You are on page 1of 3

I.

SƠ LƯỢC VỀ CPTPP (HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN
THÁI BÌNH DƯƠNG)
- Gồm 11 quốc gia.
- Về cơ bản, hiệp định CPTPP sẽ giữ nguyên nội
dung đã đàm phán của TPP nhưng sẽ có thêm 2
phụ lục.

II. NỘI DUNG THỎA THUẬN CỦA CPTPP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA.
1. RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
 Cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các rào cản phi thuế
a. Rào cản thuế quan:
 Về cơ bản, các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan trong CPTPP được chia làm ba
nhóm chính:
- Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay
- Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình
- Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ)
 Lộ trình xóa bỏ thuế:
- Đối với hàng hóa thông thường khoảng từ 5 – 10 năm,
- Đối với hàng hóa nhạy cảm là trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan
 Ví dụ Cam kết thuế quan của các nước CPTPP đối với Việt Nam:
Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với
hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước
Quốc gia Nội dung cam kết chung
Canada - Xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch xuất
khẩu của việt nam ngay khi hiệp định có hiệu lực
- 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ
được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Nhật bản - Xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế.
- Gần 90% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ sau 5 năm.
- xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông thủy sản xuất khẩu
của việt nam.
Peru - Xóa bỏ 80,7% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, tương đương
62,1% kim ngạch nhập khẩu từ việt nam.
- Sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% số dòng thuế vào năm thứ 17.
Singapo - Xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay khi thực hiện
hiệp định.
Mexico - Xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, tương đương
36,5% kim ngạch nhập khẩu từ việt nam.
- Sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10.
Chile - Xóa bỏ 95,1% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, tương đương
60,2% kim ngạch nhập khẩu từ việt nam.
- Sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,9% số dòng thuế vào năm thứ 8
Australia - Giảm 93% số dòng thuế, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của việt
nam ngay khi hiệp định có hiệu lực.
- Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế với lộ trình cắt giảm cuối cùng
tối đa vào năm thứ 4
New - Xóa bỏ 94,6% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, tương đương
zealand 69% kim ngạch xuất khẩu của việt nam.
- Vào năm thứ 7 kể từ khi thực hiện hiệp định, các dòng thuế còn lại sẽ dần
được xóa bỏ hoàn toàn
Malaysia - Xóa bỏ 84,7% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực
- Vào năm thứ 11, số dòng thuế cam kết cắt giảm lên tới 99,9%.
Brunei - Xóa bỏ 92% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ việt nam ngay
khi hiệp định có hiệu lực
- Xóa bỏ tới 99,9% vào năm thứ 7 và xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu vào
năm thứ 11.

 CAM KẾT ƯU ĐÃI CỦA VN CHO ĐỐI TÁC CPTPP

- Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, 65,8% số dòng thuế sẽ được loại bỏ.
- Kể từ năm thứ 4, 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0%
- Năm thứ 11, 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0%
- Các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm
thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
b. Rào cản phi thuế quan
 CAM KẾT VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ:
 Hiệp định CPTPP quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa,
bao gồm:
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy;
- Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP;
- Quy tắc cụ thể đối với từng mặt hàng (PSR);
 Một số quy định về thời gian chuyển đổi bao gồm:
+ Đối với hàng nhập khẩu: Việt Nam được bảo lưu chỉ áp dụng hình thức nhà nhập khẩu
tự chứng nhận xuất xứ sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
+ Đối với hàng xuất khẩu: ta được linh hoạt áp dụng song song 2 hình thức:
(a) cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) theo kiểu truyền thống
(b) người xuất khẩu đủ điều kiện được tự chứng nhận xuất xứ trong thời gian tối đa 10
năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Sau thời gian 10 năm này, Việt Nam sẽ áp dụng cơ
chế tự chứng nhận xuất xứ hoàn toàn như tất cả các nước CPTPP.
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ TIÊU CHUẨN VÀ AN TOÀN
a. Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
- Đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật không tạo ra rào cản không cần thiết
đối với thương mại.
- Xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắp đối với các sản phẩm, thiết lập
quy trình dễ dàng hơn.
b. Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật
- Hiệp định dựa trên các quy định của Hiệp định SPS của WTO về xác định và quản lí rủi
ro theo một cách không hạn chế thương mại hơn mức cần thiết
3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
a. Các biện pháp tự vệ
- Tự vệ toàn cầu
- Tự vệ trong thời gian chuyển đổi
- Đền bù
b. Chống bán phá giá và trợ cấp
- Các nước thành viên CPTPP phải tuân thủ các quy định nêu trong Hiệp định chống bán
phá giá và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.
- CPTPP bổ sung một số cam kết mới về hợp tác, ghi nhận một số thông lệ tốt về minh
bạch và quy trình điều tra, áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.

You might also like