You are on page 1of 61

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNICH

BÀI LAB

CHUYÊN NGÀNH : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


GVHD : Vũ Ánh Linh
Lớp : EC18201
MOBILE MARKETING
NHÓM 5
Huỳnh Gia Phú PS 26296

Hồ Anh Tiến PS26192

Đỗ Phạm Thúy Vy PS2628

Nguyễn Thái Anh PS26191

Trịnh Thanh Bình PS35820

Hồ Chí Minh , tháng 9 năm 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC
4
BÀI THỰC HÀNH 2.2 8
Bài 1: Sinh viên tư duy phân tích và thực hiện thiết lập, triển khai ứng dụng
công nghệ Qrcode để mang lại các lợi ích cho hoạt động tiếp thị. (Tối thiểu 3
chiến dịch) 9
Bài 2: Sinh viên tìm hiểu, báo cáo và phân tích các hoạt động Wifi
Marketing của các doanh nghiệp, đơn vị đang triển khai thực tế trong xã hội.
12
BÀI THỰC HÀNH 3.1 15
Bài 1:Thiết kế chiến dịch tiếp thị trải nghiệm sử dụng công nghệ VR hoặc
AR 15
Bài 2: "Virtual Connect: Thiết kế Business Card ứng dụng công nghệ VR" 19
BÀI THỰC HÀNH 3.2 25
Bài 1: Phân tích các yếu tố UI và UX trên Website 25
Bài 2: Tối ưu hóa các yếu tố UI/UX trên Website cho thiết bị di động 30
BÀI THỰC HÀNH 4.1 31
Bài 1: Thiết lập chiến dịch quảng cáo Google Search Ads tiếp cận người
dùng điện thoại di động truy cập vào Google.com tìm kiếm thông tin. 31
Bài 2: Tạo khai báo Google Maps cho website của doanh nghiệp 39
BÀI THỰC HÀNH 4.2 40
Bài 1: Tạo ứng dụng di động miễn phí từ website Wordpress 40
Bài 2: Nghiên cứu và thực hành về ASO - App Store Optimization 45
BÀI THỰC HÀNH 5.1 50
Bài 1: Thiết kế mô phỏng giao diện ứng dụng di động 50
Bài 2: Tạo prototype cho giao diện ứng dụng di động đã có sẵn bằng công cụ
Figma. 51
BÀI THỰC HÀNH 5.2 : BÀI THU HOẠCH 54
BÀI THỰC HÀNH 6.1 3
Bài 1: Phân tích chỉ số và sự liên quan giữa các chỉ số trong chiến dịch
quảng cáo Mobile App 3
Bài 2: Phân tích các chỉ số liên quan đến Mobile Marketing sử dụng Google
Analytics và Google Search Console
BÀI THỰC HÀNH 6.2

GOOGLE ADNETWORK

Bài 1: Tìm hiểu về các Ad Network và Publisher lớn tại Việt Nam

Ad Net work là gì ?
Advertising Network (Ad Network) là một mạng quảng cáo trực tuyến đóng vai
trò trung gian làm cầu nối giữa advertiser (người mua quảng cáo) với publisher
(người bán quảng cáo). Thông qua mạng quảng cáo, advertiser có thể tiếp cận
tới hàng trăm trang web một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ad Network có
nhiều hình thức quảng cáo đa dạng giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng
tiềm năng và quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình trên các website phù
hợp, có nhiều lượng truy cập của khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng
tới.
Các hình thức quảng cáo của Ad Network

Hiện nay, có rất nhiều hình thức quảng cáo trong đó có 3 loại chính là:

● Mạng dọc (Vertical Networks)


● Mạng mù (Blank Networks)
● Mạng hướng mục tiêu (Targeted Networks)

Publisher là gì?
Publisher là một phần của Affiliate Marketing. Trong đó những cá nhân hoặc tổ
chức sẽ nhận quảng bá, tiếp thị sản phẩm từ nhà quảng cáo (Advertiser) đến
người tiêu dùng.
Thông thường, các Publishers phải có một đường link tiếp thị riêng. Từ những
click vào sản phẩm được đăng tải trên các trang mạng xã hội, website và blog,
các Publishers đang gián tiếp chuyển đổi lượng người truy cập thành khách
hàng tiềm năng cho nhà quảng cáo. Do đó, trên mỗi sản phẩm bán được qua link
tiếp thị, các Publishers sẽ được nhận hoa hồng.
Các loại hình Publisher phổ biến
Pay Per Click (PPC)
Đây là những Publishers được các đối tác trả tiền để mua những lượt click vào
trang web bán hàng. Mặt trái của hình thức này là những click ảo do bot tạo ra.
Điều này dẫn đến lượng truy cập web không chất lượng.
Publisher Social Media
Đây là những người có độ uy tín nhất định trên mạng xã hội. Họ thường sử
dụng tài khoản cá nhân như Facebook, Zalo, Instagram để tạo nội dung thu hút
người mua hàng.
Publisher chuyên về phiếu giảm giá
Đây là những người chia sẻ các mã giảm giá, dễ thấy nhất trong những dịp
Shopee, Lazada, Tiki,… sale. Họ thu hút người mua hàng thông qua các khuyến
mãi giảm giá từ các hot deal.
Publisher sử dụng người nổi tiếng
KOL, Influencer là những người thường được các nhà quảng cáo ‘chọn mặt gửi
vàng’. Họ đã có sẵn độ viral và biết cách đăng bài Fanpage đạt hiệu quả cao. Do
đó sản phẩm dễ tiếp cận khách hàng và mang lại doanh thu lớn.
Publisher tự tạo nội dung
Đây thường là những người sở hữu một lượng truy cập tự nhiên như Blogger,
Vlogger, Youtuber. Thông qua kênh của họ, nhà quảng cáo có được một lượng
khách hàng tiếp cận sản phẩm.
Publisher sử dụng trang web so sánh
Như một trung tâm mua sắm lớn, loại hình Publisher này thường tạo ra web và
so sánh giá của các sản phẩm. Họ hiển thị kết quả dựa trên tìm kiếm của khách
hàng và liên kết trực tiếp với trang web người bán. Đây là là một cách thức hiệu
quả, đánh thẳng vào insight khách hàng.
Bài 2: Câu hỏi tình huống về hoạt động giữa hệ thống Ad Network,
Advertiser và Publisher

Bài làm
Tình huống: Một Advertiser muốn chạy một chiến dịch quảng cáo mới để
quảng bá sản phẩm của họ. Họ đã liên hệ với một số Publishers và đã chọn một
Ad Network để quản lý chiến dịch của họ.

Vai trò của các bên:


- Advertiser: Là công ty hoặc tổ chức muốn quảng cáo sản phẩm hoặc
dịch vụ của mình. Họ cần tạo nội dung quảng cáo, định rõ mục tiêu và
ngân sách cho chiến dịch.
- Publisher: Là các trang web, blog hoặc ứng dụng có không gian quảng
cáo để hiển thị quảng cáo từ Advertisers. Họ nhận tiền từ việc hiển thị
hoặc nhấp vào quảng cáo trên trang web của họ.
- Ad Network: Là một nền tảng kết nối Advertisers với Publishers. Ad
Network giúp định giá quảng cáo, theo dõi hiệu suất, và đảm bảo rằng
quảng cáo được hiển thị đúng đối tượng mục tiêu.

Giải quyết tình huống:


1. Lên kế hoạch chiến dịch: Advertiser cần xác định mục tiêu của mình,
ngân sách quảng cáo và lên kế hoạch cho chiến dịch. Họ cần liên hệ với
Ad Network để được hỗ trợ về việc lập kế hoạch, chọn đối tượng mục
tiêu và đánh giá hiệu suất.
2. Tương thích và đối tác hóa: Ad Network đảm bảo rằng quảng cáo của
Advertiser tương thích với nội dung của Publishers. Họ giúp Advertiser
chọn các trang web hoặc ứng dụng phù hợp để hiển thị quảng cáo.
3. Theo dõi và tối ưu hóa: Ad Network cung cấp công cụ để theo dõi hiệu
suất của quảng cáo, bao gồm số lần hiển thị, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và
chuyển đổi. Dựa trên các dữ liệu này, Advertiser có thể điều chỉnh chiến
dịch để tối ưu hóa hiệu quả.
4. Thanh toán và báo cáo: Ad Network quản lý quá trình thanh toán giữa
Advertiser và Publisher dựa trên số lần hiển thị hoặc số lần nhấp chuột.
Họ cũng cung cấp báo cáo chi tiết về hiệu suất của chiến dịch để
Advertiser có thể đánh giá kết quả và đưa ra quyết định cho các chiến
dịch tiếp theo.

Trong quá trình này, việc hợp tác chặt chẽ giữa Advertiser, Publisher và Ad
Network là quan trọng để đảm bảo một chiến dịch quảng cáo trực tuyến hiệu
quả và thành công.
BÀI THỰC HÀNH 6.1

KPI VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ MOBILE MARKETING


Bài 1: Phân tích chỉ số và sự liên quan giữa các chỉ số trong chiến dịch
quảng cáo Mobile App

Bài làm

a) Tuần 4 có lượt tương tác cao nhất là 150 lượt

b) Tuần 5 có lượt tải ứng dụng cao nhất là 130 lượt

c) Tuần 3 có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất là 0,7.

d) Có sự tương quan giữa lượt tương tác và lượt tải ứng dụng.

Dựa vào dữ liệu lượt tương tác và lượt tải ứng dụng chúng ta sẽ tính ra được tỉ
lệ người dùng đã nhấp vào quảng cáo và thực hiện tải app.

Chỉ số này quan trọng cả về mặt social và công nghệ , vì tỷ lệ thấp hơn có thể
cho thấy đối tượng không phù hợp và quảng cáo không hiệu quả.

e) Có sự tương quan giữa lượt tương tác và tỷ lệ chuyển đổi

Tương tác ở đây có thể hiện thông qua các lượt thích, chia sẻ, bình luận, lưu, tin
nhắn trực tiếp, đề cập (đề cập) và còn nhiều hành động hơn thế nữa tùy thuộc
vào từng mạng xã hội. Sau đó là nhấp vào app.

f) Có sự tương quan giữa lượt tải ứng dụng và tỷ lệ chuyển đổi

Là yếu tố chính trong chiếc lược quảng cáo trả phí. Sau tất cả nếu không chuyển
đổi người xem thành người dùng với tỷ lệ cao thì chiếc lược quảng cáo không
hiệu quả .

Bài 2: Phân tích các chỉ số liên quan đến Mobile Marketing sử dụng Google
Analytics và Google Search Console

Bài làm
● Danh sách chỉ số liên quan đến mobile marketing trong google
analytics
Mobile Users (Người dùng di động): Số lượng người dùng truy cập trang
web của bạn từ các thiết bị di động.
● Sessions (Phiên sử dụng): Số lượng kỳ sử dụng trang web từ các thiết bị
di động. Một phiên bắt đầu khi người dùng bắt đầu tương tác với trang
web của bạn và kết thúc khi không có hoạt động nào trong 30 phút (mặc
định).
● Bounce Rate (Tỷ lệ thoát): Tỷ lệ phần trăm của các truy cập chỉ có một
trang và không có tương tác tiếp theo trên trang web.
● Average Session Duration (Thời gian trung bình của phiên): Trung bình
thời gian mà một người dùng tiêu trên trang web trong mỗi phiên.
● Pages per Session (Số trang trung bình trong mỗi phiên): Trung bình số
trang mà người dùng xem trong mỗi phiên.
● Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi): Tỷ lệ phần trăm của các người dùng
di động hoàn thành một mục tiêu chuyển đổi (như đăng ký, mua hàng,
v.v.).
● Goal Completions (Hoàn thành mục tiêu): Số lượng hoàn thành các mục
tiêu đã được định nghĩa.
● Revenue (Doanh thu): Tổng doanh thu từ các chuyển đổi (nếu bạn đã
thiết lập mục tiêu giá trị).

● E-commerce Metrics (Chỉ số thương mại điện tử): Nếu bạn có cài đặt
theo dõi thương mại điện tử, bạn có thể theo dõi các chỉ số như số lượng
sản phẩm đã bán, doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử, v.v.
● Device Category (Danh mục thiết bị): Phân loại người dùng theo loại
thiết bị (Mobile, Desktop, Tablet).
● Mobile Traffic Sources (Nguồn lưu lượng di động): Nguồn gốc của lưu
lượng di động, bao gồm từ trực tiếp, tìm kiếm, truy cập trực tiếp, quảng
cáo, v.v.
● App / Web Integration (Tích hợp ứng dụng / Web): Nếu bạn sử dụng tích
hợp ứng dụng và web, bạn có thể theo dõi sự tương tác giữa ứng dụng di
động và trang web.
● Danh sách chỉ số liên quan đến mobile marketing google search
console

Mobile Usability (Khả năng sử dụng trên di động): Đánh giá các vấn đề
về trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động, bao gồm các vấn đề
về tương tác, kích thước văn bản, các phần tử quá gần nhau, v.v.
● Mobile Friendly (Thân thiện với di động): Hiển thị tỷ lệ phần trăm các
trang của bạn được xem là thân thiện với di động.
● Mobile Page Load Time (Thời gian tải trang trên di động): Cung cấp
thông tin về thời gian tải của trang web trên các thiết bị di động.
● Mobile Search Click-Through Rate (Tỷ lệ bấm vào kết quả tìm kiếm trên
di động): Tỷ lệ phần trăm của số lần người dùng bấm vào kết quả tìm
kiếm của bạn so với số lần hiển thị kết quả tìm kiếm.

● Mobile Search Impressions (Số lần hiển thị kết quả tìm kiếm trên di
động): Số lần kết quả tìm kiếm của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm
kiếm di động.
● Mobile Search Clicks (Số lần bấm vào kết quả tìm kiếm trên di động):
Số lần người dùng bấm vào kết quả tìm kiếm của bạn trên trang kết quả
tìm kiếm di động.
● Mobile Search Positions (Vị trí trên kết quả tìm kiếm di động): Hiển thị
vị trí trung bình của trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm di động.
● Mobile Coverage (Tần suất trên di động): Cho biết tần suất mà
Googlebot di động có thể tìm thấy các trang của bạn trên trang web.
● Mobile Enhancements (Các cải tiến di động): Bao gồm thông tin về
AMP (Accelerated Mobile Pages) và các tính năng khác dành cho di
động.
● App Indexing (Chỉ mục ứng dụng): Đánh giá hiệu suất của ứng dụng di
động của bạn trong kết quả tìm kiếm di động.
BÀI THỰC HÀNH 2.2

GIAO TIẾP TRƯỜNG GẦN VÀ THANH TOÁN DI ĐỘNG

Bài 1: Sinh viên tư duy phân tích và thực hiện thiết lập, triển khai ứng
dụng công nghệ Qrcode để mang lại các lợi ích cho hoạt động tiếp thị. (Tối
thiểu 3 chiến dịch)

Bài làm
Chiến dịch 1
Bước 1: Thiết lập QR Code.
Để thiết lập QR Code, CHUPPY.2hand sử dụng QR Code Generator

Bước 2: Kịch bản thực hiện


● Mục tiêu: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG KHI SỬ
DỤNG SẢN PHẨM
● Hành vi quét: Sau khi mua sản phẩm.
● Nội dung: Liên kết- Form khảo sát ý kiến khách hàng
● Vị trí đặt mã: Thiệp cảm ơn khách hàng

Bước 3: Triển khai tiếp cận đối tượng mục tiêu qua mã Qrcode
Bằng thông tin khách hàng được thu thập qua Form đánh giá,
CHUPPY.2hand đã nắm tâm lý khách hàng như sở thích và sự cảm nhận
của khách hàng để cho ra những sản phẩm phù hợp và làm hài lòng khách
hàng.
Bước 4: Báo cáo kết quả chiến dịch
● Tại Web QR Code Generator:

● Kết quả chiến dịch của mẫu form đánh giá


Chiến dịch 2
● Bước 1: Để thiết lập công cụ Qrcode phù hợp và hiệu quả, công ty
Amazon sử dụng công cụ qr-code-generator để tạo Qrcode hiệu quả nhất.
● Bước 2: Để triển khai cho chiến dịch “ Hộp giao hàng Halloween của
Amazon” tạo nên xu hướng bao bì sản phẩm ngày nay.
● Bước 3: Với mã QR được đính kèm trên hộp, người mua hàng trên
Amazon sẽ tạo ra thiết kế bí ngô của riêng họ trên hộp và quét mã QR
được đính kèm trên ứng dụng AR của Amazon.
● Bước 4: Chiến dịch đã thành công và mang tinh thần halloween của
những người mua sắm trên Amazon trở lại

Chiến dịch 3
● Bước 1: Để thiết lập QR Code, 2Pcase sử dụng QR Code
● Bước 2 : Triển khai cho chiến dịch “ Chương trình khuyến mãi “
● Bước 3 : Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc số hóa chương
trình khuyến mãi đã trở thành nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp
trong thời đại 4.0. Trong đó, ứng dụng QR Code có thể coi là một
trong những xu hướng dễ thực hiện và cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Kịch bản sử dụng QR Code trong chương trình khuyến mãi khá
đơn giản. Khi khách hàng quét mã QR đính kèm trên bao bì sản
phẩm, họ sẽ được yêu cầu nhập thông tin cá nhân để tham gia
chương trình.
● Bước 4 : Tạo mã thành công

Bài 2: Sinh viên tìm hiểu, báo cáo và phân tích các hoạt động Wifi
Marketing của các doanh nghiệp, đơn vị đang triển khai thực tế trong xã
hội.
Bài làm

Wifi Marketing là hình thức tiếp thị thông qua wifi. Dựa trên truy cập của người
dùng thông qua hình thức đăng nhập vào wifi để quảng bá hình ảnh, dịch vụ của
doanh nghiệp đến người truy cập wifi. Và người dùng sẽ được sử dụng wifi
miễn phí sau khi thực hiện các hình thức đăng nhập.
Hiện ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng Wifi marketing, nổi
trội nhất mà chung ta có thể thấy là các cửa hàng tiện lợi: GS25, Circle K,… và
các quán coffe như : Highlands, katinat,…, các phòng gym, và các quán ăn
trong trung tâm thương mại. Có thể thấy được hầu hết wifi marketing dần đang
được phổ biến rộng hầu hết các địa điểm dịch vụ

Đối tượng sử dụng:


Đối tượng của Wifi marketing là bất cứ ai đang ở gần hoặc tại địa điểm bắt sóng
được wifi và có nhu cầu sử dụng wifi tốt. Và có thể truy cập wifi bằng điện
thoại, laptop, …

Những thông điệp quảng bá sẽ được lồng vào các hình thức đăng nhập wifi một
cách khéo léo. Để người truy cập có thể tương tác một cách nhanh chóng dễ
dàng. Còn nhà tiếp thị thì thu lại được hiệu quả cao.

Các hình thức quảng cáo qua wifi marketing

● Truy cập bằng banner


● Truy cập bằng clip
● Truy cập bằng survey
● Truy cập bằng voucher
● Truy cập bằng mạng xã hội
● Truy cập bằng OTP
https://www.youtube.com/watch?v=ZNkyYBA_jEA

Có thể thấy được rằng, khách hàng sẽ phải xem video ngắn 10s để có thể
truy cập wifi, hoặc phải xem các banner quảng cáo và nhấp vào chúng. Khó
hơn sẽ là yêu cầu về thông tin cơ bản của khách hàng

Qua hình ảnh có thể thấy được, khách hàng sẽ nhận được các thông tin khuyến
mãi, hoặc thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp. Nội dung sẽ chủ động trực
tiếp đến tay đối tượng tìm năng cho doanh nghiệp mà không cần phải mất quá
nhiều công sức

Lợi ích khi thực hiện quảng cáo qua wifi (Ý kiến cá nhân)

· Tăng khả năng nhận diện bộ thương hiệu

· Hình thức tiếp thị đơn giản nhưng hiệu quả cao

· Có thể tùy chỉnh nội dung một cách đơn giản

· Làm chủ kênh quảng cáo của riêng mình

· Hệ thống đo lường được số lần truy cập wifi, nên có thể thống kê được độ
hiệu quả của chiến dịch

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ wifi marketing tốt nhất hiện nay

· Wifi – dịch vụ wifi marketing trên nền tảng đám mây của Viettel

· VNWIFI – hỗ trợ wifi marketing đa nền tảng

· HiCity – hệ thống Wifi Marketing với phần cứng chuẩn Mỹ

· Repu Digital – dịch vụ số 1 Wifi Marketing tại các Shopping Mall

· Goldsun – dịch vụ Wifi Marketing chất lượng tại sân bay

Mỗi doanh nghiệp đều có nền tảng công nghệ riêng và thế mạnh của riêng mình,
và phù hợp cho từng ngành nghề khác nhau.
BÀI THỰC HÀNH 3.1

XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ MỚI

Bài 1:Thiết kế chiến dịch tiếp thị trải nghiệm sử dụng công nghệ VR hoặc AR

Bài làm

Bước 1: Xác định mục tiêu

Mục tiêu: Tăng doanh số bán hàng của cửa hàng thời trang trong khoảng thời
gian 3 tháng bằng cách cung cấp trải nghiệm AR độc đáo cho khách hàng.

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng

Đối tượng: Nữ giới trong độ tuổi từ 18-35, yêu thích thời trang và sẵn sàng tiêu
tiền để cập nhật tủ đồ của mình.

Nhu cầu: Muốn có trải nghiệm mua sắm thú vị, dễ dàng và tận dụng công nghệ
mới.
Bước 3: Thiết kế nội dung trải nghiệm

Phát triển ứng dụng AR dành cho điện thoại thông minh cho phép khách hàng
thử các sản phẩm thời trang trực tiếp trên mình thông qua màn hình điện thoại.
Tích hợp tính năng "Gợi ý trang phục" dựa trên phong cách và sở thích của
người dùng.

Bước 4: Xác định phương pháp thực hiện

Sử dụng công nghệ ARCore (cho Android) và ARKit (cho iOS) để phát triển
ứng dụng AR.

Đảm bảo rằng ứng dụng hoạt động trơn tru trên các thiết bị thông dụng.
Bước 5: Tạo trải nghiệm độc đáo và tương tác

Thiết lập "Khu vực thử đồ AR" trong cửa hàng, nơi khách hàng có thể sử dụng
ứng dụng để thử các trang phục trực tiếp.
Tạo ra chương trình khuyến mãi dành cho những người sử dụng ứng dụng AR
để mua sản phẩm.

Phương thức đánh giá:

Theo dõi số lần tải ứng dụng AR.

Số lần khách hàng sử dụng tính năng AR để thử đồ.

Số lần mua sản phẩm sau khi sử dụng ứng dụng AR.
Bài 2: "Virtual Connect: Thiết kế Business Card ứng dụng công nghệ VR"

Bài làm

1. Mục tiêu của chiến dịch Business Card ứng dụng công nghệ VR:

- Gây ấn tượng và sự trải nghiệm đối với khách hàng.

2. Thiết kế Buiiness Card:

3. Tạo sự trải nghiệm VR :

Nội dung: hình ảnh 360 độ

Hành động: Quét mã QR CODE

4. Kết hợp Buiness Card và trải nghiệm VR:


5. Kiểm tra và xuất bản :

Trải nghiệm VR khi quét mã QR code trên thiết bị di dộng

6. Báo cáo

Qúa trình thiết kế:


Bước 1: Tạo bản thiết kế Business Card tại Canva

Bước 2: Truy cập https://zap.works/ và đăng ký tài khoản.

Truy cập trang web https://zap.works/ trên trình duyệt web. Để ứng dụng công
nghệ VR
Bước 3: Tạo trải nghiệm VR cho Buisiness Card

Trên trang chủ của trang web, nhấp vào nút "Create a new project" hoặc tìm liên
kết tương tự để tạo một dự án mới

Trên giao diện công cụ tạo dự án, chọn mục "Widgets" hoặc "Experiences" để
truy cập các tùy chọn tạo trải nghiệm.

Tìm và chọn tùy chọn "VR" trong danh sách các trải nghiệm có sẵn.
Tải lên nội dung VR của bạn, chẳng hạn như hình ảnh 360 độ hoặc video VR,
và chỉnh sửa cài đặt và hiệu ứng VR theo mong muốn

Bước 5: Kết hợp Business Card và trải nghiệm VR


KẾT QUẢ
BÀI THỰC HÀNH 3.2

TỔNG QUAN MOBILE INTERNET

Bài 1: Phân tích các yếu tố UI và UX trên Website

Bài làm

Bước 1: Hiểu về UI và UX trên Website

UI (viết tắt của User Interface) dùng để mô tả giao diện người dùng, bao gồm
những yếu tố mà người dùng tiếp xúc với trang web hoặc ứng dụng đó. Trong
khi đó UX (viết tắt của User Experience) chính là trải nghiệm của người dùng.
Nói cách khác, đây là cách thức mà người dùng tương tác với những yếu tố UI
được tạo ra.
Bước 2: Phương pháp nghiên cứu UI và UX trên Website
1. Kỹ năng nghiên cứu UX

UI/UX Designer nói chung, hay UX Designer nói riêng, cần có kỹ năng thu thập
dữ liệu định lượng và định tính về người dùng qua quá trình nghiên cứu, phân
tích.

Có rất nhiều phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến như: phỏng vấn người dùng
bằng cách tạo một cuộc hội thoại ngẫu nhiên hoặc có cấu trúc phỏng vấn bài
bản); quan sát người dùng một cách tự nhiên; thực hiện mẫu khảo sát các nhóm
tập trung; v.v.

2. Wireframing (Thiết kế phác thảo cấu trúc) và Prototyping (tạo mẫu)

Việc phác thảo thiết kế “khung xương” cấu trúc của một trang web sẽ cho biết
những yếu tố giao diện nào sẽ xuất hiện trên các trang chính.

Kỹ năng này đòi hỏi các UI/UX Designer phải xác định nên hiển thị tính năng
nào, loại bỏ tính năng nào, vị trí chúng ở đâu và bố trí chúng như thế nào để
mang đến trải nghiệm đơn giản, hiệu quả và trực quan.

3. Viết UX (UX Writing)


Viết UX là một kỹ năng khá ngách và không được nhiều người biết đến. Tuy
thế, đây là kỹ năng có thể nâng cấp khả năng tạo trải nghiệm tốt cho người dùng
thông qua microcopy (những từ ngữ chúng ta đọc hoặc nghe thấy khi sử dụng
các sản phẩm kỹ thuật số).

Đây sẽ là yếu tố chính giúp UI/UX designer điều hướng trang web mượt mà
cũng như nâng tầm trải nghiệm tổng thể.

4. Kỹ năng truyền thông thị giác

Thiết kế giao diện của một trang web là một kỹ năng quan trọng, nhưng truyền
thông thị giác trong UI/UX Design thậm chí đòi hỏi nhiều hơn thế.

Sở hữu kỹ năng truyền thông bằng hình ảnh hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu việc
hướng dẫn người dùng qua văn bản dài dòng, lê thê. Thay vào đó, sử dụng các
dấu hiệu trực quan để hướng dẫn và điều hướng họ sẽ giúp họ dễ dàng truy cập
thông tin họ cần một cách dễ dàng hơn.

5. Thiết kế giao diện

Thiết kế giao diện bao hàm các yếu tố như thẩm mỹ, chuyển động, âm thanh và
không gian (sản phẩm được sử dụng ở đâu và như thế nào). Những yếu tố ấy sẽ
cùng nhau tác động tác động đến các người dùng tương tác với sản phẩm, dịch
vụ.

Thế nên, bạn nên cực kỳ để tâm đến hành trình tương tác, cách thức truy cập
thông tin cũng như yếu tố hiệu quả của bố cục màn hình.

6. Kỹ năng phân tích xử lý dữ liệu

Ngay cả khi sản phẩm hay tính năng tiến đến khâu sản xuất, việc kiểm tra tính
khả dụng (usability testing) vẫn chưa được thực hiện. Chính lúc này, UI/UX
Designer cần liên tục theo dõi dữ liệu về tính khả dụng của sản phẩm.

7. Xây dựng kiến trúc thông tin


Không chỉ dừng lại ở giao diện thiết kế, UI/UX Designer cần thấu hiểu cách xây
dựng kiến trúc thông tin hợp lý để người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung họ cần
tìm kiếm. Kiến trúc thông tin bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ đường dẫn
hội thoại trong chatbox đến cách trang web được sắp xếp và tổ chức.

Bước 3: Đánh giá UI và UX trên website


1. Thông điệp truyền tải tốt

Một thông điệp truyền tải tốt thực sự rất quan trọng, thể hiện Website bạn đang
có nội dung hướng đến là gì. Khi ai đó truy cập vào website, chắc hẳn đọc và
tìm hiểu các nội dung website là điều họ không bỏ lỡ.

Bạn cần đăng tải được những nội dung thật ý nghĩa. Cụ thể hướng đến gì và
những khách hàng nào, khi bạn xác định được những yếu tố đó. Kèm theo đó là
kết hợp thiết kế UI/UX sẽ đảm bảo một thông điệp tốt cho bạn.

2. Có tính khả dụng

Tính khả dụng là nhân tố được đánh giá trực tiếp ở công cụ SEO. Thực chất, các
thanh điều hướng, thanh công cụ menu,.. trên website được sắp xếp theo một bố
cục hợp lý. Điều hướng tới người dùng từ nội dung này qua nội dung khác.

Thiết kế UI/UX sẽ giúp website của bạn tối ưu hơn, nhờ nó sẽ giúp trang của
bạn có một giao diện phù hợp, dễ dàng sử dụng trong quá trình dùng của người
dùng.

3. Có sự liền mạch

Sự mạch lạc là một trong những yếu tố dùng để đánh giá website có đạt UI/UX
chất lượng. Vừa thiết kế được một website có sự thân thiện với người dùng.
Đồng thời phải biết cách truyền tải hợp lý và có tính hữu dụng thì mới mang lại
hiệu quả cao. Cung cấp tới người dùng trải nghiệm tốt nhất, kích thích nhu cầu
thực tế cho người dùng.

Bước 4: Thực hiện phân tích đánh giá

Thực hiện đánh giá phân tích trang web 2PCASE

1.Thông điệp truyền tải tốt, thể hiện được nội dung đang hướng đến là gì
2.Có tính khả dụng, các thanh điều hướng, thanh công cụ menu,.. trên website
được sắp xếp theo một bố cục hợp lý

3.Có sự liền mạch,truyền tải hợp lý và có tính hữu dụng mang lại hiệu quả cao.
Cung cấp tới người dùng trải nghiệm tốt nhất, kích thích nhu cầu thực tế cho
người dùng.
Bước 5: Đề xuất cải tiến và tối ưu hóa UI/UX trên Website
Đề xuất cải tiến: Tối ưu tốc độ load web sẽ tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Bước 6: Trình bày kết quả phân tích
Điểm mạnh trang web: giao diện đẹp, màu sắc phù hợp với người dùng không
gây khó chịu khi trải nghiệm lâu trên web
Điểm yếu trang web: tốc độ load còn hạn chế gây khó chịu khi wifi, mạng di
động chập chờn.
Bài 2: Tối ưu hóa các yếu tố UI/UX trên Website cho thiết bị di động
Bài làm

Các yếu tố UI/UX trên Website cho thiết bị di động cần được tối ưu:

Text Quantity: Đối với điện thoại, giảm thiểu nhất những nội dung kí tự văn
bản nhiều nhất có thể, vì màn hình điện thoại giao động 6inch - 7inch, quá nhiều
chữ sẽ gây cho khách hàng những cảm xúc khó chịu khi trải nghiệm

Font size: sử dụng font chữ lớn nhất có thể, để khách hàng dễ dàng đọc được
nội dung dạng chữ mà chúng ta muốn truyền tải

Dowload speed: Điện thoại di động thường có kết nối internet không ổn định
và tốc độ tải trang chậm hơn so với máy tính. Tối ưu hóa hình ảnh và tệp
CSS/JavaScript để giảm thời gian tải trang.

Call to Action: Tập trung vào 1 yếu tố kêu gọi hành động trên mỗi trang hoặc
mỗi giao diện, to và dễ thấy nhất. Thu hút được sự chú ý của khách hàng

Responsive Design: Website có thiết kế đáp ứng. Có thiết kế đáp ứng, tức là nó
có thể điều chỉnh và hiển thị tốt trên các kích thước màn hình khác nhau. Sử
dụng CSS Media Queries để điều chỉnh giao diện tùy theo kích thước màn hình.

Page Speed Insigh: Tối ưu hóa dung lượng và chất lượng nội dung không quá
nhiều ảnh hưởng đến tốc độ tải trang khi khách hàng trải nghiệm, điều đó sẽ
khiến khách hàng rời đi
BÀI THỰC HÀNH 4.1

TỐI ƯU NỀN TẢNG VÀ MẨU QUẢNG CÁO TRÊN MOBILE

Bài 1: Thiết lập chiến dịch quảng cáo Google Search Ads tiếp cận người
dùng điện thoại di động truy cập vào Google.com tìm kiếm thông tin.

Bài làm

Bước 1: Truy cập tài khoản Google Ads, trong trang tổng quan chọn
“Chiến dịch mới “

Bước 2: Chọn mục tiêu chiến dịch là “ Tăng lưu lượng truy cập trang web”
Bước 3: Trong phần Chọn loại diến dịch, nhấn vào “Tìm kiếm” để bắt
đầu hình thức quảng cáo này.

Bước 4: Nhập địa chỉ website vào. Sau đó đặt tên cho chiến dịch và
nhấn “Tiếp tục”.
Bước 5: Cài đặt chiến dịch – Vị trí Tại Chọn vị trí để nhắm mục tiêu
Tìm kiếm và chọn Hồ Chí Minh

Bước 6: Chọn ngôn ngữ: vì website chưa có ngôn ngữ khác, chỉ tối ưu
được tiếng việt nên sẽ nhắm đến những người biết ngôn ngữ Việt
Bước 7: Đặt ngân sách và giá thầu
Bước 8: Nhắm mục tiêu
Bước 9: Thiết lập chủ đề

Bước 10: Thiết lập từ khoá


Bước 11: Thiết lập vị trí đặt quảng cáo
- Tại đây sẽ thiết lập vị trí đặt quảng cáo hiển thị trên một trang web
theo chủ đề, ứng dụng hoặc các kênh, video trên youtube. Ta có thể
chọn một trang web hay một video cụ thể bằng cách chuyển qua tab
“Nhập” và dán URL của trang web hay video mà chúng ta muốn
quảng cáo được hiển thị vào đó.

Bước 12: Tạo quảng cáo


- Tại đây mặc định sẽ để quảng cáo thích ứng, muốn chuyển sang
quảng cáo hiển thị ta
chọn mục “Tải quảng cáo hiển thị lên”, sau đó bấm vào “Chọn tệp để
tải lên” để chọn
những banner dùng để chạy chiến dịch.
- Sau khi đã tải lên các banner, ta dán URL trang đích muốn khách
hàng truy cập sau khi
click vào banner quảng cáo tại mục “URL cuối cùng”.

Bước 13: Xem lại và chạy chiến dịch


Bài 2: Tạo khai báo Google Maps cho website của doanh nghiệp

Bài làm

Doanh nghiệp 2Pcase đã đăng ký google maps


BÀI THỰC HÀNH 4.2

KHO TẢI VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG MOBILE APP

Bài 1: Tạo ứng dụng di động miễn phí từ website Wordpress

Bài làm

Bước 1: Cài đặt plugin "Appmaker WP":

Bước 2: Đăng kí tài khoản Appmake WP


Truy cập vào trang web của Appmaker WP: https://appmaker.xyz/
Bước 3: Kết nối tài khoản Wordpress với Appmaker WP

Sau khi đăng ký và đăng nhập vào tài khoản Appmaker WP, bạn sẽ được chuyển
đến trang quản lý ứng dụng.

Nhấp vào nút "Connect WordPress" và nhập URL của website WordPress
Chọn "Connect" để thiết lập kết nối giữa website WordPress và tài khoản
Appmaker WP.

Bước 4: Cấu hình và tuỳ chỉnh ứng dụng

Sau khi kết nối thành công, bạn sẽ được chuyển đến trang cấu hình ứng dụng

Tuỳ chỉnh thiết kế, màu sắc, biểu tượng ứng dụng theo ý muốn,..
Bước 5: Kiểm tra và xem trước ứng dụng

Kiểm tra và đảm bảo rằng ứng dụng hiển thị đúng và đáp ứng trên các kích cỡ
màn hình khác nhau.

Bước 6: Tải xuống và xuất bản ứng dụng

Theo các hướng dẫn cung cấp bởi Appmaker WP, bạn có thể xuất bản ứng dụng
lên các nền tảng như Google Play Store hoặc Apple App Store.
Bài 2: Nghiên cứu và thực hành về ASO - App Store Optimization

Bài làm
Câu 1
Khái niệm: ASO, hay App Store Optimization, là quá trình tối ưu hóa ứng dụng
di động để tăng khả năng tìm thấy và tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng như
App Store của Apple hoặc Google Play Store. ASO giúp cải thiện vị trí của ứng
dụng trong kết quả tìm kiếm của cửa hàng ứng dụng, làm tăng khả năng thu hút
người dùng tiềm năng và tối đa hóa lưu lượng tải xuống.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ASO


1. Từ Khóa (Keyword Optimization):
Ý Nghĩa: Sử dụng từ khóa phổ biến mà người dùng có thể sử dụng khi tìm kiếm
ứng dụng.
Ảnh Hưởng: Từ khóa phản ánh nội dung của ứng dụng và giúp người dùng dễ
dàng tìm thấy nó trong kết quả tìm kiếm.
2. Mô Tả Ứng Dụng (App Description):
Ý Nghĩa: Mô tả chi tiết về ứng dụng, giới thiệu tính năng và lợi ích của việc sử
dụng ứng dụng.
Ảnh Hưởng: Mô tả hấp dẫn giúp người dùng hiểu rõ về ứng dụng và tăng khả
năng tải xuống.
3. Tên Ứng Dụng (App Name):
Ý Nghĩa: Tên ứng dụng nên ngắn gọn, dễ nhớ và liên quan đến chức năng của
ứng dụng.
Ảnh Hưởng: Tên hấp dẫn và dễ nhớ tăng cơ hội xuất hiện trong kết quả tìm
kiếm.
4. Hình Ảnh và Biểu Trưng (Images and Icons):
Ý Nghĩa: Sử dụng hình ảnh và biểu trưng chất lượng cao, hấp dẫn và phản ánh
chủ đề hoặc chức năng của ứng dụng.
Ảnh Hưởng: Hình ảnh và biểu trưng thu hút người dùng, làm tăng tỷ lệ nhấp
vào trang tải xuống.
5. Đánh Giá và Nhận Xét (Reviews and Ratings):
Ý Nghĩa: Đánh giá tích cực từ người dùng tăng uy tín của ứng dụng, khuyến
khích người dùng mới tải xuống.
Ảnh Hưởng: Đánh giá tốt làm tăng vị trí ứng dụng trong kết quả tìm kiếm và tạo
niềm tin từ người dùng.
Cách các yếu tố này ảnh hưởng đến ASO:
Tìm Kiếm (Search):
Từ Khóa: Ứng dụng sẽ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan
đến nó.
Mô Tả Ứng Dụng: Từ mô tả và từ khóa trong mô tả được sử dụng để đánh giá
việc tìm kiếm.

Hiển Thị Đề Xuất (Featured):


Hình Ảnh và Biểu Trưng: Các hình ảnh và biểu trưng đẹp và sáng tạo thu hút
người dùng khi ứng dụng được đặc biệt.

Tính Năng Liên Quan và Phổ Biến (Relevance and Popularity):


Đánh Giá và Nhận Xét: Đánh giá tích cực và lượt tải xuống nhiều tăng tính
năng liên quan và sự phổ biến của ứng dụng.

Câu 2
Xác định đối tượng khách hàng:
1. Phân Loại Đối Tượng Khách Hàng:
Độ Tuổi và thói quen: Người trẻ tuổi và người trưởng thành, đặc biệt là những
người sử dụng smartphone. Độ tuổi giao động từ 16 - 35
Giới Tính: Cả nam và nữ.
Địa Lý:
Theo khảo sát của Google Trends, lượt tìm kiếm mua ốp lưng iphone trải dài
trên Việt Nam đều có đủ, với việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, địa
lý khách hàng của 2pcase hướng đến đều trên lãnh thổ Việt Nam

Nghiên Cứu Thói Quen và Sở Thích:


● Thói Quen Mua Sắm Trực Tuyến: Đối tượng này có thói quen mua sắm
trực tuyến và tìm kiếm các sản phẩm linh tinh như ốp lưng trên các trang
thương mại điện tử hoặc cửa hàng ứng dụng.
● Sở Thích Về Thiết Kế và Phong Cách: Họ quan tâm đến thiết kế và
phong cách của ốp lưng điện thoại, có thể tìm kiếm các mẫu mã độc đáo
và thời trang.
● Giá Trị và Chất Lượng: Họ đánh giá cao giá trị của sản phẩm và chất
lượng của ốp lưng, có thể tìm kiếm các sản phẩm chất lượng cao và bền
đẹp.
Tìm Hiểu Nhu Cầu và Vấn Đề Của Họ:
Nhu Cầu Bảo Vệ và Tùy Chọn Cá Nhân: Họ có nhu cầu bảo vệ điện thoại di
động của mình và muốn tìm ốp lưng phản ánh cá nhân của họ qua màu sắc và
thiết kế.
Giải Quyết Vấn Đề: Họ có thể gặp vấn đề về việc chọn lựa giữa sự bảo vệ và
thiết kế, muốn tìm ốp lưng kết hợp cả hai yếu tố này.

Câu 3
Theo khảo sát trên google keyword, đa phần để tìm kiếm sản phẩm ốp lưng
khách hàng sẽ search trực tiếp “Ốp lưng (cần tìm)” hoặc tên thương hiệu. Nổi
bật nhất là SLIMCASE, với giá thầu rất cao, gấp 3 lần thông thường.

2Pcase là thương hiệu mới, chưa được mọi người biết đến, để tối ưu được từ
khóa tìm kiếm ứng dụng:

1. Từ Khóa Cơ Bản:
Ốp lưng iPhone
Ốp điện thoại iPhone
2. Từ Khóa Mô Tả Sản Phẩm:
Ốp lưng iPhone chống sốc
Ốp lưng iPhone thời trang
Ốp lưng iPhone chống nước
Ốp lưng iPhone da thật
3. Từ Khóa Theo Dòng Sản Phẩm:
Ốp lưng iPhone 12 Pro Max
Ốp lưng iPhone 11
Ốp lưng iPhone SE (2020)...
4. Từ Khóa Liên Quan Đến Tính Năng:
Ốp lưng iPhone chống va đập
Ốp lưng iPhone siêu mỏng
Ốp lưng iPhone chống trầy xước..
6. Từ Khóa Theo Khu Vực Địa Lý
Ốp lưng iPhone Hà Nội
Ốp lưng iPhone TP.HCM
Câu 4
Tên ứng dụng: “Ốp lưng cho iphone”

Câu 5
Mô Tả Ứng Dụng:

Chọn từ hàng nghìn mẫu ốp lưng iPhone độc đáo và chất lượng tại ứng dụng
của chúng tôi! Tạo phong cách riêng cho chiếc iPhone của bạn với ốp lưng
chống sốc và thời trang.

Tại Sao Nên Chọn Ứng Dụng Chúng Tôi: (dành cho trên fanpage, website khi
mô tả về ứng dụng)

✨ Đa Dạng Sản Phẩm: Khám phá các mẫu ốp lưng iPhone từ da thật đến
silicon mềm, đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích của bạn.

🔒 Bảo Vệ Toàn Diện: Thiết kế chống sốc và chống va đập bảo vệ iPhone của
bạn trước mọi rủi ro.

🌟 Thiết Kế Thời Trang: Dựa trên các xu hướng thời trang mới nhất, ốp lưng
của chúng tôi không chỉ bảo vệ mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho chiếc điện
thoại của bạn.

🚚 Giao Hàng Nhanh Chóng: Đặt hàng ngay hôm nay và nhận sản phẩm tận nơi
với dịch vụ giao hàng nhanh chóng.

🌈 Tùy Chọn Cá Nhân Hóa: Tạo ốp lưng riêng của bạn với hình ảnh, logo hoặc
tin nhắn yêu thích, làm cho chiếc iPhone trở thành biểu tượng cá nhân của bạn.

🔍 Dễ Dàng Tìm Kiếm: Tìm kiếm và so sánh giữa các mẫu ốp lưng với từ khóa
như "ốp lưng iPhone chống sốc," "ốp lưng iPhone da thật," và "ốp lưng iPhone
thời trang."
BÀI THỰC HÀNH 5.1

THIẾT KẾ MÔ PHỎNG GIAO DIỆN ỨNG DỤNG DI ĐỘNG

Bài 1: Thiết kế mô phỏng giao diện ứng dụng di động

Bài làm

Thiết kế mô phỏng giao diện ứng dụng di động để trình bày các phần tử và tính
năng chính của ứng dụng
1. Mục tiêu ứng dụng
- Mục đích và tính năng chính: cung cấp thông tin về các sản phẩm mới, ưu
đãi, giảm giá.
- Đối tượng người dùng mục tiêu: những bạn trẻ chủ yếu là nữ và yêu thích
cái đẹp, thích trang trí đồ dùng cá nhân của bản thân đặc biệt là yêu thích
những phụ kiện xinh xắn
- Yêu cầu: giao diện thân thiện, màu sắc tươi sáng đáng yêu, dễ sử dụng.

2. Thiết kế giao diện tích hợp các tính năng và phần tử :

Phong cách hiện đại, màu sắc tươi sáng hợp với nhu cầu của khách hàng
Trang đăng nhập sẽ có các thông tin tên đăng nhập và mật khẩu sau đó nhấn
vào đăng nhập.
Trang đăng ký bao gồm các thông tin: họ và tên, email số điện thoại, mật khẩu,
xác nhận mật khẩu, sau khi hoàn thành xong nhấn vào đăng ký.

Trang chủ bao gồm các danh mục sản phẩm, banner, và các sản phẩm bán chạy.
Khi nhấn vào dấu 3 chấm bên phải màn hình sẽ hiện ra các danh mục của app.
Trang sản phẩm thể hiện tất cả sản phẩm của phụ kiện Ốp lưng 2Pcase

Bài 2: Tạo prototype cho giao diện ứng dụng di động đã có sẵn bằng công
cụ Figma.
Bài làm
Đây là protype mà đã được tạo ạ
BÀI THỰC HÀNH 5.2 : BÀI THU HOẠCH
1. Thêm sản phẩm / dịch vụ
Thêm sản phẩm, dịch vụ cho google business

hình thêm sản phẩm ốp lưng cho google business


Hình ảnh sản phẩm đã được thêm trên google business
2. Thêm đánh giá và trả lời
Thêm đánh giá và trả lời trên google business
Hình ảnh các bài đánh giá trang web và được phản hồi

3. Viết 2 bài Google Post


Viết 2 bài Google post
Xem trước 2 bài đăng trước khi xuất bản
Hình 2 bài post google chuẩn bị xuất bản

Xuất bản bài post google


Hình ảnh xuất bản bài post google thành công

You might also like