You are on page 1of 8

Hồ sơ làm việc

nhóm

Tên nhóm:2

Mã lớp:THL1057. E2305

Danh sách nhóm :


STT Tên thành viên Vai trò
1 Phùng Thanh Thư
2 Bùi Ngọc Anh
3 Nguyễn Mạnh Tuấn
4 Tăng Văn Duy
5 Nguyễn Thị Thu Hà
6 Vũ Thị Hương Trưởng nhóm
7 Trần Thị Thu Thủy
8 Nguyễn Thị Hà
9 Phan Thu Hương
10 Đặng Hoàng Nam
11 Nguyễn Đức Hoàn
12 Trần Thế Chương
13 Nguyễn Đức Cường
14 Lưu Quang Hợp
1.Phân công nhiêm vụ cụ thể:

Tên công việc Mô tả công việc Người thự


Trình bày khái niệm,vai trò ,chức Phùng T
Tìm hiểu chung về Quốc hội năng Nguyễ

Bùi N
Nguyễn M
Phương hướng cải cách hoạt Phan Th
động về mục tiêu Mục tiêu và cải cách mục tiêu
Phương hướng cải cách hoạt Tăng V
động về Nguyễn
lĩnh vực hoạt động các lĩnh cực hoạt động của quốc hội Nguyễn
Phương hướng cải cách hoạt
động về Vũ Th
các đối tượng liên quan (Toàn Trần Th
án Viện kiểm soát,…)

Trần Thị
Nguyễn Đ
Lưu Qu
Giải pháp cải cách

2.Nội dung thảo luận.

a) Thời gian bắt đầu: 20h

b) Thời gian kết thúc: 21h30

d) Thành viên tham gia: 14

e) Thành viên vắng mặt:0

f) Người chủ trì:Vũ Thi Hương

h) Nội dung thảo luận: Phương pháp và giải pháp cải cách hoạt
động của Quốc hội

e)Kết Luận :

A.Tổng quan về Quốc hội.

a. Khái niệm,cách thức hình thành của Quốc hội:


- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quốc hội là cơ quan do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân
cả nước, được Nhân dân tin tưởng uỷ thác quyền lực nhà nước, thay mặt Nhân dân
quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân
cả nước.

- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước

b.Nhiệm vụ, chức năng của Quốc hội

- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật

- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc hội.Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước

- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc
bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và chi giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ
công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách
trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước,
chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của
Hiến pháp và luật

B.Phương hướng cải cách Quốc hội.

1.Phương hướng cái cách hoạt động về mục tiêu:


Cải cách pháp luật: Điều chỉnh và cải cách các luật pháp liên quan đến quản lý và
hoạt động của Quốc hội để đảm bảo tính hiệu quả và phản ánh những thay đổi xã hội
và kinh tế.

 Tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo: Đây là yếu tố quan trọng để đảm
bảo nguồn nhân lực có trình độ cao. Chất lượng giáo dục cần được nâng cao và
phải tập trung vào việc phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng công nghệ thông tin.
 Khuyến khích nghiên cứu và phát triển: Việc đầu tư vào lĩnh vực khoa học
và công nghệ là một phần quan trọng của việc cải cách. Đây có thể bao gồm
khuyến khích khởi nghiệp, hỗ trợ cho các công ty công nghệ mới nổi, và tạo điều
kiện thuận lợi cho sự đổi mới.

 Tăng cường quản lý hành chính và giảm tham nhũng: Việc xây dựng một hệ
thống quản lý công bằng, minh bạch và hiệu quả là rất quan trọng. Phải tiến hành
cải cách hành chính, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong quản lý và giảm tham
nhũng. Cải cách hệ thống kiểm tra và cách thức Quốc hội quản lý tài chính và tài sản
quốc gia để đảm bảo rằng tài nguyên quốc gia được sử dụng một cách hợp pháp và
minh bạch.

 Phát triển hạ tầng: Đầu tư vào hạ tầng cơ sở như giao thông, năng lượng và
mạng lưới viễn thông là quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế và xã hội.

 Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Việc bảo vệ môi trường và tạo
điều kiện cho phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng. Việt Nam cần phải đối
mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên một cách bền
vững.
 Phát triển nền kinh tế đa dạng hóa: Dựa vào kinh nghiệm trong phát triển
kinh tế, cần phải đẩy mạnh đa dạng hóa nền kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào một
số ngành hoặc thị trường quốc tế.

 Tăng cường quan hệ quốc tế: Hợp tác quốc tế và xây dựng quan hệ với các
quốc gia khác có thể giúp tạo ra cơ hội mới và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất
khẩu và hợp tác kinh tế.

 Tăng cường an ninh và quốc phòng: Đảm bảo an ninh và quốc phòng là điều
quan trọng để đảm bảo ổn định và phát triển bền vững.

 Cải cách pháp luật: Điều chỉnh và cải cách các luật pháp liên quan đến quản lý
và hoạt động của Quốc hội để đảm bảo tính hiệu quả và phản ánh những thay đổi xã
hội và kinh tế.

2.Phương hướng cải cách các hoạt động về lĩnh vực xã hội

 Tăng cường tính minh bạch và truyền thông:

- Quốc hội cần nâng cao tính minh bạch trong việc đưa ra quyết định và thực hiện các
cuộc họp, phiên làm việc và biểu quyết.

- Sử dụng công nghệ thông tin để livestream các buổi họp và phiên làm việc, đồng
thời đảm bảo rằng thông tin và tài liệu liên quan được công bố công khai.

 Tăng cường kiểm tra giám sát và đánh giá:

-Tăng cường khả năng nắm bắt nắm bắt nhanh chóng các vấn đề xã hội ,kinh tế,chính
trị.
- Tạo ra một hệ thống kiểm tra hiệu quả để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả của
các quyết định và chính sách.

- Thúc đẩy vai trò của các cơ quan kiểm toán độc lập để theo dõi và đánh giá hoạt
động của cơ quan chính phủ.

 Tạo cơ hội cho sự tham gia của công dân:

- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tham gia vào quá trình lập pháp, thông
qua việc tăng cường thông tin

Thúc đẩy cuộc thảo luận và phản hồi từ phía người dân về các vấn đề quan trọng
thông qua các cuộc họp công khai, hội thảo và cuộc trò chuyện trực tuyến

- Đảm bảo rằng các cử tri có khả năng đưa ra ý kiến và tiếng nói của họ được lắng
nghe.

 Đào tạo và nâng cao năng lực:

- Cải cách cần bắt đầu bằng việc đảm bảo rằng các thành viên Quốc hội được đào tạo
kỹ lưỡng về quy trình làm việc, nâng cao kiến thức luật pháp và trách nhiệm của họ.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đại biểu quốc hội tham gia vào các hoạt động
nghiên cứu và thảo luận chuyên sâu về vấn đề quan trọng.

 Thúc đẩy tình hợp tác và đối thoại chính trị:

- Tạo điều kiện tạo sự hợp tác và đối thoại chính trị giữa các đảng và thành viên Quốc
hội để thúc đẩy quyết sách xây dựng và thực hiện chính trị.

- Thúc đẩy các cuộc thảo luận xây dựng để giải quyết mâu thuẫn chính trị và tạo cơ
hội cho các đảng và cá nhân nghị sĩ thảo luận về lợi ích của quốc gia.

3.Phương hướng cải cách hoạt động về các đối tượng liên quan (tòa án , viện kiểm
soát…)
a. Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:

 Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách tư pháp theo chủ trương
của Đảng để xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, công bằng,
nghiêm minh, hiện đại.;
 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân;
xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững
mạnh, chuyên nghiệp, đủ năng lực, bản lĩnh, bảo đảm số lượng biên chế để đáp ứng
tốt yêu cầu nhiệm vụ; thường xuyên kiểm tra, thanh tra nội bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ
cương, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực trong hoạt động tư
pháp;
 Từng bước hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng
cường các điều kiện bảo đảm để Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

b. Kiểm toán Nhà nước:

 Thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính
công, tài sản công, hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và là công cụ hữu hiệu
của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản
công;
 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, hệ thống chuẩn mực, quy trình về hoạt động kiểm
toán nhà nước; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch
trong hoạt động kiểm toán nhà nước; tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán nhà
nước; đa dạng hóa các hình thức công khai kết quả kiểm toán; chú trọng kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán;
 Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả; xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm toán nhà nước có phẩm chất, năng lực, uy tín,
trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và tăng cường các điều kiện bảo đảm để Kiểm toán nhà nước thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn;

 Tăng cường phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm tra nhằm hạn chế, khắc phục
sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động của các cơ quan. Phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan chức năng trong việc xem xét, xử lý các vi phạm; nâng cao hiệu quả công tác
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạt.
C .Giải pháp

 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ,công khai.


 Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội để cử tri lựa chọn và bầu ra những
người thực sự tiêu biểu vào Quốc hội. Nâng cao số lượng đại biểu Quốc hội, tăng
cường lý số lượng đại biểu chuyên trách; có cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt
chẽ và có trách nhiệm với cử tri
 Bảo đảm và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với Quốc Hội
 Cải tiến và nâng cao chất lượng các kỳ họp Quốc Hội
 Nâng cao chất lượng Đại biểu Quốc Hôi, tăng cường Đại biểu Quốc Hội chuyên
trách
 Tăng cường hoạt động Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Hội đồng dân tộc và các
Ủy ban của Quốc Hội
 Khẳng định vị trí, vai trò của Quốc hội, bảo đảm nguyên tắc phân công, phối
hợp giữa các cơ quan trong Nhà nước
 Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết
là quy định xây dựng luật, pháp luật; luật, pháp lệnh cần quy định cụ thể, tăng tính
khả thi để đưa nhanh vào cuộc sống.
 thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng của
đất nước, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia, việc phân bố và thực hiện ngân
sách; giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, công tác phòng, chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí.

Xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chấm
dứt mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân

You might also like