You are on page 1of 15

MỤC LỤC SMM

Câu 1: Bốn lĩnh vực của mạng xã hội là gì? So sánh phương tiện truyền thông xã hội với phương
tiện truyền thống?........................................................................................................................................2
1. Bốn lĩnh vực của mạng xã hội.............................................................................................................2
2. So sánh phương tiện truyền thông xã hội với phương tiện truyền thống.......................................3
Câu 2: Paid – Owned – Earned? Chọn một doanh nghiệp để minh họa việc sử dụng các loại phương
tiện truyền thông (trả phí, miễn phí và sở hữu)........................................................................................3
Câu 3: Giải thích khái niệm “Thu nhập tâm lý” (psychic income)?.......................................................5
Câu 4: Mô tả 7 nhóm người được miêu tả bởi các phân loại Social Technographics. Những nhóm
nào là quan trọng nhất với những người làm marketing qua phương tiện truyền thông xã hội? Vì
sao?................................................................................................................................................................7
Câu 5: Mô hình 3H? Ví dụ minh họa.......................................................................................................12
Câu 6: SEO, SEM, Ví dụ...........................................................................................................................13

1
Câu 1: Bốn lĩnh vực của mạng xã hội là gì? So sánh phương tiện truyền thông xã hội với phương tiện truyền
thống?
1. Bốn lĩnh vực của mạng xã hội
- Cộng đồng xã hội (Social Community): Tập trung vào mối quan hệ và hoạt động chung của những người
tham gia
● Chia sẻ những sự quan tâm/ sở thích chung.
● Đặc trưng bởi giao tiếp và tương tác hai chiều, tính hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm cũng như nguồn
lực.
● Được tạo ra bởi các mối quan hệ trên các mạng.
● Sự hợp tác và tương tác là lý do chính để mọi người tham gia.
● Các kênh của lĩnh vực bao gồm: Các trang mạng xã hội, Các hộp thông điệp/tin nhắn, các diễn đàn,
Wikis.
- Xuất bản xã hội (Social Publishing): Là việc sản xuất và phát hành nội dung để phân phối thông qua các
trang web xuất bản xã hội
● Hỗ trợ phổ biến nội dung bằng cách lưu trữ nội dung.
● Cho phép tham gia và chia sẻ.
● Nội dung do người dùng tạo (UGC) không gặp phải rào cản của các mô hình xuất bản và phát sóng
truyền thống
● Các kênh của lĩnh vực bao gồm: blogs, các trang chia sẻ nhỏ, các trang chia sẻ phương tiện.
- Giải trí xã hội (Social Entertainment): Bao gồm các kênh cho phép người sử dụng chơi, thư giãn, giải trí.
● Điểm khác biệt của lĩnh vực này so với lĩnh vực xuất bản xã hội là định hướng, một bên là chia sẻ
kiến thức và một bên là chia sẻ sự tiêu khiển.
● Các kênh bao gồm: Social game (trò chơi xã hội), social music (âm nhạc xã hội), video, social
television (truyền hình xã hội)
- Thương mại xã hội (Social Commerce): Đề cập đến việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong
việc mua và bán trực tuyến các sản phẩm và dịch vụ. Các kênh bao gồm:
● Reviews and ratings (on review sites or branded e-commerce sites)
● Deal sites (các trang web giao dịch): Groupon
● Deal aggregators (tổng hợp các giao dịch thành nguồn cấp dữ liệu giao dịch được cá nhân hóa),
● Social shopping markets: Wanelo, Polyvore, Svpply, Fancy, Fab…
● Social storefronts
● Share applications

2
2. So sánh phương tiện truyền thông xã hội với phương tiện truyền thống

Phương tiện truyền thông xã hội Phương tiện truyền thống


(Social Media) (Traditional Media)

- Dễ dàng đạt được phản ứng tức thì - Bản chất của các phương tiện truyền thống
là đài phát thanh, truyền hình và báo in.
- Có sức mạnh lớn hơn nhờ tính phổ biến
- Lưu lượng một chiều, không có phản hồi
- Là phương tiện truyền thông hai chiều, nơi
hoặc phản ứng.
không chỉ các bên liên quan có thể phổ biến
thông tin mà cả công chúng cũng có thể - Phản ứng có thể được nhận thấy nhưng dễ
tham gia để xác thực thông tin đó với bằng dàng bị đánh bại bởi môi trường.
chứng tốt hơn. - Khoảng cách giữa các kênh truyền thông
- Có nhiều sự tham gia của công chúng hơn và công chúng lớn.
- Không khuyến khích các cá nhân tham gia

Câu 2: Paid – Owned – Earned? Chọn một doanh nghiệp để minh họa việc sử dụng các loại phương tiện
truyền thông (trả phí, miễn phí và sở hữu).

3
Zone Paid Media Earned Media Owned Media

Social - Quảng cáo trả phí trên các trang - Tận dụng tầm ảnh hưởng của các - Decumar sở hữu
Communities mạng xã hội như Youtube, Influencer, hợp tác với họ review nhiều tài khoản trên
Facebook, ... và trải nghiệm sản phẩm, sau đó các nền tảng mạng xã
- Trả tiền cho các KOLs, chia sẻ và khuyến khích người hội khác như
Influencer sử dụng và review về tiêu dùng chia sẻ và review lại. + Facebook (Số lượng
Decumar. - Đăng tải các video chia sẻ kiến thích trang: 452K; Số
thức trên trang Tiktok và Youtube lượng người theo dõi:
để người tiêu dùng có lưu lại và 463K)
chia sẻ. Như phim ngắn “17 một + Youtube (7,06N
lần nữa” đã đạt được 1 triệu lượt người yêu thích với
xem sau 24h tạo nên nền tảng cho 296 video)
nhiều người chia sẻ , bình luận và + TikTok (499,3N
cảm nhận về sản phẩm dịch vụ và người theo dõi và 6,3
thương hiệu. triệu lượt thích)
- Tổ chức các chương trình - Instagram (236 bài
khuyến mãi, minigame nhằm thu viết và 2.458 người
hút nhiều người tham gia và hoạt theo dõi)
động theo yêu cầu Like, share và
tương tác. Một vài minigame như
“Decumar - Để TUỔI TEEN luôn
TỰ TIN là chính mình”; “MỪNG
NĂM MỚI DECUMAR LÌ XÌ
50K”;...

Social - Liên kết với các nhà thuốc, hiệu - Xây dựng Website chuyên dụng Chia sẻ những bài viết
Publishing thuốc có uy tín, tận dụng mối Decumar luôn đứng đầu thứ hạng về sản phẩm, chia sẻ
quan hệ hợp tác để PR lẫn nhau. tìm kiếm khi NTD tìm kiếm từ kiến thức bị mụn trên
Các hiệu thuốc có thể đăng bài khóa liên quan đến mụn, điều trị các kênh social với
trên các kênh truyền thông họ sở mụn. Xây dựng SEO nâng cao thứ nhiều khách hàng
hữu để giới thiệu Decumar hạng tìm kiếm của Website nhằm tăng lượng
Decumar trên trang tìm kiếm tương tác

Social Kết hợp đầu tư cho nhóm hài


Entertainment Youtube như FAPTV để họ xây
dựng những video thú vị hài hước
và lồng ghép hình ảnh sản phẩm
trị mụn của Dercumar trong
video.

Social - Thực hiện các chiến dịch quảng Người dùng chai sẻ và review sản Không có cửa hàng
Commerce cáo nhắm mục tiêu theo độ tuổi phẩm trên các cộng đồng làm đẹp riêng mà chủ yếu
Teen hoặc khu vực trên các trang được bán trong hiệu
mạng xã hội. Thông thường sẽ Đăng tải các video chuyên về kiến thuốc. Ở một vài hiệu
đầu tư Video quảng cáo trên thức làm đẹp, cũng như giới thiệu thuốc uy tín, Sản
Youtube với các quảng cáo nhỏ về sản phẩm trên các nền tảng phẩm sẽ có khu trưng
trước khi người xem xem một thương mại xã hội. bày riêng để dễ tiếp
video bất kỳ nào đó. cận với người tiêu
- Xây dựng các video ngắn chia Sử dụng các công cụ hỗ trợ giúp dùng.

4
sẻ kiến thức cũng như review giới Doanh nghiệp gia tăng chuyển đổi Kết hợp Thương mại
thiệu về sản phẩm được đăng tải đơn hàng, sử dụng các công cụ và với các hiệu thuốc và
trên Reels trên Facebook và các dịch vụ để quản lý tin nhắn và tạo được các hiệu PR
nền tảng khác như Instagram, ra đơn hàng truyền thông về sản
TikTok. Tuy nhiên các video phẩm.
đăng trên các nền tảng đa số là Chưa được đăng bán
trùng lặp với nhau chứ không trên các khu mua sắm
phân chia nội dung rõ ràng cho của các nền tảng mạng
từng nền tảng. xã hội như Facebook
- Tổ chức các chương trình Market…
khuyến mãi.

Câu 3: Giải thích khái niệm “Thu nhập tâm lý” (psychic income)?
“Thu nhập tâm lý” đề cập đến lợi ích không vật chất mà người dùng có được khi tham gia và tương tác trên các
nền tảng mạng xã hội. Nó liên quan đến cảm xúc, tình cảm, sự kết nối và đáp ứng tâm lý mà người dùng nhận
được từ việc sử dụng mạng xã hội.
Giải thích:
Một người dùng Facebook tham gia vào một nhóm cộng đồng với chủ đề chung, chẳng hạn như một nhóm yêu
thích về phim truyền hình. Trong nhóm, họ có thể chia sẻ ý kiến, bình luận và thảo luận với những người khác có
cùng sở thích.  Điều này tạo ra một cảm giác kết nối và gắn bó với nhóm, đồng thời mang lại sự thỏa mãn tâm
lý.
Tương tác và phản hồi: Khi người dùng đăng một bài viết hoặc hình ảnh trên Facebook và nhận được sự tương tác
tích cực từ bạn bè hoặc người theo dõi của họ, chẳng hạn như lượt thích, bình luận và chia sẻ, họ cảm thấy được
công nhận và đáp ứng tâm lý.  Những phản hồi tích cực này tạo ra một trạng thái hạnh phúc, thể hiện sự quan
tâm và tương tác của những người khác và góp phần tăng cường mối quan hệ xã hội.
Ví dụ: Thu nhập tâm lý khi bạn đăng đánh giá về 1 sản phẩm/ dịch vụ nào đó trên Facebook.
Bạn có thể cảm thấy hạnh phúc và hài lòng khi chia sẻ thông tin hữu ích với cộng đồng, giúp người khác có thông
tin để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Bạn có thể nhận được sự thừa nhận từ những người đọc đánh giá của bạn và có
cảm giác rằng bạn đã góp phần vào việc tạo nên trải nghiệm tốt hơn cho người khác. Tất cả những điều này tạo ra
một thu nhập tâm lý cho bạn, vượt ra ngoài lợi ích tài chính.
- Vấn đề 1: Với sự hấp dẫn của các nội dung trên không gian mạng Internet, về lâu dài, thế giới mạng hoàn
toàn miễn phí có thể sẽ không khả thi.
Bởi sự dễ dàng có được các thông tin mà không phải trả phí, 1 số khách hàng thường có xu hướng không
quá coi trọng những thông tin mà mình thu nhận được.
Điều này về lâu dài sẽ có ảnh hưởng đến những nhân viên, những con người trực tiếp quản lí các trang
mạng, các phần mềm miễn phí vì họ bị tác động vào tâm lí phải làm việc sao cho hiệu quả hơn nữa.
=>Chính vì thế, một lúc nào đó, đối với những dịch vụ được đầu tư nhiều chất xám, nhiều nội dung quan
trọng, có ý nghĩa thì khách hàng cần phải trả tiền cho các nội dung và dịch vụ mà họ muốn được trải
nghiệm.
Để từ đó, khách hàng hiểu và trân trọng công sức sáng tạo của những người nghiên cứu ra các trang mạng,
các dịch vụ hơn là sự miễn phí.
5
Tuy nhiên, những gì chúng ta trao đổi không nhất thiết phải là tiền.
- Vấn đề 2: Xét về các nhạc sĩ, những người viết tiểu thuyết nói riêng và những tác phẩm nghệ thuật nói
chung, họ sẽ không thể sáng tạo ra được các tác phẩm âm nhạc, các tác phẩm văn học nếu họ không thu
được gì sau nhiều lần bỏ ra công sức, thời gian của mình.
Nếu đánh giá các gian hàng trang sức về Viking trên Amazon, có thể khách hàng sẽ không dành được một
đồng USD hay bất cứ đơn vị tiền tệ nào cho những nhận xét, lượt votes gửi đến Doanh nghiệp đó.
Nhưng, khách hàng có thể được trả công bằng một hình thức nào đó thông qua sự hài lòng hay phẫn nộ
(được thể hiện qua các dòng bình luận trạng thái, lượt đánh giá) vì đã lan tỏa được năng lượng mà bản thân
muốn truyền tải đến cho Doanh nghiệp.
Và việc chia sẻ ý kiến của những người đam mê, hoặc không ưa thích về giới trang sức truyền thống cổ
xưa sẽ có ảnh hưởng đến những khách hàng của các Doanh nghiệp bán đồ trang sức Viking trên trang
Thương mại điện tử Amazon.
=> Đây được xem là những hình thức “thu thập tâm lí”, tức là những khoản thu nhận không được
thể hiện dưới dạng đơn vị tiền tệ.
=> Những điều này góp phần làm cho môi trường phương tiện truyền thông xã hội trở nên nở rộ hơn
bởi điều này góp phần giảm thiểu cái nhìn tiêu cực của khách hàng về những khoản chi phí họ sẽ
phải bỏ ra nếu có nhu cầu quan tâm về các phương tiện truyền thông xã hội.

Cấu trúc 1: Organic


Cơ cấu tổ chức mô hình Organic:

Mô hình Organic
Mô hình Organic với việc khai thác triệt để giá trị ban đầu theo cách tự nhiên, tái tạo, tận dụng cả các công
dụng chính và những chức năng còn lại của sản phẩm trong chu trình quảng bá thương hiệu để quá trình
Marketing được hỗ trợ diễn ra xoay vòng liên tục.
Các sản phẩm được các nhà sản xuất đan xem với nhau theo mô hình Organic có khuôn mẫu được qui
chuẩn một cách nhất định, nên không tạo ra sự ứ động hay phụ thuộc vào thị trường kinh doanh mỗi khi có
sự biến động.
Người sản xuất sẽ chủ động được thời gian, nhân công, phân bổ các nguồn lực, tiết kiệm được các nguồn lực
cho việc Marketing nhờ phương tiện truyền thông xã hội.
Ví dụ:

Sản phẩm hữu cơ được áp dụng theo mô hình Organic

6
=> Áp dụng phương pháp trồng, bón phân đặc biệt, hoàn toàn nói không với thuốc trừ sâu và chất độc hại. Không
những thực vật, động vật Organic thì không được tiêm tăng trưởng, thuốc hay bất kỳ chất kích thích nào. Sản
phẩm Organic tạo ra từ những nông trại xanh, sạch, an toàn, tái sử dụng nguyên liệu sẵn có.

Nhờ lợi thế thuần về sản phẩm hướng thiên nhiên, việc quảng bá hình ảnh sản phẩm cho các loiạ nấm, rau sạch trở
nên dễ dàng và thu hút khách hàng hơn.
Khách hàng tập trung vào thị trường theo cấu trúc Organic này bởi các sản phẩm hữu cơ này được sáng tạp theo 1
chu trình chuẩn khép kín từ các loại phân sạch sẽ góp phần tạo ra các loại nấm cao cấp, nấm rơm, rau sạch..mà
không bị các loại vi trùng, trùng quế phá hủy.
Áp dụng cấu trúc Organic này thành công khiến việc Marketing qua các phương tiện truyền thông xã hội trở nên
dễ dàng hơn.
Ưu điểm: Mô hình Organic này giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực phát triển trong quá trình sản xuất ra một
sản phẩm và đem sản phẩm đó đến gần với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các yếu tố có trong mô hình được liên
kết chặt chẽ với nhau theo 1 hệ thống liền mạch giúp giảm thiểu sự duy trì và phát triển các tác nhân xấu ảnh
hưởng đến môi trường Marketing. Điều này giúp cho việc Marketing qua phương tiện truyền thông xã hội trở nên
vững vàng hơn.
Nhược điểm:
- Không thể tái sử dụng Các sản phẩm đã được Marketing quá phương tiện truyền thông xã hội không được
tiếp tục kế thừa trong chu trình này.
Chính vì vậy mà sẽ rất tốn thêm nguồn lực, các phương thức hỗ trợ khác để có thể tiếp tục chu trình truyền
thông khiến lãng phí các nguồn lực, chất xám còn lại sau nếu muốn tiếp tục hoàn tất việc quảng bá sản
phẩm.
- Mất nhiều công sức trong quá trình Marketing Phương pháp quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu 1
cách tự nhiên khiến nhà làm Marketing mất nhiều thời gian. Số lượng các tiềm lực lao động cần thiết để
đưa vào hỗ trợ cho việc Marketing cũng cao hơn. Ít có quy trình tự động, thực hiện chủ yếu bằng thủ công.
Quy trình này chắc chắn sẽ đội chi phí lên cao hơn.
- Không đa dạng và không lúc nào cũng có sẵn So với các phương thức truyền thông Marketing truyền
thống được qaunrg bá một cách đại trà, cấu trúc Organic không đa dạng hơn về những cách thức mới mẻ,
tân tiến.
Hơn nữa, nhu cầu khách hàng mong muốn mỗi ngày càng tăng khiến cho việc chỉ chạy Marketing đơn thuần theo
1 cấu trúc này hàng này không thể đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này gây lãng phí cho các mặt
hàng không có được cơ hội đến gần với khách hàng.

Câu 4: Mô tả 7 nhóm người được miêu tả bởi các phân loại Social Technographics. Những nhóm nào là
quan trọng nhất với những người làm marketing qua phương tiện truyền thông xã hội? Vì sao?
Dưới đây là thông tin người dùng Mỹ theo các phân loại Social Technographics:
Trong tháng gần nhất, tỷ lệ phần trăm 7 nhóm người hoạt động trên các trang social media ở Mỹ được miêu tả bởi
các phân loại Social Technographics như sau:
- Creators (những người sáng tạo): 24%
- Conversationalist (những người nói chuyện): 33%
- Critics (các nhà phê bình): 37%
7
- Critics (các nhà phê bình): 37%
- Joiners (những ngươi tham dự): 59%
- Spectators (khán giả): 70%
- Inactives (những người thụ động): 17%
Mô hình khái quát 7 nhóm người bao gồm những được miêu tả như sau:
1. Creators (Nhóm người sáng tạo)
Mô tả: Đây là những người sáng tạo ra nội dung ví dụ như bài viết, hình ảnh, video, blog,… Sau đó họ tải những
sáng tạo này lên một hoặc nhiều nền tảng truyền thông xã hội mà họ ưa thích hoặc phù hợp với những sáng tạo đó,
có thể là Facebook, Youtube, Tiktok,… Sự tham gia của họ vào các hoạt động sáng tạo rất đa dạng, họ đóng vai trò
quan trọng trong việc duy trì nội dung trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Ví dụ: Streamer Phùng Thanh Độ sở hữu kênh youtube “Mixigaming” chuyên sáng tạo ra những content chơi
game và giải trí.
2. Conversationalists (Nhóm người đàm thoại)
Mô tả: Những người này liên tục cập nhật trạng thái của họ trên các mạng xã hội như Twitter và Facebook. Đúng
như tên gọi của họ, họ thúc đẩy cuộc trò chuyện đang diễn ra trong lĩnh vực xã hội. Đây là kiểu người mà người
sáng tạo muốn tiếp cận vì họ có thể truyền bá nội dung của mình đi xa và rộng rãi.
Ví dụ: Trang Facebook của ca sĩ Duy Mạnh thường xuyên đăng tải quan điểm của mình liên quan đến các vụ
drama trong giới showbiz cũng như các vấn đề nóng của xã hội.
3. Critics (Nhóm người phê bình)
Mô tả: Là những người phản hồi nội dung có sẵn trực tuyến, có thể thông qua việc đăng bài đánh giá về dịch vụ
hoặc bình luận trên diễn đàn hoặc bài viết. Đây có thể là những bình luận, đánh giá tích cực và cả tiêu cực. Ở một
mức độ nào đó, họ đóng vai trò là biên tập viên của không gian mạng xã hội bằng cách kiểm tra nội dung do người
sáng tạo đưa ra bằng ý kiến và đánh giá của riêng họ. Những đóng góp của họ giúp người sáng tạo luôn trung thực
và giúp đảm bảo tính chính xác của nội dung.
Ví dụ: Fanpage “Phê Phim” trên Facebook chuyên đăng tải những bài viết đánh giá, phê bình về những bộ phim
của cả trong nước lẫn ngoài nước.
4. Collectors (Nhóm người thu thập)
Mô tả: Người thu thập thường sưu tầm và chia sẻ nội dung trực tuyến mà họ quan tâm. Họ lưu trữ các thông tin,
hình ảnh, sản phẩm hoặc bất kỳ thứ gì có giá trị và chia sẻ chúng với những người khác.
Ví dụ: Một người dùng Pinterest có thể tạo bảng "Sưu tầm Gợi ý mẫu nail đẹp" để lưu trữ và chia sẻ các mẫu nail
mà họ yêu thích.
Đối với nhà truyền thông khi tập trung vào phân khúc này, họ có thể nghiên cứu các bảng sưu tập của collectors để
hiểu rõ hơn về sở thích và xu hướng của đối tượng mục tiêu. Điều này giúp họ tạo nội dung và sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của khách hàng.

8
5. Joiners (Nhóm người tham gia):
Mô tả: Đây là đối tượng tham gia vào các mạng xã hội và cộng đồng trực tuyến. Họ tạo hồ sơ cá nhân, kết nối với
người khác và tham gia vào các nhóm, trang hoặc diễn đàn trực tuyến. Tuy nhiên họ ít có hoạt động, mục tiêu chủ
yếu chỉ là có tài khoản ở nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau.
Ví dụ: Một người tạo nhiều tài khoản tại Facebook, Instargam, LinkIn.
Đối với nhà truyền thông khi tập trung vào phân khúc này, họ có thể tạo và quản lý các cộng đồng trực tuyến để
tương tác với người tham gia. Các cộng đồng này có thể trở thành nền tảng quảng cáo và chia sẻ thông điệp về sản
phẩm hoặc dịch vụ.
6. Spectators (Nhóm người quan sát):
Mô tả: Đây là những người tiêu thụ nội dung trực tuyến của người khác, như đọc blog, xem video, hoặc theo dõi
nội dung trên mạng xã hội, nhưng họ không tạo nội dung mới.
Ví dụ: Người dùng YouTube có thể xem các video về hướng dẫn sửa chữa điện thoại di động, nhưng họ không tạo
video của riêng họ.
Đối với nhà truyền thông khi tập trung vào phân khúc này, marketer có thể tạo nội dung hấp dẫn để thu hút người
quan sát. Chất lượng của nội dung và cách thể hiện nó có thể ảnh hưởng đến việc người quan sát tiếp tục theo dõi
và tham gia vào cuộc trò chuyện hoặc không. Từ đó đánh giá và phát triển hơn về mặt nội dung trong tương lai.
7. Inactives (Nhóm người không hoạt động):
Mô tả: Người không hoạt động là những người ít hoặc không tham gia vào các hoạt động trực tuyến và mạng xã
hội. Họ sử dụng Internet chủ yếu cho việc cơ bản như gửi email hoặc tìm kiếm thông tin.
Ví dụ: Một người dùng Internet chỉ sử dụng email để liên lạc với gia đình và bạn bè, và họ không có tài khoản trên
bất kỳ mạng xã hội nào.
Đối với nhà truyền thông khi tập trung vào phân khúc này, họ có thể sử dụng các kênh truyền thông truyền thống
như email marketing để tiếp cận và chia sẻ thông điệp với đối tượng không hoạt động. Mặc dù họ ít hoạt động trực
tuyến, nhưng có thể đó là khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Những nhóm quan trọng nhất cho người làm marketing qua phương tiện truyền thông xã hội có thể thay đổi
tùy thuộc vào mục tiêu và ngành công nghiệp cụ thể, nhưng có một số nhóm quan trọng mà hầu hết các
marketer quan tâm đến:
Creators (Nhóm người sáng tạo): Creators là những người tạo ra nội dung mới trực tuyến. Họ thường có sự ảnh
hưởng lớn đối với người hâm mộ và theo dõi họ. Đối với các người làm marketing, hợp tác với creators có thể
giúp họ tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả hơn thông qua nội dung tùy chỉnh và độc đáo.
Conversationalists (Nhóm người đàm thoại): Conversationalists thường tham gia vào các cuộc trò chuyện trực
tuyến. Họ có thể là nguồn cung cấp ý kiến và phản hồi quan trọng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Đối với người
làm marketing, tham gia vào cuộc trò chuyện với những người này có thể giúp họ hiểu rõ hơn về ý kiến của đối
tượng mục tiêu và cải thiện chiến lược tiếp thị.
Critics (Nhóm người phê bình): Critics thường có khả năng phân tích sâu về sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ có thể
tạo ra các đánh giá chất lượng, so sánh sản phẩm, và cung cấp phản hồi chân thành từ người dùng thực tế. Đối với
người làm marketing, sự hỗ trợ từ critics có thể giúp tạo niềm tin và uy tín cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
9
Joiners (Nhóm người tham gia): Joiners thường tham gia vào các mạng xã hội và cộng đồng trực tuyến. Họ thích
xây dựng mối quan hệ và thường có mạng lưới rộng. Điều này có thể giúp người làm marketing mở rộng mạng
lưới tiếp thị của họ và tạo sự kết nối với đối tượng mục tiêu thông qua các mạng xã hội.
Spectators (Nhóm người quan sát): Spectators là những người tiêu thụ nội dung trực tuyến một cách đặc biệt.
Họ thường xem video, đọc bài viết và theo dõi các tài khoản trực tuyến. Đối với người làm marketing, nắm bắt sự
quan tâm của spectators có thể dẫn đến việc tiếp cận một lượng lớn người xem thông qua quảng cáo và nội dung
hấp dẫn.
Tham khảm thêm:
3 Nhóm quan trọng nhất với những người làm marketing qua phương tiện truyền thông xã hội?
Để công tác truyền thông xã hội được xảy ra theo 1 tiến trình có hiệu quả, hiểu rõ nhóm người những người sử
dụng các phương tiện truyền thông xã hội là điều cần thiết cho những người làm Marketing.
=> 3 nhóm quan trọng nhất đó là:
- Creators (những người sáng tạo)
=>Marketing luôn cần sự mới mẻ. Những người sáng tạo này góp phần sáng tạo, giúp cho các nhà Marketing có
thể tìm hiểu, tham khảo được nhiều nguồn thông tin mới mẻ và hữu ích khi cần sử dụng các nguồn ý tưởng mới.
=>Nếu không có những ý tưởng mới từ những người biết cách sáng tạo ra các ý tưởng, các nhà Marketing khó có
thể bắt kịp được xu hướng thị trường.
- Joiners (những ngươi tham dự)
=>Các ý tưởng của người làm Marketing lập ra mục đích để thu hút được khách hàng, có được sự hợp tác của
khách hàng, muốn được khách hàng tham gia, hưởng ứng.
=>Nếu không có sự tham gia của đối tượng khách hàng này, các ý tưởng, các đề tài của người làm Marketing sẽ
không có được sự tương tác 2 chiều (giữa Marketing – Khách hàng)
- Spectators (khán giả)
=>Đây là nhóm phổ biến, chiếm số đông, và rất quan trọng với người làm Marketing. Bởi, nhóm đối tượng này sẽ
tiêu thụ các ý tưởng mà các nhà Marketing cung cấp, giới thiệu cho họ.
=>Nếu không có sự tham gia của khán giả, một chương trình hay, một kịch bản hấp dẫn đến mấy mà không được
hưởng ứng, không được đối tượng mục tiêu chú ý đến và trải nghiệm thì quả là 1 thất bại đối với người làm
Marketing.

Ví dụ Decumar

Creators (người sáng Có thể là những blogger hoặc vlogger chuyên về làm đẹp, tạo nội dung về trải nghiệm
tạo): và đánh giá sản phẩm Gel ngừa mụn Decumar Advanced trên các kênh trực tuyến của
họ. Trong bài viết, họ chia sẻ trải nghiệm cá nhân về việc sử dụng sản phẩm, đánh giá
hiệu quả và cung cấp hướng dẫn sử dụng chi tiết cho độc giả.

Conversationalists Những người tham gia vào các diễn đàn làm đẹp hoặc nhóm trò chuyện trực tuyến để
(người nói chuyện): trao đổi ý kiến, họ chia sẻ trải nghiệm của mình về sản phẩm và mời thành viên khác
tham gia thảo luận, chia sẻ những quan điểm cá nhân về Gel ngừa mụn Decumar

10
Advanced.

Critics (nhà phê bình): Những người viết đánh giá sản phẩm Gel ngừa mụn Decumar trên các trang web, blog
hoặc các trang đánh giá sản phẩm.

Collectors (người thu Những người đam mê làm đẹp và theo dõi nhiều blog làm đẹp đã sử dụng một ứng
thập): dụng quản lý nội dung RSS feeds để thu thập thông tin. Họ đăng ký theo dõi các blog
có nội dung liên quan đến chăm sóc da và đánh giá sản phẩm. Khi có bài viết mới về
Gel ngừa mụn Decumar Advanced, người này sẽ nhận được thông báo và thu thập
thông tin từ các nguồn tin này.

Joiners (người tham Những người gia nhập vào các cộng đồng trực tuyến, fanpage về làm đẹp, review sản
gia): phẩm nhưng không có quá nhiều tương tác trên đó.

Spectators (người Những người dùng mạng xã hội chỉ quan sát từ xa, tìm hiểu thông tin về sản phẩm Gel
xem): ngừa mụn Decumar Advanced, họ có thể xem những hình ảnh, video và bình luận của
người khác về sản phẩm nhưng không tham gia tích cực vào các hoạt động trên mạng
xã hội.

Tham khảo thêm

Biến Phân đoạn thị trường

- Người quan tâm đến việc chăm sóc da và làm đẹp, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề mụn trên da.
→ Những người theo dõi các trang làm đẹp, nhóm làm đẹp trên mạng xã hội để cập nhật xu hướng
và thông tin về chăm sóc da, tìm kiếm cách ngừa và điều trị mụn.
Hành vi
- Người sử dụng mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da thường xuyên.
→ Những người thường xuyên mua sắm và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, bao gồm mỹ phẩm
và gel ngừa mụn.

- Người lo lắng về tình trạng mụn trên da và muốn tìm giải pháp hiệu quả.
Tâm lý → Những người bị mụn trứng cá hoặc mụn ung thư và muốn tìm sản phẩm giúp giảm viêm, ngừa
mụn và làm mờ thâm.

11
- Độ tuổi: Nhóm target chủ yếu là người trẻ tuổi và thanh thiếu niên (từ 10 đến 22 tuổi). Chủ yếu là
học sinh, sinh viên. Những người đang trải qua giai đoạn tuổi dậy thì và giai đoạn trưởng thành,
thường xuyên gặp vấn đề mụn, thâm, sẹo mụn.
- Người không bị dị ứng với thành phần nghệ.
Nhân
- Thu nhập trung bình thấp.
khẩu học
- Decumar có thể nhắm đến cả nam và nữ khách hàng, nhưng nhận thấy rằng phần lớn là phụ nữ
quan tâm đến chăm sóc da và sản phẩm ngừa mụn.

- Người tìm kiếm sản phẩm giúp ngừa và làm giảm mụn.
→ Những người tìm kiếm gel ngừa mụn có thành phần tự nhiên, không gây kích ứng và có hiệu quả
Lợi ích trong việc điều trị mụn, kiểm soát dầu thừa và ngăn ngừa tình trạng mụn trở lại.
tìm kiếm - Người mong muốn làn da sáng mịn và không bị thâm.
→ Những người tìm kiếm gel ngừa mụn có khả năng làm mờ thâm và mang lại làn da sáng mịn,
đồng đều màu sắc.

Câu 5: Mô hình 3H? Ví dụ minh họa


Hero Content: Đây là loại nội dung có tính chất nổi bật và hoành tráng, thường được sử dụng để tạo ra
sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh mẽ. Hero Content thường xuất hiện ít lần và thường có mục tiêu chính là
thu hút lượng lớn lượt xem hoặc tương tác ngắn hạn. Các ví dụ bao gồm video quảng cáo siêu cấp của
một sản phẩm hoặc chiến dịch quảng cáo
- Vinamilk lên bài truyền thông và quảng cáo hình ảnh thương một cách rộng rãi với sự kiện lớn
thay đổi hình dáng bao bì và logo của sản phẩm. Đồng thời tạo trend font chữ logo của
Vinamilk với ký hiệu bất kì khi tham gia chương trình trên website của Vinamilk hoặc các link
đính kèm trên các bài viết của sản phẩm.
Hub Content: là loại nội dung chủ đề cố định, thường được cập nhật định kỳ và có mục tiêu xây dựng và
duy trì một đối tượng thích nghiêm trọng. Đây có thể là video hàng ngày hoặc hàng tuần trên các kênh
truyền hình mạng xã hội, blog thường xuyên về một chủ đề cụ thể hoặc các loại nội dung liên quan đến
cộng đồng.
- Các bài đăng liên quan đến sản phẩm của Vinamilk như “Vũ điệu bụng khỏe đón năm mới
cùng Probi”; “Bộ ba Sữa Hạt Vinamilk”; “Sữa chua cốm Vinamilk Love Yogurt”; “Đón
Tết an khang cùng sữa tươi Vinamilk chứa tổ yến” đã được đăng tải cách tuần, mỗi ngày
hoặc thậm chí là nhiều lần trong ngày rất đều đặn, với mục đích củng cố duy trì mức độ
nhận diện của khách hàng về sản phẩm.
12
Hygiene Content: là loại nội dung tập trung vào việc giữ cho thương hiệu hoặc sự hiện diện trực tuyến
của bạn được duy trì và cải thiện liên tục. Điều này có thể bao gồm việc tối ưu hóa nội dung để tìm kiếm
(SEO), quản lý phản hồi của khách hàng, viết bài blog thường xuyên để duy trì sự hiện diện trực tuyến
của bạn, và nhiều hoạt động khác nhằm duy trì và nâng cao hiệu suất trang web hoặc nội dung trực tuyến
của bạn.
Những bài viết cung cấp kiến thức, thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm của Vinamilk như
“Bí quyết chọn sữa mát giúp tiêu hóa và hấp thu tốt cho bé yêu”; “Đạm Whey – Loại đạm tối ưu cho
sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ”; “Bật mí tuyệt chiêu ‘chọn mặt gửi vàng’ khi mua thực phẩm
Organic” thường được đánh giá cao.
Câu 6: SEO, SEM, Ví dụ
SEO (Search Engine Optimization) và SEM (Search Engine Marketing) là hai khía cạnh quan trọng của
chiến lược tiếp thị trực tuyến, liên quan đến việc tối ưu hóa hiển thị và tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm
như Google.
1. SEO (Search Engine Optimization):
SEO là quá trình tối ưu hóa trang web hoặc nội dung trực tuyến của bạn để cải thiện sự xuất hiện của nó
trong kết quả tìm kiếm tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, và nhiều công cụ
tìm kiếm khác.
Mục tiêu của SEO là tạo ra nội dung chất lượng và tối ưu hóa các yếu tố trên trang web như từ khoá, tiêu
đề, thẻ meta, liên kết nội bộ và ngoại tuyến, tốc độ tải trang, cấu trúc trang, và nhiều yếu tố khác để nâng
cao vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. Mục tiêu cuối cùng là thu hút lượng lớn lượt truy
cập tự nhiên từ công cụ tìm kiếm.
2. SEM (Search Engine Marketing):
SEM là một chiến lược tiếp thị trực tuyến dựa trên việc sử dụng quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm để
hiển thị quảng cáo của bạn cho người dùng khi họ tìm kiếm các từ khoá cụ thể. SEM thường được thực
hiện thông qua các dịch vụ quảng cáo trả tiền như Google Ads (trước đây là Google AdWords) và
Microsoft Advertising (trước đây là Bing Ads).
Mục tiêu của SEM là hiển thị quảng cáo của bạn ở đầu hoặc trên cùng của kết quả tìm kiếm trả tiền hoặc
trong các mạng quảng cáo liên quan. Bạn trả tiền mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn (mô hình
CPC - Cost-Per-Click) hoặc mỗi lần quảng cáo của bạn hiển thị đối với một lượt tìm kiếm (mô hình CPM
- Cost-Per-Mille).

13
Tiffany & Co. là một tập đoàn nổi tiếng chuyên về thiết kế và sản xuất trang sức và đồ trang sức cao cấp.
Dưới đây là cách công ty này có thể ứng dụng SEO và SEM để nâng cao hiện diện trực tuyến và thúc đẩy
doanh số bán hàng:
1. Sử dụng SEO (Search Engine Optimization):
Tối ưu hóa trang web: Tiffany & Co. cần tối ưu hóa trang web của họ để đảm bảo nó xuất hiện ở vị trí
cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên khi người dùng tìm kiếm từ khoá liên quan đến trang sức cao cấp, ví
dụ "đồ trang sức Tiffany" hoặc "nhẫn Tiffany & Co."
Nội dung chất lượng: Tạo nội dung đặc biệt và chất lượng trên trang web, bao gồm mô tả sản phẩm chi
tiết, bài viết về lịch sử và quá trình sản xuất, và các câu chuyện về thiết kế đặc biệt của họ.
Tối ưu hóa trang sản phẩm: Mỗi sản phẩm cần có mô tả chi tiết và hình ảnh chất lượng cao. Họ cũng có
thể sử dụng dữ liệu cấu trúc để tối ưu hóa các trang sản phẩm để xuất hiện dưới dạng trích dẫn đáng tin
cậy trong kết quả tìm kiếm.
2. Sử dụng SEM (Search Engine Marketing):
Quảng cáo trực tuyến: Tiffany & Co. có thể tạo các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên các công cụ tìm
kiếm như Google Ads. Họ có thể mục tiêu những từ khoá liên quan đến sản phẩm và thương hiệu của họ,
hiển thị quảng cáo khi người dùng tìm kiếm các từ khoá đó.
Quảng cáo hình ảnh và video: Tiffany & Co. có thể sử dụng quảng cáo hình ảnh và video trực tuyến để
trình bày sản phẩm và thương hiệu của họ. Những hình ảnh và video tuyệt đẹp về các mẫu trang sức của
họ có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Đối tượng hóa: Họ có thể sử dụng các công cụ quảng cáo để đối tượng hóa những người dùng tiềm năng
dựa trên hành vi trực tuyến và đặc điểm dân số. Điều này giúp họ hiển thị quảng cáo cho những người có
khả năng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của họ.
Kết quả là, việc kết hợp SEO và SEM sẽ giúp Tiffany & Co. tăng cơ hội tiếp cận người dùng tiềm năng,
cải thiện sự nhận biết thương hiệu và tăng doanh số bán hàng trong lĩnh vực trang sức và đồ trang sức cao
cấp của họ.
Câu 7: Đọc kỹ đo lường

14
15

You might also like