You are on page 1of 3

Mô tả công việc

Chuyên viên pháp lý - Legal Executive - là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh
nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Cũng có thể hiểu rằng họ
là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.

Công việc của một chuyên viên pháp lý sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến sự hình thành,
chuyện của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được yếu tố tuân thủ pháp luật. Cụ thể, họ sẽ cần thực hiện
những nhiệm vụ sau đây:

Thực hiện soạn thảo và kiểm tra sự đúng đắn của hợp đồng

Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ đầu tiên của chuyên viên pháp lý. Với nhiệm vụ này, họ sẽ cần thực
hiện những công việc như sau:

Thực hiện những công việc liên quan đến soạn thảo văn bản, soạn thảo các loại tài liệu liên quan đến
pháp lý, các loại hợp đồng của doanh nghiệp.

Cần kiểm tra và xác thực tính đúng đắn, hợp pháp của những loại hợp đồng và tài liệu đó.

Đảm bảo cho những thông tin ở trong các loại văn bản, tài liệu hoặc hợp đồng của doanh nghiệp luôn có
tính chính xác, hợp pháp cao nhất.

Thực hiện bổ sung, kiểm tra và chỉnh sửa những loại tài liệu cũng như hồ sơ liên quan đến pháp lý. Giúp
cho doanh nghiệp có thể đảm bảo được quá trình vận hành theo đúng quy định của pháp luật.

Tư vấn và cố vấn về những vấn đề liên quan đến pháp luật

Với nhiệm vụ này, chuyên viên pháp lý sẽ đóng vai trò như một luật sư trong doanh nghiệp. Cụ thể, họ
sẽ thực hiện những công việc như:

Đảm nhiệm vai trò thực hiện nghiên cứu về những điều luật, nghị định,... có liên quan đến lĩnh vực đang
hoạt động của doanh nghiệp.

Đưa ra những sự tư vấn hoặc cố vấn hợp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo cho các quy trình cũng như hoạt
động của doanh nghiệp đều tuân thủ pháp luật.

Một số nhiệm vụ khác cần thực hiện

Bên cạnh hai nhiệm vụ quan trọng nói trên, chuyên viên pháp lý sẽ còn phải thực hiện thêm các công
việc hỗ trợ khác. Ví dụ như sau:

Thường xuyên rà soát, kiểm tra và cập nhật những điều lệ cũng như chủ trương mới của doanh nghiệp,
đảm bảo những vấn đề này phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.

Phối hợp cùng các bộ phận khác xây dựng các quy chế và chính sách liên quan đến quản lý nội bộ doanh
nghiệp.

Là người đóng vai trò cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến kiện tụng hoặc
khiếu nại. Bao gồm các vấn đề từ nội bộ cũng như phía bên ngoài doanh nghiệp.
Cập nhật, thường xuyên nghiên cứu những điều lệ hoặc thông tin mới nhất liên quan đến pháp luật hiện
hành. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Yêu cầu về công việc

1.1. Yêu cầu về bằng cấp

Tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành Luật.

Bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong lĩnh vực liên quan sẽ được ưu tiên.

Có kinh nghiệm xử lý các vấn đề pháp lý đa dạng cùng với kiến thức mới nhất về những thay đổi khác
nhau xảy ra trong lĩnh vực pháp lý.

1.2. Yêu cầu về chuyên môn công việc

Những kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn là một trong những yếu tố đầu tiên mà một người làm
chuyên viên pháp chế cần có:

Hiểu biết và có kiến thức liên quan đến những vấn đề pháp lý, thông thạo về những bộ luật có liên quan
đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Có kỹ năng soạn thảo văn bản theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến thẩm định và xử lý tranh chấp, khiếu nại và kiện tụng.

Kỹ năng xây dựng văn bản chế độ (là những loại văn bản sẽ được dùng để áp dụng cho toàn bộ các nhân
viên ở trong doanh nghiệp, quy định về từng phạm vi cụ thể trong công việc của họ).

Kỹ năng tư vấn pháp luật: Chuyên viên pháp lý cần có kỹ năng tư vấn liên quan đến pháp luật một cách
đúng đắn và chính xác cho các thành viên hoặc chủ doanh nghiệp.

Kỹ năng bảo mật thông tin: Bạn cần có trách nhiệm về việc bảo mật với những công việc và thông tin
quan trọng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

1.3. Yêu cầu về kỹ năng liên quan

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn nói trên, để có thể thành công khi làm việc ở vị trí là một chuyên
viên pháp lý, bạn sẽ cần phải trau dồi thêm các kỹ năng liên quan khác. Cụ thể như sau:

Nhóm kỹ năng giao tiếp

Bên cạnh các loại văn bản, tài liệu cũng như hồ sơ, chuyên viên pháp chế sẽ còn phải làm việc với rất
nhiều đơn vị cũng như các cá nhân có liên đới khác. Do đó nhóm kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ
năng cần thiết cho vị trí này. Trong nhóm kỹ năng giao tiếp, sẽ cần rèn luyện thêm những kỹ năng nhỏ
hơn. Cụ thể như sau:

Khả năng lắng nghe tích cực và tổng hợp các thông tin cần thiết.

Giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể.

Khả năng đưa ra được các phản hồi thích hợp.

Sự khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ, ngôn từ phản chiếu trong quá trình giao tiếp.
Khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân và xác định được cảm xúc của người đối diện.

Kỹ năng đàm phán

Đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà người làm pháp chế cần phải có. Bởi, bạn sẽ cần
phải tiếp xúc với nhiều đối tượng làm việc khác nhau bao gồm từ các cơ quan pháp lý đến các nhân sự
trong công ty. Do đó bạn sẽ cần phải có kỹ năng đàm phán tốt để có thể mang lại được sự thỏa thuận có
lợi nhất cho doanh nghiệp.

Một số kỹ năng khác

Bên cạnh hai kỹ năng quan trọng trên, cũng cần phải rèn luyện thêm một số kỹ năng khác. Ví dụ như:

Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập để có thể phối hợp nhịp nhàng với những bộ phận khác trong
doanh nghiệp.

Kỹ năng phân tích cũng như khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, điều này sẽ giúp hạn chế
được các tổn thất không đáng có của doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra.

Khả năng chịu được áp lực cao và thích ứng nhanh với môi trường làm việc.

Lộ trình thăng tiến

Mức lương của chuyên viên pháp lý

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên pháp lý hiện nay khá phổ biến. Điều này mở ra cơ hội phát triển nghề
nghiệp cùng mức lương đáng mơ ước cho những ai có nguyện vọng theo đuổi vị trí này.

Theo Salaryexplorer, phần lớn các doanh nghiệp, công ty trên thị trường sẵn sàng đầu tư cho vị trí nhân
viên pháp lý với mức lương khoảng 20 triệu đồng/tháng. Đối với người mới vào nghề, m

You might also like