You are on page 1of 4

BÙI GIA BẢO 19211OT1928

HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN

1.Cấu tạo hệ thống phanh khí nén

Máy nén khí (air compressor): nén và bơm khí tới các bình chứa để sẵn sàng sử dụng.

Van điều áp của máy nén khí (air compressor governor): điều khiển thời điểm bơm khí của máy
nén vào các bình chứa để đảm bảo thể tích khí đủ tiêu chuẩn.

Các bình chứa (air reservoir tanks): chứa khí nén cho toàn hệ thống.

Các van xả hơi nước (drain valves): nằm phía dưới thân các bình chứa, dùng để xả hơi nước lẫn
trong khí nén.

Tổng van phanh (foot valve): khi nhận tác động từ chân phanh sẽ điều khiển nhả khí nén từ các
bình chứa.

Bầu phanh (brake chambers): thường là một bình hình trụ có nhiệm vụ tạo lực đẩy lên đòn điều
chỉnh khe hở má phanh thông qua một cần đẩy để quay cơ cấu cam phanh xe.

Cần đẩy (push rod): một thanh nối bằng thép hoạt động tương tự như một pit-tông nối giữa
bầu phanh với đòn điều chỉnh khe hở má phanh.

Đòn điều chỉnh khe hở má phanh (slack adjusters): một tay đòn nối cần đẩy với cơ cấu cam kiểu
chữ S để điều chỉnh khe hở giữa guốc phanh và tang phanh.

Cam kiểu chữ S (brake s-cam): cơ cấu cam kiểu chữ S ép các guốc phanh vào sát tang phanh để
phanh xe.

Guốc phanh (brake shoes): các kim loại được phủ một lớp vỏ đặc biệt nhằm tạo ra ma sát với
tang phanh.

Lò xo hồi vị (return spring): một lò xo cứng được nối với các guốc phanh ở mõi bánh xe nhằm
giữ các guốc ở vị trí không phanh khi không bị ép bởi cơ cấu cam.

2. Chức năng các valve hệ thống phanh khí nén


Van bảo vệ 4 mạch

Nhiệm vụ

Phân phối khí nén cho 4 mạch phanh

Đảm bảo áp suất trong các mạch còn hoạt động khi áp suất giảm một hay nhiều mạch phanh.

Có thể ưu tiên nạp khí cho các mạch phanh chính

Van phanh chính với van điều chỉnh tỷ lệ áp suất

Nhiệm vụ

Nạp và xả khí nén với định lượng nhỏ trong hệ thống phanh chính 2 mạch ở ô tô tải kéo

Điều khiển van điều khiển rơ móoc.

Có thể cùng với van điều chỉnh tỷ lệ áp suất điều khiển áp suất phanh ở cầu trước tùy theo tải.

Van phanh tay và van phanh phụ


Nhiêm vụ

Tác động có định lượng lên phanh tay và phanh phụ với các xi lanh trữ lực lò xo.

Vị trí kiểm tra để kiểm soát tác động của phanh tay trong ô tô tải kéo.

Bộ điều chỉnh lực phanh tự động tùy theo tải với van rơle

Nhiệm vụ

Điều chỉnh tự động lực phanh phụ thuộc vào trọng tải

Điều khiển bằng áp suất trong ống khí lò xo ở ô tô có hệ thống đàn hồi bằng không khí hay bằng
khoảng hành trình lò xo ở ô tô có hệ thống đàn hồi cơ học

Van rơle để nạp và xả khí phanh

3.Bầu phanh 2 tầng, hoạt động bầu phanh 2 tầng trong các trường hợp: Đỗ xe, mất áp suất
mạch sơ cấp , mất áp suất hoàn toàn.

Cấu tạo: Phanh hơi lốc kê bao gồm 2 buồng chính 1 buồng áp xuất thấp, một buồng áp xuất cao

Đỗ xe: Bình thường lò xo trên bầu phía ngoài hay gọi là phần chính của hệ thống phanh tay lốc
kê tích trữ năng lượng phanh bằng cách nén lò xo lớn lại bằng đường hơi cấp vào, lúc xe đang
chạy trên đường là lúc xe đủ hơi, lúc này lò xo trong cơ cấu phanh lốc kê đang bị nén lại, lúc xe
dừng, kéo lốc kê là lúc lò xo giãn ra hết cỡ, ép chặt cơ cấu cam phanh phanh giữ xe đứng im.

Mất áp suất mạch sơ cấp:


Khi áp suất mạch sơ cấp bị mất thì mạch thứ cấp sẽ cung cấp 1 lượng khi nén nhỏ để không làm
cho lò xo giãn ra gây bó phanh ..thì lúc này xe vẫn có thể chạy bình thường.

Mất áp suất hoàn toàn:

Khi xe bị mất áp suất hoàn toàng thì lúc này trong bầu phanh không còn khí nén ép lò xo tích
năng lại thì lò xe sẽ bị giãn ra hết cỡ đồng nghĩa với việc bó phanh thì xe sẽ dừng lại không di
chuyển được.

You might also like