You are on page 1of 25

Báo cáo thực tập GVHD: Th.

s Nguyễn Đình Kim

CHƯƠNG DẪN NHẬP........................................................................................................................................................................................................................................

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................................................................................................................................................

2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................................................................................................................................................

3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................................................................................................................................

4. Mô tả vị trí thực tập.........................................................................................................................................................................................................................................

5. Bố cục đề tài......................................................................................................................................................................................................................................................

CHƯƠNG 1: Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan.........................................................................................................................................

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan..........................................................................................................................................

1.2 Tầm nhìn và Sứ mệnh....................................................................................................................................................................................................................................

1.3 Khách hàng và thị trường..............................................................................................................................................................................................................................

1.3.1 Khách hàng....................................................................................................................................................................................................................................................

1.3.2 Thị trường......................................................................................................................................................................................................................................................

1.4 Dịch vụ.............................................................................................................................................................................................................................................................

1.5 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự............................................................................................................................................................................................................

1.5.1 Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................................................................................................................................................

1.5.2 Tình hình nhân sự..........................................................................................................................................................................................................................................

1.6 Cơ sở vật chất..................................................................................................................................................................................................................................................

1.7 Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong 3 năm gần đây......................................................................................................................................................................

1.8 Các chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty...........................................................................................................................................................................................

1.9 Điểm mạnh & điểm yếu..................................................................................................................................................................................................................................

1.10 Ma trận IFE..................................................................................................................................................................................................................................................

CHƯƠNG 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan................................................................................................................

2.1. Môi trường vĩ mô.............................................................................................................................................................................................................................................

2.1.1 Tác lực kinh tế...............................................................................................................................................................................................................................................

2.1.2 Tác lực chính trị, chính quyền, pháp luật.......................................................................................................................................................................................................

2.1.3 Tác lực dân số, văn hóa, môi trường, xã hội..................................................................................................................................................................................................

2.1.4 Tác lực công nghệ..........................................................................................................................................................................................................................................

2.1.5 Tác lực cạnh tranh.........................................................................................................................................................................................................................................

2.2. Môi trường vi mô...........................................................................................................................................................................................................................................

2.2.1. Tổng quan ngành logistics............................................................................................................................................................................................................................

2.2.1.1 Quy mô thị trường......................................................................................................................................................................................................................................

2.2.1.2 Mức tăng trưởng của thị trường..................................................................................................................................................................................................................

2.2.2. Thị trường dịch vụ kho vận..........................................................................................................................................................................................................................

2.2.2.1 Quy mô và các phân khúc...........................................................................................................................................................................................................................


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

2.2.2.2 Các xu hướng tăng trưởng và tiêu thụ........................................................................................................................................................................................................

Qua bảng ta thấy được dịch vụ thuê kho hàng hóa tổng hợp có phần trăm tăng trưởng cao nhất, điều này chứng minh ngành logistics vô cùng hấp
dẫn để các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thêm đối tác kinh doanh.......................................................................................................................................................................

2.2.2.3 Cơ cấu và độ tập trung của thị trường.........................................................................................................................................................................................................

2.2.2.4 Chuỗi phân phối..........................................................................................................................................................................................................................................

2.2.2.5 Tình hình cạnh tranh...................................................................................................................................................................................................................................

2.2.2.6 Các đối thủ chính........................................................................................................................................................................................................................................

2.2.2.7 Khái quát về khách hàng.............................................................................................................................................................................................................................

2.3. Cơ hội và đe dọa............................................................................................................................................................................................................................................

2.4. Ma trận EFE..................................................................................................................................................................................................................................................

2.5 Ma trận S.W.O.T............................................................................................................................................................................................................................................

CHƯƠNG 3: Định hướng chiến lược kinh doanh cho CTY XNK LÊ PHAN từ 2023-2026..........................................................................................................................

3.1. Mục tiêu của công ty từ 2024 -2026..............................................................................................................................................................................................................

3.2. Chiến lược kinh doanh..................................................................................................................................................................................................................................

3.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam.................................................................................................................................................................................................

3.2.2. Chiến lược phát triển sản phẩm....................................................................................................................................................................................................................

3.2.3. Chiến lược phát triển thị trường...................................................................................................................................................................................................................

3.2.4. Chiến lược đa dạng hóa dịch vụ...................................................................................................................................................................................................................

3.3. Chiến lược cấp chức năng.............................................................................................................................................................................................................................

3.3.1. Chiến lược đào tạo nhân lực.........................................................................................................................................................................................................................

3.3.2. Chiến lược cắt giảm chi phí..........................................................................................................................................................................................................................

3.3.3. Xây dựng thương hiệu..................................................................................................................................................................................................................................

3.3.3.1. Thị trường mục tiêu...................................................................................................................................................................................................................................

3.3.3.2. Định vị sản phẩm.......................................................................................................................................................................................................................................

3.3. Biện pháp & kiến nghị...................................................................................................................................................................................................................................

Kết luận.................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu tham khảo................................................................................................................................................................................................................................................

CHƯƠNG DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập toàn cầu và khu vực, cạnh tranh khốc liệt hiện nay là một mối đe dọa đối với từng doanh nghiệp. Nền kinh tế thế giới đang

trong giai đoạn suy thoái cũng đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nhiều doanh nghiệp đã phá sản trong thời gian qua. Chính vì thế, một

doanh nghiệp muốn có chỗ đứng và phát triển trong thị trường hiện nay cần phải xây dựng một hướng đi đúng đắn, hay nói cách khác, cần phải
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

hoạch định một chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường bên trong và tình hình môi trường bên ngoài để hướng doanh nghiệp phát triển bền

vững. Vậy nên, mỗi công ty cần có cho riêng mình những chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp với đường lối phát triển trong tương lai.

Thực tiễn việc hội nhập kinh tế quốc tế, thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) là bước đệm giúp cho ngành logistics trở

thành một trong những ngành dịch vụ phát triển nhanh và ổn định nhất ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường vô

cùng tiềm năng trong việc phát triển ngành logistics.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm thành lập và phát triển, công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan vẫn đang từng bước khẳng định vị thế của mình

trong lĩnh vực này và được nhiều đối tác tin tưởng hợp tác. Tuy nhiên môi trường luôn luôn có nhiều biến động, thị trường cạnh tranh gay gắt,

công ty cần phân tích, nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể đứng vững trong thị trường này. Chính vì lý do này, em

quyết định chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan từ 2024-2026” với mong muốn giúp quý

công ty tìm ra phương hướng cũng như góp phần vào sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu thông qua việc tìm hiểu và phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Từ đó xác định điểm

mạnh điểm yếu, đồng thời, tìm ra cơ hội và đe dọa nhằm xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh cho công ty từ năm 2024-2026.

3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tại bàn: thu thập thông tin từ các bảng báo cáo, hồ sơ, tài liệu, các chứng từ có sẵn của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan.

Phương pháp thực địa: thu thập thông tin qua việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên, cán bộ trong công ty.

Phương pháp tổng hợp, thống kê, hệ thống các dữ liệu trên từ đó đưa ra mục tiêu dài hạn và phương án chiến lược kinh doanh phù hợp.

4. Mô tả vị trí thực tập

Trong khoảng thời gian được thực tập kinh doanh tại công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan, em đã được giao những công việc như sau:

- Nhập liệu thông tin khách hàng

- Tìm kiếm khách hàng thông qua báo giá, tư vấn thông tin

Bên cạnh đó, em được quan sát thực tế tại cảng và các kho bãi của doanh nghiệp nhằm hiểu hơn về ngành Logistics cũng như môi trường của

doanh nghiệp.

5. Bố cục đề tài

Ngoài chương dẫn nhập và kết luận, bài báo cáo bao gồm 3 chương:
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

- Chương 1: Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan

- Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan

- Chương 3: Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan từ 2023-2026
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

CHƯƠNG 1: Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan

Tên công ty: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU LÊ PHAN

Địa chỉ: Số 1283/63 Huỳnh Tấn Phát, Khu phố 4, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Người đại diện: Ông Lê Khánh Linh

Điện thoại: 097.800.5701

Ngày hoạt động: 06/04/2012

Mã số doanh nghiệp: 0311700639

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU LÊ PHAN được thành lập từ năm 2012. Với gần 10 năm kinh nghiệm, hiện nay, Lê Phan tiếp tục phát

triển và hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực kho bãi, đại lý Hải quan và

giao nhận vận tải Quốc tế như:

- Hệ thống kho ngoại quan và kho chứa hàng đa năng với sức chứa hơn 50.000 m2 nằm tại khu vực trung tâm Tp. HCM , khu vực lân

cận và các khu công nghiệp tiếp giáp sông sài Gòn, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ lẫn đường sông.

- Giải quyết các vấn vấn đề phát sinh, tiết kiệm thời gian và chi phí thông quan hàng hóa, khẳng định tính chuyên nghiệp và trách nhiệm

của Lê Phan trong dịch vụ khai báo Hải Quan.

- Trong lĩnh vực giao nhận vận tải Quốc tế, nội địa… Công ty có hệ thống đại lý với hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung

vào các thị trường Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… có quan hệ với các hãng tàu uy tín, đảm bảo đúng lịch trình và cước phí phù hợp đáp ứng

yêu cầu riêng từng khách hàng.

1.2 Tầm nhìn và Sứ mệnh

- Tầm nhìn: Vươn lên hàng Top nhà cung cấp dịch vụ Logistics Việt Nam.

- Sứ mệnh:

+ Cung cấp các giải pháp Logistics hiệu quả nhất

+ Hợp tác chặt chẽ và chia sẻ lợi ích giữ mối quan hệ bền vững

+ Thường xuyên liên lạc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng

+ Xây dựng môi trường làm việc thân thiết gắn kết cùng phát triển

1.3 Khách hàng và thị trường


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

1.3.1 Khách hàng

Khách hàng tiềm năng của công ty là các công ty cần vận chuyển, lưu trữ và gặp vấn đề trong khâu khai báo hải quan. Khách hàng mục tiêu của

công ty là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu tư vấn về các vấn đề khai báo hải quan, cần nơi lưu trữ hàng hóa và vận chuyển với giá cả hợp

lý.

1.3.2 Thị trường

Thị trường của Lê Phan tập trung vào thị trường trong nước. Với vị trí kho bãi thuận lợi, Lê Phan hoạt động tập trung vào Thành phố Hồ Chí

Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Các tỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ.

1.4 Dịch vụ

Hiện nay Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan đang kinh doanh dịch vụ Logistics. Nổi bật trong đó có:

- Dịch vụ kho bãi bao gồm: Quản lý Xuất – Nhập, Xếp dỡ, Phân phối, Quản lý hàng hóa và Báo cáo tồn kho, Kiểm đếm

- Tư vấn thủ tục khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu

- Vận tải nội địa Bắc – Nam

- Vận tải quốc tế

1.5 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

1.5.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự năm 2022)

Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:

● Giám đốc: ông Lê Khánh Linh, người đại diện công ty, có chức năng điều hành quản lý và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của

công ty theo quy định của pháp luật.

● Trợ lý giám đốc: người cung cấp thông tin và tình hình hoạt động của các phòng ban, sắp xếp lịch trình, công việc cho Giám đốc. Bên

cạnh đó, còn là người thay mặt Giám đốc giám sát mọi công việc trong công ty.

● Phòng Hành chính Nhân sự: tìm kiếm, lựa chọn, tuyển dụng nhân viên mới phù hợp với yêu cầu của công ty. Tiếp nhận, quản lý và lưu

trữ các văn bản, giấy tờ liên quan công tác hành chính nhân sự, các báo cáo nghiên cứu thị trường và số liệu,… Hỗ trợ các phòng ban khác trong

vấn đề chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…

● Phòng Marketing: thu thập thông tin thị trường, từ đó đưa ra chiến dịch Marketing phù hợp. Ngoài ra còn thiết kế bảng báo giá,...

● Phòng kế toán: báo cáo, thống kê, phân tích tình hình kinh doanh, báo cáo thuế, báo cáo tài chính, thu-chi, xuất hóa đơn,...

● Phòng nghiệp vụ: bao gồm các bộ phận sau:

- Bộ phận Dịch vụ khách hàng: tìm kiếm khách hàng, giữ mối quan hệ và giải đáp thắc mắc từ khách hàng.

- Bộ phận Chứng từ: tổng hợp, kiểm tra và sửa đổi chứng từ, soạn thảo hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, gửi thông báo tàu

đến, phát hành lệnh giao hàng, phát hành vận đơn,...

- Bộ phận Thủ tục hải quan: tư vấn thủ tục hải quan đến cho các phòng ban, khách hàng.

● Phòng kinh doanh: giới thiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ của công ty.

● Phòng Trucking (Điều phối vận tải) : điều phối và báo giá cước vận chuyển. Hỗ trợ vận chuyển container đến điểm khách hàng mong

muốn.

1.5.2 Tình hình nhân sự

Bảng 1: Bảng nhân sự tính đến ngày 01/10/2022

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự năm 2022)


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

➔ Nhận xét:

Qua bảng trên có thể thấy tính hình nhân sự giữa các năm có sự chênh lệch. Từ năm 2020 đến năm 2021 có sự cắt giảm do tình hình dịch bệnh. Vì

công ty chuyên về logistics, vào thời điểm dịch bệnh gây khó khăn về mặt kinh tế nên cần cắt giảm ở một số bộ phận, cụ thể nhân sự năm 2021 là

77 người, giảm 4% so với năm 2020. Đến năm 2022, tình hình kinh tế đang phục hồi nên nhân sự có dấu hiệu tăng từ 77 lên 85 người, tương

đương 10%.

Về trình độ, qua các năm số lượng nhân sự có trình độ Cao đẳng và Đại học không có nhiều sự thay đổi. Đối với trình độ Cao đẳng chiếm lần lượt

38,75% năm 2020, 36,36% năm 2021; 35,29% năm 2022. Trình độ Đại học chiếm lần lượt 50% năm 2020, 51.95% năm 2021 và 51.76% năm

2022. Qua đó có thể thấy công ty có yêu cầu cao trong việc tuyển dụng nhân sự có trình độ.

Về giới tính, có sự chênh lệch do tính chất công việc có nhiều vị trí cần sức khỏe và am hiểu về các thiết bị kỹ thuật công nghệ dẫn đến có nhiều

nhân sự nam ứng tuyển vào công ty, có dấu hiệu tăng qua các năm, cụ thể năm 2022 tăng thêm 6 người (tương đương 10%) so với năm 2020 và

2021 . Nhân sự nữ thường sẽ được phân bổ vào các vị trí cần sự tỉ mỉ và tính toán như kế toán, marketing,... nên chiếm tỷ lệ thấp hơn trong cơ cấu

nhân sự, lần lượt chiếm 25% năm 2020; 22,08% năm 2021 và 22,35% năm 2022.

1.6 Cơ sở vật chất

Là công ty thuộc về lĩnh vực logistics, Lê Phan thuê nhiều cơ sở vật chất. Lê Phan có văn phòng chính tại số 1283/63 Huỳnh Tấn Phát, Khu phố 4,

2
Phường Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, công ty thuê hơn 50.000 m diện tích kho bãi chứa hàng hóa tọa lạc tại các vị vị trí

thuận lợi.

1.7 Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong 3 năm gần đây

Qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, công ty có lúc đạt được doanh thu mong muốn nhưng cũng có lúc bị biến động bởi tình hình kinh tế. Sau

đây là bảng kết quả hoạt động của Lê Phan giai đoạn năm 2020-2022:

(Đơn vị tính: Nghìn đồng)

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Lê Phan giai đoạn năm 2020-2022

(Nguồn: Phòng Kinh doanh năm 2022)

➔ Nhận xét:
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta nhận thấy lợi nhuận công ty năm 2021 giảm thêm 781.350.000 đồng ( tương đương

-13,98%) so với năm 2020, doanh thu giảm thêm 1.701.983.000 đồng (tương đương -3,12%) vì dịch COVID19 bùng nổ và thực hiện lệnh phong

tỏa của Chính Phủ, từ đó dẫn đến chi phí cao, giá vốn hàng bán cũng cao.

Đến năm 2022, tình hình kinh tế lúc này đã tạm thời phục hồi, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa, tạo ra cơ hội phát triển cho thị thị trường xuất

nhập khẩu. Chính vì thế, ta thấy lợi nhuận công ty năm 2022 tăng thêm 1.126.128.000 đồng (tương đương 23,4%) so với năm 2021. Doanh thu của

công ty cũng tăng từ 52.846.213.000 đồng năm 2021 đến 56.946.195.000 đồng năm 2022, cụ thể tăng thêm 4.129.982.000 đồng (tương đương

7,8%). Điều này cũng dẫn đến giá vốn hàng bán và chi phí cũng tăng theo.

Nhìn chung, tình hình kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Lê Phan qua các năm mặc dù không tăng đều nhưng có thể kiểm soát, không biến

động quá lớn.

Một số chỉ số tài chính khác:

Bảng 3: Tỷ suất sinh lợi của công ty

(Nguồn: Phòng kế toán năm 2022)

Chỉ số ROI (tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh) nhằm đánh giá khả năng sinh lời của công ty trên mỗi đồng vốn bỏ ra với công thức:

ROI = Lợi nhuận sau thuế/Vốn kinh doanh

Tỷ số Lợi nhuận/Vốn kinh doanh của công ty qua các năm cao hơn so với lãi suất tiết kiệm ngân hàng 9%. Điều này cho thấy công ty đang sử

dụng hiệu quả đồng vốn kinh doanh.

Chỉ số ROS (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) nhằm đánh giá khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp và quản lý kiểm soát chi tiêu với công

thức:

ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

Qua bảng số liệu, chỉ số ROS từ năm 2020-2022 không tăng đều, có sự chênh lệch nhưng không quá cao. Cụ thể chỉ số ROS năm 2021 thấp hơn

1,1% so với năm 2020 và 1,3% so với năm 2022. Từ đó, ta thấy tình hình kinh doanh chưa phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó mức ROS qua các

năm lần lượt là 10,2%; 9,1% và 10,4%; so với trung bình ngành vận tải-kho bãi là 10,82% đều thấp hơn nhưng không chênh lệch quá nhiều. Vậy

nên, Lê Phan hoạt động kinh doanh có lời nhưng đạt hiệu quả chưa cao.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

1.8 Các chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty

Hiện tại công ty chưa có chiến lược kinh doanh

1.9 Điểm mạnh & điểm yếu

Điểm mạnh:

- Dịch vụ đa dạng, phù hợp với yêu cầu của nhiều khách hàng, giá cả cạnh tranh

- Chỉ số ROI cao

- Có diện tích và vị trí kho bãi thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa

- Có mối quan hệ tốt với hầu hết các hãng tàu lớn trên thế giới

- Môi trường làm việc hiện đại, thoải mái.

Điểm yếu:

- Việc quảng bá hình ảnh công ty còn hạn chế, thương hiệu trên thị trường chưa mạnh.

- Vốn chưa mạnh

- Tốc độ xử lý đơn hàng chậm

- Lương thưởng chưa hấp dẫn

- Hiệu quả kinh doanh chưa cao


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

1.10 Ma trận IFE

Lê Phan có tổng số điểm là 2,66 lớn 2,5; nghĩa là công ty mạnh về nội bộ.

CHƯƠNG 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Phan

2.1. Môi trường vĩ mô

2.1.1 Tác lực kinh tế

Năm 2022, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, lạm phát đã tăng cao nhất trong những

năm qua, dẫn đến các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, trong năm qua tình hình kinh tế nước ta vẫn phục hồi tốt, hoạt động

kinh doanh ở ba khu vực kinh tế có khởi sắc với mức tăng trưởng cao trong giai đoạn cuối năm 2022.

Cụ thể, GDP năm 2022 tăng 8,02%. Đây là mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2022, trong đó thị trường vận tải kho bãi tăng 11,93% . Tuy nhiên

đầu năm nay, có tới 12.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, điều đó cho thấy tăng trưởng kinh tế ở nước ta có dấu hiệu suy giảm rõ rệt.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cho năm 2022 đạt mức kỷ lục, 732,5 tỷ USD, kéo theo mức xuất siêu đạt 11,2 tỷ USD. Đây cũng là năm

thứ 7 liên tiếp xuất siêu, góp phần tạo nền tảng tốt cho ngành logistics trong đó bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, hải quan,…

Tình trạng lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 tăng 3,15%, thấp hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, khi cuộc

chiến giữa Nga-Ukraine diễn ra cùng với nhiều diễn biến khác trên thị trường xăng dầu dẫn đến giá xăng dầu tăng, ảnh hưởng giá vận chuyển và

nguyên vật liệu.

Những tháng đầu năm 2023, tình hình lãi suất có phần giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao nhưng được dự báo sẽ tiếp tục giảm cho đến cuối năm

vì sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Nếu lãi suất vẫn ở mức cao như hiện tại sẽ khiến các doanh nghiệp và người dân khó tiếp cận

Trong khoảng cuối năm 2022, tỷ giá hối đoái chịu nhiều sự biến động vì tình hình kinh tế thế giới. Để ổn định tỷ giá trong nước, NHNN phải duy

trì sự ổn định, chính vì thế nên quyết định nâng biên độ tỷ giá lên mức ±5%. Một điểm thuận lợi trong quá trình ổn định này là Bộ Tài chính Hoa

Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát thao túng tiền tệ trong kỳ công bố Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối

tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” mới đây.

Tóm lại, với những diễn biến tích cực của nền kinh tế nước ta hiện nay, ngành logistics sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

2.1.2 Tác lực chính trị, chính quyền, pháp luật

Với sự ổn định về mặt chính trị, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài và xây dựng môi trường phát triển cho thị trường logistics. Bắt

đầu từ năm 2005, khi Luật Thương Mại được Quốc hội thông qua có các điều khoản liên quan đến kinh doanh logistics đã tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này và tiếp cận với thị trường logistic thế giới. Đến nay, Chính phủ đang cố gắng hoàn thiện những quy định pháp

luật bởi những Hiệp định thương mại tự do (FTA) yêu cầu những quy định phù hợp, tạo cơ hội cho ngành logistics phát triển trong đầu tư và hợp

tác quốc tế.

Tính đến tháng 08/2022, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do, điều này giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, Chính phủ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thông qua việc hạ lãi suất điều hành, dẫn đến các ngân hàng hạ lãi suất cho vay.

Về mặt luật pháp, bên cạnh quy định Dịch vụ logistics trong Luật Thương mại 2005 còn có Luật Hàng hải, Luật Hàng Không Dân dụng, Luật Giao

thông Đường bộ, Luật Đường sắt,…Tuy nhiên với nền pháp luật hiện tại vẫn còn tồn tại một số quy định chưa phù hợp, không cập nhật kịp với

những quy chế cần thiết cho ngành logistics như Điều 233 Luật Thương mại 2005 doanh nghiệp chỉ cần làm một trong những quy định mà điều

này quy định đã là kinh doanh logistics là chưa hoàn chưa đúng hay Điều 235 LTM 2005, đó là quyền được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

hợp lý khác nhưng vấn đề “chi phí hợp lí khác” lại không được nêu rõ. Đây cũng là một trong những khó khăn của các doanh nghiệp logistics

hiện nay.

2.1.3 Tác lực dân số, văn hóa, môi trường, xã hội

Dân số Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua. Tính đến tháng 3/2023, dân số Việt Nam đạt ngưỡng hơn 99 triệu người, với độ tuổi trung

bình là 33,7 tuổi. Bên cạnh đó, mức sống của người dân cũng được cải thiện kéo theo nhu cầu cao, mức chi tiêu cho những nhu cầu trong cuộc

sống cũng có xu hướng tăng như quần áo, đồ tiêu dùng…. Điều này tạo cơ hội cho những doanh nghiệp dịch vụ cũng như hàng hóa phát triển.

Với dân số gần 100 triệu người, trong đó dân số vàng (từ 18 tuổi đến 35 tuổi) chiếm 50%, tập trung nhiều ở các thành phố lớn, trung tâm kinh tế

như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh,... để học tập và phát triển. Với độ tuổi này dễ dàng tiếp cận với công nghệ tiên tiến, có sức sáng tạo và năng

lượng tươi trẻ chính là nguồn nhân lực dồi dào cho các doanh nghiệp. Ngành logistics là ngành học không phải mới nhưng những năm gần đây

mới tiếp cận được với sinh viên. Chính vì vậy, điều này tạo điều kiện giúp trình độ nguồn nhân lực của lĩnh vực này được cải thiện để gia tăng sự

tiếp cận với thị trường logistics quốc tế.

Trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, hay còn gọi Công nghiệp 4.0, Việt Nam cũng không đứng ngoài. Với sự ảnh hưởng Công nghiệp 4.0,

ngày càng nhiều người tiếp cận với smartphone. Theo thống kê của Bộ Thông tin & Truyền thông, tính đến tháng 8/2022, tổng số người dùng trên

các nền tảng số Việt Nam đạt mức trên 494 triệu người. Đây là một dấu hiệu tích cực, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận đến với người

dùng nhanh chóng và dễ dàng.

Ngoài ra cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông cũng phát triển, tạo cơ hội cho ngành logistics. Hiện nay, nhiều Đường cao tốc, đầu tư sân bay Long

Thành, mở rộng các cảng biển, xây dựng các trung tâm logistics mới, chứng minh sự đầu tư vào ngành logistics không chỉ các nhà đầu tư trong

nước mà còn có các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cho thấy ngành logistics sẽ là thị trường đầu tư mang lại lợi nhuận cao trong tương lai.

Các tác động của tự nhiên là một yếu tố các nhà quản trị logistics cần chú ý như vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu,... Có thể kể đến khí hậu nóng ẩm,

thời tiết thất thường của Việt Nam khiến cho việc bảo quản hàng hóa trong các kho bãi và công việc vận chuyển gặp khó khăn.

Tuy nhiên vị trí địa lý của Việt Nam tạo cơ hội rất tốt cho ngành logistics phát triển. Lãnh thổ Việt Nam kéo dài, tiếp giáp đất liền với 3 quốc gia

(Trung Quốc, Lào, Campuchia) và tiếp giáp với Biển Đông. Việc vừa giáp đất liền và biển giúp cho Việt Nam trở thành nơi giao lưu kinh tế hàng

hóa của các nước trong và ngoài khu vực. Không những thế, Biển Đông còn là khu vực có tầm ảnh hưởng quan trọng đến vận tải đường biển thế

giới. Chính vì vậy, dọc đường biển Việt Nam có rất nhiều cảng biển như Đồ Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam

Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải…


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

Việt Nam còn nằm trên tuyến đường bộ Xuyên Á và Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa các nước trong

khu vực Châu Á và Châu Âu một cách nhanh chóng và giảm bớt chi phí. Ngoài đường bộ và đường biển, với hệ thống sông ngòi đa dạng và phong

phú đã tạo điều kiện cho việc phát triển đường thủy.

2.1.4 Tác lực công nghệ

Với sự phát triển của công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, các phần mềm giúp ích trong quá trình vận

hành của một doanh nghiệp trong ngành logistics.

Các phần mềm giúp ích cho việc quản lý doanh nghiệp như quản lý kho, đơn hàng,... Bên cạnh đó, sự phát triển của tự động hóa, có thể tạo nên

một doanh nghiệp logistics thông minh và tự động trong tương lai.

Thực tế chưa nhiều doanh nghiệp logistics thực hiện được quá trình tự động này. Các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu hết chỉ dừng lại ở mức các

phần mềm đơn giản như các phần mềm cho kế toán và thuế quan, quản lý nhân sự…

Ngoài ra, sự phát triển của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam là một yếu tố ảnh hưởng đến logistics. Khi ngành này phát triển kéo theo nhu cầu

sử dụng kho bãi chứa hàng tăng nhanh, yêu cầu các doanh nghiệp mở rộng thị trường phát triển để tiếp cận khách hàng nhanh chóng và giảm bớt

chi phí.

2.1.5 Tác lực cạnh tranh

Ở Việt Nam, cạnh tranh giữa các phương thức vận tải bao gồm cả đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không là không nhiều do các

phương thức vận tải này có lợi thế riêng và khả năng thay thế thấp.

Tính đến đầu năm 2022 có hơn 5.000 doanh nghiệp đang kinh doanh các dịch vụ trong logistics, trong đó gồm 1% công ty nước ngoài với 100%

vốn đầu tư nước ngoài (DHL Supply Chain & Global Forwarding, DSV, DB Schenker…); 10% công ty liên doanh; 89% công ty tư nhân có quy

mô vừa và nhỏ và doanh nghiệp tập đoàn nhà nước.

So với thị trường logistics thế giới, dịch vụ logistics ở Việt Nam còn hạn chế về mặt công nghệ dẫn đến việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.

Các doanh nghiệp logistics không chỉ cạnh tranh với nhau trong ngành mà còn cạnh tranh với các ngành khác như vận tải đường sắt, đường thủy,

đường hàng không về vận chuyển hàng hóa…


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

2.2. Môi trường vi mô

2.2.1. Tổng quan ngành logistics

2.2.1.1 Quy mô thị trường

Thành phố Doanh số (triệu USD) %

Hà Nội 9,689 18,67

Thành phố Hồ Chí Minh 12,662 24,4

Các tỉnh thành khác 29,543 56,93

Tổng cả nước 51,894 100

Bảng 3: Quy mô thị trường

(Nguồn: Nghiên cứu dự báo của Lê Phan năm 2022)

Ngành dịch vụ logistics tăng liên tục trong những năm qua, do nhu cầu phát triển

của thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo nghiên cứu của Lê Phan, tổng thị trường dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng 21.894 tỷ

USD. Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường lớn và phát triển tiềm năng nhất chiếm 24,4% doanh số, Hà Nội chiếm 18,67% và còn lại 56,93% là

các tỉnh khác. Như vậy để phát triển ngành dịch vụ này các doanh nghiệp nên chọn Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát triển kinh doanh.

2.2.1.2 Mức tăng trưởng của thị trường

Thành phố Năm 2012 Năm 2022 Mức tăng trưởng hàng năm (%)
(Tỷ USD) (Tỷ USD)

Hà Nội 4,952 9,689 85,36

Thành phố Hồ Chí Minh 5,498 12,662 114,53

Các tỉnh thành khác 14,961 29,543 90,33

Tổng cả nước 25,411 51,894 94,6

Bảng 4: Tăng trưởng thị trường qua các năm 2012 – 2022
(Nguồn: nghiên cứu dự báo của công ty Lê Phan năm 2022)

2.2.2. Thị trường dịch vụ kho vận

2.2.2.1 Quy mô và các phân khúc

Theo khảo sát quy mô nhỏ của Lê Phan năm 2022, tổng thị trường dịch vụ kho vận ở Việt Nam chiếm khoảng 3%, tương đương 1,146 tỷ USD.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường kho vận

2.2.2.2 Các xu hướng tăng trưởng và tiêu thụ

Năm 2023, cả nước có 33.900 doanh nghiệp được thành lập nên nhu cầu vận chuyển và lưu trữ hàng hóa sẽ tăng cao.

Dịch vụ Giá % Tăng

Thuê kho ngoại quan 6,5 USD/tấn/tháng 12%

Thuê kho hàng hóa tổng hợp 5 USD/tấn/tháng 26%

Vận tải nội địa 70 USD/tấn 39%

Vận tải quốc tế 250 USD/tấn 31%

Qua bảng ta thấy được dịch vụ thuê kho hàng hóa tổng hợp có phần trăm tăng trưởng cao nhất, điều này chứng minh ngành logistics vô

cùng hấp dẫn để các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thêm đối tác kinh doanh.

2.2.2.3 Cơ cấu và độ tập trung của thị trường

Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty tham gia lĩnh vực kho vận, trong đó có 4 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn là Công ty TNHH Expeditors

Việt Nam (10%), Công ty CP DHL Việt Nam (8%), Công ty CP Gemadept (5%), Công ty CP Transimex (4%). Theo sau là công ty Lê Phan với

1% và các công ty đối thủ: Công Ty TNHH MTV TM Giao Nhận Vận Tải Huệ Duy (1,2%), Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Hà Lâm (1,1%) và

Công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Tân Cường Phát (0,8%). Còn lại 68,9% do các công ty còn lại nắm giữ.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

Bảng 2: Cơ cấu thị trường dịch vụ vận tải theo thị phần

2.2.2.4 Chuỗi phân phối

Công ty kho vận lớn


● Công ty CP Gemadept
● Công ty CP Transimex
● Công ty TNHH Expeditors Việt Nam
● Công ty CP DHL Việt Nam

Công ty kho vận vừa


● Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Lê Phan
● Công Ty TNHH MTV TM Giao Nhận Vận Tải
Huệ Duy
● Công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Tân Cường
Phát
● Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Hà Lâm

2.2.2.5 Tình hình cạnh tranh

Theo mô hình 5 tác lực của Porter, các đặc tính của ngành kho vận : Vận chuyển

Cạnh tranh gay gắt trong ngành: cao


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

Các công ty, doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về giá cả mà còn cạnh tranh về chất lượng dịch vụ. Đây là ngành có sự cạnh tranh rất lớn giữa các

thương hiệu với nhau nhằm thu hút khách hàng tổ chức và tạo sự trung thành với thương hiệu.

Gia nhập tiềm tàng của các đối thủ mới: cao

Do rào cản gia nhập ngành đơn giản không quá phức tạp nên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với quy mô nhỏ lẻ xuất hiện ngày càng nhiều,

cạnh tranh về giá cả, chất lượng.

Phát triển tiềm tàng của các sản phẩm thay thế: thấp

Trên thị trường còn nhiều công ty vận tải hàng hóa bằng đường sông, đường hàng không, đường sắt nhưng chi phí vận chuyển cao.

Quyền thương lượng của nhà cung cấp: cao

Container đều phải nhập từ nước ngoài nên các nhà cung cấp thường áp đặt giá thuê container.

Quyền thương lượng của khách hàng: cao

Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, do đó khách hàng dễ dàng thay đổi công ty khác khi chất lượng dịch

vụ không tốt, giá cả có sự chênh lệch so với công ty đối thủ.

2.2.2.6 Các đối thủ chính

Với sự bùng nổ của thời đại công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu, việc có nhiều đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Hiện

tại công ty có rất nhiều đối thủ trên thị trường, đặc biệt một số đối thủ đáng lưu ý sau:

Công Ty TNHH MTV TM Giao Nhận Vận Tải Huệ Duy

Chiếm 1,2% thị phần cả nước về lĩnh vực logistics, có trụ sở sở tại 39/4e đường Thái Thị Giữ, Bà Điểm, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Công

ty Huệ Duy là là một trong trong những công ty chuyên cung ứng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đường bộ đi đầu trong nước.

Công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Tân Cường Phát

Chiếm 0,8% thị phần cả nước về lĩnh vực logistics, có trụ sở tại số 35/14/18 Nguyễn Tư Giản, phường 12, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty Tân Cường Phát là công ty chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi toàn quốc, thế mạnh của công ty vận tải hàng

hóa Tân Cường Phát chính là vận chuyển hàng hóa đường bộ nội với đội xe tải, xe cẩu, xe đầu kéo container, xe rơ mooc lùn, xe rơ mooc sàn và

cả xe trung chuyển nội thành đầy đủ chủng loại trọng tải.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Hà Lâm

Chiếm 1,1% thị phần cả nước về lĩnh vực logistics, có trụ sở tại 27 đường Trần Thị Cờ, khu phố 3, phường Thới An, quận 12, Thành phố Hồ Chí

Minh. Công ty Hà Lâm chuyên vận chuyển các mặt hàng hóa từ Bắc vào Nam đi các tỉnh nhỏ lẻ khác, với đội ngũ nhân viên tài xế xe tải đã có

nhiều năm kinh nghiệm trên những tuyến đường trên lãnh thổ Việt Nam.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

2.2.2.7 Khái quát về khách hàng

Nhóm Động cơ thúc đẩy Lợi ích tìm kiếm Thói quen sử

dụng dịch vụ

Doanh nghiệp Sử dụng cho hoạt Giá cạnh tranh , chất lượng dịch Khối lượng hàng hóa vừa, vận

quy mô vừa và động kinh doanh, lưu trữ hàng vụ tốt, nhân viên kinh chuyển trong trong nước

nhỏ hóa, vận chuyển hàng hóa nghiệm.

Doanh nghiệp Sử dụng cho hoạt Giá cạnh tranh, chiết khấu cao, Khối lượng hàng hóa lớn, vận

quy mô lớn động kinh doanh, chất lượng tốt, đội ngũ nhân viên chuyển quốc tế

lưu trữ hàng hóa số lượng lớn, rút giỏi.

ngắn thời gian vận chuyển

2.3. Cơ hội và đe dọa

Cơ hội

- 15 hiệp định được ký kết tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành logistics vận chuyển hàng hóa

- Chính sách hỗ trợ của nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả giao nhận như khai báo hải quan điện tử, các thủ tục hải quan cũng được

rút ngắn góp phần hạn chế chi phí doanh nghiệp.

- Nhu cầu dịch vụ giao nhận ngày càng cao do lượng hàng hóa trao đổi mua bán trong nước và nước ngoài tăng cao.

- Nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ tăng

- Tỷ giá hối đoái tăng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu hàng hóa.

Đe dọa

- Chịu sự cạnh tranh ác liệt từ các công ty lớn và các tập đoàn nước ngoài

- Các nước nước Châu Âu, Mỹ đang suy suy thoái, dẫn đến sức mua kém

- Chính sách Nhà nước đối với xuất nhập khẩu chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập

- Giá các thiết bị công nghệ khá cao.

- Lãi suất vẫn cao khiến các doanh doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay.

- Thuế phí tăng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

- Giá vận chuyển cao


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

2.4. Ma trận EFE

Lê Phan có tổng số điểm là 2,56 lớn 2,5; nghĩa là công ty tận dụng tốt các cơ hội và tránh các đe dọa

2.5 Ma trận S.W.O.T


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

Điểm mạnh - S Điểm yếu - W

1. Dịch vụ đa dạng, phù hợp với yêu cầu của nhiều 1. Việc quảng bá hình ảnh công ty còn hạn chế, thương hiệu

khách hàng, giá cả cạnh tranh trên thị trường chưa mạnh.

2. Chỉ số ROI cao 2. Vốn chưa mạnh

3. Có diện tích và vị trí kho bãi thuận tiện cho việc vận 3. Tốc độ xử lý đơn hàng chậm

chuyển và lưu trữ hàng hóa 4. Lương thưởng chưa hấp dẫn

4. Có mối quan hệ tốt với hầu hết các hãng tàu lớn trên 5. Hiệu quả kinh doanh chưa cao

thế giới

5. Môi trường làm việc hiện đại, thoải mái.

Cơ hội - O Chiến lược SO Chiến lược WO

1. 15 hiệp định được ký kết tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong 1. Thâm nhập thị trường (S1, S3, S4, O2, O3, O4, O5) 1. Xây dựng thương hiệu (W1,O4)

ngành logistics vận chuyển hàng hóa 2. Phát triển thị trường. (S1, S2, S3, S4, O1, O5) 2. Đào tạo nhân lực nâng cao trình độ chuyên môn và

2. Chính sách hỗ trợ của nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả giao khả năng xử lý các đơn hàng. (W3,O3)

nhận như khai báo hải quan điện tử, các thủ tục hải quan cũng được rút ngắn góp

phần hạn chế chi phí doanh nghiệp.

3. Nhu cầu dịch vụ giao nhận ngày càng cao do lượng hàng hóa trao

đổi mua bán trong nước và nước ngoài tăng cao.

4. Nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, nhu cầu vận chuyển

hàng hóa sẽ tăng

5. Tỷ giá hối đoái tăng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất
khẩu hàng hóa.

Đe dọa - T Chiến lược ST Chiến lược WT

1. Chịu sự cạnh tranh ác liệt từ các công ty lớn và các tập đoàn nước 1. Phát triển sản phẩm (S4, T1) 1. Cắt giảm chi phí. (W5, T1, T6, T7 )

ngoài 2. Đa dạng hóa vận tải hàng hóa cho các hộ gia đình, cơ 2. Đề Nghị Chính Phủ giảm thuế VAT, lãi suất. (W2,

2. Các nước nước Châu Âu, Mỹ đang suy suy thoái, dẫn đến sức sở nhỏ. (S1, S2, S3, S4, S5, T1, T2) W5, T1, T2, T5, T6, T7)

mua kém

3. Chính sách Nhà nước đối với xuất nhập khẩu chưa rõ ràng, còn

nhiều bất cập

4. Giá các thiết bị công nghệ khá cao.

5. Lãi suất tăng , các doanh doanh nghiệp khó tiếp cận vốn

6. Thuế phí tăng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp

7. Giá vận chuyển cao

CHƯƠNG 3: Định hướng chiến lược kinh doanh cho CTY XNK LÊ PHAN từ 2023-2026

3.1. Mục tiêu của công ty từ 2024 -2026

➢ Tăng doanh thu

Mục tiêu của công ty Lê Phan đến hết năm 2026 cung cấp dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp hơn, đạt được 100 tỷ cụ thể:

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: 70 tỷ

Các doanh nghiệp lớn: 30 tỷ


Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2024 Năm 2025 Năm 2026

Doanh thu 65.000 80.000 100.000

➢ Tăng lợi nhuận

Mục tiêu của công ty Lê Phan đến hết năm 2026 kiểm soát thu chi để thu được lợi nhuận đạt 12 tỷ đồng, cụ thể:

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2024 Năm 2025 Năm 2026

Lợi nhuận 7.000 9.500 12.000

3.2. Chiến lược kinh doanh

3.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam

● Với chiến lược này, Lê Phan sẽ tiếp tục tăng doanh thu bằng cách đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ phân phối kho bãi và vận tải hàng hóa

trên thị trường Việt Nam.

● Công ty sẽ đẩy mạnh việc vận tải và cho thuê kho bãi cho các doanh nghiệp mới thành lập thông qua việc quảng cáo trên các báo Tuổi

trẻ, Thanh Niên,..., đây là nhóm khách hàng tiềm năng, có cơ hội hợp tác lâu dài.

● Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và lớn Lê Phan đưa ra các chính sách ưu đãi như chiết khấu cho các đơn hàng

lớn…

● Về marketing trực tiếp công ty sẽ áp dụng là gọi điện thoại trực tiếp nhằm cung cấp thông tin hoặc gửi thư đến cho các khách hàng.

3.2.2. Chiến lược phát triển sản phẩm

Dịch vụ cốt lõi của Lê Phan là cho thuê kho bãi và vận tải, để tăng khả năng cạnh tranh và tăng phần trăm thị phần trên thị trường, công ty cần

phát triển và bổ sung thêm các dịch vụ khác như: Dịch vụ vụ tư vấn giải pháp lưu kho hiệu quả, bảo đảm giao hàng đúng hạn, bảo quản hàng hóa

theo yêu cầu khách hàng, ngoài ra công ty cần có các chính sách bảo hành cho khách hàng như hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển

hoặc tại kho bãi sau kiểm định là lỗi do công ty, Lê Phan sẽ bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng.

3.2.3. Chiến lược phát triển thị trường

Hiện Lê Phan tập trung các tỉnh phía Nam. Để phát triển hơn trong tương lai, Lê Phan nên xem xét mở rộng phạm vi kinh doanh của mình, công

ty có thể mở một chi nhánh đặt tại trung tâm miền Trung và miền Bắc, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng, vừa tăng độ nhận biết đến

các khách hàng khu vực khác. Với chiến lược này, Lê Phan sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua thị trường mới.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

3.2.4. Chiến lược đa dạng hóa dịch vụ

Khi tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng, với điểm mạnh là sự đa dạng trong các loại hình dịch vụ cũng như giá cả cạnh tranh, Lê Phan có thể

phát triển các loại hình dịch vụ cho các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh nhỏ.Lúc này công ty sẽ tăng nhanh và lợi nhuận thông qua dịch vụ

mới vào thị trường hiện tại.

3.3. Chiến lược cấp chức năng

3.3.1. Chiến lược đào tạo nhân lực

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là việc thiết yếu, với một nguồn nhân lực tốt và chất lượng sẽ tạo nên doanh nghiệp phát triển trong tương lai.

Chính vì thế, công ty nên tiếp tục phát huy những chính sách cho nhân viên, xây dựng cơ chế chính sách hợp lý để giữ lại người có năng lực, thu

hút nhân sự giỏi.

3.3.2. Chiến lược cắt giảm chi phí

Hiện nay, tình hình lạm phát khiến cho giá cả một số mặt hàng tăng cao như xăng dầu, điện nước,... dẫn đến chi phí kinh doanh cao. Chính vì thế,

công ty phải có những chiến lược cắt giảm các chi phí.

Về mặt tài chính, công ty phải có những kế hoạch nhằm quay đồng vốn nhanh bằng cách tăng cường thu tiền mặt ... Ngoài ra, công ty sẽ hạn chế

mức thấp nhất các khoản công nợ quá hạn của các đại lý và các công ty khách hàng. Đối với những khách hàng này, công ty có những chính sách

thưởng thanh toán khi họ trả tiền đúng hạn, ngược lại họ sẽ phải chịu phạt lãi suất tương đương với lãi suất ngân hàng ở thời điểm hiện tại nếu họ

thanh toán trễ hẹn kéo dài.

Về chi phí vận chuyển, đây là chi phí chiếm phần lớn trong tổng chi phí kinh doanh vì thế công ty nên có những quy định rõ ràng trong việc giao

nhận hàng hóa, đối với những vùng xa xôi thì sẽ tính mức phí như thế nào, với những trường hợp giao nhiều lần và trả hàng do lỗi từ phía đối tác

thì sẽ tính phí ra sao... Ngoài ra, việc vẽ sơ đồ giao nhận hàng hiệu quả và việc thương lượng với các hãng tàu, container... để giúp cho chi phí thấp

nhất là một việc cần thiết và quan trọng.

3.3.3. Xây dựng thương hiệu

3.3.3.1. Thị trường mục tiêu

● Nhóm Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Năm 2023 có gần 33.900 doanh nghiệp được thành lập trong đó có rất nhiều doanh nghiệp vừa và

nhỏ vậy nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ kho vận sẽ tăng cao. Lợi ích của nhóm khách hàng này là số luong hàng hóa sẽ nhiều và thời gian sử

dụng kho bãi sẽ lâu dài, sẽ hợp tác tác lâu dài nếu chi phí giá cả đưa ra hợp lý. Trang Chính vì vậy, Lê Phan tập trung vào phân khúc khách hàng là

những công ty vừa và nhỏ, mới thành lập ở TP.HCM có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến ngành kho vận.

● Nhóm khách hàng gia đình: Dân số TP.HCM tính đến hiện tại đã đạt mức hơn 9 triệu người. TP.HCM là thành phố tập trung nhiều

tầng lớp trung lưu và thượng lưu với mức sống cao, cho nên mức chi tiêu cho ngành dịch vụ giao nhận cao. Khách hàng quan tâm đến chất lượng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

dịch vụ khi sử dụng nên thường họ chỉ sử dụng dịch vụ của công ty từ 1-2 lần. Lợi thế của nhóm khách hàng này là khả năng thanh toán nhanh, bù

lại quy trình giao nhận phải nhanh chóng và an toàn hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.3.3.2. Định vị sản phẩm

Công ty cần tạo sự khác biệt cho dịch vụ của mình so với dịch vụ của các công ty khác trong việc định vị sản phẩm bằng các đặc tính như giao

hàng đúng hẹn, kịp thời, uy tín, chất lượng hàng được bảo đảm, dịch vụ chăm sóc tư vấn khách hàng tốt và chính sách hậu mãi tốt.

3.3. Biện pháp & kiến nghị

- Nhà nước nên giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, hạ lãi suất

- Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu, giảm thời gian cho các chi phí không cần

thiết cho các doanh nghiệp.

- Chính phủ nên tập trung phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông như đường cao tốc, các tuyến đường vành đai… nhằm kết nối

giao thông thuận tiện khắp các tỉnh.

- Sớm điều chỉnh bổ sung Luật Thương mại cũng như xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế chính sách để phù hợp với

tình hình hiện nay của hoạt động logistics . Trong đó, cần quy định lại về nội dung, định nghĩa về dịch vụ logistics, quy định rõ về quản lý nhà

nước về logistics và các điều khoản trong Luật cho phù hợp, đưa thêm các nội dung liên quan như thương mại điện tử, logistics điện tử, logistics

xanh, các trung tâm dịch vụ logistics…

Kết luận

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài Chính, “Phát triển ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”,

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM195235, ngày 25/01/2021

2. Tổng cục thống kê, “Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2022”,

https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2022/12/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/ , ngày 29/12/2022

3. Thảo Nguyên, “Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2022: Sự phục hồi mạnh mẽ”,https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/buc-tranh-

kinh-te-viet-nam-nam-2022-su-phuc-hoi-manh-me-715234 , ngày 29/12/2022

4. Thảo Nguyên, “Tỷ giá 2022: Giảm dần về cuối năm”, https://kinhtedothi.vn/ty-gia-2022-giam-dan-ve-cuoi-

nam.html#:~:text=Kinhtedothi%20%2D%20Trong%20n%C4%83m%202022%2C%20c%C3%B3,t%E1%BB%B1%20do%20lao%20d%E1%BB

%91c%20m%E1%BA%A1nh , ngày 01/01/2023

5.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Đình Kim

You might also like