You are on page 1of 21

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Năng lượng cung cấp cho sinh giới có từ nguồn nào?
A. Năng lượng ánh sáng và năng lượng hóa học.
B. Năng lượng ánh sáng và năng lượng vật lý.
C. Năng lượng hóa thạch và năng lượng vật lý
D. Năng lượng hóa thạch và năng lượng anh sáng.
Câu 2: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ. B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
C. Con người, vật nuôi, cây trồng. D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
Câu 3: Sinh vật dị dưỡng là
A. Các sinh vật chỉ có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sẵn.
B. Các sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
C. Sinh vật phân hủy các acid vô cơ thành chất dinh dưỡng
D. Sinh vật chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích
lũy trong các hợp chất hữu cơ.
Câu 4: Vai trò của các sinh vật tự dưỡng là
A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật cung cấp nguyên liệu
C. Sinh vật cung cấp năng lượng D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Sinh vật quang tự dưỡng là
A. Chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy
trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình tổng hợp.
B. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ
thông qua quá trình tổng hợp.
C. Chuyển hóa năng lượng hạt nhaanh trong các chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy trong
các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình tổng hợp.
D. Chuyển hóa năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng ánh sáng
thông qua quá trình tổng hợp.
Câu 6: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn nào?
A. Tổng hợp, quang hợp và huy động năng lượng.
B. Phóng xạ, tổng hợp và huy động năng lương.
C. Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
D. Phân giải, quang hợp và huy động năng lượng.
Câu 7: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng không thể hiện qua các dấu hiệu đặc
trưng nào sau đây
(1) Thu nhận các chất từ môi trường. (2) Vận chuyển các chất.
(3) Biến đổi các chất . (4) Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.
(5) Phân rã các chất thành chất phóng xạ. (6) Phân giải các chất và giải phóng năng lượng.
(7) Đào thảo các chất ra môi trường, điều hòa
A. (2) B. (3) C. (4) D. (5)
Câu 8: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ
trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình
A. phân giải. B. tổng hợp. C. đào thải. D. chuyển hóa năng lượng.
Câu 9: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng
năng lượng nào sau đây?
A. Cơ năng. B. Quang năng. C. Hóa năng. D. Nhiệt năng.
Câu 10: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là
A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 53


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.
Câu 11: Dạng năng lượng được dự trữ chủ yếu trong các tế bào của cơ thể sinh vật là
A. nhiệt năng. B. điện năng. C. hóa năng. D. quang năng.
Câu 12: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật
A. phát triển kích thước theo thời gian
B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động
C. tích lũy năng lượng
D. vận động tự do trong không gian
Câu 13: Quá trình trao đổi chất diễn ra ở những loài sinh vật nào?
A. Động vật B. Thực vật C. Vi sinh vật. D. Cả A, B và C
Câu 14: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ
yếu?
A. Cơ năng. B. Động năng. C. Hóa năng. D. Nhiệt năng.
Câu 15: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?
A. Nước tiểu B. Mồ hôi C. Khí oxygen D. Khí carbon dioxide
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Hãy hoàn thành chú thích (1), (2) trong sơ đồ các giai đoạn chuyển hóa sau đây

A. (1) ATP, (2) Nhiệt


B. (1) Nhiệt, (2) ATP
C. (1) Ánh sáng, (2) hợp chất vô cơ.
D. (1) Nhiệt, (2) ánh sáng.
Câu 2: Các chất thải sinh ra từ quá trình trao đổi chất được vận chuyển vào
A. Cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. B. Nước mô và mao mạch máu.
C. Máu và cơ quan bài tiết. D. Tế bào, máu và đến cơ quan bài tiết.
Câu 3: Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở
cấp độ cơ thể?
A. Hệ hô hấp B. Hệ tuần hoàn C. Hệ bài tiết D. Hệ tiêu hoá
Câu 4: Hãy hoàn thành chú thích (1), (2) trong sơ đồ quá trình trao đổi và chuyển hóa năng lượng
trong sinh giới sau đây

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 54


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI

A. (1) nhiệt, (2) sinh vật phân giải. B. (1) Sinh vật phân giải, (2) Nhiệt.
C. (1) Nhiệt, (2) ATP D. (1) Sinh vật phân giải, (2) ATP.
Câu 5: Trong cơ thể người, chất hữu cơ được phân giải để giải phóng năng lượng có nguồn gốc từ
sự trao đổi chất ở
A. hệ bài tiết. B. hệ tuần hoàn. C. hệ tiêu hóa. D. hệ thần kinh.
Câu 6: Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng chủ yếu được tích trữ
A. trong các liên kết hóa học. B. trong các mô mỡ và máu.
C. trong các phản ứng. D. trong các bào quan của tế bào.
Câu 7: Cho các nhận định sau:
1. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể, là đặc tính cơ
bản của sự sống.
2. Uống đủ nước, thức khuya, luyện tập thể dục thể thao,… sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của
cơ thể.(sai vì thức khuya không thúc đẩy quá trình trao đổi chất.)
3. Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm là sinh vật dị dưỡng và sinh vật
hóa dưỡng.(vì tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm là sinh vật dị dưỡng
và sinh vật tự dưỡng.)
4. Trong cơ thể con người đã có quá trình biến đổi hóa học thức ăn thành năng lượng, cung cấp cho
mọi hoạt động sống hàng ngày.
Trong số các nhận định trên, số nhận định đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8: Cho các chất sau:
1. Oxygen
2. Carbon dioxide
3. Chất dinh dưỡng
4. Nước uống
5. Năng lượng nhiệt
6. Chất thải
Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể người thu nhận những chất nào?
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 3, 4.
Câu 9: Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò
cơ bản là...... cơ thể
A. Năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
B. Tổng hợp/ phân giải.
C. Năng lượng/ phân giải.
D. Tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 55


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
Câu 10: Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
A. Giới tính, độ tuổiB. Hình thức lao động
C. Trạng thái sinh lí của cơ thể D. Tất cả các phương án trên.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Làm việc nhiều cần tiêu thụ nhiều thức ăn vì
A. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo năng lượng để hoạt động.
B. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo nhiệt năng để duy trì nhiệt
độ cơ thể.
C. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo năng lượng để đào thải khí
carbon dioxide ra ngoài.
D. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo nhiệt năng để đào thải mồ
hôi ra ngoài.
Câu 2: Vì sao khi vận động cơ thể nóng dần lên?
A. Bởi vì khi vận động, trong cơ thể, thức ăn được biến đổi thành năng lượng hóa học nên nóng cơ
thể.
B. Bởi vì khi vận động nhiều, cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi mất nước nên nóng dần lên.
C. Bởi vì khi vận động, để có năng lượng cho quá trình hoạt động thì trong cơ thể đã xảy ra một
phản ứng biến đổi hóa học và phản ứng này sinh ra nhiệt, khiến cho cơ thể nóng dần lên.
D. Bởi vì khi vận động thì trong cơ thể con người đã xảy ra sự biến đổi năng lượng từ dạng liên kết
hóa học tích trữ sang cơ năng và nhiệt năng, nên khiến cho cơ thể người nóng dần lên.
Câu 3: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình
này là
A. cơ năng thành hóa năng. B. hóa năng thành cơ năng.
C. hóa năng thành nhiệt năng. D. cơ năng thành nhiệt năng.
Câu 4: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?
(1) Lấy thức ăn.
(2) Nghiền nhỏ thức ăn.
(3) Biến đổi thức ăn.
(4) Thải ra.
(5) Tăng nhiệt độ.
A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 5: Muốn cơ thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì con người cần phải bổ sung đầy đủ các
chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng đó bao gồm
A. sắt, kẽm, tinh bột, protein, axit amin, vitamin và muối khoáng.
B. chất đường bột (gluxit), protein, muối khoáng, vitamin, lipit.
C. rau củ quả, thịt, trứng, cá và các loại sữa.
D. các loại hạt ngũ cốc, cơm, thịt, trứng, cá.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?
A. Quang năng – Cơ năng
B. Điện năng – Nhiệt năng
C. Hóa năng – Nhiệt năng
D. Điện năng – Cơ năng.
Câu 2: Tại sao khi làm việc nặng hay vận động mạnh trong thời gian dài, cơ thể thường nóng lên,
nhịp thở tăng, mồ hôi toát ra nhiều, nhanh khát và nhanh đói.
A. Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn nên cần lượng oxygen và vật chất
nhiều hơn nên nhanh đói.
B. Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn nên cần lượng oxygen và vật chất
nhiều hơn nên mồ hôi toát ra nhiều.
C. Nhịp tim nhanh hơn để giúp máu vận chuyển khí oxygen và vật chất đến các tế bào cơ và vận
chuyển khí carbonic và chất thải từ tế bào đi một cách kịp thời.
D. Phương án A, C đều đúng.

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 56


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
Câu 3: Cho các yếu tố như sau: Thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu
cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích luỹ trong cơ thể.
A. Yếu tố lấy vào là carbon dioxide, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là thức ăn, nhiệt năng, chất
thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP.
B. Yếu tố lấy vào là chất hữu cơ, thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là nhiệt năng, chất thải.
Yếu tố tích lũy là carbon dioxide, ATP.
C. Yếu tố lấy vào là thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là carbon dioxide, nhiệt năng, chất
thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP.
D. Yếu tố lấy vào là thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là carbon dioxide, nhiệt năng, chất
thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP.

B. TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu ví dụ minh họa về các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong sinh
giới?
…Ví dụ minh họa cho vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể: Khi lao động
nặng hoặc chơi thể thao, cơ thể cần nhiều năng lượng để hoạt động nên sự trao đổi chất và chuyển
hóa năng lượng trong cơ thể diễn ra với tốc độ nhanh hơn biểu hiện là nhịp hô hấp tăng, nhịp tim
tăng, mồ hôi toát ra nhiều hơn, cơ thể nóng lên,…
…Ví dụ minh họa cho vai trò xây dựng cơ thể: Khi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ có đủ
các chất và năng lượng cần thiết để xây dựng, duy trì và phục hồi các tế bào, mô và cơ quan của cơ
thể từ đó giúp cơ thể sinh trưởng nhanh chóng. Ngược lại, khi không ăn uống đầy đủ, quá trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng thiếu nguyên liệu để diễn ra dẫn đến cơ thể thiếu vật chất và
năng lượng cần thiết từ đó làm cho cơ thể còi cọc, yếu

.…Ví dụ minh họa cho vai trò loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể: Quá trình trao đổi chất ở cơ thể người
thải bỏ CO2, mồ hôi, nước tiểu,… giúp đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể, tránh cơ thể bị
ngộ độc và rối loạn các hoạt động sinh lí
khác.……………………………………………………………………………………………………
……
Câu 2: Phân tích vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.

…Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới:

- Cung cấp O2, đảm bảo cho các hoạt động sống của hầu hết sinh vật: Sinh vật quang tự dưỡng thải
ra O2 thông qua quá trình quang hợp, cung cấp cho quá trình hô hấp của các sinh vật khác.

- Cung cấp thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật: Hợp chất hữu cơ được sinh vật tự dưỡng tạo
ra được chính các sinh vật tự dưỡng sử dụng cho các hoạt động sống của chúng, đồng thời, cũng là
nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho hoạt động sống của các sinh vật khác.

- Điều hòa khí hậu: Hoạt động tự dưỡng còn giúp điều hòa nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự tồn tại
và phát triển của sinh vật

…………………………………………………………………………………………………………
……

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 57


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI

BÀI 2: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT


A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở
A. Các tế bào biểu bì. B. Các tế bào nhu mô. C. Các tế bào lông hút. D. Các tế bào khí
khổng.
Câu 2: Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển
theo
A. Mạch khoáng. B. Mạch leo. C. Mạch gỗ. D. Mạch rây.
Câu 3: Nước và muối khoảng ở mạch gỗ được vận chuyển đến
A. Thân và rễ cây. B. Thân và lá cây. C. Rễ và lá cây. D. Tất cả các đáp án trên đều
đúng
Câu 4: Hướng vận chuyển chủ yếu của mạch rây là
A. Đi lên. B. Đi xuống. C. Ngẫu nhiên. D. Không xác định được.
Câu 5: Ở thực vật, thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua
A. Lông hút ở rễ. B. Vỏ ở thân cây. C. Khí khổng ở thân. D. Khí khổng ở lá.
Câu 6: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước là
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây.
C. Giúp khí CO2 đi vào trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
D. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Câu 7: Mạch gỗ hay còn gọi là
A. Dòng đi lên. B. Dòng đi xuống.
C. Dòng vận chuyển nguyên liệu. D. Dòng vận chuyển sản phẩm.
Câu 8: Chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây có nguồn gốc từ đâu?
A. Được tổng hợp từ các muối khoáng hòa tan trong đất. B. Trong phân bón.
C. Được tổng hợp ở lá. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước là
A. Chu kì vận động của khí khổng B. Cơ chế điều chỉnh độ rộng, hẹp của khí khổng.
C. Cơ chế điều chỉnh độ đóng, mở của khí khổng. D. Cơ chế điều chỉnh độ co, giãn của khí
khổng.
Câu 10: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?
A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 58


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển..
Câu 11: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào
A. Hoạt động trao đổi chất B. Chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng D. Hoạt động thẩm thấu
Câu 12: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường
A. Gian bào và tế bào chất B. Gian bào và tế bào biểu bì
C. Gian bào và màng tế bào D. Gian bào và tế bào nội bì
Câu 13: Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Qua các tế bào lông hút ở rễ. B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ. D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.
Câu 14: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế
nào
A. Sự vận chuyển chất trong thân cây. B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
C. Quá trình thoát hơi nước ở lá. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Mạch rây vận chuyển
A. Chất hữu cơ và ion khoáng. B. Chất vô cơ. C. Nước và muối khoáng. D. Dịch cây.
4. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là
A. Các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ B. Nước và các ion khoáng.
C. Các ion khoáng. D. Nước.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng
A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 3: Cho các phát biểu sau
(1) Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.
(2) Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.
(3) Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi được chiếu sáng.
(4) Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi cường độ carbon dioxide tăng.
(5) Thực vật không thể chủ động điều tiết đóng mở khí khổng.
Các phát biểu đúng là
A. (1), (3). B. (1), (3), (5). C. (2), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 4: Cân bằng nước trong cây là
A. Sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
B. Sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.
C. Sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.
D. Sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào.
Câu 5: Nối cột A và cột B sao cho phù hợp
A B
1. Cường độ ánh sáng tăng. a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng.
2. Cường độ ánh sáng giảm. b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm.
3. Nhiệt độ tăng.
4. Đất tơi xốp, thoáng khí.
5. Độ ẩm cao.
6. Nhiệt độ giảm.

A. a- 2, 5, 6; b- 1, 3, 4. B. a- 1, 3, 4, 5; b- 2, 6.
GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 59
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
C. a- 2, 3, 4, 5; b- 1, 6. D. a- 1, 3, 5; b- 2, 4, 6.
Câu 6: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng
A. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.
B. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây,
tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
D. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.
Câu 7: Đâu không phải vai trò của quá trình thoát hơi nước
A. Giúp cho quá trình vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ theo mạch gễ lên thân đến lá và các
thành phần khác của cây.
B. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
C. Tạo điều kiện để khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
D. Hơi nước nóng thoát ra đồng thời hơi nước trong không khí đi vào bên trong lá, cung cấp nước
cho cây.
Câu 8: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua
A. Thân cây. B. Lá cây. . Rễ cây. D. Ngọn cây.
Câu 9: Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò
cơ bản là...... cơ thể
A. Năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
B. Tổng hợp/ phân giải.
C. Năng lượng/ phân giải.
D. Tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch rây?
A. Mạch rây có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.
B. Mạch rây gồm các tế bào sống, thiếu đi một số các bào quan.
C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây.
D. Trong cây, mạch rây vận chuyển các chất theo dòng đi xuống.
5. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Trong các đặc điểm sau
(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.
(2) Thành tế bào dày.(sai vì thành mỏng để dễ hấp thụ nước, muối khoáng)
(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
(4) Áp suất thẩm thấu lớn.
Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?
1. Hiện tượng rỉ nhựa
2. Hiện tượng ứ giọt
3. Hiện tượng thoát hơi nước
4. Hiện tượng đóng mở khí khổng
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 3: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình
này là
A. cơ năng thành hóa năng. B. hóa năng thành cơ năng.
C. hóa năng thành nhiệt năng. D. cơ năng thành nhiệt năng.
Câu 4: Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là
A. 5-5,5 B. 6-6,5 C. 7-7,5 D. 8-9
Câu 5: Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hoà tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất
nào sau đây
A. Lipid. B. Protein. C. Sacarozo. D. Vitamin và muối khoáng.
Câu 6: Khi vận chuyển trong mạch gỗ của thân cây, các phân tử nước liên kết với nhau thành một
dòng liên tục là nhờ
A. Nước có tính phân cực. B. Lực đẩy của rễ.

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 60


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
C. Lực hút do đóng, mở khí khổng. D. Nước bám vào thành mạch rây.
Câu 7: Động lực đẩy dòng chất hữu cơ từ lá theo mạch rây xuống thân và xuống rễ là
A. Cơ quan nguồn (lá) có áp suất thẩm thấu thấp hơn cơ quan dự trữ.
B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan dự trữ.
C. Lực liên kết giữa các phân tử chất hữu cơ và thành mạch rây.
D. Chất hữu cơ vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
Câu 8: Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng
A. Tưới nhiều nước cho cây. B. Bón phân đạm cho cây với nồng độ cao.
C. Đưa cây từ trong tối ra ngoài sáng. D. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.
Câu 9: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng.Hiện tượng không có
khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng nào sau đây
A. Tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào trong lá. B. Tăng số lượng khí khổng dưới mặt lá.
C. Giảm sự thoát hơi nước ở của cây. D. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời.
Câu 10: Đâu là nguyên nhân chính làm cho những giống cây không chịu mặn mất khả năng sinh
trưởng trên đất có nồng độ cao
A. Các ion khoáng gây độc đối với cây.
B. Thế nước của đất thấp (nồng độ chất tan trong đất cao hơn so với rễ cây).
C. Hàm lượng oxi trong đất thấp.
D. Các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ hút nước và sinh trưởng bình thường.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu
bằng cách
A. Lá của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây.
B. Thân của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây.
C. Rễ cây sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất.
D. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất và không
khí.
Câu 2: Cho biết thế nước là thế năng hóa học của nước. Hiểu một cách đơn giản là nơi nào có
nhiều nước, nồng độ chất tan thấp là thế nước cao và ngươc lại ít nước, nồng độ chất tan cao thì thế
nước thấp. Trong các cơ quan sau đây của cây xanh, cơ quan nào có thế nước thấp nhất
A. Cành cây. B. Lá cây. C. Các lông hút ở rễ. D. Các mạch gỗ ở thân.
Câu 3: Cho biết thế nước là thế năng hóa học của nước. Hiểu một cách đơn giản là nơi nào có
nhiều nước, nồng độ chất tan thấp là thế nước cao và ngươc lại ít nước, nồng độ chất tan cao thì thế
nước thấp. Ở thực vật trên cạn, trong 4 bộ phận sau đây, bộ phận nào thường có thế nước cao nhất
A. Các mạch gỗ ở thân. B. Quả chín. C. Các mạch gỗ ở rễ. D. Lá cây.

Câu 4: Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng
nhiệt tương đối lớn từ không khí khi môi trường quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ ra không khí khi
môi trường quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi
trường. Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét , những người nông dân thường tưới nước cho
cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời . Theo em, việc làm này giúp ích gì cho cây ?
A. Nước có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi
quá lạnh. Điều này giúp cho nhiệt độ môi trường nước được giữ ổn định hơn.
B. Để nước có thể hấp thụ được nhiệt từ không khí và dữ trữ lại rồi khi nhiệt độ xuống thấp, nước
sẽ tỏa nhiệt vào không khí làm ấm cho cây, giúp cây thực hiện được các hoạt động sinh lí bình
thường.
C. Cả hai phương án trên đều sai
D. Cả hai phương án trên đều đúng.

B. TỰ LUẬN
Câu 1: Mô tả cấu tạo khí khổng ở lá.
GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 61
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
+ Khí khổng có 2 tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng. Tế bào
hình hạt đậu có thành trong dày và thành ngoài mỏng.

+ Các tế bào hình hạt đậu chứa nhiều lục lạp (có vai trò đóng mở khe khí khổng),
không bào và nhân .

Câu 2: Giải thích vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây?
…+ Thoát hơi nước giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ
đến mọi cơ quan của cây

+ Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp
cho quá trình quang hợp.

+ Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo
cho các quá trình sinh lý xảy ra bình thường.

BÀI 3: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1:Hoạt động hấp thụ nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan
A. Rễ B. Thân C. Lá D. Chồi non
Câu 2: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào
A. Hoạt động trao đổi chất. B. Chênh lệch nồng độ ion.
C. Cung cấp năng lượng. D. Hoạt động thẩm thấu.
Câu 3: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?
A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.
Câu 4: Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau đây?
A. Lực hút do hơi nước thoát ra của lá.
B. Lực đẩy của áp suất rễ.
C. Lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 6: Đâu không phải yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
A. Ánh sáng. B. Loại đất trồng. C. Nhiệt độ. D. Độ ẩm đất và không khí.
Câu 7: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế
nào
A. Sự vận chuyển chất trong thân cây. B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 62


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
C. Quá trình thoát hơi nước ở lá. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây có nguồn gốc từ đâu?
A. Được tổng hợp từ các muối khoáng hòa tan trong đất. B. Trong phân bón.
C. Được tổng hợp ở lá. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Nhiệt độ ảnh hướng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng. B. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
C. Sự hấp thụ nước ở rễ. D. Sự vận chuyển nước trong thân.
Câu 10: Để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, cần bón phân và tưới nước cho cây một cách
A. Hợp lí. B. Càng nhiều càng tốt.
C. Nhiều vào buổi sáng và ít vào buổi tối. D. Như thế nào cũng đươc.
Câu 11: Nhiệt độ thấp làm
A. Giảm hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua. B. Tăng hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua.
C. Giảm hấp thụ và vận chuyển Ag+ ở rễ cà chua. D. Tăng hấp thụ và vận chuyển Ag+ ở rễ cà
chua.
Câu 12: Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định
A. Làm tăng tốc độ thoát hơi nước. B. Làm giảm tốc độ thoát hơi nước.
C. Tốc độ thoát hơi nước không thay đổi. D. Không thể xác định được.
Câu 13: Khi trời giá rét cần
A. Che chắn cho cây trồng. B. Bón phân giàu K.
C. Che chắn cho cây trồng hoặc bón phân giàu K. D. Tưới nhiều nước cho cây trồng.
Câu 14: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế
nào
A. Sự vận chuyển chất trong thân cây. B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
C. Quá trình thoát hơi nước ở lá. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Giảm độ thoáng khí trong đất dẫn đến
A. Giảm sự xâm nhập của nước vào trong rễ. B. Giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
C. A và B đều đúng. D. A và B đều sai.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Tại sao nói giun đất là bạn nhà nông?
A. Giun đất tăng độ thoáng khí cho đất. B. Giun đất làm tăng độ ẩm trong đất.
C. Giun đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. D. Giun đất cộng sinh với hệ vi sinh vật vùng
rễ.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng
A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 3: Cho các đặc điểm sau
(1) Lá tiêu giảm hoặc dày lên.
(2) Lớp cutin dày.
(3) Lá cây mỏng, bản lớn.(sai)
(4) Rễ cây phát triển.
(5) Thân tích nhiều nước.
Có bao nhiêu đặc điểm phù hợp với các loại cây sống vùng khô hạn?
A. 2 B.3 C. 4 D. 5
Câu 4: Cân bằng nước trong cây là
A. Sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
B. Sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.
C. Sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.
D. Sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào.
Câu 5: Nối cột A và cột B sao cho phù hợp
A B

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 63


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
1. Cường độ ánh sáng tăng. a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng.
2. Cường độ ánh sáng giảm. b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm.
3. Nhiệt độ tăng.
4. Đất tơi xốp, thoáng khí.
5. Độ ẩm cao.
6. Nhiệt độ giảm.

A. a- 2, 5, 6; b- 1, 3, 4. B. a- 1, 3, 4, 5; b- 2, 6. C. a- 2, 3, 4, 5; b- 1, 6. D. a- 1, 3, 5; b- 2, 4, 6.
Câu 6: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng
A. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.
B. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây,
tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
D. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.
Câu 7: Vì sao bón phân quá nhiều cây sẽ chết?
A. Tạo môi trường ưu trương cho đất khiến cây bị mất nước.
B. Tạo môi trường nhược trương cho đất khiến cây hút quá nhiều nước
C. Tạo môi trường ưu trương cho đất khiến cây hút quá nhiều nước
D. Tạo môi trường nhược trương cho đất khiến cây bị mất nước nước
Câu 8: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua
A. Thân cây. B. Lá cây. C. Rễ cây. D. Ngọn cây.
Câu 9: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“(1)……… là sử dụng lượng phân, loại phân và cách bón phân thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng
(2)………. với hiệu quả kinh tế cao, không để lại các hậu quả tiêu cực đối với nông sản và
(30……..”
A. (1) Bón phận đúng cách; (2) sản lượng nông sản; (3) môi trường.
B. (1) Bón phận hợp lí; (2) năng suất cây trồng; (3) cây trồng.
C. (1) Bón phận hợp lí; (2) năng suất cây trồng; (3) môi trường.
D. (1) Bón phận đúng cách; (2) sản lượng nông sản; (3) cây trồng.
Câu 10: Có một cây cảnh được trồng trong chậu và đang ở trạng thái bình thường.Trường hợp nào
sau đây tế bào thịt lá ở lá cây này có sức trương nước giảm?
A. Đưa cây vào phòng lạnh. B. Tưới nhiều nước cho cây.
C. Phun axit abxixíc lên lá của cây. D. Đưa cây vào trong tối.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Phát biểu đúng khi nói về về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.
(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.
(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.
(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.
(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.
(6) Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.
A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (3), (5), (6). D. (1), (3), (5).
Câu 2: Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng?
A. Tưới nhiều nước cho cây. B. Bón phân đạm cho cây với nồng độ cao.
C. Đưa cây từ trong tối ra ngoài sáng. D. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.
Câu 3: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng.Hiện tượng không có
khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng nào sau đây
A. Tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào trong lá. B. Tăng số lượng khí khổng dưới mặt lá.
C. Giảm sự thoát hơi nước ở của cây. D. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời.

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 64


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
Câu 4: Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là
A. 5-5,5 B. 6-6,5 C. 7-7,5 D. 8-9
Câu 5: Trong nghề trồng lúa nước, việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơn
so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì
A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
B. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
C. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Lá non có lớp cutin dày và ít khí khổng hơn lá già.
B. Ở mặt dưới của lá thường có nhiều khí khổng hơn mặt trên của lá.
C. Lá non thường có số khí khổng ít hơn lá già.
D. Lá già thường có lớp cutin giày hơn lá non.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu
bằng cách
A. Lá của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây.
B. Thân của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây.
C. Rễ cây sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất.
D. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất và không
khí.
Câu 2: Đâu là nguyên nhân chính làm cho những giống cây không chịu mặn mất khả năng sinh
trưởng trên đất có nồng độ cao?
A. Các ion khoáng gây độc đối với cây.
B. Thế nước của đất thấp (nồng độ chất tan trong đất cao hơn so với rễ cây).
C. Hàm lượng oxygen trong đất thấp.
D. Các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ hút nước và sinh trưởngbình thường.
Câu 3: Trong các nguyên nhân sau:
(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
(2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.
(3) Thế năng nước của đất là quá thấp.
(4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.
(5) Các ion khoáng độc hại đối với cây.
(6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.
(7) Lông hút bị chết.
Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:
A. (1), (2) và (6) B. (2), (6) và (7) C. (3), (4) và (5) D. (3), (5) và (7)
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: Giải thích sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lí?
* Dựa vào sự cân bằng nước của cây trồng (tương quan giữa sự hấp thụ và quá trình
thoát hơi nước). Nếu trạng thái cân bằng nước âm thì phải tưới nước cho cây.

- Tưới nước hợp lí cho cây:

+ Xác định được khi nào cần tưới nước (dựa vào chỉ tiêu sinh lí về nước).

+ Xác định được lượng nước tưới (dựa vào nhu cầu nước của cây và tính chất lí hóa
của đất).

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 65


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
+ Xác định được cách tưới phù hợp với từng nhóm cây.
->nên sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh
trưởng của cây trồng

Câu 2. Giải thích được phản ứng chống chịu hạn?


…Tính chống chịu môi trường bất lợi có cá đặc trưng đa dạng . Cơ thể có thể bằng
cách nào đó tránh khỏi tác động bất lợi . VD: các loài xương rồng dự trữ nước trong
cơ thể và nhờ vậy chúng tránh đc sự mất nc hoặc các loài thực vật chóng tàn rút ngắn
chu kỳ sinh trưởng xuống chỉ còn 2 tuần để gắn hoạt động vào thời gian có mưa ở các
sa mạc.
Kiểu chống chịu dựa trên khả năng của tế bào thay đổi tốc độ và chiều hướng trao
đổi chất sao cho trong điều kiện môi trường thay đổi vẫn tạo ra tất cả sp cần thiết là
có ý nghĩa lớn.

Câu 3: Giải thích được các phản ứng chống chịu ngập úng của cây?
…Trong thời gian ngập úng, rễ cây bị cắt mất oxy và các khí quan trọng khác cần
thiết cho sự tồn tại. Để đáp lại, cây tạo ra các đường dẫn khí nối các vùng ngập nước
của cây với các phần ở trên mặt nước. Tương tự như ống thở, các đường dẫn này giúp
cây thở bằng cách vận chuyển khí đến các rễ chìm dưới nước

Câu 4: Giải thích được các phản ứng chống chịu mặn của thực vật.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………..

Câu 5: Thiết kế được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước
ở thân và thoát hơi nước?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………..

Câu 6: Ứng dụng hiểu biết về vai trò của nước với cây trồng để đưa ra phương án
tưới nước chăm sóc cây hợp?

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 66


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
…………………………………………………………………………………………
………..

BÀI 4. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT


A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1. Lá cây có màu xanh lục vì
A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ..
Câu 2: Quang hợp là gì?
A. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
B. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
C. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bảo có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 67


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
D. quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất
hữu cơ (chủ yếu là glucose).
Câu 3: Yếu tố nào sau đây vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào
việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí?
A. Nước B. Không khí C. Ánh sáng . Oxygen.
Câu 4: Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng co mối quan hệ chặt
chẽ và luôn diễn ra
A. Mâu thuẫn với nhau B. Đồng thời với nhau. C. Trái ngược với nhau D. Liên
tiếp nhau..
Câu 5: Nhóm thực vật C3 được phân bố
A. hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất. B. Ở vùng hàn đới. C. ở vùng nhiệt đới. D. ở vùng sa
mạc.
Câu 6: Vai trò của phiến lá trong quá trình quang hợp?
A. Thường có hình bản dẹt, rộng. Có vai trò giúp thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang
hợp.
B. Có mạch dẫn, phân bố dày đặc ở lá. Có vai trò dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản
phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.
C. Chứa chất diệp lục. Có vai trò hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong quá trình quang
hợp đồng thời lục lạp cũng là bào quan diễn ra quá trình quang hợp.
D. Thuộc lớp biểu bì lá. Có vai trò giúp cho các khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra
khỏi lá một cách dễ dàng, đảm bảo cho hoạt động quang hợp diễn ra bình thường.
Câu 7: Khí khổng có vai trò gì trong quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Khí khổng: Thuộc lớp biểu bì lá. Có vai trò giúp cho các khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước
đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng, đảm bảo cho hoạt động quang hợp diễn ra bình thường.
B. Thường có hình bản dẹt, rộng. Có vai trò giúp thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang
hợp.
C. Có mạch dẫn, phân bố dày đặc ở lá. Có vai trò dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản
phẩm quang hợp đến các cơ quan khác
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 8: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm
A. khí oxygen và glucose. B. glucose và nước.
C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng. D. khí carbon dioxide và nước..
Câu 9: Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó,
năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây được hấp thụ và
A. Chuyển hoá thành dạng năng lượng hoá học tích trữ trong các hợp chất vô cơ, đồng thời giải
phóng khí oxygen.
B. Chuyển hoá thành dạng năng lượng hoá học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (tinh bột), đồng
thời giải phóng khí carbon dioxide.
C. Chuyển hoá thành dạng năng lượng hoá học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh
bột), đồng thời giải phóng khí oxygen.
D. Chuyển hoá thành dạng năng lượng hoá học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh
bột), đồng thời giải phóng khí carbon dioxide.
Câu 10: Lục lạp có vai trò gì trong quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Chứa chất diệp lục. Có vai trò hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong quá trình quang
hợp đồng thời lục lạp cũng là bào quan diễn ra quá trình quang hợp.
B. Có mạch dẫn, phân bố dày đặc ở lá. Có vai trò dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản
phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.
C. Thường có hình bản dẹt, rộng. Có vai trò giúp thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang
hợp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra ở đâu?
A. Diễn ra trong bào quan lục lạp của tế bào lá B. Diễn ra chủ yếu ở thân cây
C. Diễn ra chủ yếu ở rễ cây D. Diễn ra chủ yếu ở hoa và quả.

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 68


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây của phiến lá giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của
quang hợp tốt hơn?
A. Mỏng, diện tích bề mặt lớn. B. Trên phiến là có nhiều gân
C. Lớp biểu bì có nhiều khí khổng D. Tất cả các phương án trên.
Câu 13: Trong quá trình quang hợp, chất diệp lục có chức năng gì sau đây?
A. Diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hoá năng lượng ánh sáng.
B. Lưu giữ năng lượng đó trong các phân tử cao năng là ATP và NADPH
C. Giải phóng khí oxy từ nước.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 14: Pha sáng của quang hợp là
A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên
kết hóa học trong NADP
B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của
các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên
kết hóa học trong ATP và NADPH.
D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên
kết hóa học trong ATP
Câu 15: Quá trình quang hợp diễn ra ở
A. Thực vật và một số vi khuẩn. B. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn.
C. Tảo và một số vi khuẩn. D. Thực vật, tảo.
2.THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về các nguyên liệu để thực hiện quang hợp của là cây?
A. Lá cây lấy carbon dioxide để thực hiện quá trình quang hợp từ không khí.
B. Lá cây lấy nước để thực hiện quá trình quang hợp chủ yếu từ đất nhờ hoạt động hấp thụ nước của
rễ.
C. Lá cây lấy oxygen để thực hiện quá trình quang hợp từ không khí.
D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
Câu 2: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Điều hòa tỷ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng
D. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật?
A. Quá trình trao đổi và chuyển hoá các chất trong quang hợp ở lá cây luôn đi cùng với chuyển hoá
năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ.
B. Chuyển hoá các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.
C. Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Tích luỹ năng lượng. B. Điều hoà nhiệt độ của không khí.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Tạo chất hữu cơ.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp ở thực vật?
A. Lục lạp là bào quan thực hiện quá trình quang hợp.
B. Quang hợp là một quá trình chỉ diễn ra ở thực vật.
C. Nguồn quang năng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp luôn được lấy từ ánh sáng mặt
trời.
D. Một số loài rắn có da màu xanh lục để giúp chúng quang hợp khi không tìm được thức ăn.
Câu 6: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:
A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
B. cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.
C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 69


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
Câu 7: Sản phẩm của pha sáng gồm:
A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH VÀ CO2. C. ATP, NADP+ VÀ O2. D. ATP,
NADPH.
Câu 8: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?
A. quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2. B. quá trình khử CO2
C. quá trình quang phân li nước.
D. sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).
Câu 9: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở
A. màng ngoài. B. màng trong. C. chất nền (strôma). D. tilacôit.
Câu 10: Thực vật C4 được phân bố
A. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. D. ở vùng sa mạc.
Câu 11: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là
A. lúa, khoai, sắn, đậu. B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. lúa, khoai, sắn, đậu.
Câu 12: Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là
A. rau dền, kê, các loại rau. B. mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. lúa, khoai, sắn, đậu.
Câu 13: Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại
A. chất nền. B. màng trong. C. màng ngoài. D. tilacôit.
âu 14: Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?
A. cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
B. cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
C. nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
D. cả B và C.
Câu 15: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozơ là
A. APG B. RiDP C. AlPG D. AM
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò
A. Cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí, điều hòa khí hậu (giảm hiệu
ứng nhà kính).
B. Làm giảm nhiệt độ không khí trong mùa hè, giảm bụi, giảm tiếng ồn.
C. Tạo cảnh quan đẹp mắt, giúp con người giảm căng thẳng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Học sinh cần thực hiện hoạt động nào sau đây để góp phần bảo vệ cây xanh tại các trường
học?
A. Tổ chức các hoạt động chăm sóc và bảo vệ cây: tưới cây, xới đất, tỉa cành, bắt sâu, rào cây, …
B. Nghiêm cấm hành vi bẻ cành, bứt lá.
C. Tuyên truyền về lợi ích của cây xanh để nâng cao ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
D. Tất cả các hành động trên.
Câu 3: Khi trồng và chăm sóc cây xanh, chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào để giúp cây
quang hợp tốt?
A. Nước B. Không khí C. Ánh sáng, nhiệt độ D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 4: Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?
(1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng nhưu
dứa, thanh long…
(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao
lương, kê…
(3) Chu trình cố định CO2tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai
chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.
(4) Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định
CO2theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.
Phương án trả lời đúng là:

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 70


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (2) và (4).
-> vì (2),(3) là đặc điểm của C3
Câu 5: Trong các nhận định sau :
(1) Cần ít photon ánh sáng để cố định 1 phân tử gam CO2.
(2) Xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3.
(3) Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3.
(4) Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3.
(5) Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3.
Có bao nhiêu nhận định đúng về lợi thế của thực vật C4?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 6: Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2
A. và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
B. và giai đoạn cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn
ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
D. diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu; còn giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn
ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
Câu 7: Ở thực vật CAM, khí khổng
A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. chỉ đóng vào giữa trưa. D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
Câu 8: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là
A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP). B. AlPG (alđêhit photphoglixêric).
C. AM (axit malic). D. APG (axit photphoglixêric).
Câu 9: Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ
O2
A. bình thường, nồng độ CO2 cao. B. và nồng độ CO2 bình thường.
C. O2 cao. D. và nồng độ CO2 thấp.
Câu 10: sản phẩm quang hợp đầu tiên của con đường C4 là
A. APG B. AlPG C. AM D. Một chất hữu cơ có 4 cacbon trong phân tử (AOA)
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà
kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tang nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây
A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước
nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp
sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3) B. (1), (2) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (3) và (4)
Câu 2: Về bản chất, pha sáng của quang hợp là
A. quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải
phóng O2 vào khí quyển.
C. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải
phóng O2 vào khí quyển.
D. khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng
O2 vào khí quyển.

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 71


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
Câu 3: Trong thực tế, có một số loại cây trồng như cây thải lài tía, cây phong lá đỏ. Lá cây có màu
sắc nổi trội là màu tím và màu đỏ mà không phải màu xanh. Vậy những cây đó quang hợp như thế
nào?
A. Không có khả năng quang hợp. Vì để thích nghi với điều kiện môi trường sống nên chất diệp lục
bị thay thế hoàn toàn bằng các hợp chất khác đã tạo nên màu của lá.
B. Có khả năng quang hợp. Vì sắc tố quang hợp của cây thài lài tía và cây phong lá đỏ là màu tím
và màu đỏ nên chúng vẫn có khả năng quang hợp như bình thường.
C. Không có khả năng quang hợp. Vì các lá cây này có các chất diệp lục dưới điều kiện môi
trường, những chất diệp lục này sẽ biến đổi màu sắc cho phù hợp.
D. Có khả năng quang hợp. Vì ngoài chất diệp lục giữ chức năng chính là quang hợp thì các loại
cây này còn có các chất khác tạo nên màu của các loại này.
Câu 4: Vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống được bình thường dù không có ánh
nắng mặt trời?
A. vì chúng có cấu tạo không cần quang hợp trong điều kiện không có ánh nắng mặt trời.
B. vì chúng có cấu tạo thích nghi với khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu trong nhà
hoặc ánh sáng đèn điện.
C. Vì chúng có cấu tạo không cần quang hợp mà vẫn có thể sinh sản và phát triển như điều kiện
bình thường.
D. Vì chúng thích nghi với điều kiện môi trường tốt hơn so với những loài thực vật khác.
Câu 5: Vì sao trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thủy sinh (ví dụ
rong đuôi chó)?
A. Oxygen tan ít trong nước, nên khi nuôi cá cảnh trong các bể kính người ta thường cho vào các
loại cây thủy sinh để cung cấp thêm oxygen (qua quá trình quang hợp) cho cá cảnh.
B. Oxygen tan ít trong nước, nên khi nuôi cá cảnh trong các bể kính người ta thường cho vào các
loại cây thủy sinh để cung cấp thêm oxygen (qua quá trình quang hợp) cho cá cảnh. Ngoài ra, cho
cây thủy sinh vào trong bể kính nuôi cá cảnh chỉ có tác dụng giúp tăng tính thẩm mĩ cho bể cá cảnh.
C. Cho cây thủy sinh vào trong bể kính nuôi cá cảnh chỉ có tác dụng giúp tăng tính thẩm mĩ cho bể
cá cảnh.
D. Cho cây thủy sinh vào bể cá làm thức ăn cho cá.
B. TỰ LUẬN
Câu 1: Chứng minh sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi
trường bất lợi.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………..
Câu 2: Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện đến quang hợp (ánh sáng, CO2,
nhiệt độ).

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………..
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 72


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKI
…………………………………………………………………………………………
………..
Câu 4: Mô tả lục lạp trong tế bào thực vật thông qua các tiêu bản thực hành/ tranh
ảnh.

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………..

GV: Nguyễn Thị Thùy Trường THPT Nguyễn Huệ 73

You might also like