu về văn hóa giữa các tỉnh,
thành phố trong nước, với bạn bè quốc tế và cũng là cơ hội để quảng bá, phát
triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương và khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long.
Lễ hội Dạ cổ hoài lang nổi tiếng của đất Bạc Liêu
Theo cảm nang du lịch Bạc Liêu, Lễ hội Dạ cổ hoài lang được tổ chức tại khu
lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lâu (phường 2 thành phố Bạc Liêu), vào ngày 15
tháng 8 âm lịch hằng năm. Lễ hội là thông điệp ý nghĩa, thay lời tri ân của bà
con tỉnh Bạc Liêu đến với đóng góp nghệ thuật độc đáo của cố nhạc sĩ Cao
Văn Lầu – chủ nhân tác phẩm "Dạ cổ hoài lang”. một tác phẩm kinh điển của
nền âm nhạc cổ truyền Nam Bộ nói chung và của đồng nghệ thuật cải lương nói
riêng. [ Lễ hội Dạ cổ hoài lang bao gồm các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong
phần lễ như: lễ giỗ tổ cổ nhạc, đờn ca tài tử, rước đèn, thả hoa đăng... cùng phần
hội là các hoạt động tham quan phòng trưng bày về các ảnh, hiện vật, tác phẩm của
nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Và trong hội, du khách cũng có thể tìm mua các quả lưu
niệm gắn liền với lễ hội Dạ cổ hoài lang.]
Về mặt Văn Hóa:

- đó là sự nhắc nhớ về nguồn cội. Là một trong những giải pháp góp phần bảo
tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thực
hiện chủ trương phát triển văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc
Liêu hiện nay.

- Lưu giữ, gìn giữ tư liệu quý bầu về sự ra đời của tác phẩm để đời, đồng thời
bảo tồn toàn bộ những giá trị vật chất và tính thần được tạo dựng cùng với bề
dài lịch sử dân tộc, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. ( tiếng
nói, ngôn ngữ,v.v..)

- Bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là tạo động lực cho
phát triển bền vững, cũng là thể hiện chữ hiếu của chúng ta đối với tổ tiên và
thế hiện trách nhiệm của chúng ta với thế hệ mai sau và với cả nền văn minh
thế giới.

Về mặt Nghệ thuật:

- Thể hiện bản sắc riêng của từng quốc gia, dân tộc, tạo nên cốt cách, tinh
thần và văn hoá, một phần của lịch sử và niềm tự hào của dân tộc.

- Nghệ thuật truyền thống một lần nữa được vinh danh, đan xen nhịp nhang
khéo léo với chất hiện đại mang lại cho bản thân người xem, người tham gia
cũng như du khách gần xa, trong và ngoài nước những ấn tượng và cảm xúc
khó phai.

- Chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mỹ
của 1 quốc gia, dân tộc, vừa tôn vinh giá trị bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ
Cao Văn Lâu sáng tác cách đây hơn 100 năm, vừa bảo tồn và lan tỏa Nghệ
thuật Đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại:

Về mặt Giải Trí:

- Là món ăn tinh thần của người con đất Bạc Liêu nói riêng và người dân tộc
Việt Nam nói chung.

- Là điểm du lịch tiêu biểu khu vực ĐBSCL, sự công nhận này cho thấy Bạc
Liêu đã khẳng định được vị trí của mình trong khu vực và trở thành một
điểm hẹn văn hóa thu hút ngày càng lớn số lượng du khách gần xa.

- Hàng ngàn người tử trong và ngoài tính Bạc Liêu đã đổ về trung tâm TP Bạc Liêu
để xem chương trình khai mạc và bắn pháo hoa tầm thấp chào mừng ngày hội Văn
hóa - Du lịch và lễ hội Dạ cổ hoài lang. Nhiều người dân cho biết rất ấn tượng
với đêm khai mạc nhiều sắc màu, góp phần làm cho ngày hội thêm không khí
vui tươi, phấn khởi ( 2022) [ VD: bao gồm các chương trình biểu diễn nghệ thuật,
giao lưu đờn ca tài tử, lễ giỗ tổ cổ nhạc, rước đèn trung thu và thả hoa đăng, trưng
bày hiện vật, hình ảnh nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các sản phẩm nghe truyền thống. )
*HÌNH ẢNH MINH HỌA

=> ( LỜI BÌNH ): Chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc hơn văn hóa là cội nguồn
sức mạnh của dân tộc, là sức mạnh nội sinh, là nền tăng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa dân tộc; giữ gìn và phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
là tạo động lực cho phát triển bền

vùng
*màu: ppt
*đỏ: thuyết trình
Chương 2

1. Các thuật ngữ liên quan đến sự kiện và lễ hội


1.1 Chủ đề: bao gồm: tên sự kiện, logo, trang trí địa điểm, trang phục của -
nhóm tổ chức sự kiện, trang phục người tham gia biểu diễn, hoạt động của
sự kiện, ánh sáng, âm thanh, hiệu ứng đặc biệt, đồ ăn thức uống, linh vật
và quà lưu niệm

1.2 Vị trí và địa điểm: Vị trí và địa điểm không chỉ bổ sung cho chủ đề mà vị
trí và địa điểm thích hợp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu với sự thành công
hay thất bại chung của sự kiện.
- Địa điểm mô tả nơi sự kiện được diễn ra
- Vị trí mô tả cụ thể và chi tiết nơi diễn ra sự kiện, nơi cung cấp cơ sở
hạ tầng - để sự kiện được diễn ra
- Vị trí và địa điểm không chỉ bổ sung cho chủ đề mà vị trí và địa điểm
thích hợp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu với sự thành công hay thất
bại chung của sự kiện.
- Một số vấn đề liên quan đến lựa chọn vị trí và địa điểm tố chức sự
kiện:
+ Quy mô và sức chứaCơ sở vật chất
+ Khả năng hiển thị, tính trung tâm và phân cụm
+ Chi phí thuê
+ Lịch sử
+ Môi trường xã hội nơi diễn ra sự kiện
+ Sở thích của người tổ chức sự kiện

1.3 Thời gian: tính đến từng giờ, rất quan trọng để quyết định thành công của
sự kiện, ban tổ chức cần cân nhắc cực kỳ cẩn thận để sự kiện diễn ra thuận
lợi.

1.4 Giá vé: là yếu tố quyết định cho sự tham gia của khách hàng, thường liên
quan đến sự hợp tác giữa ban tổ chức và nhà tài trợ.

Có 3 giai đoạn trong việc định giá


+ Định giá vé
+ Chiến lược định giá vé
+ Xác định cơ cấu giá vé
2. Quy trình tổ chức sự kiện và lễ hội

2.1 Decision (phán quyết/quyết định)

2.2 Catalyst (Chất xúc tác)

- Aims and objectives (Mục đích và mục tiêu)

- Establish management board (Thành lập ban quản lý)

- Outline feasibility study (Tìm hiểu tính khả thi)

2.3 Decision (Ra quyết định)

2.4 Detailed planning (quy hoạch chi tiết)

2.5 Event definition & Financial study (Xác định sự kiện và lập kế hoạch tài
chính)

- Event scheduling (Lịch hoạt động sự kiện)

- Human resource management (Quản lý nguồn lực)

- Venue planning and operations management (Kế hoạch hoạt động và


địa điểm tố chức sự kiện)

- Marketing (Quảng bá)

2.6 Implementation (thực hiện)

- Dealing with contingencies (Xử lý các tình huống bất ngờ)

- Monitoring progress (Giám sát dự án)

- Shutting down (Kết thúc các hoạt động)

2.7 Evaluation (đánh giá)

2.8 Outcome and process (Phản hồi kết quả)

- Customer (Khách hàng)

- Enivronment (Môi trường)

- Staff (Chính quyền địa phương)


- Sponsors (Nhà tài trợ)

- Community (Cộng đồng)

- Event organizers (Người tổ chức sự kiện)


3. chi tiết các bước trong quy trình tổ chức sự kiện và lễ hội
3.1 Decision (phán quyết/quyết định): giai đoạn quyết định bắt đầu quá trình
và xác định cuối cùng liệu sự kiện có diễn ra hay không.
- Xúc tác: người cung cấp ý tưởng ban đầu cho sự phát triển của một sự
kiện
- Xác định mục đích và mục tiêu của sự kiện:
- Mục tiêu sự kiện có thể thuộc một trong ba loại chính:
- + Kinh tế
- + Xã hội và văn hóa
- + Chính trị
- Hầu hết các sự kiện (ngay cả các sự kiện phi lợi nhuận) đều có mục
tiêu kinh tế
- Thành lập ban quản lý: lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá sự kiện
- Nghiên cứu khả thi phác thảo: kiểm tra dấu hiệu chung về khả năng
thành công hay thất bại
- Quyết định: giai đoạn cuối cùng trong giai đoạn quyết định, là giai
đoạn mà hội đồng quản trị cần thu thập đủ thông tin để quyết định sự
kiện có nên lập kế hoạch chi tiết hay không

3.2 Detailed planning (quy hoạch chi tiết): Sau kết quả tích cực từ giai đoạn
quyết định, sự kiện chuyển sang giai đoạn lập kế hoạch chi tiết đây là bản
chất của việc quản lý sự kiện.

- Định nghĩa sản phẩm sự kiện: Sản phẩm sự kiện: là sự pha trộn độc đáo
của các hoạt động, là công cụ để đạt được mục tiêu lao động cụ thể để
đạt được mục tiêu tổng thể của sự kiện điều đó đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
- Nghiên cứu tài chính: thường tập trung vào 3 vấn đề
+ Thu nhập và chi tiêu dự kiến
+ Lập ngân sách
+ Dòng tiền
- Tiếp thị: Hall xác định 3 mục tiêu quan trọng của tiếp thị sự kiện
+ Đọc nhu cầu và động cơ của khách hàng
+ Phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng
+ Xây dựng chương trình truyền thông thể hiện mục đích và mục tiêu
của sự kiện
- Quản trị nhân sự
- Lập kế hoạch địa điểm và quản lý hoạt động:
- Armstrong và McDonnell gợi ý rằng bản đồ địa điểm, danh sách các cơ
sở, các chuyến thăm thường xuyên và các cuộc trò chuyện với nhân viên
địa điểm là những công cụ tốt để bắt đầu quá trình lập kế hoạch địa
điểm.
- Allen gợi ý bổ sung những điều này thông qua trực quan hóa – 'một
quy trình từng bước hướng dẫn những người tổ chức thông qua một sự
kiện và cho phép họ nhìn thấy trước những khu vực có thể gây ra các
vấn đề tiềm ẩn'.
- Sử dụng những kỹ thuật này, ban tổ chức có thể lập kế hoạch về cách sự
kiện sẽ phù hợp với địa điểm và cách thức phân bổ cơ sở vật chất, nhân
viên, dịch vụ thiết bị,..
- Lên lịch sự kiện: Lịch trình sự kiện được thiết kế để giúp theo dõi tiến
độ sự kiện và như một công cụ đánh giá
3.3 Implementation (thực hiện)
- Theo dõi tiến độ sự kiện: đảm bảo sự kiện được lên kế hoạch, các hoạt
động khắc phục được thực hiện, khi kế hoạch sửa đổi phải được truyền đạt
hiệu quả đến tất cả nhân viên
- Xử lý các tình huống bất ngờ: Armstrong gợi ý 2 biện pháp bảo vệ tốt
chống lại hầu hết các vấn đề:
+ Sự lãnh đạo được chuẩn bị kỹ lưỡng
+ Loạt kế hoach dự phòng mạnh mẽ
- Đóng cửa các hoạt động: 2 nhiệm vụ
+ Tháo dỡ và loại bỏ thiết bị
+ Dọn dẹp
3.4 Evaluation (đánh giá)
- Mục đích: học hỏi kinh nghiệm xem sự kiện có thể thực hiện tốt hơn như
thế nào.
- Đánh giá có thể chia thành: kết quả và đánh giá quá trình
- 6 quan điểm quan trọng trong đánh giá tổ chức sự kiện: nhà tài trợ, cộng
đồng, nhà tổ chức sự kiện, khách hàng, các cân nhắc về môi trường, tình
nguyện viên và nhân viên
4. Ví dụ thực tế
4.1
VD1: Hoạt động mùa hè xanh năm 2023 của Chi hội sinh viên Long Hồ CTU
1. Lên ý tưởng -> Dò xét điểm phù hợp -> Thống nhất
2. Liên hệ địa phương -> Dò xét địa phương -> Lên kế hoạch với địa phương
3. Trình kế hoạch lên Hội sinh viên
4. Lên kế hoạch cụ thể (dự kiến kinh phí, thời gian) -> Hoàn thiện
5. Thông báo cho hội viên
6. Tổ chức hoạt động
7. Họp bàn (tự phê bình và phê bình)
8. Đăng bài tổng kết
VD2: Sự kiện tổng kết cuối năm của Firevent - Đội Sự kiện khoa Quản Trị
Kinh Doanh trường UFM
1. Lên ý tưởng (concept, tên chương trình, màu sắc chủ đạo, đối tượng, chi phí) ->
Thống nhất
2. Khảo sát địa điểm
3. Kế hoạch chi tiết (trò chơi, văn nghệ, quà lưu niệm, món ăn)
4. Gửi kế hoạch cho khoa
5. Thiết kế thư mời -> Gửi thư mời
6. Hoàn thiện kịch bản MC, tiết mục văn nghệ, file nhạc, ppt, video
7. Đăng bài truyền thông, hoàn thiện sân khấu
8. Dự trù rủi ro
9. Diễn ra sự kiện
10. Dọn dẹp kết thúc sự kiện
11. Họp rút kinh nghiệm
12. Đăng bài tổng kết sự kiện
4.2 So sánh với quy trình lý thuyết
Giống nhau: cả 2 hoạt động đều có 4 bước lớn (quyết định ý tưởng, kế
hoạch chi tiết, thực hiện, đánh giá)
Khác nhau:
- Các mục nhỏ của 4 bước lớn ở cả 2 hoạt động chưa thực hiện giống quy
trình hoặc thậm chí không được thực hiện.
- 2 hoạt động đều có mục trình kế hoạch cho cấp cao hơn duyệt
- Phần đánh giá ở cả 2 hoạt động đều được thực hiện bởi các thành viên
quản lý không có sự góp mặt của nhà tài trợ, cộng đồng,...

Chương 3
1. Các thuật ngữ liên quan đến sự kiện và lễ hội
1.1 thuật ngữ Visitors ( khách ) :
- Các cá nhân tham gia với tư cách là khán giả tại một lễ hội hoặc sự kiện đặt
biệt mong muốn thỏa mãn trí tò mò của họ về địa điểm và con người.
- Họ có thể cải thiện bản thân trong việc tiếp cận kiến thức và chuyên môn
mới đối với họ, thể hiện cá tính của họ thông qua cách ăn mặc, ăn uống
trong công ty của những người cùng chí hướng và được tôn trọng hoặc thậm
chí nhận được sự chấp thuận từ những người khác.
- Những người tham gia muón nổi lên từ sự kiện với những câu chuyện về
kinh nghiệm và quê hương.
- Họ không mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mua những gì thỏa mãn nhu
cầu về lợi ích

1.2 POLICY AND PLANNING ( chính sách và kế hoạch )


- Chính sách dựa trên việc thăm dò và mở rộng đặc điểm, truyền thống, giá trị
và bối cảnh của điểm đến để tạo những lợi ích hữu hình và vô hình quan
trọng vì lợi ích cộng đồng.
- Các lựa chọn được thức hiện thông qua các ké hoạch chiến lược kỹ lưỡng có
thể mang lại điểm đêm với một tác phẩm nghệ thuật sôi động và mạnh mẽ,
làm cho địa điểm kích thích và thú vị để sống làm việc và thăm quan.

1.3 DESTINATION MANAGEMENT (quản lí điểm đến)


- Quản lí không gian và tài nguyên là những yếu tố quan trọng để hiểu cách
các điểm đến có thể nắm được “ sự kì diệu “ của điểm đến.
- Quản lí điểm đến sẽ cho phép kiểm tra các khoảng trống trong lịch hằng năm
và đưa ra các lựa chọn về thời gian địa điểm tổ chức các sự kiện cụ thể.
- Giảm thiểu các tác động bất lợi và nâng cao lợi ích .

1.4 PLACE ( địa điểm )


- Nơi mà lễ hội được tổ chức.
- Những người cư trú tại địa điểm đó
- Những du khách bị thu hút bởi lễ hội.

1.5 SENSE OF COMMUNNITY AND PLACE (ý thức về cộng đồng và địa


điểm)
- Ý thức cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được khi tham gia lễ hội là
sự kết hợp vô hình giữa du lịch và trải nghiệm. Trong khi những lễ hội như
vậy cho phép người dân địa phương thỏa mãn nhu cầu giải trí của họ, người
dân có thể làm tính nguyện viên tại ccacs sự kiện lớn và nhỏ. Đó là cách
khác để du khách hiểu về giá trị và sở thích của địa phương

1.6 DESTINATION MARKETING (tiếp thị điểm đến)


- Thu hút khán giả khách thăm quan
- Sử dụng phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ cho pháp truyền tải
thông điệp đồng thời nhắm vào mục tiêu và phân tán.
- Bằng cách khuyến khích các nhà baod làm quen với sự kiện và điểm đến, tòa
soạn sẽ tìm được đường vào thị trường.
- Một chiến lược quảng bá sẽ liên quan đến việc tiếp xúc thị trường bên trong
và bên ngoài.

2. Mối quan hệ giữa du lịch với sự kiện và lễ hội


- Lễ hội là một yếu tố quan trọng của ngành du lịch hấp dẫn
- Các lễ hội được xác định là một trong những hình thức phát triển nhanh nhất
của các hiện tượng liên quan đến du lịch và giải trí ( Dimmock and Tiyce,
2001; Gunn, 1994).
- Sự kiện du lịch quan tâm đến vai trò cả các lễ hội và sự kiện quan trọng
trong việc phát triển điểm đến và tối đa hóa sức hấp dẫn của sự kiện đối với
khách du lịch” ( Getz, 1997)
- Getz và Frisby (1988) và Hall (1992) gợi ý rằng các sự kiện không chỉ có tác
dụng thu hút khách du lịch mà còn hỗ trợ phát triển hoặc duy trì bản sắc
cộng đồng và khu vực.
- Các lễ hội cũng mang đến tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển tổ chức , lãnh
đạo và kết nối mạng của địa phương,tất cả đều rất quan trọng trong quá trình
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

3. Mỗi quan hệ giữa điểm đến và sự kiện lễ hội


- Khái niệm “điểm đến” ý chỉ nơi đó được xác định bởi không gian lãnh thổ
hay phương diện địa lý. Là nơi có khả năng thu hút mọi người đến tham
quan và ở lại.
- Việc tổ chức cũng như mức độ thành công của một sự kiện lễ hội phụ thuộc
rất lớn ở địa điểm. Tổ chức sự kiện lễ hội tại một điểm đến với khả năng thu
hút khách du lịch cao không chỉ là một lợi thế khi có thể tận dụng nguồn du
khách tại địa phương để tham gia lễ hội mà bên cạnh đó còn có thể cho thấy
sức ảnh hưởng cũng như quy mô của lễ hội.
- Lễ hội cũng có thể được xem là một phần chiến lược du lịch cho điểm đến.
Một lễ hội được tổ chức có khả năng thu hút nhiều hơn khách du lịch, tạo
điểm nhấn cũng như những nét đặc sắc, làm tiền đề góp phần cho sự phát
triển du lịch cũng như kinh tế khu vực. Lễ hội còn là một sự kiện góp phần
quản bá hình ảnh du lịch địa phương, những nét đẹp văn hóa, con người
cũng như những giá trị không chỉ về kinh tế mà còn về mặt nghệ thuật.
- Một phương diện khác, việc tổ chức sự kiện lễ hội tại một điểm đến nhất
định cũng cần lưu ý một số vấn đề. Việc tổ chức lễ hội có khả năng gây
áp lực lên môi trường thiên nhiên, ảnh hưởng đến chất lượng của điểm
đến du lịch. Hay những tồn đọng về một số trở ngại không đáng có mà
địa phương có thể ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sự kiện lễ hội
- Qua đó có thể thấy, việc gắn kết điểm đến và sự kiện lễ hội là một mối
tương giao đặc biệt quan trọng. Giữa chúng có sự tương tác hai chiều, góp
phần thúc đẩy phát triển lẫn nhau cũng như tồn tại những tác động tiêu cực
nhất định. Chính vì vậy, cần có sự kết hợp một cách hài hòa, đảm bảo phát
triển những yếu tố tích cực, tiềm năng cho cả 2 bên và hạn chế những tác
động tiêu cực đến mức thấp nhất.

4. Mối quan hệ giữa sự kiện, lễ hội và cộng đồng


- Các giá trị và niềm tin của các cá nhân trong một cộng đồng có mối liên
hệ chặt chẽ và định hình thái độ của mọi người cũng như cách họ hành
động trong các tình huống cụ thể.
- Các giá trị, sở thích và nguyện vọng của các cá nhân bị ảnh hưởng bởi
môi trường tự nhiên của họ ( không gian và địa điểm) và cách điều này
dẫn đến ý thức cộng đồng ảnh hưởng đến cách cộng đồng tổ chức lễ kỷ
niệm.
- Ảnh hưởng đến phúc lợi cộng đồng, được chia sẻ với những người khách
đến lượt họ tương tác với cộng đồng chủ nhà.
- Bây giờ có họ một hình ảnh và bản sắc được chia sẻ để phản ánh và xác
định các giá trị và niềm tin của họ.
 Đây là một quá trình tuần hoàn
- Các lễ hội sự kiện tạo cơ hội phát triển văn hóa cộng đồng.
- Các mối quan hệ phức tạp mà các lễ hội mang lại cho từng thành viên
của cộng đồng, khi mỗi người trao đổi thông tin và năng lượng,
mang lại sự ổn định và bảo vệ mà cộng đồng có thể cung cấp cơ
hội để suy đoán về tương lai.
- Các sự kiện cộng đồng có thể sử dụng địa điểm để thể hiện sự tự
tin về cách họ giữ trật tự và phát triển cách diễn giải để những
người khác có thể làm tương tự khi họ đến thăm.
- Ý thức cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được khi tham gia
lễ hội là sự kết hợp vô hình của các dịch vụ và trải nghiệm.
5. Cách các cộng đồng chia sẻ văn hóa của họ thông qua các lễ hội
- Lễ hội cộng đồng dường như được tạo ra vì “lợi ích chung”. Chia sẻ
“văn hóa” của họ, từ đó trở thành “nội dung” trải nghiệm du lịch cho
du khách, chứng tỏ tính đặc trưng của vùng và địa phương có thể ảnh
hưởng đến các lễ hội như thế nào.
- Các lễ hội có thể xuất hiện đồng nhất của 3 yếu tố chính: điểm đến
(địa điểm) mà lễ hội được tổ chức, những người cư trú tại địa điểm đó
(và trong khu vực) và những du khách bị thu hút bởi lễ hội. Nó được
củng cố bởi cảnh quan vật lý mà chúng hợp tác.
- Các đặc điểm cụ thể của cảnh quan địa phương và lựa chọn lối sống
của cư dân đang được xem xét kỹ lưỡng vì chúng mang lại “bản sắc”
khu vực.
- Tiếp thị điểm đến, du lich văn hóa, ý thức cộng đồng và địa điểm về
cơ quan là con người thể hiện abnr thân khi các lễ hội được biến thành
hàng hóa trên thị trường du lịch. Việc hàng hóa trong lối sống đã trở
thành mối quan tâm của người dân khi sự gia tăng của các lễ hội lấp
đầy lịch giải trí và giải trí hằng năm của cộng đồng. (hình ảnh vd)
- Một khi các lễ hội trở thành một phần trong thông điệp tiếp thị của các
điểm đến thì sẽ có một hình ảnh và bản sắc chia sẻ.
- Một “thương hiệu” đại diện cho các giá trị cốt lõi của cộng đồng sẽ
trở thành một thương hiệu có thể được sử dụng bởi cả cộng đồng và
lĩnh vực du lịch. Các điểm đến có thể được xây dựng thương hiệu bởi
các lễ hội. Dustan (1994) cho rằng lễ hội có thể được sử dụng để xây
dựng cộng đồng. Các lễ hội văn hóa cộng đồng giúp tạo ra giá trị cộng
đồng (Ulrich, 1998:157). Phúc lợi cộng đồng được chính quyền địa
phương xác định. Hiệp hội Dịch vụ Cộng đồng Úc (Wills, 2001) kết
hợp các phẩm chất để phát triển cộng đồng lành mạnh và bền vững.
(3.1)
- Liên kết với các khối xây dựng phúc lợi (Will,2001:34) ( bao gồm
quản trị dân chủ, quyền công dân tích cực, công bằng xã hội và vốn xã
hội) (3.2)

- Lễ hội phục vụ nhu cầu của cử dân. Chúng có thể bảo vệ môi trường
tự nhiên, tang cường công bằng xã hội và đưa ra tầm nhìn cho nhữn
người tham gia. Bằng cách tập trung vào địa phương, họ có thể đáp
ứng các thị trường ngách cụ thể của ngành.

You might also like