You are on page 1of 7

Bùi Gia Bảo 19211OT1928

Hệ thống phanh dẫn động thủy lực

1.Ưu nhược điểm của phanh đĩa


Ưu điểm

 Hiệu quả phanh cao, áp suất trên bề mặt ma sát của má phanh phân bố đồng đều,
lực phanh 2 bên đều nhau nên ít bị hiện tượng lệch tâm hay trượt bánh khi phanh
gấp
 Tản nhiệt nhanh
 Khả năng thoát nước tốt
 Má phanh bị mòn sẽ tự điều chỉnh được kích thước khe hở giữa má phanh và đĩa
phanh
 Dễ dàng kết hợp với các công nghệ phanh như: hệ thống chống bó cứng phanh ABS,
hệ thống phân bố lực phanh điện tử EBD, hệ thống phanh hỗ trợ lực phanh khẩn cấp
BA…
 Trọng lượng nhẹ

Nhược điểm

 Chi phí sản xuất cao, chi phí sửa chữa cao
 Thiết kế hở nên dễ bị bám bụi bẩn, nếu không được vệ sinh thường xuyên thì bụi bẩn
có thể ảnh hưởng đến hiệu suất phanh và tuổi thọ phanh

2. Quy trình thay dầu phanh


 Bước 1: Nới lỏng các bu-lông bảo vệ các van xả. Sau nhiều tháng sử dụng xe,
các bulong này rất hay bị kẹt và bẩn. Vì vậy, chúng cần được thao tác nhẹ
nhàng với sự trợ giúp của một chai bôi trơn bulong, ốc để làm lỏng chúng nếu
cần thiết. .
 Bước 2: Hút dầu trong ống phanh bằng cách lấy một đoạn ống nhựa trong suốt
đẩy một đầu của ống qua bu-lông xả phanh ở phía sau bên phải của xe. Đặt đầu
kia của ống vào một chai nhỏ, trong suốt có có chứa dầu phanh sạch trong đó.
Điều này sẽ ngăn không cho không khí bị hút ngược vào xi lanh phanh hoặc
caliper.
 Bước 3 (có thể làm hoặc không): Đặt một miếng gỗ nhỏ (khoảng 10cm x 2,5cm
nên làm) hoặc vật liệu tương tự dưới bàn đạp phanh để ngăn bàn đạp bật quá
xa khi áp suất được giải phóng.
 Bước 4: Mở nắp, đổ đầy bình chứa xy lanh chính bằng dầu phanh mới, đến
vạch được đánh dấu ở bên ngoài đường ống (gần tới vạch Full). Đậy nắp trở lại
bình chứa ngay lập tức để ngăn chất lỏng chảy ra và ngăn hơi ẩm không khí vào
khi bạn nhấp bàn đạp phanh lần kế. Dầu sẽ đi ra mỗi khi đạp bàn đạp phanh.
 Bước 5: Tranh thủ gọi một người trợ giúp để vào trong xe và nhấn bàn đạp
phanh. Tiếp theo, người trợ giúp giữ chân họ trên bàn đạp phanh với cùng một
lực ổn định. Khi đó, bạn siết rồi nới bu-lông xả một phần tư vòng. Điều này sẽ
giải phóng một dòng chất lỏng cũ, bị ô nhiễm còn sót lại. Mở chốt dầu rồi đạp
bàn đạp phanh sau đó lại siết rồi nới. Quá trình này được lặp lại đến khi có dòng
dầu mới trào ra thì dừng lại.
 Bước 6: Lặp lại cho mỗi ba bánh xe còn lại. Thêm dầu mới vào cho đến khi có
dầu phanh sạch chảy ra.
 Bước 7: Kiểm tra dầu sạch đã vào đủ chưa và có hoạt động tốt không. Bằng
cách cho xe di chuyển chậm trên đường vắng, nhấp nhả bàn đạp phanh cẩn
thận. Quan sát xem có rò rỉ dầu hay có ăn phanh khi đạp nhồi phanh hay không.

3.Các hư hỏng hệ thông phanh


Các hư hỏng của hệ thống phanh dầu dung cơ cấu phanh tang trống.
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

Cần đẩy piston xilanh chính bị cong. Thay cần đẩy mới

Điều chỉnh sai các thanh nối hoặc khe Kiểm tra, điều chỉnh
hở má phanh lại

Bàn đạp phanh


chạm sàn xe khi
1 Thiếu dầu hoặc lọt khí và hệ thống Bổ xung dầu và xả
phanh nhưng
phanh khí hệ thống
không hiệu quả

Xilanh chính hỏng Thay mới

Má phanh mòn quá giới hạn Thay mới

2 Má phanh ở một Điều chỉnh sai má phanh Điểu chỉnh lại


bánh xe bị kẹt với
tang trống sau khi
nhả phanh Đường dầu phanh bị tắc, dầu không Thông lại hoặc thay
hồi về được sau khi phanh mới

Xilanh con ở cơ cấu phanh bánh xe đó Sửa chữa hoặc thay


bị hỏng, piston kẹt mới

Điều chỉnh các cần dẫn động sai, hành


Điều chỉnh lại
trình tự do bàn đanh phanh không có.

Má phanh ở tất
Xilanh dầu chính bị hỏng, piston kẹt,
cả các bánh xe bị Sửa chữa hoặc thay
cupen cao su nở làm dầu không hồi về
3 kẹt với tang trống mới
được
sau khi nhả
phanh

Thay chi tiết hỏng,


Dầu phanh có tạp chất khoáng, bẩn
tẩy rửa, nạp dầu
làm cupen xilanh chỉnh hỏng
mới, xả khí

Làm sạch má
Má phanh bánh xe một bên bị dính phanh, thay piston
dầu xilanh bánh xe nếu
chảy dầu

Khe hở má phanh – tang trống của


Điều chỉnh lại
các bánh xe chỉnh không đều.

Xe bị lệch sang
Kiểm tra, thông
4 một bên khi
Đường dầu tới một bánh xe bị tắc hoặc thay đường
phanh
dầu mới

Xilanh bánh xe của một bánh xe bị Sửa chữa hoặc thay


hỏng mới

Rà lại má phanh,
Sự tiếp xúc không tốt giữa má phanh
thay má phanh mới
và tang trống ở một số bánh xe
cho khít

5 Bàn đạp phanh Thiếu dầu, có khí trong hệ thống dầu Bổ xung dầu và xả
khí

Điều chỉnh má phanh không đúng, khe


nhẹ Điều chỉnh lại
hở quá lớn

Xilanh chính bị hỏng Sửa hoặct thay mới

Rà lại hoặc thay má


Má phanh và tang trống bị cháy, trơ, phanh và tiện láng
chai cứng lại bề mặt, thay tang
trống mới

Phanh ăn kém, Chỉnh má phanh không đúng, độ tiếp Kiểm tra, điều chỉnh
6 phải đạp mạnh xúc không tốt lại
bàn đạp phanh

Hệ thống trợ lực không hoạt động Kiểm tra, sửa chữa

Sửa chữa hoặc thay


Các xilanh bánh xe bị kẹt
mới

Má phanh mòn trơ đinh tán Thay má phanh mới

Có tiếng kêu khi Đinh tán má phanh lỏng Thay má phanh mới
7
phanh

Kiểm tra, xiết chặt


Mâm phanh hỏng
lại

Kiểm tra, thay chi


Tiêu hao dầu Rò rỉ dầu ở xilanh chính, xilanh công tiết hỏng, xiết chặt
8
nhiều tác hoặc ở các đầu nối ống các đầu nối, bổ
sung dầu, xả khí
Đèn báo mất áp Một trong hai mạch dầu trước và sau
9 Kiểm tra, sửa chữa
suất dầu sang bị vỡ làm tụt áp suất.

Các hư hỏng của cơ cấu phanh đĩa, nguyên nhân và cách khắc phục.
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

Bàn đạp phanh rung Đĩa phanh bị vênh, bề dày đĩa


1 Thay đĩa phanh mới
khi phanh phanh không đều

Má phanh mòn quá mức làm


Thay má phanh mới
piston dịch chuyển quá xa

Má phanh lỏng trên giá lắp xilanh Sửa hoặc thay má


2 Phanh kêu khi phanh công tác phanh mới

Kiểm tra, xiết chặt


Đĩa phanh chạm vào giá đỡ xilanh
lại bulông lắp giá
công tác
xilanh công tác

Phanh không nhả Bộ trợ lực hỏng, bàn đạp cong,


Kiểm tra, sửa chữa
3 sau khi nhả bàn đạp cần đẩy bơm chính điều chỉnh
và điều chỉnh lại
phanh không đúng

4.Cách xử lý khi mất phanh


Cách 1: Cách phanh bằng động cơ (về số thấp)

Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến nhất để dừng xe khi mất phanh, bằng cách ghì
số qua đó làm giảm vận tốc của xe. Gọi một cách đơn giản là phương pháp phanh
động cơ, phương pháp này hoạt động bằng cách chuyển xe về số thấp (D1, D2, D3, L),
lúc này xe sẽ đi chậm lại. 

Bước 1: Bật đèn cảnh báo nguy hiểm để cảnh báo cho các phương tiện khác biết

Mặc dù ngay lúc này các phương tiện khác không biết chuyện gì đang xảy ra với xe
của bạn. Tuy nhiên, đèn cảnh báo nguy hiểm sẽ báo hiệu cho các tài xế khác biết rằng
xe ô tô bạn đang gặp phải vấn đề và nên tránh xa. Đèn cảnh báo nguy hiểm thường là
một nút hình tam giác màu cam trên bảng điều khiển.

Bước 2: Rời chân ra khỏi chân ga và tắt điều khiển hành trình

Khi bỏ chân ra khỏi chân ga, xe sẽ bắt đầu giảm tốc độ, chỉ nhờ ma sát và trọng
lực. Nhưng để an toàn hơn, hãy tắt kiểm soát hành trình bằng tay. 

Bước 3: Chuyển xe về các số thấp


Nếu bạn đang lái một chiếc xe số sàn, giữ chân côn và chuyển xe về các số thấp hơn.
Chiếc xe sẽ bắt đầu chậm lại. Sau đó, tiếp tục chuyển xe xuống số thấp hơn đến khi xe
chậm lại. Nếu bạn đang điều khiển xe số tự động, chuyển xe xuống số L hoặc D1, D2,
D3.

 Lúc này bạn có thể cảm thấy hoảng loạn. Tuy nhiên, không cần phải chuyển xe xuống
số thấp nhất ngay lập tức nếu bạn cảm thấy vẫn điều khiển được xe. 

Bước 4: Lái xe qua một bên đường

Tìm kiếm một địa điểm ở trên đường để có thể đỗ xe an toàn và tránh dừng xe ở giữa
đường hoặc các địa điểm có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện khác. 

Bước 5: Nhấn phanh liên tục

Khi phanh bị hỏng, thường thì chỉ bị hỏng một phần. Nếu bạn nhấn đủ lực, khả năng
cao phanh xe vẫn còn có tác dụng. Nếu nó vẫn còn có tác dụng, bạn ấn phanh liên tục
để giảm tốc độ của xe.

Cách 2: Sử dụng phanh tay (phanh khẩn cấp)

Nếu xe không dừng lại, hãy kéo phanh khẩn cấp lên. Phanh khẩn cấp vẫn có thể hoạt
động ngay cả khi các phanh khác không có tác dụng. Việc sử dụng phanh khẩn cấp sẽ
kém hiệu quả hơn so với cách phanh bằng động cơ. Nó có thể dừng xe an toàn ở tốc
độ thấp. Tuy nhiên ở tốc độ cao, phanh tay cần nhiều thời gian hơn. 

Việc sử dụng phanh tay cũng rất nguy hiểm. Phanh tay thường được sử dụng khi xe
lên dốc. Nếu sử dụng phanh tay không đúng cách có thể làm văng xe sang một bên.

Các biện pháp dừng xe khác

Biện pháp 1: Hạ cửa sổ xuống để tăng sức cản không khí trong xe

Phương pháp này sẽ không làm dừng hẳn xe. Tuy nhiên, nó có thể giúp xe chậm lại
một chút. Thêm vào đó, bạn có thể kêu lên để các tài xế khác biết để tránh đường.

Biện pháp 2: Rẽ vào đường tránh hoặc một ngọn đồi

Nếu có thể, hãy tìm một con đường lên một ngọn đồi hoặc một con đường tránh. Độ
dốc có thể giảm tốc độ đủ để xe dừng lại. 

Biện pháp 3: Xoay chìa khóa sang vị trí tắt

Tắt chìa khóa chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không đem lại hiệu quả. Hãy đợi cho
đến khi xe giảm tốc độ nhất có thể, sau đó chuyển chìa khóa về nút tắt, chú ý chỉ tắt
một nấc. Tuy nhiên, tắt chìa khóa xe đột ngột có thể khiến xe bị quay vòng hoặc mất
kiểm soát. 

Chú ý: Tắt chứ không phải là khóa, nếu khóa thì bạn không thể sử dụng vô-lăng được. 

Biện pháp 4: Kéo xe của bạn dọc theo đường ta-luy

Đây được xem là biện pháp cuối cùng. Lái xe ô tô dọc theo các đường ta-luy hoặc
đường rào chắn. Điều này có thể giúp xe chậm lại nhưng có thể khiến chiếc xe bị xước
và hỏng hóc.

5. Các công nghệ hệ thống phanh


Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

ABS (Anti-Locking Brake System) là hệ thống giúp hỗ trợ chống bó cứng phanh. Hệ
thống phanh ABS sẽ giúp xe hạn chế được tình trạng phanh bó cứng khi phanh gấp
bằng cách sử dụng áp suất dầu để thực hiện thao tác nhấp/nhả phanh liên tục hơn
chục lần trên mỗi giây.

Hệ thống hỗ trợ lực phanh BA

BA (Brake Assist) là hệ thống giúp hỗ trợ lực phanh khẩn cấp. Hệ thống phanh BA sẽ
cung cấp thêm lực phanh trong các trường hợp người lái không tạo đủ lực phanh cần
thiết. Nhờ hệ thống trợ lực phanh BA mà phanh xe hoạt động hiệu quả hơn, quãng
đường phanh được rút ngắn. Hệ thống BA thường sẽ đi kèm với ABS theo nguyên tắc
có BA là cần có ABS. Bởi BA cung cấp trợ lực phanh mạnh dễ dẫn đến hiện tượng bó
phanh do đó cần có ABS để hỗ trợ chống bó cứng phanh.

Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD

EBD (Electronic Brakeforce Distribution) là hệ thống giúp phân phối lực phanh điện tử.
Hệ thống EBD sẽ giúp xe tự động phân phối lực phanh đến bánh trước và bánh sau
theo tỷ lệ phù hợp với từng hoàn cảnh thay vì theo một tỷ lệ cố định như khi không có
EBD. Với sự hỗ trợ này, EBD có thể rút ngắn quãng đường phanh, xử lý nhanh tình
trạng xe thiếu lái và thừa lái, giúp người lái kiểm soát tốc độ xe một cách tốt nhất.

You might also like