You are on page 1of 101

1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Quản trị ngân hàng

Áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài chính


tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)

Nhóm The Stars

1. Phạm Mỹ Linh (Nhóm trưởng)


2. Lê Trung Kiên
3. Trần Thị Huyền
4. Phạm Thu Hà
5. Nguyễn Thị Kim Dung
6. Lê Thị Châu

Nhóm: Stars
2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI TỪ VIẾT TẮT

WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới.

UNDP: Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc.

BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.

SHB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội.

VCB: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

IPO: Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu.

VCSH: Vốn chủ sở hữu.

NHTM: Ngân hàng thương mại.

NHNN: Ngân hàng Nhà Nước.

Nhóm: Stars
3

TCTD: Tổ chức tín dụng.

BCĐKT: Bảng cân đối kế toán.

Cty TNHH MTV: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Cty CPXNK: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu.

EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam.

VAMC: Công ty quản lý Tài sản.

TLDPRR: Trích lập dự phòng rủi ro.

HĐQT: Hội đồng quản trị.

Nhóm: Stars
4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Hệ số an toàn vốn tối thiếu CAR của Vietcombank................................17


Bảng 2: Các chỉ số an toàn vốn của VCB Việt Nam............................................19
Bảng 3 :Sự thay đổi tỷ trọng của tài sản cố định qua các năm( Đơn vị: %)........31
Bảng 4: Thay đổi cho vay và dự phòng qua các năm............................................32
Bảng 5: Chỉ số dự phòng rủi ro qua các năm........................................................33
Bảng 6: Cơ cấu cho vay theo ngành......................................................................35

Bảng 7: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp...........................................36


Bảng 8: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn nợ...............................................................36
Bảng 9: Cơ cấu cho vay theo chất lượng nợ..........................................................37
Bảng 10: Chỉ số rủi ro danh mục cho vay..............................................................37
Bảng 11: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tàisản..............................................................39
Bảng 12: Tỷ trọng các khoản mục ngoại bảng.......................................................41
Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của VCB qua 3 năm 2011-
2013.......................................................................................................................55
Bảng 14: So sánh chỉ tiêu ROA của VCB trong 3 năm 2011-2013....................56
Bảng 15: So sánh chỉ tiêu ROE của VCB trong 3 năm 2011-2013.....................57
Bảng 16: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm.............................57
Bảng 17: Biểu thị mức tăng giảm các chỉ tiêu trong vốn chủ sở hữu của ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam (VCB)...........................................................................60
Bảng 18: Chỉ số sinh lời của Vietcombank giai đoạn năm 2011 đến quý 2 năm
2014........................................................................................................................62
Bảng 19: Cơ cấu tài sản Vietcombank...................................................................66
Bảng 20: Kết cấu tài sản của VCB........................................................................78
Bảng 21: Khả năng thanh toán ngay......................................................................84
Bảng 22 :Các chỉ số tài chính cơ bản của Vietcombank 2009 – 2013..................91
Bảng 23: So sánh một số chỉ tiêu của VCB và các ngân hàng khác trong năm
2013........................................................................................................................94
Biểu đồ 1: Sự biến động của vốn chủ sở hữu từ quý 1 năm 2012 đến quý 2 năm
2014........................................................................................................................18
Biểu đồ 2: Sự thay đổi của tổng tài sản............................................................... .22
Biểu đồ 3: Sự thay đổi khoản mục tiền mặt........................................................ .24
Biểu đồ 4: Sự thay đổi khoản mục tiền gửi tại NHNN.........................................25
Biểu đồ 5: Sự thay đổi khoản mục tiền gửi và cho vay TCTD khác.............. .....26

Nhóm: Stars
5

Biểu đồ 6: Sự thay đổi khoản mục chứng khoán kinh doanh................................26


Biểu đồ 7: Sự thay đổi khoản mục công cụ tài chính phái sinh và các TSTC
khác............................................................................................................... ........27
Biểu đồ 8: Sự thay đổi khoản mục chứng khoán đầu tư........................................27
Biểu đồ 9: Sự thay đổi của khoản mục cho vay khách hàng............................ .29
Biểu đồ 10: Sự thay đổi khoản mục góp vốn đầu tư dài hạn............................. 29
Biểu đồ 11: Sự thay đổi của tài sản cố định........................................................30
Biểu đồ 12: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu VCB 2011...............................................61
Biểu đồ 13: Tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lời của ngân hàng ngoại thương
Vietcombank.......................................................................................................66
Bảng 14 : tốc độ tăng giữa chi phí lãi và các chi phí tương ứng so với thu nhập lãi
và các khoản thu nhập tương ứng từ năm 2011 đến quý 2 năm 2014................68
Biểu đồ 15: Biến động thu nhập lãi thuần của ngân hàng ngoại thương
VietcomBank ......................................................................................................68
Biểu đồ 16: Biến động thu nhập ngoài lãi thuần và chi phí hoạt động khác.......71
Biểu đồ 17: Biến động tổng thu nhập hoạt động thông qua thu nhập lãi thuần và
thu nhập ngoài lãi thuần.......................................................................................73
Biểu đồ 18: Biến động chi phí hoạt động............................................................73
Biểu đồ 19: Biến động chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản bình
quân.....................................................................................................................74
Biểu đồ 20: Biến động lãi suất điều hành năm 2012 so với năm 2011..............92
Biểu đồ 21: Chỉ số giá tiêu dùng.........................................................................93

Nhóm: Stars
6

Lời mở đầu
333

Tính cấp thiết của đề tài.

Ngân hàng là tổ chức tín dụng và trung gian tài chính hoạt động dựa trên sự
uy tín của mình. Ngân hàng là cầu nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách
hàng có thặng dư vốn và hoạt động dựa vào uy tín của mình. Từ khi ra đời đến
nay, hệ thống ngân hàng quốc tế nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói
riêng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế cũng như sự phát
triển của thị trường tài chính.

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu tác động không nhỏ của
tình hình chính trị, kinh tế trong và ngoài nước. Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh
tế năm 2008 và hội nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, tình hình kinh tế Việt Nam
nói chung và tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đã có nhiều thay
đổi về cục diện.

Trước những thách thức của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế về trình độ
quản lí, vốn, công nghệ, các tiêu chuẩn về kế toán và kiểm toán.... cũng như việc
đòi hỏi các nhà quản trị phải có những bước đi thích hợp trong việc điều hành hoạt
Nhóm: Stars
7

động của ngân hàng. Điều này dẫn đến việc các nhà quản trị phải luôn luôn theo
dõi và phân tích tốt tình hình hoạt động của ngân hàng trong từng thời kì để từ đó
có những chiến lược cụ thể. Một trong những phương pháp phân tích tài chính
được công nhận rộng rãi đối với việc phân tích tài chính ngân hàng là phương
pháp CAMELS.

Sau đây, để hiểu rõ hơn về phương pháp sử dụng mô hình CAMELS trong
phân tích tài chính ngân hàng, nhóm em xin chọn ngân hàng Vietcombank làm đối
tượng để phân tích. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy và các bạn.

Kết cấu.

Bài thảo luận gồm 3 chương.

Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và mô
hình CAMELS.

Chương 2: Áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài chính của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Chương 3: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Nhóm: Stars
8

333333333

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
VÀ MÔ HÌNH CAMELS

I. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.

Nhóm: Stars
9

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch
Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), còn được gọi
Vietcombank hay VCB. Vietcombank là ngân hàng lớn thứ ba (sau Agribank và
BIDV và là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ nhì Việt Nam, sau BIDV tính
theo tổng khối lượng tài sản. Theo báo cáo của UNDP, Vietcombank là doanh
nghiệp lớn thứ sáu Việt Nam (sau Agribank, VNPT, EVN, BIDV và VietsovPetro.
Được thành lập từ năm 1963 đến nay, Vietcombank có số vốn điều lệ là
23.174.170.760.000 đồng. Tính đến năm 2013, bên cạnh hội sở chính
Vietcombank hiện có 1 SGD và 79 chi nhánh với 333 phòng giao dịch hoạt động
47/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bố: Bắc Trung Bộ
10%, Đông Bắc Bộ 7.5%, Đồng bằng Sông Hồng (bao gồm Hà Nội) 22,5%, Đông
Nam Bộ và Hồ Chí Minh 25%, Duyên hải Nam Trung Bộ 13,75%, Tây Nam Bộ
16,25%, Tây Nguyên 4%. Vietcombank còn có hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại hơn
155 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

1. Lịch sử hình thành.


• Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Ngân hàng Ngoại thương được thành lập theo

Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra
từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam)
• Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động Ngân hàng

Ngoại thương như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
• Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ra Quyết

định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số
68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà
Nước. Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương được hoạt động theo mô hình
Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng
03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for
Foreign Trade of Vietnam, tên viết tắt là Vietcombank[1].
• Ngày 2 tháng 6 năm 2008, ngân hàng đã chính thức chuyển đổi thành ngân
hàng thương mại cổ phần
2. Mục tiêu và tầm nhìn.
1.2. Định hướng chiến lược trung và dài hạn.
 Phát tiển và mở rộng hoạt động để trở thành Tập đoàn Ngân hàng tài chính

đa năng có sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế.


 Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của

Vietcombank là hoạt động Ngân hàng Thương mại dựa trên nền tảng công

Nhóm: Stars
10

nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn
mực quốc tế.
 Tiếp tục củng cố phát triển bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở

nền tảng phát triển bền vững. Duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong
nước và phát triển ra thị trường nước ngoài.
 Mở rộng và đẩy mạnh một cách phù hợp các lĩnh vực Ngân hàng đầu tư (tư

vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư...); Dịch vụ bảo
hiểm; các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản
thông qua liên doanh với các đối tác nước ngoài.
 An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới

một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên
suốt.
1.2. Các mục tiếu đối với xã hội và cộng đồng.
Không chỉ chú trọng vào phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
Vietcombank còn xác định cho mình những mục tiêu cao cả đối với xã hội và
cộng đồng:
 Vietcombank luôn nỗ lực để hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo cho

dòng huyết mạch tài chính lưu thông không ngừng nghỉ, đóng góp vào sự
phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng
nói riêng.
 Hoạt động của Vietcombank luôn hướng tới cộng đồng, xã hội, góp phần

xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc


 Vietcombank luôn đề cao tính “Nhân văn” như một giá trị cốt lõi của văn

hóa Vietcombank, luôn sẵn sàng sẻ chia không chỉ với bạn hàng, khách
hàng, đối tác mà còn sẻ chia và hỗ trợ người nghèo, đồng bào vùng sâu
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Quan tâm và dành một
nguồn lực không nhỏ cho công tác an sinh xã hội là một trong những mục
tiêu quan trọng được Vietcombank đề ra hàng năm.
II. Mô hình CAMELS.

Hệ thống phân tích CAMEL được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả
năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của
ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu
chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng
(tài sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt
được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản
là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường. Cần
luôn luôn lưu ý là các báo cáo tài chính không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin
Nhóm: Stars
11

mà người phân tích muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và
thanh khoản của ngân hàng. Do đó, cần kết hợp việc phân tích theo CAMEL với
những đánh giá định tính của ngân hàng để có thể thu đuợc kết quả phân tích ngân
hàng kỹ lưỡng và hữu ích.

Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa theo sáu yếu tố cơ bản được sử dụng
để đánh giá hoạt động của một ngân hàng : đó là Mức độ an toàn vốn, Chất lượng
tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường ( viết
tắt bằng tiếng anh là CAMELS).

1. Capital Adequacy - Mức độ an toàn vốn.

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong
phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ
hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro
cao hơn.

 Chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn:

• Cơ cấu vốn

• Chất lượng cổ đông có ảnh hưởng lớn

• Hệ số đòn bẩy tài chính L = tổng nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu

• Hệ số tạo vốn nội bộ

• Chất lượng và khả năng tài chính của các cổ đông...

2. Asset Quality - Chất lượng tài sản vốn có.

Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân
hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính
sách cho vay - cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng
tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và
điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô
đi rút tiền ở ngân hàng.

3. Management - Quản lý.

Nhóm: Stars
12

Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ
chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán...đều được xem
xét một cách riêng rẽ để phản ánh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý.

Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất
trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến
thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người
quản lý sẽ ảnh hưởng trự tiếp đến những yếu tố như:

• Chất lượng tài sản có

• Mức độ tăng trưởng của tài sản có

• Mức độ thu nhập

• Khả năng lập kế hoạch.

4. Earnings - Lợi nhuận.

Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm
cả mức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả
hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số. Cụ thể hơn, lợi nhuận là chỉ
số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của
nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn,
đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong
tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho
vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng
là:

• Thu nhập từ lãi

• Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng

• Thu nhập từ kinh doanh, mua bán

• Thu nhập khác

5. Liquidity - Thanh khoản.

Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu

Nhóm: Stars
13

cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc
thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất
cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời
và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất
thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng
về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn.

Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay.
Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản có kém, mới là nguyên
nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng. Nói chung có thể đánh
giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu
cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ
biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả
năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả
năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược,
chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ với các chính
sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự
kiến của các cam kết cấp tín dụng.

 Khả năng thanh khoản:

• Tỷ lệ thanh toán của tài sản = tài sản thanh khoản/ tổng tài sản
(20¬30%)

• Hệ số đảm bảo tiền gửi = tài sản thanh khoản/ tổng tiền gửi (30-45%)

• Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/ tổng nợ ngắn hạn

6. Sensitivity to Market Risk - Mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường.

Phân tích S nhằm đo lường bằng mức độ ảnh hưởng của của thay đổi về lãi
suất hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm
đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và
kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra những dấu hiệu, chỉ dẫn định hướng
rõ ràng và tập trung.

Nhóm: Stars
14

CHƯƠNG 2

ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA


NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB)

PHẦN 1: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI


THƯƠNG VIỆT NAM (VCB).

Nhóm: Stars
15

I. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).


Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá
mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Tại Việt Nam, sự tăng trưởng vốn của ngân hàng luôn được sự quan tâm đặc biệt
của các nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch thực hiện.
Các tổ chức như Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia (UBGSTCQG) cũng như bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đưa ra nhiều
cơ chế, chính sách đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng, trong đó nhấn mạnh
việc tăng vốn tự có để đảm bảo an toàn vốn hệ thống tài chính. Đối với tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu (mức đủ vốn tối thiểu), quy định cụ thể có liên quan đầu tiên là
Quyết định QĐ 297/1999/QĐ – NHNN, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Đến năm
2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT – NHNN thay thế Quyết định
457/2005/QĐ – NHNN (năm 2005) nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%.

Bảng 1: Hệ số an toàn vốn tối thiếu CAR của Vietcombank

Năm
2010 2011 2012
CAR

VCB 9,0% 11,14% 14,83%

Nguồn: BCTN của Vietcombak

Ngân hàng Vietcombak luôn cấp hành tốt tỷ lệ CAR trong các thời kì và tỷ
lệ này đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do có sự tham gia của cổ đông
chiến lược nước ngoài.

Cụ thể, quý 4/2011, Vietcombank phát hành 15% vốn cổ phần cho cổ đông
chiến lược Nhật Bản là Mizuho Bank, Ltd. Việc phát hành này mang lại cho
Vietcombank nguồn thặng dư vốn cổ phần khoảng 8.300 tỷ đồng, qua đó tăng
nguồn vốn tự có và vải thiện chỉ tiêu an toàn vốn ngân hàng.

Nhóm: Stars
16

Mizuho Bank trở thành cổ đông chiến lược của Vietcombank vào thời điểm
hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang ở
thời kì đầu của quá trình tái cấu trúc. Hai năm là thời điểm khá ngắn để xác nhận
những đóng góp của Mizuho. Tuy nhiên, trước mắt, có thể nhìn thấy các chỉ số về
an toàn vốn đạt được ở mức khả quan.

Biểu đồ 1: Sự biến động của vốn chủ sở hữu từ quý 1 năm 2012 đến quý 2 năm
2014

Vốn chủ sở hữu của Vietcombank đạt 28.639 tỷ đồng tăng 38,1%(7.902 tỷ
đồng) so với năm 2010

Năm 2012 vốn chủ sở hữu của Vietcombank đã thay đổi so với năm 2011
như sau

 Vốn điều lệ tăng 3.476 tỷ đồng (tăng 17.6%)


 Thặng dự vốn cổ phần tăng 8.205 tỷ đồng (tăng 823,9%), tỷ trọng thặng dư
vốn cổ phần trong tổng vốn chủ sở hữu tăng đột biến từ 3,5% (năm 2011)
lên 22,1% (năm 2012)
Năm 2013, vốn chủ sở hữu của Vietcombak tăng 86.001 tỷ đồng tăng
2,06% so với năm 2013.

II. Mức độ đòn bẩy tài chính của Vietcombank.

Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị mức độ sử dụng các nguồn tài trợ có chi
phí cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) để gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay
gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu.
Đòn bẩy tài chính (FL) =
Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL) =

Sử dụng đòn bẩy tài chính với hi vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ
đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, ngân hàng có thể dùng các nguồn vốn có chi
phí cố định bằng cách phát hành trái phiếu và cổ đông ưu đãi để tạo ra lợi nhuận
lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định.Phần lợi nhuận còn
lại sẽ thuộc về cổ đông thường.

Nhóm: Stars
17

Bảng 2: Các chỉ số an toàn vốn của VCB Việt Nam.


Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Q2 2014
Tỉ lệ CAR =Vốn tự 11,14 14,83 13,37 _
có / Tài sản có rủi
ro(%)
Hệ số đòn bẩy tài 12,1 9,2 10,2 10,5
chính =NPT/
VCSH(lần)
Tỉ lệ dư nợ cho 86,68 79,34 80,62 _
vay/ huy động vốn
(%)

Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB


Trong các chỉ tiêu phân tích chất lượng của nguồn vốn được VCB trong mô
hình Camel, chúng ta cần tính được hệ số đòn bẩy tài chính. Hệ số đòn bẩy tài
chính của VCB được duy trì ở 1 mức thấp và có thể nói là thấp so với mức độ cho
phép (12,5 lần). Từ năm 2011 trở lại đây có xu hướng giảm. Hiện tại vẫn đang
thấp hơn năm 2011 là 1,6 lần. Năm 2011 là 12,1 lần nhưng đến năm 2012 thì giảm
mạnh là do nợ phải trả tăn nhưng tăng không đáng kể, chủ yếu dovốn chủ sở hữu
từ năm 2011 đến năm 2012 tăng khá mạnh từ 28.122.036 triệu đồng lên
40.973.467 triệu đồng (tăng thêm 45,7%). Đặt ra 1 câu hỏi tại sao vốn chủ sở hữu
của VCB đột nhiên tăng mạnh như thế? Chủ yếu là do phần thặng dư vốn cổ phần
tăng rất mạnh chỉ là 995.952 triệu đồng vào năm 2011 nhưng đến năm 2012 đã là
9.201.397 triệu đồng (thêm hẳn 1 con số). Nghị định 109 của Chính phủ quy định:
Đối với doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, trường hợp không bán ra cổ phần
Nhà nước mà chỉ phát hành thêm, tỉ lệ phát thêm bao nhiêu thì thặng dư vốn được
giữ lại cho doanh nghiệp bấy nhiêu, phần còn lại phải chuyển giao cho Nhà nước.
Như vậy, VCB phát hành thêm 30% vốn điều lệ nên thặng dư vốn chỉ được giữ lại
với tỉ lệ tương ứng. Tuy nhiên, ngày 26-12-2012, VCB chỉ đấu giá 97.500.000 cổ
phiếu, tương đương 6,5% vốn điều lệ. Riêng 225 triệu đến 300 triệu cổ phần (15%
- 20% vốn điều lệ) phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài hiện đã có hai đối tác
chiến lược đề nghị VCB tiếp tục đàm phán, những thỏa thuận cuối cùng sẽ đạt
được sau đợt IPO này. Cũng theo ông Bình( chủ tịch HĐQT của VCB), VCB sẽ sử
dụng ngay thặng dư vốn trong chiến lược phát triển của mình, là củng cố hoạt
động các công ty thành viên, tìm kiếm các dự án tốt để đầu tư; đặc biệt là tiếp tục
góp vốn vào 8 ngân hàng mà VCB đã đầu tư bởi các ngân hàng này đang có nhu
cầu tăng vốn. Thặng dư vốn cổ phần đột nhiên tăng mạnh là 1 dấu hiệu không tốt.
Nhóm: Stars
18

Như vậy năm 2012, VCB tăng VCSH lên 1 cách đáng kể. Nợ xấu của VCB năm
2012 cũng tăng mạnh. Thặng dư vốn cổ phần đột nhiên tăng mạnh, có thể do VCB
phát hành cổ phiếu có chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá có chênh lệch
lớn nhằm bù đắp phần nợ xấu để làm đẹp báo cáo tài chính. Mặc dù những năm
gần đây nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Năm 2013 và đến thời điểm hiện tại thì hệ số nay vẫn giữ ở mức ổn định nhưng
vẫn thấp hơn mức cho phép.1 mặt cho thấy khả năng VCSH tốt nhưng 1 mặt duy
trì hệ số đòn bẩy tài chính ở mức thấp cũng không tốt. Bởi vì chiếm đa số nguồn
vốn của ngân hàng là vốn đi vay. Nếu duy trì hệ số này thấp quá thì sẽ kìm hãm sự
gia tăng của lợi nhuận.

III. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu ngày 31/12/2010 của VCB là 8,37%. Sau 1 năm
thì đã tăng lên là 11,14% thực hiện đúng theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN.
Không những thế tỉ lệ an toàn vốn này còn tiếp tục tăng trong năm 2012 là
14,83%.Về cơ bản, CAR cao chưa hẳn là một tín hiệu tốt đối với VCB. Có thể
thấy năm 2012 là năm dè chừng của VCB khi cả hệ số CAR tăng đột biến, hệ số
đòn bẩy tài chính giảm. Mặc dù như thế nhưng nợ xấu trong năm 2012 vẫn
tăng.Nợ xấu trong 2 năm 2013 và 2014 của VCB tăng mạnh làm cho tổng tài sản
có rủi ro của ngân hàng tăng mạnh.Đồng thời, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng tăng, làm giảm lợi nhuận, đồng thời làm giảm vốn tự có.Trong năm 2013,
ngân hàng cũng tích cực xử lý nợ xấu bằng cách nỗ lực thực hiện tăng trưởng tín
dụng. Dư nợ tín dụng tăng lên thì tài sản có rủi ro cũng tăng lên tương đối. Theo lẽ
thường, CAR của VCB phải giảm, nhưng trong 2 năm gần đầy CAR lại tăng
mạnh. CAR tăng không chứng tỏ được vốn của ngân hàng an toàn hơn trên cơ sở
quản lý hiệu quả tài sản có rủi ro, đặc biệt là danh mục cho vay, mà có thể do
ngân hàng đang thực hiện phát hành giấy tờ có giá để tăng vốn. Việc bán nợ cho
VAMC và nắm giữ Trái phiếu đặc biệt cũng làm tăng vốn của ngân hàng, dẫn đến
CAR tăng.Tỉ lệ CAR của VCB vẫn đang duy trì ở mức cao so với quy định.
IV. Tỉ lệ dư nợ cho vay / huy động vốn.

Tỉ lệ cho vay năm 2011 cao nhất trong những năm trở lại đây.Tuy có xu
hướng giảm trong nâm 2012 nhưng đến năm 2013 thì tăng lên.Danh mục cho vay
của VCB không ngừng mở rộng, gần đây các ngân hàng ưa chuộng và muốn phát
Nhóm: Stars
19

triển về lĩnh vực bán lẻ nhiều hơn là bán buôn.Năm 2012, bên cạnh việc triển khai
một số sản phẩm mới và cải tiến các tính năng tiện ích cho dịch vụ bán lẻ, VCB đã
tích cực triển khai các chương trình thúc đẩy bán hàng thông qua các hình thức
khuyến mại, chăm sóc khách hàng, thi đua bán hàng… VCB cũng từng bước (i)
Phát triển và mở rộng các dịch vụ Direct Banking, (ii) Hỗ trợ bán hàng thông qua
việc chủ động giải quyết các vướng mắc; khảo sát công khai hoặc bí mật để kiểm
tra chất lượng tư vấn sản phẩm và dịch vụ; cung cấp các công cụ quảng cáo,
truyền thông và tài liệu hướng dẫn tư vấn khách hàng. Do đó, cơ sở khách hàng
thể nhân của Vietcombank không ngừng lớn mạnh về số lượng, các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng bán lẻ không ngừng được chuẩn hóa cũng như mạng lưới bán lẻ
của Vietcombank ngày càng mở rộng trên khắp cả nước. Năm 2012 khi tỉ lệ này ở
mức thấp nhưng nợ xấu vẫn tăng chứng tỏ khả năng quản lý và giám sát các khoản
vay không tốt.

V. Các hoạt động ngoại bảng.

Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, Vietcombank phải phân loại các
khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô
điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể vào 5 nhóm để trích dự phòng cụ thể
tương ứng.

Ngoài ra, Vietcombank cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng
0,75% tổng giá trị số dư các cam kết bảo lãnh, cam kết trong nghiệp vụ thư tín
dụng và cam kết tài trợ cho khách hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Khoản dự phòng chung này sẽ được lập đủ trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết
định 493 có hiệu lực. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Vietcombank đã trích lập
dự phòng chung ở mức 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11 năm 2012
(tại ngày 31 tháng 12 năm 2011: 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11
năm 2011).
Tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của VCB rất cao, đặc biệt trong đầu năm 2014 đã
lên tới hơn 63000 tỷ đồng, chiếm tới 21,72% tổng dư nợ. Trong đó, khoản mục
cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng
mạnh qua các năm. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì VCB hoạt động rất nhiều
trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Bên cạnh đó, bảo lãnh
khác cũng chiếm tới hơn 30%, trong khi đó nhóm này lại chứa rất nhiều rủi ro vì

Nhóm: Stars
20

có rất ít các thông tin liên quan. VCB thực hiện các hoạt động cam kết bảo lãnh
chủ yếu là dựa trên uy tín của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng mất
khả năng thanh toán thì VCB sẽ gặp rủi ro vì phải thay khách hàng trả tiền cho
người thụ hưởng. Lúc đó, nghĩa vụ phát sinh của khách hàng sẽ được hạch toán
nội bảng với tư cách là khoản tín dụng bắt buộc. Khách hàng đã mất khả năng
thanh toán nên những khoản tín dụng này đa phần được xếp vào nợ nhóm 2, thậm
chí là nhóm 3,4,5. Đồng thời, VCB thực hiện trích lập dự phòng rủi ro ngoại bảng
các năm, tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp, chỉ vào khoảng 1->2%, quá thấp so
với yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro của NHNN. Trong năm 2012, VCB đứng thứ
3 trong số các ngân hàng có nghĩa vụ nợ tiềm tàng cao nhất.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM (VCB)

I. Đánh giá chất lượng tài sản của Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam
(VCB).
Tài sản là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng
thanh toán của một ngân hàng. Tài sản có chất lượng kém là nguyên nhân chính
dẫn đến thất bại của hầu hết các ngân hàng. Quản trị kém trong chính sách cho vay
cả trong quá khứ và hiện tại luôn là lý do làm nên chất lượng kém của tài sản.
Điều này dẫn đến áp lực đối với vị thế về tài trợ vốn cho ngân hàng trong ngắn
hạn, kết quả dẫn đến khủng hoảng về thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng hoàn

Nhóm: Stars
21

toàn phá sản. Vì vậy yêu cầu phân tích chất lượng tài sản là một yêu cầu quan
trọng để từ đó ngân hàng có những chính sách hợp lý cho sự phát triển của mình.

Biểu đồ 2: Sự thay đổi của tổng tài sản.

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng VCB

Năm Tổng tài sản có

31/3/2011 331 746 114


30/6/2011 344 587 463
30/9/2011 336 005 705
31/12/2011 368 521 753
31/3/2012 358 617 952
30/6/2012 391 533 076
30/9/2012 416 217 334
31/12/2012 414 241 659
31/3/2013 418 836 460
30/6/2013 436 252 962
30/9/2013 439 350 119
31/12/2013 468 898 127
31/3/2014 445 653 867
30/6/2014 503 915 284

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản có của VCB thay đổi qua
từng quý và đặc biệt có xu hướng tăng qua các năm từ 368.521.753 triệu VNĐ
năm 2011 đã tăng lên 414.241.659 triệu VNĐ năm 2012 và tăng mạnh lên đến
503.915.284 triệu VNĐ vào tháng 6/2014. Sự tăng lên của tài sản có do những
khoản mục nào và có ý nghĩa gì đối với hoạt động của ngân hàng? Chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu chi tiết qua một số khoản mục tiêu biểu trên bảng cân đối kế toán
của VCB như danh mục cho vay, danh mục đầu tư, tài sản cố định và tài sản có
khác,…
Nhóm: Stars
22

Biểu đồ 3: Sự thay đổi khoản mục tiền mặt.

Đơn vị: triệu VNĐ

Tiền mặt, vàng, đá quý là một khoản mục chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trên
BCĐKT của ngân hàng chỉ khoản từ 1,2 – 1,5% tổng tài sản. Việc duy trì một mức
tiền mặt hợp lý nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như giải quyết những
nhu cầu về tiền mặt một cách nhanh chóng và hợp lý nhất. Ngân hàng không nên
duy trì quá nhiều tiền mặt trong quỹ bởi lẽ hoạt động kinh doanh của NHTM mang
tính đặc thù, trong đó hàng hóa chính là tiền tệ. Vì thế nếu duy trì số lượng tiền
mặt quá lớn hoặc quá nhỏ đều có thể dẫn đến những rủi ro cho hoạt đọng của ngân
hàng. Quy mô của tiền mặt phụ thuộc vào yếu tố thời vụ, chu kì kinh tế; quy mô
và tính chất hoạt động của NH; mức độ phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt
là thị trường tiền tệ; mức độ phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền
mặt. Vì vậy, ngân hàng nên tính đến sự thay đổi của những yếu tố này để duy trì
mức tiền mặt hợp lý, an toàn.

Biểu đồ 4: Sự thay đổi khoản mục tiền gửi tại NHNN.

Đơn vị: triệu VND

Biểu đồ 5: Sự thay đổi khoản mục tiền gửi và cho vay TCTD khác.

Đơn vị: triệu VND

Tiền gửi tại NHNN và tiền gửi và cho vay các TCTD khác cũng là một
khoản mục ngân quỹ trên BCĐKT và cũng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, tính
chất, đặc điểm giống với tiền mặt, vàng, đá quý đó là khả năng sinh lời rất thấp,
nhưng lại đảm bảo đáp ứng hoàn hảo nhu cầu thanh khoản của NH.

Biểu đồ 6: Sự thay đổi khoản mục chứng khoán kinh doanh.

Nhóm: Stars
23

Đơn vị: triệu VNĐ

Chứng khoán kinh doanh là những chứng khoán ban đầu được mua và nắm
giữ cho mục đích kinh doanh trong ngắn hạn như: Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ
tiền gửi, hối phiếu,…Đặc điểm của loại chứng khoán này là tính thanh khoản cao,
khả năng sinh lời trung bình, cung ứng nguồn vốn bổ sung cho ngân hàng.

Biểu đồ 7: Sự thay đổi khoản mục công cụ tài chính phái sinh và các TSTC khác.

Biểu đồ 8: Sự thay đổi khoản mục chứng khoán đầu tư

Đơn vị: triệu VNĐ

Đầu tư chứng khoán cũng là một khoản mục quan trọng đối với hoạt động
của ngân hàng, bởi lẽ hoạt động đầu tư nhằm mục đích chính là phân tán rủi ro.
Một danh mục đầu tư chiếm ưu thế là danh mục mà nếu cùng mức tỷ lệ thu nhập
dự kiến thì danh mục đó đem lại rủi ro thấp nhất, và nếu có cùng mức độ rủi ro thì
danh mục có tỷ lệ thu nhập dự kiến cao hơn sẽ là danh mục chiếm ưu thế. Vì thế,
việc xây dựng một danh mục đầu tư tối ưu không những đảm bảo mang lại nguồn
thu nhập cho ngân hàng, mà còn là công cụ góp phần kiểm soát, phòng chống các
rủi ro (rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng). Theo đó, đầu tư chứng
khoán của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VCB bao gồm chứng khoán kinh
doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán( bao gồm cả chứng khoán nợ và chứng khoán
vốn) và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn, các công cụ phái sinh và các tài sản
tài chính khác.

Khoản mục 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 30/06/2014


I.Chứng khoán kinh 509 955 509 670 0 3 626 780
doanh
1.CK kinh doanh 509 955 509 670 0 3 626 780
2.DF giảm giá CKKD 0 0 0 0
II.Chứng khoán đầu tư 29 307 794 77 844 471 63 901 139 87 000 600
1.CK đầu tư sẵn sàng để 25 843 956 73 217 551 46 654 561 68 661 876
bán
2. CK đầu tư giữ đến 3 750 448 4 843 103 17 258 430 18 401 704
ngày đáo hạn
Nhóm: Stars
24

3. DF giảm giá CK đầu -286 610 -216 183 -11 852 -62 980

III.Các công cụ phái 0 0 136 725 136 872
sinh và các TSTC khác
Đơn vị: triệu VNĐ

Chứng khoán kinh doanh do được nắm giữ trong thời gian ngắn và giao
dịch mua bán nhằm kiếm lời từ sự biến động giá trên thị trường nên trong danh
mục đầu tư của VCB khoản mục này có giá trị tương đối nhỏ từ 509.955 triệu
VNĐ năm 2011 giảm xuống còn 0 năm 2013 và tăng mạnh lên 3.626.780 triệu
VNĐ vào tháng 6/2014. Sự thay đổi của giá trị các chứng khoán kinh doanh là do
sự biến động của nền kinh tế, ngân hàng tìm kiếm những chứng khoán vừa có khả
năng sinh lời cao, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản cao khi cần thiết.

Khác với chứng khoán kinh doanh thì chứng khoán đầu tư là những chứng
khoán được nắm giữ trong thời gian dài với mục đích tạo ra thu nhập ổn định.
Chứng khoán đầu tư bao gồm chứng khoán sẵn sàng để bán tức là có thể bán bất
cứ lúc nào với giá có lợi cho ngân hàng, và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.
Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị của khoản mục chứng khoán đầu tư tăng từ
29.307 tỷ đồng năm 2011 lên đến 77.844 tỷ đồng năm 2012, giảm còn 63.901 tỷ
đồng năm 2013 và duy trì ở mức 87.000 tỷ đồng vào tháng 6/20114. Các chứng
khoán này chủ yếu là chứng khoán sẵn sàng để bán. Điều này chứng tỏ, ngân hàng
thực hiện danh mục đầu tư với ưu tiên cao nhất là đảm bảo cung ứng nguồn thanh
khoản bổ sung cho ngân hàng, sẵn sàng bán bất cứ lúc nào. Dự phòng giảm giá
chứng khoán đầu tư cũng được duy trì thường xuyên trên BCĐKT của ngân hàng,
tuy nhiên mức độ duy trì không giống nhau. Đặc biệt vào cuối năm 2013 khi dự
phòng giảm xuống chỉ còn 11.852 triệu VNĐ. Sự thay đổi của khoản mục này có
thể là do chính sách dự phòng của ngân hàng thay đổi, tuy nhiên vẫn đảm bảo
đúng quy định về dự phòng do NHNN ban hành.

Biểu đồ 9: Sự thay đổi của khoản mục cho vay khách hàng.

Biểu đồ 10: Sự thay đổi khoản mục góp vốn đầu tư dài hạn.

Đơn vị: triệu VNĐ


Nhóm: Stars
25

Khoản mục góp vốn đầu tư dài hạn là một khoản mục có tỷ trọng tương đối
nhỏ trên BCĐKT của VCB chỉ dao động trong khoảng từ 1%- 1,4% trên tổng tài
sản có. Khoản mục này bao gồm: vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết
và đầu tư dài hạn khác. Theo báo cáo thường niên của VCB năm 2011,
Vietcombank đã chủ động rà soát và tái cơ cấu lại danh mục đầu tư thông qua việc
tập trung thoái vốn tại 2 đơn vị là Shinhanvina và Ngân hàng Gia Định. Bên cạnh
đó, Vietcombank cũng tăng đầu tư vào một số công ty con và các khoản đầu tư
khác.

Tính đến 31/12/2011, tổng vốn đầu tư hợp nhất của Vietcombank là 2826 tỷ
đồng chiếm 13,9% vốn điều lệ. Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư năm 2011 đạt
1.003 tỷ đồng, tăng 104,0% so với năm 2010. Các công ty có trên 50% vốn cổ
phần hoặc vốn góp liên doanh do Vietcombank nắm giữ bao gồm: công ty TNHH
chứng khoán Vietcombank, Công ty tài chính Việt Nam tại Hồng Kông, công ty
chuyển tiền Vietcombank, công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank
Cardif,…Hệ thống các công ty có vốn góp của Vietcombank đều hoạt động rất
hiệu quả và mang lại lợi nhuận khá lớn cho công ty mẹ. Năm 2012, lợi nhuận sau
thuế của công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Vietcombank là 47,97
tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2011. Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank
có lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 38,03 tỷ đồng, tăng thêm 250% so với năm
2011 và một số công ty khác cũng có kết quả từ hoạt động kinh doanh rất khả
quan và đáng ghi nhận.

Biểu đồ 11: Sự thay đổi của tài sản cố định. (triệu VNĐ)

Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB

Bảng 3 :Sự thay đổi tỷ trọng của tài sản cố định qua các năm( Đơn vị: %)

Khoản 30/06/ 31/12/ 30/06/ 31/12/ 30/06/ 31/12/ 30/06/


mục 2011 2011 2012 2012 2013 2013 2014

1.Tài
sản cố 0,34 0,64 0,59 0,83 0,73 0,81 0,72
định

Nhóm: Stars
26

TSCĐ
hữu 0,23 0,33 0,30 0,51 0,43 0,49 0,42
hình
TSCĐ
vô hình 0,11 0,31 0,29 0,32 0,30 0,32 0,30

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản có tăng
dần từ 0,34% tháng 6/2011 lên đến 0,72% tháng 6/2014. Trong đó tỷ trọng của tài
sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình tương đương nhau. So với mức độ
tiêu chuẩn khoảng 5 – 10% tổng tài sản có thì mức độ duy trì tài sản cố định của
ngân hàng là rất nhỏ. Tuy nhiên hoạt động của ngân hàng là một hoạt động kinh
doanh đặc biệt, không giống với các doanh nghiệp sản xuất khác. Chính vì vậy,
việc duy trì tài sản cố định ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo khả năng hoạt động là
một điểm mạnh của ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng Vietcombank có một hệ
thống chi nhánh trải dài khắp toàn quốc, cùng với đó là các công ty con, các tài
sản cố định vô hình có giá trị cao. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải xem xét lại
mức độ duy trì tài sản cố định phù hợp với mức độ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo quy
mô hoạt động của ngân hàng.

II. Đánh giá chất lượng danh mục cho vay.


1. Thay đổi cho vay và dự phòng qua các năm:

Cho vay và Tỷ Dự phòng Cho vay Tỷ Dự phòng Tổng TS bình


ứng trước trọng rủi ro cho các TCTD trọng rủi ro cho quân
khách hàng trong vay KH bình khác bình trong vay các
bình quân tổng quân quân tổng TCTD
TS TS khác bq
Q1/2011 180 309 267 56% (5 823 432) 1 632 260 0.51% (97 56) 319 338 391
Q2/2011 187 240 406 55% (6 242 641) 2 538 353 0.75% (14 325) 338 166 789

Nhóm: Stars
27

Q3/2011 182 682 499 54% (6 703 943) 2 615 855 0.77% (18 893) 340 296 584
Q4/2011 192 202 534 55% (6 076 220) 18 242 691 5.18% (18 893) 352 272 281
Q1/2012 201 944 901 56% (5 543 077) 37 916 044 10.43 (176 592) 363 578 405
%
Q2/2012 204 116 656 54% (6 448 082) 39 264 964 10.47 (350 583) 375 075 514
%
Q3/2012 213 369 030 53% (6 789 212) 33 308 684 8.25% (357 235) 403 875 205
Q4/2012 227 057 145 55% (5 912 833) 18 112 416 4.36% (183 244) 415 276 522

Q1/2013 233 196 888 56% (5 610 155) 8 970 291 2.15% (159 434) 416 586 085
Q2/2013 232 388 847 55% (5 950 600) 11 858 550 2.81% (142 617) 422 544 711
Q3/2013 236 142 157 55% (6 525 258) 7 237 058 1.67% (109 197) 432 801 541
Q4/2013 254 158 739 56% (6 762 857) 8 157 356 1.80% (82 859) 454 124 123
Q1/2014 268 017 446 59% (7 016 954) 10 308 856 2.25% (88 133) 457 275 997
Q2/2014 275 876 416 58% (8 165 697) 20 427 408 4.30% (62 578) 474 784 576

2011 186 436 870 55% (5 348 002) 17 243 797 5.11% (14 325) 337 734 763
2012 218 747 913 56% (5 254 402) 19 929 379 5.09% (18 893) 391 437 283
2013 250 440 720 57% (5 825 806) 7 579 843 1.72% (46 008) 441 616 918
Q1+Q2/201 274 132 627 56% (7 559 818) 19 196 207 3.95% (47 568) 486 406 706
4
Bảng 4: Thay đổi cho vay và dự phòng qua các năm

Bảng 5: Chỉ số dự phòng rủi ro qua các năm.

Tỷ lệ DPRR Tỷ lệ DPRR ROA (Lợi Tỷ lệ tăng Tốc độ tăng


KH/CVKH cho vay nhuận sau trưởng tín DPRR
TCTD thuế/Tổng TS dụng (cho CVKH
khác/CV bq) vay khách

Nhóm: Stars
28

TCTD khác hàng)


Q1/2011 3.23% 0.60% 0.42%
Q2/2011 3.33% 0.56% 0.28% 3,84% 7,2%
Q3/2011 3.67% 0.72% 0.30% -2,43% 7,39%
Q4/2011 3.16% 0.10% 0.35% 5,21% -9,36%
Q1/2012 2.74% 0.47% 0.35% 5,07% -8,77%
Q2/2012 3.16% 0.89% 0.23% 1,08% 16,33%
Q3/2012 3.18% 1.07% 0.27% 4,53% 5,29%
Q4/2012 2.60% 1.01% 0.25% 6,42% -12,91%
Q1/2013 2.41% 1.78% 0.26% 2,7% -5,12%
Q2/2013 2.56% 1.20% 0.22% -0,35% 6,07%
Q3/2013 2.76% 1.51% 0.24% 1,62% 9,66%
Q4/2013 2.66% 1.02% 0.27% 7,63% 3,64%
Q1/2014 2.62% 0.85% 0.24% 5,45% 3,76%
Q2/2014 2.96% 0.31% 0.23% 2,93% 16,37%
2011 2.90% 0.08% 1.34%
2012 2.39% 0.09% 1.09% 17,3 -3,33%
2013 2.33% 0.61% 0.97% 17,0 11,61%
Q1+Q2/2014 2.76% 0.25% 0.45% 9,46 29,6%

Nhìn chung, trong các năm, dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng tài sản của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, lên tới trên 60%, trong đó cho
vay khách hàng chiếm trên 50%, còn cho vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng
tương đối nhỏ (từ 0,5->10%).Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng hàng năm
đạt từ 2,3% đến 2,96%.

“ Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (“Quyết định 493”) của NHNN


ngày 22 tháng 4 năm 2005, được sửa đổi và bổ sung bằng Quyết định
18/2007/ỌĐ-NHNN (“Quyết định 18”) ngày 25 tháng 4 năm 2007 của NHNN, dự
phòng cụ thể cho rủi ro tín dụng được tính dựa trên tỷ lệ dự phòng theo việc phân
loại nhóm nợ cho các khoản nợ vay gốc tại ngày 30 tháng 11 của nãm tài chính
sau khi đã trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã được chiết khấu:

Tỷ lệ dự phòng

VCB đã trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị
số dư nợ cho vay và ứng trước khách hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 4
tại ngày lập bảng cân đối kế toán riêng kể từ ngày QĐ 493 có hiệu lực.

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm, đặc biệt trong năm 2014. Đây
là xu thế chung bỏi tôc độ tăng trưởng tín dụng của toan ngành trong nửa đầu năm
2014 rất thấp, chỉ đạt khoảng hơn 3%. Với tinh thần quyết tâm trong việc phân
Nhóm: Stars
29

loại và xử lý nợ xấu, cùng với việc tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh trong 2 năm gần đây thì
tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cũng tăng mạnh, trong 2 quý
đầu năm 2014 đạt tới gần 30%.
Năm 2011, dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh trong đó quý 1
chiếm tỷ lệ cao nhất- 56% tổng tài sản có, đặc biệt dư nợ cho vay các tổ chức tín
dụng khác tăng tới 4,67% trên tổng tài sản có. Tỷ lệ dự phòng các quý đều ở mức
cao (trên 3%).
Năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng tiếp tục tăng nhưng vẫn chiếm tỷ
trọng trung bình là 56% trên tổng tài sản có. Trong khi đó, dư nợ khu vực cho vay
các TCTD khác tăng rất mạnh vào quý 1,2,3 và giảm đột ngột vào quý 4. Dự
phòng rủi ro tín dụng vẫn ổn định ở mức từ 2->3% tổng dư nợ cho vay. Năm
2013, khu vực cho vay khách hàng tăng nhưng tăng không nhiều so với năm 2012,
vẫn ổn định ở mức 55->60% tổng tài sản có. Dư nợ cho vay các TCTD khác giảm
mạnh so với các năm trước, năm 2013 chỉ đạt 1,75% tổng tài sản có.
Từ đầu năm 2014, trong khi tín dụng toàn ngành tăng trưởng rất chậm do
tình trạng dư cung tiền thì tính đến cuối quý 2 năm 2014, dư nợ tín dụng của VCB
vẫn tăng mạnh, tăng 6,63% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của
toàn ngành là 3,5%.

2. Kết cấu danh mục cho vay.


2.1. Phân tích theo loại khách hàng.
2.1.1. Danh mục khách hàng theo ngành.
Những khách hàng lớn của VCB bao gồm: Tổng công ty lương thực miền
Bắc, Tổng Công ty Xăng dầu VN, Tập đoàn CNThan –Khoáng sản VN, Công ty
Xi măng Chinfon Hải Phòng, Tổng Công ty Lắp máy LILAMA… Vì VCB là một
trong những ngân hàng uy tín và lâu đời nhất Việt Nam nên danh mục khách hàng
của ngân hàng luôn đảm bảo chất lượng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tuân thủ
hợp đồng, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính. Danh mục khách hàng của VCB
cũng rất đa dạng, phân bố đầy đủ ở các ngành, các lĩnh vực, giúp cho ngân hàng
có thể phân tán rủi ro. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng là dư nợ
của nhóm khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến và thương mại,
dịch vụ. Ở nước ta, thương mại dịch vụ đang phát triển một cách nhanh chóng đặc
biệt sau khi gia nhập WTO, mở cửa nền kinh tế. Trong những năm gần đây, công
nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ tín
dụng của toàn bộ nền kinh tế: công nghiệp – xây dựng thường xuyên duy trì ở mức
Nhóm: Stars
30

40-50%; thương mại dịch vụ chiếm khoảng 20%. Như vậy, tình hình dư nợ tín
dụng của VCB cũng đi theo xu thế của toàn ngành khi tỷ trọng thương mại dịch vụ
luôn ở mức trên 20%. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì VCB hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Tuy nhiên, tỷ trọng của
ngành xây dựng và ngành nông lâm thủy sản khá thấp trong khi lĩnh vực nông
nghiệp là lĩnh vực được ưu tiên theo chỉ đạo của NHNN. Nước ta là một nước có
nền kinh tế nông nghiệp, vì thế khu vực nông nghiệp sẽ tạo đà phát triển cho nền
kinh tế và mang lại nguồn lợi nhuận tương đối ổn định. Tỷ trọng của ngành này
trong dư nợ tín dụng của VCB mặc dù còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng qua
các năm, đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy VCB đang thực hiện theo đúng yêu
cầu tín dụng của nền kinh tế.

Bảng 6: Cơ cấu cho vay theo ngành.

Xây Sản xuất Sản Khai Nông Vận tải Thương Nhà Các
dựng và phân xuất và khoáng lâm kho mại và hàng, ngành
phối gia thủy bãi và dịch vụ khách khác
điện, khí công hải sản thông sạn
đốt, nước chế tin liên
biến lạc
2011 5.98% 7.93% 38.95% 5.64% 1.20% 6.32% 22.54% 2.59% 11.76%
2012 6.07% 8.29% 36.86% 6.43% 1.64% 5.44% 22.82% 2.61% 12.20%
2013 5.80% 7.50% 35.46% 6.48% 2.17% 4.44% 21.33% 2.63% 11.96%

2.1.2. Danh mục khách hàng theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 7: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp


DNNN CT DN có vốn Hợp tác Cá nhân Khác
TNHH đầu tư xã và công
nước ngoài ty tư nhân
2011 34.89% 18.64% 6.13% 2.92% 10.61% 29.73%
2012 26.00% 19.49% 5.94% 2.22% 11.35% 35.20%
2013 27.12% 21.33% 5.36% 2.16% 13.18% 33.16%

Khách hàng lớn nhất của VCB là các Doanh nghiệp Nhà nước. Các tập
đoàn nhà nước có mức dư nợ lớn nhất hiện nay là: Tập đoàn điện lực, Tập đoàn

Nhóm: Stars
31

dầu khí, Tổng công ty hàng hải… trong đó EVN là doanh nghiệp nhà nước nợ
ngân hàng nhiều nhất. Cùng với ViettinBank, AgriBank, BIDV, VietcomBank trở
thành một trong những chủ nợ lớn nhất của các DNNN. Tuy nhiên, cơ cấu khách
hàng những năm gần đây chuyển dịch tích cực theo đúng định hướng đã đề ra, tín
dụng thể nhân tăng tương đối mạnh qua các năm, góp phần giúp VCB khẳng định
thương hiệu ngân hàng bán lẻ.

2.1.3. Phân tích theo kì hạn nợ.


Bảng 8: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn nợ

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

2011 58.47% 11.20% 33.23%

2012 62.37% 10.53% 29.48%

2013 64.84% 10.63% 26.84%

Q1+2/2014 66.40% 10.75% 25.01%

Trong cơ cấu nợ, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, lên tới 60-70% và
đang có xu hướng tăng mạnh. Đây là kết quả của VCB trong việc nỗ lực chuyển
dịch cơ cấu kì hạn theo hướng tăng cường các nguồn vốn giá rẻ. Bên cạnh đó,
nguồn vốn dài hạn có tỷ trọng tương đối cao. Tuy nhiên, cả nguồn vốn dài hạn và
trung hạn đều đang có xu hướng giảm so với tỷ trọng dư nợ tín dụng. Ngân hàng
đang tích cực cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, cơ cấu kì
hạn tuy không bền vững nhưng đã chuyển dịch theo đúng mục tiêu tầm nhìn năm
2020: đạt top 1 ngân hàng bán lẻ, top 2 ngân hàng bán buôn.

2.1.4. . Phân tích theo chất lượng nợ


Bảng 9: Cơ cấu cho vay theo chất lượng nợ
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

2011 88.21% 12.25% 0.61% 0.28% 1.55%


2012 85.41% 14.05% 1.00% 0.54% 0.84%
2013 88.45% 11.24% 1.16% 0.63% 0.83%
Q1+2/201 91.57% 8.20% 0.54% 0.69% 1.36%
4

Nhóm: Stars
32

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn


Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ nợ nhóm 1 rất cao và đang có xu hướng tăng. Tỷ lệ nợ nhóm 2 và


nhóm 3 có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ nhóm 4 và nhóm 5 có xu hướng
giảm trong năm 2012 và 2013 thì trong năm 2014, tỷ trọng nợ nhóm này đang tăng
mạnh trở lại. Đây là một dấu hiệu không tích cực vì nợ nhóm 3,4,5 được xếp vào
nhóm nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tăng, ngân hàng buộc phải tăng mức trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng, từ đó dẫn đến chỉ tiêu lợi nhuận gắn liền với lợi ích của các cổ
đông bị giảm.

3. Rủi ro của danh mục cho vay:


Bảng 10: Chỉ số rủi ro danh mục cho vay
Đơn vị 2011 2012 2013
Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh
Tổng dư nợ cho % 60,11 61,09 58,72
vay/Tổng TS
Một số chỉ tiêu an toàn
Tỷ lệ dư nợ cho % 86,68 79,34 80,62
vay/huy động vốn
Tỷ lệ DNCV/huy % 96,77 94,62%
động vốn bq của
NHTM Nhà nước
Tỷ lệ nợ xấu (Tổng % 2,03 2,4 2,73
nợ nhóm 3,4,5/
Tổng dư nợ cho vay)
Hệ số an toàn vốn % 11,14 14,63 13,13
CAR
CAR của NHTM % 10,28 10,91
nhà nước
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm

 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản nhìn chung đang có xu hướng giảm, nguyên
nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của tài sản lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của dư
nợ cho vay.

 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên huy động vốn thấp hơn rất nhiều so với bình quân các
NHTM nhà nước và đang có dấu hiệu giảm. Nếu theo Thông tư 13/2010/NHNN
giới hạn tỷ lệ cho vay của các TCTD không quá 80% vốn huy động của TCTD đó

Nhóm: Stars
33

(đã được hủy bỏ vào 1/9/2011) và theo định hướng giới hạn này không quá 90%
trong năm 2015 thì VCB về cơ bản đã thực hiện được đúng chỉ đạo của NHNN.
Điều này giúp ngân hàng tránh được rủi ro thanh khoản nhưng có thể làm tăng chi
phí của nguồn vốn huy động bị nhàn rỗi, dẫn đến việc chủ động tăng các mức lãi
suất cho vay để bù đắp chi phí.

 Tỷ lệ nợ xấu: Trong khối ngân hàng quốc doanh, VCB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu

thấp nhất, hàng năm chỉ duy trì ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, tháng 9/2013, nợ xấu
của VCB lên tới gần 7.470 tỷ đồng, chạm ngưỡng 3%. Riêng nợ nhóm 5 - có nguy
cơ mất vốn - đã tăng gần gấp đôi, đạt hơn 2.683 tỷ đồng. Kế hoạch rà soát, đánh
giá nợ xấu đã được triển khai mạnh mẽ trên toàn hệ thống Vietcombank, nhằm
lựa chọn, bán bớt những khoản nợ xấu không cần duy trì. Để giảm nhanh tỷ lệ nợ
xấu, hiện nay, các ngân hàng có nhiều lựa chọn: tăng dư nợ Yn dụng, xử lý thu hồi
nợ xấu, bán nợ cho VAMC hay chuyển nợ cho các chủ nợ - ngân hàng, công ty tài
chính khác… Với Vietcombank, giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng Yn dụng đã có tác
dụng đáng kể trong việc hỗ trợ giảm nợ xấu trên sổ sách. 2 tháng cuối năm 2013,
tăng trưởng Yn dụng Vietcombank đạt 13%, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu năm
2013 về mức an toàn. Biện pháp tăng dư nợ được cho là khả thi hơn việc thu hồi
nợ xấu - hiện đang không hiệu quả do khách hàng vay mất khả năng thanh toán,
không có nguồn thu trả nợ, tài sản giảm giá trị… Trường hợp tự xử lý, bán tài sản,
ngân hàng có thể không thu hồi đủ vốn, phải lấy nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp
phần mất vốn hoặc phần xóa nợ. Chỉ riêng năm 2013, Vietcombank đã phải chi
hơn 2.120 tỷ đồng từ nguồn dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ khó đòi.

 Những khách hàng có chất lượng không tốt, khó đòi nợ nhất hiện nay của VCB

bao gồm: Công ty TNHH MTV tôn Vinashin (chi nhánh Thái Bình và Hải Dương),
Công ty CP Thép Đình Vũ (Chi nhánh Vietcombank Hải Phòng), Công ty CP XNK
Bình Định và Công ty TNHH Thương mại Hà Thanh (tại Chi nhánh Vietcombank
Quy Nhơn), Công ty CP Sản xuất Thiên Sơn (tại Chi nhánh Vietcombank Tp.HCM)…
Mặc dù đã Ych cực trong việc xử lý nợ xấu nhưng Ynh đến 6 tháng đầu năm 2014,
VCB chính thức gia nhập “câu lạc bộ nợ xấu trên 3%”, trở thành một trong những
ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất, khi theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng
đầu năm 2014 thì hiện ngân hàng có hơn 9.000 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 3,09% tổng

Nhóm: Stars
34

dư nợ. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là 4.765 tỷ đồng, tăng hơn
70% so với cùng thời điểm năm ngoái.Nguyên nhân chủ yếu là do VCB sửa đổi
việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo những quy định mới về việc
phân loại nợ trong Thông tư 09/2014-TT NHNN. Với mục uêu khống chế tỷ lệ nợ
xấu ở mức 2,73% trong năm 2014, hiện ngân hàng đang dự kiến bán khoảng 1000
tỷ VND nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản VAMC.

Tỷ lệ Lợi nhuận/Tổng tài sản ROA:

Bảng 11: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

ROA 2012 2013 Q1+2/2014


VCB 1,09% 0,47% 0,45%
NHTM nhà 0,79% 0,67% 0,2%
nước
Năm 2012, ROA của VCB tương đối cao so với trung bình chung của ngành,
cho thấy hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản tương đối tốt. Tuy nhiên trong 2 năm
gần đây, đặc biệt là đầu năm 2014, tỷ lệ này giảm đi đáng kể, năm 2013 còn thấp
hơn so với trung bình ngành. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, khi mà tỷ lệ
nợ xấu trong năm 2013 và 2014 của VCB tăng vọt, ngân hàng phải trích dự phòng
rủi ro rất lớn, làm giảm lợi nhuận trong kỳ. Bên cạnh đó, nhiều khoản nợ xấu
không thu hồi được, buộc ngân hàng phải sử dụng dự phòng để xử lý nợ khiến chi
phí cho việc quản lý tài sản tăng lên, hiệu quả quản lý tài sản không tốt so với toàn
ngành và so với các năm trước.

 Hệ số an toàn vốn CAR:


Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, các TCTD phải duy trì mức tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu là 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Về cơ bản, hệ số an
toàn vốn hàng năm của VCB tương đối cao, có xu hướng tăng trong 2 năm gần
đây, năm 2013 còn lên tới hơn hơn 14%, cao hơn nhiều so với trung bình chung
các năm của nhóm NHTM nhà nước. Về cơ bản, CAR cao chưa hẳn là một tín
hiệu tốt đối với VCB. Nợ xấu trong 2 năm 2013 và 2014 của VCB tăng mạnh làm
cho tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng tăng mạnh. Đồng thời, tỷ lệ trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng tăng, làm giảm lợi nhuận, đồng thời làm giảm vốn tự có.
Trong năm 2013, ngân hàng cũng tích cực xử lý nợ xấu bằng cách nỗ lực thực
hiện tăng trưởng tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng lên thì tài sản có rủi ro cũng tăng
lên tương đối. Theo lẽ thường, CAR của VCB phải giảm, nhưng trong 2 năm gần
Nhóm: Stars
35

đầy CAR lại tăng mạnh. CAR tăng không chứng tỏ được vốn của ngân hàng an
toàn hơn trên cơ sở quản lý hiệu quả tài sản có rủi ro, đặc biệt là danh mục cho
vay, mà có thể do ngân hàng đang thực hiện phát hành giấy tờ có giá để tăng vốn.
Việc bán nợ cho VAMC và nắm giữ Trái phiếu đặc biệt cũng làm tăng vốn của
ngân hàng, dẫn đến CAR tăng.

III. Chất lượng các khoản mục ngoại bảng:


I. Giới thiệu về các khoản mục ngoại bảng:
Bên cạnh các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán, có nhiều khoản mục ngoại
bảng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chủ yếu
bao gồm các cam kết bảo lãnh và thư tín dụng. Đó là những khoản chưa được thừa
nhân là Tài sản Nợ hay Tài sản Có. Các công cụ này cũng tạo ra những rủi ro tín
dụng cho Ngân hàng ngoài các rủi ro tín dụng đã được ghi nhận trong nội bảng.
Rủi ro tín dụng của các công cụ tài chính ngoại bảng được định nghĩa là khả năng
mang đến rủi ro tín dụng cho Ngân hàng khi một trong các bên liên quan đến công
cụ tài chính đó không thực hiện các điều khoản của hợp đồng.

Bảo lãnh tài chính: là các cam kết có điều kiện mà Ngân hàng cấp cho
khách hàng để giao dịch với một bên thứ ba trong các hoạt động về bảo lãnh vay
vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu. Rủi ro
tín dụng liên quan đến việc cấp bảo lãnh về cơ bản giống rủi ro cho vay khách
hàng.

Giao dịch thư tín dụng thương mại trả ngay: là loại giao dịch trong đó
Ngân hàng cung cấp tài chính cho khách hàng của mình, thông thường người
mua/nhà nhập khẩu hàng hoá và bên thụ hưởng là người bán/nhà xuất khẩu. Rủi ro
tín dụng trong thư tín dụng trả ngay thường thấp do hàng hoá nhập khẩu được
dùng để thế chấp cho loại giao dịch này.

Giao dịch thư tín dụng trả chậm: phát sinh rủi ro khi hợp đồng đã được thực
hiện mà khách hàng không thanh toán cho bên thụ hưởng. Các thư tín dụng trả
chậm không được khách hàng thanh toán được Ngân hàng ghi nhận là khoản cho
vay bát buộc và công nợ tương ứng thể hiện nghĩa vụ tài chính của Ngân hàng
phải thanh toán cho bên thụ hưởng và thực hiện nghĩa vụ của Ngân hàng trong
việc bảo lãnh cho khách hàng.

Nhóm: Stars
36

Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo cho các công cụ
tài chính có liên quan đến tín dụng khi cần thiết. Giá trị ký quỹ dao động từ 0%
đến 100% giá trị cam kêt được câp, tùy thuộc vào mức độ tin cậy của khách hàng
do Ngân hàng đánh giá.

II. Chất lượng các khoản mục ngoại bảng của VCB
Bảng 12: Tỷ trọng các khoản mục ngoại bảng.

I.Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
1.Bảo lãnh vay vốn
2.Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng
3.Bảo lãnh khác
Tổng nợ tiềm ẩn
Tổng dư nợ
Nợ tiềm ẩn/Tổng dư nợ
II.Các cam kết đưa ra
Cam kết khác
Tổng
Đơn vị: triệu VNĐ

1.Bảo lãnh vay vốn


2.Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng
3.Bảo lãnh khác

Cam kết khác

Tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của VCB rất cao, đặc biệt trong đầu năm 2014 đã
lên tới hơn 63000 tỷ đồng, chiếm tới 21,72% tổng dư nợ. Trong đó, khoản mục
cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng
mạnh qua các năm. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì VCB hoạt động rất nhiều
trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Bên cạnh đó,bảo lãnh
khác cũng chiếm tới hơn 30%, trong khi đó nhóm này lại chứa rất nhiều rủi ro vì
có rất ít các thông tin liên quan. VCB thực hiện các hoạt động cam kết bảo lãnh
chủ yếu là dựa trên uy tín của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng mất
khả năng thanh toán thì VCB sẽ gặp rủi ro vì phải thay khách hàng trả tiền cho
người thụ hưởng. Lúc đó, nghĩa vụ phát sinh của khách hàng sẽ được hạch toán

Nhóm: Stars
37

nội bảng với tư cách là khoản tín dụng bắt buộc. Khách hàng đã mất khả năng
thanh toán nên những khoản tín dụng này đa phần được xếp vào nợ nhóm 2, thậm
chí là nhóm 3,4,5. Để giảm thiểu những rủi ro này, VCB đã ban hành quy trình
thẩm định khách hàng và chỉ thực hiện hoạt động này khi khách hàng đủ các điều
kiện:

 Có năng lực tài chính, bề dày hoạt động trong ngành nghề, có đối tác nước ngoài
là đối tác quen thuộc, có thị trường tiêu thụ trong nước ổn định, có quan hệ uy tín
với VCB trong nhiều lĩnh vực hoạt động.
 Mặt hàng chuyên doanh của khách hàng phải dễ tiêu thụ ra thị trường.
 Phương án kinh doanh phải khả thi.
 Tỷ lệ ký quỹ an toàn.
Đồng thời, VCB thực hiện trích lập dự phòng rủi ro ngoại bảng các năm, tuy
nhiên tỷ lệ này tương đối thấp, chỉ vào khoảng 1->2%, quá thấp so với yêu cầu
trích lập dự phòng rủi ro của NHNN.

Trong năm 2012, VCB đứng thứ 3 trong số các ngân hàng có nghĩa vụ nợ
tiềm tàng cao nhất.

Với những phân tích ở trên, có thể thấy rằng chất lượng các khoản mục
ngoại bảng của VCB chưa thật sự tốt, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tăng mạnh qua các năm,
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng trong khi đó, các thông tin về
các khoản mục ngoại bảng cũng như tỷ lệ TLDP hầu như không có. Điều này ảnh
hưởng rất tiêu cực với ngân hàng vì chỉ cần một rủi ro nhỏ phát sinh là ngân hàng
phải gánh chịu thiệt hại nặng và tình hình tài chính sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là
trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, hoàn cảnh kinh doanh không tốt có thể
đẩy nhiều doanh nghiệp đến việc vi phạm thỏa thuận.

Nhóm: Stars
38

PHẦN 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VCB).

Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát

Ủy ban quản lý
Kiếm toán nội bộ, Giám sát
rủi ro, Ủy ban Hội đồng quản trị
hoạt động
nhân sự, Ủy
ban chiến lược

Tổng giám đốc và Ban


điều hành

Hội đồng Yn dụng TW, Kiểm tra, giám sát tuân


ALCO thủ

Khối Khối Khối Khối Khối tác Khối tài Các bộ


ngân kinh ngân quản lý nghiệp chính kế phận hỗ
hàng doanh hàng rủi ro toán trợ
bán và quản bán lẻ
buôn lý vốn

HỆ THỐNG CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH VÀ MẠNG
LƯỚI CÁC CHI NHÁNH

Sơ đồ hệ thống phòng ban chức năng tại hội sở chính và mạng lưới các chi nhánh
của Ngân hàng Ngoại thương (VCB)
39

I. Về ban quản trị ngân hàng

Nhà nước nắm giữa 77,11% tổng số cổ phần VCB, MizuhoBank nắnm giữ
15%, cổ đông khác là 7,89%. Tính đến cuối quý I năm 2014, Hội đồng quản trị
của Vietcombank bao gồm 8 thành viên chính thức, trong đó ông Nguyễn Hòa
Bình nắm giữ chức Chủ tịch Hội động quản trị, ông Nghiêm Xuân Thành là thành
viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng. Cuối năm 2011, VCB đã ký hợp
đồng bán 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành cho Ngân hàng TNHH
Mizuho, một thành viên của tập đoàn tài chính Mizuho để tăng vốn 11,8 nghìn tỷ
VND. Mizuho đã chỉ định 1 đại diện giữ vị trí thành viên Hội đồng quản trị của
Vietcombank là ông Yutaka Abe. Từ ngày 2/4/2012, ông Yutaka Abe chính thức
trở thành Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Vietcombank.

Hiện tại, Vietcombank có 3 Ủy ban thuộc HĐQT là : Ủy ban Quản lý rủi


ro, Ủy ban Nhân sự và Ủy ban chiến lược. Các Ủy ban hoạt động theo cơ chế tổ
chức và hoạt động của từng ủy ban do HĐQT ban hành.

Ủy ban Quản lý rủi ro tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính
sách quản lý và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi
ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động…), bao gồm cả việc xác định
các tỷ lệ, giới hạn. hạn mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Định kỳ, Ủy ban
quản trị rủi ro báo cáo rủi ro trong các mảng hoạt động của ngân hàng cho HĐQT
và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời.
40

Ủy ban Nhân sự tham mưu cho Ngân hàng các vấn đề liên quan đến nhân
sự , nghiên cứu tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành, thông qua các quy định
nội bộ của ngân hàng trong thẩm quyền của HĐQT về chế độ tiền lương, thưởng,
thù lao, quy chế tuyển chọn nhân sự và các chế độ đãi ngộ khác. Ủy ban quản trị
nhân sự tham gia xây dựng các chiến lược quản trị nguồn nhân lực và các chính
sách về tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm nhân sự cho ngân hàng.

Ủy ban chiến lược tham mưu cho HĐQT về các chiến lược phát triển kinh
doanh của ngân hàng, bao gồm cả đánh giá thực trạng, mục tiêu tổng thể, tầm nhìn
dài hạn, định hướng chiến lược, các chỉ tiêu kinh doanh cho từng giai đoạn, giải
pháp và lộ trình thực hiện.

Sự tổ chức hợp lý, phối hợp đồng bộ trong hoạt động của các ban đã góp phần
quan trọng trong việc mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động ngân hàng.

II. Về mô hình kiểm soát nội bộ


Hoạt động kiểm soát nội bộ của VCB tuân thủ theo thông tư 44/2011/ TT
NHNN: thực hiện kiểm toán theo định hướng rủi ro, đảm bảo các đơn vị, các hoạt
động nghiệp vụ có rủi ro cao được kiểm toán hàng năm; các đơn vị, hoạt động
nghiệp vụ có rủi ro thấp được kiểm toán ít nhất 3 năm 1 lần. Ban kiểm soát gồm 5
thành viên (4 thành viên chuyên trách và 1 thành viên kiêm nhiệm), trực thuộc
Ban kiểm soát gồm 2 phòng bao gồm : Phòng giám sát hoạt động và phòng kiểm
toán nội bộ.

Giai đoạn 2011-2014 là giai đoạn VCB tiếp tục kiện toàn bộ máy kiểm soát
nội bộ về mọi mặt để bắt kịp với sự phát triển về quy mô hoạt động , đa dạng hóa
sản phẩm trong toàn ngành, đồng thời hướng tới mục tiêu là ngân hàng đầu tiên
trong nước áp dụng chuẩn mực BASEL II. VCB đang triển khai việc cải tiến, thay
đổi trên nhiều phương diện gồm hệ thống văn bản chính sách quy định nội bộ, hệ
thống quản trị rủi ro, hệ thống thông tin quản lý.
41

1. Hệ thống văn bản chính sách quy định nội bộ

VCB thường xuyên thay đổi, cập nhật, bổ sung các văn bản nội bộ để bắt
kịp các thay đổi trong hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước hoặc thay đổi trong
mục tiêu kinh doanh, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Trong năm 2010, VCB đã
hoàn thành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính thức thực hiện phân loại nợ
và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính. Từ năm 2011 đến 2013,
nhiều bộ quy trình mới liên quan đến các mảng nghiệp vụ như bảo lãnh, xử lý nợ,
vay liên ngân hàng, mua bán giấy tờ có giá, quản lý vốn,… được ban hành mới
cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh và pháp luật hiện hành. Với khối lượng văn
bản lớn, nhiều văn bản có mối liên hệ mật thiết, để thuận tiện cho quá trình sử
dụng, VCB đang triển khai phân cấp quản lý và sử dụng văn bản, thực hiện phân
loại, cập nhật để xây dựng kho dữ liệu văn bản hoàn chỉnh.

2. Mô hình tổ chức hệ thống quản trị rủi ro và các chốt kiểm soát.

2.1. Hệ thống quản trị rủi ro của VCB


Năm 2013, hướng đến đáp ứng yêu cầu của BASEL II, VCB đã triển khai
đồng loạt nhiều dự án nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo kiểm soát
hiệu quả các loại rủi ro chính.

-Rủi ro tín dụng: Bên cạnh việc tiếp tục nâng cao các công cụ nhận dạng,
đánh giá, đo lường và quản lý rủi ro tín dụng như: xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm
và thực hiện rà soát định kỳ thẩm quyền phê duyệt tín dụng của các chi nhánh,
đảm bảo thẩm quyền cấp tín dụng với khả năng quản trị rủi ro, tăng cường kiếm
soát rủi ro tín dụng thông qua việc lập báo cáo ngành làm căn cứ định hướng cho
chính sách tín dụng, VCB vẫn đang trong quá trình xây dựng mô hình ước tính tổn
thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. Để mo hình này sớm
được triển khai vào thực tế, VCB cần đẩy mạnh việc thu thập cơ sở dữ liệu nội bộ,
xây dựng chính sách và trang bị hệ thống vận hành.
42

-Rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản: VCB đã thực hiện xong dự án
“Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thị trường:. Căn cứ kết quả dự án, VCB đã ban
hành quy định về phân tách, hạch toán và quản lý sổ kinh doanh và sổ ngân hàng,
tách riêng bộ phận kinh doanh vốn và quản lý tài sản nợ có (ALM). Hiện nay,
VCB đang thực hiện công tác tách sổ, xây dựng hoàn thiện các chính sách, quy
trình, khung hạn mức rủi ro. Năm 2013, công tác quản lý vốn tập trung đã tăng
cường thông qua việc chính thức triển khai cơ chế chuyển giá vốn nội bộ FTP. Để
hoàn thiện hệ thống, VCB đang triển khai dự án FTP giai đoạn 2 và hệ thống quản
lý tài sản nợ có ALM.

-Rủi ro hoạt động: VCB đã hoàn thành dự án tư vấn “Nâng cao năng lực
quản lý rủi ro hoạt động:, thiết lập mô hình tự đánh giá rủi ro (RCSA) và đưa vào
triển khai thực tế. Thông qua việc áp dụng mô hình thu thập dữ liệu rủi ro, tổn
thất, tự đánh giá rủi ro, VCB thực hiện đánh giá mức đọ rủi ro trong từng hoạt
động nghiệp vụ để có biện pháp kiểm soát thích hợp.

Trong năm 2014, nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng theo
yêu cầu của hiệp ước BASEL II cũng như tuân thủ yêu cầu theo quy định về quản
lý rủi ro do NHNN ban hành, VCB tiếp tục triển khai dự án phân tích hiện trạng
và xây dựng lộ trình triển khai.

2.2. Cơ chế và các chốt kiểm soát trong các quy trình nghiệp vụ
Trong các năm, VCB thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo rà soát, xây
dựng các sơ đồ quy trình nghiệp vụ nhằm chuẩn hóa các quy trình hoạt động của
từng nghiệp vụ , tạo cẩm nang hướng dẫn chi tiết cho cán bộ VCB. Qua quá trình
lập sơ đồ quy trình nghiệp vụ đã giúp VCB phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trong việc
thực hiện quy trình, xác đinh, đánh giá tính phù hợp của các chốt kiểm soát đang
được thiết kê, từ đó sửa đổi, bổ sung thêm các chốt kiểm soát theo hướng tăng
cường khả năng hỗ trợ kiểm soát tự động từ hệ thống, giảm thiểu các loại rủi ro đã
43

xác định về mức độ có thể chấp nhận được. Mặt khác, thông qua việc triển khai tốt
cơ chế liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện quy trình quy định nội bộ tại
các đơn vị, song song với việc thiết lập các kênh báo cáo sự cố từ cấp cơ sở đến
cấp quản lý tại TƯ, phần lớn các tồn tại trong quá trình tác nghiệp được phát hiệp
kịp thời và khắc phục ngay.

Đồng thời VCB cũng chú trọng đầu tư nguồn lực con người, nâng cao năng
lực cán bộ, đặc biệt ở các vị trí quan trọng. Để kiện toàn bộ máy, tăng cường chất
lượng nhân sự, năm 2014 VCB triển khai dự án xây dựng chính sách đãi ngộ
người lao động và hệ thống đo lường, đánh giá hiệu quả công việc của các cấp cán
bộ.

III.Hệ thống thông tin, báo cáo quản lý.


VCB đang trong quá trình rà soát hệ thống công nghệ thông tin nhằm đảm
bảo đáp ứng tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 về an toàn bảo mật thông tin; theo kế
hoạch, VCB sẽ thực hiện xin cấp chứng chỉ ISO/IEC 27001:2013 trong năm 2014.

Năm 2013, VCB đã đưa vào triển khai chương trình ứng dụng Data
Appliance, tạo điều kiện cho các bộ phận chức năng theo phân quyền có thể chủ
động, linh hoạt khai thác, xử lý cơ sở dữ liệu từ hệ thống, tạo báo cáo đa dạng
phục vụ mục đích quản trị nội bộ. Chương trình này sẽ tiếp tục được hoàn thiện
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khai thác bộ máy quản trị các bộ phận.

IV. Bộ máy kiểm tra kiểm soát tuân thủ.


Bộ máy kiểm tra giám sát tuân thủ tại các chi nhánh đã phát huy tốt vai trò
vòng kiểm soát thứ 2 từ cấp cơ sở, hoạt động kiểm tra kiểm soát được thực hiện ở
toàn diện trên tất cả các mảng hoạt động nghiệp vụ như tín dụng, ngân quỹ, bán lẻ,
kế toán. Kết quả kiểm tra giám sát đã được Ban giám đốc chi nhánh quan tâm, chỉ
dạo khắc phục kịp thòi. VCB đang triển khai xây dựng chuẩn hóa quy trình kiểm
44

tra giám sát tuân thủ để hướng dẫn thống nhất công tác kiểm tra toàn hệ thống
VCB.

Như vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ của VCB đã tuẩn thủ các nguyên tắc và
yêu cầu quy định trong Thông tư 44/2011/TT-NHNN, cơ bản đã đảm bảo tính
thích hợp, đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát hiện và phòng ngừa
rủi ro. Hệ thống văn bản quy định nội bộ của VCB đã thường xuyên được rà soát
cập nhật, sửa đổi, bổ sung phù hợp với văn bản pháp lý của nhà nước và những
thay đổi trong mục tiêu kinh doanh, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Hệ thống
công cụ nhận dang đo lường rủi ro đang dần được hoàn thiện theo hướng đảm bảo
đáp ứng yêu cầu của NHNN và tiêu chuẩn BASEL II. Công tác quản trị rủi ro
được tăng cường qua việc phát triển hệ thống báo cáo quản trị nội bộ, phát triển
phần mềm nghiệp vụ, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.

V. Chính sách nhân sự:


Tổng số lao động củavietcombank tính đến 31/12/2013 là 13.864 người, hết
quý 1/2014 là 13.449 người. Ban lãnh đạo vietcombank luôn chú trọng việc phát
triển nguồn nhân lực, coi đây là chìa khóa đem lại thành công và hiệu quả của
ngân hàng. Chất lượng nhân viên được kiểm soát từ đầu vào với một chính sách
tuyển dụng nghiêm túc, cán bộ được tuyển dụng theo đúng vị trí công việc. Tích
cực xây dựng các chương trình đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ, nhân viên
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong năm 2013 có hàng nghìn lượt cán
bộ được tham gia đào tạo về các lĩnh vực như quản lý rủi ro, xử lý nợ, thanh toán
quốc tế, kế toán, kiểm toán... Chế độ lương, thưởng được xây dựng gắn với kết
quả công việc, không cào bằng, tạo được động lực cho người lao động, hiệu quả
công việc mang lại là cao hơn. Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện đầy đủ
và nghiêm túc, xây dựng được một đội ngũ lãnh đạo là những người có kiến thức
hiện đại và nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và quản lý điều hành.
Vietcombank sẽ vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục
45

hoàn thiện các chính sách tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, quy hoạch gắn với quyền
lợi và trách nhiệm của người lao động nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong
công việc.

Thực tế, Vietcombank là một trong những ngân hàng giữ chế độ lương
thưởng và nhân sự tương đối ổn định, không giảm sâu và cũng không tăng vọt như
ACB hay SHB. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng lương của
Vietcombank lại là giảm dần đều với tốc độ chậm. Trong quý 1/2014, mặc dù
lượng nhân sự không đổi so với cuối năm 2013, đứng ở mức 13.449 người nhưng
quỹ lương tại Vietcombank lại giảm tương đối mạnh.

Cụ thể, trung bình, thu nhập năm 2013 của mỗi nhân viên Vietcombank đạt
237 triệu đồng, thu nhập theo tháng là 19,7 triệu đồng/người/tháng, giảm so với
năm 2012 lần lượt là 9 triệu đồng/người/năm và 750.000 đồng/người/tháng.

Trong 3 tháng đầu năm 2014, chi phí dành cho nhân viên tại Vietcombank
là 711,781 tỷ đồng, giảm gần 37 tỷ đồng, tương đương ứng 4,94% so với cùng kỳ
năm ngoái. Trung bình, mỗi nhân viên Vietcombank nhận 52,92 triệu
đồng/người/3 tháng, tương đương 17,64 triệu đồng/người/tháng. Mỗi tháng, thu
nhập tại Vietcombak giảm 1,19 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, trong 5 năm,
từ 2009 - 2013, Vietcombank vẫn là ngân hàng có mức lương cao nhất, khi mà
mức trần thu nhập của 1 nhân viên ngân hàng tại Việt Nam là 18tr đồng/tháng.

Ngày 10/2/2014, VCB chính thức khởi động dự án xây dựng chính sách đã
ngộ người lao động và hệ thống đo lường đánh giá hiệu quả công việc KPI với
mục tiêu nhằm xây dựng một chính sách đãi ngộ hướng đến “Đãi ngộ công bằng
dựa trên khối lượng công việc và hiệu quả hoạt động”. Theo đó, mỗi chức danh sẽ
có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng, ban quản trị sẽ áp
dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành
KPI, ngân hàng sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. Dự án hứa hẹn sẽ
46

mang lại nhiều lợi ích cho Vietcombank với việc có được một bộ các chỉ số đo
lường hiệu quả hoạt động đối với các đơn vị và cá nhân, làm cơ sở để thực hiện
công tác lập kế hoạch và giao chỉ tiêu đến các cấp, gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu
chiến lược của toàn hàng với mục tiêu cụ thể của các cấp; thiết lập được cơ chế đãi
ngộ công bằng, minh bạch, dựa trên khối lượng công việc và hiệu quả hoạt động,
phù hợp với các yếu tố đặc thù trong nước và đặc thù riêng của Vietcombank.

VI. Định hướng và chiến lược kinh doanh:


Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank
hiện nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho
khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc
tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,
tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và
các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Định hướng chiến lược
kinh doanh đến năm 2020, bên cạnh mảng bán buôn truyền thống, Vietcombank
tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, hướng tới là ngân hàng hàng đầu về dịch vụ
bán lẻ trên thị trường.

Định hướng hoạt động năm 2014-2015:

Phương châm hoạt động của Vietcombank là “Đổi mới – Tăng trưởng –
Chất lượng” với quan điểm là “Nhạy bén – Quyết liệt – Kết nối”. Các chỉ tiêu cụ
thể như sau: tổng tài sản tăng 11%, tín dụng tăng 13%, huy động vốn từ nền kinh
tế tăng 13%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, lợi nhuận trước thuế 5.500 tỷ đồng. Triển khai
xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào năm 2015-2018.

VII. Mục tiêu, tầm nhìn 2020 của VCB:

+ Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất.

+ Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực.


47

+ Ngân hàng đứng đầu về chất lượng của khách hàng.

+ Ngân hàng đạt hiệu suất sinh lời cao nhất và đạt ROE tối thiểu 15%.

+ Đạt top 1 ngân hàng bán lẻ, top 2 ngân hàng bán buôn.

+ Trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài

chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

VIII. Vị thế và thị phần:


Thị phần của VCB trong các hoạt động chủ yếu:

-Dịch vụ thanh toán quốc tế:

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Đầu 2014


VietcomBank 21% 17% 15,8% 15,7%

Trong những năm gần đây, do thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm, các
ngân hàng thương mại chuyển sang chú trọng mảng dịch vụ, trong đó có thanh
toán quôc tế. Trong bói cảnh đó, VietcomBank đang mất dần thị phần trong thanh
toán quốc tế, đồng thời cũng mất vị trí số 1 trong thanh toán quốc tế được giữ
vững trong giai đoạn trước. Thay vào đó là sự nổi lên của các ngân hàng thương
mại lớn khác như ViettinBank, BIDV. Trong năm 2013, doanh số thanh toán xuất
nhập khẩu của VCB đạt 41,6 tỷ USD, chiếm 15,8% thị phần cả nước. 6 tháng đầu
năm 2014, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 22 tỷ USD, chiếm 15,7% thị
phần.

-Thị phần huy động vốn:

Vào thời điểm 31/12/2013, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 340,3 tỷ đồng,
tăng 11,98% so với thời điểm 31/12/2012, bằng 99,95% kế hoạch. 6 tháng đầu
năm 2014, huy động vốn của Vietcombank đạt mức tăng trưởng mạnh với huy
48

động vốn từ nền kinh tế đạt 378,780 tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm, cao hơn
mức tăng bình quân của toàn ngành (5,3%).

PHẦN 4: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VCB).
49

I. Phân tích thu nhập lãi ròng.


Bảng 13: các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của VCB qua 3 năm 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013


Tổng thu nhập Tỷ đồng 14 871 15 108 15 567
Lợi nhuận sau Tỷ đồng 4 197 4 404 4 358
thuế
Tổng tài sản Tỷ đồng 337 109 390 598 441 734
bình quân
Vốn CSH bình Tỷ đồng 24 654 35 096 41 969
quân
NPM % 28,2 29,2 28
AU 0,044 0,038 0,035
EM 13,7 11,1 10,5
ROA % 1,24 1,13 0,98
ROE % 17 12,5 10,4
( Nguồn: BCTC VCB)

1. ROA- lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình quân
Do đặc thù của ngành ngân hàng nên khối lượng tài sản của một ngân hàng
bao giờ cũng rất lớn, do đó chỉ số ROA của ngân hàng thường thấp hơn so với các
Doanh nghiệp khác. Một ngân hàng lành mạnh thông thường chỉ có khả năng tạo
ra chỉ số ROA nằm trong ngưỡng từ 1%-2%, và còn phụ thuộc vào các thị trường,
quốc gia khác nhau. Qua kết quả ở bảng trên ta thấy ROA của ngân hàng trong 3
năm ở các mức xấp xỉ 1% và giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ hiệu quả
sử dụng tạo lợi nhuận của ngân hàng là không tốt.

Bảng 14: so sánh chỉ tiêu ROA của VCB trong 3 năm 2011-2013

Mức tăng giảm Mức tăng giảm


2011-2012 2012-2013
2011 2012 2013 Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối (tỷ đối (%) đối (tỷ đối (%)
đồng) đồng)
50

Lợi nhuận 4 197 4 404 4 358 207 4,93 -46 -1


sau thuế
Tổng tài 337 109 390 598 441 734 53 489 15,7 51136 13,1
sản bình
quân
ROA 1,24 1,13 0,98 -0,11 -0,15

Qua bảng trên ta có thể thấy,sự sụt giảm dần về ROA của ngân hàng qua
các năm, nguyên nhân là do tổng tài sản của ngân hàng tăng trưởng đều đặn khá
tốt, tăng 15,7 % trong 2011-2012 và 13,1% trong 2012-2013, trong khi, tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận sau thuế thấp hơn và thậm chí âm. Cụ thể là tăng 207 tỷ
đồng tương đương 4,93% trong 2011-2012 và giảm 46 tỷ đồng tương đương 1%
trong 2012-2013.

ROA của ngân hàng trong 3 năm giảm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh cả
ngân hàng là không tốt, cơ cấu tài sản thiếu hợp lý, tuy nhiên 1 phần nguyên nhân
là do tình hình của nền kinh tế hiện tại không khả quan.

2. ROE- lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu


ROE trong 3 năm giảm dần từ 17% năm 2011 xuống 12,5% năm 2012 và
10,4 % năm 2013, giẩm lần lượt 4,5% và 2,1%. ROE giảm là do sự biến động của
lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu. để thấy rõ nguyên nhân ta xét bảng sau:

Bảng 15: so sánh chỉ tiêu ROE của VCB trong 3 năm 2011-2013

Mức tăng giảm Mức tăng giảm


2011-2012 2012-2013
2011 2012 2013 Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối (tỷ đối (%) đối (tỷ đối (%)
đồng) đồng)
Lợi 4 197 4 404 4 358 207 4,93 -46 -1
nhuận
sau thuế
Vốn 24 654 35 096 41 969 10442 42,4 6873 19,6
51

CSH
bình
quân
ROE 17 12,5 10,4 -4,5 -2,1

Qua bảng ta thấy sự sụt giảm ROE nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế
tăng nhẹ hoặc giảm trong khi vốn chủ sở hữu tăng khá mạnh. Cụ thể trong 2 năm
2011-2012, lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 4,93% trong khi Vốn chủ sở hữu tăng đến
42,3%, trong 2 năm 2012-2013, lợi nhuận sau thuế giảm 1% trong khi vốn chủ sở
hữu tăng 19,6%.

Bảng 16: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

Thu nhập lãi và các khoản


thu nhập tương tự
Chi phí lãi và các khoản chi phí
tương tự
Thu nhập lãi thuần
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
Chi phí từ hoạt động dịch vụ
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Lãi/ (Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

Lãi/ (Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

Thu nhập từ hoạt động khác


52

Chi phí hoạt động khác


Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động khác

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

Tổng thu hoạt động

Chi phí hoạt động


Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Tổng lợi nhuận trước thuế


Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

LỢI NHUẬN SAU THUÉ


Lợi ích của cổ đông thiểu số
Lọi nhuận thuần trong kỳ
Lãi cơ bản trên cố phiếu

2011-2012: Sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế chủ yếu do sự tăng lên
của chứng khoán kinh doanh, kinh doanh ngoại hối, hoạt động khác mặc dù thu
nhập thuần giảm khá mạnh. Các khoản mục này có mức tăng khá ấn tượng cụ thể
lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng đến 1401%, 1 con số cực kì ấn
tượng, Lãi/ (Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 764% và Lãi/ (Lỗ)
thuần từ hoạt động khác tăng 141% các khoản mục còm lại biến động ở mức nhỏ
về tương đối. tuy nhiên so sánh tuyệt đối thì mức tăng chỉ tăng mức hỏ, cụ thể
53

khoảng 208 tỷ nên có thể nói do ảnh hưởng của tình trạng khó khăn của nền kinh
tế nên Vietcombank đã hoạt động chưa hiệu quả, tăng trưởng kém, sinh lời thấp.

2012-2013: không có con số tăng trưởng tương đối ấn tượng như 2011-
2012 mà hầu hết các khoản mục đều có sự giảm nhẹ, 1 số ít khoản mục lợ nhuận
tăng như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 230.772 triệu đồng tương đương
16,62%, lãi từ hoạt động khác tăng 409.187 triệu đồng tương đương 77,93% và
thu từ góp vốn mua cổ phần tăng 93.221 triệu đồng tương đương 19,89%. Tuy
nhiên mức tăng trênkhông thể bù đắp mức giảm nên lợi nhuận sau thuế giảm xấp
xỉ 46 tỷ đồng nguyên nhân doneenf kinh tế chưa thể thoát khỏi khủng hoảng,
ngành ngân hàng đang trong tình trạng khó khăn chung.

Bảng 17: biểu thị mức tăng giảm các chỉ tiêu trong vốn chủ sở hữu của ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam (VCB)

Mức tăng giảm năm Mức tăng giảm


2011-2012 năm 2012-2013
Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối(triệu đối(%) đối(triệ đối(%)
đồng) u đng)
Vốn điều lệ 1 1681 56.33 0 0
571
54

Thặng dư vốn cô phần 3 476 126 17.65 0 0

Vốn khác 8 205 445 823.88 0 0

Quỹ của tổ chức tín dụng 0 0 0 0

Chênh lệch tỷ giá hối đoái 677 269 32 674672 24.15


Chênh lệch đánh giá lại tài sản -69 792 -36.54 2625 2.17
Lợi nhuận chưa phân phối 2 358 3.35 9506 13.06
Lợi nhuận đê lại năm trước 622 961 11.28 146199 2.38

Lợi nhuận đê lại năm nay 381 843 14.27 220776 7.22

Tổng vốn chủ sở hữu 241 118 8.47 833002 2

Trong giai đoạn 2011-2013, vốn chủ sở hữu của VCB tăng trưởng mạnh
mẽ cụ thể tăng 241 tỷ trong 2011-2012 và tăng 833 tỷ trong 2012-2013. Đây là
một phần nguyên nhân khiến ROE của NH trong giai đoạn này giảm.

Biểu đồ 12: tỷ trọng vốn chủ sở hữu VCB 2011

Tỷ trọng trong vốn chủ sở hữu của VCB 2011 chủ yếu là vốn của tổ chức tín dụng
với mức 72,42% và các năm 2012, 2013 cũng không có nhiều sự thay đổi trong
cơ cấu, điều này là do đặc điểm đặc biệt của ngành ngành ngân hàng. Sự tăng lên
về vốn chủ sở hữu trong bối cảnh kinh tế khó khăn thể hiện uy tín của ngân hàng,
niềm tin của các nhà đầu tư với ngân hàng trong tương lai.

II. Phân tích thu nhập lãi và ngoài lãi ròng:


55

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Quý Quý Quý Quý Quý Quý Quý Quý Quý Quý Qu
Chỉ 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3
tiêu
NIM 3.79% 2.73% 2.39%
0.86% 0.78% 1.06% 1.08% 0.89% 0.64% 0.67% 0.57% 0.61% 0.59% 0.6
NOI 0.2% 0.9% 0.92%
0.21% 0.1% -0.09% 0.01% 0.15% 0.2% 0.21% 0.3% 0.22% 0.22% 0.2
(1) -3% 16% 9% -9% -10% -3% -2% -1% -3% -3%
(2) 85.4% 72.9% 69.3%
79.89 87.85 108.05 73.22 80.69 74.01 75.99 61.09 71.59 70.06 72.
% % % % % % % % % % %

(2) 14.5% 27% 30.7%


(3) 19% 17% 21%
(4) 37,5% 40% 40.4%
(5) 1% 0.83% 0.79%
0.13% 0.17% 0.21% 0.48% 0.26% 0.29% 0.13% 0.17% 0.19% 0.27% 0.2
(6) 1.35 1.7 1.59
4.44 2.14 1.93 0.93 1.75 1.03 2.74 1.91 1.78 0.96 1.2

Bảng 18: Chỉ số sinh lời của Vietcombank giai đoạn năm 2011 đến quý 2 năm
2014.

(1) Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần.

(2) Thu nhập lãi ròng trên tổng thu nhập hoạt động.

(3) Thu nhập ngoài lãi ròng trên tổng thu nhập hoạt động.

(4) Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động.

(5) Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản bình quân.

(6) Thu nhập trước thuế trên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
56

Từ bảng báo cáo kết quẩ hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo
tài chính, ta đánh giá tổng quan về biến động tăng giảm chi phí, thu nhập từ các
hoạt động tạo thu nhập lãi, các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi. Sau đó tiến
hành tính toán nhận xét xu hướng tăng giảm các chỉ số đánh giá khả năng sinh
lời của ngân hàng ROE, ROA, NIM, NOI...Qua đó tiến hành đi sâu phân tích
tài sản thành phần lãi để đánh giá chất lượng lãi và tìm hiểu nguyên nhân. Cuối
cùng rút ra kết luận tình hình hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn nghiên
cứu.

Trước hết nhận xét về hoạt động của ngân hàng ngoại thương, ta thấy
ngân hàng ngoại thương tạo nguồn thu nhập từ hai nguồn thu là thu nhập lãi và
thu nhập ngoài lãi được phản ánh trên các khoản mục của BCKQHĐKD.

Nguồn thứ nhất gồm: thu nhập lãi thuần bằng chênh lệch thu nhập lãi và
các khoản thu nhập tương tự (thu nhập lãi tiền gửi, thu nhập lãi cho vay khách
hàng, thu nhập từ lãi kinh doanh đầu tư chứng khoán nợ, thu nhập từ hoạt động
tín dụng), chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự gồm: trả lãi tiền gửi, trả lãi
tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, trả lãi hoạt động tín dụng). Trong giai
đoạn này, thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng rất lớn (từ 67 đến 85,4%) trong
tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng thể hiện qua chỉ số tỷ lệ thu nhập lãi
ròng trên thu nhập hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên ở ngân hàng ngoại
thương chỉ số này có xu hướng giảm từ 85.4% năm 2011 xuống còn 69.35 năm
2013 và trong tháng 6 đầu năm 2014 chỉ số này là 67%. Mức biến động này
một phần do năm 2011 hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi của ngân hàng rất kém
thậm chí lỗ, một phần do xu hướng các ngân hàng ngày càng tăng dần thu nhập
từ dịch vụ và thu nhập từ hoạt động ngoại bảng.

Nguồn thứ hai gồm: lãi thuần từ hoạt động dịch vụ bằng thu nhập hoạt
động dịch vụ (thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, ủy thác, đại lý, bảo lãnh và
dịch vụ khác) trừ đi chi phí dịch vụ (chi cho dịch vụ thanh toán,ngân quỹ, viễn
thông, ủy thác, đại lý và các dịch vụ khác), lãi thuần từ hoạt động mua bán
57

chứng khoán kinh doanh, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (thu từ
hoạt động kinh doanh ngoại tệ giao ngay, thu từ các công cụ tài chính phái sinh
tiền tệ, lãi đánh giá lại vàng, lãi đánh giá lại ngoại tệ kinh doanh, lãi đánh giá
lại hợp đồng phái sinh) trừ đi chi phí hoạt động (chi cho hoạt động kinh doanh
ngoại tệ giao ngay, các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ, lỗ đánh giá lại ngoại
tệ kinh doanh, lỗ đánh giá lại hợp đồng phái sinh), lãi thuần từ hoạt động mua
bán chứng khoán đầu tư gồm thu nhập trừ chi phí mua bán chứng khoán đầu tư,
lãi thuần từ hoạt động khác bằng thu nhập hoạt động khác (thu từ nghiệp vụ
hoán đổi lãi suất, thu từ các khoản cho vay đã xử lý, thu từ hoàn nhập dự phòng
giảm giá đầu tư dài hạn, thu nhập khác) trừ đi chi phí hoạt động khác (chi cho
nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, chi cho hợp đồng ủy thác đầu tư và chi phí khác).
Trái ngược thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng thấp trong tổng
thu nhập hoạt động của ngân hàng tuy nhiên có xu hướng tăng dần qua các
năm.

Để làm rõ khả năng sinh lời các khoản thu nhập này cần đi sâu phân tích
các chỉ số NIM, NOI...

1. Phân tích chỉ số NIM:


Chỉ số NIM phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tăng chi
phí trên cơ sở sử dụng hiệu quả các tài sản sinh lời của ngân hàng, ngân hàng
được coi là có khả năng sinh lời từ lãi tốt khi chỉ số NIM >3%. Chí số NIM của
ngân hàng ngoại thương cho thấy xu hướng giảm khả năng sinh lời từ lãi từ
3,7% năm 2011 ( khả năng sinh lời tốt), xuống còn 2,7% và 2,4% năm 2012 và
2013, đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số này chỉ còn 1,1%. Chí số NIM giảm do
sự giảm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng trong thời gian này
rất kém khi thu nhập lãi thuần giảm liên tục trong khi tổng tài sản sinh lời bình
quân của ngân hàng lại tăng đều qua các quý. Điều này có thể lý giải khi năm
2011, tình hình kinh tế Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, thị trường bất động
sản đóng băng khiến hàng loạt các khoản vay của Vietcombank ở lĩnh vực này
rời vào tình trạng mất thanh khoản, Vietcombank mất một lượng khách hàng
58

doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp khi các doanh nghiệp đồng loạt phá sản và
để lại khoản nợ xấu khổng lồ nguy cơ không có khả năng thu hồi. Xem xét chỉ
số NIM qua các chỉ tiêu tài sản sinh lời bình quân và thu nhập lãi thuần để tìm
hiểu nguyên nhân ta thấy:

Biểu đồ 13: Tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lời của ngân hàng ngoại thương
Vietcombank.

Đơn vị: triệu VNĐ

Bảng 19: Cơ cấu tài sản Vietcombank.

Tiền gửi và Cho vay khách Chứng khoán Tài sản khác
cho vay tổ hàng đầu tư
chức tín dụng
Năm 2011 27% 55% 9% 9%
Năm 2012 22% 56% 14% 9%
Năm 2013 18% 57% 16% 9%
6t đầu năm 19% 56% 16% 9%
2014
Từ hai bảng trên cho thấy xu hướng tăng đều qua các nảm và cùng kỳ
của tài sản sinh lời của ngân hàng ngoại thương trong giai đoạn này. Trong đó
tỷ trọng từ tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng, cho vay khách hàng và chứng
59

khoán đầu tư chiếm phần lớn trong tỷ trọng tài sản của ngân hàng, tiền gửi và
cho vay các tổ chức tín dụng có xu hướng giảm tỷ trọng (chủ yếu cho vay trên
thị trường kiên ngân hàng) trong tổng tài sản qua các năm, trái lại chứng khoán
đầu tư có xu hướng tăng còn cho vay khách hàng tương đối ổn định. Tuy nhiên
tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng có độ an toàn cao còn tỷ trọng chứng
khoán đầu tư mang lại thu nhập ít hơn rất nhiều so với cho vay khách hàng nên
sự suy giảm của chỉ số NIM do các nguồn vốn cho vay của ngân hàng sinh lời
kém.

Lý giải cho xu hướng tăng trưởng ổn định trong cho vay khách hàng
trong cơ cấu tài sản của Vietcombank trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng
do trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2014, Vietcombank luôn là ngân hàng
đứng đầu trong việc hạ giảm lãi suất cho vay, lãi suất cho vay luôn thấp hơn
các ngân hàng khác từ 0,5 đến 1% đối với các khoản vay dài hạn đi đôi với thủ
tục vay vốn nhanh gọn khiến cho Vietcombank trở thành dịa điểm vay vốn hấp
dẫn của doanh nghiệp trong thời kỳ khó khắn. Bên cạnh đó quý 3,4 năm 2011
Veticombank triển khai dự án cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu
gỗ và thủy sản lên đên 4.000 tỷ đồng lãi suất 14%/ năm, hay gói tín dụng 2.000
tỷ đồng lãi suất 12%/năm cho vay kinh doanh, mua, xây, sửa nhà năm hay gần
đây nhất là gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng năm 2013. Tóm lại mặc dù
nền kinh tế có những diễn biến khó khăn tuy nhiên Vetcombank lại có những
bước đi đúng đắn phù hợp với nhu cầu tín dụng nên vẫn giữ được tằn trưởng
tín dụng đều qua các năm.

Biểu đồ 14 : tốc độ tăng giữa chi phí lãi và các chi phí tương ứng so với thu
nhập lãi và các khoản thu nhập tương ứng từ năm 2011 đến quý 2 năm 2014.
60

Biểu đồ 15: Biến động thu nhập lãi thuần của ngân hàng ngoại thương
VietcomBank .

Đơn vị: triệu VNĐ

Đồ thị phản ánh xu hướng biến động của chi phí lãi và thu nhập lãi,
khoảng cách giữa hai đường xu hướng phản ánh thu nhập lãi thuần của ngân
hàng.. Đường chi phí lãi và thu nhập lãi biến động theo cùng xu hướng, song
tốc độ tăng và giảm của thu nhập cao hơn chi phí khiến thu nhập lãi thuấn của
61

ngân hàng ngoại thương phân làm ba giai đoạn từ năm 2011 đến quý 2 năm
2014.

Đầu tiên là từ quý 1 đến quý 4 năm 2011, tốc độ tăng trưởng thu nhập
lãi (chủ yếu là lãi từ cho vay) khách hàng cao hơn tốc độ tăng trưởng chi phí lãi
khiến cho thu nhập lãi thuần của ngân hàng có sự tăng lên đáng kể từ 2.749.555
tiệu VNĐ đến 3.808.807 triệu VNĐ vào quý 4 năm 2011 tăng gấp đôi so với
cùng kỳ năm trước. Các khoản thu nhập chi phí hình thành chủ yếu từ lãi cho
vay khách hàng cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng từ các khoản vay
đến ở có xu hướng tăng trưởng rõ rệt, hoạt động cho vay của ngân hàng hiệu
quả, chỉ số NIM ở mức tốt 3,7% năm 2011. Trong đó đóng góp lớn vào thu
nhập của Vietcombank là nguồn thu nhập từ liên ngân hàng và hoạt động tiền
gửi tại các ngân hàng nhỏ. Cuối năm 2011 nhu cầu vốn để thanh khoản của các
ngân hàng ở mức cao, Vietcombank thực hiện đẩy mạnh hoạt động cho vay
trên thị trường liên ngân hàng (chiếm 26% trong tổng tài sản nợ của
Vietcombank quý 4 năm 2011) trong khi hoạt động chứng khoán đầu tư lại ở
mức thấp đây cũng là xu hướng cảu các ngân hàng lớn tron giai đoạn này. Tuy
nhiên hoạt động này lại tiềm ẩn những rủi ro nhất định đối với Vietcombank,
tín dụng tăng trưởng chậm trong khi thu nhập lãi ròng tăng trưởng quá cao chủ
yếu từ thị trường liên ngân hàng dẫn đến bản chất lợi nhuận chủ yếu từ chênh
lệch giữa lãi suất đi vay và chi phí vốn, gánh nặng lãi suất chuyển giao cho
người đi vay khiến nguy cơ nợ xấu các khoản vay của Vietcombank tăng trong
tương lai.

Giai đoạn hai là từ quý 1 năm 2012 đến quý 4 năm 2012 cho thấy hoạt
động cho vay của ngân hàng có sự đi xuống. Thu nhập lãi giảm với tốc độ giảm
nhanh hơn chi phí khiến thu nhập lãi thuần của ngân hàng gảm mạnh từ 3 808
807 triệu VNĐ xuống còn 2376230 triệu VNĐ quý 4 năm 2012 giảm so với
quý trước và giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, chỉ số NIM theo quý giảm
mạnh từ 1,08% xuống còn 0,57% phản ánh sự suy giảm khả năng sinh lời của
ngân hàng từ hoạt động tín dụng kết quả chỉ số NIM năm 2013 chỉ còn 2,7%.
62

Mức tăng trưởng nhanh lợi nhuận ròng trong bối cảnh kinh tế khó khăn năm
2011 thi năm 2012 cho thấy những hệ quả của nó, thu nhập lãi thuần giảm
mạnh do giảm nhiệt nhu cầu vốn trên thị trường liên ngân hàng 9 tháng đầu
năm lợi nhuận sau thuế lũy kế Vietcombank đạt 3.366 tỷ đồng, đồng thời nợ
xấu tăng mạnh lên 3.23% khiến cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro của ngân
hàng tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận, trước tình hình đó Vietcombank chủ động
tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay nhằm giữ đà tăng trưởng tín
dụng tuy nhiên đây là giải pháp tạm thời nhằm giữ thị phần vì biện pháp này
làm giảm hiệu quả tín dụng (chi phí sử dụng vốn tăng nhanh hơn so với thu
nhập) và đồng thời không có tác dụng kìm hãm tăng trưởng nợ xấu do đây là hệ
quả tất yếu trong thời gian dài.

Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn từ quý 1 năm 2013 đến nay hoạt động tín
dụng của ngân hàng ngoại thương có sự khởi sắc phản ánh sự khôi phục khả
năng sinh lời của ngân hàng. Thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng dần và dao
động với biên độ nhỏ khiến cho chỉ số NIM giữ vững từ mức 0,58 đến 0,66 %
theo quý. Đặc biệt quý 3 năm 2013 đạt đỉnh ở mức thu nhập lãi thuần
2.870.537 triệu VNĐ. Kết thúc năm 2013 chỉ số NIM giảm nhẹ xuống 2,4%,
còn 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số NIM đạt 1,1%. Lý giải cho sự khôi phục này
là từ năm 2013 đến nay nền kinh tế dần phục hồi, nhu cầu vốn đầu tư tăng dần.
Bên cạnh đó Vietcombank liên tục cắt giảm lãi suất cho vay và lãi suất huy
động dài hạn khiến cho tín dụng tăng trưởng qua các quý khiến cho thu nhập
lãi ròng từ hoạt động tín dụng dần đi vào ổn định tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vần
duy trì ở mức 3% chủ yếu là các khoản nợ cũ chưa thu được.

2. Phân tích chỉ số NOI.


Chỉ số NOI phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu ngoài lãi so với tăng
chi phí cho các nguồn thu này trên cơ sở sử dụng hiệu quả các tài sản sinh của
ngân hàng, ngân hàng được coi là có khả năng sinh lời ngoài lãi tốt khi chỉ số
NOI >1%. Xét chỉ số NOi của ngân hàng ngoại thương giai đoạn từ năm 2011
đến quý 2 năm 2014, ta thấy năm 2011 chỉ số NOI của ngân hàng ngoại thương
63

rất thấp chỉ đạt 0.22% cho cả năm cho thấy hoạt động này sinh lời rất kém, tuy
nhiên từ năm 2012 đến nay ngân hàng đã có những chính sách thay đổi để nâng
cao hiệu quả của những hoạt động này chỉ số NOI tăng dần lên đến 0,9% năm
2012, 0,92% năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số này khả quan khi đạt
mắc 0.52% cho thấy khả năng sinh lời từ thu nhập ngoài lãi là rất tốt.

Biểu đồ 16: Biến động thu nhập ngoài lãi thuần và chi phí hoạt động
khác.

Đơn vị: triệu VNĐ

Đi sâu phân tích thu nhập ngoài lãi thuần ở bảng để hiểu rõ sự tăng
trưởng rõ rệt của chỉ số NOI, tăng trưởng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng
ngoại thương giai đoạn này được chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn một là từ quý 1 năm 2011 đến quý 3 năm 2011, thu nhập
ngoài lãi thuần của ngân hàng giảm mạnh từ 675.968 triệu VND xuống lỗ
307.953 triệu VND, tìm hiểu ngyên nhân cho thấy sự sụt giảm mạnh thu nhập
lãi thuần là do chi phí khác của ngân hàng ngoại thương tăng mạnh từ quý 1 là
52 254 VND lên đến 985.581 triệu VND ở quý 3, trong khi thu nhập từ chứng
khoán đầu tư lại không được chú trọng.
64

Giai đoạn 2 là từ quý 4 năm 2011 đến nay, thu nhập ngoài lãi thuần của
ngân hàng khôi phục dần và tăng trường. Nếu ở quý 2 năm 2011 thu nhập
ngoài lãi thuần là 35.328 triệu VND thì đến quý 2 năm 2014 con số này là
1.308.020 triệu VND, có được sự tăng trưởng này là ngân hàng đã giảm dần
chi phí khác đồng thời hoạt động trong kinh doanh ngoại hối và các hoạt động
dịch vụ được chú trọng cả về chất lượng và số lượng.

III. Phân tích chi phí hoạt động:


Chỉ số tổng chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động đánh giá hiệu quả
công tác quản lý chi phí của ngân hàng, chỉ số này được coi là tốt khi chi phí
của ngân hàng ổn định và giảm dần theo thời gian. Đối với ngân hàng ngoại
thương chi phí hoạt động gồm thuế các khoản phí, lệ phí; chi cho nhân viên;
chi về tài sản; chi cho các hoạt động quản lý công vụ; chi cho nộp phí bảo
hiểm, bảo hiểm tiền gửi. Chỉ số tổng chi phí hoạt dộng của ngân hàng không
có sự biến động mạnh qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014, năm 2011 chỉ
số này là 37.5% đến năm 2012 chỉ số này là tăng nhẹ lên 40% và năm 2013 là
40.4% sự gia tăng này chủ yếu do những nguyên nhân khách quan về tình hình
kinh tế khó khăn tác động vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng trong
khi chi phí hoat động của ngân hàng không có sự biến đổi bất thường.

Biểu đồ 17: Biến động tổng thu nhập hoạt động thông qua thu nhập lãi thuần
và thu nhập ngoài lãi thuần.
65

Biểu đồ 18: Biến động chi phí hoạt động

Thu nhập hoạt động gồm thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi thuần.
Tổng hợp biến động giữa hai đương thu nhập ta có đường xu hướng thay đổi
của tổng thu nhập hoạt động, quan sát biểu đồ ta thấy ba giai đoạn là giảm
mạnh vào năm 2012, đạt đỉnh vào cuối năm 2011 và tăng trưởng cho đến này.
Tổng thu nhập hoạt động giảm mạnh vào quý 2 năm 2011 xuống còn 2.987.991
triệu VNĐ do thu nhập từ các khoản cho vay của ngân hàng có xu hướng tăng
nhưng lại lỗ trong hoạt động khác của ngân hàng. Đến quý 3 năm 2011 thu
nhập ngoài lãi thuần của ngân hàng phục hồi tăng trưởng trong khi thu nhập
thuần từ hoạt động cho vay đạt đỉnh khiến tổng thu nhập hoạt động đạt mức
66

cao nhất là 5.201.674 sau đó giảm sâu xuống còn 3.244.293 triệu VND vào quý
2 năm 2012. Giai đoạn ba là từ đầu năm 2012 đến nay, tổng thu nhập hoạt động
có xu hướng tăng do thu nhập lãi và ngoài lãi thuần đều tăng.

Chi phí hoạt động của ngân hàng gồm thuế các khoản phí, lệ phí; chi
cho nhân viên; chi về tài sản; chi cho các hoạt động quản lý công vụ; chi cho
nộp phí bảo hiểm, bảo hiểm tiền gửi. Tại ngân hàng ngoại thương chi phí lương
phụ cấp cho nhân viên luôn chiếm tỷ trọng lớn cho chi phí hoạt động điều này
phản ánh quy mô của ngân hàng. Biểu đồ trên cho thấy chu kì chi phí hoạt
động của ngân hàng ngoại thương có sự gia tăng đột biến vào quý 4 các năm do
các khoản thưởng cuối năm của ngân hàng ngoại thương. Mặt khác, biến động
xu hướng chi phí của ngân hàng không tăng mạnh so với các quý cùng kỳ cho
thấy ngân hàng quản lý tốt các khoản phí đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản
không thay đổi nhiều qua các năm.

IV. Phân tích dự phòng tổn thất nợ.


Biểu đồ 19: Biến động chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản
bình quân.

Dự phòng tổn thất nợ là khoản dự phòng nợ xấu phân bổ định kỳ cho


các khoản nợ dự trữ trên bảng cân đối kế toán. Đo lường mức dự phòng tổn
67

thất nợ của ngân hàng ngoại thương bằng chỉ số chi phí dự phòng tổn thất nợ
trên tổng tài sản bình quân ta thấy mức dự phòng tổn thất nợ của ngân hàng
tăng đột biến vào quý 3 năm 2011 do dư nợ tiền vay của ngân hàng trong giai
đoạn này cao, bên cạnh đó việc nợ xấu gia tăng do tình hình kinh tế suy thoái
khiến ngân hàng phải trích lập dự phòng tổn thất ở mức cao 0,48%. Vào quý 2
và quý 3 năm 2013 chỉ số này cùng ở mức cao 0,27% do ngân hàng chủ động
phòng ngừa rủi ro bằng cách nâng cao hệ số nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt
động của ngân hàng, đồng thời cũng còn các khoản nợ xâu mà ngân hàng chưa
xử lý được cần phải trích lập.

PHẦN 5: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG


NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB)

I. Mức độ thanh khoản và phương pháp đánh giá mức độ thanh


khoản.
1. Khái niệm mức thanh khoản
Xét về góc độ tài sản: thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền với
chi phí thấp nhất. Tiêu chí đo lường tính thanh khoản của tài sản thông qua: thị
trường giao dịch, chi phí giao dịch, thời gian giao dịch.
Xét về góc độ ngân hàng: thanh khoản là khả năng ngân hàng sử dụng,
tìm kiếm các nguồn tiền để đáp ứng các nhu cầu thanh toán trong từng thời kỳ
cụ thể.
Thanh khoản trong quản trị ngân hàng là cần thiết bởi 2 lí do:
+ Để thỏa mãn yêu cầu đối với các khoản nợ mới mà không cần phải thu
hồi các khoản đang cho vay hoặc bán đi các khoản đầu tư có kỳ hạn như
cổ phiếu.
+ Để đáp ứng các khoản rút tiền theo ý muốn của người gửi tiền bất kỳ lúc
nào.
Ngân hàng vốn là tổ chức kiếm tiền chủ yếu thông qua đường cong lãi
suất, đó là: các khoản tiền gửi ngắn hạn có lãi suất thấp và cho vay hoặc đầu tư
vào các tài sản có dài hạn hơn ở 1 tỷ lệ lãi suất cao hơn. Việc thanh khoản
68

không ăn khớp này rõ rang là tiềm ẩn những nguy hiểm và có nghĩa là ngân
hàng phải giữ trong tay 1 tỷ lệ tương đối cao các tài sản động( lý tưởng là 20
đến 30% tổng tài sản) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thông thường của khách
hàng.Thanh khoản tạo ra sự tin tưởng cho người gửi tiền cũng như cho người
vay.Trên thực tế, không có khả năng thanh khoản còn tồi tệ hơn cả chất lượng
tài sản thấp và sẽ là nguyên nhân chính gây ra hầu hết thất bại của các ngân
hàng.Ngân hàng bị buộc phải đóng cửa khi người gửi tiền không còn tin tưởng
vào các danh mục của ngân hàng và chỉ muốn rút tiền của họ khỏi ngân hàng
đó.Hơn thế nữa, để bảo toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng, ngân hàng
trung ương đóng vai trò người cho vay cuối cùng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt
cho các ngân hàng trong các trường hợp khẩn cấp.Nhưng ngân hàng trung
ương và Chính phủ cũng có những nguồn lực giới hạn và nhà phân tích phải
thận trọng trong việc giả định các khoản hỗ trợ không giới hạn cho các ngân
hàng có chất lượng tài sản kém.Thực tế ở rất nhiều nước, tin đồn về chất lượng
tài sản kém cũng đủ cho làm cho những người gửi tiền tháo chạy khỏi ngân
hàng dẫn đến những cuộc khủng hoảng về thanh khoản. Đo lường thanh khoản
còn khó khăn hơn cả đo lường mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản và khả
năng sinh lời. Lý do là bởi vì các ngân hàng thì đa dạng về quy mô và hoạt
động trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau, mà điều đó phụ thuộc vào các
điều kiện thị trường của từng nơi, từng vùng, từng quốc gia cũng như thị
trường quốc tế. Kết quả là, phân tích thanh khoản ngân hàng cũng phải đa dạng
từ ngân hàng này đến ngân hàng khác cũng phụ thuộc vào quy mô, bản chất và
các lĩnh vực hoạt động của nó. Không có 1 tỷ lệ nào thực sự có thể đo lường
được kích thích nhiều mặt của khả năng thanh khoản cho tất cả các loại ngân
hàng với những quy mô khác nhau. Điều đó không có nghĩa là không thể sử
dụng một chỉ tiêu nào để đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng.Các
ngân hàng trung ương ở các quốc gia khác nhau được đặt ra các mức thanh
khoản tối thiểu dựa vào kinh nghiệm và tình huống thực tế của ngành ngân
hàng. Nói chung, thanh khoản phải được xem xét dưới góc độ là khả năng của
69

ngân hàng trong việc tài trợ cho các khoản nghĩa vụ của nó. Các yếu tố thanh
khoản nên kiểm tra bao gồm:

+ Tính không ổn đinh của các khoản tiền gửi


+ Mức độ tín nhiệm của các khoản tài trợ nhạy cảm với lãi suất( theo các
trường hợp khác nhau có thể gọi là các khoản tài trợ cho vay, các khoản
tiền nóng).
+ Khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản.
+ Sự ảnh hưởng của thị trường tiền tệ
+ Hiệu quả của chiến lược và chính sách quản trị tài sản- nguồn vốn
+ Sự tuân thủ chính sách thanh khoản nội bộ
+ Bản chất, quy mô và những dự đoán trước về cam kết tín dụng.

2. Những khía cạnh để đánh giá mức độ thanh khoản của 1 ngân hàng.
+ Kết cấu tài sản của NHTM (tài sản thanh khoản, tài sản không thanh
khoản….)
+ Khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ và các nguồn khác
+ Cơ cấu nguồn vốn huy động và sự ổn định của nguồn vốn huy động của
NHTM
+ Mức độ phù hợp của nguồn vốn huy động và tài sản ( huy động và cho
vay, huy động ngắn hạn và cho vay ngắn hạn)
+ Mức độ đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo khả năng chi trả và các quy
định khác của NHNN.
II. Phân tích mức độ thanh khoản của VCB từ năm 2011 đến 6 tháng
đầu năm 2014.
1. Kết cấu tài sản của VCB.

Bảng 20: Kết cấu tài sản của VCB


Chỉ tiêu
70

Năm Tổng tài Tài sản thanh Tài sản thanh khoản/ Tổng
sản khoản tài sản(%)
31/03/201 331.746.11 96.331.887 29,03783434
1 4
30/06/201 344.578.46 115.683.768 33,57254745
1 3
30/09/201 336.005.70 98.603.163 29,3456812
1 5
31/12/201 368.521.75 87.635.914 23,78039106
1 3
31/03/201 358.617.95 74.686.751 20,82627224
2 2
30/06/201 391.533.07 89.787.958 22,93240687
2 6
30/09/201 416.217.33 105.958.639 25,45752672
2 4
31/12/201 414.214.65 81.918.139 19,77673586
2 9
31/03/201 418.836.46 80.543.818 19,23037407
3 0
30/06/201 436.252.96 117.657.458 26,97000783
3 2
30/09/201 439.350.11 101.927.168 23,19953121
3 9
31/12/201 468.898.12 114.618.682 24,444261
3 7
31/03/201 445.653.86 64.423.863 14,45603141
4 7
30/06/201 503.915.28 84.552.533 16,77911659
4 4

Đơn vị: triệu VNĐ


Từ bảng có thể thấy tỉ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của VCB
từ năm 2011 đến năm 2013 vẫn luôn giữ ở 1 mức ổn định. Đặc biệt năm 2011,
VCB luôn duy trì tỉ lệ này ở mức cao. Những năm tiếp theo thì tỉ lệ này có
giảm chút ít nhưng vẫn được duy trì ở mức khá cao. Nguyên nhân có thể là do
từ năm 2011 đến nay ngành ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn
do kinh tế đi xuống nên để đảm bảo thanh khoản tốt thì VCB duy trì tỉ lệ này ở
71

mức cao. Tuy nhiên duy trì ở mức quá cao cũng không phải là tốt, nó làm giảm
lợi nhuận của ngân hàng và cơ hôi đầu tư vào những tài sản khác. Trong 2 quý
đầu năm 2014 đang có xu hướng giảm mạnh,giảm xuống mức chỉ còn 14-16%.
Nguyên nhân là do tài sản thanh khoản có xu hướng giảm, trong khi đó tổng tài
sản lại tăng. Tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại các TCTD khác từ cuối năm
2013 đến những tháng đầu năm 2014 giảm rõ rệt. Đồng thời tổng tài sản quý 1
năm 2014 của VCB cũng giảm 4,9%. Nhưng riêng khoản mục chứng khoán
đầu tư lại tăng lên. Có thể là do đầu năm 2014, VCB rút tiền về để đầu tư vào
chứng khoán. Đến quý 2 năm 2014 thì tỉ lệ này đã tăng lên 16% nhưng so với
các năm trước đó thì vẫn thấp. Tổng tài sản của VCB trong quý 2 này tăng lên
1 cách đáng kể trong khi đó tiền gửi tại các TCTD khác vẫn giảm, làm cho tỉ lệ
TS thanh khoản/ Tổng tài sản vẫn ở mức thấp. VCB nên duy trì tỉ lệ này ở mức
độ 20-25% là lý tưởng.
2. Cơ cấu nguồn vốn huy động và sự ổn định của nguồn vốn huy động.
Vốn huy động của VCB năm 2011 là 227.016.854trđ, năm 2012 là
284.414.568trđ, tăng 57.397.714trđ (tăng 25,3% so với năm 2011). Năm 2013
là 332.245.598trđ, tăng 47.831.030trđ so với năm 2012 (tăng 16,8%). 6 tháng
đầu năm 2014 là 378.559.234trđ, tăng 46.313.636 so với năm 2013 (tăng
13,9%). Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động của VCB trong 3 năm liên
tiếp gần đây liên tục tăng, ngay trong nửa năm 2014 vẫn có xu hướng tăng. Tốc
độ tăng 1 cách đồng đều, nhưng tốc độ tăng dường như đang chậm lại. Vốn huy
động là nguồn vốn thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng. Nguồn
vốn huy động của VCB có xu hướng tăng trong các năm cho thấy khách hàng
vẫn có sự tin tưởng khi gửi tiền ở VCB. VCB củng cố niềm tin lâu dài với
khách hàng.Vốn huy động của VCB từ đầu năm 2013 đến nay đều chiếm trên
80% tổng nguồn vốn. Một dấu hiệu tốt cho thấy sự thay đổi nguồn vốn huy
động là không đáng kể, cho thấy Vietcombank những năm gần đây đều đng
hoạt động 1 cách khá ổn định, lấy được niềm tin của khách hàng. Trong danh
mục vốn huy động thì tiền gửi của khách hàng luôn chiếm 1 tỷ trọng khá cao,
và chủ yếu và có xu hướng tăng từ năm 2011 đến nay. Nhưng 2 quý trong năm
72

2014 tỉ lệ tiền gửi khách hàng trên vốn huy động tăng khá cao. Ngược lại năm
2011 theo thống đốc tỉ lệ sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng lên tới 100%
nên dẫn đến thiếu thanh khoản. khi những năm gần đây nền kinh tế đã được cải
thiện nên VCB cũng có vốn huy động tăng. Tỉ lệ vay của TCTD khác trên vốn
huy động của VCB ngày càng giảm.Điều này chứng tỏ VCB không phụ thuộc
vào các TCTD khác, không muốn tham gia nhiều trên thị trường liên ngân
hàng.Thị trường liên ngân hàng những năm gần đây phát triển mạnh hơn và có
các NHTM cũng có nhiều giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Nhưng do
lãi suất liên ngân hàng khá cao nên các NHTM cũng không mặn mà khi vay
của các TCTD khác.Huy động vốn bằng cách phát hành GTCG chiếm tỉ trọng
nhỏ nhất và có xu hướng giảm từ năm 2011 đến nay.Như thế ta có thể thấy
VCB không chú trọng vào phương thức huy động vốn này. Nhìn chung tỉ trọng
vốn huy động trên tổng nguồn tăng mạnh. Khách hàng vẫn lựa chọn VCB là
nơi đáng tin cậy để trao trọn niềm tin.
3. Mức độ phù hợp giữa vón huy động và tài sản
Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là chỉ tiêu cẫn xem xét
nhất ở đây.Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN thì tỉ lệ này không được vượt
quá 80%. Bảng dưới cho ta thấy VCB thực hiện điều này tương đối tốt duy chỉ
có cuối năm 2011 và năm 2012 là VCB vi phạm điều này. Suốt từ giữa năm
2012 đến nay, VCB luôn duy trì ở mức 71-75%. VCB thực hiện tốt quy định
của NHNN về tỉ lệ đảm bảo cấp tín dụng.Chỉ tiêu này ảnh hưởng như thế nào
đến khả năng thanh khoản của NHTM.Nguồn vốn huy động là nguồn vốn
chính và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các NHTM.Khi NHTM
tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời lúc đó có 1 dòng tiền sẽ đi ra
khỏi ngân hàng. Ngân hàng phải duy trì tỉ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động ở
1 mức cho phép, an toàn đảm bảo cho việc khi ngân hàng cần tiền là sẽ đáp ứng
được cũng như việc khi khách hàng đến ngân hàng rút tiền thì ngân hàng phải
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này đảm bảo cho ngân hàng tránh được
những rủi ro thanh khoản.VCB vẫn duy trì ở 1 mức độ ổn định nhưng hơi thấp
so với tỉ lệ cho phép của NHNN.Điều này cho thấy dư nợ cho vay của VCB từ
73

năm 2013 đến nay không có sự biến động nhiều.bởi lẽ các NHTM gần đây
đang muốn tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn còn khó khăn. Mặc dù đã và đang
phát triển nhiều lĩnh vực cho vay khác nhau đặc biệt đang chuyển từ cung cấp
các dịch vụ bán buôn sang phát triển dich vụ bán lẻ. Tăng trưởng tín dụng của
VCB năm 2011 xấp xỉ 18,4%, tăng trưởng tín dụng năm 2012 và 2013 cũng
tăng. Nhưng cũng với đó là tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cũng gia tăng nên VCB
có thể thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng để tránh tình trạng
thiếu hụt thanh khoản. tỉ lệ nợ xấu năm 2011 là 2,03%, năm 2012 tăng lên
2,4% và năm 2013 là 2,73%( Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB). Mặc dù
nợ xấu có tăng nhưng vần được khống chế dưới mức 3% của ĐHĐCĐ giao và
thấp hơn mức nợ xấu cùng ngành. Như vậy tuy nợ xấu vẫn tăng nhưng VCB
vẫn thấp hơn cùng ngành, dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động cũng đang
tăng một cách ổn định.
74

Chỉ tiêu
Tổng Vốn (Vốn huy động)/ TG của các (TG của TCTD Vay (VayTCTD)/
nguồn vốn huy động (Tổng NV)(%) TCTD khác khác)/ TCTD (vốn huy động)
Năm (vốn huy động) (%)
(%)
31/03/201 331.746.114 279.822.559 84,34840596 62.497.754 22,33478038 8.703.610 3,110403261
1
30/06/201 344.587.463 248.520.189 72,12107685 60.094.638 24,18098837 8.752.962 3,52203257
1
30/09/201 336.005.705 257.313.825 76,58019527 39.741.899 15,44491401 10.367.818 4,029250274
1
31/12/201 368.521.753 280.217.167 76,03816185 22.895.728 8,170708542 25.236.895 9,006191616
1
31/03/201 358.617.952 275.279.024 76,76108306 18.940.901 6,880619062 30.618.849 11,12284131
2
30/06/201 391.533.076 293.198.268 74,88467411 20.216.757 6,895251168 27.312.357 9,315320035
2
30/09/201 416.217.334 310.683.998 74,6446562 20.568.488 6,620388605 25.198.412 8,110624352
2
31/12/201 414.241.659 321.451.339 77,59995452 16.962.205 5,276756679 17.364.994 5,402059937
2
31/03/201 418.836.460 337.357.594 80,54637698 21.095.096 6,253037245 15.924.637 4,720402707
3
75

30/06/201 436.252.962 350.466.092 80,33552148 34.163.303 9,747962436 8.535.757 2,435544321


3
30/09/201 439.350.119 359.395.268 81,80156382 31.178.383 8,6752347 9.197.500 2,559160017
3
31/12/201 468.898.127 379.598.484 80,95542766 31.193.919 8,217608951 12.923.671 3,404563386
3
31/03/201 445.653.867 372.082.530 83,49137246 19.348.451 5,200042851 6.207.200 1,668232045
4
30/06/201 503.915.284 422.640.669 83,87137331 29.557.649 6,993564786 11.151.626 2,638559613
4

Chỉ tiêu
Tổng vốn Tiền gửi Phát hành Dư nợ (TG của KH)/ (Phát hành (Dư nợ cho
Năm huy động của KH GTCG cho vay (Vốn HĐ)(%) GTCG)/ vay)/
(Vốn HĐ)(%) (Vốn HĐ)
(%)
31/03/2011 279 822 559 205 997 401 2 623 794 199 218 590 73,61715286 0,9376635 71,19461373
30/06/2011 248 520 189 177 124 479 2 548 110 192 824 207 71,27166598 1,025313078 77,58895073
30/09/2011 257 313 825 205 078 307 2 125 801 191 180 386 79,69968462 0,826151102 74,29852865
31/12/2011 280 217 167 229 713 161 2 071 383 241 862 504 81,9768337 0,739206317 86,31252203
31/03/2012 275 279 024 225 512 517 2 067 357 248 945 539 81,92143147 0,751004188 90,43389336
30/06/2012 293 198 268 243 603 059 2 066 095 243 706 120 83,08475376 0,704675036 83,11990438
76

30/09/2012 310 683 998 262 867 456 2 049 642 249 649 307 84,60926784 0,659719204 80,3547362
31/12/2012 321 451 339 285 096 573 2 027 567 240 600 149 88,69042944 0,630753944 74,84807802
31/03/2013 337 357 594 298 317 186 2 020 675 249 609 864 88,4275888 0,598971251 73,98969771
30/06/2013 350 466 092 305 746 688 2 020 344 250 958 079 87,24001978 0,576473458 71,60694992
30/09/2013 359 395 268 317 002 974 2 016 411 256 395 516 88,20454865 0,561056636 71,34081576
31/12/2013 379 598 484 333 467 297 2 013 597 275 351 311 87,84737323 0,530454437 72,53751598
31/03/2014 372 082 530 344 515 960 2 010 919 281 301 291 92,59127538 0,540449722 75,60185398
30/06/2014 422 640 669 379 920 711 2 010 683 320 014 897 89,89213269 0,475742906 75,71796102

4. Khả năng thanh toán ngay

Bảng 21: Khả năng thanh toán ngay

Tài sản Tài sản


Năm Tổng NPT "Có" thanh "Có" thanh toán ngay /
toán ngay Tổng NPT(%)

31/03/2011 306 281 203 65 130 261 21,26485738


30/06/2011 318 151 826 86 506 770 27,190405
30/09/2011 308 526 427 91 590 960 29,686585
31/12/2011 340 399 717 94 385 545 27,72785648
31/03/2012 317 541 313 80 789 466 25,44219057
30/06/2012 351 978 546 115 264 013 32,74745416
77

30/09/2012 375 583 163 132 979 877 35,40624024


31/12/2012 373 261 979 143 526 258 38,45188261
31/03/2013 376 953 967 138 719 024 36,79999049
30/06/2013 396 174 827 144 111 539 36,37574353
30/09/2013 398 377 131 144 306 955 36,22370457
31/12/2013 427 119 654 147 337 754 34,49566243
31/03/2014 402 360 632 130 338 817 32,39353123
30/06/2014 460 049 184 145 685 244 31,66731929

Để phản ánh một cách khách quan nhất về khả năng thanh khoản của 1 ngân hàng thì có tỷ lệ khả năng thanh toán ngay.Tỉ lệ
này cho thấy khả năng ngân hàng có thể hoàn thành các nghĩa vụ nợ khi đến hạn một cách nhanh chóng. Theo điều 12 thông tư
13/2010/TT-NHNN thì tỷ lệ tối thiểu là 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng nợ phải trả. Như vậy các năm qua từ
năm 2011 đến nay, VCB đều thực hiện tốt quy định về tỷ lệ này của NHNN. Khả năng thanh toán ngay của VCB năm 2011 là
29,29% đến năm 2012 thì tăng lên đến 37,59%. 1 con số tăng phản ánh khả năng thanh toán của VCB tốt trong năm 2012. Nhưng đến
năm 2013 thì có xu hướng giảm nhưng trong suốt năm 2013 vẫn giữ được tầm 36%. Đến 2 quý đầu năm 2014 thì giảm nhưng cũng
không đáng kể. Sở dĩ tỷ lệ này giảm trong cuối năm 2013 và đầu năm 2014 là do tổng nợ phải trả của VCB tăng lên đáng kể, trong
khi đó tổng tài sản “Có” thanh toán ngay lại ít có sự biến động. cũng như chúng ta thấy tỉ lệ nợ xấu tăng lên không ngừng trong
những năm gần đây.tuy nhiên nợ quá hạn lại có cu hướng giảm.
78

Chứng tỏ VCB cũng đang thực hiện tốt chính sách quản lí và xiết chặt nợ.VCB nên duy trì 1 mức tài sản “Có” thanh toán ngay
ổn định hơn.6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng giảm trong khi tổng nợ phải tăng nhiều hơn.Điều này không tốt cho khả năng thanh
toán ngay của VCB. Tất nhiên là khả năng thanh toán của VCB cũng tương đối an toàn.

Đánh giá chung: Hiện nay công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng VCB ngày càng hoàn thiện hơn, đặc trưng là việc thiết
lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng thanh khoản hàng ngày và dài hạn. Trong những năm qua, VCB đã tuân thủ đúng
quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng chi trả, quản lý dòng tiền vào, ra của hệ thống theo kỳ hạn đáo hạn để chủ
động xử lý nguồn vốn thanh khoản khi thiếu hụt hay thặng dư. Như vậy, rủi ro thanh khoản của ngân hàng ở mức được kiểm soát do
tăng trưởng tiền gửi khá ổn định. Các tài sản kém thanh khoản của ngân hàng được hỗ trợ bởi các nguồn ổn định từ tiền gửi khách
hàng và các quỹ của cơ quan Chính phủ, nhiều hơn là từ các nguồn nhạy cảm và không ổn định như nguồn từ thị trường vốn ngắn
hạn và vay liên ngân hàng.

5. Đánh giá chung về sự thay đổi của mức độ thanh khaorn của Vietcombank từ năm 2011 đến quý 2 năm 2014.
5.1. Tính không ổn định của các khoản tiền gửi.
Tiền gửi tại VCB bao gồm tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi của khách hàng.Trong năm 2011 tiền gửi của
khách hàng có xu hướng tăng, còn tiền gửi của các TCTD khác có xu hướng giảm. Điều này có thể là do: những tháng đầu năm 2011,
ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam(VCB) bất ngờ điều chỉnh lãi suất huy động USD với mức tăng mạnh nhất
0,5%/năm. Lãi suất huy động USD tăng ở hầu hết các kỳ hạn dưới 12 tháng. Mức cao nhất áp dụng tại Sở giao dịch đã lên tới
5,5%/năm kỳ hạn 12 tháng, các kỳ hạn từ 1-9 tháng cũng lần lượt ở mức 5%-5,4%. Trước đây mức cao nhất tại Vietcombank là 5%.
Quyết định tăng của VCB là khá bất ngờ, khi từ cuối tháng 1/2011 đến hết quý 1 năm 2011 một số ngân hàng có lãi suất cao trước đó
79

lần lượt giảm. Bên cạnh đó thì tiền gửi của các TCTD khác lại có xu hướng giảm. Năm 2011 là năm có lạm phát tăng cao khủng
khiếp, hai con số và đã lên tới 18%. Các TCTD cũng muốn rút tiền về để đảm bảo khả năng thanh khoản cho mình trong thời kỳ bão
giá như thế.Tiền gửi của TCTD khác giảm mạnh trong năm 2011. Đến năm 2012 thì biến động 1 cách không ổn định: giảm đầu năm,
trong năm tăng nhưng đến cuối năm lại giảm. nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng, những người có nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư vẫn tiếp tục duy trì xu hướng tăng. Đặc biệt từ tháng 8 trở đi tăng mạnh hơn các quý trước trong năm. Là do từ đầu
tháng 8 năm 2012 VCB áp biểu lãi suất huy động VND mới, tăng so với biểu cũ ở các kỳ hạn dài. Lãi suất huy động VND các kỳ hạn
trên 12 tháng đều đã tăng so với các biểu lãi suất cũ. Các kỳ hạn 24,36,48 và 60 tháng đều đã được nâng lên 10%/năm, tăng 0,5 điểm
phần trăm so với trước đó. Các kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn giữ tối đa 9%/năm theo mức trần quy định hiện hành. Tuy nhiên, riêng kỳ
hạn 12 tháng, Vietcombank lại giảm 1 điểm phần trăm so với trước đó, xuống còn 10%/năm. Đây là lần đầu tiên VCB điều chỉnh
biểu lãi suất niêm yết sau hơn 1 tháng qua.Năm 2012 vẫn là 1 năm mà NHNN thực hiện việc cải cách hệ thống ngân hàng.Hàng loạt
các ngân hàng yếu kém được liệt vào danh sách cần phải cơ cấu lại. Đi đầu trong năm 2012 là việc xóa sổ ngân hàng Habubank với
việu sáp nhập Habubank vào SHB với việc ngân hàng này đã lỗ ròng nhiều quý liên tiếp và không có khả năng hoạt động trở lại.
Thêm vào đó là một số cán bộ cấp cao của 1 số NHTM bị bắt và xử phạt tiêu biểu là bầu Kiên của ngân hàng ACB. Chính vì nhũng
điều này mà hệ thống ngân hàng năm 2012 gặp nhiều khó khăn. Nên tiền gửi của các TCTD khác tại VCB biến động không theo quy
luật nào trong năm 2012. Dòng tiền này đi và ra VCB khi mà các TCTD gặp khó khăn về vấn đề thanh khoản.đến năm 2013 thì tiền
gửi của các TCTD khác lại tăng so với năm 2012. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 thì lại giảm.Còn tiền gủi của khách hàng năm
2013 không có sự biến động nhiều.Đến quý 1 năm 2014 thì tăng nhưng đến quý 2 năm thì lại giảm đột ngột.Quý 2 năm 2013, VCB
tiến hành giảm lãi suất huy động. Cụ thể, trần lãi suất huy động VND tại ngân hàng kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 6%/năm, 2 tháng là
80

6,5%/năm và 3 tháng là 6,8%/năm; các kỳ hạn 6-9 tháng trần lãi suất huy động áp dụng là 7%/năm, giảm 0,5%/năm so với lần điều
chỉnh trước đó.
5.2. Mức độ tín nhiệm của các khoản tài trợ nhạy cảm với lãi suất.

Chỉ tiêu dư nợ cho vay/ huy động vốn phản ánh tỉ lệ cấp tín dụng cho vay của VCB trên tổng nguồn vốn cho vay. Theo thông
tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỉ lệ cấp tín dụng tối đa bằng 80% tổng nguồn vốn huy động. VCB đã thực hiện quy định này 1
cách khá tốt. Năm 2011, dư nợ cho vay có xu hướng tăng mạnh đặc biệt là vào cuối năm 2011. Năm 2011, VCB cam kết cho vay thu
mua tạm giữ gạo với lãi suất ưu đãi 14%/năm cho các doanh nghiệp được phân bổ đủ điều kiện vay vốn ngân hàng thu mua tạm giữ 1
triệu tấn gạo. Lãi suất cho vay 14%/năm chỉ đúng bằng lãi suất huy động kỳ hạn 2 tuần đến 12 tháng của VCB tại thời điểm này. Như
thế, VCB đang tạo điều kiện cho khách hàng được vay vốn ở ngân hàng của mình. Năm 2012, dư nợ tín dụng của VCB tăng mạnh
vào đầu năm, nhưng đến sau quý 1 thì lại có xu hướng giảm nhưng so với năm 2011 thì vẫn tăng khá nhiều. Quý 1 năm 2012 dư nợ
tín dụng tăng khá là mạnh.Từ ngày 16/2/2012, Vietcombank thông báo hạ lãi suất cho vay, mức lãi suất cho vay thấp nhất chỉ còn
14,5%/năm.Cụ thể, đối với đối tượng khách hàng xuất khẩu thanh toán qua Vietcombank được áp dụng mức lãi suất ưu đãi
14,5%/năm. Các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất,
xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn (bao gồm hộ gia đình), Vietcombank áp dụng mức lãi suất 15%/năm.Riêng các khách hàng thuộc
lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn (bao gồm hộ
gia đình) hoạt động tại địa bàn Tp.HCM, Vietcombank áp dụng mức lãi suất cho vay 14,5%/năm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 287/QĐ-TTg về việc mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân 2011-2012 với thời hạn mua tạm trữ từ
ngày 15/3/2012 đến hết ngày 30/4/2012.
81

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, ngay sau khi có chỉ đạo trên của Thủ tướng
Chính phủ, Vietcombank chính thức dành thêm 4.000 tỷ đồng cho vay theo chương trình này.Thời hạn cho vay tối đa 6 tháng cùng
mức lãi suất ưu đãi 14%/năm trong suốt thời hạn vay vốn. Vietcombank cũng tổ chức hội thảo triển khai chương trình thu mua tạm
trữ lúa gạo và có chỉ đạo kịp thời đối với từng chi nhánh đóng tại địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Tp.HCM, nơi tập trung phần
lớn khách hàng được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu. Theo thống kê, chỉ sau một tuần triển khai, Vietcombank đã
giải ngân được 106 khoản vay với tổng giá trị trên 1.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 150.000 tấn gạo) cho các doanh nghiệp được
giao thu mua. Với chủ trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp thuộc danh sách được Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao chỉ tiêu,
có tình hình tài chính lành mạnh, đồng thời có năng lực sản xuất và sức chứa kho hiện có đảm bảo lượng thu mua tạm trữ đã được
phân bổ sẽ được Vietcombank đáp ứng nhu cầu về vốn. Cơ chế vay vốn linh hoạt, thủ tục rút vốn nhanh gọn giúp doanh nghiệp có
thể thu mua tạm trữ đúng tiến độ và chủ động lựa chọn hình thức thanh toán vốn vay phù hợp với đặc thù kinh doanh ngành cũng như
nhu cầu vay vốn theo từng thời điểm. Ngoài nguồn vốn tín dụng, các khách hàng trên còn được cung cấp kèm theo gói dịch vụ ngân
hàng tổng thể dành cho khách hàng doanh nghiệp vốn là thế mạnh của Vietcombank như tài trợ thương mại, dịch vụ quản lý tài
khoản thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân hàng điện tử, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ…Theo đó, doanh nghiệp sẽ được tài
trợ vốn lưu động hoặc tài trợ thương mại để thực hiện các hoạt động thu mua, chế biến thóc gạo để tạm trữ, xuất khẩu trực tiếp. Hơn
nữa, Gói tín dụng này có quy mô 2.000 tỷ đồng, dành cho các cá nhân/hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ ngày 21/5 -
21/9/2012.Theo đó, khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện vay vốn cụ thể của gói hỗ trợ, sẽ được hưởng mức lãi
suất cho vay ưu đãi: lãi suất chỉ từ 13%/năm dành cho các khoản vay theo sản phẩm kinh doanh và chỉ từ 14%/năm áp dụng tối đa 12
tháng dành cho các khoản vay mua nhà, xây hoặc sửa chữa nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê.Theo Vietcombank, gói hỗ trợ
cho vay với lãi suất ưu đãi này được triển khai theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.Năm 2013, dư nợ tín dụng lại
82

giảm 1 cách đáng kể. Có thể là do năm 2013, VCB giảm cả lãi suất cho vay lẫn lãi suất huy động. Hiện tại 2 quý đầu năm 2014 thì dư
nợ tín dụng lại tăng so với năm 2013. Năm 2014, VCB lại nới lỏng tín dụng cho các đối tượng khách hàng.
83

PHẦN 6: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI RỦI RO THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM (VCB).

Rủi ro thị trường (RRTT) trong hoạt động ngân hàng là rủi ro tiềm ẩn gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập hoặc vốn của
ngân hàng thương mại (NHTM) do những biến động bất lợi của các yếu tố trên thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá
hàng hóa... Ngân hàng không thể tác động làm thay đổi các yếu tố này, mà chỉ có thể dự báo xu hướng, tính toán mức độ ảnh hưởng
để từ đó đưa ra các biện pháp chủ động điều chỉnh quy mô, cơ cấu tài sản có, sao cho hạn chế thấp nhất tổn thất có thể xảy ra thông
qua việc kết hợp mô hình hiện đại trong việc ước lượng rủi ro lãi suất và sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính phái sinh.

RRTT xảy ra trên nhiều lĩnh vực hoạt động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng do hầu hết các khoản mục trên bảng
cân đối của ngân hàng đều có liên quan đến các thông số của thị trường. Chính vì thế, các NHTM Việt Nam hiện nay không ngừng
đẩy mạnh công tác hoàn thiện chính sách rủi ro cho từng khối khách hàng, từng khối ngành; mô hình hóa và áp dụng công nghệ thông
tin trong quản lý rủi ro; xây dựng và cập nhật liên tục báo cáo đánh giá rủi ro; theo dõi và giám sát hàng ngày, đảm bảo tuân thủ chặt
chẽ các tỷ lệ an toàn bắt buộc.
84

Dưới đây là một số thông tin liên quan đến hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây:

Bảng 22 :Các chỉ số tài chính cơ bản của Vietcombank 2009 - 2013
85
86

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank.

Từ bảng trên có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương trong những năm qua rất khả quan. Từ
việc tổng tài sản tăng đều qua các năm cho đến tổng vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 16.710 tỷ đồng năm 2009 đã tăng lên đến 42.386 tỷ
đồng năm 2013 tức là tăng hơn 2,5 lần.

Lợi nhuận thuần sau thuế của ngân hàng tăng tương đối từ 3.921 tỷ đồng năm 2009 đã tăng lên 4.358 tỷ đồng năm 2013, trong
đó nổi bật nhất là năm 2012 lợi nhuận thuần sau thuế của ngân hàng là 4.397 tỷ đồng cao nhất trong những năm qua. Đây là kết quả
đáng ghi nhận của ngân hàng Ngoại Thương khi năm 2012 được coi là năm “ xuống dốc” của ngành ngân hàng. Ngoài những điểm
sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo sau những nỗ lực của NHNN … thì bức tranh
bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Đó là năm tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá
vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ. Theo báo cáo tài chính 9 tháng của hơn chục TCTD, lợi nhuận đã giảm trung
bình 40% so với cùng kỳ năm 2011. Cá biệt trong quý 3/2012 có một số ngân hàng lỗ nặng như ACB, SHB. Còn theo nguồn tin từ
Thanh tra NHNN, trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 20 TCTD kinh doanh thua lỗ. Một số ngân hàng báo lãi nhưng sau khi thanh tra
lại thành lỗ, âm vốn điều lệ như Navibank, Habubank, TienPhongBank, GP.Bank, WesternBank. Bên cạnh đó, 9 ngân hàng yếu kém
buộc phải tái cơ cấu tiêu biểu là vụ sáp nhập thành công của Habubank - SHB, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên
sàn, nhân viên nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, thậm chí
nhiều cán bộ ngân hàng rơi vào vòng lao lý…
87

Biểu đồ 20: Biến động lãi suất điều hành năm 2012 so với năm 2011.

Năm 2012, lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống còn 9%/năm. Song song việc áp trần
lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%. Lãi suất
cao nhất chỉ còn 15%/năm theo chỉ đạo của NHNN. Cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến từ 12 – 15%/năm.

Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái như năm 2012, khi ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay thì ngân hàng đã chuyển
sang đầu tư, nắm giữ chứng khoán kinh doanh cũng như chứng khoán đầu tư để tăng thu nhập, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Theo
dõi BCĐKT của VCB ta thấy trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013, tỷ trọng chứng khoán kinh doanh trên tổng tài sản có tăng lên
tuy còn ở ngưỡng rất nhỏ chỉ khoảng 0,1 – 0,3%/ Tổng tài sản có. Bên cạnh đó, tỷ trọng chứng khoán đầu tư cũng đã tăng từ 7,9%
cuối năm 2011 lên đến 18,8% vào cuối năm 2012 và vẫn duy trì 19,1% đầu năm 2014. Trong khi đó tỷ trọng của khoản mục cho vay
88

khách hàng lại có những biến động nhỏ do sự thay đổi của lãi suất cơ bản cũng như tác động của tình hình kinh tế chung. Tuy nhiên
đây vẫn là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất trên tổng tài sản có của ngân hàng, bỏi lẽ cho vay là hoạt động chính đem lại thu nhập chủ
yếu cho ngân hàng.

Mặt khác, khi những nhân tố thị trường khác thay đổi cũng có thể khiến ngân hàng đối mặt với rủi ro thị trường. Các nhân tố
thị trường ngoài lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán thì phải kể đến sự thay đổi của giá hàng hóa.

Biểu đồ 21: Chỉ số giá tiêu dùng.

Nguồn: Tổng cục thống kê


89

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng tăng dần từ cuối năm 2012 cho đến nay. Trong đó có một số loại hàng hóa có chỉ số
giá tiêu dùng tăng mạnh giai đoạn từ tháng 7/2012 cho đến tháng 9/2012 đặc biệt là vàng. Sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng đã dẫn
đến sự thay đổi nhỏ trong hoạt động của ngân hàng mà cụ thể là khoản mục công cụ tài chính phái sinh và TSTC khác, tuy sự thay
đổi không đáng kể chỉ khoảng 0,02%.

1. Chỉ tiêu EPS :

EPS =( Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi)/ Số CP đang lưu hành.

Bảng 23: so sánh một số chỉ tiêu của VCB và các ngân hàng khác trong năm 2013.
90

Nguồn: Website vietinbank.vn

Từ bảng trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Ngoại thương chỉ đứng sau ngân hàng Công Thương. Điều này chứng
tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng so với các ngân hàng khác được coi là khá thuận lợi, tỷ lệ EPS cao nhất trong 5 ngân hàng
được so sánh, thứ nhất là do lợi nhuận sau thuế cao, thứ hai là số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân ở mức trung bình. Điều này
mang lại lợi ích cho các cổ đông của ngân hàng, cũng đã khẳng định vị thế của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt này.
91

Như vậy, nhìn nhận một cách tổng quát có thể thấy, trước những biến động của các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá
cổ phiếu hay giá cả hàng hóa thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương vẫn được duy trì khá tốt, sự nhạy cảm đối với
những rủi ro thị trường được kiểm soát bằng những phương pháp hợp lý và mang lại hiệu quả rõ rết như đã phân tích ở trên.
92
93

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ ĐỂ RA GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
94

I. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vieetcombank).
Trong 3 năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm
2008. Bối cảnh này cộng với những vấn đề nội tại khiến kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn và vẫn chưa thể thoát khỏi suy thoái.
Trong bối cảnh đó, bức tranh toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên ngày một xấu đi, tác động của nền kinh tế khiến nợ xấu các
ngân hàng càng ngày càng tăng cao. Không chỉ đối mặt với vấn đề nợ xấu, các ngân hàng còn đối diện với thách thức chất lượng tài
sản, lợi nhuận thấp và năng lực về vốn yếu. Tuy VietcomBank là Ngân hàng thương mại có chất lượng tốt nhất và tốc độ phát triển
ổn định nhất trong khối ngân hàng Việt Nam nhưng cũng không tránh khỏi bối cảnh chung của toàn ngành. Từ những phân tích
những chỉ tiêu theo mô hình Camels trên đây, nhóm đưa ra một số nhận xét chung như sau:

 Tổng tài sản có của VCB tăng tương đối tốt trong các năm từ 2011-2013, tuy nhiên chất lượng tài sản có mới là vấn đề cần phải bàn.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm qua các năm, đặc biệt giảm mạnh vào nửa đầu năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu của VCB cao, có những
thời điểm lên tới hơn 3% tổng dư nợ. Con nợ lớn chủ yếu là các Doanh nghiệp Nhà nước. Cơ cấu khách hàng chuyển dịch theo
hướng tích cực sang tín dụng thể nhân để tập trung vào thị trường bán lẻ, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Dư nợ chủ yếu tập
trung vào ngành thương mại dịch vụ và sản xuất gia công chế biến – những ngành có tốc độ quay vòng vốn nhanh. Với những thay
đối tích cực trong danh mục khách hàng, VietcomBank được kì vọng sẽ sớm khôi phục lại tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.
 Năng lực quản lý của VCB rất tốt, các chiến lược kinh doanh đề ra hoàn toàn phù hợp với xu thế kinh tế Việt Nam và bắt kịp được xu
thế kinh tế thế giới. VCB vẫn giữ vững được lợi thế thị phần của mình trên mảng huy động và cho vay. Tuy nhiên, dịch vụ thanh toán
quốc tế và tài trợ ngoại thương của VCB đã mất vị thế số 1 của giai đoạn trước, thị phần của hoạt động này cũng đang có xu hướng
giảm.
 Khả năng thanh khoản của VCB trong những năm qua tương đối tốt tuy nhiên tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có xu hướng
giảm. Nửa đầu năm 2014, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản chỉ đạt 16%, trong khi tỷ lệ lý tưởng là 25%. Về cơ bản, công tác
quản lý thanh khoản của VCB đang ngày một cải thiện, đặc trưng là việc thiết lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng thanh
khoản hàng ngày và dài hạn. Trong những năm qua, VCB đã tuân thủ đúng quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng
chi trả, quản lý dòng tiền vào, ra của hệ thống theo kỳ hạn đáo hạn để chủ động xử lý nguồn vốn thanh khoản khi thiếu hụt hay thặng
dư. Như vậy, rủi ro thanh khoản của ngân hàng ở mức được kiểm soát do tăng trưởng tiền gửi khá ổn định. Các tài sản kém thanh
95

khoản của ngân hàng được hỗ trợ bởi các nguồn ổn định từ tiền gửi khách hàng và các quỹ của cơ quan Chính phủ, nhiều hơn là từ
các nguồn nhạy cảm và không ổn định như nguồn từ thị trường vốn ngắn hạn và vay liên ngân hàng.
 Chất lượng nguồn vốn của ngân hàng tương đối tốt, quy mô vốn tự có tăng mạnh trong những năm trở lại đây, tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn
chủ sở hữu giảm cho thấy ngân hàng ít phụ thuộc hơn vào nguồn vốn bến ngoài. Như vậy, rủi ro về vốn là thấp.
 Về khả năng sinh lời: Nhìn chung, do tác động của nền kinh tế và bối cảnh chung của toàn ngành ngân hàng, lợi nhuận của VCB
trong các năm trở lại đây không mấy ấn tượng, trong năm 2013 thậm chí có sự giảm mạnh so với các năm trước và đang có sự cải
thiện trong năm 2014. Lợi nhuận giảm chủ yếu do ngân hàng không quản lý tốt chất lượng tài sản có, tỷ lệ nợ xấu cao dẫn đến chi phí
dự phòng rủi ro cao. Bên cạnh việc quản lý tài sản chưa tốt, VCB còn chưa tận dụng được hệ số đòn bẩy tài chính để nâng cao mức
sinh lời. Mặc dù nợ phải trả thấp là an toàn vì ngân hàng không phải phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài nhưng việc không tận dụng
được nguồn vốn bên ngoài khiến chi phí phải trả cho các khoản vốn tương đối cao, làm giảm lợi nhuận.
II. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank).
Một là nâng cao chất lượng tài sản có, VCB nên có phương hướng giải quyết các khoản nợ xấu. Có nhiều cách để xử lý nợ
nhưng nên chọn các phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất như: bán nợ cho VAMC, tăng cường huy động tiền gửi, giảm tỷ trọng
cho vay trên những khoản mục có khả năng thu hồi thấp, đặc biệt là bất động sản.

Hai là nâng cao năng lực quản trị, dự báo, phân tích xử lý tình huống trong quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng. Hội đồng
quản trị và Ban điều hành của ngân hàng cần có kế hoạch và tầm nhìn chiến lược dài hạn, phù hợp với diễn biến kinh tế – xã hội.

Ba là chủ động nắm bắt định hướng và dự báo kinh tế của Nhà nước, quản trị hợp lý tài sản Nợ – Có, khả năng thanh khoản và
nguồn vốn, sớm khắc phục việc sử dụng vốn bất hợp lý, để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả kinh doanh; nâng cao chất lượng và
đa dạng hoá hoạt động, trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng; phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Bốn là đa dạng hoá hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, trong giai đoạn trước mắt, khó có thể cạnh tranh
bằng công cụ lãi suất, thì VCB càng phải chú trọng đến phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt nâng cao chất
lượng dịch vụ thanh toán quốc tế để phục hòi lại vị thể ban đầu. Ngân hàng phải xây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ
mới, có chiến lược marketing phù hợp. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng để tạo
96

điều kiện cho khách hàng làm quen và nhận thức được tiện ích của các sản phẩm cung cấp. Công khai các thông tin tài chính để
người dân tiếp cận, nắm bắt thông tin để hạn chế những rủi ro về thông tin.

Năm là tiếp tục tăng vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, đi đôi với việc đảm bảo khả
năng quản lý hiệu quả của vốn điều lệ tăng lên. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ, xác định cổ đông chiến lược phù hợp để đảm bảo việc
tham gia góp vốn thực sự hỗ trợ, hợp tác với ngân hàng.

Sáu là cần thường xuyên rà soát để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời hệ thống quy chế, quy trình nội bộ, quản lý rủi ro tất cả các
mặt hoạt động, các ngân hàng chưa ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần khẩn trương trình NHNN xem xét, chấp thuận.

Bảy là phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại,
quản trị và dịch vụ ngân hàng mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng; đồng thời sớm xây dựng hệ thống dự
phòng dữ liệu, hoàn thiện hệ thống an ninh mạng và từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

Tám là cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm
bảo cán bộ ngân hàng có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Có chính sách hợp lý
và xây dựng môi trường văn hoá làm việc phù hợp để ổn định và khai thác được các ưu thế tối đa của nguồn nhân lực. Xây dựng
chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn thông qua hình thức đào tạo tại nước ngoài. Tham gia các chương trình đào tạo
do các tổ chức quốc tế tổ chức tại Việt Nam, học tập kinh nghiệm quản lý điều hành thông qua các cổ đông nước ngoài.
97

Kết luận

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các
chủ thể kinh tế cần phải nhận thức rõ hơn về việc nâng cao khả năng cạnh tranh của tổ chức mình nhằm đương đầu với môi trường
kinh doanh đầy cạnh tranh trong tương lai. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng các nhà quản trị ngân hàng càng phải nhận
thức được điều đó rõ ràng hơn bao giờ hết khi đóng vai trò là người điều tiết nguồn vốn của nền kinh tế. Một trong những công tác
cần chú trọng đầu tư là công tác phân tích tài chính để từ đó đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với tổ chức trong từng thời kỳ. Mô
hình CAMELS đã sử dụng hầu hết các nước trên thế gới và được coi là một chuẩn mực trong phân tích, đánh giá các tổ chức tài chính
trên thế giới tuy nhiên đối với Việt Nam mô hình này còn tương đối mới mẻ và chỉ được sử dụng tại các ngân hàng lớn để tiến hành
phân tích tài chính.
98

Đối với Vietcombank, một ngân hàng đã có những phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và luôn đứng đầu trong các ngân
hàng hoạt động hiệu quả của Việt Nam tuy nhiên trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vẫn xuất hiện những vấn đề cần phải nghiên
cứu và tìm hiểu. Trước những yêu cầu tìm hiểu những điểm bất cập trong hoạt động của ngân hàng Vietcombank, chúng em xin chọn
mô hình CAMELS để phân tích tài chính tại Ngân hàng Ngoại thương VIệt Nam làm chủ đề cho bài nghiên cứu của nhóm. Tuy
nhiên do hạn chế về mặt tiếp cận thông tin bài nghiên cứu của nhóm vẫn còn những hạn chế, thiếu sót và cần phải nghiên cứu sâu
hơn. Em kính mong thầy giáo cùng với các bạn trong lớp có thể đóng góp ý kiến và kinh nghiệm quý báu để hoàn thiện bài nghiên
cứu của nhóm.

Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO.


I. Sách:
1. Quản trị Ngân hàng thương mại (Commercial bank managerment) – Peter S.Rose NXB Tài Chính năm 2011;
2. Quản trị ngân hàng-HVNH, NXB Thống Kê, 200;
3. Ngân hàng thương mại-Tác giả: Nguyễn Văn Tiến,2009.
II. Tạp chí, thời báo, các văn bản:
99

1. Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013, 2014 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
2. Quy định về đảm bảo tỷ lệ an toàn trong thanh toán chi trả của NHTM theo thông tư 13/2010/NHNN,
III. Thông tin WEBSITE tham khảo:
1. http://vneconomy.vn/
2. http://dddn.com.vn/
3. http://cafef.vn/
4. http://www.stox.vn/
5. http://vietstock.vn/
6. http://bizhub.vn/banking
7. http://www.petalia.org
8. http://elibrary-data.imf.org
100
101

You might also like