You are on page 1of 11

BÀI 1: KIỂM TRA CƠ CẤU PHANH TANG TRỐNG

SAU MỘT THỜI GIAN SỬ DỤNG


A.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học người học có khả năng:
Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, hư hỏng thường gặp, nguyên nhân
và biện pháp khắc phục của phanh tang trống.
Kỹ năng:
- Thực hiện đúng quy trình kiểm phanh tang trống.
Thái độ:
- Thực hành rèn luyện kỹ năng với thái độ tích cực
B. Nội dung bài học:
I. Kiến thức liên quan
1. Cấu tạo phanh tang trống:
- Kết cấu cơ bản của cơ cấu phanh tang trống gồm mâm phanh bắt chặt trên mặt
bích dầm cầu. Các guốc phanh đặt lên vít định vị guốc phanh. Dưới tác dung của lò xo
hồi vị các guốc phanh luôn tỳ lên và ép các piston trong xylanh con sát lại gần nhau.
Xylanh con bặt chặt trên mâm phanh bằng bulong. Trong xylanh con đặt hai bộ piston,
cúp pen, giữa hai bộ này có lò xo nhỏ để ép piston luôn tỳ sát vào guốc phanh.
- Trên bề mặt guốc phanh có gắn má phanh bằng đinh tán hay phương pháp dán.
Để cho các má phanh hao mòn đều hơn, má phanh trước dài hơn má phanh sau.
Hình 1.1: Cấu tạo phanh tang trống

2. Nguyên lý hoạt động


- Khi tác động vào bàn đạp phanh, dầu có áp suất cao truyền đến xylanh bánh xe
tạo ra lực ép trên hai piston và đẩy các guốc phanh áp sát vào tang trống để thực hiện quá
trình phanh. Khi thôi phanh áp suất trên đường ống giảm, lò xo hồi vị kéo guốc phanh
khỏi tang trống, quá tình phanh kết thúc, đồng thời ép hai piston trong xylanh con dịch
chuyển vào trong đẩy dầu về xylanh chính.
- Đạp bàn đạp dầu áp suất cao Xylanh con lực ép lên hai piston Đẩy các guốc phanh
phanh áp sát tang trống

Lò xo hồi vị kéo Xylanh con


- Thôi phanh áp suất dầu giảm guốc phanh khỏi cùng lúc trở lại vị trí
tang trống ban đầu

3. Hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

STT Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

1 Má phanh bị nứt, vỡ. Lực phanh tác dụng Đóng má phanh mới
quá đột ngột

Lò xo kéo má phanh Sử dụng lâu ngày vật Thay mới


2
yếu, gãy liệu bị bền mỏi

3 Tang trống mòn tạo nên Không thay bố khi Thay mới
côn, xước sâu. bố quá mòn
II. Trình tự thực hiện
1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ và trang thiết bị
Tên trang thiết bị dụng
TT Thông số SL ĐVT
cụ, vật tư
1 Bộ phanh tang trống Jac 2.5T 3 Cái
2 Thước kẹp Totol TMT200 3 Cái
3 Phấn Màu sáng 1 Hộp
4 Khăn lau 3 Cái
5 Má phanh mới Jac 2.5T 8x3 Cái
6 Khay đựng 40x60 3x3 Cái

2. Trình tự kiểm tra cơ cấu phanh tang trống


(1) Kiểm tra tổng quát
- Má phanh mòn, dính dầu.
- Tang trống trầy sướt mòn.
- Xylanh con nứt vỡ, rỉ dầu.
- Các cup ben và chụp bụi nhão, chay cứng.
(2) Kiểm tra bề dày má phanh
- Kích thước tiêu chuẩn của má phanh: 4,3mm
- Kích thước giới hạn của má phanh: 1mm
- Kiểm tra má phanh nếu mòn ít, độ thụt sâu của đinh tán còn lớn hơn 1mm, độ
thụt sâu của đinh tán nhỏ hơn 1mm thì phải thay tấm ma sát mới.
- Nếu độ dày của má phanh nhỏ hơn độ dày giới hạn hoặc gần bằng nó, hoặc má
phanh có dấu hiệu mòn không đều thì cần phải thay mới.
*Chú ý:
- Nếu một trong các guốc phanh đã được thay thì nên thay tất cả các guốc phanh
sau giữ cho phanh đồng đều.
Hình 1.2. Kiểm tra má phanh và tang trống
(3) Kiểm tra tang trống:
- Kiểm tra tang trống về sự mòn, sướt, nứt, biến dạng.
- Kích thước tiêu chauarn đường kính trong của tang trống: 220mm
- Kích thước giới hạn của đường kính trong của tang trống: 223mm
- Kiểm tra độ mòn côn và ô van của tang trống phanh bằng thước cặp
- Nếu tang trống bị mòn hoặc sướt gia công lại đến đường kính trong cực đại
- Nếu tang trống bị nứt hoặc biến dạng thì thay tang trống cùng loại, cùng kích
thước
- Kiểm tra khe hở giữa guốc phanh và tang trống bằng thước cặp hoặc dụng cụ
chuyên dung nếu không đạt thì điều chỉnh lại.
(4) Kiểm tra sự tiếp xúc của má phanh và tang trống:
- Kiểm tra sự tiếp xúc của má phanh và tang trống: Bôi phấn dọc theo mặt phanh
của tang trống, lấy tay đưa má phanh và trong tang trống phanh, miết và xoay theo
cung tang trống vài lần rồi lấy ra xem vết tiếp xúc, yêu cầu vết tiếp xúc lớn hơn
75% tổng diện tích má phanh và đều. Nếu nhỏ hơn ta phải cạo và rà lại.

Hình 1.3: Kiểm tra tiếp xúc của guốc phanh và tang trống
3. Lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

STT Lỗi Nguyên nhân Biện pháp phòng tránh


Đánh giá sai mức độ Đọc sai số liệu từ Đọc kĩ số liệu và ghi chép cẩn
1 hao mòn của má phanh thước kẹp thận

Đánh giá sai mức độ Đọc sai số liệu từ Đọc kĩ số liệu và ghi chép cẩn
2
hao mòn của tang trống thước kẹp thận

III. Bài tập


1. Bài tập luyện tập
- Luyện tập kiểm tra phanh tang tang trống ít nhất 2 lần trong buổi học. Mỗi lần
trong 10 phút. Thực hiện theo trình tự phiếu hướng dẫn thực hiện.

2. Bài tập tự rèn luyện


- Tham gia vào các garage để luyện tập rèn luyện tay nghề trong thời gian rãnh.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1: Chi tiết trên có tên gọi là gì?

A. Trống phanh
B. Guốc phanh
C. Má phanh
D. Miếng ốp sau

Câu 2: Chi tiết trên có tên gọi là gì?

A. Má phanh
B. Trống phanh
C. Miếng ống sau
D. Lò xo hồi vị
Câu 3: Chi tiết trên có tên gọi là gì

A. Guốc phanh
B. Má phanh
C. Tang trống
D. Miếng ốp sau

Câu 4: Khi tác động vào bàn đạp phanh thì:


A. Dầu có áp suất cao truyền đến xylanh bánh xe tạo ra lực ép trên hai piston và đẩy các
guốc phanh áp sát vào tang trống để thực hiện quá trình phanh.
B. Dầu có áp suất thấp truyền đến xylanh bánh xe tạo ra lực ép trên hai piston và đẩy các
guốc phanh áp sát vào tang trống để thực hiện quá trình phanh.
C. Dầu có áp suất cao truyền đến xylanh bánh xe tạo ra lực ép trên hai piston và nhả các
guốc phanh áp sát vào tang trống để thực hiện quá trình phanh.
D. Dầu có áp suất thấp truyền đến xylanh bánh xe tạo ra lực ép trên hai piston và nhả các
guốc phanh áp sát vào tang trống để thực hiện quá trình phanh.
Câu 5: Đối với phanh tang trống khi thôi phanh thì:
A. Áp suất trên đường ống giảm, lò xo hồi vị kéo guốc phanh khỏi tang trống, quá trình
phanh kết thúc, đồng thời ép hai piston trong xylanh con dịch chuyển vào trong đẩy dầu
về xylanh chính.
B. Áp suất trên đường ống tăng, lò xo hồi vị kéo guốc phanh khỏi tang trống, quá trình
phanh kết thúc, đồng thời ép hai piston trong xylanh con dịch chuyển vào trong đẩy dầu
về xylanh chính.
C. Áp suất trên đường ống giảm, lò xo hồi vị kéo guốc phanh khỏi tang trống, quá trình
phanh kết thúc, đồng thời ép hai piston trong xylanh con dịch chuyển vào trong đẩy dầu
về xylanh con.
D. Áp suất trên đường ống tăng, lò xo hồi vị kéo guốc phanh khỏi tang trống, quá trình
phanh kết thúc, đồng thời ép hai piston trong xylanh con dịch chuyển vào trong đẩy dầu
về xylanh con.
Câu 6: Nguyên nhân má phanh bị nứt vỡ:
A. Lực phanh tác dụng quá đột ngột
B. Sử dụng lâu ngày vật liệu bị bền mỏi
C. Không thay bố khi bố quá mòn
D. Má phanh bị dính dầu nhớt
Câu 7: Lò xo kéo má phanh yếu, gãy là do:
A. Sử dụng lâu ngày vật liệu bị bền mỏi
B. Lực phanh tác dụng quá đột ngột
C. Không thay bố khi bố quá mòn
D. Má phanh bị dính dầu nhớt
Câu 8: Tang trống mòn tạo nên côn, xước sâu là do:
A. Không thay bố khi bố quá mòn
B. Lực phanh tác dụng quá đột ngột
C. Sử dụng lâu ngày vật liệu bị bền mỏi
D. Má phanh bị dính dầu nhớt

PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN



SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG CƠ CẤU PHANH
đun
Kỹ KIỂM TRA PHANH TANG TRỐNG
năn
g
Tiêu Phương Phương Lưu ý/An
TT Bước Thao tác
chuẩn pháp tiện toàn
Kiểm Đánh giá tình - Thực - Dùng mắt Mắt và
tra tổng trạng má hiện đánh kiểm tra đánh kiến thức
quá phanh, tang giá đầy giá tổng quá
trống đủ
1
,xylanh con,
cup ben và
chụp bụi

Kiểm Đo bề dày má Đánh giá Dùng thước Thước kẹp Đọc cẩn
tra bề phanh theo tiêu kẹp đo bề dày thận kết
2
dày má chuẩn má phanh quả từ
phanh thước kẹp
Kiểm Kiểm tra độ Đánh giá Dùng thước Thước kẹp Đọc cẩn
tra tang mòn theo tiêu kẹp kiểm tra thận kết
3
trống chuẩn độ mòn quả từ
thước kẹp
Kiểm Bôi phấn lên Kiểm tra Dùng phấn Phấn Phấn màu
tra sự mặt phanh tang tỉ lệ tiếp kiểm tra sự sáng (ưu
tiếp xúc trống dung tay xúc tiếp xúc tiên trắng)
4 của má ma sát má
phanh phanh lên tang
và tang trống
trống
PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH

Khóa học

Kỹ năng Kiểm tra phanh tang trống

Học viên: Ngày…….tháng..... năm….

Hướng dẫn: Đánh dấu  vào những bước mà học viên đó thực hiện VÀ đảm bảo tiêu
chuẩn

TT Bước Tiêu chuẩn Lưu ý an toàn lao động 

Kiểm tra tổng quá - Thực hiện đánh giá


1
đầy đủ
Kiểm tra bề dày má Đánh giá theo tiêu Đọc cẩn thận kết
2 phanh chuẩn quả từ thước kẹp

Kiểm tra tang trống Đánh giá theo tiêu Đọc cẩn thận kết quả từ
3
chuẩn thước kẹp

Kiểm tra sự tiếp xúc Kiểm tra tỉ lệ tiếp xúc Phấn màu sáng (ưu tiên
4 của má phanh và trắng)
tang trống

Tiêu chí hoàn thành: Tất cả các bước phải được đánh dấu vào cột “”

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Ngọc Bích (2000), Lý thuyết và cấu tạo ô tô, trường Đại học sư phạm kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Nguyễn Công Khải (2015), Giáo trình thực tập ô tô, trường Đại học sư phạm kỹ thuật
Vĩnh Long.

You might also like