You are on page 1of 7

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

TYHH | ĐỀ SỐ 03
(Đăng ký khóa LIVEVIP mục tiêu 9+ inbox page TYHH)

Câu 1: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây không làm mất màu nước brom?
A. Etilen. B. Propan. C. Axetilen. D. Buta-1,3-đien.

Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?


A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH3-CH=C(CH3)2.
C. CH3-CH=CH-CH=CH2. D. CH2=CH-CH2-CH3.

Câu 3: Cho 2 ml chất lỏng X vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt sau đó thêm từ từ từng giọt dung dịch
H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp sinh ra hiđrocacbon làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất X là
A. Anđehit axetic. B. Ancol metylic. C. Ancol etylic. D. Axit axetic.

Câu 4: Phenol (C6H5OH) không có phản ứng nào sau đây?


A. Na. B. NaHCO3. C. Br2. D. NaOH.

Câu 5: Fomalin hay fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng… Fomalin là
A. Dung dịch rất loãng của anđehit fomic. B. Dung dịch axetanđehit khoảng 40%.
C. Dung dịch 37 - 40% fomanđehit trong nước. D. Tên gọi của HCH=O

Câu 6: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?


A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.

Câu 7: Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường axit, đun nóng?
A. Glucozơ và saccarozơ. B. Glucozơ và fructozơ.
C. Fructozơ và tinh bột. D. Saccarozơ và xenlulozơ.

Câu 8: Dung dịch chứa chất nào sau đây phản ứng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam?
A. Phenol. B. Glixerol. C. Metanol. D. Etanol.

Câu 9: Glucozơ là chất dinh dưỡng được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm. Trong
máu người có một lượng nhỏ glucozơ với nồng độ hầu như không đổi khoảng
A. 0,15%. B. 0,01%. C. 1,0%. D. 0,1%.

Câu 10: Công thức nào dưới đây là công thức của chất béo?
A. C3H5(COOC17H33)3. B. C3H5(OOCC17H33)3.
C. C3H5(COOC15H31)3. D. C2H4(OOC17H35)3.

Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại este không no, đơn chức, mạch hở
A. CH3COOC2H5. B. (HCOO)2C2H4. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H3.

Câu 12: Số nhóm OH liền kề trong phân tử fructozơ là


A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.

1|TYHH
Câu 13: Hiện tượng nổ tại một số mỏ than là do sự đốt cháy hợp chất hữu cơ E có trong mỏ than khi có hoạt
động gây ra tia lửa như bật diêm, hút thuốc. Tên gọi của E là
A. Oxi. B. Hiđro. C. Cacbon monooxit. D. Metan.

Câu 14: Loại cacbohidrat chiếm nhiều trong mật ong (khoảng 30%) là?
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Amilozơ.

Câu 15: Cho este X có công thức phân tử là C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được muối Y
có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X. Tên gọi của X là
A. Propyl fomat. B. Isopropyl fomat. C. Metyl propionat. D. Etyl axetat.

Câu 16: Cho một mẩu natri nhỏ vào ống nghiệm chứa 2 ml chất X thấy có bọt khí thoát ra. Chất X có thể là
A. Etyl axetat. B. Anđehit axetic. C. Benzen. D. Etanol.

Câu 17: Công thức nào sau đây là công thức của chất béo không no?
A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (CH3COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 18: Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử: CH≡CH; CH2=CH2; CH2=CH-CH=CH2 lần lượt là:
A. 3; 5; 9. B. 4; 3; 6. C. 5; 3; 9. D. 4; 2; 6.

Câu 19: Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện
nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo của nó như hình
dưới.

Công thức phân tử của methadone là


A. C17H27NO. B. C17H22NO. C. C21H29NO. D. C21H27NO.

Câu 20: Ankan CH3 − CH − CH − CH3 có tên là:


| |
CH3 C2 H5
A. 3,4-đimetylpentan. B. 2,3-đimetylpentan.
C. 2-metyl-3-etylbutan. D. 2-etyl-3-metylbutan.

Câu 21: Cho phương trình hóa học:

2X + 2NaOH ⎯⎯⎯ → 2CH4 + K 2 CO3 + Na 2CO3 . Chất X là


0
CaO, t

A. CH2(COOK)2. B. CH2(COONa)2. C. CH3COOK. D. CH3COONa.

Câu 22: Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch nước brom có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất
1 ml hợp chất hexan và ống thứ hai 1 ml hợp chất hex-1-en. Lắc đều hai ống nghiệm sau đó để yên trong
vài phút. Hiện tượng quan sát nêu không đúng là:
A. Có sự tách lớp chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.
B. Màu vàng nhạt không bị mất ở ống nghiệm thứ nhất.
2|TYHH
C. Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.
D. Ở cả hai ống nghiệm màu vàng đều biến mất.

Câu 23: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:

Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là


A. Dung dịch Br2 bị nhạt màu. B. Có kết tủa đen.
C. Có kết tủa vàng. D. Có kết tủa trắng.

Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol)


C6H12O6 → 2X + 2CO2 (lên men rượu)
X + O2 → Y + H2O (lên men giấm)
X + Y ⇌ Z + H2O (H2SO4 đặc, đun nóng)
Tên gọi của Z là
A. Etyl axetat. B. Metyl axetat. C. Etyl fomat. D. Metyl fomat.

Câu 25: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2, tác dụng được với Na và
với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản
ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1: 1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C6H5CH(OH)2. B. HOC6H4CH2OH. C. CH3C6H3(OH)2. D. CH3OC6H4OH.

Câu 26: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, frutozơ, tinh bột, axit fomic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả
năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 27: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm,
lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.
B. Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự.
C. Thí nghiệm trên chứng minh glucozơ có tính chất của anđehit.
D. Ở bước 3, nếu thay glucozơ bằng fructozơ thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.

Câu 28: Có các phát biểu sau:


(1) Có thể phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
(2) Saccarozơ có khả năng phản ứng với H2 đun nóng khi có mặt xúc tác Ni.
3|TYHH
(3) Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(4) Công thức chung của các cacbohiđrat thường là Cn(H2O)2n.
(5) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(6) Phân tử saccarozơ được cấu tạo từ một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 29: Cho các phát biểu sau:


(a) Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái lỏng.
(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(c) Thành phần dầu mỡ bôi trơn xe máy có thành phần chính là chất béo.
(d) Thành phần chính của giấy chính là xenlulozơ.
(e) Amilozơ và amilopectin đều cấu trúc mạch phân nhánh.
(f) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 30: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:


(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(3) Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức màu xanh lam
thẫm
(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thi được một
loại monosaccarit duy nhất
(5) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag
(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 31: Cho sơ đồ điều chế ancol etylic từ tinh bột: Tinh bột → Glucozơ → Ancol etylic. Lên men 3,24 kg tinh
bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 75% và 80%. Thể tích dung dịch ancol etylic 40o thu được là
(Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml)
A. 19,17 lít. B. 6,90 lít. C. 13,58 lít. D. 3,45 lít.

Câu 32: Một loại khí thiên nhiên có thành phần phần trăm về thể tích các khí như sau: 80% metan; 15,0% etan;
còn lại là tạp chất không cháy. Biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt hoàn toàn 1 mol metan, 1 mol etan lần
lượt bằng: 880,0 kJ; 1560,0 kJ và để nâng nhiệt độ của 1,0 gam nước lên 1ºC cần cung cấp 4,2 J nhiệt
lượng. Để nâng nhiệt độ của 3 lít nước từ 25ºC lên 100ºC cần đốt cháy vừa đủ V lít khí thiên nhiên ở
trên. Biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/ml và lượng nhiệt bị tổn hao là 10%. Giá trị gần nhất của
V là

4|TYHH
A. 25. B. 42. C. 37. D. 28.

Câu 33: Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 gây ra là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một trong
những biện pháp để hạn chế virus COVID-19 vào cơ thể là phải thường xuyên rửa tay bằng dung dịch
sát khuẩn. Để pha chế “nước rửa tay khô” cần các nguyên liệu sau: cồn y tế 96%, oxy già 3%, glixerol
98%. Biết trong mỗi chai xịt, cồn 96% chiếm 83,33% thể tích dung dịch, để sản xuất được 1000 chai xịt
rửa tay 70 ml thì cần bao nhiêu lít cồn 96% (d = 0,8 g/ml)?
A. Khoảng 40 lít. B. Khoảng 20 lít. C. Khoảng 58 lít. D. Khoảng 29 lít.

Câu 34: Mức phạt nồng độ cồn theo quy định của Chính phủ đối với xe máy hiện nay:
Mức
Nồng độ cồn Mức tiền Phạt bổ sung
phạt
Chưa vượt quá 50 mg/100 Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng
1
ml máu triệu đồng. đến 12 tháng.
Vượt quá 50 mg đến 80 Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng
2
mg/100 ml máu triệu đồng. đến 18 tháng.
Vượt quá 80 mg/100 ml Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng
3
máu triệu đồng. đến 24 tháng.

Để có thể ước lượng một cách tương đối nồng độ cồn trong máu từ đó điều chỉnh lượng rượu, bia uống.
Một nhà khoa học người Thụy Điển Eric P. Widmark đề xuất từ công thức tính nồng độ cồn trong máu
như sau: C = 1,056.A/10.W.r
Trong đó: C là nồng độ cồn trong máu (g/100ml), A là khối lượng rượu nguyên chất đã uống (g), W là
trọng lượng cơ thể (kg), r là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 đối với nam giới và r = 0,6 với
nữ giới), khối lượng riêng của ancol etylic là 0,79 g/ml. Nếu một người đàn ông nặng 60kg, uống 2 lon
Bia (660ml Bia 5°) sau đó điều khiển xe máy thì nồng độ cồn trong 100ml máu là bao nhiêu mg và có
thể bị sử phạt theo mức nào?
A. 75,55 mg – Mức 3. B. 82,97 mg – Mức 3.
C. 65,55 mg – Mức 2. D. 35,82 mg – Mức 1.

Câu 35: Phân NPK là phân bón hóa học chứa đồng thời đạm, lân, kali. Phân DAP là phân bón hóa học chứa đồng
thời đạm và lân. Trong công nghiệp, để sản xuất 1 tấn phân bón NPK (có hàm lượng dinh dưỡng tương
ứng 16-16-8), người ta trộn lẫn x kg ure (độ dinh dưỡng là 46%), y kg DAP (có độ dinh dưỡng tương
ứng là 18-46-0), z kg phân kali đỏ (độ dinh dưỡng là 60%) và một lượng chất nền (không chứa nguyên
tố dinh dưỡng). Tổng giá trị (x + y + z) gần nhất là
A. 829. B. 693. C. 481. D. 965.

Câu 36: Nung nóng một lượng butan trong bình kín (với xúc tác thích hợp), thu được 0,82 mol hỗn hợp X gồm
H2 và các hiđrocacbon mạch hở (CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C4H10). Cho toàn bộ X vào bình chứa
dung dịch Br2 dư thì có tối đa a mol Br2 phản ứng, khối lượng bình tăng 15,54 gam và thoát ra hỗn hợp
khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,74 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị của a là

5|TYHH
A. 0,38. B. 0,37. C. 0,45. D. 0,41.

Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 30,4 gam hỗn hợp X chứa CH4, C2H4, C3H4, C4H6 và H2 thu được tổng số mol của
H2O và CO2 là 5,4 mol. Mặt khác, nếu cho một ít bột Ni vào bình kín chứa hỗn hợp X trên rồi nung
nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 là 7,6. Biết các chất trong X đều có
mạch hở. Nếu sục toàn bộ Y vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,48. B. 0,58. C. 0,52. D. 0,62.

Câu 38: Cho hợp chất hữu cơ mạch hở E có công thức phân tử C7H12O5. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau theo
đúng tỉ lệ mol:
E + 2NaOH → 2X + Y
2X + H2SO4 → 2Z + Na2SO4
Z (H2SO4 đặc, 170°C) → CH2=CH-COOH + H2O
Cho các nhận định sau:
(a) Chất E có hai công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên.
(b) Cho 1 mol chất Z phản ứng hoàn toàn với kim loại Na dư thì thu được 1 mol khí H2.
(c) Nhiệt độ sôi của chất Y cao hơn nhiệt độ sôi của axit fomic.
(d) Axit axetic được điều chế trực tiếp từ chất Y.
(e) Trong X oxi chiếm 29,63% về khối lượng.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 39: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột.
Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh tím.
(b) Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh
bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
(c) Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân tử
tinh bột nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện.
(d) Nếu thay dung dịch tinh bột trong thí nghiệm bằng dung dịch saccarozơ thì hiện tượng ở bước 1 vẫn
thu được dung dịch màu xanh tím.
(e) Nếu ở bước 1, nhỏ vài giọt dung dịch I2 lên mặt cắt củ khoai lang tươi cũng xuất hiện màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 40: Cho các chất mạch hở: X là ancol no, ba chức; U là axit cacboxylic không no, mạch phân nhánh, có hai
liên kết π; V và T là hai axit cacboxylic no, đơn chức; E là este được tạo bởi U, V, T với X. Đối cháy
hoàn toàn m gam hỗn hợp M (gồm U và E), thu được a gam CO2 và (a – 6,8) gam H2O. Mặt khác, cứ m

6|TYHH
gam M phản ứng vừa đủ với 0,06 mol KOH trong dung dịch. Cho 14,64 gam M phản ứng với dung dịch
NaOH đun nóng nhẹ, thu được ancol X và hỗn hợp muối khan F. Đốt cháy hoàn toàn F, thu được 0,48
mol CO2 và 16,02 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và H2O. Phần trăm khối lượng của E trong M gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 46. B. 47. C. 49. D. 48.

TRÍ TUỆ TỎA SÁNG!


---- (Thầy Ngọc Anh | TYHH) ----

7|TYHH

You might also like