You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI THU HOẠCH


Môn học: XÃ HỘI HỌC

Thực trạng giao thông đường bộ


ở việt nam

Giảng viên hướng dẫn:


T.S NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY

Mã lớp học phần:


222XH5021
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

BÀI THU HOẠCH


Môn học: XÃ HỘI HỌC
Mã lớp học phần: 222XH5021

THỰC TRẠNG GIAO THÔNG


ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: GVC.TS Nguyễn Thị Như Thúy
Nhóm sinh viên thực hiện:

STT Họ và tên MSSV

1 Nguyễn Vân An K224040513

2 Võ Bảo Huy K224040524

3 Nguyễn Đỗ Thiên Hương K224040525

4 Đặng Kiều Oanh K224040537

5 Võ Trường Phúc K224040539

6 Phạm Thanh Tài K224040542

7 Nguyễn Tấn Thành K224040544

Thànhphố
Thành phốHồHồChí
ChíMinh,
Minh,tháng
tháng 4 năm 2023
4 năm
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Điểm Ký tên
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.....................................................................3
1. LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
3. NGUYÊN NHÂN...........................................................................................4
4. HỆ QUẢ.........................................................................................................5
1. Đối với người vi phạm giao thông..............................................................5
2. Đối với nạn nhân của tai nạn giao thông...................................................6
3. Đối với gia đình nạn nhân..........................................................................7
4. Đối với xã hội..............................................................................................8
5. Giải pháp........................................................................................................9
5.1. Chính phủ và nhà nước............................................................................9
5.2. Xã hội.....................................................................................................10
5.2.1. Cơ sở giáo dục................................................................................11
5.2.2 Cá nhân và hộ gia đình....................................................................12
5.3. Tổng kết..................................................................................................14
6. KẾT LUẬN..................................................................................................14
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo....................................................................16
1. LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, thế giới đều hướng tới xây dựng một xã hội phát triển, hiện đại; tạo
nên cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ cho người dân. Thế nhưng, tồn đọng trong sự phát
triển không ngừng ấy là những vấn đề nan giải không bao chấm dứt đối với mỗi quốc
gia. Tại Việt Nam, điều trước hết mà chúng ta cần phải nhắc đến chính là vấn đề giao
thông đường bộ. Có lẽ với mỗi người dân nước ta, ai ai cũng biết rằng Việt Nam là
một nước đang phát triển nên cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện tốt, đường xá chưa đạt
chất lượng cao, nhiều đoạn đường có đầy rẫy “ổ gà”, “ổ voi” tạo nên những mối nguy
hại cho người tham gia giao thông. Thế nhưng, đó không phải là điều quan trọng nhất
làm cho vấn đề giao thông đường bộ tại Việt Nam trở nên khó giải quyết, mà trước
tiên hết chính là văn hóa tham gia giao thông của người dân ta. Trong nhiều năm trở
lại đây, với việc sử dụng phổ biến các loại phương tiện giao thông trong nước thì văn
hóa khi tham gia giao thông của mọi người được dư luận quan tâm rất nhiều, bởi lẽ đa
phần chúng ta đều muốn an toàn khi bước ra khỏi nhà. Hàng ngày, đi đâu trên các
tuyến đường, chúng ta đều sẽ thấy các khẩu hiệu như “An toàn giao thông – trách
nhiệm của mỗi người”, “An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”...
những khẩu hiệu ấy như lời nhắc nhở cho mỗi cá nhân, là lời cảnh báo cho những ai
đang tham gia giao thông. Và tuy an toàn giao thông được đề cập khắp nơi như vậy,
nhưng hàng năm số người chết và mang thương tật do tai nạn giao thông gây ra vẫn
không ngừng tăng. Thế nguyên nhân là do đâu? Có thể một ngày sẽ có vài người bị
đâm phải những công trình đường xá dang dở rồi gặp chấn thương, hoặc sẽ có vài
người vấp phải những “ổ gà”, “ổ voi” rồi té,... nhưng hết thảy chỉ chiếm phần nhỏ của
tai nạn giao thông vì phần lớn còn lại là do hành vi vi phạm giao thông của người dân
gây ra. Trong năm 2022, thống kê từ C08, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã
xử lý 2.865.684 các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Đây quả là một
con số không hề nhỏ và thực tế trên đã làm cho hành vi vi phạm giao thông trong cộng
đồng trở nên đáng lo ngại.

Từ việc đề cập đến vấn đề trên cũng như nhằm giúp cho mọi người có cái nhìn
đầy đủ hơn, đúng đắn hơn đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ của nước
ta, nhóm chúng em lựa chọn đề tài "Hành vi vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam
hiện nay" làm đề tài nghiên cứu. Qua đó giúp mọi người có thể tự nâng cao ý thức của
bản thân khi tham gia giao thông và có những giải pháp cùng chung tay xây dựng văn
hóa giao thông lành mạnh, tích cực.

1.2. Mục đích nghiên cứu


Nêu ra được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm giao thông
để từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao ý thức của mỗi người dân khi
tham gia giao thông.
1
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể đạt được mục tiêu đề tài, nhóm chúng em sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: đây là phương pháp quan trọng nhất được sử
dụng trong việc nghiên cứu đề tài này. Nhóm chúng em đã sử dụng phương pháp này
để khảo sát đối với các bạn, các anh, các chị có liên quan đến đề tài nhằm có được
những thông tin chính xác, khách quan và đa chiều. Từ đó, nhóm chúng em sẽ có thể
nhận thấy rõ hơn về các khía cạnh của đề tài.

- Phương pháp tổng hợp thống kê, xử lý dữ liệu: sau khi có được kết quả khảo
sát, nhóm chúng em đã tiến hành thống kê và xử lý dữ liệu để có cơ sở đúng đắn, tăng
tính thuyết phục cho những kết luận của nhóm. Từ đó, nhóm chúng em có thể đưa ra
những phương án khả thi về giải pháp đối với đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp: nhóm chúng em sử dụng
phương pháp này để thu thập những lý thuyết, dữ liệu. Qua đó phát hiện và khai thác
thêm các khía cạnh của đề tài và rồi có thể chọn lọc thông tin, đưa ra các ý chính phục
vụ cho đề tài.

- Phương pháp liệt kê so sánh: phương pháp này được chúng em sử dụng bằng
cách nêu lên các dẫn chứng thực tế để từ đó có thể tìm ra các đặc điểm và đưa ra
phương pháp tối ưu cho đề tài nghiên cứu.

2. THỰC TRẠNG

Kể từ khi Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kinh ngạc. Chất lượng
sống của người dân đã được cải thiện đáng kể và được ngợi khen bởi cộng đồng quốc
tế về những nỗ lực đổi mới trong quá trình xây dựng quốc gia. Mặc dù tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức khá cao, tuy nhiên, nó cũng đi kèm với những
vấn đề nghiêm trọng như tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao
thông đường bộ. Số lượng tai nạn giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số
lượng. Nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một
quả bóng bóng, được dẹp ở một chỗ thì lại phồng lên ở chỗ khác, và bất kỳ chiến dịch,
chỉ thị nào cũng chỉ có tác dụng ngắn hạn. Theo thống kê, Việt Nam có hơn
668.000km đường bộ, trong đó có hơn 900km đường cao tốc. Giao thông đường bộ
chiếm khoảng 80% tổng lượng vận tải cả nước và là phương thức vận chuyển chính
cho hành khách và hàng hóa. Tuy nhiên, giao thông đường bộ Việt Nam cũng đối mặt
với nhiều thách thức và khó khăn, như:

- Hạ tầng giao thông đường bộ chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, thiếu ngân
sách cho bảo trì và nâng cấp. Nhiều khu vực mật độ đường bộ thấp, dẫn đến tắc nghẽn
giao thông cục bộ trên các tuyến đường vành đai và các cửa ngõ quốc tế.

2
- Quy hoạch giao thông đường bộ chưa phù hợp với thực tiễn, thiếu tầm nhìn
sâu rộng và toàn diện. Chưa có sự kết nối và phối hợp giữa các loại hình giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Chưa có sự phân công rõ ràng
nhiệm vụ và quyền hạn giữa Chính phủ, các bộ, ngành liên quan trong việc quản lý
giao thông đường bộ.

- Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ diễn ra phổ biến và
nghiêm trọng, gây ra nhiều tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của
người dân. Các vi phạm pháp luật thường gặp như: đua xe và tổ chức đua xe trái phép,
điều khiển xe cơ giới vượt quá tốc độ, đi xe không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe ô
tô, xe gắn máy khi say rượu, lấn chiếm lòng đường, vượt đèn đỏ, để gia súc hoặc các
loại động vật khác chạy ngoài đường, đi băng qua đường khi xe cộ đang đi lại tấp
nập...

Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia đã công bố báo cáo sơ kết công
tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác
Quý II/2022. Theo đó, từ ngày 15/12/2021 đến 14/3/2022, cả nước đã xảy ra 2.762 vụ
tai nạn giao thông, với 1.676 người thiệt mạng và 1.741 người bị thương. Trong số đó,
tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ lớn nhất với 2.731 vụ, gây ra 1.630 trường
hợp tử vong và 1.734 người bị thương.
Theo báo cáo của Uỷ ban ATGT Quốc gia, nguyên nhân chính của tai nạn giao
thông gồm có 15,47% số vụ do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường,
phần đường; 7,49% do chuyển hướng không đảm bảo an toàn; 3,69% do vượt xe sai
quy định; 3,28% do vi phạm tốc độ; 1,76% do sử dụng rượu, bia, chất kích thích có
cồn; 1,52% do người đi bộ sang đường sai quy định; 0,12% do công trình giao thông
đường bộ không đảm bảo an toàn; 0,52% do dừng đỗ sai quy định; 0,08% do phương
tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật. Tuy nhiên, 38,61% số vụ tai nạn giao thông vẫn
chưa xác định được nguyên nhân chính xác, trong khi 27,42% là do các nguyên nhân
khác.1
Đây là con số đáng báo động, cho thấy sự thiếu hiệu quả trong quản lý, điều
hành và thực thi pháp luật về giao thông đường bộ. Hiện nay, thực trạng giao thông
đường bộ ở Việt Nam là một vấn đề cấp thiết và đang được quan tâm hàng đầu, liên
quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và an toàn của
người dân.

1
Thông tin nhanh về tình hình tai nạn giao thông Quý I/2022, Tác giả bài
viết: Nguyễn Thị Xuân,https://binhphuoc.gov.vn/vi/stp/an-toan-giao-thong/thong-tin-
nhanh-ve-tinh-hinh-tai-nan-giao-thong-quy-i-2022-1290.html

3
3. NGUYÊN NHÂN

Hình 1: Khảo sát nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ
Theo bảng số liệu đã được khảo sát ở trên cho ta thấy 93,6% bạn nghĩ Ý thức
chấp hành giao thông thấp , tiếp đến thiếu kiến thức và kĩ năng khi tham gia giao
thông (82,1%), sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn (56,4%), thiết bị cầu
đường xuống cấp dễ gây tai nạn (52,6%).
- Như ta có thể thấy có nhiều nguyên nhân có thể vi phạm giao thông đường bộ
mà điển hình là Ý thức chấp hành luật giao thông thấp. Trên đường đi ta dễ dàng bắt
gặp tình trạng hễ xe đông, đường chật là mọi người chen lấn, giành đường bất chấp
hậu quả, cuối cùng tất cả đều chôn chân tại chỗ. Va quệt, ẩu đả, tai nạn... cũng từ đó
mà ra . Mọi người khi tham gia giao thông đường bộ khi thấy mọi người vi phạm thì
với tâm lí đám đông sẽ vi phạm theo vì nghĩ nếu nhiều người vi phạm như thế nên nếu
ta vi phạm chắc cũng sẽ không sao đâu. Chưa kể, nhiều phụ huynh khi đang chở con
lại thản nhiên chạy ngược chiều, leo lề, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm... Những
hành vi đó sẽ "nhiễm" vào con trẻ, dần dần hình thành những thế hệ xem thường quy
định pháp luật =>Ý thức chấp hành giao thông thấp là do nhận thức của bản thân mỗi
người kém, biểu hiện là sự cẩu thả, chủ quan, thiếu trách nhiệm, Không biết quý trọng
bản thân, không lường trước hậu quả. Kế đến là do tính ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân,
không nghĩ đến người khác.
- Nguyên nhân kế đến là do sự thiếu kiến thức và kĩ năng khi tham gia giao
thông. khi nhắc tới hiện trạng này thì đầu tiên ta phải nói tới Chất lượng đào tạo của
nhiều Trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe còn quá yếu kém, công tác
đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn còn bị buông lỏng, chưa chặt chẽ, thậm chí
còn tiêu cực tiêu biểu như nhiều vụ mua bán bằng tại các địa phương thuộc ngành
giao thông vận tải đã bị lực lượng chức năng phanh phui. Thực tế hiện nay học viên
học thi lấy Giấy phép lái xe mới đang chỉ dừng lại ở mức độ học thủ thuật để vượt qua
các phần thi lý thuyết và thực hành, chứ chưa chú trọng đến kỹ năng xử lý trên đường
và đặc biệt là văn hoá giao thông, tư cách, đạo đức của người lái xe.
4
- Nhiều cá nhân thậm chí là các tổ chức vẫn còn sử dụng phương tiện giao
thông cũ nát quá thời hạn sử dụng mà xe đã được đăng kí, không bảo đảm tiêu chuẩn
kỹ thuật và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao
thông, nhất là ở các khu đô thị, thành phố, thị xã .
- Công tác quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông còn
hạn chế nên chưa thể bắt kịp với sự gia tăng của phương tiện giao thông, tình trạng
đào đường thường xuyên xảy ra, đặc biệt là các thành phố lớn gây nên tai nạn giao
thông , ùn tắt giao thông rất nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình vi phạm giao thông đường bộ
4. HỆ QUẢ
An toàn giao thông đang là một trong những vấn đề cấp bách đối với xã hội hiện
nay. Hằng năm, các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên khắp cả nước đã để lại những
hậu quả đáng tiếc và hành vi vi phạm giao thông đường bộ được xem là nguyên nhân
chính gây ra các vụ tai nạn giao thông. Ở phần này, chúng em sẽ phân tích những hệ
quả của hành vi vi phạm giao thông đường bộ đối với các đối tượng liên quan chính
1. Đối với người vi phạm giao thông
Người có hành vi vi phạm giao thông đường bộ trước tiên có thể dẫn đến sự
thoái hóa về nhân cách, sự thiếu trách nhiệm và không tôn trọng pháp luật giao thông
của Việt Nam. Họ coi thường các quy định về giao thông và tự cho rằng có thể điều
khiển các phương tiện một cách an toàn mà không cần phải tuân thủ các nguyên tắc.
Điều này cho thấy họ là những người vô trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho
bản thân và những người tham gia giao thông. Ngoài ra, điều đó còn khiến họ nhận
được sự nhìn nhận và đánh giá không tốt từ những người xung quanh, thể hiện bản
thân là người có văn hóa đạo đức kém trong việc tham gia giao thông đường bộ.
Hành vi vi phạm giao thông đường bộ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nhân
cách của người vi phạm mà còn để lại những hậu quả to lớn về mặt pháp lý, sức khỏe,
tính mạng, tài sản… đối với người vi phạm hoặc toàn xã hội. Đầu tiên, việc vi phạm
giao thông đường bộ có thể để lại các hậu quả pháp lý, bao gồm việc bị phạt tiền, tịch
thu giấy phép lái xe hoặc thậm chí là đi tù. Các lỗi vi phạm phổ biến ở Việt Nam hiện
nay như vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ quy định, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số
người quy định, điều khiển xe khi có nồng độ cồn…sẽ phải chịu các hình thức xử phạt
hành chính như cảnh cáo, phạt tiền, hoặc bị tước giấy phép lái xe. Trong trường hợp
người vi phạm giao thông gây ra tai nạn khiến nạn nhân bị thương, họ sẽ phải đền bù
một khoản thiệt hại về tài sản cho nạn nhân tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, điều
này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của người vi phạm. Nghiêm
trọng nhất là khi gây ra tai nạn chết người, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30 – 60
triệu đồng và có thể phải chịu những án phạt hình sự như cải tạo không giam giữ hay
phạt tù từ 1 – 15 năm tùy theo từng mức độ. Cùng với đó, việc vi phạm giao thông gây
ra tai nạn, có thể làm tổn thương đến chính bản thân người vi phạm, họ có thể bị

5
thương tích, mất khả năng đi lại và làm việc, tác động xấu đến tâm lý và sức khỏe tinh
thần, trở thành gánh nặng cho gia đình, đây cũng là một trong những hậu quả có ảnh
hưởng nặng nề nhất đến chất lượng cuộc sống cũng như tương lai của người vi phạm
giao thông.
2. Đối với nạn nhân của tai nạn giao thông
Hành vi vi phạm giao thông không những ảnh hưởng đến bản thân người điều
khiển phương tiện mà còn tác động đến mọi người xung quanh. Đôi khi họ không phải
là người không tuân thủ các nguyên tắc giao thông, vậy tại sao họ là người phải gánh
chịu những hậu quả do hành vi vi phạm giao thông gây ra? Những hậu quả từ điều có
thể coi là nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của nạn nhân trong thời gian dài
hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Vì vậy, nhóm em đã thực hiện một cuộc khảo sát về “Mức
độ nghiêm trọng của các hậu quả do tai nạn giao thông gây ra” để có thể phân tích một
cách chi tiết và xác thực nhất cách mà các hệ quả đã tác động đến đời sống nạn nhân.

Hình 2: Khảo sát về mức độ nghiêm trọng của hậu quả do tai nạn giao thông
gây ra
Theo như số liệu thu được từ sơ đồ khảo sát, có thể thấy rằng tai nạn giao thông
đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân. Cụ thể, có đến 75,6% ý kiến cho
rằng thiệt hại về tính mạng là hậu quả nặng nề nhất đối với nạn nhân của các vụ tai
nạn giao thông, đây là con số lớn đã nhấn mạnh rằng hành vi vi phạm giao thông gây
ra tai nạn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của những người tham gia
giao thông như thế nào. Tiếp đến là các hậu quả tác động đến gia đình và cộng đồng
(11,5%), gây ra những biến chứng, tật nguyền vĩnh viễn (10,3%) và các thiệt hại về
tiền bạc, tài sản (2,6%), là những hậu quả với mức độ nghiêm trọng nhỏ hơn so với
việc tử vong rất nhiều, nhưng sức ảnh hưởng mà chúng đem lại đến với đời sống của
con người là không thể xem thường. Theo thống kê của C08, trong năm 2022, toàn
quốc đã xảy ra 11.323 vụ tai nạn giao thông đường bộ, trong đó có đến 6.265 người tử
6
vong và 7.777 người bị thương2, vấn đề về tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam
vẫn còn đang diễn ra liên tục qua các năm, lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người vô
tội, đem lại những hệ lụy đáng tiếc cho họ trong cuộc sống. Những hậu quả này không
chỉ đe dọa đến tính mạng của nạn nhân mà còn tác động đến sức khỏe tinh thần và tâm
lý của họ. Những nạn nhân của tai nạn giao thông thường có tâm lý bị ảnh hưởng
nghiêm trọng sau khi trải qua sự cố đáng tiếc này, thường thì họ sẽ trải qua các cảm
xúc tiêu cực như căng thẳng, hoang mang hay lo lắng về sức khỏe của mình, các nạn
nhân cũng có thể trải qua cảm giác mất đi sự an toàn, khiến họ luôn cảm thấy bất an
khi đi ra ngoài đường. Ngoài ra, nạn nhân có thể phải đối mặt với các tác động tâm lý
sau chấn thương như rối loạn stress, họ sẽ luôn sống trong tình trạng lo lắng và sợ hãi
kéo dài do một sự kiện đáng sợ kèm theo các triệu chứng như ác mộng, tâm trạng tồi
tệ, khó chịu trong cuộc sống. Ngoài những hậu quả về sức khỏe, hành vi vi phạm giao
thông còn gây ra các hậu quả về tài chính. các chi phí liên quan đến điều trị y tế, phục
hồi và tái lập chức năng của cơ thể có thể rất đắt, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng
tài chính của nạn nhân và gia đình của họ, ngoài ra, nạn nhân có nguy cơ mất đi nguồn
thu nhập của mình do không thể hoạt động và làm việc như bình thường.
3. Đối với gia đình nạn nhân
Không chỉ đối với nạn nhân, gia đình, người thân của nạn nhân cũng sẽ chịu
những tác động vô cùng nặng nề của hành vi vi phạm giao thông đường bộ gây ra tai
nạn. Một trong những hệ quả đáng kể nhất mà tai nạn giao thông để lại đối với gia
đình của người bị nạn chính là ảnh hưởng về mặt tài chính. Nếu nạn nhân không may
tử vong, gia đình của họ sẽ phải gánh chịu những chi phí đắt đỏ để tổ chức tang lễ và
thanh lý tài sản của nạn nhân. Trong trường hợp nạn nhân sống sót nhưng bị thương
tích nặng hoặc tàn tật vĩnh viễn, gia đình phải chi trả các khoản chi phí cho y tế điều
trị, dành khá nhiều thời gian để chăm lo cho sức khỏe của nạn nhân, khiến thu nhập
của gia đình có thể suy giảm, làm giảm các khoảng thời gian dành cho công việc, nạn
nhân trở thành gánh nặng lớn cho gia đình. Điều này có thể gây áp lực tài chính đáng
kể cho gia đình nạn nhân, đặc biệt trong trường hợp nạn nhân là trụ cột kinh tế của gia
đình. Bên cạnh những tác động về mặt tài chính, tai nạn giao thông còn có thể gây ra
hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tâm lý của gia đình nạn nhân. Những vụ tai nạn
giao thông có thể gây ra cảm giác mất mát, đau khổ và lo lắng khi người thân của
mình phải hứng chịu những thương tích, tàn tật thậm chí là đối diện với cái chết.
Những cảm xúc này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian và ảnh hưởng ít nhiều
đến vấn đề sức khỏe tinh thần và tâm lý của gia đình, khiến chất lượng cuộc sống

2
Hơn 6.000 người tử vong vì tai nạn giao thông trong năm 2022, Tác giả: Trần Cường,

https://thanhnien.vn/hon-6000-nguoi-tu-vong-vi-tai-nan-giao-thong-trong-nam-2022-

1851534899.htm
7
trong gia đình cũng bị giảm sút đáng kể, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày,
quan hệ gia đình và các quan hệ xã hội. Những người thân trong gia đình, đặc biệt nếu
nạn nhân là vợ/chồng sắp cưới, đối tác kinh doanh hoặc những người thân yêu, họ
phải đối mặt với những vấn đề tâm lý và suy nghĩ về tương lai của gia đình như các
vấn đề tài chính, chăm sóc con cái và cuộc sống hàng ngày. Đáng nói hơn là trong mối
quan hệ gia đình, những tai nạn giao thông nghiêm trọng có thể gây ra sự bất đồng
quan điểm giữa những thành viên trong một nhà, gây ra các mâu thuẫn về tài sản,
trách nhiệm và cách giải quyết tình huống, làm giảm sự tin tưởng, kết nối và rạn nứt
tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
4. Đối với xã hội
Bên cạnh những tác động đối với người vi phạm giao thông, nạn nhân và gia
đình của họ, tai nạn giao thông do hành vi vi phạm giao thông đường bộ gây ra còn
ảnh hưởng sâu sắc đến cộng đồng xã hội chúng ta hiện nay. Vấn đề này đã và đang
gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho xã hội, gây ra các thiệt hại về tài sản, tác động
trực tiếp đến nền kinh tế và đời sống của cộng đồng. Tai nạn giao thông không chỉ ảnh
hưởng đến tính mạng của con người mà còn có tác động tiêu cực đến môi trường, đặc
biệt là không khí. Một số loại xe cộ khi xảy ra tai nạn có thể gây ô nhiễm môi trường
bằng cách thải ra các khí thải độc hại, hơn nữa, tai nạn có thể gây ra tình trạng tắc
nghẽn giao thông, lúc này lượng khí thải và khói bụi từ các phương tiện bị hư hỏng có
thể tăng lên đáng kể, làm tăng mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực xảy ra tai nạn.
Các vụ tai nạn ở Việt Nam cũng đã gây ra những thiệt hại đáng kể về tài sản, trước hết
là gây hư hỏng cho phương tiện đi lại, các thiệt hại này có thể từ nhẹ đến nặng và phát
sinh các khoản chi phí để sửa chữa, nếu phương tiện đã hư hỏng hoàn toàn thì buộc
phải mất đi toàn bộ giá trị của chiếc xe và mua một chiếc xe mới. Bên cạnh việc gây
hư hỏng cho phương tiện đi lại, tai nạn giao thông còn gây ra thiệt hại đến các tài sản
khác, chẳng hạn như các công trình, tài sản công cộng hay nhà cửa…Ví dụ như đường
bộ, đường cao tốc, bến cảng, cầu đường là các tài sản chung lớn và có giá trị cao, việc
xảy ra tai nạn gây hư hỏng sẽ phải tốn rất nhiều chi phí cho chính phủ hoặc các tổ
chức xã hội để sửa chữa, thay thế, hơn nữa còn ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát
triển của cộng đồng. Bởi đây là những tài sản quan trọng của cộng đồng, nên chúng
đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp các dịch vụ và nhu cầu cơ bản của con
người, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Cùng với những ảnh hưởng về môi trường và các tài sản chung của cộng đồng
thì hành vi vi phạm giao thông đường bộ cũng góp một phần không nhỏ trong việc
làm mất trật tự xã hội, tác động tiêu cực đến ý thức chấp hành luật pháp của con người
Việt Nam. Bình quân mỗi ngày trên cả nước sẽ có 17 người chết vì tai nạn giao thông,
điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thay đổi nhận thức trong cộng đồng. Hành
vi vi phạm giao thông đường bộ sẽ gây ra sự mất niềm tin đối với những người điều
hành xe cộ và cảnh sát giao thông, nếu các trường hợp vi phạm giao thông xảy ra
thường xuyên, người dân sẽ hoài nghi về khả năng đảm bảo trật tự và an toàn giao

8
thông, cũng như mất tin tưởng đối với hệ thống pháp luật của đất nước. Việc một
người có hành vi vi phạm giao thông có thể cho thấy sự suy đồi về đạo đức, thiếu tôn
trọng đối với những người xung quanh khi tham gia giao thông. Họ có thể trở thành
những tấm gương xấu, khiến mọi người xung quanh cảm thấy việc vi phạm không
phải là vấn đề quá lớn, họ sẽ bắt chước, thực hiện các hành vi vi phạm tương tự chẳng
hạn như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, sử dụng điện thoại
khi lái xe…Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng tới nhận thức của toàn
xã hội trong giao thông, họ coi thường pháp luật, sẵn sàng phá vỡ những luật lệ để làm
điều mình thích, trở thành những con người vô ý thức, kéo theo đó là sự suy giảm về
nhận thức của cả cộng đồng, xã hội sẽ đi lùi, kém phát triển và cuối cùng là biến thành
một xã hội hỗn độn, không có nguyên tắc và tôn ti trật tự.
Trên cơ sở mà chúng em đã phân tích, có thể kết luận rằng hành vi vi phạm giao
thông đường bộ không chỉ gây ra những hệ quả trực tiếp về người và tài sản mà còn
ảnh hưởng đến môi trường, nền kinh tế và ý thức xã hội. Vì vậy, người dân Việt Nam
cần cùng nhau chung tay, đồng lòng với nhau, cùng nâng cao nhận thức, tôn trọng
pháp luật và tuân thủ các quy định về an toàn giao thông. Có như vậy mới xây dựng
được một môi trường giao thông an toàn, thuận lợi và lành mạnh, không còn xảy ra
những tai nạn đau thương, gây mất mát, tổn thất lớn cho toàn xã hội.
5. Giải pháp

5.1. Chính phủ và nhà nước

Khi được hỏi về cách xử lý những người vi phạm giao thông để giúp cải thiện tình
hình giao thông trên câu hỏi khảo sát nhiều lựa chọn, sau khi tổng hợp nhóm em nhận
được kết quả như sau: trên tổng số 78 sinh viên tham gia khảo sát có tới 65 sinh viên
đồng ý với việc áp dụng các hình phạt tài chính nghiêm khắc để cải thiện tình trạng vi
phạm giao thông. Như vậy có thể thấy rằng cần các biện pháp xử lý của chính phủ có
tác động lớn đến hành vi vi phạm giao thông.

Hình 3: Khảo sát các biện pháp xử lý của chính phủ đối với người vi
phạm giao thông

9
Tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Quý I và triển
khai nhiệm vụ trọng tâm Quý II/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang
cũng đã đề nghị, trong quý II năm 2023, các bộ, ngành Trung ương và địa phương
quyết liệt hơn nữa trong việc tổ chức các đợt cao điểm, thanh tra, kiểm tra chuyên đề,
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông; tiếp tục rà soát, xử
lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; tăng cường công tác phối hợp giữa
các cấp, ngành, lực lượng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông... 3
Do đó chính phủ cần tăng cường, đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc kiểm soát lưu thông của các phương tiện giao thông khi lưu thông trên
đường để nhanh chóng xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông, góp phần giảm
thiểu khả năng gây tai nạn giao thông.
Đồng thời nhà nước cùng các bộ, ban, ngành liên quan cần phải nâng cấp hệ
thống cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống để xây dựng một môi trường giao thông an
toàn cho người dân khi tham gia giao thông như: tạo hành lang cho người đi bộ; xây
dựng các hệ thống biển báo nơi nguy hiểm; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường
học, công ty, nơi công cộng đông người qua lại; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa......
Chính phủ nhà nước cần coi trọng việc xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông
trong sạch, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác
phong khi tiếp xúc với nhân dân. Ngoài ra việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện
làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động cũng
rất cần thiết. Có như vậy mới hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông.
Đồng thời chính phủ cần có một số chiến lược phát triển lâu dài nhằm đáp ứng
một nếp sống văn minh, giúp giảm bớt số người vi phạm pháp luật như: quy hoạch đô
thị, khu dân cư, khu nhà chung cư và cho thuê một cách hợp lý phù hợp với nơi làm
việc, nhằm hạn chế tối đa việc đi lại, đan xen của người dân để làm giảm mật độ
người tham gia giao thông. Như vậy số người vi phạm an toàn giao thông sẽ được
giảm đáng kể.
Bên cạnh các biện pháp nhằm thúc đẩy tạo điều kiện cho mọi người thực hiện luật
an toàn giao thông, thì trong một vài trường hợp chính phủ cần có các hình thức xử lý
mạnh bằng việc tăng chế tài xử phạt đối với vi phạm hành chính. Trên thực tế, chế tài
được xem là biện pháp quan trọng để hạn chế hành vi vi phạm nhưng dù mức xử phạt
có được tăng lên bao nhiêu mà người dân không có tính nghiêm túc trong việc chấp
hành luật an toàn giao thông thì biện pháp đó cũng không đạt hiệu quả cao.

3
Quý I năm 2023, xảy ra 2.346 vụ tai nạn giao thông, Tác giả: Bảo Anh,
https://khanhhoa.gov.vn/vi/tin-hoat-dong-trong-tinh-0331/quy-i-nam-2023-xay-ra-2-
346-vu-tai-nan-giao-thong

10
Qua đó có thể thấy dù cơ quan nhà nước có đưa ra các biện pháp nhằm giúp hạn
chế tai nạn giao thông hay các hình thức xử lí cưỡng ép, thì ý thức của mỗi cá nhân
trong xã hội vẫn là yếu tố hàng đầu để quyết định việc vi phạm giao thông đường bộ.
5.2. Xã hội
Theo thống kê Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ở Việt Nam trung bình mỗi
năm cả nước có hơn 1.900 trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông, chiếm 25% tổng số trẻ
em tử vong do các tai nạn thương tích. Tuy trẻ em chỉ chiếm 25,75% trên tổng dân số
Việt Nam nhưng trẻ em là 100% tương lai của đất nước. Chính vì vậy, phòng tránh tai
nạn giao thông cho trẻ em là một vấn đề cần thiết và cấp bách của gia đình, cơ sở giáo
dục và toàn xã hội.
5.2.1. Cơ sở giáo dục
Tai nạn giao thông xảy ra đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh đang là mối lo
chung của toàn xã hội. Trong đó, nhà trường cũng phải có những công tác chủ động
giúp học sinh tăng nhận thức về an toàn giao thông. Hướng học sinh tới việc phát triển
các kỹ năng nhận diện và đối phó một cách an toàn với các tình huống nguy hiểm là
nhiệm vụ đăt ra hàng đầu trong công tác giáo dục trong nhà trường.
Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về an toàn giao thông;
dựng các tiểu phẩm, tình huống để đưa ra những nội dung, biện pháp giáo dục tuyên
truyền về văn hóa tham gia giao thông học đường. Đồng thời tiến hành trao thưởng
cho những tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi.
Bên cạnh công tác tổ chức hội thi trắc nghiệm, công tác giáo dục tuyên truyền
luật “An toàn giao thông”, nhà trường có thể mời các đồng chí Cảnh sát giao thông về
nói chuyện tuyền truyền với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.
Tuyên truyền, rèn luyện nếp sống văn hóa trong giao thông: Khi tham gia giao
thông không được phép uống rượu bia các chất có nồng độ cồn mạnh; không phóng
nhanh vượt ẩu; không vượt đèn giao thông; không điều khiển phương tiện giao thông
không đủ giấy tờ theo quy định; không lấn chiếm hành lang, vỉa hè, lòng đường.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các em học sinh tham gia vào các hoạt động
vận động như đi xe đạp, đi bộ đến trường. Việc tham gia vào những hoạt động này
không chỉ giúp cho các em học sinh rèn luyện sức khỏe mà còn giúp tăng cường ý
thức về giao thông an toàn.
Nhà trường đặc biệt sử dụng có hiệu quả các cổng thông tin như như Facebook,
tiktok, và các website, báo đài để chia sẻ thông tin, cung cấp hoạt động liên quan đến
công tác tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Phản ánh, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.
Thành lập các đội thanh niên xung kích tham gia phân luồng giao thông, tránh tụ tập,
tắc nghẽn đường giao thông.

11
Phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông địa phương tăng cường công tác
kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm đối với học sinh, sinh viên. Đồng thời cảnh sát
giao thông ở địa phương cần thường xuyên thông báo tình hình học sinh vi phạm về
an toàn giao thông đến cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở trường học.
Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên tái phạm nhiều lần do
cố ý hoặc do công tác giáo dục và xử lý của nhà trường chưa đủ nghiêm khắc. Vì vậy
để hạn chế các hành vi vi phạm an toàn giao thông của các em thì cần áp dụng các
biện pháp xử lý nghiêm đối với tất cả các đối tượng khi vi phạm:
- Sở GD&ĐT trong cả nước cần ban hành quy định xử lý kỷ luật học sinh vi
phạm về an toàn giao thông một cách đồng bộ.
- Trường hợp có quá nhiều học sinh vi phạm an toàn giao thông nghiêm
trọng, sở GD&ĐT sẽ không công nhận danh hiệu thi đua tập thể của nhà
trường.
- Nhà trường cần phổ biến các quy định của bộ GD&ĐT về an toàn giao
thông cho tất cả cán bộ, giáo viên chứ không chỉ học sinh, sinh viên để
nâng cao ý thức chấp hành đúng an toàn giao thông của mỗi cá nhân từ đó
làm tấm gương để học sinh, sinh viên noi theo.
Và nếu mỗi cá nhân trong trường học có thể chấp hành nghiêm túc các quy định
của pháp luật về an toàn giao thông; các bậc cha mẹ đều đồng thuận khi được nhà
trường xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm, cũng như các công tác tuyền
truyền giáo dục của ngành GD&ĐT được tổ chức một cách có hiệu quả thì gần như
chắc chắn các hành vi vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên sẽ được
hạn chế, góp phần cùng với xã hội kéo giảm được tai nạn giao thông.4 5
5.2.2 Cá nhân và hộ gia đình
Ngày nay, chúng ta không khó để bắt gặp nhiều học sinh trung học sơ sở, trung
học phổ thông điều khiển xe gắn máy, xe điện chạy với tốc độ cao, dàn hàng hai, ba,
vượt đèn đỏ, qua đường không xi - nhan báo hiệu… Đáng nói hơn là một bộ phận các
em đang trong độ tuổi trưởng thành thích thể hiện bản thân với bạn bè và người xung

4
Làm thế nào để hạn chế học sinh vi phạm luật Giao thông? Tác giả : Trần
Vũ(Tây Ninh), https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/lam-the-nao-de-han-
che-hoc-sinh-vi-pham-luat-giao-thong-20160313102820035.htm

5
Em đã và sẽ làm gì để góp phần nâng cao ý thức văn hóa giao thông của các

bạn học sinh ở trường em, Tác giả : Cao Thị Thanh Thảo,
https://luatduonggia.vn/em-da-va-se-lam-gi-de-gop-phan-nang-cao-y-thuc-van-hoa-
giao-thong-cua-cac-ban-hoc-sinh-o-truong-em/

12
quanh bằng cách: phóng nhanh, đua xe, bốc đầu, nẹt pô… Có thể thấy nguyên nhân
chính là do ý thức về an toàn giao thông của trẻ nhỏ chưa cao.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, cần tìm hiểu rõ về giải pháp hiệu quả cho gia
đình có thể thực hiện, nhóm em đã thực hiện khảo sát “trong việc xây dựng và trang bị
kiến thức cũng như ý thức tham gia giao thông cho trẻ em hiện nay thì nên làm gì”.
Và tụi em đã thu được kết quả như sau: trên tổng số 78 sinh viên tham gia làm khảo
sát thì có 91% chọn “gia đình và Nhà trường cần chung tay giáo dục kỹ lưỡng thông
qua sách vở, thước phim minh họa, những lớp học ứng dụng xử lí tình huống thực tế
khi tham gia giao thông”.

Hình 4 : Khảo sát về cách thức giáo dục an toàn giao thông đối với trẻ em
Qua đó có thể thấy để ngăn ngừa tai nạn giao thông đối với trẻ em, ngoài nhà
trường, các cơ quan chức năng, thì gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy,
cha mẹ, người thân trong gia đình thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn các quy định
của pháp luật an toàn giao thông cho trẻ. Điều này hết sức quan trọng để các em nâng
cao ý thức khi tham gia giao thông nhằm tránh rủi ro tai nạn giao thông. Các biện
pháp có thể kể đến như:
- Trang bị kiến thức cơ bản về an toàn giao thông cho trẻ nhỏ như đội mũ bảo
hiểm, dừng xe khi đèn đỏ, đi qua đường đúng vạch,...
- Chuẩn bị cho con trẻ mũ bảo hiểm an toàn, chất lượng, và kiểm tra xe của con
thường xuyên xem có bị hư hỏng gì không, phòng ngừa trường hợp bị hư
phanh, hư lốp,... có thể dẫn đến tai nạn giao thông ngoài ý muốn
- Nghiêm khắc dạy dỗ con khi con vi phạm giao thông, không được quá bảo bọc
chiều hư con trẻ, để con không tái phạm.
- Cho trẻ con thấy được hậu quả nghiệm trọng của việc vi phạm giao thông
đường bộ để trẻ con thực sự ý thức được tầm quan trọng luật an toàn giao
thông.
- Ngoài ra cha mẹ cũng cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương
cho con. Cần quản lý con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học,
các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe
thì không được cho lái xe gắn máy.

13
“An toàn giao thông – Trách nhiệm không chỉ của riêng ai”, tai nạn giao thông
là một vấn đề rất nóng trong xã hội hiện nay. Hậu quả mà xã hội phải gánh chịu do tai
nạn giao thông rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội để giảm thiểu vấn nạn này.
Vì vậy, hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không chỉ
riêng ai. Mỗi người trong chúng ta cần phải có ý thức trách nhiệm với an toàn giao
thông góp phần xây dựng một xã hội không có vi phạm giao thông. Nhằm góp phần
nâng cao ý thức văn hóa giao thông của cộng đồng, chúng ta cần phải:
- Nâng cao hiểu biết của mình về Luật Giao thông đường bộ bằng nhiều cách
khác nhau. Đồng thời, ta cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những
quy định mới về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật
khi tham gia giao thông và có thái độ ứng xử có văn hoá. Thực tế đã có biết bao
người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hoá như gây gổ, đánh nhau mà làm
cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ tai nạn giao thông.
- Đăng bài viết, poster hoặc những nội dung truyền thông khác để tăng cường ý
thức về văn hóa giao thông. Các bài viết, poster này có thể được treo lên tường
lớp, trang trí trong các khu vực công cộng trong trường học hoặc được chia sẻ
trên các mạng xã hội để lan truyền rộng rãi hơn.
- Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây
là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất. Vì vậy mỗi một học
sinh chúng ta hãy luôn chung tay góp sức vào việc tuyên truyền an toàn giao
thông và bảo vệ công trình giao thông hiện nay.
- Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ
như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, nạn “đinh
tặc”….6
5.3. Tổng kết

Có thể nói, tính đến thời điểm hiện nay nhờ sự phối hợp và chung tay từ cấp
Chính phủ nhà nước cùng các bộ, ban, ngành liên quan nói chung, cũng như việc đưa
ra các giải pháp của các cơ sở giáo dục và hộ gia đình, cá nhân nói riêng. Việt Nam
đang làm rất tốt công tác cải thiện tình trạng tai nạn giao thông và đạt được những kết
quả tích cực. Những đề xuất mang tính khả thi, có thể áp dụng thực tiễn, mang lại hiệu
quả cao cho công tác cải thiện tình trạng tai nạn giao thông áp dụng trên toàn quốc.

6
Em đã và sẽ làm gì để góp phần nâng cao ý thức văn hóa giao thông của các
bạn học sinh ở trường em, Tác giả : Cao Thị Thanh Thảo, https://luatduonggia.vn/em-
da-va-se-lam-gi-de-gop-phan-nang-cao-y-thuc-van-hoa-giao-thong-cua-cac-ban-hoc-
sinh-o-truong-em/

14
6. KẾT LUẬN
An toàn giao thông đường bộ là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều tại
Việt Nam. Mỗi năm, hàng ngàn người chết và bị thương trong các vụ tai nạn giao
thông. Vấn đề này đòi hỏi sự chú ý và hành động từ các cơ quan chức năng, chính
phủ, người dân và các tổ chức xã hội để giảm thiểu số lượng tai nạn và đảm bảo an
toàn cho tất cả người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, tình trạng tai nạn giao thông đường bộ vẫn còn diễn ra tại Việt
Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm luật giao thông, hành vi lái xe bất cẩn,
không chấp hành quy định giao thông và sự thiếu kiểm soát của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người
tham gia giao thông, gây ra sự cố giao thông và nguy hiểm cho người tham gia.
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức
năng, chính phủ, người dân và các tổ chức xã hội. Các biện pháp cần được đưa ra
nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, tăng cường giáo dục về an toàn
giao thông, kiểm soát tốt hơn việc cấp giấy phép lái xe, cải thiện hạ tầng giao thông và
kiểm soát nghiêm các hành vi vi phạm giao thông.
Việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là một nhiệm vụ cần thiết và khẩn
trương tại Việt Nam. Nếu chúng ta không chấp nhận và hành động để giải quyết vấn
đề này, tình trạng tai nạn giao thông sẽ tiếp tục diễn ra và ảnh hưởng đến sự phát triển
của đất nước.An toàn giao thông đường bộ không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà
còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức trong xã hội. Chỉ khi mỗi người có ý
thức và hành động tích cực, mới có thể giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ tính
mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng, góp phần vào sự phát triển bền vững của
đất nước.

15
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo

Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, https://hoatieu.vn/tai-lieu/giai-phap-


giam-thieu-tai-nan-giao-thong-193480
Các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông hiệu quả nhất hiện nay của Bùi
Tuấn An, tham vấn bởi Luật sư Lê Minh Trường, https://luatminhkhue.vn/cac-giai-
phap-giam-thieu-tai-nan-giao-thong.aspx
Tiểu luận vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt
Nam hiện nay nguyên nhân và giải pháp, https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/tieu-
luan-vi-pham-phap-luat-trong-linh-vuc-giao-thong-duong-bo-o-viet-nam-hien-nay-
nguyen-nhan-va-giai-phap-1395916.html
Xử phạt vi phạm giao thông: Tăng tiền phạt là cần thiết nhưng chưa đủ tác giả
Quý Nguyễn, https://kinhtedothi.vn/xu-phat-vi-pham-giao-thong-tang-tien-phat-la-
can-thiet-nhung-chua-du.html?fbclid=IwAR28gSXPk63r8Yn0QpjAgh3iALnbe-
MVsyx7--zCidE874ZGRyFYcrrCEVQ
Tai nạn giao thông ở trẻ em - vấn đề nghiêm trọng cần phòng tránh nguồn
Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, https://moh.gov.vn/web/phong-chong-tai-nan-
thuong-tich/tin-noi-bat/-/asset_publisher/iinMRn208ZoI/content/tai-nan-giao-thong-o-
tre-em-van-e-nghiem-trong-can-phong-tranh?
inheritRedirect=false&fbclid=IwAR0NzYJpniYCkemcD7Jvae7KDcHSrkcvVeCxlAz
9039jn3J2LA2tO6DYfLA
Các giải pháp đồng bộ giảm thiểu tai nạn giao thông là những gì? Tác giả
Trang Hà, https://luatsux.vn/cac-giai-phap-dong-bo-giam-thieu-tai-nan-giao-thong/

16

You might also like