You are on page 1of 6

2.2.

2 Van cầu:

Van cầu còn được gọi là van chữ ngã hoặc van yên ngựa, có tên tiếng anh là Globe
Valve, cũng được sử dụng với mục đích đóng/mở hoặc điều tiết dòng chảy của lưu
chất.

Van hoạt động với phần đĩa van hình yên ngựa (hoặc hình chữ ngã) di chuyển lên
xuống thông qua kết nối với tay điều khiển giúp dòng chảy môi chất lưu thông theo
hình chữ “Z” và chỉ lưu thông theo một chiều nhất định.

 Cấu tạo

1. Trục van (Stem): Trục van là bộ phận truyền động, truyền momen xoắn từ
tay điều khiển (đối với van điều khiển cơ bằng tay quay, tay vặn). Một đầu
trục van được liên kết với tay van, đầu còn cái liên kết cơ khí với phần đĩa
van. Để đóng/mở van, người dùng truyền lực xoắn vặn tay, thông qua trục
van để điều khiển đĩa van lên/xuống. Tùy vào điều kiện hoạt động, mà nhà
sản xuất hoặc người dùng lựa chọn vật liệu của trục van cho phù hợp.
2. Gioăng làm kín (Seal): Được thiết kế với mục đích làm kín thân với trục
van. Seal đảm bảo độ kín giữa thân van & trục van, giúp môi chất không bị
rò rỉ ra ngoài.
3. Nắp van (Bonnet): Là bộ phận nằm ở giữa tay điều khiển và thân van, bên
ngoài của trục van, có tác dụng bảo vệ trục van và làm kín.
4. Thân van (body): Thân van thường làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau
như đồng, gang, thép, thép không gỉ,… có chức năng chứa & liên kết các bộ
phận khác của van, tạo thành một khối thống nhất, chịu tác động bên ngoài
của môi trường, va đập và bảo vệ các bộ phận bên trong và cho phép môi
chất di chuyển bên trong, mà không rò rỉ ra bên ngoài.
5. Bộ phận truyền động (Operating): Tùy vào thiết kế của van, có hai loại
truyền động chính:
 Điều khiển thủ công: Được sử dụng nhiều đối với các dòng van nhỏ,
hoặc vận hành thủ công thông qua dạng tay xoay (Handwheel
Operating).
 Điều khiển thông qua thiết bị truyền động (actuator): Có hai loại chính
là thiết bị truyền động điện (electric actuator) và thiết bị truyền động
khí nén (pneumatic actuator). Các thiết bị truyền động này cho phép
chúng ta điều khiển để tạo ra góc quay mong muốn nằm trong thân
van, qua đó đóng/mở hoặc điều tiết dòng chảy.
 Nguyên lý hoạt động (Có trong video)

Van cầu hoạt động theo cơ chế: Khi ta điều khiển – quay tay vặn hoặc sử dụng bộ
phận truyền động (đối với van điều khiển ), trục van sẽ chuyển động xoay, từ đó
hình thành chuyển động tịnh tiến theo phương thẳng đứng, làm đĩa van chuyển
động xuống dưới theo phương thẳng vuông góc với vòng đệm.

Van được đóng hoàn toàn khi bề mặt đĩa van và bề mặt vòng đệm được tiếp xúc
nhau, dòng lưu chất được ngăn hoàn toàn khi độ siết đạt đến độ kín khiết.

Van ở trạng thái mở, khi bề mặt đĩa van không tiếp xúc với bề mặt vòng đệm, tốc
độ dòng chảy được điều chỉnh bằng cách tăng giảm khoảng cách của 2 bề mặt.

2.2.4 Van bướm

Van bướm có tên tiếng anh là Butterfly Valve, đây là thiết bị được gắn vào hệ
thống đường ống có chức năng sử dụng để điều tiết lưu chất đi qua van. Van bướm
thường có kích thước lớn và dùng cho các đường ống từ 40A – 500A. Đặc biệt
cánh bướm tại cửa van có thể xoay 90 độ đóng/mở hoàn toàn hoặc theo gốc độ
khác nhau.

 Cấu tạo
Thân van (Body): là một vòng kim loại, inox, gang hoặc nhựa được đúc liền để có
các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống.

Đĩa van (Disk): hay được gọi cánh bướm. Cánh bướm thường được làm bằng
gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa, đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau
điều này giúp van bướm có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống.

Bộ phân làm kín (Seat): Là vòng làm kín giữa thân van và đĩa van khi van thực
hiện quá trình đóng van hoàn toàn.

Ngoài ra, còn có bộ phận: trục van, tay quay, tay gạt,…

 Nguyên lý hoạt động (Có trong video)

Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình
mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ là hiện quá
trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng
ở mọi góc độ.

 Ứng dụng

Van này có ưu điểm là đóng mở rất nhanh ( Vì chỉ cần xoay đĩa van đi ¾ vòng) và
cho phép công chất chảy tràn qua toàn bộ tiết diện cửa van. Do kết cấu đơn giản và
có thể đóng mở từ xa nên kiểu van này được sử dụng rất nhiều trong hệ thống nước
làm mát, hệ thống ballast,…

2.2.6 Van giảm áp

Van giảm áp hay còn gọi là van ổn áp, van điều áp. Loại van này có chức năng và
nhiệm vụ chính đó là làm cho áp suất đầu ra thấp hơn áp suất tại đầu vào trên một
hệ thống.

 Cấu tạo
 Nguyên lý hoạt động (Có trong video)

Tại vị trí ban đầu, van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa ra thiết lập bởi vít điều
chỉnh. Tác dụng của van hầu như giữ giá trị áp suất đầu ra không đổi. Trong
trường hợp giá trị áp suất đầu ra tăng lên trong hệ thủy lực, áp suất khoang
trống nối với cửa ra của van bằng rãnh nối cũng tăng, đẩy pittong điều khiển đi
lên làm giảm tiết diện của của ra, dẫn tới làm giảm áp suất đầu ra. Khi áp suất
đầu ra giảm thì pittong điều khiển đi xuống làm tăng tiết diện cửa thoát, kéo
theo làm tăng áp suất đầu ra. Như vậy quá trình này làm cho áp suất đầu ra gần
như không thay đổi. Khi lò xo phụ thiết lập một áp suất đầu vào của van, ống
trượt ở vị trí ban đầu, áp suất trong các khoang chứa như nhau, lưu chất qua van
một cách tự do. khi thiết lập lò xo phụ một giá trị áp suất đầu ra lớn hơn áp suất
đầu vào, van phụ sẽ mở, lưu chất trong khoang gần van phụ sẽ thoát ra một
lượng nhỏ. Nhờ đó dòng chảy qua rãnh trên ống trượt được hình thành. Khi đó,
áp suất tại khoang đó sẽ giảm xuống và ống trượt chính bị nâng lên, giảm tiết
diện thông nhau giữa khoang phía dưới. Quá trình đó lặp đi lặp lại, làm cho ống
trượt thực hiện dao động quanh vị trí thiết lập. Mọi sự thay đổi áp suất đầu vào
và áp suất đầu ra đều kéo theo sự dịch chuyển của ống trượt. Áp suất đầu ra
luôn được giữ cố định.

You might also like