You are on page 1of 7

Enter your content hereDưới đây là các câu hỏi

phụ Tây Tiến.

1. Nh
ề n xét vấ
ch t nhạc, họa trong bài thơ Tây
Tiến

- Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc,


hình khối…Chất liệu của âm nhạc là âm thanh,
nhịp điệu, tiết tấu…
Nghĩa là nhà thơ dùng màu sắc, đường nét, âm
thanh làm phương tiện diễn đạt tình cảm của
mình.
– Tây Tiến của QD có sự kết hợp hài hòa giữa
nhạc và họa:
Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp
với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân
guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng
ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước
xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây
Bắc hiểm trở, dữ dội
– Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo
hình là những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh
xoa dịu cả khổ thơ. Câu thơ sử dụng toàn thanh
bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
– Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc
biệt, những thanh trắc tạo cảm giác trúc trắc, khó
đọc kết hợp với những thanh bằng làm nhịp thơ
trầm xuống tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.

ậ 2. Bình luắn ngọn gề n vẻ vẹ độp đủc đáo của


hình tượng người lính Tây Tiến.

+ Xuất thân của đoàn quân TT: đa phần là thanh


niên tri thức trẻ tuổi Hà Nội.
+ Hoàn cảnh chiến đấu: khắc nghiệt, thiếu thốn
nhưng họ lạc quan, yêu đời, mang vẻ hào hùng
đầy hào hoa của tuổi trẻ.
+ Hơn thế vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua những
khó khăn, gian khổ mất mát bi thương cùng v ới
tinh thần hiên ngang, bất khuất, hào hùng của
người lính TT.
+ Giong điệu, âm hưởng đoạn thơ mang màu sắc
tráng lệ, hào hùng.
ậ3. Rút ra nhưn xét âm hởng bi tráng v ề hình
tượng người lính trong thơ Quang Dũng

- Âm hưởng bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố


Bi và yếu tố Tráng; có mất mát, đau thương song
không bi lụy; gian khổ, hi sinh song vẫn r ất hào
hùng, tráng lệ. Âm hưởng bi tráng có cội nguồn
từ chiến trường Tây Tiến ác liệt, từ tinh thần quả
cảm và tâm hồn lạc quan của những chàng trai
Hà thành, từ tấm lòng đồng cảm và trân tr ọng
đồng chí đồng đội của nhà thơ;
- Giọng thơ cổ kính cùng việc nhấn mạnh nét
trượng phu của người lính cũng góp phần làm
tăng tính chất bi tráng của tác phẩm.
- Âm hưởng bi tráng cùng với cảm hứng lãng
mạn làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng
người lính Tây Tiến; có ý nghĩa giáo dục nhận
thức và bồi đắp tình cảm, trách nhiệm cho thế hệ
hôm nay và mai sau

ậ 4. Nhản xét cứm hạ ng lãng mủn cồa hơn thơ


Quang Dũng.
Bút pháp lãng mạn của QD trong đoạn thơ của
Tây Tiến được biểu hiện cụ thể trong lối viết
không hướng về cái bi, có gợi thương, gơi sự
đồng cảm nhưng không xoáy sâu vào cảm xúc bi
thương. Xuyên suốt khổ thơ, nhà thơ luôn hướng
tới những hình ảnh kỳ vĩ “đèo cao”, “vực
sâu” “ dốc thăm thẳm” hay “súng ngửi
trời”,…cùng những hình ảnh thơ mộng “nhà
ai”, “mưa xa khơi”, hình ảnh chân thật gần gũi
đầy tình người “cơm lên khói”, “nếp xôi”,
ngoài ra còn kết hợp với thể thơ thất ngôn
trường thiên giàu nhạc điệu hào hùng, mạnh mẽ.
QD sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu t ừ:
từ láy, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc ngữ pháp
và nhiều hình ảnh giàu sức gợi. Tất cả tạo nên
một tổng thể hài hòa, chặt chẽ, tạo nên một Tây
Tiến đầy cảm xúc.
QD đã vận dụng thành công bút pháp lãng m ạn
lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đầy những
hiểm nguy và những mất mát hy sinh mà đời
lính phải trải qua. Quang Dũng mở rộng tâm hồn
đón nhận cuộc sống chiến đấu của Tây Tiến từ
mọ i phía, không theo bấ t kì khuôn mẫ u nào.Tác
phẩm là đóng góp lớn của ông trong sự nghiệp
thơ ca thời kháng chiến chống Pháp .

ủ 5. Cái nhìn thiên nhiên cơa nhà thơ Quang


Dũng

Cái nhìn thiên nhiên được thể hiện một cách đầy
thơ mộng, trữ tình với một hồn thơ đầy tinh tế,
nhạy cảm; tạo cho người đọc một cảm giác bâng
khuâng, nao lòng trước cảnh đẹp của thiên nhiên
núi rừng Tây Bắc. Bằng chính cái tôi lãng mạn
hào hoa của mình, nhà thơ muốn thể hiện sự
quyến luyến, nhớ nhung khi phải chia tay thiên
nhiên và con người Tây Bắc.

ậ6- Bình luắn ngọn gẻ n vẹ đập đấm chửt sử thi


của hình tượng người lính Tây Tiến trong thơ
Quang Dũng.

+Giải thích: Chất sử thi trong văn học tập trung


phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của
đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ.
Nhân vật chính là những con người đại diện cho
phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số ph ận
cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống
của dân tộc lên hàng đầu. Giọng điệu sử thi là
giọng ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào
hùng.
+Bình luận vẻ đẹp đậm chất sử thi của hình
tượng người lính Tây Tiến:
++Hình tượng người lính Tây Tiến là một tập
thể anh hùng. Tuy họ là những người lính trí thức
tiểu tư sản nhưng đã đại diện cho vẻ đẹp của anh
bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống
Pháp với tất cả vẻ đẹp hào hùng, hào hoa…
++ Chất sử thi từ vẻ đẹp hình tượng người
lính Tây Tiến tạo nên bức tượng đài nghệ thuật
bất tử trong văn học hiện đại Việt Nam 1945-
1975, gắn liền với cảm hứng lãng mạn, thể hiện
phong cách hồn nhiên, tinh tế, phóng khoáng,
đậm chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.
- Khẳng định về nội dung, nghệ thuật hình tượng
thơ. Cảm nghĩ của bản thân về hình tượng.

You might also like