You are on page 1of 20

TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT


DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
LÝ THUYẾT

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DAO ĐỘNG CƠ


1. Thế nào là dao động cơ
* Dao động cơ học là dạng chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng
* Ví dụ về dao động cơ: chuyển động của cành cây đu đưa khi gió thổi, chuyển động của mặt nước
gợn sóng, chuyển động của xích đu hoặc bập bênh, chuyển động của dây đàn guitar sau khi
gảy, chiếc thuyền nhấp nhô tại chỗ neo, dao động của màng loa khi loa phát ra âm thanh…

* Vị trí cân bằng là vị trí mà chất điểm không chịu lực tác dụng hoặc hợp lực tác dụng lên chất điểm
bằng không

2. Dao động tuần hoàn


* Dao động cơ của một vật có thể tuần hoàn hoặc không tuần hoàn
Ví dụ:
+ Dao động không tuần hoàn: dao động của cành cây đu đưa khi gió thổi,
+ Dao động tuần hoàn: dao động của con lắc lò xo, dao động của con lắc
đơn, dao động của thân xe ô tô khi ô tô dừng mà vẫn nổ máy ..
* Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ
(vật trở lại vị trí cũ và theo hướng cũ) sau những khoảng thời gian bằng
nhau xác định

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Nếu thả vật từ B thì vật đi sang trái qua M, tới A thì dừng lại
rồi đi ngược về phía phải qua M và trở lại B. Sau đó, chuyển động
được lặp lại như thế tiếp và mãi mãi. Chuyển động như vậy gọi là dao
động tuần hoàn
Gia đoạn chuyển động BMAMB nói trên được lặp lại đúng như
trước. Đó là giai đoạn nhỏ nhất được lặp lại trong dao động tuần
hoàn. Ta gọi giai đoạn đó là một dao động toàn phần hay một chu trình
Thời gian thực hiện một dao động toàn phần gọi là chu kì (kí
hiệu là T) của dao động tuần hoàn. Đơn vị của chu kì là giây (s)
* Dao động tuần hoàn có thể có mức độ phức tạp khác nhau. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là
dao động điều hòa
II. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
1. Ví dụ
* Xét một vật M chuyển động tròn đều trên đường tròn (O; R = OM),
vật chuyển động theo chiều dương, ngược chiều kim đồng hồ với
tốc độ góc ω
* Giả sử tại thời điểm ban đầu (t = 0), vật ở vị trí M0, khi đó bán kính
OM0 hợp với trục Ox một góc φ
* Tại thời điểm t, vật ở vị trí M, khi đó bán kính OM quét thêm một
góc  = ω.t
* Gọi P là hình chiếu của M xuống Ox
* Nhận xét: khi điểm M chuyển động tròn đều thì điểm P sẽ đao động tuần hoàn quanh O trên đoạn
P1P2 theo phương trình:
x = OM.cos(ωt + φ) = Acos(ωt + φ) với A, ω, φ là các hằng số
* Vì hàm sin hay cosin là hàm điều hòa nên dao động tuần hoàn của P trong trường hợp này gọi là
dao động điều hòa
2. Định nghĩa
* Dao động điều hòa là dao động mà li độ của vật là một hàm cosin hay (sin) của thời gian
3. Phương trình của dao động điều hòa
* Phương trình: x = Acos(ωt + φ)
Trong đó:
+ x: là li độ dao động
+ A: là biên độ dao động, hay độ lệch cực đại của vật, vì thế biên độ dao động là một số dương
(A > 0)
+ (ωt + φ): là pha của dao động tại thời điểm t (đơn vị là rad). Với một biên độ đã cho thì pha là
đại lượng xác định vị trí và chiều chuyển động của vật tại thời điểm t
+ φ: là pha ban đầu của dao động (đơn vị là rad), cho phép xác định vị trí và chiều chuyển động
của vật tại thời điểm ban đầu, có giá trị nằm trong khoảng từ −π đến +π (−π ≤ φ ≤ +π)

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

4. Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều
* Điểm P dao động điều hòa trên đoạn thẳng P1P2 luôn luôn có thể coi là hình chiếu của điểm M
chuyển động tròn đều lên đường kính là đoạn thẳng đó
* Chọn trục Ox làm chuẩn để tính góc pha, chiều dương của góc pha ngược chiều kim đồng hồ
Xét một quả cầu được gắn cố định vào một vành mảnh có
thể chuyển động tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng.
Khi chiếu ánh sáng từ trên xuống, ta thấy bóng của quả
cầu dao động trên một đoạn thẳng có phương song song
với đường thẳng đi qua tâm của chuyển động tròn. Quả
cầu xoay được một vòng tròn tương ứng với bóng của nó
thực hiện được một dao động. Bằng một số tính toán, ta
rút ra được dao động điều hòa được xem là hình chiếu của
một chuyển động tròn đều lên một đường thẳng đi qua
tâm và nằm trong mặt phẳng quỹ đạo, biên độ dao động
bằng bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn đều

Ta có thể làm thí nghiệm để xác nhận mối liên hệ này:


* Ban đầu cho con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tiếp sau, điều chỉnh mô
tơ sao cho khi mô tơ bắt đầu quay thì bóng của vật hình trụ trùng với bóng của con lắc trên màn và
khi mô tơ quay được một vòng thì quả cầu cũng thực hiện được một dao động (Hình 1.7)
* Quan sát thí nghiệm cho thấy khi hình trụ gắn ở đầu một thanh quay tròn đều dưới ánh sáng của
chiếc đèn chiếu thì bóng của đầu vật hình trụ và của quả cầu của con lắc trên màn luôn trùng nhau
và dao động quanh vị trí cân bằng O

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1: [SGK - CD - Trang 6] Hằng ngày, chúng ta thấy rất nhiều chuyển
động, trong đó, vật chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng.
Chuyển động của người chơi đu là một ví dụ như vậy (Hình 1.1). Những
chuyển động đó được gọi là dao động. Mô tả dao động như thế nào?

Hướng dẫn
* Dao động là sự chuyển động qua lại của vật quanh một vị trí cân bằng xác định

Bài 2: [SGK - KNTT - Trang 6] Trong cuộc sống hằng ngày và trong kĩ thuật ta thường gặp những
vật dao động, ví dụ như dây đàn ghi ta rung động, chiếc đu đung đưa, pít-tông chuyển động lên
xuống trong xi lanh của động cơ,... Chuyển động của những vật này được gọi là dao động cơ. Vậy
dao động cơ có những đặc điểm gì chung?

Hướng dẫn
* Chuyển động của dây đàn, xích đu và pít-tông trong xi lanh có đặc điểm chung đều là những
chuyển động xung quanh một vị trí cố định

Bài 3: [SGK - CTST - Trang 5] Sự dao động của các vật diễn ra
phổ biến trong cuộc sống hàng ngày như: dao động của quả
lắc đồng hồ (Hình 1.1a), dao động của cánh chim ruồi để giữ
cho cơ thể bay tại chỗ trong không trung khi hút mật (Hình
1.1b). Vậy dao động có đặc điểm gì và được mô tả như thế nào?

Hướng dẫn
* Dao động cơ là sự chuyển động có giới hạn trong không gian của một vật quanh một vị trí xác
định.
* Dao động được mô tả theo định luật hình sin (cos) theo thời gian

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 4: [SGK - CD - Trang 7] Dùng một lò xo, một quả cầu nhỏ bằng kim loại, sợi dây và giá thí
nghiệm, thảo luận với bạn xây dựng phương án và thực hiện phương án tạo ra dao động của quả
cầu treo ở một đầu lò xo

Hướng dẫn
Phương án thí nghiệm như sau:
* Một đầu lò xo móc vào giá treo nằm ngang (lò xo có chiều dài
ban đầu 0)
* Đầu còn lại gắn quả cầu nhỏ bằng kim loại. Tại VTCB, lò xo
dãn ra một đoạn ∆0
* Dùng tay kéo vật theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới
sau đó thả tay để lò xo dao động

Bài 5: [SGK - CD - Trang 7]


Dụng cụ
Quả cầu kim loại nhỏ, sợi dây mảnh nhẹ, giá thí nghiệm
Tiến hành
+ Treo quả cầu vào giá thí nghiệm
+ Khi quả cầu đứng yên tại vị trí cân bằng, dây treo có phương
thẳng đứng, kéo quả cầu khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi buông
tay cho quả cầu chuyển động (Hình 1.2)
+ Mô tả chuyển động của quả cầu

Hướng dẫn
* Quả cầu sẽ chuyển động từ vị trí bắt đầu được thả (tạm gọi là
biên A) về vị trí cân bằng (vị trí lúc chưa bị kéo lệch đi – vị trí
B) và chuyển động sang phía đối diện tạm gọi là biên C (có độ
cao bằng với độ cao của biên A). Sau đó từ vị trí biên C chuyển
động về vị trí cân bằng B và trở về biên A. Cứ như thế, chuyển
động sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu không có ma sát thì
chuyển động của quả cầu diễn ra trong khoảng thời gian rất
dài

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 5


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 6: [SGK - CD - Trang 8] Với một cái thước mỏng đàn hồi, hãy đề xuất phương án tạo ra dao
động tự do của thước và mô tả cách làm

Hướng dẫn
Bố trí thí nghiệm như hình trên:
* Một đầu thước đặt trên mặt bàn, dùng một tay giữ chặt đầu thước đó lại
* Dùng tay còn lại gẩy mạnh đầu còn lại của thước
Ta thấy đầu thước tự do dao động quay vị trí cân bằng. Gẩy càng mạnh
thì thước dao động càng mạnh và ngược lại

Bài 7: [SGK - CTST - Trang 5] Từ một số dụng cụ đơn giản như: lò xo


nhẹ, dây nhẹ không dãn, vật nặng và giá đỡ
a) Em hãy thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Có định một đầu của lò xo, gần vật nặng vào đầu còn lại của lò xo như
Hình 1.2a. Kéo vật nặng xuống một đoạn theo phương thẳng đứng và
buông nhẹ
- Cố định một đầu của dây nhẹ không dãn, gắn vật nặng vào đầu còn
lại của dây. Kéo vật nặng để dây treo lệch một góc xác định và buông nhẹ
b) Quan sát và mô tả chuyển động của các vật, nêu điểm giống nhau về chuyển động của chúng

Hướng dẫn
a) Các em thực hành theo hướng dẫn và quan sát hiện tượng
b) Với con lắc lò xo: Con lắc dao động lên xuống quanh vị trí cân bằng và không vượt qua biên dao
động
Với con lắc đơn: Con lắc chuyển động quanh vị trí cân bằng trong mặt phẳng đứng đi qua điểm
treo và vị trí ban đầu của vật và cũng không chuyển động qua biên dao động
* Đặc điểm chung của hai chuyển động là vật chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng và có biên
dao động

Bài 8: [SGK - CTST - Trang 6] Nêu một số ví dụ về dao động tuần hoàn

Hướng dẫn
Ví dụ: dao động của con lắc đồng hồ, chuyển động của con lắc đơn; chuyển động lên xuống của lò
xo; dao động của sóng điện từ,…

Bài 9: [SGK - CTST - Trang 6] Hãy nêu một ứng dụng của dao động tuần hoàn trong cuộc sống

Hướng dẫn
* Chuyển động của con lắc đồng hồ để đếm thời gian, khoảng thời gian con lắc đồng hồ thực hiện
một dao động tuần hoàn tương đương với một chu kì, từ đó người ta tính toán để chế tạo bộ đếm
thời gian, tương ứng N dao động tuần hoàn thì đồng hồ đếm được một khoảng thời gian t
* Chuyển động của pit-tông trong động cơ xe
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 6


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 10: [SGK - CD - Trang 7] Nêu ví dụ về dao động mà bạn quan sát được trong thực tế

Hướng dẫn
Ví dụ về dao động mà em quan sát được trong thực tế:
* Dao động của xích đu
* Dao động của pít tông trong động cơ
* Dao động của cành cây trước gió...

Bài 11: [SGK - CTST - Trang 6] Nêu một số ví dụ về các vật dao động tự do trong thực tế

Hướng dẫn
Ví dụ về dao động tự do:
* Con lắc lò xo và con lắc đơn
* Dùng búa cao su gõ vào âm thoa, âm thoa dao động phát ra âm thanh

* Gảy một dây đàn ghita, nó dao động và dao động đó tạo ra một nốt nhạc
mà ta nghe được
* Dao động của dây đàn ghita và dao động của âm thoa trong điều kiện
không có lực cản là hai dao động tự do. Khi đó, các vật này đều dao động tự
do sau một tác động ban đầu

Bài 12: [SGK - KNTT - Trang 6] Treo một vật nhỏ, nặng vào đầu tự do của
một lò xo nhẹ (Hình 1.1a) hoặc một dây nhẹ không dãn ta có con lắc lò xo
hoặc con lắc đơn (Hình 1.1b)
1. Xác định vị trí cân bằng của vật
2. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả ra cho chuyển động. Quan sát
chuyển động của mỗi vật và cho nhận xét về đặc điểm chung của chúng

Hướng dẫn
1. Vị trí cân bằng của con lắc đơn trong thí nghiệm trên là vị trí mà và dây treo có phương thẳng
đứng, vị trí cân bằng của con lắc lò xo là vị trí mà ở đó lò xo không co không dãn
2. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả ra cho chuyển động thì:
+ Con lắc lò xo dao động lên – xuống theo phương thẳng đứng
+ Con lắc đơn dao động qua lại theo một cung tròn xung quanh vị trí cân bằng

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 7


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 13: [SGK - KNTT - Trang 6] Nêu những ví dụ về dao động cơ mà em biết

Hướng dẫn
Một số ví dụ về dao động cơ:
+ Dao động qua lại của con lắc trong đồng hồ quả lắc
+ Chuyển động của xích đu hoặc chiếc bập bênh

Bài 14: [SGK - CD - Trang 9] Từ đồ thị Hình 1.7, mô tả sự thay đổi li độ của xe theo thời gian

Hướng dẫn
* Li độ của xe thay đổi theo thời gian dưới dạng đồ thị có đường hình sin

Bài 15: [SGK - CTST - Trang 7] Nhận xét về hình dạng đồ thị toạ độ – thời gian của vật dao động
trong Hình 1.4

Hướng dẫn
* Đồ thị toạ độ - thời gian của vật dao động có dạng đường hình sin: có các điểm cao nhất, thấp
nhất, vị trí cân bằng, sau mỗi khoảng thời gian bằng nhau thì đồ thị lặp lại hình dáng như cũ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 8


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 16: [SGK - CTST - Trang 8] Quan sát


Hình 1.5 và chỉ ra những điểm:
a) Có toạ độ dương, âm hoặc bằng
không
b) Có khoảng cách đến vị trí cân bằng
cực đại
c) Gần nhau nhất có cùng trạng thái
chuyển động

Hướng dẫn
a)
- Những điểm có toạ độ dương: G; P
- Những điểm có toạ độ âm: E; M; R
- Những điểm có toạ độ bằng không: F; H; N; Q
b) Những điểm có khoảng cách đến vị trí cân bằng cực đại: G; P; E; M; R
c) Những điểm gần nhau nhất có cùng trạng thái chuyển động: G và P; E và M; M và R; F và N; H
và Q
E, M và R: Cùng nằm ở vị trí biên âm
F và N: Cùng qua VTCB theo chiều dương đi lên
G và P: Cùng ở vị trí biên dương
H và Q: Cùng qua VTCB theo chiều âm đi xuống

Bài 17: [SGK - KNTT - Trang 8] Đồ thị li độ - thời gian của


một con lắc đơn dao động điều hoà được mô tả trên Hình 1.3
1. Hãy mô tả dao động điều hoà của con lắc đơn
2. Xác định biên độ và li độ của con lắc ở các thời
điểm t = 0; t = 0 , 5 s; t = 2, 0 s

Hướng dẫn
a) Dao động điều hòa của con lắc đơn có đồ thị dao động theo thời gian là một đường hình sin
b) Biên độ dao động: A = 40 cm
Tại thời điểm t = 0 s: x = 40 cm
Tại thời điểm t = 1 s: x = 0 cm
Tại thời điểm t = 2 s: x = −40 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 9


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 18: Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian x (cm)
2
như hình bên
a) Hãy mô tả dao động điều hòa của chất điểm t (s)
O
0,2 0,4 0,6
b) Xác định biên độ và li độ của chất điểm ở các thời điểm t = 0; t = 0,1 s;
t = 0,2 s; t = 0,3 s. −2

Hướng dẫn
a) Dao động điều hòa của con lắc đơn có đồ thị dao động theo thời gian là một đường hình sin
b) Biên độ dao động: A = 2 cm
Tại thời điểm t = 0 s: x = 0 cm
Tại thời điểm t = 0,1 s: x = −2 cm
Tại thời điểm t = 0,2 s: x = 0 cm
Tại thời điểm t = 0,3 s: x = 2 cm

Bài 19: Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian x (cm)
4
như hình bên
2
a) Hãy mô tả dao động điều hòa của chất điểm t (s)
O
b) Xác định biên độ và li độ của chất điểm ở các thời điểm t = 0; t = 7 s 7

Hướng dẫn
a) Dao động điều hòa của con lắc đơn có đồ thị dao động theo thời gian là một đường hình sin
b) Biên độ dao động: A = 4 cm
Tại thời điểm t = 0 s: x = 2 cm
Tại thời điểm t = 7 s: x = 4 cm

Bài 20: Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian x (cm)
2
như hình bên
a) Hãy mô tả dao động điều hòa của chất điểm 1,5 t (s)
O 0,5
b) Xác định biên độ và li độ của chất điểm ở các thời điểm t = 0; t = 0,5 s; 2,5

t = 2,0 s; t = 2,5 s. −2

Hướng dẫn
a) Dao động điều hòa của con lắc đơn có đồ thị dao động theo thời gian là một đường hình sin
b) Biên độ dao động: A = 2 cm
Tại thời điểm t = 0 s: x = 0 cm
Tại thời điểm t = 0,5 s: x = 2 cm
Tại thời điểm t = 2 s: x = 0 cm
Tại thời điểm t = 2,5 s: x = 2 cm
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 10


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 21: [SGK - KNTT - Trang 8] Pít-tông của một động cơ đốt trong dao động trên một đoạn thẳng
dài 16 cm và làm cho trục khuỷu của động cơ quay đều (Hình 1.5). Xác định biên độ dao động của
một điểm trên mặt pít-tông
Hướng dẫn
* Nếu coi khoảng cách từ pitông đến hình chiếu của khuỷu lên trục xilanh gần đúng bằng
độ dài của biên, tức là không đổi, thì pitông dao động gần đúng như hình chiếu của
khuỷu lên trục xilanh
16
* Biên độ dao động của một điểm trên mặt pít-tông là A = = 8 cm
2

Bài 22: [SBT - KNTT - Trang 6] Xét cơ cấu truyền chuyển động
như Hình 1.2. Hãy giải thích tại sao khi bánh xe quay đều thì pít-
tông dao động điều hòa

Hướng dẫn
* Thanh ngang trùng với trục Ox. Hình chiều của quả cầu trên trục Ox trùng với đầu thanh ngang.
Do đó khi quả cầu chuyển động tròn đều thì thanh ngang và pít-tông dao động điều hòa

Bài 23: [SGK - CTST - Trang 12] Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng thực tiễn của hiện tượng
dao động
Hướng dẫn
Một số ứng dụng thực tiễn của hiện tượng dao động
* Dao động của dây đàn ghita khi ta gẩy dây đàn làm phát ra âm thanh
* Dao động của pittong trong các xilanh động cơ

Bài 24: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:
a) Dao động cơ học nói chung là chuyển động ……………… trong không gian, lặp lại nhiều lần
quanh một ………………
b) Dao động cơ của một vật có thể là …………………. hoặc không tuần hoàn.
c) Dao động tuần hoàn là dao động cơ mà sau những khoảng thời gian ………………, vật trở lại
……………… theo hướng cũ
d) Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là ………………
e) Dao động điều hòa là dao động trong đó ……………… của vật là một hàm côsin (hay sin)
………………
g) Phương trình ……………… được gọi là phương trình dao động điều hòa
Hướng dẫn
a) có giới hạn - vị trí cân bằng xác định b) tuần hoàn
c) bằng nhau - vị trí cũ d) dao động điều hòa
e) li độ - theo thời gian g) x = Acos(ωt + φ)

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 11


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 25: [SBT - KNTT - Trang 6] Phương trình dao động điều hoà là x = 5 cos ( 2πt + π / 3) (cm). Hãy
cho biết biên độ, pha ban đầu và pha ở thời điểm t của dao động

Hướng dẫn
* Biên độ A = 5 cm
* Pha ban đầu φ = π / 3 * Pha dao động tại t: ωt + φ = 2π.t + π / 3(rad)

Bài 26: Xác định biên độ dao động A, pha ban đầu và pha ở thời điểm t của các dao động có phương
trình sau:
 π  π
(1) x = −4cos  10πt −  (cm) (2) x = 4cos  −5πt +  (cm)
 4  6
 π  π
(2) x = −6cos  −5πt +  (cm) (4) x = −cos  2πt −  (cm)
 3  12 
 π  π
(5) x = 4sin  10πt −  (cm) (6) x = 5sin  −5πt +  (cm)
 4  6
 π  7π 
(7) x = −3sin  πt −  (cm) (8) x = −sin  −4πt − (cm)
 8  12 
Bài 27: Xác định pha ban đầu của các dao động sau (với ω > 0):
 15π   41π 
(1) x = Acos  ωt + (2) x = Asin  ωt +
 3   40 
 14π   27π 
(3) x = − Acos  −ωt + (4) x = − Asin  ωt +
 5   10 
 33π 
(5) x = − Asin  −ωt −
 4 
 π
Bài 28: [SGK - KNTT - Trang 7] Một vật dao động điều hoà có phương trình x = 2cos  4πt +  (cm)
 2
Hãy xác định:
a) Biên độ và pha ban đầu của dao động
b) Pha và li độ của dao động khi t = 2 s
 φ
Bài 29: [SGK - CD - Trang 14] Một vật dao động điều hòa với phương trình li độ: x = 5cos  10πt + 
 2
(cm). Xác định pha của dao động tại thời điểm 1/30 s
Bài 30: Xác định pha và li độ của vật dao động có các phương trình sau:
 π 1
a) x = 5cos  6πt +  (cm), tại thời điểm t = s
 6 12
 2π 
b) x = −2sin  πt − (cm), tại thời điểm t = 1 s
 3 
c) x = 2cos(10t − 0,2) (cm), tại thời điểm t = 0,2 s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 12


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 31: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos ( 2πt + π / 6 ) (cm)
a) Xác định li độ của vật khi pha dao động bằng π / 3
b) Xác định li độ của vật ở các thời điểm t = 1 s và t = 0,25 s
Bài 32: Một vật thực hiện dao động điều hòa với phương trình x = 10 cos 2πt ( cm )
a) Xác định biên độ và pha ban đầu của dao động
b) Tìm pha dao động tại thời điểm t = 2,5 s
c) Toạ độ của chất điểm tại thời điểm t = 10 s.

Hướng dẫn
a) Biên độ A = 10 cm, pha ban đầu φ = 0 rad
b) Pha dao động khi t = 2,5 s là 2π.2,5 = 5π (rad)
c) Li độ khi t = 10 s là x = 10cos(2π.10) = 10 (cm)

Bài 33: Một vật dao động điều hòa có phương trình là x = 4 cos ( 5πt − π / 3) (cm)
a) Xác định biên độ và pha ban đầu của dao động
b) Tìm pha dao động tại thời điểm t = 0,2 s
c) Toạ độ của chất điểm tại thời điểm t = 2 s.

Hướng dẫn
π
a) Biên độ A = 4cm, pha ban đầu φ = − (rad)
3
b) Pha dao động khi t = 0,2 là: 5π.0,2 = π (rad)
 π
c) Li độ khi t = 2 s là x = 4 cos  5π.2 −  = 2 cm
 3

Bài 34: Một vật dao động điều hoà theo phương trình: x = 6cos ( 4πt + π / 6 ) (cm)
a) Xác định biên độ và pha ban đầu của dao động
b) Tìm pha dao động tại thời điểm t = 1 s
c) Toạ độ của chất điểm tại thời điểm t = 10 s.

Hướng dẫn
π
a) Biên độ A = 6cm, pha ban đầu φ = (rad)
6
π 25π
b) Pha dao động khi t = 1s là: 4π + = (rad)
6 6
 π
c) Li độ khi t = 10s là: x = 6cos  4π.10 +  cm = 3 3 cm
 6

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 13


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 35: Một vật dao động điều hoà theo phương trình: x = −5cosπt (cm)
a) Xác định biên độ và pha ban đầu của dao động
b) Tìm pha dao động tại thời điểm t = 0,5 s
c) Toạ độ của chất điểm tại thời điểm t = 10 s

Hướng dẫn
a) Phương trình được viết lại x = 5cos(πt − π)
Biên độ A = 5cm, pha ban đầu φ = −π rad
π
b) Pha dao động khi t = 0,5 s là − rad
2
c) Li độ khi t = 10 s là x = −5 cm

Bài 36: [SBT - KNTT - Trang 6] Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình li độ theo thời
π π
gian là x = 10 cos  t +  (cm).
3 2
a) Tính quãng đường vật đi được sau 2 dao động
b) Tính li độ của vật khi t = 6 s

Hướng dẫn
a) Quãng đường vật đi được sau 2 dao động S = 2.4A = 80 cm
π π
b) Khi t = 6s  x = 10 cos  .6 +  = 0(cm).
3 2
 π
Bài 37: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 10cos  2πt +  (cm) (t tính bằng
 6
giây)
π
a) Xác định li độ của chất điểm khi pha dao động bằng rad.
3
b) Xác định li độ của chất điểm ở thời điểm t = 1 s
c) Xác định các thời điểm chất điểm qua li độ x = −5 cm.
d) Xác định chiều dài quỹ đạo của chất điểm
 π
Bài 38: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 8cos  2πt +  (cm) (t tính bằng s).
 3
π
a) Xác định li độ của chất điểm khi pha dao động bằng
3
b) Xác định li độ của chất điểm ở thời điểm t = 1 (s)
c) Xác định các thời điểm chất điểm qua li độ x = –4 cm
d) Xác định chiều dài quỹ đạo của chất điểm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 14


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: [VNA] Dao động là chuyển động có


A. giới hạn trong không gian lăp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng
B. trạng thái chuyển động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau
C. lặp đi lặp lại nhiều lần có giới hạn trong không gian.
D. qua lại hai bên vị trí cân bằng và không giới hạn không gian
Câu 2: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dao động cơ học là chuyển động qua lại của một vật trên một đoạn đường xác định quanh
một vị trí cân bằng
B. Dao động tuần hoàn là trường hợp đặc biệt của dao động điều hòa
C. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ được mô tả bằng một định luật dạng cosin (hay
sin) theo thời gian
D. Dao động điều hòa là trường hợp đặc biệt của dao động tuần hoàn
Câu 3: [VNA] Dao động điều hòa là
A. dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian
B. dao động mà vật chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng
C. dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian
D. dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời
gian bằng nhau xác định
Câu 4: [VNA] Theo định nghĩa: dao động điều hòa là
A. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời
gian bằng nhau
B. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi
C. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo
D. chuyển động có phương trình mô tả bởi hình sin hoặc cosin theo thời gian
Câu 5: [VNA] Dao động điều hòa có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều
xuống một
A. đường thẳng bất kì
B. đường thẳng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo
C. đường thẳng xiên góc với mặt phẳng quỹ đạo
D. đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo
Câu 6: [VNA] Pha của dao động được dùng để xác định
A. biên độ dao động B. trạng thái dao động C. tần số dao động D. chu kì dao động
Câu 7: [VNA] Pha ban đầu của dao động điều hòa
A. phụ thuộc cách chọn gốc tọa độ và gốc thời gian
B. phụ thuộc cách kích thích vật dao động
C. phụ thuộc năng lượng truyền cho vật để vật dao động
D. các yếu tố của hệ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 15


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 8: [VNA] Pha ban đầu của dao động điều hòa phụ thuộc
A. cách chọn gốc tọa độ và gốc thời gian. B. năng lượng truyền cho vật để vật dao động.
C. đặc tính của hệ dao động. D. cách kích thích vật dao động
Câu 9: [VNA] Một vật dao động điều hòa với theo phương trình x = Acos(ωt + φ) với A, ω, φ là hằng
số thì pha của dao động
A. không đổi theo thời gian B. biến thiên điều hòa theo thời gian
C. là hàm bậc nhất với thời gian D. là hàm bậc hai của thời gian
Câu 10: [VNA] Chuyển động nào sau đây không phải là dao động cơ học?

A. Chuyển động đung đưa của con lắc của đồng hồ.
B. Chuyển động đung đưa của lá cây.
C. Chuyển động nhấp nhô của phao trên mặt nước.
D. Chuyển động của ôtô trên đường.
Câu 11: [SGK - CD - Trang 8] Nếu bỏ qua lực cản, chuyển động nào sau đây là dao động tự do?
A. Một con muỗi đang đập cánh. B. Tòa nhà rung chuyển trong trận động đất
C. Mặt trống rung động sau khi gõ. D. Bông hoa rung rinh trong gió nhẹ
Câu 12: [VNA] Dao động nào sau đây không phải là dao động tuần hoàn?
A. Dao động của quả lắc đồng hồ trong không khí
B. Dao động của thân máy phát điện khi máy đang nổ không tải
C. Dao động đung đưa một cành hoa trong gió
D. Dao động của con lắc đơn trong chân không
Câu 13: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng nhất? Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên
một đường kính
A. là một dao động điều hòa B. được xem là một dao động điều hòa
C. là một dao động tuần hoàn D. không được xem là một dao động điều hòa
Câu 14: [VNA] Trường hợp nào sau đây có thể xem như một dao động điều hòa?
A. Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên một đường kính
B. Hình chiếu của một chuyển động elip lên một đường thẳng
C. Hình chiếu của một chuyển động hypebol lên một đường thẳng
D. Hình chiếu của một chuyển động xoắn ốc lên một đường thẳng
Câu 15: [SBT - KNTT - Trang 6] Một chất điểm M chuyển động đều trên một đường tròn, bán kính
R, vận tốc góc ω. Hình chiếu của M trên đường kính là một dao động điều hoà có
A. biên độ R. B. biên độ 2R. C. pha ban đầu ωt D. quỹ đạo 4R

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 16


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 16: [VNA] Ta quy ước chiều dương trên đường tròn định hướng
A. luôn ngược chiều với chiều quay của kim đồng hồ
B. có thể cùng chiều quay của kim đồng hồ và cũng có thể ngược chiều quay của kim đồng hồ
C. luôn cùng chiều với chiều quay của kim đồng hồ
D. không cùng chiều quay của kim đồng hồ và cũng không ngược chiều quay của kim đồng hồ
Câu 17: [VNA] Đồ thị li độ theo thời gian của dao động điều hòa là một
A. đoạn thẳng B. đường thẳng C. đường hình sin D. đường tròn
Câu 18: [VNA] Phương trình nào sau đây mô tả dao động điều hòa?
 π  π π
A. x = 2tan3πt. B. x = 4tcos  πt +  C. x = −sin  πt +  . D. x = 4tcos
 6  3 6
Câu 19: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Pha dao động
tại thời điểm t là
A. ω B. ωt + φ C. φ. D. ωt
Câu 20: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = −Acos(ωt + φ) (A > 0). Pha
ban đầu của Một chất điểm là
π
A. φ + π B. φ. C. −φ. D. φ +
2
Câu 21: [SBT - KNTT - Trang 6] Phương trình dao động của một vật có dạng x = − Acos ( ωt + π / 3)

( A  0 ) . Pha ban đầu của dao động là


A. π / 3 B. ‒π / 3 C. 2π / 3 D. ‒2π / 3
Câu 22: [VNA] Một chất điểm đao dộng điều hòa theo phương trình x = 6cosωt (cm). Dao động của
chất điểm có biên độ là
A. 2 cm. B. 6 cm. C. 3 cm. D. 12 cm
Câu 23: [SBT - KNTT - Trang 5] Một chất điểm dao động điều hoà có quỹ đạo là một đoạn thẳng
dài 10 cm. Biên độ dao động của chất điểm là
A. 5 cm. B. −5 cm. C. 10 cm. D. −10 cm
Câu 24: [SBT - KNTT - Trang 5] Một chất điểm dao động điều hoà trong 10 dao động toàn phần đi
được quãng đường dài 120 cm. Quỹ đạo của dao động có chiều dài là
A. 6 cm. B. 12 cm. C. 3 cm. D. 9 cm
Câu 25: [SBT - Vật lí 12 - Trang 3] Một vật dao động điều hòa có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 30
cm. Biên độ dao động của vật là
A. 30 cm. B. 15 cm C. −15 cm. D. 7,5 cm
Câu 26: [VNA] Một chất điểm đao dộng điều hòa theo phương trình x = 6cosωt (cm). Dao động của
chất điểm có biên độ là
A. 2 cm. B. 6 cm. C. 3 cm. D. 12 cm
Câu 27: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 12 cm. Dao động này
có biên độ là
A. 3 cm. B. 24 cm. C. 12 cm. D. 6 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 17


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 28: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng có chiều dài 10 cm. Biên độ dao động
của vật là
A. 10 cm. B. 20 cm. C. 40 cm. D. 5 cm
Câu 29: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 16 cm. Dao động này
có biên độ là
A. 4 cm B. 8 cm C. 16 cm D. 12 cm
Câu 30: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 8 cm. Dao động này có
biên độ là
A. 4 cm. B. 8 cm. C. 16 cm. D. 2 cm
 π
Câu 31: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 8cos  10πt +  (cm). Chất
 3
điểm dao động trên quỹ đạo thẳng có chiều dài bằng
A. 8 cm. B. 32 cm. C. 16 cm. D. 24 cm
Câu 32: [VNA] Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(ωt + 0,5π) (cm). Pha ban đầu
của dao động là
A. π. B. 0,5π. C. 0,25π. D. 1,5π
 π
Câu 33: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa có phương trình x = 6cos  ωt +  (cm). Pha ban đầu
 2
của dao động là
A. 0,25π rad. B. π rad. C. 1,5π rad. D. 0,5π rad
 π
Câu 34: [VNA] Một chất điểm dao động theo phương trình x = 10cos  4πt +  . Pha ban đầu là
 3
 π π
A. 10 cm B.  4πt +  rad C. rad D. 4πt rad
 3 3
Câu 35: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos10t (t tính bằng s). Tại
t = 2 s, pha của dao động là
A. 5 rad. B. 10 rad. C. 40 rad. D. 20 rad
 π
Câu 36: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = −4sin  5πt −  (cm). Biên
 3
độ dao động và pha ban đầu của chất điểm lần lượt là
π π 4π 2π
A. −4 cm và rad. B. 4 cm và rad. C. 4 cm và rad D. 4 cm và rad
3 6 3 3
 π
Câu 37: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = −5sin  5πt –  (cm). Biên
 6
độ dao động và pha ban đầu của chất điểm lần lượt là
π π 5π π
A. −5 cm và rad. B. 5 cm và – rad. C. 5 cm và rad. D. 5 cm và rad
6 6 6 3

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 18


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 π
Câu 38: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = −8cos2  2πt +  (cm). Biên
 6
độ dao động và pha ban đầu của chất điểm lần lượt là
2π 2π π π
A. 8 cm và − rad B. 8 cm và rad C. −8 cm và rad D. 8 cm và − rad
3 3 3 3
 π
Câu 39: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos  πt + 
 2
(cm). Pha dao động của chất điểm khi t = 1 s là
A. 1,5π rad. B. π rad. C. 2π rad. D. 0,5π rad
Câu 40: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình
 π
x = 3cos  πt +  (cm). Pha của dao động tại thời điểm t = 1 (s) là
 2
A. π rad. B. 2π rad. C. 1,5π rad. D. 0,5π rad
Câu 41: [VNA] Một chất điểm dđđh trên trục Ox theo phương trình x = 2πcos(πt + 1,5π) (cm). Pha
dao động là
A. 1,5π B. π C. 2π D. πt + 1,5π
Câu 42: [SBT - KNTT - Trang 5] Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình
 π
x = 5cos  10πt +  (cm). Li độ của chất điểm khi pha dao động bằng π là
 3
A. 5 cm. B. −5 cm. C. 2,5 cm. D. −2,5 cm
Câu 43: [SBT - KNTT - Trang 5] Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình li độ theo thời
 π π
gian là x = 6cos  10πt +  (cm) Li độ của chất điểm khi pha dao động bằng − là
 3 3
A. 3 cm B. −3 cm C. 4,24 cm D. −4,24 cm
 3π 
Câu 44: [VNA] Chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cos  10t − (cm). Li độ của
 5 

chất điểm khi pha dao động bằng là
3
A. 3 cm B. 4 cm C. −3 cm D. x = −4 cm
Câu 45: [SBT - KNTT - Trang 5] Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình li độ theo thời
 π
gian là x = 5 3cos  10πt +  (cm). Tại thời điểm t = 1 s thì li độ của chất điểm bằng
 3
A. 2,5 cm. B. − 5 3 cm. C. 5 cm. D. 2, 5 3 cm
 π
Câu 46: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 4cos  10πt +  (cm). Tại
 6
thời điểm t = 0, chất điểm qua vị trí có li độ
A. 2 cm B. –2 cm C. –2 3 cm. D. 2 3 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 19


TÀI LIỆU CHUYÊN BIỆT CHO 2K7
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 47: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình
 π
x = 2cos  2πt −  (cm). Li độ của chất điểm tại thời điểm t = 0,25 s là
 6
A. 1 cm. B. 1,5 cm. C. 0,5 cm. D. −1 cm
 π
Câu 48: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình: x = 8 2cos  20πt –  (cm). Khi pha
 3
π
của dao động là − rad thì li độ của vật là
6
A. 4 6 cm B. –4 6 cm C. –8 cm D. 8 cm
 π
Câu 49: [VNA] Chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cos  10t –  (cm). Li độ của
 2

chất điểm khi pha dao động bằng là
3
A. –3 3 cm. B. 3 3 cm. C. –3 cm. D. –6 cm
Câu 50: [VNA] Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình:
 π
x = −10 cos  4πt −  ( cm ) . Kết luận nào sau đây đúng?
 4
π
A. Biên độ dao động của vât bằng –10 cm B. Pha dao động ban đầu của vật bằng −
4
π 3π
C. Pha dao động ban đầu của vật bằng D. Pha dao động ban đầu của vật bằng −
4 4
 π
Bài 51: [VNA] Một vật dao động có phương trình là x = −8 cos  2t +  (cm). Kết luận nào sau đây
 2
đúng?
π
A. Biên độ dao động của vật là −8 cm B. Pha ban đầu của dao động là
2
π π
C. Pha ban đầu của dao động là − D. pha dao động tại thời điểm t là
2 2

BẢNG ĐÁP ÁN

1.A 2.B 3.C 4.D 5.D 6.B 7.A 8.A 9.C 10.D
11.C 12.C 13.B 14.A 15.A 16.A 17.C 18.C 19.B 20.A
21.D 22.B 23.A 24.C 25.B 26.B 27.D 28.D 29.B 30.A
31.C 32.B 33.D 34.C 35.D 36.B 37.D 38.A 39.A 40.C
41.D 42.B 43.A 44.C 45.D 46.D 47.A 48.A 49.C 50.D
51.A

---HẾT---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 20

You might also like