You are on page 1of 131

FPT EXECUTIVE MBA PROGRAM (FeMBA)

Chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Trường Đại học FPT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI


NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

FeMBA#06

Hà Nội, 2017
FPT EXECUTIVE MBA PROGRAM (FeMBA)

Chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh - Trường Đại học FPT

BÀI LUẬN VĂN NÀY ĐƯỢC NỘP CHO

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH (FSB)


(TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT)

BẢN LUẬN VĂN LÀ MỘT PHẦN BẮT BUỘC TRONG CHƯƠNG


TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, 2017
Phê duyệt của Chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh - Trường Đại học FPT

Chủ nhiệm chương trình

Tôi xác nhận rằng bản luận văn này đã đáp ứng được các yêu cầu của một luận văn tốt
nghiệp thuộc chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.

Chủ tịch Hội đồng

Chúng tôi ký tên dưới đây xác nhận rằng chúng tôi đã đọc toàn bộ luận văn này và công
nhận bản luận văn hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn của một luận văn Thạc sỹ Quản trị
kinh doanh.

Các thành viên Hội đồng:

………………………….. .

………………………….. .

………………………….. .

………………………….. .

………………………….. .
LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi tự thực hiện, có sự hỗ trợ của
người hướng dẫn khoa học.

Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả trong đề tài này là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những thầy cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn và
giúp đỡ tác giả trong suốt khóa học. Tác giả cũng xin cảm ơn toàn thể các anh chị Ban
Lãnh đạo và cán bộ của khối Quản lý rủi ro tín dụng tại Trụ sở chính Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam và một số chi nhánh đã giúp đỡ và hỗ trợ tác giả rất nhiều trong
quá trình thực hiện luận văn.

Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập và nghiên cứu nhưng luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót và khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được các góp ý từ những nhà khoa
học để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài hơn nữa.

Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................................... i


DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................................. iii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. ....................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................................ 2
1.5. Kết cấu luận văn. ............................................................................................................. 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM .....................................................................................4
2.1. Các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM ......................................................... 4
2.1.1. Các hoạt động kinh doanh của NHTM ..................................................................... 4
2.1.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM........................................... 7
2.2. Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM ............................................................................... 14
2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng .......................................................................... 14
2.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng ......................................................................... 14
2.2.3. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng ..................................................................... 15
2.2.4. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng .................................................................... 19
2.2.5. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. ..................................... 26
2.2.6. Quy định của NHNN Việt Nam về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM. .......... 29
2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu tương tự ............................................................. 32

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................37


3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 37
3.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................... 39

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB ....................42
4.1. Giới thiệu về VCB ......................................................................................................... 42
4.1.1. Lịch sử phát triển .................................................................................................... 42
4.1.2. Bộ máy tổ chức ....................................................................................................... 43
4.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB từ năm 2014 đến 2016 ........................ 43
4.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB .................................................................. 47
4.2.1. Mô hình bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của VCB ................................................. 47
4.2.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của VCB.......................................................... 51
4.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của VCB............................................................ 59
4.3. Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại VCB. .................................................................... 62
4.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của VCB. ........................................ 62
4.3.2. Một số thành tựu trong hoạt động kinh doanh của VCB. ....................................... 70
4.3.3. Các hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng của VCB. ..... 71

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI VCB ....................................................................................................................84
5.1. Định hướng phát triển tín dụng của VCB ...................................................................... 84
5.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại VCB ....................................... 85
5.2.1. Hoàn thiện chính sách, quy định liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng................. 85
5.2.2. Tổ chức mô hình QLRR tín dụng tập trung có đầy đủ 3 lớp phòng vệ .................. 86
5.2.3. Khắc phục rủi ro tập trung cho vay khách hàng lớn ............................................... 87
5.2.4. Tăng cường tìm kiếm khách hàng có chất lượng ................................................... 87
5.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng và TSBĐ. ........................................... 87
5.2.6. Tăng số lượng cán bộ, lãnh đạo làm công tác tín dụng .......................................... 88
5.2.7. Tách hoạt động cho vay với thu nợ. ....................................................................... 88
5.2.8. Tăng cường vai trò của Trụ sở chính trong công tác xử lý nợ. .............................. 89
5.2.9. Chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý và cơ quan pháp luật
trong quá trình xử lý và thu hồi nợ. .................................................................................... 90
5.2.10. Đầu tư công nghệ quản lý ....................................................................................... 91
5.2.11. Tạo động lực trong quản trị rủi ro tín dụng ............................................................ 91
5.2.12. Tăng cường đào tạo và truyền thông ...................................................................... 91
5.3. Kiến nghị ....................................................................................................................... 92
5.3.1. Đối với các bộ, ngành ............................................................................................. 92
5.3.2. Đối với Chính phủ .................................................................................................. 92

KẾT LUẬN .............................................................................................................................93


TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................94
PHỤ LỤC ................................................................................................................................98
DANH MỤC VIẾT TẮT

Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
DPRR Dự phòng rủi ro
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐTD Hội đồng tín dụng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
QLRR Quản lý rủi ro
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSBĐ Tài sản bảo đảm
VAMC Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Hạng mục tài sản của VCB các năm 2014-2016 45
Bảng 4.2 Kết quả kinh doanh của VCB các năm 2014-2016 46
Bảng 4.3 Xếp hạng tín dụng cho khách hàng tổ chức 52
Bảng 4.4 Thẩm quyền phê duyệt tín dụng cấp Trụ sở chính 53
Bảng 4.5 Thẩm quyền phê duyệt tín dụng cấp chi nhánh 54
Bảng 4.6 Phân loại nhóm nợ cho doanh nghiệp mới thành lập 56
Bảng 4.7 Số lượng hồ sơ Trụ sở chính thẩm định phê duyệt năm 2016 63
Bảng 4.8 Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay 63
Bảng 4.9 Dư nợ phân theo loại hình khách hàng 64
Bảng 4.10 Dư nợ phân theo quy mô khách hàng 65
Bảng 4.11 Dư nợ phân theo ngành kinh tế 65
Bảng 4.12 Phân loại nợ các năm 2014-2016 66
Bảng 4.13 Số liệu trích lập và sử dụng DPRR các năm 2014-2016 66
Bảng 4.14 Kết quả thu nợ các năm 2014-2016 68
Bảng 4.15 Một số kết quả kinh doanh hợp nhất của VCB các năm 2014-2016 70
Bảng 4.16 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu phân theo quy mô khách hàng 72
Bảng 4.17 Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ 73
Bảng 4.18 Nguyên nhân nợ quá hạn của các khách hàng cá nhân 75
Bảng 4.19 Nguyên nhân nợ có khả năng chuyển nợ xấu 76

ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Các loại rủi ro của NHTM 8


Hình 3.1 Khung nghiên cứu 40
Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của VCB 43
Hình 4.2 Mô hình bộ máy QLRR tín dụng của VCB 48
Hình 4.3 Tóm lược quy trình cấp tín dụng tại VCB 60
Hình 4.4 Các ngành kinh tế có nợ xấu nội, ngoại bảng lớn 79

iii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.

Trong những năm gần đây, kinh tế thế giới đã và đang phải trải qua cuộc khủng hoảng tài
chính mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ, và
những bất ổn về chính trị, xã hội tại châu Âu. Đến nay, kinh tế thế giới đang hồi phục và
tiếp tục tăng trưởng nhưng tiến trình còn chậm. Kinh tế Việt Nam trong đó có hệ thống
ngân hàng cũng đã chịu nhiều tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Hệ thống ngân
hàng đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức về mặt bằng lãi suất, khả
năng thanh khoản, nợ xấu… Trong đó, nợ xấu thực của các ngân hàng vẫn còn cao, làm
tăng chi phí DPRR tín dụng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và an toàn cho hoạt động
của ngân hàng. Nền kinh tế không được hưởng lợi khi ngân hàng phải tăng lãi suất cho
vay để bù đắp chi phí dự phòng. Cũng vì hoạt động tín dụng gặp nhiều rủi ro nên thời
gian gần đây, nhiều NHTM đã bị NHNN đưa vào danh sách kiểm soát đặc biệt, thậm chí
phải tái cơ cấu, sáp nhập hoặc bị NHNN mua lại 0 đồng. Chính phủ Việt Nam đã phải
lập ra một tổ chức mua bán nợ để hỗ trợ cho quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM. Thực
trạng này cho thấy, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng đang là vấn đề cấp bách đặt ra với hệ
thống NHTM tại Việt Nam.

VCB tiền thân là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với 100% vốn của Chính phủ. Trải
qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, VCB luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp
đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu với chất lượng quản trị tốt nhất. Trong đó, tín dụng
là hoạt động chính, đóng góp gần 80% doanh thu và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho
ngân hàng. Sau khi VCB được cổ phần hóa vào năm 2008, bằng nhiều giải pháp xây
dựng mô hình và thực thi chính sách quản trị rủi ro tín dụng, đến nay VCB đang là ngân
hàng kiểm soát chất lượng tín dụng tốt nhất và do đó cũng là ngân hàng có lợi nhuận
kinh doanh cao nhất trong các NHTM ở Việt Nam.

Thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng của VCB, tuy
nhiên chưa có đề tài cấp thạc sỹ nào nghiên cứu đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng toàn
bộ hệ thống VCB sau giai đoạn cổ phần hóa, mà mới chỉ nghiên cứu về quản trị rủi ro tín
dụng tại một số chi nhánh của ngân hàng. Việc nghiên cứu về mô hình, chính sách và
quy trình quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống VCB sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng
phát hiện được những ưu điểm và hạn chế của nó, từ đó đưa ra những giải pháp phát huy
các ưu điểm và khắc phục các hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Với kinh nghiệm công tác gần 20 năm trong lĩnh vực quản lý và xử lý nợ có vấn đề của
VCB, tác giả đã nhận thức sâu sắc tác động nghiêm trọng của rủi ro tín dụng đến hoạt
động ngân hàng. Trên cơ sở kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu trong quá trình học tập, kết
hợp với kiến thức thực tế và nhận biết được tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng
đối với các NHTM, tác giả quyết định viết về đề tài: “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”. Tác giả hy vọng có thể giúp VCB nói
riêng và các NHTM nói chung phát triển kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả và bền
vững.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

Góp phần làm rõ hơn các lý luận về hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM, rủi ro tín
dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, phương pháp đo lường rủi ro, mô hình, chính
sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Qua việc nghiên cứu mô hình, chính sách, quy
trình quản trị rủi ro tín dụng tại VCB và phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín
dụng, đề tài kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cho ngân
hàng.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mô hình, chính sách, quy trình quản trị rủi ro tín
dụng tại VCB.

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng các năm
2014-2016 của toàn bộ các chi nhánh và Trụ sở chính VCB, không bao gồm các công ty
con.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
(phỏng vấn sâu) để phân tích phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, điển hình lấy quản lý rủi
ro tín dụng của VCB làm tình huống cụ thể để nghiên cứu. Những phân tích lập luận
trong luận văn cũng dựa vào phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thống
kê.

Nghiên cứu sơ cấp thu thập được qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh thường niên, báo cáo tài chính riêng lẻ hàng năm của VCB và một số NHTM cùng

2
quy mô ở Việt Nam. Nghiên cứu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo chuyên đề tại hội
nghị tín dụng hàng năm của VCB; các cuốn sách, bài báo, công trình nghiên cứu về rủi
ro tín dụng và xử lý nợ xấu của ngân hàng; các nguồn tài liệu liên quan được công bố
rộng rãi trên internet.

Nghiên cứu so sánh với nghiên cứu độc lập của của VCB về các nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng.

1.5. Kết cấu luận văn.

Luận văn gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Mở đầu.

Chương 2: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB.

Chương 5: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại VCB.

Kết luận.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1 tác giả đề cập đến tính cấp thiết lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đồng thời nêu bố cục của
luận văn để người đọc có thể tiếp cận chi tiết các nội dung của đề tài.

3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

2.1. Các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM

2.1.1. Các hoạt động kinh doanh của NHTM

2.1.1.1. Khái niệm NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian đảm nhận việc
tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả của nền kinh tế quốc dân.
Ngân hàng, một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, xuất hiện rất sớm trong lịch
sử nhân loại. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong thời trung cổ, thời cận đại và hiện
đại, ngày nay các ngân hàng tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm nhiều NHTM và một
NHTW trên lãnh thổ từng nước cũng như trên từng khu vực và toàn thế giới.

Xét trong hệ thống ngân hàng thì NHTM nắm giữ 2/3 tài sản có trong toàn hệ thống, hơn
nữa nó là ngân hàng trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp và dân cư thông qua các
nghiệp vụ của mình, nên có thể nói, NHTM là tổ chức quan trọng nhất, đại diện chung cho
ngành ngân hàng.

Ở Việt Nam, theo Luật các TCTD (2010) [42], NHTM được hiểu là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng
dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm
mục tiêu lợi nhuận. Trong đó, hoạt động nhận tiền gửi và cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất,
có ý nghĩa sống còn đối với ngân hàng.

2.1.1.2. Các hoạt động của NHTM

(i) Huy động vốn

Đây là nghiệp vụ đặc trưng trong kinh doanh của NHTM, có ý nghĩa quan trọng đối với
sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng. NHTM có thể huy động các nguồn vốn nhàn
rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo Luật các
TCTD (2010) [42] NHTM được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ

4
tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Hoạt động nhận tiền gửi thường chiếm tỷ
trọng rất cao trong các nguồn huy động của NHTM.

Ngân hàng còn có thể huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế bằng cách bán cho họ các
trái phiếu do ngân hàng phát hành, đây là hình thức hay được sử dụng vì thời gian huy
động vốn nhanh, mặc dù lãi suất tương đối cao. Ngân hàng thường phát hành khi cần vốn
đột xuất.

Ngoài các hình thức huy động vốn trên, các ngân hàng khi cần vốn có thể huy động bằng
cách vay NHTW và các TCTD khác. Ở Việt Nam, hình thức này chịu sự quản lý của
NHNN cả về khối lượng vay và lãi suất vay tái cấp vốn, do vậy trong bảng tổng kết tài
sản của các NHTM thường khoản đi vay này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy
động của ngân hàng.

(ii) Cấp tín dụng

Theo Luật các TCTD (2010) [42] cấp tín dụng là việc NHTM thỏa thuận để tổ chức, cá
nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh
toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Ngân hàng huy động vốn
rồi sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng lại cho nền kinh tế qua các hình thức như cho vay,
chiết khấu, bảo lãnh… và đầu tư để hưởng lợi. Trong đó cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn
nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất. Theo tác giả tự nghiên cứu từ báo cáo tài chính
riêng lẻ năm 2016 của 4 NHTM lớn nhất ở Việt Nam, hoạt động cho vay đã tạo ra
khoảng 75% lợi nhuận cho các ngân hàng này.

Theo Luật các TCTD (2010) [42] cho vay là bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Số tiền mà ngân hàng
sử dụng để cho vay xuất phát từ nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Lợi nhuận thu
được của ngân hàng phụ thuộc vào khoản chênh lệch giữa chi phí hoạt động nguồn và lãi
suất ngân hàng cho vay. Đây chính là chức năng, vai trò người trung gian của ngân hàng,
ngân hàng là người đứng ra dàn xếp giữa những người thừa vốn và người thiếu vốn, cần
vốn. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng kiểm soát khối lượng tiền tệ trong nền
kinh tế không ngừng vận động và sinh lời.

5
Các NHTM thường tiến hành phân loại các khoản cho vay theo những tiêu chí khác nhau
như phân loại theo thời gian cho vay, đối tượng khách hàng vay và theo ngành nghề kinh
doanh của khách hàng để quản lý rủi ro.

(iii) Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác

Ngoài hai hoạt động kinh doanh chính nêu trên, NHTM còn cung cấp các dịch vụ ngân
hàng cho nền kinh tế như: NHTM tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách là một
người cung, người mua bán chứng khoán, người môi giới và người bảo lãnh cho các chủ
đầu tư, người nhận lãi thu nhập về chứng khoán; NHTM tham gia vào lĩnh vực kinh doanh
ngoại tệ (mua bán ngoại tệ trực tiếp từ khách hàng, mua và bán ngoại tệ trực tiếp với các
định chế trong và ngoài nước…); Cung cấp dịch vụ chuyển tiền hoặc thanh toán không
dùng tiền mặt và hưởng phí; Cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử để trao đổi các thông tin
tài chính cho khách hàng; Cung cấp dịch vụ bảo quản an toàn vật có giá để khách hàng có
thể ký gửi các tài sản quý, những giấy tờ có giá và dịch vụ nhận tiền gửi qua đêm; Cung
cấp dịch vụ nhận ủy thác từ các khách hàng để quản trị các tài sản khác…

Thông qua các nghiệp vụ này, NHTM đã chứng tỏ vai trò quan trọng không thể thiếu của
mình trong nền kinh tế mỗi quốc gia: Ngân hàng làm cho tiền tệ trong nền kinh tế vận
động tuần hoàn có hiệu quả, làm lợi cho cả người tiết kiệm, đầu tư lẫn người đi vay;
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng tiền lưu thông trong nền
kinh tế phù hợp với chính sách giá cả, việc làm của quốc gia…

Với các vai trò đó, ngân hàng đang ngày một khẳng định vị thế của mình trong nền kinh
tế thị trường. Tuy nhiên các ngân hàng chỉ phát huy được những vai trò đó trong điều
kiện mọi hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, không gặp phải các rủi ro. Thế
nhưng cả lý thuyết lẫn thực tế đều cho thấy rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
NHTM chiếm vị trí hàng đầu trong các loại hình kinh doanh. Do NHTM đóng vai trò
trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế nên khi gặp rủi ro dẫn tới phá sản, nó sẽ
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ nền kinh tế.

Rủi ro là một quy luật khách quan, không thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi đời sống kinh
doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà người ta chỉ có thể sử dụng
các biện pháp để kiềm chế và giảm bớt các ảnh hưởng của nó thông qua việc nghiên cứu
cụ thể, kỹ lưỡng rủi ro. Và đây cũng chính là lý do để viết nghiên cứu các phần tiếp theo.

6
2.1.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM

2.1.2.1. Khái niệm rủi ro

Có rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã định nghĩa rủi ro. Theo Frank Knight (1921) [48]
“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”. Còn Irving Preffer (1956) [50] lại cho rằng
“Rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”. Trong
khi đó, theo Allan Willett (1951) [49] “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc
xuất hiện một biến cố không mong đợi”. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Phong (1988) [51]
thì “Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”… Nhìn chung các quan điểm được diễn
đạt khác nhau nhưng chúng đều đi đến khẳng định rằng, rủi ro đó là điều không tốt,
không lành, diễn ra bất ngờ, ngoài ý muốn của chúng ta.

Theo NHNN (2016) [36] giá trị chịu rủi ro là phần giá trị tài sản, nợ phải trả, các cam kết
ngoại bảng của ngân hàng chịu tổn thất tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính của các
loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Theo các cách hiểu trên thì rủi ro kinh doanh ngân hàng là những biến cố không
mong đợi xẩy ra, gây tổn thất tài chính và tác động tiêu cực phi tài chính cho NHTM
trong quá trình hoạt động. Tổn thất tài chính tức là ngân hàng bị thiệt hại về tài sản, tác
động tiêu cực phi tài chính là làm ảnh hưởng đến uy tín, thị phần kinh doanh của ngân
hàng, và sau cùng đều làm giảm lợi nhuận kinh doanh, thậm chí ngân hàng còn bị thua
lỗ.

Với vai trò làm trung gian tài chính trong nền kinh tế của NHTM ta thấy giữa người gửi
tiền, người cho vay với người cần tiền, người đi vay có sự tách biệt nhau hoàn toàn, ngân
hàng là người ở giữa gánh chịu rủi ro từ cả hai phía. Rủi ro là kết quả tổng hợp của rất
nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy ngân hàng phải nghiên cứu kỹ từng loại rủi ro để từ
đó có thể đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro một cách hữu hiệu nhất nhằm đảm bảo kinh
doanh an toàn và đạt hiệu quả lợi nhuận cho ngân hàng.

2.1.2.2. Phân loại rủi ro

Hoạt động ngân hàng gắn liền với sự biến động của từng nghiệp vụ kinh tế của nó và vì
vậy rủi ro kinh doanh ngân hàng cũng tồn tại trong từng nghiệp vụ một. Những rủi ro
ngân hàng chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau:

7
Hình 2.1 - Các loại rủi ro của NHTM

Các rủi ro
ngân hàng

Rủi ro hoạt Rủi ro thị Rủi ro tín Rủi ro Rủi ro bất


động trường dụng nguồn vốn khả kháng

Rủi ro mất khả


năng thanh toán
(Nguồn: tác giả tự nghiên cứu)

(i) Rủi ro tín dụng

 Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thì rủi ro tín dụng là ”rủi ro thất thoát tài sản
có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ
theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ
dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn”.

Thomas P.Fitch trong cuốn “Dictionary of banking system” lai định nghĩa rủi ro tín dụng
là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng
dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ.

Qua nghiên cứu hoạt động cấp tín dụng của NHTM và rủi ro kinh doanh ngân hàng, ta có
thể đưa ra khái niệm rủi ro tín dụng là sự xuất hiện các biến cố ngoài mong đợi của
ngân hàng trong kinh doanh tín dụng, gây ra sự tổn thất về tài chính cho ngân hàng.
Những biến cố ở đây thường là việc cho vay không thu hồi được nợ do người vay vốn
không trả nợ đúng hạn, không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo hợp đồng cam kết với bất
kỳ lý do nào hoặc là trường hợp ngân hàng thiếu vốn giải ngân cho khách hàng.

Theo NHNN (2016) [36] rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc
thỏa thuận với ngân hàng, hiểu như vậy là chưa đầy đủ theo lý giải trên.

Trong nền kinh tế thị trường, do tính chất cạnh tranh cao độ dẫn đến trình trạng mất khả

8
năng thanh toán, bị phá sản của doanh nghiệp là điều tất yếu, do vậy rủi ro kinh doanh rất
lớn. Và điều này cũng làm cho vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng càng được đề cập
nhiều hơn. Do vậy, nhận thức đúng đắn về rủi ro trong kinh doanh tín dụng là một vấn đề
cần thiết, đảm bảo cho ngân hàng có được các giải pháp hữu hiệu hạn chế rủi ro và giúp
ngân hàng đạt mục đích cuối cùng là kinh doanh an toàn, tối đa hóa lợi nhuận.

 Phân loại rủi ro tín dụng

Trong kinh doanh tín dụng có nhiều giai đoạn tài chính, từ hoạt động huy động vốn đến
hoạt động cho vay và thu nợ, mỗi giai đoạn đều có thể xẩy ra rủi ro. Để tiện cho việc
nghiên cứu các rủi ro người ta tiến hành sắp xếp và phân loại chúng. Căn cứ vào hoạt
động nghiệp vụ của ngân hàng ta có thể chia rủi ro tín dụng thành hai loại sau:

Thứ nhất là rủi ro ứ đọng hoặc thiếu hụt vốn, xẩy ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng
giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn. Hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để cho
vay, thực hiện được phương châm đó một cách chắc chắn - nguồn vốn huy động được
cho vay ra với một mức lãi suất cao hơn lãi đầu vào, thu hồi vốn đầy đủ - là mong muốn
của mỗi ngân hàng. Song trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ này thường không diễn
ra đúng như mong muốn của ngân hàng bởi vì có các rủi ro đã xẩy ra. Khi ngân hàng huy
động được nguồn vốn mà không cho vay được là xẩy ra rủi ro ứ đọng vốn. Điều này sẽ
làm giảm thu nhập về lãi cho vay, có khi ngân hàng không bù đắp đủ chi phí hoạt động
và trả lãi cho người gửi tiền. Ngược lại, khi ngân hàng huy động nguồn vốn không đủ
cho việc sử dụng là xẩy ra rủi ro thiếu vốn. Lúc này hoặc là ngân hàng sẽ bị mất khách
hàng, hoặc ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với giá cao để đáp
ứng nhu cầu vay của khách hàng. Như vậy, rủi ro thừa vốn và thiếu vốn là hai trường
hợp trái ngược nhau, nhưng cuối cùng thì cả hai đểu gây tổn thất cho ngân hàng.

Thứ hai là rủi ro nợ quá hạn, trong các khế ước nhận nợ hoặc hợp đồng tín dụng đều ghi
rõ ngày mà khoản cho vay sẽ được trả tuy nhiên do nguyên nhân nào đó, đến ngày trả nợ
mà người đi vay vẫn chưa có khả năng trả thì khoản vay đó bị chuyển sang nợ quá hạn.
Tùy theo nguyên nhân gây ra nợ quá hạn ta có thể chia nợ quá hạn thành nợ quá hạn
thông thường và nợ khó đòi.

Nợ quá hạn thông thường, nguyên nhân gây nên có thể do một vài yếu tố khách quan
như hàng hóa bán chậm, chưa thu hồi được tiền hàng hoặc ngân sách cấp chậm. Loại này
nói chung là khách hàng có khả năng chắc chắn trả được nợ do vậy ngân hàng thường xử

9
lý bằng cách cho gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tức là cho phép khách hàng được
kéo dài thời gian trả nợ theo tình hình thu vốn của khách hàng. Theo quy định của
NHNN (2013, 2014) [38] nợ quá hạn thông thường có trong nhóm Nợ cần chú ý - các
khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có
dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, và có trong nhóm Nợ dưới tiêu chuẩn -
các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến
hạn.

Trong nợ khó đòi lại được chia thành hai loại: Nợ khó đòi có khả năng thu hồi và nợ khó
đòi không có khả năng thu hồi.

Nợ khó đòi có khả năng thu hồi là loại nợ mà bên vay có khả năng trả nợ nhờ thanh lý
một số tài sản hiện có hoặc trả nợ dần từ việc tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh. Theo
quy định của NHNN (2013, 2014) [38] nợ khó đòi có khả năng thu hồi có trong nhóm
Nợ dưới tiêu chuẩn đã nêu trên đây và nhóm Nợ nghi ngờ - các khoản nợ được TCTD
đánh giá là khả năng tổn thất cao.

Nợ khó đòi không có khả năng thu hồi xẩy ra trong trường hợp bên vay bị phá sản, tài
sản không còn đủ để trả nợ vốn vay ngân hàng. Theo quy định của NHNN (2013, 2014)
[38] loại nợ khó đòi này có trong nhóm Nợ có khả năng mất vốn - các khoản nợ được
TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn và các khoản nợ đã được TCTD
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Về lý thuyết có thể chia ra bốn nhóm nguyên nhân sau đây gây ra rủi ro tín dụng:

Thứ nhất, do thông tin không cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức
trên thị trường tài chính. Các giao dịch diễn ra trên thị trường tài chính thực chất là
những hợp đồng điều chuyển vốn từ người có vốn muốn cho vay sang người cần vốn,
muốn vay. Thế nhưng trong các cuộc giao dịch này, một bên thường không biết tất cả
những gì mà anh ta cần biết về bên kia để có những quyết định đúng đắn. Sự không cân
xứng về thông tin mà mỗi bên có được gọi là “thông tin không cân xứng”. Người đi vay
thường có thông tin tốt hơn về lợi tức tiềm ẩn và những rủi ro dự tính kèm theo của một
dự án đầu tư nào đó mà người này sẽ tiến hành hơn là người cho vay.

Việc thiếu thông tin tạo thành những vấn đề trong hệ thống tài chính: sự lựa chọn đối

10
nghịch trước khi cuộc giao dịch diễn ra và rủi ro đạo đức sau khi diễn ra cuộc giao dịch
đó. Lựa chọn đối nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra
cuộc giao dịch. Lựa chọn đối nghịch xẩy ra trên thị trường tài chính khi những người đi
vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn (đối nghịch) - tức là những
rủi ro không trả được nợ - là những người tích cực tìm vay nhất và do vậy là có nhiều
khả năng được lựa chọn nhất. Do việc chọn lựa đối nghịch khiến dễ có thể là các món
cho vay được thực hiện cho những trường hợp rủi ro không trả được nợ, ngược lại người
cho vay có thể quyết định không cho vay mặc dù có những trường hợp trả được nợ.

Rủi ro đạo đức là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn
ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xẩy ra khi người cho vay phải chịu rủi ro
là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt xét theo quan điểm của
người cho vay, bởi vì những hoạt động “thiếu đạo đức” này khiến món vay ít có khả
năng hoàn trả. Ví dụ, người nông dân vay vốn để trồng điều, do muốn biến lợi nhuận cao
hơn họ đã dùng số vốn này đầu cơ bất động sản, nếu thành công họ sẽ có một khoản lợi
nhuận rất lớn sau khi đã trả đủ lãi cho ngân hàng, còn nếu không thì khả năng mất vốn
cũng là rất lớn. Nếu biết được ý định đó thì chắc chắn ngân hàng sẽ không cho vay, tuy
nhiên ngân hàng khó có thể biết được thông tin về người nông dân này, tức là xảy ra
thông tin không cân xứng. Rõ ràng rủi ro đạo đức do thiếu thông tin đã làm ngân hàng
phải gánh chịu rủi ro tín dụng.

Thứ hai, do sự điều khiển của “bàn tay vô hình” – cơ chế thị trường. Trong cấu trúc tài
chính của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vốn vay từ ngân hàng chiếm một tỷ
lệ tương đối lớn. Sự thành bại của các doanh nghiệp cũng có nghĩa là sự an toàn vốn của
ngân hàng. Các doanh nghiệp đang được kinh doanh trong một môi trường đầy thuận lợi,
năng động nhất song cũng lại chứa đựng nhiều cạm bẫy nhất. Với quy luật cạnh tranh
khốc liệt của nền kinh tế thị trường dưới sự giám sát của “bàn tay hữu hình” có thể làm
cho một doanh nghiệp từ chỗ hưng thịnh đi đến phá sản chỉ trong một thời gian rất ngắn
nếu nắm bắt sai tín hiệu thị trường, bởi vì cạnh tranh tất yếu phải có người thắng, kẻ
thua.

Thứ ba, do môi trường kinh tế - các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Chúng ta
đang sống trong một thế giới biện chứng, cụ thể là môi trường kinh tế - xã hội, cái mà
được tạo nên bởi nhiều yếu tố như chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, hệ thống pháp
luật và hàng loạt các biến số kinh tế khác như lạm phát, thất nghiệp, lãi suất… do đó,

11
không chỉ có hoạt động kinh doanh ngân hàng mà bất cứ một lĩnh vực nào đi nữa cũng
đều chịu sự chi phối của môi trường kinh tế xã hội. Một môi trường kinh tế không ổn
định sẽ gây ra một mức độ thiệt hại rất lớn cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong
lĩnh vực ngân hàng.

Thứ tư, do các nguyên nhân khác. NHTM có thể gặp rủi ro tín dụng từ những nguyên
nhân khách quan bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa… dẫn tới bên
vay không trả được nợ, ngân hàng không thu hồi được vốn vay.

Nguyên nhân chủ quan có thể xuất hiện từ phía khách hàng là người đi vay hoặc cũng có
thể là do chính ngân hàng gây ra. Về phía khách hàng do khách hàng sản xuất kinh
doanh thua lỗ, yếu kém, hoặc cố tình chây ỳ không trả nợ, hay tình hình tài sản thế chấp,
giấy tờ pháp lý của khách hàng là giả mạo, không bảo đảm… Về phía ngân hàng, trước
khi cấp một khoản tín dụng, cán bộ ngân hàng đều phải thẩm định, phân tích tính khả thi
của dự án cũng như tình hình khách hàng xem có đáng tin cậy, an toàn và hiệu quả
không. Trong quá trình phân tích, tính toán có một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tín
dụng, đó là còn chưa kể những cán bộ thiếu năng lực và kinh nghiệm đánh giá phương
án không tốt, định kỳ hạn trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách
hàng… Do đó khả năng rủi ro tín dụng xảy ra là điều tất yếu.

(ii) Rủi ro thị trường

Theo NHNN (2016) [36] rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất,
tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường, bao gồm các rủi ro sau:

Rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của
giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên Sổ kinh
doanh của NHTM. Chính sách lãi suất được coi là một công cụ của chính sách tiền tệ vì
vậy nó thường xuyên biến đổi nhằm đảm bảo mục tiêu của chính sách tiền tệ. Hơn nữa,
lãi suất còn là một công cụ cạnh tranh giữa các NHTM, đặc biệt ở Việt Nam nó được sử
dụng rất mạnh. Sự thay đổi của lãi suất sẽ gây rủi ro cho các doanh nghiệp và ngân hàng.
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu khi có các khoản cho vay với thời
hạn kéo dài theo lãi suất cố định, nhưng sau đó lãi suất trên thị trường lại biến đổi làm
ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Đôi khi lạm phát cũng gây ra rủi ro cho ngân
hàng do lãi suất thực âm.

12
Rủi ro ngoại hối là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá trên thị trường khi ngân hàng có
trạng thái ngoại tệ. Trong kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng thường dự báo một cách tương
đối chính xác sự biến động của tỷ giá từ đó ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh của mình như mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn… Tuy nhiên, do tỷ giá
chịu tác động của nhiều yếu tố, nó biến động không ngừng cho nên không phải lúc nào
người ta cũng có thể dự báo đúng được, đặc biệt là khi thời hạn kéo dài. Với xu hướng
huy động đa năng, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bằng ngoại tệ hiện nay ở các
NHTM thì rủi ro tỷ giá có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Nó có thể làm giảm thu nhập của
ngân hàng, đẩy ngân hàng tới tình trạng thua lỗ.

Rủi ro giá cổ phiếu là rủi ro do biến động bất lợi của giá cổ phiếu trên thị trường đối với
giá trị của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh trên Sổ kinh doanh của ngân hàng.

Rủi ro giá hàng hóa là rủi ro do biến động bất lợi của giá hàng hóa trên thị trường đối với
giá trị của sản phẩm phái sinh hàng hóa, giá trị của sản phẩm trong giao dịch giao ngay
chịu rủi ro giá hàng hóa của ngân hàng.

(iii) Rủi ro hoạt động

Theo NHNN (2016) [36] rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định
không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc
do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với
ngân hàng (bao gồm cả rủi ro pháp lý).

(iv) Rủi ro mất khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của ngân hàng là toàn bộ tài sản có của ngân hàng có khả năng
chuyển đổi thành tiền đủ để trang trải cho tài sản nợ và vẫn đảm bảo mức dự trữ bắt
buộc. Rủi ro mất khả năng thanh toán có thể xảy ra do một trong các rủi ro trên gây ra.

Rủi ro thiếu vốn khả dụng cũng là một trường hợp của rủi ro mất khả năng thanh toán,
đó là trường hợp ngân hàng không có khả năng đáp ứng việc rút vốn ồ ạt và ngoài dự
kiến của khách hay TCTD khác. Do vậy, ngân hàng luôn tính toán duy trì một hệ số vốn
khả dụng phù hợp để đề phòng. Hệ số này được tính toán trên cơ sở phân tích cụ thể tình
hình nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng.

Rủi ro mất khả năng thanh toán có tác hại rất lớn, không những làm phá sản ngân hàng

13
mà còn gây thiệt hại cho tất cả những ai có liên quan tới ngân hàng. Do đó, ngân hàng
phải luôn tính toán, duy trì khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh của mình.

2.2. Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM


2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị là NHTM thiết lập một chương trình hoạt động kinh doanh dài và ngắn hạn, xác
định các nguồn tài nguyên để thực hiện chương trình đó và lãnh đạo nhân viên ngân hàng
thực hiện những mục tiêu đề ra.

Quản trị rủi ro ngân hàng đề ra những kế hoạch, mục tiêu cụ thể dựa trên chính sách
QLRR chung của ngân hàng, giúp ngân hàng kinh doanh tín dụng tăng trưởng an toàn,
kiểm soát được rủi ro và đạt lợi nhuận bền vững theo chiến lược kinh doanh của ngân
hàng, phù hợp quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong luận văn này, quản trị rủi ro tín dụng là quá trình NHTM xây dựng các mô hình,
chính sách, quy trình QLRR tín dụng phù hợp với bộ máy thực thi và kiểm tra, giám sát
cấp tín dụng nhằm đạt lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng (lợi nhuận đã được loại trừ rủi ro)
và phù hợp các quy định của NHNN.

2.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có tác dộng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tùy theo
mức độ mà có thể gây ra ảnh hưởng như giảm lợi nhuận, thua lỗ, hoặc có thể dẫn đến
mất khả năng chi trả, phá sản ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có liên
quan trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp, tổ chức dân cư, người
gửi tiền. Nếu rủi ro trong kinh doanh của một NHTM diễn ra ở mức độ lớn, làm phá sản
ngân hàng đó, thì như một phản ứng dây truyền, nó sẽ lan sang các ngân hàng khác. Do
tâm lý sợ hãi của dân chúng, họ sẽ đua nhau rút tiền làm phá sản hàng loạt ngân hàng,
gây tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Thực tế chứng minh trong cuộc khủng hoảng tiền
tệ và hệ thống ngân hàng các năm 1929-1933, năm 1997 (ở châu Á) và năm 2008.

Cuộc khủng hoàng tài chính năm 2008 đã diễn ra cách đây gần chục năm, nhưng đến nay
các quốc gia trên thế giới vẫn chưa thể khắc phục được các hậu quả mà nó gây ra. Khủng
hoảng tài chính năm 2008 có nguyên nhân bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng toàn cầu kéo
theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính thế giới. Do ảnh hưởng của kinh tế
thế giới, nền kinh tế Việt Nam những năm qua cũng diễn biến phức tạp, lạm phát tăng

14
cao, nhập siêu lớn, tỷ giá biến động, diễn biến cung cầu vốn nội tệ và ngoại tệ trên thị
trường tiền tệ bất thường. Tình trạng doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ diễn ra, kinh tế suy
giảm, sức cầu yếu, đời sống nhân dân khó khăn… Trước bối cảnh kinh tế thế giới và
trong nước có nhiều biến động, thị trường tài chính tiền tệ và ngân hàng cũng diễn biến
phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và làm
cho hoạt động của các ngân hàng xuất hiện các rủi ro.

Nghiên cứu về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho thấy, rủi ro tín dụng có thể
xuất hiện tại bất cứ khâu nào trong quá trình hoạt động tín dụng của NHTM, có thể đến
từ môi trường bên ngoài hoặc ngay bên trong tổ chức, và chỉ xuất hiện trong những điều
kiện thích hợp. Rủi ro tín dụng gây ra các hậu quả hết sức nặng nề và có quy mô ảnh
hưởng đến cả nền kinh tế. Loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng là điều không tưởng mà
chúng ta chỉ có thể hạn chế và khắc phục thông qua quản trị rủi ro tín dụng của các
NHTM. Theo tổng kết của Quỹ tiền tệ quốc tế thì khoảng 50% NHTM bị phá sản là do
tổ chức quản trị yếu kém, trong đó quản trị rủi ro tín dụng chiếm vị trí quan trọng.

Để hạn chế các rủi ro tín dụng, NHTM phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu
giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể là: Dự báo rủi ro tiềm ẩn → Phát hiện những
biến cố không có lợi đã và đang xảy ra → Ngăn chặn các tình huống không có lợi và có
thể lan ra phạm vi rộng → Giải quyết hậu quả rủi ro tín dụng để hạn chế các thiệt hại đối
với tài sản và thu nhập của ngân hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ, do đó cần phải
quản trị để đảm bảo tính thống nhất.

Phòng chống rủi ro tín dụng được thực hiện bởi các nhân viên tín dụng, cán bộ lãnh đạo
ngân hàng. Trong ngân hàng, các nhân viên có suy nghĩ và hành động khác nhau, có thể
trái ngược hoặc cản trở nhau, do đó cần phải quản trị để mọi người hành động một cách
thống nhất.

2.2.3. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng


(i) Về mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng nằm trong mô hình quản trị rủi ro chung của ngân hàng,
trong đó HĐQT giám sát rủi ro tách biệt với Ban điều hành. Về cơ bản có thể xếp mô
hình quản trị rủi ro theo “3 lớp phòng vệ” với các đặc điểm quan trọng sau:

Lớp phòng vệ thứ 1 - Bản thân các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý rủi ro trong

15
phạm vi đơn vị.

Lớp phòng vệ thứ 2 - Bộ phận QLRR tập trung và độc lập có trách nhiệm phát triển, duy
trì và giám sát QLRR toàn hàng.

Lớp phòng vệ thứ 3 - Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập,
giám sát đảm bảo tính tuân thủ với chiến lược, chính sách và các quy định quản trị rủi ro
đã đặt ra.

Hiện nay có hai mô hình quản trị rủi ro tín dụng phổ biến được các NHTM áp dụng là
mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung là tách bạch khâu tiếp xúc khách hàng với
khâu phân tích ra quyết định cấp tín dụng. Tại chi nhánh, căn cứ chính sách tín dụng của
Trụ sở chính, các bộ phận, chức năng bán hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng để
tiếp thị, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách
hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và
các thông tin liên quan về Trụ sở chính để phân tích ra quyết định cấp tín dụng. Tại Trụ
sở chính, bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập bổ sung các thông tin
qua kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện
thông tin đại chúng… Trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung
từ tình hình chung về khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính,
phương án/dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay… báo cáo kết quả cho
cấp thẩm quyền ra quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt cấp tín dụng cho khách
hàng. Quyết định sẽ được chuyển cho chi nhánh để thực hiện cho vay theo các quy trình
tín dụng.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán cho phép các chi nhánh, căn cứ chính sách tín
dụng của Trụ sở chính, tự tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của họ và thu
thập thêm các thông tin qua kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu
trên các phương tiện thông tin đại chúng… thực hiện phân tích, thẩm định các thông tin
về khách hàng, phương án/dự án vay vốn để ra quyết định cấp tín dụng và thực hiện cho
vay theo các quy trình tín dụng.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, Ủy ban Basel về giám sát ngân
hàng, đã yêu cầu các ngân hàng xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo hướng

16
phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và
bộ phận phê duyệt tín dụng và phải nêu rõ trách nhiệm của các bộ phận.

(ii) Về chính sách QLRR tín dụng

Chính sách QLRR tín dụng nằm trong chính sách quản trị các loại rủi ro của ngân hàng.
Chính sách QLRR tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng ngân
hàng sẽ phát huy được các thế mạnh của mỗi ngân hàng. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng cho ngân hàng, tránh bị vi phạm các
quy định của cơ quan quản lý. Nội dung trọng tâm của chính sách này là ngân hàng phải
xây dựng được mô hình đo lường rủi ro tín dụng phù hợp để: hỗ trợ phê duyệt tín dụng,
thực hiện quản trị rủi ro tín dụng, hỗ trợ xác định giá khoản tín dụng, hỗ trợ quản lý và
quản trị khách hàng, và làm căn cứ để lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế,
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã ban hành một số nguyên tắc liên quan đến việc
xây dựng chính sách QLRR tín dụng của NHTM như sau:

- HĐQT phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách QLRR tín dụng, xem xét rủi ro tín
dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ
xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Các ngân hàng cần xác định và QLRR ro tín dụng
trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê
duyệt của HĐQT hoặc Ủy ban của HĐQT.

- Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường
mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…). Ngân hàng cần
xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng đối tượng khách hàng vay vốn và nhóm khách
hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và
theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau.

- Các chính sách QLRR tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản
tín dụng có vấn đề. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây
dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong QLRR tín dụng, giúp phân biệt các mức
độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.

17
(iii) Về quy trình QLRR tín dụng

Quy trình QLRR tín dụng thường được hiểu đơn giản theo ý nghĩa tác nghiệp, là những
quy định hướng dẫn cụ thể các bước nghiệp vụ từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi
quyết định cho vay, thu nợ. Do đó các NHTM thường gọi tắt là quy trình tín dụng. Xây
dựng một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
được thống nhất, khoa học, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện vì
quy trình tín dụng thường quy định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia cấp tín dụng.

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng quy định, các ngân hàng phải có quy trình rõ
ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp
thị, bộ phận phận tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch
ròi của các bộ phận tham gia. Đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên QLRR tín dụng
có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá,
phê duyệt và QLRR tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch
công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các
khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

Hiểu theo ý nghĩa quản trị, chính sách và quy trình QLRR tín dụng không tách rời và đều
nằm trong chính sách quản trị các loại rủi ro của ngân hàng, gồm:

- Xác định chiến lược, phân khúc (khẩu vị) về rủi ro tín dụng: là ngưỡng chấp nhận, từ
chối hoặc giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong đó có vai trò, trách nhiệm của các bên liên
quan trong hệ thống NHTM từ HĐQT đến Ban điều hành, từ Trụ sở chính đến các chi
nhánh và phòng giao dịch, từ chính sách đến các quy trình, nghiệp vụ cụ thể.

- Xây dựng chính sách, định hướng, mục tiêu QLRR phù hợp với chiến lược kinh doanh
tín dụng, đưa ra cơ chế để nhận diện, đo lường và giám sát các rủi ro tín dụng trọng yếu,
và phải được HĐQT phê duyệt, được cụ thể hóa trong điều hành và thực thi ở các cấp
khác nhau của mỗi NHTM.

- Đưa ra phương pháp luận và phương pháp đo lường được các rủi ro trong hoạt động
kinh doanh tín dụng, dựa trên khả năng xảy ra và mức độ thiệt hại dự tính, các chốt kiểm
soát, các khâu giám sát rủi ro, khả năng ngăn chặn kịp thời...

- Xác định các bước cụ thể, có quy trình để nhận diện, đánh giá, quản lý và giảm thiểu
rủi ro trong các hoạt động kinh doanh, phân chia trách nhiệm rõ ràng của cá nhân trong

18
hệ thống mỗi NHTM, kết nối với NHTW để đảm bảo giám sát theo yêu cầu và theo quy
định.

- Thực hiện các vấn đề về con người, nhân lực và hệ thống trong quản trị rủi ro.

- Báo cáo cho Ban lãnh đạo và các đơn vị kinh doanh tổng kết tình hình rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của hệ thống NHTM, cũng như toàn bộ cán bộ, nhân viên của ngân
hàng. Trên cơ sở đó NHTM báo cáo NHTW, cơ quan quản lý theo yêu cầu và theo quy
định về quản lý nhà nước.

2.2.4. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng

Một trong những tính chất cơ bản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và vì vậy tất cả các
mô hình tài chính hiện đại đều được đặt trong môi trường rủi ro. Do đó, cần thiết phải có
một khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và phải xây dựng công cụ để đo lường nó. Đo
lường rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách, quy trình
QLRR tín dụng.

Có nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng, các mô hình này rất đa dạng
bao gồm các mô hình định lượng và mô hình định tính. Các mô hình này không loại trừ
lẫn nhau, nên ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích, đánh giá mức độ rủi
ro tín dụng của khách hàng.

(i) Mô hình định tính

Đối với mô hình này, ngân hàng cần đề cập đến 3 yếu tố sau:

 Yếu tố 1 - Phân tích tín dụng

Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải trả lời được 3 câu hỏi cơ bản sau:

Một là, khách hàng vay có thể tín nhiệm và biết họ như thế nào, họ có thiện chí trả nợ
khi khoản vay đến hạn không hay không. Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết
6 khía cạnh – 6 “C” của khách hàng là: “Charater” - tính cách, “Capacity” - năng lực,
“Cash” - thu nhập, “Collateral” - tài sản bảo đảm, “Condition” - điều kiện và “Control” -
kiểm soát. Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là
khả thi.

19
Về tính cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của
khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành
của ngân hàng và phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không.
Đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với khách hàng cũ, còn khách hàng
mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ trung tâm phòng ngừa rủi
ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng…

Về năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp của từng quốc
gia. Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Về thu nhập của người vay (Cash): Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của
người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài
sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán…

Về bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là
nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

Về các điều kiện đi kèm (Conditions): Ngân hàng qui định các điều kiện tùy theo chính
sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thu ngân phải
qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW theo từng thời kỳ.

Về kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có
liên quan và qui chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không. Yêu cầu
tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không.

Hai là, hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, khách hàng có
khả năng hoàn trả nợ vay mà không cần đến một sức ép nào hay không. Một hợp đồng
tín dụng hợp lệ phải bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng bằng cách quy định những
điều khoản giới hạn hoạt động của người vay, nếu các hoạt động này đe dọa khả năng
thu hồi vốn vay của ngân hàng. Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay cũng phải được quy
định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng tín dụng.

Ba là, quyền của ngân hàng đối với thu nhập và tài sản của khách hàng trong trường hợp
khoản vay có vấn đề và khả năng ngân hàng có thể thu hồi được vốn kịp thời với mức độ
rủi ro và chi phí hợp lý hay không. Quy định về thế chấp tài sản phải đáp ứng được hai
mục tiêu của người cho vay:

20
- Ngân hàng có quyền thu giữ và bán tài sản để thu nợ trong trường hợp người vay không
có khả năng hoàn trả.

- Việc thế chấp tài sản sẽ tạo ra lợi thế tâm lý cho người vay. Khi thế chấp, người vay sẽ
chịu áp lực buộc phải nỗ lực hơn trong kinh doanh để có khả năng trả nợ ngân hàng. Do
vậy trách nhiệm của cán bộ ngân hàng là phải xác định rõ ngân hàng có thể hoàn thiện về
quyền hợp pháp của mình đối với tài sản thế chấp đó.

 Yếu tố 2 - Kiểm tra tín dụng

Các ngân hàng hầu hết đều có quy trình tín dụng riêng để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên
những nguyên lý chung nhất đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng là: Tiến hành
kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định; xây dựng kế hoạch, chương
trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, đảm bảo rằng những
khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra. Nó bao gồm:

- Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn.

- Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo.

- Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tính hợp pháp để sở hữu các tài
sản khi người vay không trả được nợ.

- Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay, trên cơ sở
đó xem xét lại nhu cầu tín dụng.

- Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng.

- Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn. Vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến tình
trạng tài chính của ngân hàng.

- Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra,
giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay.

- Tăng cường công tác kiểm tra khoản vay khi nền kinh tế có nhiều hướng đi xuống,
hoặc những ngành nghề cho vay có biểu hiện nghiêm trọng trong phát triển.

 Yếu tố 3 - Hệ thống tỷ số tài chính đánh giá khách hàng

21
Hệ thống tỷ số tài chính dùng để phân tích, đánh giá tín dụng doanh nghiệp được chia
thành 4 nhóm như sau:

- Nhóm tỷ số thanh khoản (Liquidity ratios).

- Nhóm tỷ số hoạt động (Activity ratios).

- Nhóm tỷ số đòn bẩy (Leverage ratios).

- Nhóm tỷ số khả năng sinh lời (Profitability ratios).

Tóm lại, các ngân hàng luôn mong đợi cho tất cả các khách hàng có chất lượng vay tiền.
Cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của các ngân hàng, nhưng đồng thời cũng chứa
đựng tiềm ẩn rủi ro cao. Để có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng, chức năng cho vay của
ngân hàng phải được thực hiện một cách chặt chẽ nhằm tuân thủ chính sách và thực hành
tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng thường xây dựng chính sách tín dụng và quy
trình nghiệp vụ cấp tín dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngân hàng xem xét nhiều tiêu
chí trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, tuy nhiên trong thực tế, thường tập trung vào
6 tiêu chí cơ bản, gọi là “6C”.

Cuối cùng, một chính sách tín dụng lành mạnh phải luôn kèm theo điều khoản kiểm tra
định kỳ, thường xuyên tất cả các khoản tín dụng đã cấp cho đến khi đáo hạn. Khi một
khoản tín dụng trở nên có vấn đề, thì cần đến nghiệp vụ xử lý của cán bộ ngân hàng. Cán
bộ ngân hàng phải tìm ra được nguyên nhân của tín dụng có vấn đề và hợp tác cùng
khách hàng để tìm ra giải pháp để thu hồi vốn. Các chuyên gia đã đưa ra các giải pháp
thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề như sau:

- Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ.

- Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng.

- Tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng ra riêng biệt nhằm tránh xung đột có thể xảy
ra về quan điểm cho vay.

- Dự tính những nguồn có thể dùng để thu hồi nợ có vấn đề.

- Cần xem trọng chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý của doanh nghiệp.

22
(ii) Mô hình lượng hóa

Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng. Mô hình này
được cho là mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan. Hiện nay, hầu hết các ngân
hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó là việc xây dựng mô hình
thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và
giới hạn tín dụng an toàn tối đa với một khách hàng cũng như trích để trích lập dự phòng
rủi ro. Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến:

Thứ nhất là mô hình điểm số Z:

Mô hình này phụ thuộc vào: Chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X; và tầm quan
trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ,
mô hình được mô tả như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5

Trong đó:

X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”

X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”

X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”

X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp
hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao.

1,8 < Z <3: Không xác định được.

Z > 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.

Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín

23
dụng cao.

Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.

Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và
không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách
hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn
toàn cả vốn và lãi của khoản vay.

Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng
của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân các chỉ số cũng
được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như
điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục.

Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò
quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối
quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động
của chu kỳ kinh tế).

Thứ hai là mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn
xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản… Các
yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời,
trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản
cá nhân, thời gian làm việc.

Mô hình này sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10. Ưu điểm là
mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời
gian ra quyết định cho vay. Nhược điểm là mô hình không thể tự điều chỉnh một cách
nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và đời sống gia đình.

Thứ ba là mô hình xác định giá trị rủi ro tới hạn – (VAR):

Giá trị tới hạn (VAR) là một thước đo về tổng mức rủi ro trong một danh mục các tài sản
tài chính cho các nhà quản trị cao cấp.

Khi sử dụng thước đo giá trị rủi ro tới hạn, nhà quản trị tính cho một danh mục tài sản

24
của một tổ chức tài chính theo cách như sau:

“Chúng ta có X% chắc chắn rằng chúng ta sẽ không mất nhiều hơn V đồng trong vòng N
ngày tới”.

Biến số V là giá trị rủi ro tới hạn của danh mục tài sản. Đó là một hàm số gồm 2 biến: N
biểu diễn trục thời gian nằm ngang và X là mức độ tin tưởng. Có nghĩa là nhà quản trị tin
rằng mức độ thua lỗ trong vòng N ngày với mức chắc chắn X% không vượt quá một mức
rủi ro xác định V.

Nếu tính vốn của ngân hàng theo mức độ rủi ro của thị trường, thì các nhà quản lý sẽ sử
dụng N = 10 ngày và X = 99. Điều này có nghĩa là họ tập trung vào mức thua lỗ trong
thời gian 10 ngày mà nó được hy vọng rằng không vượt 1%.

Vốn mà họ yêu cầu ngân hàng duy trì ít nhất gấp 3 lần giá trị rủi ro tới hạn này. Nhìn
chung, khi N ngày là quãng thời gian nghiên cứu biểu diễn theo trục nằm ngang và X%
là mức độ chắc chắn thì VAR là giá trị khoản lỗ tương ứng với (100 – X%) theo quy luật
phân phối chuẩn về mức độ biến động giá trị của danh mục trong vòng N ngày tới. Ví
dụ: khi N = 5 và X = 97, có nghĩa là 3% theo quy luật phân phối chuẩn sẽ là mức độ biến
động giá trị danh mục trong vòng 5 ngày tới.

Giá trị rủi ro tới hạn là một thước đo về rủi ro thay thế tốt nhất. Một số nhà nghiên cứu
đã tranh luận rằng VAR có thể giúp nhà quản trị chọn lựa được một danh mục các khoản
cho vay có phân phối thu nhập như nhau nhưng tiềm năng rủi ro cao hơn.

Thứ tư là mô hình xếp hạng tín dụng:

Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá mức độ tín nhiệm của bên nợ về việc thực hiện nghĩa
vụ tài chính theo đúng cam kết. Một hệ thống xếp hạng tín dụng tin cậy phải phân biệt rõ
khách hàng/khoản vay theo từng hạng, dựa trên các đặc điểm rủi ro tín dụng của khách
hàng/khoản vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng thường được phát triển theo ba phương
pháp: phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình và phương pháp hỗn hợp (kết hợp
cả yếu tố chuyên gia và kết quả mô hình tính toán), trong đó phương pháp xếp hạng hỗn
hợp được các TCTD sử dụng phổ biến nhất. TCTD có thể tự xây dựng hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ hoặc sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của hãng xếp hạng độc lập để
đánh giá rủi ro tín dụng.

25
Đối với xếp hạng tín dụng nội bộ, quy định lần 2 của Ủy ban Basel về giám sát ngân
hàng - gọi tắt là Basel II nêu hai phương pháp: phương pháp xếp hạng tín dụng cơ bản
(Foundation Internal Rating Based Approach, FIRB) và phương pháp xếp hạng tín dụng
tiên tiến (Advanced Internal Rating Based Approach, AIRB).

Theo phương pháp xếp hạng tín dụng cơ bản đối với khách hàng tổ chức, các TCTD ước
lượng xác suất vỡ nợ (Probability of Default - PD) cho mỗi mức xếp hạng tín dụng của
khách hàng, các tham số tổn thất vỡ nợ (Loss Given at Default - LGD), rủi ro vỡ nợ
(Exposure at Default - EAD) và kỳ đáo hạn hiệu dùng (M) được ước lượng bởi cơ quan
quản lý, giám sát là NHTW.

Theo phương pháp xếp hạng tín dụng tiên tiến với khách hàng tổ chức, các TCTD ước
lượng các tham số PD cho mỗi mức xếp hạng tín dụng của khách hàng, LGD cho mỗi
mức xếp hạng của hợp đồng, EAD cho mỗi loại hợp đồng vay và tính toán M theo hướng
dẫn của cơ quan quản lý, giám sát. Đối với khách hàng cá nhân, các tham số rủi ro PD,
LGD và EAD được các TCTD ước lượng theo từng rổ khách hàng.

Đối với xếp hạng tín dụng độc lập (còn gọi là phương pháp chuẩn), các TCTD cần lượng
hóa mức độ rủi ro tín dụng tương ứng với mức xếp hạng của các hãng xếp hạng tín dụng
độc lập. Là một công cụ đo lường, hệ thống xếp hạng tín dụng cần phải được kiểm định
và phê duyệt định kỳ trong quá trình sử dụng, nhằm đảm bảo các mức xếp hạng đã phân
biệt rủi ro đầy đủ và việc ước lượng các yếu tố rủi ro dựa trên những đặc điểm của rủi ro.

Basel II quy định, xếp hạng tín dụng nội bộ và các kết quả ước lượng xác suất vỡ nợ,
mức độ tổn thất là những yếu tố quan trọng trong quá trình phê duyệt tín dụng, QLRR tín
dụng, phân bổ nguồn vốn cho vay và quản trị ngân hàng.

2.2.5. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.

Về định tính, để đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại một NHTM ở Việt Nam thường
được xem xét dưới các khía cạnh sau: Ngân hàng xây dựng chính sách/khung quản trị rủi
ro tín dụng, xác định được khẩu vị rủi ro cho mình; tổ chức bộ máy, mô hình QLRR tín
dụng hiệu quả; ban hành đầy đủ các quy trình QLRR tín dụng để thực thi và giám sát
QLRR hiệu quả; có hệ thống phát hiện sớm các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro; sử dụng công
nghệ để QLRR tín dụng… với điều kiện đáp ứng được đầy đủ các quy định của NHNN
và các tiêu chuẩn Basel II. Rất khó để đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng tại một NHTM

26
ở Việt Nam giai đoạn này do đặc thù nền kinh tế Việt Nam vẫn đang còn nhiều thay đổi.

Về định lượng, kết quả quản trị rủi ro tín dụng của một NHTM được đánh giá qua các
chỉ tiêu sau đây:

(i) Nợ quá hạn

Theo NHNN (2016) [35], nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và/hoặc lãi đã quá hạn trên 10 ngày. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín
dụng, nó thể hiện sự yếu kém về tài chính của khách hàng, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của
ngân hàng với bên vay vốn.

Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định theo công thức:

Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng
QLRR tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối
với các khoản vay. Theo quy định của NHNN, nếu tỷ lệ nợ quá hạn > 5% thì quản trị rủi
ro tín dụng của ngân hàng đó là không tốt.

(ii) Nợ xấu

Hiện nay NHNN giám sát các NHTM quản lý tỷ lệ nợ xấu thay vì tỷ lệ nợ quá hạn. Theo
quy định của NHNN (2014) [38] về phân loại tài sản có, trích lập DPRR và sử dụng
DPRR để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, nợ xấu bao gồm các
khoản nợ được phân loại nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 – Nợ nghi ngờ và nhóm
5 – Nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu được xác định theo công thức:

Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết cứ 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu
phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng đang ở mức rủi ro cao, có
nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

27
càng kém, và ngược lại. Theo quy định của NHNN, tỷ lệ này được coi là an toàn khi nó ở
dưới mức 3% và ngược lại.

Thời gian qua các NHTM đã bán nhiều khoản nợ xấu cho VAMC (đưa ra hạch toán
ngoại bảng cân đối kế toán) nên tỷ lệ nợ xấu có giảm xuống, tuy nhiên đây mới chỉ là
được xử lý trên sổ sách nhằm che dấu mức độ rủi ro tín dụng thực của NHTM. Hàng
năm các NHTM vẫn phải trích lập tiếp DPRR tối thiểu 20% cho số nợ xấu này và thực
hiện các biện pháp thu hồi nợ bình thường theo ủy quyền của VAMC. Do đó các NHTM
cần phải cộng thêm dư nợ đã bán cho VAMC vào nợ xấu để tính tỷ lệ nợ xấu thực thì
mới phản ánh chính xác về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

(iii) Nợ cần chú ý

Ngoài nợ xấu, các NHTM cần thiết phải quản lý nợ nhóm 2 - Nợ cần chú ý, đây là các
khoản nợ được đánh giá tiềm ẩn rủi ro, có khả năng chuyển nợ xấu trong tương lai, để
xây dựng kế hoạch thu hồi nợ sớm và kiểm soát rủi ro tăng nợ xấu.

Tỷ lệ nợ cần chú ý được xác định theo công thức:

Dư nợ cần chú ý
Tỷ lệ nợ cần chú ý = x 100%
Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ cần chú ý cho biết cứ 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng có khả năng
chuyển nợ xấu trong tương lai. Tỷ lệ này càng lớn phản ánh rủi ro tín dụng của NHTM
đang gia tăng, do đó cần phải tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.

(iv) Nợ có vấn đề.

Nợ có vấn đề bao gồm các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu và nợ ngoại bảng (gồm nợ đã bán
cho VAMC và nợ đã được sử dụng DPRR tín dụng để xử lý).

Tỷ lệ nợ có vấn đề được xác định theo công thức:

Dư nợ có vấn đề
Tỷ lệ nợ có vấn đề = x 100%
Dư nợ nội bảng + Dư nợ ngoại bảng

Như vậy tỷ lệ nợ có vấn đề bao gồm cả các tỷ lệ trên đây, phản ánh được toàn bộ các rủi
ro tín dụng mà NHTM đang phải tập trung quản trị, tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

28
(v) Nợ xóa

Các khoản nợ xấu nhóm 5 có khả năng mất vốn được NHTM sử dụng DPRR tín dụng để
xử lý hạch toán ra ngoại bảng cân đối kế toán và ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện các
biện pháp tận thu theo quy định. Nếu quá 5 năm hạch toán ngoại bảng mà khoản nợ
không thể thu hồi được nữa thì NHTM xem xét trình cấp thẩm quyền (Đại hội đồng cổ
đông hoặc cơ quan quản lý nhà nước – đối với 4 NHTM có vốn của nhà nước) cho xuất
toán ngoại bảng (xóa nợ).

Tỷ lệ nợ xóa được xác định theo công thức:

Dư nợ ngoại bảng được xóa


Tỷ lệ nợ xóa = x 100%
(Dư nợ nội bảng + Dư nợ ngoại bảng)

Tỷ lệ này cho biết cứ 100 đồng cho vay ra nền kinh tế thì NHTM bị rủi ro mất vốn là bao
nhiêu đồng. Tỷ lệ này càng thấp thì quản trị rủi ro tín dụng của NHTM càng tốt và ngược
lại.

(vi) Nợ xấu được trích lập DPRR

Tỷ lệ nợ xấu được trích lập DPRR xác định theo công thức:

Tỷ lệ nợ xấu được trích lập Số dư DPRR tín dụng


= x 100%
DPRR (Dư nợ xấu + Nợ đã bán cho VAMC)

Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng nợ xấu thì NHTM có khả năng bù đắp được bao nhiêu
đồng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng trong quản trị rủi ro tín
dụng của NHTM càng tốt và ngược lại.

2.2.6. Quy định của NHNN Việt Nam về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM.

Theo lộ trình của NHNN, đến cuối năm 2015 có 10 NHTM thí điểm thực hiện phương
pháp quản trị vốn và rủi ro theo tuân chuẩn Basel II (VCB, BIDV, Vietinbank,
Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB), hoàn thành
vào năm 2018 và sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác. Nhằm mục
đích quản lý hoạt động kinh doanh tín dụng của các TCTD được phát triển an toàn, tiếp
cận tiêu chuẩn Basel II, NHNN đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày
31/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

29
đối với khách hàng; Thông tư số 26/VBHN-NHNN ngày 7/6/2016 quy định các giới hạn,
tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Một
số nội dung chính liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM được
NHNN quy định như sau:

Một là, yêu cầu TCTD phải ban hành quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay để
thực hiện trong toàn hệ thống. Quy định này phải có tối thiểu các nội dung sau:

- Điều kiện cho vay; các nhu cầu vốn không được cho vay; phương thức cho vay; lãi suất
cho vay và phương pháp tính lãi tiền vay; hồ sơ cho vay và các tài liệu của khách hàng
gửi TCTD phù hợp với đặc điểm của khoản vay, loại cho vay và đối tượng khách hàng;
thu nợ; điều kiện, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn;

- Quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay, trong đó quy định cụ thể thời
hạn tối đa thẩm định, quyết định cho vay; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá
nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay và các công việc khác
thuộc quy trình hoạt động cho vay;

- Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách
hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra,
giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định TSBĐ tiền vay, việc quản lý,
giám sát, theo dõi TSBĐ tiền vay phù hợp với biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc điểm của
TSBĐ tiền vay và khách hàng;

- Chấm dứt cho vay, xử lý nợ; miễn, giảm lãi tiền vay, phí;

- Nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; quy trình theo dõi,
đánh giá và kiểm soát rủi ro; phương án xử lý rủi ro;

- Kiểm soát việc cho vay để trả nợ khoản vay tại TCTD, trả nợ khoản vay nước ngoài
nhằm phòng ngừa và ngăn chặn việc phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Kiểm soát
việc cho vay theo phương thức cho vay tuần hoàn và phương thức cho vay quay vòng
nhằm quản lý dòng tiền của khách hàng để đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và
lãi tiền vay đúng hạn theo thoả thuận, phản ánh đúng chất lượng tín dụng;

30
- Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan; chính sách
tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan; quy
định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng, cơ
cấu lại thời hạn trả nợ đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan;

- Quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng; phương pháp theo dõi,
quản lý và việc phê duyệt, quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách
hàng và người có liên quan ở mức từ 1% vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài trở lên, đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, cấp tín dụng và
cơ cấu lại nợ, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa người thẩm định, người quyết định cấp tín
dụng và khách hàng là người có liên quan của những người này;

- Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro cấp tín dụng đối với các đối
tượng khách hàng, lĩnh vực mà TCTD ưu tiên hoặc hạn chế cấp tín dụng làm cơ sở
để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hằng năm;

- Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm
gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ) phải được thực hiện trên nguyên tắc người quyết
định cơ cấu lại thời hạn trả nợ không là người quyết định cấp khoản tín dụng đó, trừ
trường hợp việc cấp tín dụng do HĐQT, Hội đồng thành viên thông qua.

Hai là, quy định về giới hạn cấp tín dụng: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một
khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín
dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có
của ngân hàng.

Ba là, quy định về điều kiện, quy trình để QLRR và giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh
doanh cổ phiếu. Trong đó có điều kiện: NHTM phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; ngân hàng
không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trên cơ sở bảo
đảm dưới bất kỳ hình thức nào của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc
trên cơ sở bảo đảm bằng cổ phiếu của TCTD khác hoặc chính cổ phiếu đó; không được
cấp tín dụng trung hạn, dài hạn cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu; tổng
mức dư nợ cấp tín dụng đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không
được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của NHTM…

Bốn là, quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung

31
hạn và dài hạn theo tỷ lệ được tính theo công thức sau:

B
A = x 100%
C

Trong đó: “A” là tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài
hạn, “B” là tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn trừ đi tổng nguồn vốn trung hạn, dài
hạn và “C” là nguồn vốn ngắn hạn. Lộ trình áp dụng “A” cho các NHTM đến ngày
31/12/2016 là 60%, năm 2017 giảm còn 50% và từ 1/1/2018 trở đi là 40%.

Năm là, quy định về tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo tỷ lệ được tính
theo công thức sau:

L
LDR = x 100%
D

Trong đó: “LDR” là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, “L” là tổng dư nợ cho vay
và “D” là tổng tiền gửi. Mức “LDR” áp dụng cho các NHTM như sau: NHTM nhà nước
là 90%, Ngân hàng hợp tác xã là 80%, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng
100% vốn nước ngoài là 80%, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 90%.

Sáu là, yêu cầu các NHTM thực hiện việc phân loại, trích lập dự phòng và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay theo quy định của NHNN về phân loại
tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng…

2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu tương tự

Quản trị rủi ro tín dụng là đề tài mang tính cần thiết và cấp bách đối với các NHTM, đặc
biệt đối với các NHTM tại Việt Nam, do tín dụng là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ
yếu cho các NHTM. Trên thế giới, trong cấu phần lợi nhuận của các ngân hàng, khoảng
70-80% là thu từ dịch vụ, còn thu từ tín dụng chỉ chiếm 10-15% và tỷ lệ còn lại là thu
khác, trái ngược so với tại Việt Nam hiện nay. Do vậy, nội dung nghiên cứu về quản trị
rủi ro tín dụng của các NHTM được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Hầu hết các
nghiên cứu đều tập trung vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu là một ngân hàng cụ thể
hoặc một chi nhánh ngân hàng cụ thể. Một số ít nghiên cứu chuyên sâu với đối tượng
nghiên cứu gồm nhiều NHTM như nghiên cứu "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam" của Nguyễn Đức Tú [47], "Quản trị rủi ro tín dụng tại

32
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam" của Nguyễn Tuấn Anh [1].
Tại VCB, một số nghiên cứu nổi bật như "Nâng cao quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam" của Võ Xuân Nam [13] nghiên cứu trên phạm vi toàn hệ
thống hay "Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại
Vietcombank Huế” của Hoàng Văn Hoa và Tôn Thị Nga (2009) [8]... nghiên cứu trên
phạm vi chi nhánh cụ thể. Một số kết quả chính của các nghiên cứu và hạn chế có thể chỉ
ra như sau:

Luận án "Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại nước ta
trong giai đoạn hiện nay" Nguyễn Hữu Thủy (1996) [45] đã đề cập đến đặc điểm của quá
trình hình thành và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1994-1996.
Tác giả nhận thấy trong điều kiện về vốn nghèo nàn, công nghệ ngân hàng lạc hậu cùng
với những yếu tố về con người (đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về
ngân hàng trong kinh tế thị trường), cạnh tranh ngân hàng không lành mạnh, hạ thấp tiêu
chuẩn tín dụng... thì quản trị rủi ro tín dụng giai đoạn này chưa được chú trọng. Tác giả
đã đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro gồm đào tạo cán bộ, sắp
xếp bộ máy, công tác điều hành và kiểm tra kiểm soát. Tuy nhiên, luận án được thực hiện
trong giai đoạn 1994-1996 khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, hệ thống NHTM còn non
trẻ, không còn phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và hệ thống NHTM hiện nay.

Lê Thi Huyền Diệu (2008) [4] trong luận án "Luận cứ khoa học về xác định mô hình
quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam" đã tập trung nghiên
cứu về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân, dấu hiệu phản ánh rủi ro trong ngân hàng. Luận
án đã đúc kết các lý thuyết cơ bản về QLRR tín dụng, trong đó, nhấn mạnh hệ thống
QLRR tín dụng gồm các bước cơ bản: Nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro và
xử lý nợ. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở tham khảo quan trọng cho các nghiên
cứu về sau có liên quan đến rủi ro tín dụng phát triển và mở rộng. Hạn chế của luận án là
chỉ xây dựng khung mô hình lý thuyết chung, không tập trung vào một ngân hàng cụ thể,
do vậy, chỉ mang tính chất cung cấp cơ sở cho cơ quan quản lý cũng như từng ngân hàng
có thông tin tham khảo trong việc hoạch định chính sách chung.

Với thời gian nghiên cứu gần hơn, Nguyễn Đức Tú (2012) [45] đã thực hiện nghiên cứu
về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2008-
2011. Luận án bên cạnh việc khái quát hóa những nguyên lý cơ bản về rủi ro và QLRR
đã thực hiện đánh giá và chỉ rõ những mặt được và chưa được trong QLRR tín dụng của

33
Vietinbank, tập trung chủ yếu ở giai đoạn 2008-2011, đây là giai đoạn hệ thống NHTM
Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh lạm phát
tăng cao, tín dụng tăng trưởng nóng và nợ xấu lớn. Tác giả đã đề xuất mô hình QLRR tín
dụng phù hợp với Vietinbank trong giai đoạn phát triển tiếp theo, tập trung theo hướng
tăng cường công tác nhận diện và lượng hóa rủi ro tín dụng, hướng đến đáp ứng chuẩn
Basel theo định hướng chung của ngân hàng.

Đối với các nghiên cứu cụ thể tại VCB, luận văn thạc sỹ của Trần Tiến Chương (2008)
[2] là một trong số ít nghiên cứu với phạm vi toàn hệ thống VCB. Tác giả đã phân tích
thực trạng QLRR tín dụng tại VCB giai đoạn 2002-2007 ở các nội dung: Bộ máy tổ
chức, quy trình và thẩm quyền phê duyệt tín dụng, chính sách phân loại nợ và xử lý rủi
ro. Trên cơ sở những điểm hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại VCB giai đoạn 2002-
2007, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
tại VCB phù hợp với định hướng phát triển đến năm 2015 như: Nâng cao chất lượng
thẩm định và phê duyệt tín dụng, xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả, các giải pháp
phòng ngừa rủi ro và các giải pháp về nhân sự. Hạn chế của nghiên cứu là: (i) Giai đoạn
nghiên cứu của tác giả là từ năm 2002-2007, trước khi VCB được cổ phần hóa (2008), do
vậy, cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động kinh doanh nói chung và QLRR tín dụng nói
riêng còn mang tính bao cấp nhà nước. Sau khi cổ phần hóa, hệ thống quản lý cũng như
mô hình quản trị rủi ro đã có những thay đổi theo hướng hiện đại, hướng đến thông lệ
quốc tế, do vậy những giải pháp, đề xuất cũng như đối tượng nghiên cứu không còn phù
hợp trong giai đoạn hiện nay; (ii) Nghiên cứu chỉ nêu cụ thể từng giai đoạn trong mô
hình tổ chức và quản trị rủi ro tín dụng, chưa nêu và khái quát hóa được quy trình quản
trị rủi ro tín dụng của VCB.

Một số nghiên cứu khác với cùng đối tượng nghiên cứu nhưng được thực hiện với phạm
vi tại một chi nhánh cụ thể của VCB như: "Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình
hội nhập quốc tế" của Nguyễn Thị Ánh Thủy (2009), "Giải pháp nâng cao chất lượng
quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Huế" của Hoàng Văn Hoa và
Tôn Thị Nga (2009), "Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietcombank Chi nhánh Đồng Nai” của Võ Xuân Nam (2011)... Các nghiên cứu này chủ
yếu nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất những giải pháp cụ thể đối
với đặc điểm tín dụng của từng chi nhánh, không mang tính bao quát và gợi ý chính sách

34
toàn hệ thống.

Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu hoàn thiện quản trị
rủi ro tín dụng tại hệ thống VCB, trong đó có một số điểm mới và sự khác biệt so với các
nghiên cứu trước đây như sau:

- Thời gian nghiên cứu tác giả thực hiện là giai đoạn 2014-2016, sau khi VCB đã cổ phần
hóa và ổn định mô hình tổ chức kinh doanh, đồng thời VCB cũng hoàn thành việc tái cơ
cấu ngân hàng lần thứ nhất (2011-2015). Việc phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi
ro tín dụng nhằm đưa ra những giải pháp, đề xuất chính sách cho giai đoạn phát triển tiếp
theo (2017-2020) là phù hợp và mang tính thời sự.

- Quy trình hóa quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống VCB bao gồm các bước đầy đủ của
quy trình tín dụng từ khâu thẩm định khoản vay, quản lý khoản vay, kiểm soát sau cho
vay, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đến khâu thu hồi nợ xấu. Trên cơ sở đó, đề xuất
bổ sung chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho một số đơn vị kinh doanh cũng như phòng ban
liên quan nhằm đảm bảo quản trị rủi ro hiệu quả cho ngân hàng.

Tóm tắt chương 2

NHTM đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thông qua các
hoạt động nghiệp vụ về kinh doanh tiền tệ của mình. Kinh doanh tiền tệ là nghề chịu rủi
ro lớn hơn bất cứ nghề kinh doanh nào vì tiền tệ là “vật liệu” linh động, không bền vững,
chịu tác động và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ở tầm vi mô cũng như vĩ mô. Với vai trò
làm trung gian tài chính trong nền kinh tế của NHTM ta thấy giữa người gửi tiền, người
cho vay với người cần tiền, người đi vay có sự tách biệt nhau hoàn toàn, ngân hàng là
những người ở giữa gánh chịu rủi ro từ hai phía.

Rủi ro là kết quả tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy ngân hàng phải
nghiên cứu kỹ từng loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, để từ đó có thể đưa ra các biện
pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu nhất để bảo đảm an toàn tín dụng,
hiệu quả lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động này được các NHTM triển khai hiệu quả
hay không là phụ thuộc vào quản trị rủi ro tín dụng của mỗi ngân hàng thông qua việc
lựa chọn mô hình, chính sách và quy trình quản trị rủi ro phù hợp và tuân thủ các quy
định của NHTW, tiếp cận đến các tiêu chuẩn quốc tế.

Dựa trên các cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM nói chung, phần tiếp

35
theo sẽ chọn nghiên cứu điển hình về thực trạng QLRR tín dụng tại VCB - một NHTM
đang được đánh giá là có hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả nhất trên thị
trường hiện nay. Để việc nghiên cứu đạt kết quả tốt, trước hết chúng ta cần xem xét lựa
chọn một số phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm phản ánh được thực tiễn quản trị
rủi ro tín dụng của VCB, giúp phát hiện được các vấn đề về ưu, nhược điểm và nguyên
nhân của các hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp mục tiêu đề ra của luận văn.
Các nội dung cụ thể được mô tả chi tiết tại chương 3.

36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để phân tích về quản trị rủi ro tín dụng
của VCB:

- Nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia phê duyệt tín dụng hàng đầu
của VCB về mô hình, chính sách và quy trình QLRR tín dụng đang áp dụng tại ngân
hàng cũng như những kiến nghị của chuyên gia để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cho
VCB, góp phần nâng cao tính thuyết phục và có độ tin cậy cao hơn.

- Nghiên cứu định lượng là phương pháp thống kê số liệu rủi ro tín dụng phân theo kỳ
hạn, đối tượng khách hàng, ngành hàng và phân nhóm các nguyên nhân gây ra rủi ro tín
dụng.

- Nghiên cứu sơ cấp: Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thường niên, báo cáo
tài chính hàng năm của VCB và một số NHTM ở Việt Nam có cùng quy mô để so sánh.
Cụ thể là báo cáo các năm 2014, 2015 và 2016 (các nguồn tài liệu được công bố rộng rãi
trên internet).

- Nghiên cứu thứ cấp: Các báo cáo chuyên đề về QLRR tín dụng và xử lý thu hồi nợ có
vấn đề tại hội nghị kinh doanh 6 tháng/hàng năm của VCB; các cuốn sách, bài báo, công
trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu tại TCTD của một số tác giả trong và
ngoài nước; các nguồn tài liệu liên quan khác được công bố rộng rãi trên internet.

- Nghiên cứu so sánh với nghiên cứu độc lập của của VCB về các nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng và giải pháp khắc phục.

Trong đó nghiên cứu định lượng được tác giả tập trung phân tích chi tiết nhất nhằm đánh
giá chất lượng QLRR tín dụng của VCB. Trong bài phỏng vấn sâu, tác giả đã sử dụng
kết quả nghiên cứu so sánh để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra rủi ro từ phía ngân hàng
đằng sau các nguyên nhân đến từ phía khách hàng và nền kinh tế. Đây là một chủ đề khá
nhạy cảm thường không được các ngân hàng công bố.

- Về phương pháp thống kê:

Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích thông tin, mô tả dựa trên sơ sở tính toán

37
các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối, các chỉ số, hệ số... để phản ánh bản chất, đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu, động thái, xu hướng phát triển, các mô hình, chính sách QLRR tín
dụng, các kết quả, hiệu quả kinh doanh của VCB.

Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê suy luận được tác giả sử dụng để
làm rõ những nội dung phân tích và nghiên cứu, chỉ ra những ưu điểm cũng như những
hạn chế của VCB trong QLRR tín dụng, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện
QLRR tín dụng tại ngân hàng.

Ví dụ, để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng nợ quá hạn tại VCB, tác giả xây
dựng bảng thu thập thông tin tại một thời điểm xảy ra trong quá khứ, cụ thể là lấy dữ liệu
dư nợ quá hạn của khách hàng cá nhân ngày 28/2/2014 trong hệ thống VCB để nghiên
cứu. Thông qua việc tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây ra nợ quá hạn của các khách hàng
này, tác giả tiếp tục tổng hợp và phân tích thông tin theo các mục đích nghiên cứu.

- Tổng hợp và phân tích thông tin:

Tác giả thực hiện tổng quan tài liệu từ nhiều nguồn thu thập khác nhau, lựa chọn những
nguồn thông tin, tài liệu có tính pháp lý và đảm bảo độ tin cậy. Mục đích chính của khảo
cứu tài liệu là để tổng hợp các quan điểm, các khung lý thuyết từ các nghiên cứu trước về
những chủ đề liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng của NHTM thành một phân tích liền
mạch, mang tính hệ thống và nhất quán. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng khung lý thuyết
cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn.

Các thông tin thứ cấp mang tính định lượng thu thập đã được tác giả tổng hợp dưới hình
thức các bảng thống kê, đồ thị thống kê được sắp xếp và kết cấu lại phù hợp theo mục
đích phân tích thực trạng ở Chương 4.

Ví dụ: Dựa trên bảng thống kê dư nợ quá hạn của khách hàng cá nhân, các mô tả chi tiết
về nguyên nhân nợ quá hạn, tác giả tổng hợp lại theo nhóm nguyên nhân có tính chất gần
tương tự nhau để phân tích theo trọng số, tìm ra các nguyên nhân chiếm trọng số lớn nhất
để tập trung tìm giải pháp.

- Tổ chức phỏng vấn chuyên gia QLRR tín dụng của VCB:

Sau khi liên hệ với một số lãnh đạo của VCB đang làm công tác quản lý phê duyệt, đánh
giá chất lượng tín dụng của hệ thống VCB, tác giả đã được sự đồng ý phỏng vấn của một

38
chuyên gia hàng đầu phụ trách về mảng công tác này.

Tác giả đã xây dựng kịch bản phỏng vấn gồm các chủ đề xoay quanh đề tài QLRR tín
dụng như mô hình, chính sách, quy trình QLRR tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín
dụng… để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Tham gia buổi phỏng vấn có 03 người gồm tác
giả, chuyên gia được phỏng vấn và một đồng nghiệp hỗ trợ công tác thu âm, hậu cần…
nhằm làm cho không khí buổi được thoải mái và tác giả có thể hỏi được nhiều câu hỏi,
cũng như thu thập được nhiều kinh nghiệm từ người được phỏng vấn. Tài liệu phỏng vấn
được tác giả đánh máy lại và ghi ra đĩa CD đính kèm luận văn.

3.2. Quy trình nghiên cứu

Để đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại VCB, khung phân
tích của luận văn phải đảm bảo trên cơ sở lý luận và thực tiễn chung. Luận văn phân tích,
đánh giá toàn bộ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của VCB như mô hình, chính sách,
quy trình, số liệu rủi ro tín dụng những năm gần đây, rút ra những ưu điểm, hạn chế cần
khắc phục trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, phân tích nguyên nhân dẫn đến
các hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp có cơ sở khoa học và tính khả thi nhằm hoàn
thiện quản trị rủi ro tín dụng cho VCB. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra
khung nghiên cứu như sau:

- Xác định đề tài nghiên cứu: Do có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong hoạt động quản
lý và xử lý, thu hồi nợ có vấn đề của VCB nên tác giả đã căn cứ tình hình thực tế trong
quản trị rủi ro tín dụng của VCB, kết hợp với thu thập các nghiên cứu trên thế giới và
trong nước để tìm khoảng trống nghiên cứu, qua đó xác định đề tài nghiên cứu phù hợp
và có thể áp dụng cho chính công việc của mình (tính khả thi).

- Lập kế hoạch nghiên cứu: Sau khi xác định đề tài, tác giả đã xác định các nội dung cần
nghiên cứu, mục đích cần nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu cho phù hợp, lựa
chọn phương pháp nghiên cứu khả thi để đề tài mang tính thực tiễn, tập trung trả lời vào
3 câu hỏi sau:

+ Mô hình, chính sách, quy trình quản trị rủi ro tín dụng của VCB như thế nào?

+ Quản trị rủi ro tín dụng tại VCB đang có các hạn chế nào và nguyên nhân là gì?

39
+ Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cho VCB là gì?

Từ đó xây dựng lộ trình cho các công việc cần tiến hành nhằm đảm bảo về tiến độ, sự
đầy đủ về mặt nội dung theo quy định của nhà trường.

- Thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Nguồn dữ liệu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu
sơ cấp, được tác giả thu thập từ các đơn vị, tổ chức, phương tiện thông tin công cộng
(internet) có liên quan đến VCB, đảm bảo độ tin cậy. Việc xử lý dữ liệu đảm bảo tính
chính xác, khách quan, minh bạch.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu: Sau khi xử lý, phân tích dữ liệu, tác giả đối chiếu với các
vấn đề cần nghiên cứu, từ đó rút ra các kết luận và thực hiện viết báo cáo kết quả nghiên
cứu (luận văn).

Hình 3.1 – Khung nghiên cứu

Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của VCB

Mục tiêu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu


Giải pháp hoàn thiện
quản trị rủi ro tín dụng
Đặc điểm hoạt động tại VCB
Các loại rủi ro
của VCB
của NHTM

Rủi ro tín dụng Thực trạng quản trị Định hướng kinh doanh
của NHTM rủi ro tín dụng tín dụng của VCB

Quản trị RRTD Các giải pháp


của NHTM Đánh giá quản trị rủi
ro tín dụng của VCB

Quy định của Kiến nghị


NHNN VN
Những hạn chế và
nguyên nhân
Khoảng trống Kết luận
nghiên cứu

40
Tóm tắt chương 3

Chương 3 đưa ra hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng trong quá
trình thực hiện đề tài, bao gồm: Khung nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, tổng
hợp thông tin và phân tích thông tin. Đây là những phương tiện giúp tác giả đánh giá
được thực trạng đang diễn ra trong quản trị kinh doanh nói chung và quản trị rủi ro tín
dụng nói riêng của VCB trong Chương 4 từ những thông tin thực tế.

41
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB

4.1. Giới thiệu về VCB

4.1.1. Lịch sử phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (trước đây là Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền
thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc NHNN Việt Nam). Là NHTM nhà nước đầu tiên được
Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, VCB hoạt động với tư cách là một
Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công việc phát hành cổ
phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, mã cổ phiếu VCB chính thức được niêm
yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, VCB đã có những đóng góp quan trọng cho
sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối
ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những
ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã trở thành
một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch
vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền
thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch
vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân
hàng điện tử…

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, VCB hiện là một trong những NHTM lớn
nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao
dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại
Thủ đô Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại
Việt Nam, 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Thành phố
Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh
đó, VCB còn phát triển hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn
vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới
1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

VCB phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành Ngân hàng số

42
1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản
trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

4.1.2. Bộ máy tổ chức

VCB tổ chức bộ máy theo mô hình của công ty cổ phần như sau:

Hình 4.1 – Sơ đồ bộ máy tổ chức của VCB

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])

4.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB từ năm 2014 đến 2016

Các hoạt động kinh doanh của VCB từ năm 2014 đến 2016 chịu ảnh hưởng chung bởi
các diễn biến của tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Giai đoạn này kinh tế trong nước

43
vẫn còn nhiều bất ổn, nợ xấu của các TCTD tăng cao do hậu quả của 2 đợt suy thoái kinh
tế năm 2008 và năm 2011 đi kèm với lạm phát và lãi suất tăng cao. Chính phủ ưu tiên ổn
định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát quanh mức 5%/năm, tỷ giá không biến động quá
2%/năm, GDP xoay quanh mức 6%/năm thông qua nhiều biện pháp, trong đó kiểm soát
chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng của các TCTD và yêu cầu phải xử lý dứt điểm tình
trạng nợ xấu của hệ thống TCTD.

Kinh tế thế giới, dẫn đầu là nước Mỹ đã dần khắc phục được hậu quả của đợt khủng
hoảng tài chính năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm về mức bình thường và GDP quay
lại quỹ đạo tăng trưởng. Thị trường chứng khoán Mỹ đã phát triển ổn định, tăng vượt
đỉnh của giai đoạn 2008, dẫn đầu là nhóm ngành cổ phiếu công nghệ và tài chính ngân
hàng. Thị trường vàng và dầu mỏ đã giảm giá nhanh, giúp cho ổn định đầu tư phát triển
kinh tế của nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Đồng USD liên tục tăng giá so với
các đồng ngoại tệ khác của thế giới, giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của các nước
khác với Mỹ, nhất là các nước có đồng nội tệ yếu như Việt Nam được thuận lợi hơn.
Trong khi nước Mỹ đã nhanh chóng thoát khỏi suy thoái thì khối liên minh các nền kinh
tế của Châu Âu mới bắt đầu quá trình này. Họ chậm khắc phục do kết cấu hoạt động theo
khối kinh tế gồm nhiều nước, cần phải dần tách ra để từng nước hoặc nhóm nhỏ dễ triển
khai. Việc Chính phủ Mỹ thực hiện phương châm bảo hộ phát triển kinh tế trong nước đã
ảnh hưởng đến tiến độ khắc phục của các nền kinh tế ở Châu Âu và các nước khác trên
thế giới.

Tóm lại hoạt động kinh doanh của VCB trong giai đoạn năm 2014 đến 2016 diễn ra
trong bối cảnh Chính phủ thận trọng kiểm soát vĩ mô, tập trung xử lý nợ xấu của hệ
thống TCTD do thế giới chưa khắc phục được các hậu quả của đợt khủng hoảng kinh tế
năm 2008 và còn nhiều bất ổn. Tình hình các mảng hoạt động kinh doanh cụ thể của
VCB như sau (xem bảng 4.1):

Tốc độ tăng trưởng tài sản trung bình các năm qua của VCB là 18%/năm, trong khi tốc
độ tăng trưởng vốn tự có chỉ là 5%/năm. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hệ số an
toàn vốn để ngân hàng có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tài sản trong các năm
tiếp theo.

Trong các khoản mục Tài sản nợ, huy động tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất, khoảng 75%. Tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi trung bình các năm qua đạt
20%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, cho thấy công tác huy động vốn đang

44
được ngân hàng chú trọng và phát triển tốt.

Bảng 4.1 – Hạng mục tài sản của VCB các năm 2014-2016

ĐVT: tỷ đồng
Stt Hạng mục tài sản theo BCTC riêng lẻ 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016
A TÀI SẢN CÓ 576.305 672.929 785.961
1 Tiền mặt, đá quý, vàng bạc 8.322 8.518 9.691
2 Tiền gửi tại NHNN 13.267 19.715 17.382
3 Tiền gửi tại TCTD khác 88.667 92.189 102.540
4 Cho vay TCTD khác 58.787 41.168 51.015
5 Chứng khoán kinh doanh 9.777 9.061 3.250
6 Công cụ tài chính phái sinh khác - 1 231
7 Cho vay khách hàng (đã trừ DPRR) 314.278 376.079 449.071
8 Chứng khoán đầu tư (đã trừ DPRR) 66.804 107.462 131.642
9 Góp vốn đầu tư dài hạn (đã trừ DPRR) 5.145 5.340 5.253
10 Tài sản cố định 4.203 4.772 5.404
11 Tài sản có khác 7.055 8.624 10.482
B TÀI SẢN NỢ 576.305 672.929 785.961
1 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 54.093 41.481 54.151
2 Tiền gửi của các TCTD khác 33.998 52.011 53.491
3 Vay các TCTD khác 9.391 20.183 17.846
4 Tiền gửi của khách hàng 423.241 501.511 590.911
5 Phát hành giấy tờ có giá 2.084 2.007 10.005
6 Các khoản nợ khác 10.819 11.476 12.549
7 Vốn chủ sở hữu 42.679 44.260 47.008
 Một số tỷ số về tài sản:
1 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản 55% 56% 57%
2 Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi 82% 75% 78%
3 Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản 73% 75% 75%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])

Trong các khoản mục Tài sản có, cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất,
khoảng 57%, tuy nhiên so với 3 NHTM cùng quy mô thì tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Tốc
độ tăng trưởng cho vay khách hàng của VCB trung bình các năm qua là 21%/năm. Tỷ lệ
cho vay trên tổng huy động tiền gửi nằm trong phạm vi quy định của NHNN về QLRR

45
tín dụng của NHTM. Ngoài ra VCB còn có khoản mục chứng khoán đầu tư, tỷ trọng
đứng thứ 2 sau cho vay khách hàng, cũng có tốc độ tăng trưởng đột biến, trung bình
49%/năm. VCB cũng đã phát huy được thế mạnh trong việc huy động vốn ngoại tệ để
đầu tư vào các trái phiếu USD của Chính phủ.

Bàng 4.2 – Kết quả kinh doanh của VCB các năm 2014-2016 (so với NHTM khác)

ĐVT: tỷ đồng
Một số chỉ tiêu kết quả hoạt Vietin Agri
VCB BIDV
Stt động kinh doanh riêng lẻ bank bank
của năm tài chính 2014 2015 2016 2016 2016 2016
1 Thu nhập lãi thuần 11.828 15.305 18.272 22.609 21.778 28.511
Lợi nhuận thuần hoạt động
2 khác 1.787 1.905 1.915 1.796 1.216 4.295
3 Trích lập DPRR tín dụng (4.573) (6.050) (6.387) (8.883) (4.915) (13.048)
Lợi nhuận thuần từ hoạt
I động cấp tín dụng (1+2+3) 9.042 11.160 13.800 15.522 18.079 19.758
Lãi thuần từ hoạt động
II dịchvụ 1.379 1.645 1.992 2.103 1.453 2.158
Lãi thuần từ hoạt động kinh
III doanh ngoại hối 1.345 1.571 1.849 533 664 501
Lãi thuần từ mua bán
IV chứng khoán kinh doanh 155 175 462 389 162 -
Lỗ/lãi thuần từ mua bán
V chứng khoán đầu tư 184 179 (89) 423 43 (80)
Thu nhập góp vốn mua cổ
VI phần 265 83 112 1.251 327 92
VII Tổng thu nhập hoạt động 12.370 14.813 18.126 20.221 20.728 22.429
VIII Lợi nhuận sau thuế 4.451 5.208 6.612 6.072 6.690 3.388
 Tỷ lệ (I/VII) 73% 75% 76% 77% 87% 88%
 Tỷ lệ (II/VII) 11% 11% 11% 10% 7% 10%
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam [14], Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam [15], Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
[16], Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])

VCB đang có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhanh nhất trong 4 NHTM lớn nhất của Việt
Nam, trung bình 24%/năm. Hoạt động tín dụng đóng góp khoảng 76% trong tổng thu
nhập của ngân hàng, tương tự với BIDV, trong khi của Vietinbank và Agribank chiếm
đến 87%. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đem lại mức thu nhập đáng kể cho VCB,

46
chiếm 10% trong tổng thu nhập, trong khi 3 NHTM còn lại chỉ chiếm phần nhỏ. Hoạt
động kinh doanh dịch vụ của VCB cũng chiếm tỷ trọng trong tổng thu nhập là 11%, mức
cao nhất so với 3 NHTM lớn còn lại.

Kết thúc năm tài chính 2016, VCB và Vietinbank là hai NHTM dẫn đầu về lợi nhuận
kinh doanh, nếu không tính trích lập DPRR tín dụng thì VCB có kết quả kinh doanh tốt
hơn Vietinbank: VCB trích lập DPRR tín dụng cho hoạt động kinh doanh tín dụng năm
2016 là 6.387 tỷ đồng, cao hơn 30% so với mức trích lập của Vietinbank (4.915 tỷ đồng).

Theo số liệu về trích lập DPRR tín dụng nói trên, có phải là hoạt động kinh doanh tín
dụng của VCB đang có rủi ro tín dụng cao hơn Vietinbank? Thực tế thị trường đang
đánh giá chất lượng tín dụng của VCB tin cậy hơn do được quản trị gần với các thông lệ
quốc tế hơn. Các nội dung của phần tiếp theo sẽ đi sâu phân tích về quản trị rủi ro tín
dụng của VCB để làm rõ thêm nhận định này.

4.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB

4.2.1. Mô hình bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của VCB

Thực hiện quy định của NHNN và để đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển an toàn,
VCB đã tổ chức bộ máy quản trị các loại rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng như rủi ro tín
dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược… trong đó
đặc biệt nhấn mạnh đến quản trị rủi ro tín dụng.

Bộ máy QLRR tín dụng nằm trong bộ máy QLRR, gồm nhiều cấp độ từ Trụ sở chính
đến chi nhánh (xem bảng 4.2), phân biệt theo thẩm quyền phê duyệt tín dụng, tức mức
tối đa mà các cấp này được quyền phán quyết, gồm: giới hạn tín dụng, giá trị cấp tín
dụng, cấp bảo lãnh, mua nợ, thời hạn cấp tín dụng trung-dài hạn cho khách hàng, cơ cấu
nợ. VCB đang áp dụng mô hình QLRR tín dụng vừa tập trung vừa phân tán: các chi
nhánh được chủ động thẩm định cấp tín dụng và QLRR trong phạm vi thẩm quyền được
Trụ sở chính quy định, trường hợp vượt thẩm quyền phải trình lên Trụ sở chính để tái
thẩm định và phê duyệt (xem bảng 4.4 và 4.5).

Trong đó, HĐQT có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành tất cả các
hoạt động QLRR của VCB, đảm bảo hoạt động kinh doanh của VCB phát triển an toàn,
bền vững. HĐQT chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì văn hóa QLRR vững mạnh trong
toàn hệ thống VCB; ban hành chiến lược và các chính sách QLRR cơ bản phù hợp với

47
điều kiện kinh doanh và khả năng nguồn lực của VCB trong từng thời kỳ; phê duyệt hoặc
ủy quyền cho cấp có thẩm quyền phê duyệt các hạn mức rủi ro cơ bản và các giao dịch
kinh doanh đầu tư có giá trị lớn, phức tạp theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ
của VCB; ban hành quy chế tổ chức, hoạt động và thành phần của Ủy ban QLRR, Hội
đồng xử lý rủi ro, Ủy ban Quản lý Tài sản nợ - Tài sản có (ALCO), HĐTD doanh
nghiệp, HĐTD định chế tài chính, Hội đồng QLRR tín dụng...

Hình 4.2 – Mô hình bộ máy QLRR tín dụng của VCB

Hội đồng quản trị

Các UB/Hội đồng QLRR Ban kiểm soát (KToNB)

Hội đồng tín dụng


Trụ sở chính

Tổng giám đốc/Ban


điều hành

Phòng Chính Phòng Phòng Phê Phòng cấp Phòng Ban


sách tín dụng Công nợ duyệt TD tín dụng Phápchế KTNB

Hội đồng tín dụng


chi nhánh

Giám đốc chi


nhánh

Phòng Khách hàng Phòng Quản lý nợ

(Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu)

Ban kiểm soát chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ đối với hệ thống
QLRR theo quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của NHNN, của
VCB và các quy định có liên quan của pháp luật.

Ủy ban QLRR là bộ phận do HĐQT ra quyết định thành lập và chịu sự quản lý trực tiếp

48
của HĐQT. Ủy ban QLRR có trách nhiệm tham mưu cho HĐQT trong việc: quản lý các
loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của VCB; ban hành chiến
lược, chính sách liên quan đến hoạt động QLRR, khung khẩu vị rủi ro phù hợp trong
từng thời kỳ, bao gồm cả việc xác định các hạn mức và mức độ chấp nhận rủi ro của
VCB cũng như phương án xử lý rủi ro; quyết định phê duyệt các khoản đầu tư, các giao
dịch có liên quan. Ủy ban QLRR thực hiện phân tích đưa ra những cảnh báo về mức độ
an toàn trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro; xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu qủa
của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro, đưa ra khuyến nghị đề xuất với HĐQT về
những yêu cầu cần thay đổi.

Hội đồng xử lý rủi ro Trụ sở chính (Chủ tịch HĐQT làm Chủ tịch) chịu trách nhiệm xem
xét, phê duyệt kết qủa phân loại nợ và cam kết ngoại bảng; trích lập dự phòng và sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro; biện pháp và kết qủa thu hồi nợ đối với các khoản nợ được sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo các quy định của NHNN và VCB bao gồm cả việc xử
lý TSBĐ.

ALCO (Tổng giám đốc làm Chủ nhiệm) được HĐQT ra quyết định thành lập với chức
năng xây dựng và thực hiện các quy trình, chính sách do HĐQT ban hành, phê duyệt liên
quan đến QLRR thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất trên Sổ ngân hàng của
VCB. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản
nợ trong bảng cân đối kế toán của VCB nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi ro
được chấp nhận và tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh
của VCB. ALCO có trách nhiệm phê duyệt các hạn mức rủi ro và ra các quyết định liên
quan đến QLRR trong phạm vi phân cấp của HĐQT.

Hội đồng QLRR tín dụng có chức năng xây dựng, rà soát và triển khai chiến lược, khẩu
vị rủi ro tín dụng do HĐQT ban hành; giám sát rủi ro tín dụng toàn hàng, đảm bảo tuân
thủ các giới hạn về mức thận trọng/tham số đo lường rủi ro đã được HĐQT phê duyệt;
giám sát mức độ tập trung rủi ro; rà soát và đưa ra kiến nghị với HĐQT về các kịch bản
kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng và phân tích tổng hợp. Tùy theo yêu cầu và tình
hình thực tế, HĐQT ra quyết định thành lập Hội đồng QLRR tín dụng.

HĐTD Trụ sở chính gồm HĐTD doanh nghiệp và HĐTD định chế tài chính, do HĐQT
ra quyết định thành lập với chức năng xem xét phê duyệt giới hạn tín dụng/cấp tín dụng
đối với các khách hàng theo thẩm quyền phân cấp của HĐQT. Các khoản cấp tín
dụng/giới hạn tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐQT phải được HĐTD Trụ sở

49
chính xem xét, thống nhất thông qua trước khi trình HĐQT, phù hợp với quy định nội bộ
của VCB.

Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc tổ chức triển khai kịp thời và có
hiệu qủa các chiến lược, chính sách, nghị quyết, quyết định của HĐQT liên quan đến
hoạt động QLRR. Xây dựng và triển khai các quy trình nghiệp vụ nhằm QLRR; đề xuất
HĐQT phê duyệt các hạn mức rủi ro theo quy định nội bộ của VCB; các phương pháp
nhận dạng, đo lường và QLRR, các kế hoạch/biện pháp giảm nhẹ rủi ro phù hợp với khả
năng chịu đựng rủi ro của VCB. Đảm bảo mọi loại rủi ro đều được kiểm soát ở mức độ
thích hợp. Báo cáo HĐQT kịp thời các dấu hiệu hoặc các sự cố gây tác động bất lợi đến
hoạt động kinh doanh bình thường của VCB. Được quyền ra các quyết định trong phạm
vi được HĐQT phân cấp.

Phó Tổng giám đốc phụ trách rủi ro chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành trực tiếp toàn bộ
các hoạt động liên quan đến QLRR tại VCB, bao gồm việc quản lý các loại rủi ro chính,
gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên Sổ ngân
hàng, rủi ro hoạt động và rủi ro danh tiếng. Tham mưu cho Tổng giám đốc triển khai kịp
thời và có hiệu qủa các chiến lược, chính sách, quyết định, nghị quyết liên quan đến hoạt
động QLRR do HĐQT ban hành. Báo cáo Tổng giám đốc kịp thời các dấu hiệu hoặc các
sự cố gây tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh bình thường của VCB. Được quyền
và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên HĐQT trong trường hợp khẩn cấp hoặc xét thấy
cần thiết. Được quyền ra các quyết định trong phạm vi được Tổng giám đốc phân cấp, ủy
quyền.

Kiểm toán nội bộ có chức năng: Rà soát, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát
nội bộ, các hệ thống và quy trình QLRR và quản trị doanh nghiệp của toàn bộ ngân hàng.
Kiểm toán, đánh giá định kỳ toàn bộ khung quản trị rủi ro của ngân hàng và các chức
năng QLRR. Đánh giá mức độ an toàn vốn và đảm bảo thanh khoản theo quy định của
NHNN. Kết qủa kiểm toán nội bộ đối với hệ thống QLRR phải được báo cáo kịp thời
cho HĐQT, Ban kiểm soát, Ủy ban QLRR và Tổng giám đốc.

Các phòng ban quản lý rủi ro tại Trụ sở chính có nhiệm vụ QLRR tại Trụ sở chính, tham
mưu cho Tổng giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến QLRR, bao
gồm việc soạn thảo các quy trình nghiệp vụ, các hướng dẫn chỉ đạo thực hiện cụ thể phù
hợp với điều kiện thị trường trong từng thời kỳ; giám sát và đánh giá hoạt động QLRR
nói chung trong toàn hệ thống VCB và nói riêng đối với từng đơn vị thành viên; đề xuất

50
các biện pháp thực thi nhằm cải thiện tình hình. Trong phạm vi được phân cấp,
Trưởng/phụ trách phòng/ban QLRR tại Trụ sở chính được quyền ra các quyết định có
liên quan đến phê duyệt tín dụng, QLRR tín dụng...

Người đứng đầu - bao gồm Giám đốc các Chi nhánh/Trung tâm trực thuộc/Đơn vị sự
nghiệp, Trưởng/phụ trách các Phòng/Ban/Văn phòng đại điện/Tổ công tác - chịu trách
nhiệm tổ chức và triển khai có hiệu qủa QLRR trong phạm vi đơn vị công tác được phân
công lãnh đạo, phụ trách, kể cả các đơn vị không có chức năng, nhiệm vụ chính là
QLRR. Người đứng đầu chịu trách nhiệm đầu tiên đồng thời là người chịu trách nhiệm
cuối cùng đối với mọi hoạt động có khả năng phát sinh rủi ro cũng như các rủi ro đã phát
sinh trong phạm vi đơn vị được phân công.

HĐTD chi nhánh do Người đứng đầu ra quyết định thành lập và tham gia với tư cách
Chủ tịch HĐTD, thành viên là các Phó Giám đốc và một số lãnh đạo phòng cấp tín dụng,
kế toán. Hội đồng có chức năng xem xét phê duyệt giới hạn tín dụng/cấp tín dụng đối với
các khách hàng không phải là định chế tài chính theo thẩm quyền phân cấp của HĐQT.

Người lao động là những cán bộ, nhân viên VCB có trách nhiệm tuân thủ nghiêm quy
định của pháp luật và của VCB. Có ý thức chủ động phát hiện và đề xuất biện pháp giảm
thiểu rủi ro. Thực hiện các công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao, trung thực
và minh bạch. Nhận thức rõ và chủ động tham gia, đóng góp xây dựng, duy trì và phát
triển văn hóa QLRR của VCB.

4.2.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của VCB

Cùng với việc tổ chức bộ máy QLRR như trên thì ngân hàng cũng đã và đang xây dựng
các Chính sách QLRR tín dụng để toàn hệ thống vận hành thống nhất.

Mục tiêu của Chính sách QLRR tín dụng là: (i) Đảm bảo việc thực hiện cấp tín dụng tuân
thủ các quy định của pháp luật và VCB; (ii) Đảm bảo chú trọng một cách thích hợp các
bước kiểm tra, giám sát khoản tín dụng trước, trong và sau khi cấp tín dụng, phát hiện và
xử lý kịp thời các dấu hiệu rủi ro phát sinh; (iii) Đảm bảo tính độc lập, khách quan trong
đánh giá rủi ro giữa các bộ phận đề xuất/khởi tạo cấp tín dụng, thẩm định rà soát rủi ro
và phê duyệt cấp tín dụng bao gồm cả việc phân tách rõ trách nhiệm của từng bộ phận.

Các nội dung chính của Chính sách QLRR tín dụng là:

51
(i) Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, quy
trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình
kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng
khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở cho việc xét duyệt cấp
tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách DPRR phù hợp với phạm vi
hoạt động và tình hình thực tế của VCB (đo lường rủi ro từng khách hàng để ra quyết
định cấp tín dụng, thỏa thuận lãi suất cho vay, yêu cầu biện pháp bảo đảm, phân loại
nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ…).

VCB xây dựng hệ thống chấm điểm cho khách hàng tổ chức căn cứ theo chấm điểm tài
chính và phi tài chính: Tổng điểm cao nhất là 100 điểm, các khách hàng được xếp hạng
tín nhiệm trong 16 mức theo thứ tự sau: AAA, AA+, AA, A+, A, BBB, BB+, BB, B+, B,
CCC, CC+, CC, C+, C, D.

Bảng 4.3 – Xếp hạng tín dụng cho khách hàng tổ chức

Doanh nghiệp Xếp hạng tín Định chế tài Xếp hạng tín
Phân loại nợ Phân loại nợ
thông thường nhiệm chính nhiệm
94-100 điểm AAA Nhóm 1
95-100 điểm AAA Nhóm 1
88-<94 AA+ Nhóm 1
83-<88 AA Nhóm 1 90-<95 AA Nhóm 1
78-<83 A+ Nhóm 1 85-<90 A+ Nhóm 1
73-<78 A Nhóm 1 80-<85 A Nhóm 1
70-<73 BBB Nhóm 2 75-<80 BBB Nhóm 1
67-<70 BB+ Nhóm 2 70-<75 BB+ Nhóm 1
64-<67 BB Nhóm 2 65-<70 BB Nhóm 1
62-<64 B+ Nhóm 2 60-<65 B+ Nhóm 1
60-<62 B Nhóm 3 55-<60 B Nhóm 1
58-<60 CCC Nhóm 3 50-<55 CCC Nhóm 2
54-<58 CC+ Nhóm 3 45-<50 CC+ Nhóm 3
51-<54 CC Nhóm 3 40-<45 CC Nhóm 3
48-<51 C+ Nhóm 4 35-<40 C+ Nhóm 4
45-<48 C Nhóm 4 30-<35 C Nhóm 4
<45 điểm D Nhóm 5 <30 điểm D Nhóm 5
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [29])

52
Trong đó AAA là hạng tín nhiệm cao nhất nên ít rủi ro nhất, D là hạng tín nhiệm thấp
nhất nên rủi ro cao nhất. VCB chia 03 loại hình doanh nghiệp để chấm điểm xếp hạng tín
dụng, có sự khác nhau về tỷ trọng điểm số tài chính và phi tài chính: Doanh nghiệp thông
thường phải có báo cáo tài chính đủ 02 năm trở lên (xem Phụ lục 2), doanh nghiệp mới
thành lập, khách hàng định chế tài chính (như NHTM, công ty tài chính, công ty cho thuê
tài chính, công ty chứng khoán). Đối với các khách hàng cá nhân, VCB có quy định
chấm điểm tài chính và phi tài chính với các tiêu chí đơn giản hơn.

VCB thực hiện kiểm định, rà soát định kỳ hàng năm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phản ánh đúng mức độ rủi ro tín dụng
có thể phát sinh.

(ii) Quản lý thẩm quyền phán quyết tín dụng

Thẩm quyền phán quyết do HĐQT ban hành, bao gồm thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín
dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng (gồm phê duyệt giới hạn tín dụng, giá trị
cấp tín dụng, cấp bảo lãnh, mua nợ, thời hạn cấp tín dụng trung, dài hạn cho khách hàng,
cơ cấu nợ), thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng và ký kết các hợp đồng khác có liên
quan. Trong từng thời kỳ, HĐQT ban hành quy định về phạm vi các trường hợp thuộc
thẩm quyền phê duyệt của HĐQT, phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế.

Bảng 4.4 – Thẩm quyền phê duyệt tín dụng cấp Trụ sở chính
(ĐVT: tỷ đồng)
Đối với khách hàng tổ chức
01 lần cấp tín
dụng ngắn hạn Khách hàng cá
Cấp thẩm quyền Giới hạn tín
(trừ cấp bảo lãnh) nhân
dụng
khi chưa có
GHTD ngắn hạn
Vượt GĐ QLRR
HĐTD Trụ sở chính > 450 và < 3000 >300 và < 3000 và < 3000
GĐ QLRR Trụ sở chính > 300 và =< 450 > 220 và =< 300 > 50 và =< 100
GĐ QLRR TpHCM > 250 và =< 450 > 170 và =< 300 > 50 và =< 100
GĐ khách hàng Trụ sở chính =< 450 =< 300 Ko thực hiện
2 lãnh đạo PDTD Trụ sở chính >200 và =< 300 >150 và =< 220 >20 và =< 50
2 lãnh đạo PDTD TpHCM >200 và =< 250 >150 và =< 170 >20 và =< 50
Chuyên gia/Lãnh đạo PDTD Vượt HĐTD chi Vượt HĐTD chi Vượt HĐTD chi
nhánh và =< 200 nhánh và =< 150 nhánh và =< 20
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [18])

53
Bảng 4.5 – Thẩm quyền phê duyệt tín dụng cấp chi nhánh
(ĐVT: tỷ đồng)

Đối với khách hàng tổ chức KHCN, hộ kinh doanh


01 lần cấp tín dụng ngắn
Các nhóm Giới hạn tín dụng hạn (trừ cấp bảo lãnh) khi
HĐTD chi
chi nhánh chưa có GHTD ngắn hạn Giám đốc
nhánh
HĐTD chi HĐTD chi
Giám đốc Giám đốc
nhánh nhánh
Nhóm 1 140 75 100 50 30 8
Nhóm 2 115 60 80 40 30 8
Nhóm 3 90 45 60 30 30 8
Nhóm 4 75 35 50 25 30 8
Nhóm 5 60 27 40 20 30 8
Nhóm 6 45 20 30 15 20 5
Nhóm 7 30 13 20 10 20 5
Nhóm 8 15 7 10 5 10 3
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [18])

(iii) Quản lý hạn mức rủi ro tín dụng

VCB quản lý các hạn mức rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật, gồm:

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn
tự có của VCB, trừ các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín
dụng tối đa vượt giới hạn theo quy định.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không
được vượt quá 25% vốn tự có của VCB, trừ các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ
quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn theo quy định.

- Tổng các khoản cấp tín dụng của VCB được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức cấp
tín dụng tối đa vượt các giới hạn đối với một khách hàng, một khách hàng và người có
liên quan không được vượt quá 4 lần vốn tự có của VCB

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một công ty con, hoặc một công ty liên kết của
VCB, hoặc một doanh nghiệp mà VCB nắm quyền kiểm soát theo quy định của Luật các
TCTD không được vượt quá 10% vốn tự có của VCB.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng hạn chế cấp tín dụng (trừ công ty

54
con, công ty liên kết hoặc doanh nghiệp VCB nắm quyền kiểm soát) theo quy định tại
Luật các TCTD không được vượt quá 5% vốn tự có của VCB.

Và quản lý theo hạn mức nội bộ của VCB, gồm:

- Tổng mức dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất (không bao gồm khách hàng là định
chế tài chính) không vượt quá 20% tổng dư nợ cho vay của VCB (không bao gồm dư nợ
cho vay khách hàng là định chế tài chính).

- Tổng mức dư nợ cho vay một ngành/lĩnh vực không vượt quá 10% tổng dư nợ cho vay
của VCB (không bao gồm dư nợ cho vay khách hàng là định chế tài chính).

- Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ cấp tín dụng xấu tối đa không vượt quá 3% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ dư nợ cho vay của một chi nhánh tối đa không vượt quá 10% dư nợ cho vay của
VCB (không bao gồm dư nợ cho vay khách hàng là định chế tài chính).

(iv) Quy định về Chính sách phân loại, trích lập và sử dụng DPRR tín dụng

Ít nhất một quý một lần, VCB thực hiện rà soát và đánh giá lại việc phân loại nợ và cam
kết ngoại bảng, trính lập và sử dụng DPRR tín dụng trong toàn hệ thống.

Đối với khách hàng tổ chức là doanh nghiệp thông thường và định chế tài chính, VCB
căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng để phân loại nhóm nợ (xem Bảng 4.3). Đối
với doanh nghiệp mới thành lập, VCB kết hợp kết quả chấm điểm tín dụng và tình trạng
khoản nợ (số ngày quá hạn hoặc biện pháp xử lý nợ) để phân loại nợ (xem Bảng 4.6).
Đối với khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh và các khách hàng tổ chức khác thì căn cứ
theo tình trạng khoản nợ (chỉ tiêu định lượng) để phân loại nhóm nợ.

Các khoản nợ được phân loại theo 5 nhóm nợ: Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn, Nhóm 2 –
Nợ cần chú ý, Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn, Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ, Nhóm 5 – Nợ có
khả năng mất vốn. Sau khi có kết quả phân loại nợ của các TCTD khác (do CIC của
NHNN chuyển về), nếu khoản nợ nào bị xếp nhóm nợ rủi ro cao hơn ở TCTD khác thì
VCB sẽ hiệu chỉnh và phân loại theo. Căn cứ nhóm nợ, VCB tiếp tục tính tỷ lệ khấu trừ
TSBĐ cho 9 nhóm tài sản để tính trích lập DPRR cụ thể theo từng khoản nợ (trừ nợ
Nhóm 1): Nhóm 2 trích 5% (trên tổng dư nợ trừ TSBĐ khấu trừ), Nhóm 3 là 20%, Nhóm
4 là 50%, Nhóm 5 là 100%. VCB trích lập DPRR chung cho nhóm nợ từ 1 đến 4 (trích

55
0,75% trên tổng dư nợ) theo quy định của NHNN.

Các khoản nợ nhóm 5 sẽ được Hội đồng xử lý rủi ro Trụ sở chính xem xét cho sử dụng
DPRR để xử lý hạch toán ngoại bảng và phê duyệt kế hoạch thu nợ để các bộ phận xử lý
thu hồi nợ tiếp tục thực hiện. Quá 05 năm mà VCB đã thực hiện các biện pháp thu nợ
theo kế hoạch của Hội đồng xử lý rủi ro Trụ sở chính nhưng không còn khả năng thu
được nữa thì VCB sẽ tổng hợp trình Bộ Tài Chính và NHNN xin xuất toán ngoại bảng
(xóa nợ).

Bảng 4.6 – Phân loại nhóm nợ cho doanh nghiệp mới thành lập

Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ


Phân loại nợ theo yếu tố tình trạng AAA,AA BB+,B CCC,
khoản nợ +,AA, A+, B, B+, CC+,C C+, C D
A, BBB B C
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
Trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày Nhóm 1
2 3 4 5
Quá hạn từ 10 đến 90 ngày, hoặc Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
Nhóm 2
Bị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu 3 4 5 5
Quá hạn từ 91 đến 180 ngày, hoặc Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
Nhóm 3
Bị gia hạn nợ lần đầu hoặc miễn giảm lãi 4 5 5 5
Quá hạn từ 181 đến 360 ngày, hoặc
Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại Nhóm 4
5 5 5 5
lần đầu, hoặc
Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2
Quá hạn trên 360 ngày, hoặc
Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn
từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ cơ cấu
lại lần đầu, hoặc
Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần Nhóm 5
thứ hai, hoặc
5 5 5 5
Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên,
kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn, hoặc
Bị khoanh hoặc đang chờ xử lý hoặc
DN bị phá sản, giải thể; cá nhân chết, mất tích
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [30])

VCB thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với tất cả khách hàng có quan hệ
cấp tín dụng, tiền gửi, phát hành trái phiếu chưa niêm yết, giấy tờ có giá đã được VCB
mua. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của NHNN và tiến tới
theo thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, chủ động đối phó

56
với mọi tình huống rủi ro xảy ra.

(v) Quy định về Chính sách bảo đảm tín dụng

HĐQT ban hành Chính sách bảo đảm tín dụng nhằm quản lý tốt rủi ro tín dụng và tuân
thủ các quy định có liên quan của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín
dụng được thực hiện theo Chính sách bảo đảm tín dụng của HĐQT trong từng thời kỳ.
Chính sách bảo đảm tín dụng có các nội dung: Xác định danh mục các TSBĐ và các biện
pháp bảo đảm được VCB chấp nhận; Điều kiện đối với từng loại TSBĐ được VCB chấp
nhận; Nguyên tắc phân cấp thẩm quyền phê duyệt định giá TSBĐ; Tỷ lệ cho vay so với
giá trị của TSBĐ...

(vi) Xây dựng Chính sách QLRR tín dụng theo quy mô khách hàng

HĐQT ban hành quy định về giới hạn tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, đảm
bảo tín dụng phù hợp với năng lực, chất lượng của khách hàng.

Đối với khách hàng tổ chức là/không phải là định chế tài chính: VCB áp dụng hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng nhằm lượng hóa mức độ rủi ro, là cơ sở cho
việc xét duyệt giới hạn tín dụng/cấp tín dụng đối với từng khách hàng. Tổng giám đốc
ban hành quy trình hướng dẫn cụ thể về việc phê duyệt, sử dụng và quản lý giới hạn tín
dụng/cấp tín dụng đối với khách hàng.

Đối với khách hàng thể nhân: VCB hướng tới chuẩn hóa hệ thống chấm điểm tín
dụng/các sản phẩm tín dụng cung ứng cho nhóm khách hàng thể nhân; ban hành đầy đủ
các sản phẩm tín dụng cho đối tượng khách hàng thể nhân và thực hiện cho vay dựa theo
sản phẩm chuẩn do VCB ban hành.

Tùy điều kiện thực tế trong từng thời kỳ, HĐQT có quy định riêng về tổng mức dư nợ
cấp tín dụng/tổng dư nợ cho vay tối đa đối với tổng thể nhóm khách hàng tổ chức hoặc
riêng đối với từng tiểu nhóm khách hàng tổ chức (định chế tài chính gồm nhóm NHTM
trong nước, nhóm NHTM nước ngoài, nhóm định chế tài chính phi ngân hàng...; không
phải là định chế tài chính gồm nhóm doanh nghiệp trong nước, nhóm doanh nghiệp nước
ngoài, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ…); và quy định riêng về tổng mức dư nợ cấp tín
dụng/tổng dư nợ cho vay tối đa đối với tổng thể nhóm khách hàng thể nhân.

57
(vii) Quy định về Chính sách phân bổ tín dụng

Phân bổ theo vùng địa lý: VCB thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực
địa lý trên cơ sở hệ thống mạng lưới các chi nhánh. Việc phân định khu vực đầu tư theo
vùng địa lý do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ. Tùy điều kiện thực tế, có thể
xem xét việc khống chế tổng dư nợ cho vay, cấp tín dụng tối đa đối với các chi nhánh có
chất lượng tín dụng kém.

Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: Cơ cấu kỳ hạn vay và loại tiền vay phải đảm
bảo phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động, tuân thủ quy định
của pháp luật, NHNN và của VCB trong từng thời kỳ về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn
hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

Phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, ngành/lĩnh vực đầu tư: VCB
chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro có
thể xảy ra, không tập trung cấp tín dụng vào một sản phẩm nhất định, một nhóm đối
tượng khách hàng, chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới phù
hợp với môi trường kinh doanh và định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
Đồng thời VCB cũng chủ trương đa dạng hóa ngành/lĩnh vực đầu tư cấp tín dụng theo
nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, hạn chế tập trung vào một
ngành/lĩnh vực nhất định.

(viii) Nhóm các khoản tín dụng cần tăng cường quản lý

VCB thực hiện phân loại các khoản tín dụng có quy mô lớn và/hoặc có mức độ và tính
chất rủi ro cao đưa vào nhóm các khoản tín dụng cần tăng cường quản lý. Định kỳ hàng
quý, báo cáo các khoản tín dụng cần tăng cưởng quản lý được gửi cho HĐQT, Ban kiểm
soát và Ủy ban QLRR. Tổng giám đốc ban hành quy trình quản lý các khoản tín dụng
thuộc nhóm cần tăng cường quản lý, đảm bảo các nguyên tắc:

- Phạm vi các khoản tín dụng cần tăng cường quản lý, tối thiểu gồm: Khoản cấp tín dụng
ở mức từ 1% vốn tự có của VCB trở lên và khoản cấp tín dụng được phân loại vào Nhóm
2 trở lên theo quy định về Chính sách phân loại nợ của VCB.

- Nhóm các khoản tín dụng cần tăng cường quản lý phải được giám sát, theo dõi với tần
suất thường xuyên hơn các khoản tín dụng thông thường khác.

58
4.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của VCB.

Để thực hiện mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng, VCB đã ban hành khá đầy đủ các quy
định nội bộ liên quan quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, gồm: các quy trình cho vay
đối với khách hàng, nhóm khách hàng liên quan; chấm điểm xếp hạng tín dụng cho
khách hàng; xác định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng, thẩm định dự án vay vốn của khách
hàng; thẩm định giá TSBĐ và nhận bảo đảm, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố; kiểm soát
trước, trong và sau cho vay; phân loại nợ, trích lập DPRR và xử lý rủi ro; xử lý thu hồi
nợ có vấn đề (quy định về khởi kiện, thi hành án, giảm miễn lãi, mua bán nợ...) phù hợp
với các quy định của NHNN và pháp luật. Như vậy tại các chốt kiểm soát từ giai đoạn
nhận diện, đánh giá, kiểm soát (phòng ngừa) đến xác định, phân loại và xử lý rủi ro
(khắc phục) VCB đều xây dựng các quy trình QLRR. Các quy trình này có thể tóm lược
trong quy trình cấp tín dụng và xử lý nợ tổng quát của VCB như hình 4.3.

VCB chia đối tượng khách hàng thành khách hàng thể nhân và khách hàng pháp nhân,
hay chính là khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng doanh nghiệp lại được chia thành hai
đối tượng theo quy mô và nhu cầu vay vốn để áp dụng cho hai quy trình phù hợp: Doanh
nghiệp lớn hoặc SME. Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, VCB áp dụng theo quy
trình 246 ban hành theo Quyết định số 246/QĐ-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008 để cấp
tín dụng. Đối với doanh nghiệp SME có quy mô vừa và nhỏ, VCB áp dụng quy trình 36
ban hành theo Quyết định số 36/QĐ-NHNT.CSTD ngày 28/01/2008 để cấp tín dụng.
Trường hợp doanh nghiệp SME có mức phán quyết vượt thẩm quyền của chi nhánh thì
sẽ sử dụng quy trình 246.

Mặc dù được chia theo các quy trình khác nhau nhưng vẫn mang được bản chất chung
đối với quá trình thẩm định. Việc phân chia quy trình theo quy mô của khách hàng nhằm
khai thác thông tin và thẩm định theo từng đặc điểm riêng của mỗi đối tượng khách
hàng, đảm bảo quá trình thẩm định chặt chẽ. Có thể nói, quy trình 36 dành cho khách
hàng SME là một bản lược giản quy trình 246 của khách hàng có quy mô lớn. Toàn bộ
quá trình thẩm định sẽ được phòng khách hàng thực hiện, sau đó trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Hệ thống phê duyệt tại VCB được phân thành nhiều cấp, cấp thấp nhất là
Giám đốc chi nhánh rồi đến HĐTD chi nhánh (xem Bảng 4.5), nếu vượt thẩm quyền sẽ
phải trình lên cấp Trụ sở chính (xem Bảng 4.4). Phòng/bộ phận quản lý nợ sẽ thực hiện
các tác nghiệp theo từng thông báo riêng của phòng khách hàng như là tác nghiệp giải
ngân món vay, hạch toán kế toán, lưu giữ hồ sơ cho vay và quản lý, theo dõi khoản vay...

59
Hình 4.3 - Tóm lược quy trình cấp tín dụng tại VCB

Bước thực hiện Cán bộ khách hàng Các cấp phê duyệt tín dụng Bộ phận quản lý nợ
1. Tiếp nhận hồ sơ
Tiếp nhận đề nghị vay vốn của
khách hàng

2. Thẩm định, cấp


tín dụng Đồng ý
Thẩm định, đề xuất cấp tín dụng Phê duyệt
khoản vay

Thông báo khách hàng Không đồng ý

3. Giải ngân
Giải ngân và quản lý
hồ sơ vay

4. Theo dõi và
Theo dõi, kiểm tra sử dụng vốn vay
kiểm tra sau cho
vay

Không
phát sinh
Rủi ro tín
dụng

Nguyễn Văn Hùng – FeMBA Graduation 2017 60


5. Xử lý nợ
Phát sinh nợ xấu
Phê duyệt
Đề xuất phương án xử lý nợ trình phương án
cấp có thẩm quyền xử lý nợ
Đồng
Không đồng ý ý

Áp dụng biện pháp xử lý nợ được


phê duyệt với khác hàng

Diễn giải chi tiết:


1. Cán bộ khách hàng tiếp nhận đề nghị vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ, thủ tục vay cốn theo quy định
2. Việc thực hiện phê duyệt tín dụng được thực hiện theo phân cấp thẩm quyền, đối với Phòng giao dịch, Giám đốc chi nhánh, Tổng giám đốc
và HĐTD Trụ sở chính.
3. Bộ phận quản lý nợ thực hiện giải ngân sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ giải ngân đáp ứng đủ điều kiện
4. Cán bộ khách hàng sau khi cho vay định kỳ/đột xuất kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng để hạn chế rủi ro phát sinh và có phương
án xử lý sớm tùy theo mức độ rủi ro đánh giá.
5. Với từng phương án xử lý nợ, nếu áp dụng không hiệu quả, cán bộ khách hàng đề xuất phương án xử lý khác phù hợp theo quy định, mức độ
hợp tác và khả năng trả nợ của khách hàng.

(Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu)


Có thể nói VCB đang áp dụng quy trình cho vay đối với khách hàng chặt chẽ nhưng khá
tinh gọn, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam và hướng đến các quy chuẩn cho vay quốc
tế. Trong thời gian áp dụng vừa qua, quy trình này đã phát huy một cách tích cực nâng
cao chất lượng thẩm định, trong quản trị cho vay và giảm thiểu thời gian ra quyết định.

Các quy trình cho vay của VCB đều được kiểm soát trong khung quản trị rủi ro tín dụng
mà VCB đã và đang xây dựng: Chiến lược kinh doanh → xác định khẩu vị rủi ro (theo
ngành, đối tượng khách hàng, TSBĐ…) → ban hành chính sách/sản phẩm/quy trình tín
dụng → thực hiện → kiểm tra, kiểm soát → nhận diện và phát hiện rủi ro → xử lý rủi ro.

4.3. Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại VCB.
4.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của VCB.

Trước thực trạng rủi ro tín dụng tiếp tục phát sinh, dư nợ xấu và nợ ngoại bảng còn rất
lớn, ba năm qua VCB đã triển khai nhiều biện pháp từ sửa đổi mô hình, chính sách, quy
trình QLRR đến tăng cường nhân sự cho hoạt động cấp tín dụng và kiểm tra, giám sát,
đồng thời đẩy mạnh hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân
hàng đã tốt hơn và đang hướng đến mục tiêu tiệm cận tiêu chuẩn Basel II. Đến nay về cơ
bản VCB đã có thể kiểm soát được các rủi ro tín dụng. Cụ thể như sau:

Một là, VCB đã ban hành/hoàn thiện được khá nhiều chính sách QLRR, quy trình thẩm
định, phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng, xác định giới hạn cấp tín dụng dựa trên hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nhận tài sản bảo đảm, giám sát rủi ro trong hoạt động
cấp tín dụng, quản lý nhóm khách hàng liên quan, các khoản nợ lớn... đảm bảo việc giám
sát rủi ro hiệu quả theo yêu cầu của NHNN, phù hợp với chiến lược kinh doanh và chính
sách QLRR nói chung của VCB, gồm cả khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Ban hành được
nhiều sản phẩm cho vay chuẩn, phù hợp với từng đối tượng khách hàng (bán buôn, bán
lẻ, cá nhân, doanh nghiệp có vốn nước ngoài...; vay đầu tư dự án, vay ngắn hạn sản xuất
kinh doanh, vay tiêu dùng...; vay tuần hoàn, vay luân chuyển...).

Hai là, đối với nhóm khách hàng bán buôn, VCB đã áp dụng mô hình QLRR tín dụng tập
trung được trên 80% dư nợ (theo mô hình ING Bank của Hà Lan) với sự tách bạch 3
chức năng để tiến hành QLRR tín dụng độc lập trong các khâu: quan hệ khách hàng;
thẩm định, quyết định cho vay; và kiểm tra, thu hồi vốn vay. Đặc biệt việc thẩm định qua
cấp Trụ sở chính đã phát huy hiệu quả khi xét duyệt các khoản vay lớn, phức tạp.

Nguyễn Văn Hùng – FeMBA Graduation 2017 62


Bảng 4.7. Số lượng hồ sơ Trụ sở chính thẩm định phê duyệt cấp tín dụng năm 2016

Cấp thẩm quyền Khu vực phía Bắc Khu vực phía Nam Cộng
HĐQT 72 0 72
HĐTD Trụ sở chính 456 351 807
2 Phó Tổng giám đốc 78 81 159
1 Phó Tổng giám đốc 253 394 647
Trưởng/phó phòng 808 563 1.371
Tổng cộng 1.667 1.389 3.056

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [34])

Ba là, VCB đã xây dựng một số dự án nâng cao năng lực quản trị, trong đó liên quan trực
tiếp hoạt động QLRR tín dụng có dự án thay đổi mô hình thẩm định cấp tín dụng và quản
lý, giám sát khoản vay; dự án xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II...

Bốn là, VCB đã xây dựng được khẩu vị rủi ro theo các ngành kinh tế, đối tượng khách
hàng... để định hướng hệ thống cấp tín dụng tại các chi nhánh trong đánh giá, phân tích
thị trường, ngành hàng và thẩm định khách hàng. Cụ thể, đưa ra các khuyến nghị nhóm
ngành/đối tượng khách hàng ít rủi ro để chi nhánh có thể cho vay mở rộng, nhóm
ngành/đối tượng khách hàng nên duy trì, nhóm ngành/đối tượng khách hàng nhiều rủi ro
cần phải hạn chế cấp tín dụng.

Năm là, VCB thực hiện phân chia danh mục tín dụng để QLRR tín dụng phù hợp theo
khẩu vị rủi ro của mình (các dư nợ sau đây được trình bày không bao gồm cho vay khách
hàng là định chế tài chính và khoản cam kết ngoại bảng), cụ thể:

 Phân danh mục tín dụng theo kỳ hạn cho vay:

Bảng 4.8 - Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay

31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016


Kỳ hạn
Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ %
Ngắn hạn 206.751 64% 230.106 60% 259.279 57%
Trung hạn 32.420 10% 41.599 11% 51.214 11%
Dài hạn 82.150 26% 112.938 29% 112.938 32%
Tổng cộng 321.322 100% 384.644 100% 457.138 100%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])
Qua bảng 4.8 ta thấy, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn không có sự dịch chuyển lớn qua các
năm. Các khoản vay trung hạn không có sự thay đổi rõ rệt trong năm 2016 (10% trong
năm 2014, 11% trong năm 2015 và 11% năm 2016), chiếm số ít trong danh mục cho vay.
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn trung dài hạn là phù hợp với hoạt động cho vay
truyền thống của ngân hàng trong tập trung cho vay vốn lưu động và tạo thuận lợi
thương mại nước ngoài.

 Phân danh mục tín dụng theo đối tượng khách hàng:

Bảng 4.9 - Dư nợ phân theo loại hình khách hàng

Đối tượng 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016


Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ %
Doanh nghiệp Nhà nước 89.832 28% 90.159 23% 91.010 20%
Công ty TNHH 67.809 21% 81.132 21% 96.012 21%
DN có vốn nước ngoài 17.730 6% 25.944 7% 30.451 7%
HTX và công ty tư nhân 6.048 2% 7.713 2% 7.453 2%
Cá nhân 51.740 16% 77.827 20% 115.813 25%
Khác 88.162 27% 101.866 26% 116.398 25%
Tổng cộng 321.322 100% 384.644 100% 457.138 100%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])

Qua bảng 4.9 ta thấy có một số thay đổi trong danh mục tín dụng trong các năm 2014-
2016 như sau: Dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước giảm từ 28% năm 2014 xuống
23% trong năm 2015 và xuống 20% trong năm 2016, không còn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong danh mục tín dụng. Sau khi ban hành một số sản phẩm cho vay mới hướng tới đối
tượng SME nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần khác, nguồn vốn
cho vay đã chuyển dần sang đối tượng là khách hàng cá nhân và các đối tượng khác, chủ
yếu ở đây là các doanh nghiệp cổ phần vốn tư nhân. Điều đó khiến cho 2 nhóm khách
hàng này vươn lên cùng chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh mục tín dụng: đều là 25% năm
2016. Cho vay công ty TNHH có xu hướng duy trì ổn định ở mức 21% trong cả 03 năm.
Điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng trong giảm tỷ lệ khách
hàng là doanh nghiệp Nhà nước và tăng tỷ lệ khách hàng cá nhân, SME, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài nhằm đa dạng hóa danh mục cho vay.
Bảng 4.10 - Dư nợ phân theo quy mô khách hàng
(ĐVT: tỷ đồng)

2014 2015 2016


Dư nợ
Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ %
Khách hàng bán buôn 230.006 72% 249.624 65% 267.169 58%
DN vừa và nhỏ 38.798 12% 57.238 15% 43.435 10%
Thể nhân 52.526 16% 77.781 20% 146.523 32%
Tổng cộng 321.321 100% 384.643 100% 457.137 100%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])

Bảng 4.10 cho thấy rõ hơn xu hướng VCB đang tập trung tăng dư nợ cho vay bán lẻ
(khách hàng thể nhân và doanh nghiệp SME), đây là đối tượng khách hàng có tỷ lệ
TSBĐ cao và giúp phân tán rủi ro tín dụng. Tỷ trọng cho vay bán lẻ tăng từ 28% năm
2014 lên 42% năm 2016. Điều này phù hợp với chiến lược vươn lên vị trí dẫn đầu về
ngân hàng bán lẻ đến năm 2020 của VCB.

 Phân danh mục tín dụng theo ngành kinh tế:

Bảng 4.11 - Dư nợ phân theo ngành kinh tế

Ngành nghề 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016


Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ %
Xây dựng 16.177 5% 21.093 5% 24.900 5%
Điện, khí đốt, nước 23.622 7% 27.270 7% 28.618 6%
Sản xuất và gia công chế biến 110.505 34% 121.052 31% 139.144 30%
Khai khoáng 13.881 4% 17.375 5% 18.434 4%
Nông lâm và thủy hải sản 7.559 2% 10.761 3% 12.738 3%
Vận tải kho bãi và thông tin 14.876 5% 23.550 6% 26.327 6%
Thương mại, dịch vu 94.526 29% 105.498 27% 117.594 26%
Nhà hàng, khách sạn 8.807 3% 8.761 2% 8.459 2%
Khác 31.368 10% 49.283 13% 80.923 18%
Tổng cộng: 321.322 100% 384.644 100% 457.138 100%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])

Qua bảng 4.11 ta thấy, cơ cấu cho vay theo ngành vẫn khá ổn định qua nhiều năm. Tỷ
trọng dư nợ cho vay của các nhóm ngành trên tổng dư nợ hầu như không thay đổi, tập
trung ở ngành sản xuất, gia công chế biến và thương mại dịch vụ. Một trong những điểm
thu hút khách hàng là lợi thế về hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng. Có nhiều
công ty thương mại muốn có hạn mức tín dụng với ngân hàng để thực hiện thanh toán
với nước ngoài. Các khoản cho vay khách hàng thuộc ngành thương mại và dịch vụ tăng
khoảng 8%. Đây thường là những khoản cho vay ngắn hạn có tài sản bảo đảm. Điều này
có thể làm giảm rủi ro cho ngân hàng.

Sáu là, định kỳ VCB thực hiện việc phân loại nợ để đánh giá rủi ro tín dụng, trích lập
DPRR đầy đủ nhằm có nguồn kịp thời xử lý các rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu nội
bảng.

Bảng 4.12 – Phân loại nợ các năm 2014-2016 (ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 +/- 2016 so 2014
Tổng dư nợ nội bảng 321.322 384.644 457.138 + 42%
Nợ nhóm 1 296.439 368.207 442.337 + 49%
Nợ nhóm 2 17.472 9.341 7.911 - 55%
Nợ nhóm 3 2.132 795 1.359 - 36%
Nợ nhóm 4 1.747 750 1.330 - 24%
Nợ nhóm 5 3.532 5.550 4.201 + 19%
Nợ ngoại bảng 15.447 18.994 20.290 + 31%
Nợ xấu nội+ngoại bảng 22.857 26.090 27.180 + 19%
Tổng nợ có vấn đề 40.330 35.430 35.091 - 13%
 Tỷ lệ nợ cần lưu ý 5,44% 2,43% 1,73% - 68%
 Tỷ lệ nợ xấu 2,31% 1,84% 1,51% - 35%
 Tỷ lệ nợ có vấn đề 12,6% 9,2% 7,7% - 39%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])

Bảng 4.13 - Số liệu trích lập và sử dụng DPRR các năm 2014-2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cộng


Trích lập DPRR (tỷ đồng) 4.573 6.050 6.387 17.010
Sử dụng DPRR (tỷ đồng) 2.759 3.407 4.174 10.340
Bán nợ cho VAMC 2.689 2.648 (4.900) -
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])

Ba năm qua VCB đã thực hiện trích lập DPRR tín dụng được hơn 17 ngàn tỷ đồng vào
chi phí kinh doanh. Đến 30/6/2017, số dư DPRR đã trích lập được hơn 120% dư nợ xấu,
đảm bảo khả năng kiểm soát được các rủi ro tín dụng của VCB.
Qua bảng 4.12 ta thấy, nợ nhóm 2 – các khoản nợ cần chú ý đã giảm 55% từ năm 2014
đến 2016, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ có vấn đề của VCB. Đó là do VCB đã và đang
tăng cường các hoạt động rà soát phát hiện rủi ro sớm của bộ phận Kiểm toán nội bộ,
Kiểm tra nội bộ và Phê duyệt tín dụng Trụ sở chính để yêu cầu chi nhánh, khách hàng
khắc phục hoặc trả nợ sớm.

Nợ xấu tại VCB thời gian qua cũng giảm đáng kể. Nếu như năm 2014, dư nợ xấu hệ
thống VCB là 7.410 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu là 2,31% thì đến năm 2015, dư nợ xấu giảm
còn 7.096 tỷ đồng, và năm 2016 giảm chỉ còn 6.890 tỷ đồng, giảm 7,03% so với năm
2014. Bảng 4.13 cho thấy, từ năm 2014 đến 2016, VCB đã xử lý kỹ thuật được hơn 15,5
ngàn tỷ đồng nợ xấu nội bảng nhóm 5 bằng cách sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
10.340 tỷ đồng và bán nợ cho VAMC 5.337 tỷ đồng (cuối năm 2016 VCB đã mua lại
toàn bộ các khoản nợ này từ nguồn trích lập DPRR đầy đủ). Cùng với sự tăng trưởng tín
dụng, tỷ lệ nợ xấu tại VCB cuối năm 2016 chỉ còn ở mức 1,51%, thấp hơn nhiều so với
tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng.

Tổng dư nợ có vấn đề của VCB đạt cao nhất vào năm 2014 và đã có chiều hướng giảm
từ hơn 40 ngàn tỷ đồng xuống còn quanh mức 35 ngàn tỷ đồng trong các năm 2015,
2016. Tỷ lệ nợ có vấn đề giảm từ 12,6% cuối năm 2014 xuống còn 7,7% cuối năm 2016
do VCB đã kiểm soát được các rủi ro tín dụng của nợ nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4.

Bảy là, VCB tăng cường hoạt động kiểm tra, rà soát danh mục khách hàng để nhận diện
và đưa ra cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn, khoản nợ có khả năng chuyển nợ xấu để yêu cầu
khách hàng có kế hoạch giảm hoặc khắc phục các rủi ro. Cuối năm 2015, hệ thống kiểm
tra, kiểm soát nội bộ của VCB đã được tổ chức có tính độc lập, hình thành một hệ thống
từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, chia theo 5 vùng miền. Hàng tháng/quý, Ban Kiểm tra
nội bộ, Phòng Kiểm toán nội bộ và Phòng Phê duyệt tín dụng Trụ sở chính đi công tác rà
soát và đưa ra danh mục các khách hàng/khoản nợ cảnh báo rủi ro, khuyến nghị biện
pháp để chi nhánh kiểm soát rủi ro, tăng cường giám sát khách hàng, bổ sung TSBĐ
hoặc rút giảm dư nợ các khách hàng này. Đồng thời chuyển phòng Công nợ Trụ sở chính
làm đầu mối theo dõi, đôn đốc chi nhánh thực hiện. Năm 2016, dư nợ được rà soát có
cảnh báo có rủi ro của các chi nhánh là trên 5.000 tỷ đồng.

Tám là, tăng cường công tác xử lý, thu hồi nợ có vấn đề để khắc phục rủi ro tín dụng đạt
kết quả khá tốt:
- VCB thành lập Ban xử lý nợ chuyên trách gồm Giám đốc, Trưởng/phó phòng khách
hàng và thành viên chuyên trách trực tiếp xử lý nợ tại các chi nhánh có tỷ lệ nợ có vấn đề
lớn, thành lập Bộ phận chuyên trách quản lý và theo dõi xử lý nợ có vấn đề tại Trụ sở
chính để đôn đốc, theo dõi và lập kế hoạch thu hồi nợ toàn hệ thống. Bố trí nhân sự các
phòng/ban Trụ sở chính hỗ trợ công tác giám sát rủi ro, xử lý và thu hồi nợ cho hệ thống
gồm: Kiểm tra nội bộ, Phê duyệt tín dụng, Pháp chế, Công nợ.

- Các chi nhánh có dư nợ có vấn đề lớn thì phải thành lập đề án ngân hàng xấu và ngân
hàng tốt để phân công người đứng đầu chịu trách nhiệm chỉ đạo thu nợ.

- Ban Lãnh đạo phân công lãnh đạo từ cấp HĐQT đến Ban điều hành định kỳ quý hoặc
theo đề nghị của chi nhánh/phòng đầu mối xử lý nợ tại Trụ sở chính đi công tác đôn đốc,
hỗ trợ chi nhánh xử lý thu nợ, phối hợp làm việc các cơ quan pháp luật để đẩy nhanh tiến
độ xử lý vụ án, thi hành án cho ngân hàng...).

- Toàn hệ thống phân nhóm các khách hàng nợ xấu theo 3 nhóm đối tượng để áp dụng
biện pháp thu nợ linh hoạt, phù hợp theo quy định pháp luật (khách hàng hợp tác thì áp
dụng các biện pháp khai thác nợ; khách hàng không hợp tác nhưng sử dụng vốn vay
đúng mục đích thì khởi kiện ra Tòa và yêu cầu thi hành án xử lý; khách hàng sử dụng
vốn vay sai mục đích, chây ỳ không trả nợ hoặc tẩu tán tài sản... thì tố giác ra cơ quan
công an để điều tra thu nợ).

Bảng 4.14 – Kết quả thu nợ các năm 2014-2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016


Thu nợ xấu (tỷ đồng) 2.461 2.320 1.994
Thu nợ ngoại bảng (tỷ đồng) 1.905 2.509 2.267
Tổng cộng 4.366 4.829 4.261

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [34])

Trong giai đoạn 2014-2016, công tác xử lý, thu hồi nợ tại VCB thực sự đã có nhiều bước
tiến vượt bậc. Nếu trước đây, vấn đề thu hồi nợ ngoại bảng chưa được các chi nhánh
thực sự quan tâm, thì từ năm 2014 đến nay, kết quả thu hồi nợ ngoại bảng đã có sự tăng
trưởng rõ rệt. Năm 2013 là năm đầu tiên VCB thực hiện giao kết hoạch thu hồi nợ, toàn
hệ thống đã thu được 878 tỷ đồng, hoàn thành 90% kế hoạch được giao là 956 tỷ đồng.
Năm 2014-2016, VCB luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đóng góp khoảng 30%
lợi nhuận của toàn hệ thống (xem bảng 4.14).
Kết quả trên có được do VCB đã tiến hành triển khai, áp dụng đồng bộ các biện pháp xử
lý nợ như đôn đốc đòi nợ, cho vay giảm dần dư nợ (nuôi nợ), giảm miễn lãi, khởi kiện
khách hàng, xử lý TSBĐ và mua bán nợ. Trong đó biện pháp đôn đốc đòi nợ và cho vay
giảm dần dư nợ mang lại 50% kết quả thu nợ.

Chín là, chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng đang tiếp tục được nâng lên qua các
công tác sau:

- VCB tăng cường đào tạo nâng cao nghiệp vụ thẩm định tín dụng, thẩm định tài sản bảo
đảm, nhận biết các rủi ro tín dụng... cho cán bộ khách hàng.

- Tổ chức thi tay nghề tín dụng hàng năm cho khối bán buôn (năm 2016), khối bán lẻ
(năm 2017), ở tất cả các chi nhánh và một số phòng ban Trụ sở chính trong hệ thống.
Căn cứ kết quả thi đánh giá, rà soát chất lượng cán bộ để tập trung phát triển những cán
bộ giỏi cho vay, đồng thời cũng chuyển việc phù hợp với các cán bộ không đáp ứng công
việc. Qua đó ngân hàng cũng nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của nhân lực trong
công tác cấp tín dụng để có chính sách đào tạo hoặc đặt hàng đào tạo phù hợp để nâng
cao tay nghề cho cán bộ.

- Bố trí các nhân sự chủ chốt - Người đứng đầu của chi nhánh phải là người am hiểu và
có kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng.

- Định kỳ luân chuyển Giám đốc các chi nhánh, tránh các rủi ro đạo đức có thể xảy ra.
Nhiệm kỳ của các Giám đốc tại 01 chi nhánh không quá 02 nhiệm kỳ và phải luân
chuyển đi chi nhánh khác.

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề về QLRR và xử lý, thu nợ có vấn đề ngoài các hội nghị
kinh doanh định kỳ của VCB, để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân và rút
ra các bài học cũng như tìm giải pháp để hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng cho các
chi nhánh.

- Tổ chức thi tuyển nhân sự có chất lượng ở ngoài để bổ sung cho đội ngũ thẩm định cấp
tín dụng còn thiếu của hệ thống.

Mười là, VCB tăng siết chặt kỷ luật và tính tuân thủ trong hoạt động cho vay, kiên quyết
xử lý kỷ luật các cán bộ có sai phạm trong cho vay. Đến nay VCB đã kỷ luật trên 80 cán
bộ để xảy ra rủi ro tín dụng, trong đó có cả những Người đứng đầu chi nhánh.
4.3.2. Một số thành tựu trong hoạt động kinh doanh của VCB.

Năm 2016, VCB là ngân hàng đầu tiên trong ngành xử lý hết dư nợ tại VAMC. Tỷ lệ nợ
xấu cấp tín dụng toàn hệ thống ở mức được kiểm soát dưới 1,5%, trích lập DPRR tín
dụng cao hơn dư nợ xấu. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tín dụng đem lại gần
75% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Có thể nói, quản trị tốt rủi ro tín dụng đã
mang lại hiệu quả kinh doanh tín dụng nói riêng và kinh doanh ngân hàng nói chung của
VCB đạt hiệu quả lợi nhuận bền vững, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng
quy mô tổng tài sản, huy động vốn và cấp tín dụng cho nền kinh tế. Giai đoạn 2014-2016
các chỉ tiêu tài sản của VCB đều tăng trưởng trung bình quanh mức 20%/năm, VCB
cũng đã mở thêm được 21 chi nhánh và 62 phòng giao dịch hoạt động trong cả nước.

Bảng 4.15 – Một số kết quả kinh doanh hợp nhất của VCB các năm 2014-2016

Năm (tỷ VNĐ) So sánh (%)


Một số kết quả kinh doanh hợp 2015 2016 Trung
Stt
nhất của năm tài chính 2014 2015 2016 so so bình 2
2014 2015 năm
1 Tổng tài sản 576.996 674.395 787.907 117% 117% 117%
- Vốn chủ sở hữu 43.473 45.172 48.102 104% 106% 105%
- Tiền gửi của khách hàng 423.241 501.511 590.911 118% 118% 118%
- Cho vay khách hàng 321.322 384.644 457.138 120% 119% 119%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
2 cấp tín dụng 9.042 11.160 13.800 123% 124% 123%
3 Lợi nhuận sau thuế 4.586 5.332 6.851 116% 128% 122%
4 ROAE 10,76% 12,03% 14,69%
5 ROAA 0,88% 0,85% 0,94%
6 Tỷ lệ nợ xấu cấp tín dụng 2,31% 1,79% 1,46%
7 Hệ số an toàn vốn CAR 11,35% 11,04% 11,13%
8 Cổ phiếu phổ thông (triệu cổ) 2.665 2.665 3.597
9 Giá trị vốn hóa thị trường (tỷđ) 85.014 116.994 127.514 138% 109% 124%
10 EPS (đồng) 1.533 1.626 1.566
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])

Sau 9 năm thực hiện cổ phần hóa, năm 2016 VCB đã vươn lên vị trí ngân hàng kinh
doanh đạt hiệu quả lợi nhuận cao nhất trong các NHTM ở Việt Nam. Lợi nhuận trước
thuế đạt 8.523 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong các năm gần đây,
khẳng định sự phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả theo đúng mục tiêu chiến lược
mà ngân hàng đã đề ra cho giai đoạn đến năm 2020. Với kết quả kinh doanh ấn tượng,
năm 2016 VCB tiếp tục giành được nhiều giải thưởng danh giá ở trong nước và quốc tế:

- VCB là ngân hàng duy nhất 5 năm liền được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia" do Hội
đồng Thương hiệu Quốc gia và Bộ Công thương trao tặng. Đây là chương trình duy nhất
của Chính phủ nhằm xây dựng, quảng bá hình ảnh thương hiệu quốc gia thông qua việc
xây dựng hình ảnh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

- VCB là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng
hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố.

- Vietcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Tạp chí Nikkei bình chọn vào
danh sách "Top 300 Công ty năng động nhất Châu Á" - danh sách quy tụ 300 công ty có
quy mô lớn nhất và tăng trưởng mạnh nhất từ 11 quốc gia.

- VCB xếp hạng nhất quốc gia (trong số 17 NHTM đến từ Việt Nam) để đứng thứ 62
trong bảng xếp hạng "Top 500 Ngân hàng mạnh nhất - Strongest Bank" của Châu Á Thái
Bình Dương do The Asian Banker công bố.

- VCB được Tạp chí The Asian Banker (TAB) trao giải thưởng "Ngân hàng có bảng cân
đối tài chính mạnh nhất Việt Nam".

- Năm thứ hai liên tiếp, VCB được Tạp chí Euromoney trao giải “Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam năm 2016”.

- VCB là TCTD có mức vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam và có thị giá
lớn nhất khối ngân hàng Việt Nam trong Top 2000 công ty đại chúng lớn và quyền lực
nhất thế giới năm 2016 do Tạp chí Forbes công bố.

4.3.3. Các hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng của
VCB.

Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp để quản trị rủi ro tín dụng và đạt những thành quả
như trên, nhưng trong thực tế, quản trị rủi ro tín dụng của VCB vẫn còn một số hạn chế
sau:
Một là, theo báo cáo kết quả kinh doanh thời điểm 30/6/2017 của VCB [34] tỷ lệ sử dụng
vốn huy động để cho vay còn thấp so với các NHTM lớn khác: LDR của tháng 5/2017 =
80,7% so với Vietinbank là 106,5%, BIDV là 98,65% và Agribank là 85,4%. Do đó hệ
số sinh lời của VCB chưa cao NIM = 2,78% so với Vietinbank là 4,54%, Agribank là
3,15% và BIDV là 2,75%.

Hai là, dư nợ có rủi ro tiềm ẩn cuối năm 2016 còn trên 5.000 tỷ đồng, ngân hàng vẫn cần
phải có những giải pháp giảm, khắc phục các rủi ro tiềm ẩn để không bị chuyển nợ xấu.
Dư nợ xấu và nợ ngoại bảng vẫn còn lớn, trên 27.000 tỷ đồng chưa thu hồi được.
Nguyên nhân nợ xấu giảm là một phần do VCB đã tiến hành các biện pháp thu nợ, mặt
khác, nợ xấu được xử lý kỹ thuật qua việc xử lý DPRR tín dụng. Điều này cho thấy, dư
nợ xấu thật (gồm nợ xấu nội bảng và nợ hạch toán ngoại bảng) của VCB vẫn đang có
chiều hướng tăng trong thời gian qua.

Ba là, dư nợ còn tập trung bán buôn cho doanh nghiệp Nhà nước và các tập đoàn kinh tế
lớn trong khi chất lượng tín dụng của nhóm doanh nghiệp bán buôn đang bị kém đi, dư
nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tăng. Quy mô tài trợ cho khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và cá nhân còn thấp.

Bảng 4.16 – Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu phân theo quy mô khách hàng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016


Quy mô
Tỷ VNĐ % nợ xấu Tỷ VNĐ % nợ xấu Tỷ VNĐ % nợ xấu
Bán buôn 4.461 1,94% 3.299 1,32% 5.239 1,96%
SME 2.218 5,72% 2.910 5,08% 1.038 2,39%
Thể nhân 731 1,39% 886 1,14% 612 0,42%
Cộng 7.410 2,31% 7.096 1,84% 6.890 1,51%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [33])

Bảng 4.16 cho thấy, dư nợ xấu của khách hàng bán buôn luôn lớn nhất và có xu hướng
tăng. Trong khi dư nợ xấu SME đã giảm mạnh hơn 50% trong so với năm 2014, cho dù
tỷ lệ nợ xấu SME vẫn đang là cao nhất. Đối tượng khách hàng thể nhân đang có chất
lượng tín dụng tốt nhất, nợ xấu giảm cả về số lượng và tỷ lệ.

Bốn là, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn trung dài hạn tuy nhiên đang có sự sụt giảm
dần và chuyển dịch sang cho vay dài hạn (giảm 6% trong 2 năm, từ 64% năm 2014
xuống còn 57% năm 2016). Điều này cho thấy có sự gia tăng rủi ro theo kỳ hạn cho vay,
đi ngược với định hướng quản lý rủi ro tín dụng của NHNN.

Năm là, tỷ lệ dư nợ có bảo đảm còn thấp (72%) đặc biệt là nhóm khách hàng bán buôn
(59%), chất lượng TSBĐ kém thanh khoản, giảm giá trị nhiều làm cho công tác thu hồi
nợ bị hạn chế...

Bảng 4.17 – Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ

Dư nợ Tỷ lệ dư nợ có
Chỉ tiêu
Có TSBĐ 100% Không có TSBĐ Tổng TSBĐ/dư nợ
Bán buôn 157.636 109.543 267.179 59%
SME 37.337 6.098 43.435 86%
Thể nhân 133.811 12.712 146.523 91%
Tổng 328.784 128.353 457.137 72%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [34])

Việc tồn tại những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng nêu trên do nhiều nguyên nhân
nhưng tựu trung lại có 02 nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan và Nguyên nhân
chủ quan xuất phát từ chính ngân hàng và từ khách hàng vay.

(i) Nguyên nhân khách quan

 Môi trường kinh tế:

Với đặc thù cho vay đối với các doanh nghiệp, hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất
nhiều vào nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn gần
đây, các biến động trên thị trường đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của
ngành ngân hàng. Giá dầu thô tăng mạnh rồi lại giảm mạnh, giá vàng cũng liên tục tăng
giảm thất thường, tỷ giá các đồng ngoại tệ mạnh biến thiên theo chiều hướng chung là
tăng giá đồng USD đã kéo theo một loạt các bất ổn tại các thị trường hàng hóa khác, lạm
phát tăng, giá cả hàng hóa biến động gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn phụ thuộc vào
những thay đổi của tỷ giá, thuế quan, chính sách của Chính phủ… trong khi các NHTM
cạnh tranh nhau tăng lãi suất đầu vào dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay. Hậu quả làm
tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm lợi nhuận thậm chí dẫn đến thua lỗ và không trả
được nợ vay cho ngân hàng, đã xảy ra nợ xấu.
 Các rủi ro khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh... cũng dẫn đến rủi ro
cho ngân hàng. Hiện nay VCB và một số TCTD khác còn tồn đọng những khoản nợ cho
vay khắc phục cơn bão số 5 năm 1997 hàng chục tỷ đồng không thể thu hồi được. Vụ ô
nhiễm môi trường ở biển miền Trung gần đây cũng đã và đang gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch và thủy sản, làm
suy giảm khả năng trả nợ của các khách hàng.

(ii) Nguyên nhân chủ quan

 Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý

NHNN là cơ quan quản lý toàn bộ các hoạt động của NHTM và cũng là đầu mối trong
việc xây dựng, phát triển hệ thống ngân hàng (xây dựng Luật các TCTD, ban hành quy
chế cho vay, kiểm soát tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, quản lý tỷ giá, quản lý và
cung cấp thông tin tín dụng của các khách hàng cho NHTM...), do đó NHNN có vai trò
ảnh hưởng rất quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh cũng như hàng lang pháp lý
của NHTM. Tuy nhiên, hệ thống thông tin từ NHNN chưa đảm bảo cập nhật kịp thời,
chính xác nên vẫn chưa trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy đối với các NHTM. Việc
NHNN ban hành các chính sách tiền tệ liên quan hoạt động cấp tín dụng ra nền kinh tế
của các TCTD vẫn còn bất cập. Công tác điều hành lãi suất và tỷ giá nhiều khi không
hiệu quả gây khó khăn, rủi ro cho khách hàng và ngân hàng.

Việc Chính phủ và NHNN chưa kiên quyết thực hiện đề án không dùng tiền mặt trong
nền kinh tế cũng đã tạo ra những khó khăn nhất định cho hệ thống NHTM trong việc
giám sát sử dụng vốn vay của các khách hàng, nhất là các khách hàng hoạt động trong
lĩnh vực thu mua nguyên liệu của người dân (lúa gạo, thủy sản...).

Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSBĐ để thu
hồi nợ. Nhưng trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ
chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế
buộc khách hàng bàn giao TSBĐ cho ngân hàng để xử lý. Hoặc NHTM phải kiện ra Tòa
án để xử lý qua con đường tố tụng, thi hành án… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến
tình trạng NHTM không thể chủ động giải quyết được nợ tồn đọng, TSBĐ để khắc phục
các rủi ro nợ quá hạn. Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu có hiệu lực
từ ngày 15/8/2017 nhưng đến nay các cơ quan quan trọng như Bộ Công an, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính... vẫn chưa có các hướng dẫn chi tiết xuống địa
phương để hỗ trợ NHTM triển khai.
 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng cho khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn thông tin và các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Chính
vì vậy, nếu tình hình tài chính của khách hàng không minh bạch hoặc các báo cáo tài
chính không đảm bảo độ chính xác, trung thực thì khi ngân hàng xét duyệt khoản cho
vay, việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ không hiệu quả,
không phản ánh được khả năng hoạt động và trả nợ thật của doanh nghiệp. Điều đó có
thể dẫn đến các quyết định sai lệch của cán bộ làm công tác tín dụng khi cấp vốn cho
khách hàng.

Bảng 4.18 - Nguyên nhân nợ quá hạn của các khách hàng cá nhân

Số Dư nợ
Stt Nguyên nhân nợ quá hạn khách Tỷ lệ 28/2/2014 Tỷ lệ
hàng (tỷ đồng)
Kinh doanh khó khăn (thị trường thu hẹp, giá
1 2.586 58,18% 1.289 64,47%
bán giảm, thua lỗ…)
2 Đầu tư vốn dàn trải, quản lý kém bị thất thoát 500 11,25% 229 11,48%
Bị chiếm dụng vốn (chưa thu hồi được công nợ
3 255 5,74% 228 11,42%
hoặc chậm thu tiền hàng)
Kinh doang gặp rủi ro khách quan (thiên tai,
4 64 1,44% 34 1,71%
mất mùa, địch họa…)
5 Sử dụng vốn vay sai mục đích 6 0,13% 4 0,22%
6 Khách hàng chây ỳ 79 1,78% 19 0,97%
7 Khách hàng bỏ trốn 146 3,28% 45 2,28%
8 Khách hàng bị bắt giam hoặc đang chịu án tù 50 1,12% 11 0,53%
9 Khách hàng chết, mất tích 66 1,48% 7 0,34%
Bị chậm lương (do cty chậm trả hoặc đang đi
10 264 5,94% 58 2,89%
công tác)
Bị giảm lương (do cty giảm hoặc bị kỷ luật,
11 hoặc thay đổi nơi công tác, ốm đau, bệnh tật, 277 6,23% 64 3,21%
tai nạn...)
12 Bị mất việc (do kỷ luật, cty phá sản) 152 3,42% 10 0,48%
Tổng cộng: 4.445 100% 2.000 100%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, phân tích dữ liệu theo báo cáo nợ có vấn đề của Phòng
Công nợ VCB tại thời điểm tháng 2/2014).

Bên cạnh đó, khách hàng gặp rất nhiều khó do điều kiện môi trường kinh doanh không
thuận lợi (giá nguyên liệu tăng đột biến, lãi suất cao, biến động tỷ giá…) hoặc khách
hàng có trình độ quản lý yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ không trả được nợ.
Chưa kể việc một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ
hoặc cố tình lừa đảo nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng với những thủ đoạn tinh vi
(xem bảng 4.17).

Báo cáo hội nghị kinh doanh 30/6/2017 [34], VCB đã chỉ ra việc các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh khó khăn chiếm đến 75% trong các nguyên nhân dẫn đến nợ
có khả năng bị chuyển nợ xấu.

Bảng 4.19 – Nguyên nhân nợ có khả năng chuyển xấu

Stt Chỉ tiêu Tỷ trọng


1 Khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn 75%
Khách hàng thuộc nhóm khách hàng liên quan là nợ xấu/nợ có khả
2 11%
năng chuyển xấu
3 Khách hàng là nợ nhóm 2/từng là nợ xấu ở TCTD khác 7%
4 Khách hàng thường xuyên phát sinh nợ quá hạn 7%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [34])

Khoản tín dụng được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận thống nhất giữa khách hàng và
ngân hàng theo nguyên tắc vay vốn có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi sau khi phương án
kinh doanh được ngân hàng thẩm định là khả thi. Sau một thời gian vay vốn để sản xuất
kinh doanh thì khách hàng mới gặp rủi ro kinh doanh khó khăn, do đó nguyên nhân xuất
phát từ phía khách hàng lúc này cũng sẽ là nguyên nhân từ phía ngân hàng khi thẩm định
và giám sát vốn vay đã không đủ khả năng để nhận diện được hết các rủi ro tiềm ẩn.

 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, các chính sách, quy định liên quan QLRR tín dụng còn thiếu hoặc chưa phù
hợp thực tiễn, cụ thể:

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB vẫn còn có điểm bất cập. Hiện nay, để
đánh giá rủi ro tín dụng có công cụ quản lý là xếp hạng tín dụng cho khách hàng. Tuy
nhiên, qua kết quả kiểm tra, kiểm toán hoạt động tín dụng của nội bộ ngân hàng, Kiểm
toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và các cơ quan quản lý đã phát hiện một số chỉ tiêu
trong hệ thống xếp hạng tín dụng chưa thực sự phù hợp, một số trường hợp cán bộ ngân
hàng chấm điểm chưa đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng nên ra quyết
định cấp tín dụng không đúng hoặc làm sai lệch kết quả phân loại nợ. Tỷ trọng chấm
điểm phi tài chính (từ 65-75%) còn cao so với điểm tài chính (từ 25-35%) đã dẫn đến
tình trạng trên. Tỷ lệ này theo lý thuyết là 50:50 khi báo cáo tài chính của khách hàng
đảm bảo độ tin cậy. Mặt khác, đối tượng khách hàng thể nhân, doanh nghiệp SME chưa
được sử dụng việc chấm điểm xếp hạng tín dụng để xem xét đưa ra quyết định từ chối
hay cấp tín dụng mà vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hồ sơ vay của khách hàng vay. Do đó,
việc xác định mức độ rủi ro của các khách hàng này còn bị phụ thuộc nhiều vào đánh giá,
phân tích của cán bộ tín dụng, điều này gây khó khăn cho các cán bộ mới.

- Doanh nghiệp Nhà nước tuy có đặc điểm là TSBĐ thấp nhưng họ lại có bộ máy quản trị
tốt, ý thức cao trong việc sử dụng hiệu quả vốn vay. Tuy nhiên VCB chưa có quy định
hướng dẫn cho vay và nhận TSBĐ theo dòng tiền với loại hình doanh nghiệp này.

- Trụ sở chính ban hành quy định cho vay theo các sản phẩm chuẩn phù hợp đối tượng
khách hàng cá nhân. Khi xảy ra rủi ro tín dụng thì chi nhánh phải trích lập DPRR tính
vào chi phí kinh doanh trong kỳ và chịu trách nhiệm thu hồi nợ. Quy định như vậy phần
nào đã ảnh hưởng đến năng suất bán hàng của chi nhánh do số lượng khách hàng cá nhân
rất nhiều.

- Chưa có hệ thống cảnh báo sớm đối với khách hàng tiềm ẩn rủi ro, công tác rà soát phát
hiện rủi ro tiềm ẩn vẫn đang được các bộ phận Kiểm toán nội bộ, Kiểm tra nội bộ và Phê
duyệt tín dụng Trụ sở chính (định kỳ đi công tác rà soát, đánh giá). Các chi nhánh chưa
tự phát hiện được và do đó Trụ sở chính cũng thiếu thông tin để quản lý hệ thống, hỗ trợ
và đôn đốc chi nhánh khắc phục, xử lý sớm rủi ro tiềm ẩn.

- Các văn bản liên quan việc xử lý, thu hồi nợ để khắc phục rủi ro tín dụng:

+ Văn bản quy định về quản lý và xử lý nợ có vấn đề của VCB chưa có hướng dẫn quy
trình tác nghiệp cụ thể cách thức triển khai từng biện pháp xử lý, thu hồi nợ nên các chi
nhánh rất lúng túng khi thực hiện dẫn đến hiệu quả thu nợ không cao. Khi xảy ra rủi ro
nợ quá hạn/nợ xấu, ngân hàng phải áp dụng các biện pháp khắc phục, xử lý thu hồi nợ.
Tuy nhiên trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng chưa xây dựng về vai trò và cách thức
hoạt động, phối hợp của bộ phận xử lý, thu hồi nợ của Trụ sở chính (phòng Công nợ,
phòng Pháp chế, phòng Phê duyệt tín dụng của Trụ sở chính) với chi nhánh (Ban xử lý
nợ, phòng khách hàng). Cơ chế hoạt động của các đơn vị này hiện được quy định khá
chung chung tại Quyết định về quản lý và xử lý nợ có cấn đề của VCB, không có quy
trình cụ thể. Còn có sự chồng chéo giữa phòng Công nợ và phòng Phê duyệt tín dụng Trụ
sở chính trong thẩm quyền phê duyệt xử lý nợ, xử lý TSBĐ. Văn bản này cũng chưa
quản lý các khoản cấp tín dụng từ 1% vốn tự có của VCB trở lên như Chính sách QLRR
tín dụng quy định.
+ Có nhiều tình huống phát sinh trong thực tiễn tranh tụng và thi hành án của các chi
nhánh nhưng lại chưa được Trụ sở chính hướng dẫn trong Quy định về thu hồi nợ bằng
biện pháp khởi kiện nên kết quả thu nợ qua công tác khởi kiện và thi hành án còn chậm.
Việc thuê luật sư tranh tụng đang do Trụ sở chính quản lý làm cho công tác tranh tụng
của chi nhánh không được linh hoạt và thiếu đi sự chuyên nghiệp, giảm tính hiệu quả.

+ Quy định về xử lý TSBĐ hiện nay vẫn chưa có, các các bộ trực tiếp tham gia xử lý
thường áp dụng theo kinh nghiệm và tự tìm hiểu các qui định của pháp luật liện quan chứ
chưa có một sự thống nhất trong cách áp dụng xuyên suốt trên toàn hệ thống.

Thứ hai, mô hình QLRR tín dụng của VCB còn vừa tập trung, vừa phân tán. Việc giao
thẩm quyền cho cấp chi nhánh (Giám đốc, HĐTD cơ sở) được phê duyệt cấp tín dụng đã
tăng tính chủ động trong bán hàng cho chi nhánh. Tuy nhiên không đảm bảo được tính
độc lập, khách quan giữa khâu thẩm định với khâu cho vay. Chi nhánh cũng sẽ bị giảm
thời gian tìm kiếm bán hàng và giám sát khách hàng, khoản vay. Đôi khi còn dẫn đến
tình trạng chi nhánh/phòng giao dịch tách giá trị khoản vay để không bị vượt thẩm
quyền.

Thứ ba, việc cấp tín dụng tại hệ thống VCB còn tiềm ẩn một số rủi ro sau:

- Cơ cấu cho vay tập trung chủ yếu đối với một số khách hàng/ngành hàng lớn, không
phân tán được rủi ro. Năm 2016, dư nợ 10 khách hàng lớn nhất là các tổng công ty và tập
đoàn lớn đang chiếm 15% dư nợ. Một số ngành ngân hàng đã cho vay với dư nợ lớn như
ngành sản xuất và gia công chế biến (30%), ngành thương mại và dịch vụ (26%). Thực tế
một số ngành đã phát sinh nợ xấu rất cao như vận tải kho bãi và thông tin liên lạc (tỷ lệ
nợ xấu 9%). Và tỷ lệ nợ có vấn đề của 10 ngành liệt kê trong hình 4.4 đều trên 10%, cao
hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ có vấn đề của VCB là 7,7%. Vi phạm Chính sách QLRR tín
dụng của VCB về xây dựng hạn mức rủi ro tín dụng: Tổng mức dư nợ cho vay 01
ngành/lĩnh vực không vượt quá 10% tổng dư nợ cho vay không bao gồm dư nợ cho vay
khách hàng là định chế tài chính.

Hình 4.4 – Các ngành kinh tế có nợ có vấn đề lớn (nợ xấu nội+ngoại bảng)
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [34])

- Chất lượng thẩm định cấp tín dụng tại các chi nhánh còn hạn chế. Nhìn chung, đội ngũ
cán bộ tín dụng tại VCB có trình độ chuyên môn tốt, 95% cán bộ làm công tác tín dụng
có trình độ đại học hoặc trên đại học, nhiệt huyết với công việc nhưng gặp hạn chế về
mặt kinh nghiệm do tuổi nghề cũng như tuổi đời còn trẻ. Một số Người đứng đầu tại chi
nhánh chưa có kinh nghiệm về cho vay và xử lý rủi ro. Bộ phận thẩm định tại Trụ sở
chính còn thiếu nhân sự. Cơ cấu cán bộ bán hàng của hệ thống thấp dưới 30%. Khả năng
tiếp cận, kỹ năng bán hàng, phân tích tình huống và phương pháp phát triển khách hàng
của cán bộ, lãnh đạo chi nhánh chưa tốt. Bán hàng mới tập trung vào tín dụng, chưa chú
trọng huy động vốn và bán dịch vụ khác (vừa tăng lợi nhuận vừa hỗ trợ kiểm tra thông
tin kinh doanh của khách hàng rất tốt). Tại chi nhánh thực hiện cho vay chủ yếu dựa vào
báo cáo của khách hàng mà thiếu kiểm chứng, phân tích thực tế.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 30/6/2017 của VCB [34] thì công tác đào tạo cán bộ
chưa được nhiều, chưa chú trọng bán hàng (năm 2014 có 6 khóa với 248 học viên; 2015
có 21 khóa với 836 học viên; năm 2016 có 41 khóa với 1.575 học viên; 8 tháng năm
2017 là 25 khóa với 1.700 học viên). Nội dung đào tạo gồm Quản lý quan hệ khách
hàng; Phân tích báo cáo tài chính; Thẩm định dự án; Quản lý rủi ro; Giảm thiểu khoản
vay có vấn đề; Quy trình nghiệp vụ mới; Dự áo CTOM… Đối tượng đào tạo cho cán
bộ/lãnh đạo phòng khách hàng, Lãnh đạo chi nhánh và Phòng nghiệp vụ Trụ sở chính).

Do đó khả năng phân tích, quan sát, đánh giá khách hàng của các cán bộ chưa được nhạy
bén trước sự biến động của thị trường nhiều rủi ro, 60% nguyên nhân khách hàng gặp
khó khăn kinh doanh đã không trả được nợ đúng hạn và ngân hàng không thể phát hiện
các nguyên nhân khó khăn này tại giai đoạn thẩm định như:

+ Chưa phát hiện được các rủi ro thông tin của khách hàng cung cấp, chưa đánh giá được
hết các rủi ro tiềm ẩn trong ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.

+ Báo cáo thẩm định chưa phân tích, đánh giá đầy đủ hoạt động kinh doanh chính của
khách hàng nhằm xác định rủi ro và đề xuất biện pháp cấp tín dụng phù hợp.

+ Báo cáo thẩm định chưa đánh giá tính phù hợp của báo cáo tài chính khi xác định nhu
cầu tín dụng của khách hàng, gây rủi ro khách hàng sử dụng vốn vay sai.

+ Báo cáo thẩm định chưa đánh giá đầy đủ năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động kinh
doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Hoạt động kiểm tra sử dụng vốn vay và kiểm soát tình hình hoạt động của khách hàng
vay còn hình thức, không đạt chất lượng.

Sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng và chi nhánh giải ngân cho vay, có
02 bộ phận liên quan trực tiếp và đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm tra, giám
sát việc sử dụng vốn vay cũng như các hoạt động kinh doanh tiếp theo của khách hàng:
Phòng khách hàng của chi nhánh và Phòng Phê duyệt tín dụng Trụ sở chính. Qua phân
tích nguyên nhân rủi ro tín dụng chủ yếu do khách hàng sản xuất, kinh doanh gặp khó
khăn, nếu ngân hàng thực hiện tốt khâu kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay có thể phát
hiện được sớm các rủi ro này để có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ giảm đáng kể rủi ro nợ
quá hạn trong tương lai.

Tuy nhiên mô hình bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của VCB chưa có quy định về trách
nhiệm cụ thể và phương thức hoạt động của 02 bộ phận này. Do đó công tác kiểm tra sử
dụng vốn vay của khách hàng còn hình thức, không đi sâu nắm bắt tình hình khách hàng,
không giám sát, theo dõi được việc dịch chuyển dòng tiền của khách hàng, không phát
hiện được thực chất dòng tiền vay khách hàng đã sử dụng vào đâu hoặc vốn vay đã bị
khách hàng quay vòng trong nhóm chân hàng để làm việc khác. Có trường hợp khách
hàng bị đối tác chiếm dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh giảm sút, bán hàng lỗ
hoặc khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn sang đầu tư dự án dài hạn dẫn đến mất cân
đối tài chính... nhưng khách hàng không thông báo mà còn chế biến báo cáo tài chính sai
lệch gửi cho ngân hàng để tiếp tục thẩm định cho vay vòng mới (tăng hàng tồn kho,
không trích lập dự phòng nợ khó đòi, ghi tăng tài sản ảo để tăng lợi nhuận...).

Ví dụ trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay là thép các loại (thép phế, phôi thép, thép
thành phẩm, thép tấm, thép hình…), đây là hàng hóa luân chuyển được dùng để bảo đảm
nợ vay nhưng đã bị chi nhánh buông lỏng. Không thực hiện quản lý bằng kho bãi chuyên
biệt, không theo dõi việc xuất/nhập trong các khâu sản xuất nguyên liệu (thép phế/phôi
thép/thép cán thành phẩm) nên doanh nghiệp đã rút bán sử dụng việc khác như đầu tư bất
động sản, đảo nợ giữa các TCTD do khách hàng còn vay nợ tại nhiều tại các TCTD khác.

Có thể nhận xét, ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra và giám sát khách hàng,
TSBĐ để sớm phát hiện và hạn chế/ngăn chặn kịp thời các rủi ro tiềm ẩn mà tại giai đoạn
thẩm định cho vay ngân hàng chưa thể biết được, kể cả rủi ro khách hàng sử dụng vốn
sai mục đích, tẩu tán TSBĐ.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát và kiểm toán để cảnh báo rủi ro chưa chưa đáp ứng được
yêu cầu của quản trị rủi ro tín dụng.

Hàng năm ngoài các báo cáo kiểm toán thì báo cáo của Ban Kiểm tra nội bộ cũng phát
hiện và cảnh báo rất nhiều các khoản nợ có rủi ro tiềm ẩn, nợ có khả năng chuyển nợ xấu
của các chi nhánh. Từ đó đưa ra các khuyến nghị cho chi nhánh thực hiện, và gửi phòng
Công nợ, phòng Phê duyệt tín dụng Trụ sở chính để theo dõi, đôn đốc chi nhánh làm việc
khách hàng, yêu cầu khắc phục rủi ro. Báo cáo này rất có giá trị trong việc dự kiến rủi ro
tín dụng phát sinh để quản lý, tuy nhiên trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VCB
chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của chi nhánh và bộ phận đầu mối ở Trụ sở chính
để xử lý các báo cáo này. Cũng tương tự với các báo cáo thanh tra, giám sát của các cơ
quan bên ngoài như kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước, cơ quan Thanh tra, giám sát
của NHNN, Thanh tra Chính phủ...

Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ và giám sát tuân thủ có chức năng kiểm tra hoạt động
tín dụng, phát hiện những tồn tại, sai phạm, những khiếm khuyết trong quy trình nghiệp
vụ và đề ra giải pháp xử lý. Nhưng cán bộ thuộc bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ cũng
là nhân viên công tác tại VCB nên công tác kiểm tra phần nào mất đi tính độc lập, còn cả
nể, phát hiện sai phạm còn xử lý chậm và ở mức độ nhẹ. Bộ phận kiểm tra và giám sát
tuân thủ tại chi nhánh không phát huy được hiệu quả, còn làm hình thức vì vẫn thuộc
quyền quản lý của Giám đốc chi nhánh. Mặt khác số lượng cán bộ trực thuộc các phòng
kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn mỏng nên cũng khó bao quát được toàn bộ hệ thống.

- Vẫn còn một số ít cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay đã không tuân thủ các quy
trình (cho vay, nhận TSBĐ, giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn...), các điều kiện phê duyệt
cấp tín dụng hoặc cố tình làm sai để trục lợi nên đã tạo ra khoản nợ xấu cho ngân hàng.

Thứ tư, hệ thống quản trị nợ có vấn đề chưa phát huy được hết hiệu quả.

Công tác xử lý nợ có vấn đề tại VCB trong thời gian gần đây được chú trọng nhưng kết
quả thu nợ chưa được như kỳ vọng. Một số nguyên nhân chính như: VCB chưa xây dựng
được hệ thống quản trị nợ có vấn đề một cách toàn diện, khoa học. Việc xử lý các khoản
nợ chủ yếu vẫn thực hiện theo chỉ đạo trực tiếp từ Ban điều hành, tại chi nhánh chưa có
quy trình cụ thể để chủ động thực hiện. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa Trụ sở chính và
chi nhánh chưa liên tục, thiếu hiệu quả; công tác phối hợp, làm việc và bám sát giữa các
chi nhánh với các cơ quan Tòa án, Thi hành án... chưa quyết liệt, dẫn đến chậm trễ trong
quá trình xử lý TSBĐ để thu nợ.

Tại chi nhánh chưa có sự tách biệt giữa hệ thống cấp tín dụng và hệ thống xử lý nợ.
Phòng khách hàng tại chi nhánh vừa tham gia hoạt động cấp tín dụng, vừa tham gia xử lý
nợ khi khoản nợ phát sinh rủi ro… trong khi chưa có kinh nghiệm tham gia tố tụng, thi
hành án nên hiệu quả thu nợ không cao.

Thứ năm, về ứng dụng công nghệ trong quản trị còn thấp và lạc hậu.

VCB đã ứng dụng công nghệ tin học quản lý trong các hoạt động của hệ thống nhưng
vấn đề ở đây là dịch vụ trong ngân hàng mang tính đồng nhất cao giữa các ngân hàng, hệ
thống Core banking đang áp dụng tại VCB đều do Ngân hàng Thế giới tài trợ cho các
NHTM ở Việt Nam. Do đó điều quan trọng là ngân hàng phải biết khai thác tiềm năng
của khoa học công nghệ, tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ, tính tiện ích cao. Nó không
chỉ thỏa mãn yêu cầu phát triển các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, yêu cầu
quản trị rủi ro, phòng chống rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật, mà nó còn tạo lợi thế trong
cạnh tranh. Thị trường đang phát triển đa dạng nhiều sản phẩm kinh doanh ngân hàng.
Core banking của VCB là phần mềm được mua từ rất lâu nên có phần lạc hậu, không hỗ
trợ đầy đủ các tính năng sản phẩm mới, ảnh hưởng đến khả năng bán hàng cũng như
quản trị tốt các loại rủi ro của ngân hàng. Đến nay ngân hàng cũng chưa đầu tư phần
mềm về quản trị nợ có vấn đề để theo dõi, phân tích các khách hàng nợ có vấn để phục
vụ việc ra quyết định xử lý nợ cũng như đôn đốc các bộ phận thu hồi nợ.

Tóm tắt chương 4

Tại chương này, tác giả đã giới thiệu về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và
kinh doanh tín dụng nói riêng của VCB, tập trung vào phân tích đánh giá thực trạng quản
trị rủi ro tín dụng tại VCB như: mô hình tổ chức, chính sách, quy trình QLRR tín dụng
có số liệu minh họa. Có thể thấy, hoạt động kinh doanh 03 năm qua VCB đã có sự phát
triển vượt bậc cả về quy mô tài sản lẫn hiệu quả sinh lợi, đóng góp nhiều nhất đến từ việc
ngân hàng đã quản trị tốt rủi ro tín dụng.

Bên cạnh những thành quả như vậy thì chất lượng tín dụng thực sự vẫn còn là vấn đề
đáng phải bàn tới khi mà dư nợ có vấn đề tại VCB còn khá lớn, rủi ro tiềm ẩn còn nhiều.
Tác giả đã làm rõ một số nguyên nhân dẫn đến các hạn chế này, nhất là nguyên nhân chủ
quan từ phía ngân hàng để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cho
ngân hàng trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB

5.1. Định hướng phát triển tín dụng của VCB

 Định hướng kinh doanh chung của VCB:

Tầm nhìn đến năm 2020 của VCB là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300
tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất toàn cầu và được quản trị theo các thông lệ quốc tế
tốt nhất.

Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 của VCB là: (i) Đạt vị trí ngân hàng số 1 tại Việt
Nam: đạt top 1 bán lẻ, top 2 bán buôn; (ii) Ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhất với
hiệu suất sinh lời cao: ROE đạt từ 13% - 15%, ROA đạt tối thiểu 1%; (iii) Ngân hàng
đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng: cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích nhất;
chăm sóc khách hàng tốt nhất và đảm bảo mức sinh lời của khách hàng cao nhất; (iv)
Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực: đạt năng suất lao động cao nhất và
mức độ gắn kết của nhân viên cao nhất; (v) Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất: tiên phong
áp dụng Basel II tiêu chuẩn vào năm 2018 và Basel II nâng cao vào năm 2020.

 Định hướng kinh doanh tín dụng:

Mục tiêu đến năm 2020 của VCB là đứng số 1 về tín dụng bán lẻ và số 2 về tín dụng bán
buôn ở Việt Nam, là ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro gần với thông lệ quốc tế nhất.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình hàng năm từ 14-15%/năm, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Mục tiêu năm 2017 của VCB là: (i) Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 18%, chú
trọng vào chất lượng và không theo số lượng, tập trung tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tăng
dư nợ ngắn hạn lên 60%, tăng tỷ lệ dư nợ có TSBĐ nhất là các doanh nghiệp SME, tăng
cán bộ bán hàng lên trên 30%; (ii) Kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý thu hồi nợ có
vấn đề của toàn hệ thống tập trung vào 04 chỉ tiêu chính: Dư nợ nhóm 2 < 7.476 tỷ đồng,
tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%, số tiền trích lập DPRR < 6.000 tỷ đồng, số tiền thu hồi nợ ngoại
bảng hạch toán vào thu nhập > 3.000 tỷ đồng.
5.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại VCB
5.2.1. Hoàn thiện chính sách, quy định liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng

Thứ nhất, VCB cần tiếp tục hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo hướng
tăng tỷ trọng chấm điểm tài chính so với điểm phi tài chính để giảm rủi ro chấm điểm sai
theo ý muốn chủ quan của người chấm (định tính). Yêu cầu khách hàng cung cấp thông
tin chuẩn thông qua việc gửi báo cáo tài chính kiểm toán không có yếu tố loại trừ để
chấm điểm được chính xác. Quy định việc chấm điểm xếp hạng tín dụng cho tất cả các
khách hàng được xem xét đánh giá chất lượng rủi ro tín dụng trước khi ra quyết định cho
vay, quản lý rủi ro tín dụng sau này. Tiến tới xây dựng và áp dụng mô hình lượng hóa rủi
ro tín dụng (PD) trong chương trình Basel II, thay thế cho mô hình xếp hạng tín dụng nội
bộ theo đúng lộ trình của NHNN.

Thứ hai, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với khách hàng tiểm ẩn rủi ro để giúp các
chi nhánh và Trụ sở chính phối hợp quản lý, giám sát và đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi
ro tín dụng kịp thời.

Thứ ba, ban hành quy định cho vay theo các sản phẩm chuẩn phù hợp đối tượng khách
hàng cá nhân, trong đó Trụ sở chính thực hiện QLRR, trích lập dự phòng và tính vào chi
phí trong giá thành sản phẩm (lãi suất cho vay). Việc xử lý rủi ro theo nhóm sản phẩm
cho vay sẽ thuê bên ngoài, không nhất thiết giao cho chi nhánh.

Thứ tư, nghiên cứu xây dựng quy định riêng về cho vay và nhận TSBĐ theo dòng tiền
đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước, đang có tỷ lệ TSBĐ thấp nhất so
với các nhóm khách hàng khác.

Thứ năm, ngân hàng cần sớm sửa đổi, ban hành các văn bản quy định, quy trình, hướng
dẫn về nghiệp vụ xử lý thu hồi nợ như: Quản lý và xử lý nợ có vấn đề, xử lý TSBĐ, thuê
bên thứ ba thu hồi nợ, khởi kiện, thi hành án… theo nguyên tắc tách bộ phận cho vay với
xử lý nợ. Trong đó phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình phối hợp giữa các
phòng/ban tại Trụ sở chính, chi nhánh và phối hợp giữa chi nhánh với Trụ sở chính. Bổ
sung các khoản cấp tín dụng ở mức từ 1% vốn tự có của VCB trở lên vào đối tượng tăng
cường quản lý. Trụ sở chính ban hành danh sách hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ
hỗ trợ pháp lý (luật sư) để chi nhánh chủ động thuê khi tranh tụng ra Tòa án để xử lý nợ.
5.2.2. Tổ chức mô hình QLRR tín dụng tập trung có đầy đủ 3 lớp phòng vệ

Bộ phận bán hàng và giám sát, theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng [lớp 1]: Ngoài
chức năng phát triển khách hàng, VCB cần có quy định về trách nhiệm cụ thể và phương
thức hoạt động của Phòng Khách hàng trong công tác kiểm tra sử dụng vốn vay nhằm
nắm bắt tình hình hoạt động và thị trường của khách hàng được thường xuyên, liên tục.
Phát hiện kịp thời các rủi ro tiềm ẩn và có đề xuất, triển khai phương án hạn chế rủi ro
phát sinh. Tại thời điểm thẩm định cấp tín dụng có một số yếu tố dự tính tương lai có thể
không chính xác, sau khi giải ngân thì VCB cần thiết giám sát điều chỉnh phù hợp để
tránh rủi ro. Đây là công việc hết sức ý nghĩa trong quản trị rủi ro tín dụng của lớp phòng
vệ đầu.

Bộ phận thẩm định [lớp 2]: Triển khai mô hình thẩm định cấp tín dụng tập trung ở Trụ sở
chính và thẩm định TSBĐ độc lập (có thể thuê bên thứ ba đánh giá độc lập hoặc giao bộ
phận Quản lý nợ phụ trách thay vì để ở bộ phận Khách hàng như hiện nay) nhằm tách
biệt với việc đi tìm và bán hàng của các chi nhánh để nâng cao chất lượng thẩm định
khách quan và chính xác. Đồng thời tăng vai trò kiểm tra, giám sát khách hàng cho lớp 1
sau khi đã giải ngân vốn vay.

Bộ phận kiểm tra nội bộ [lớp 3]: Định kỳ rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng tại chi nhánh
để phát hiện rủi ro tiềm ẩn và nợ có khả năng chuyển nợ xấu. Phòng Phê duyệt tín dụng
không thực hiện chức năng này nữa mà chỉ tập trung chức năng thẩm định (lớp 2) đảm
bảo chất lượng và tiến độ. Khi phát hiện rủi ro thì bộ phận kiểm tra nội bộ chuyển các chi
nhánh cùng Phòng Phê duyệt tín dụng để có biện pháp xử lý, đồng thời chuyển phòng
Công nợ để giám sát và đôn đốc chi nhánh thực hiện kiểm soát rủi ro tiềm ẩn và tổng
hợp báo cáo Ban Lãnh đạo.

Để thực hiện cần có lộ trình giảm bớt thẩm quyền cấp tín dụng ở chi nhánh, chuyển dần
lên cấp Trụ sở chính để các chi nhánh tập trung công tác tìm kiếm bán hàng và giám sát
khách hàng, khoản vay được tốt hơn. Đồng thời hệ thống sẽ quán triệt, thực hiện nghiêm
túc định hướng tín dụng chung, tín dụng theo ngành và khách hàng. Tránh được việc cấp
tín dụng cho nhóm khách hàng liên quan nhằm mục đính lách các quy định về thẩm
quyền cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng không phù hợp với quy định của VCB.
5.2.3. Khắc phục rủi ro tập trung cho vay khách hàng lớn

VCB cần xây dựng kế hoạch và thực hiện lộ trình giảm tỷ trọng cho vay về 10% đối với
hai ngành thương mại và dịch vụ, và ngành sản xuất và gia công chế biến do tỷ lệ cho
vay quá lớn so với tổng dư nợ, vi phạm Chính sách QLRR tín dụng của ngân hàng. VCB
có thể mời các TCTD cho vay hợp vốn dự án mới trong 02 lĩnh vực này hoặc bán nợ cho
họ. Ngược lại VCB cũng sẽ cho vay hợp vốn với các TCTD này trong các ngành mà
VCB đánh giá mở rộng được và còn dư địa tăng trưởng tín dụng để san xẻ rủi ro tín dụng
tập trung.

5.2.4. Tăng cường tìm kiếm khách hàng có chất lượng

Tập trung tìm kiếm khách hàng tốt, dự án tốt: Trụ sở chính cần thiết lập hệ thống báo cáo
và quản trị số liệu khách hàng để các chi nhánh chủ động trong việc nắm đầy đủ thông
tin về các khách hàng. Thực hiện thu thập thông tin khách hàng trên địa bàn hoạt động
của các chi nhánh, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quan hệ với các TCTD khác
trên địa bàn, từ đó sàng lọc danh sách khách hàng mục tiêu cần tiếp cận về nguồn vốn,
tín dụng, dịch vụ… để đề ra phương án, kế hoạch tiếp cận khách hàng hiệu quả. Không
hạ chuẩn tín dụng để cạnh tranh với các TCTD khác.

Có kế hoạch đồng hành với khách hàng: Tăng cường tổ chức các hội nghị khách hàng để
tăng cường mối quan hệ, nắm bắt trao đổi thông tin hai bên đầy đủ. Phát triển khách
hàng cần chú trọng vào chất lượng, không đi theo số lượng. Định kỳ rà soát, phân tích,
đánh giá lại khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và tiến hành phân
loại khách hàng theo khẩu vị rủi ro của mình để kinh doanh (phát triển, duy trì, rút giảm
hay không quan hệ nữa).

5.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng và TSBĐ.

Tại chi nhánh cần tăng cường nắm bắt thông tin qua quá trình chấm điểm xếp hạn tín
dụng, rà soát tín dụng định kỳ và đột xuất đối với các khách hàng có nguy cơ rủi ro cao.
Theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng để kịp thời phát hiện các biểu
hiện không tốt ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó có biện pháp xử lý
kịp thời, phù hợp. Nội dung cán bộ khách hàng đi làm việc, kiểm tra tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của khách hàng, TSBĐ cần được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong Biên
bản làm việc, có đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định của Trụ sở chính. Phòng Quản
lý nợ kiểm tra đầy đủ mới cho lưu hồ sơ để tránh việc kiểm tra hình thức, không đảm bảo
chất lượng.

Trụ sở chính tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chi nhánh thông qua Ban kiểm tra nội
bộ và Phòng kiểm toán nội bộ. Từ đó, phát hiện kịp thời các khách hàng tiềm ẩn rủi ro
cao, có khả năng chuyển nợ xấu để chi nhánh có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Giao
trách nhiệm cụ thể cho phòng Công nợ làm đầu mối để theo dõi, đôn đốc chi nhánh và
xây dựng kịch bản phòng ngừa rủi ro chuyển nợ xấu.

Đối với các khoản nợ SME thường đi kèm với rủi ro như: khách hàng quản trị kém, báo
cáo tài chính không minh bạch, sử dụng vốn vay sai mục đích một phần để đầu tư bất
động sản... Chi nhánh cần cho vay có TSBĐ tốt và quản lý khách hàng chặt chẽ sau cho
vay. Nâng tỷ lệ TSBĐ đối với dư nợ nhóm SME.

5.2.6. Tăng số lượng cán bộ, lãnh đạo làm công tác tín dụng

Đẩy mạnh tuyển dụng sinh viên các trường kinh tế, tài chính, kế toán... để tăng số lượng
cán bộ bán hàng lên tại các chi nhánh. Rà soát các cán bộ làm công tác kế toán, thanh
toán, quản lý nợ, giao dịch viên có chuyên môn và năng lực để luân chuyển sang làm
công tác tín dụng. Tiếp tục rà soát và bổ nhiệm lãnh đạo chi nhánh là những người có
kinh nghiệm tín dụng. Có chính sách thu hút nhân sự làm công tác tín dụng có tay nghề
của các NHTM khác.

5.2.7. Tách hoạt động cho vay với thu nợ.

VCB cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ xử lý nợ có kinh nghiệm và nhiệt huyết trong
công tác xử lý và thu hồi nợ từ Trụ sở chính đến chi nhánh. Nâng cao chất lượng cán bộ
xử lý nợ và chuyên môn hóa công việc xử lý nợ tại chi nhánh. Sớm thành lập công ty
chuyên trách thu nợ của VCB. Trước mắt có thể thuê công ty chức năng đòi nợ đối với
các sản phẩm cho vay bán lẻ bị rủi ro vì số lượng khách hàng rất lớn.

Bộ phận xử lý, thu hồi nợ tại từng chi nhánh cần chủ động rà soát lại danh mục nợ có vấn
đề, trên cơ sở đánh giá các nguồn thu, thái độ hợp tác của khách hàng đưa ra biện pháp
xử lý phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, lãnh đạo thu nợ.

Đối với nợ nhóm 2 và các khoản nợ có khả năng chuyển nợ xấu: Thường xuyên cập
nhật, rà soát, đánh giá lại danh mục tín dụng, kiểm soát chặt chẽ nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro
và nợ có khả năng chuyển nợ xấu theo đánh giá của chi nhánh và đánh giá của các
phòng/ban chức năng tại Trụ sở chính. Trên cơ sở sàng lọc, phân loại khách hàng, có các
biện pháp ứng xử tín dụng kịp thời đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng
(tăng cường giám sát khách hàng, cho vay giảm dần dư nợ có lộ trình, cơ cấu nợ…),
trong đó thực hiện:

- Đánh giá lại tình trạng TSBĐ, giá trị thị trường của tài sản, tính pháp lý của hồ sơ bảo
đảm, hoàn thiện bổ sung nếu cần thiết.

- Phối hợp với khách hàng thực hiện đối chiếu công nợ, kiểm kê, đánh giá hàng tồn kho.
Yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ trong trường hợp đánh giá giá trị TSBĐ nếu xử lý
không bù đắp đủ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.

Đối với nợ xấu: Quyết liệt thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi ngay từ khi phát hiện
các dấu hiệu có vấn đề của khoản nợ, xây dựng lộ trình xử lý cụ thể căn cứ vào đặc điểm
của từng khoản nợ:

- Trong trường hợp chi nhánh xác định biện pháp thu hồi nợ là xử lý TSBĐ, cần xây
dựng lộ trình rõ ràng, có các mốc thời gian cụ thể: thời gian cho phép khách hàng tự bán
tài sản, thời điểm phải bàn giao tài sản cho ngân hàng xử lý. Có thể kết hợp biện pháp
giảm miễn lãi để khuyến khích khách hàng phối hợp xứ lý sớm.

- Trong trường hợp khách hàng không hợp tác xử lý TSBĐ, chi nhánh thực hiện khởi
kiện quyết liệt để sớm có bản án, từ đó đề nghị thi hành án xử lý TSBĐ theo quy định.
Trong quá trình khởi kiện, chi nhánh ưu tiên thực hiện phương án hòa giải thành để rút
ngắn thời gian có bản án, hạn chế việc kháng cáo, kháng nghị khiến việc xử lý khoản nợ
bị kéo dài.

5.2.8. Tăng cường vai trò của Trụ sở chính trong công tác xử lý nợ.

Trụ sở chính phối hợp với chi nhánh đánh giá toàn diện chất lượng, khả năng thu hồi của
các khoản nợ có dấu hiệu rủi ro, nợ xấu và nợ DPRR để từ đó có biện pháp ngăn chặn,
xử lý thích hợp. Trên cơ sở rà soát cụ thể, Trụ sở chính giao chỉ tiêu nợ xấu, thu nợ
DPRR và các bộ chỉ tiêu khác để chi nhánh chủ động trong công tác quản lý và xử lý nợ.
Kế hoạch giao phải dựa trên cơ sở rà soát cụ thể, sát với thực tế. Hàng tháng, hàng quý,
Trụ sở chính phối hợp cùng chi nhánh rà soát khả năng và tiến độ thu hồi nợ. Chi nhánh
đăng ký kế hoạch thu hồi nợ theo quý và chịu trách nhiệm trước các kết quả đạt được.
Trường hợp không đạt được kết quả chi nhánh phải giải trình nguyên nhân và biện pháp
xử lý, khắc phục trong thời gian tới.

Trụ sở chính phối hợp chặt chẽ với chi nhánh trong việc rà soát hồ sơ, khởi kiện và hỗ
trợ chi nhánh về mặt pháp lý để bảo vệ quyền lợi của VCB trong quá trình tranh tụng tại
các cơ quan pháp luật. Làm đầu mối tạo dựng và duy trì mối quan hệ với các cơ quan
như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục thi hành án dân
sự để có thể hỗ trợ các chi nhánh trong quan hệ với các cơ quan địa phương bằng các chỉ
đạo kịp thời từ cấp cao hơn.

Trụ sở chính cử các lãnh đạo và cán bộ có kinh nghiệm tham gia hỗ trợ một số chi nhánh
trong công tác xử lý thu hồi nợ.

5.2.9. Chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý và cơ quan pháp luật
trong quá trình xử lý và thu hồi nợ.

Từ Trụ sở chính đến chi nhánh cần tích cực phối hợp Tòa án, Thi hành án và các cơ quan
tư pháp khác để rút ngắn tối đa thời gian khởi kiện và thi hành án. Cần có mối quan hệ
tốt với các Chánh án Tòa án và/hoặc Phó Chánh án phụ trách chuyên môn; Cục trưởng
Thi hành án các cấp, Phó cục trưởng phụ trách về chuyên môn để chủ động trong việc đề
nghị: Hỗ trợ nghiên cứu hồ sơ, nhận hồ sơ khởi kiện, hồ sơ thi hành án; Phân thẩm
phán/chấp hành viên có năng lực chuyên môn tốt thụ lý giải quyết; Đẩy nhanh tiến độ
giải quyết vụ việc.

Phối hợp với cơ quan khác như UBND các cấp, Cơ quan thuế để nắm bắt thông tin, hỗ
trợ giải quyết các vướng mắc khi gặp phải trong khâu quy hoạch, sang tên, thực hiện
nghĩa vụ thuế ….khi phát mại TSBĐ.

Phối hợp với Cơ quan công an nhằm mục đích gây sức ép lên khách hàng, buộc khách
hàng phải hợp tác, tích cực hơn đối với việc trả nợ. Thực hiện rà soát kỹ hồ sơ tín dụng
để đảm bảo phù hợp với quy trình, quy chế, quy định của pháp luật. Đồng thời, tìm hiểu
các sai phạm từ phía khách hàng nhằm rút ngắn thời gian tác nghiệp từ phía cơ quan
Công an để tăng hiệu quả giải quyết vụ việc…
5.2.10. Đầu tư công nghệ quản lý

VCB cần đầu tư mua mới hệ thống Core banking hiện đại để hỗ trợ công tác bán hàng,
quản lý bán hàng được nhanh chóng, tiện lợi và quản lý tốt các thông tin khách hàng để
có thể lượng hóa các rủi ro liên quan trong quá trình cho vay, giám sát và thu hồi nợ.

Đầu tư, mua phần mềm theo dõi và đôn đốc xử lý, thu hồi nợ có vấn đề để tin học hóa
việc theo dõi, phân tích thông tin, đôn đốc hệ thống khắc phục các rủi ro tín dụng được
nhanh chóng và hiệu quả.

5.2.11. Tạo động lực trong quản trị rủi ro tín dụng

Đối với các chi nhánh có nợ có vấn đề lớn, Ban Giám đốc chi nhánh tập trung thích đáng
nguồn lực cho công tác xử lý thu hồi nợ. Phân công, phân nhiệm cho từng thành viên
Ban xử lý nợ về trách nhiệm, tiến độ thu hồi nợ đối với từng khoản nợ. Định kỳ
tuần/tháng tổ chức họp rà soát, đánh giá kết quả thu hồi nợ, trên cơ sở đó có biện pháp
chỉ đạo kiên quyết, quyết liệt; thực hiện nghiêm túc, công bằng việc đánh giá, xếp loại
cán bộ và cơ chế tiền lương, khen thưởng đối với các thành viên Ban xử lý nợ.

Trụ sở chính có cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời (có thể là khen thưởng nóng,
khen thưởng đột xuất chứ không nhất thiết đợi đến kỳ hạn mới khen thưởng) đối với các
chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt; chi nhánh hoàn thành tốt kế hoạch thu nợ có vấn đề
đạt kế hoạch sớm và/hoặc vượt kế hoạch được giao.

Có thái độ kiên quyết, kể cả kiểm điểm, xác định trách nhiệm chủ quan của từng cán bộ,
cán bộ lãnh đạo trong việc phát sinh nợ xấu hoặc không nghiêm túc thực hiện các nhận
xét, khuyến nghị của đoàn thanh tra, kiểm toán trong xử lý, khắc phục các tồn tại của
hoạt động cấp tín dụng, gây ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của chi
nhánh và toàn hệ thống.

5.2.12. Tăng cường đào tạo và truyền thông

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng, cán bộ xử lý
thu hồi nợ hàng năm. Định kỳ tập huấn các quy định của pháp luật và VCB, đồng thời
chia sẻ kinh nghiệm, bài học từ thực tiễn quá trình cấp tín dụng và xử lý và thu hồi nợ.
Tập trung vào nội dung đào tạo nâng cao chất lượng thẩm định của chi nhánh, chất lượng
rà soát/tái thẩm định cấp tín dụng của các phòng/ban/bộ phận tại Trụ sở chính.
Đẩy mạnh đào tạo, tổ chức thi bán hàng, tổ chức thi tay nghề, thi lên lãnh đạo để sắp xếp
nhân sự có chất lượng phù hợp.

Tăng cường truyền thông để những người làm công tác tín dụng, từ cán bộ đến lãnh đạo
cấp cao, hiểu rõ khẩu vị rủi ro của ngân hàng để cùng đi đúng hướng.

5.3. Kiến nghị


5.3.1. Đối với các bộ, ngành

Trung tâm Thông tin tín dụng CIC của NHNN cần xây dựng cơ chế liên kết thông tin tín
dụng của doang nghiệp với thông tin tín dụng của các ông chủ doanh nghiệp, người góp
vốn để hỗ trợ các NHTM có thêm thông tin đánh giá chính xác “sức khỏe” tài chính của
doanh nghiệp cũng như cá nhân ông chủ doanh nghiệp khi đi vay vốn.

NHNN phối hợp với Bộ Công an đẩy mạnh việc theo dõi, giám sát hoạt động phòng
chống rửa tiền trong nền kinh tế và giữ ổn định tỷ giá.

NHNN phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc thực hiện chính sách tài khóa với
chính sách tiền tệ, đảm bảo giữ ổn định các biến số vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát,
thâm hụt ngân sách, đầu tư công.

NHNN phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và phát triển thị trường mua bán
nợ để giúp tiến độ xử lý thu hồi nợ của các NHTM được minh bạch, hiệu quả.

NHNN và các bộ liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên
và Môi trường... sớm ra văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan trong ngành phối hợp
và hỗ trợ cho các TCTD trong việc tố tụng hoặc thu giữ TSBĐ để xử lý, thu hồi nợ xấu
theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội.

5.3.2. Đối với Chính phủ

Quyết liệt triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt trên toàn quốc để giúp các
NHTM kiểm soát được dòng tiền của tất cả thành phần kinh tế từ tổ chức cho đến cá
nhân, giảm nguy cơ sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng và các NHTM có thể
triên khai việc nhận TSBĐ là dòng tiền sản xuất kinh doanh của khách hàng.
KẾT LUẬN

Trước những thay đổi đang diễn ra của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới
trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động của NHTM đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung,
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng đảm bảo an toàn – hiệu quả sẽ tạo dòng mạch
lưu thông chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh của cả nền kinh tế.

Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng các kiến thức đã được học và các
phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” đã giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, làm rõ thêm cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của NHTM, vai trò và nội dung quản
trị rủi ro tín dụng của NHTM.

Hai là, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB. Từ đó, đánh giá quản trị rủi
ro tín dụng về các kết quả đạt được, các mặt hạn chế và nguyên nhân.

Ba là, đề tài đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại VCB. Đồng
thời, cũng nêu một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và một số bộ, ngành có liên quan
nhằm giúp các NHTM quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn.

Nhìn chung, luận văn đã giải quyết được các vấn đề đặt ra, đạt được mục đích nghiên
cứu của đề tài. Hy vọng những đóng góp của đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn
thiện quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Tuy nhiên, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp của Quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Anh (2012). Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Trần Tiến Chương (2008). Nâng cao quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Hữu Đại (2017). Nghiệp vụ thẩm định tín dụng ngân hàng, cơ chế
chính sách vay và cho vay, thu hồi nợ, Nhà xuất bản Tài chính.
4. Lê Thị Huyền Diệu (2008). Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi
ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
5. Edward W.Reed & Edward K.Gill (1993). Ngân hàng thương mại, Nhà xuất
bản thành phố Hồ Chí Minh.
6. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007). Ngân hàng thương mại, Hà Nội: Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. NCS.Nguyễn Quang Hiện (2015), “Chuẩn mực vốn theo Hiệp ước Basel II áp
dụng trong quản trị rủi ro tín dụng“, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán; số 12 (149),
tháng 10/2015.
8. Hoàng Văn Hoa và Tôn Thị Nga (2009). Giải pháp nâng cao chất lượng quản
trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Huế, Tạp chí Khoa hoc và Công
nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 4(33).2009.
9. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
10. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2016), Tháo nút thắt xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng
Việt Nam“,Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng;số 169, tháng 6/2016.
11. Joel Bessis (2012). Quản trị rủi ro trong ngân hàn, Nhà xuất bản Lao động –
Xã hội.
12. Châu Đình Linh (2015). Bức tranh toán diện về xử lý nợ xấu ngân hàng,
<http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/buc-tranh-toan-dien-ve-xu-ly-no-xau-ngan-hang-tu-
2010-den-thang-8-2015-20150904084710834.chn>, truy cập ngày 5/9/2015
13. Võ Xuân Nam (2011). Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
tại Vietcombank Chi nhánh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh.
14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016). Báo cáo tài chính
riêng lẻ năm 2016.
15. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2016). Báo cáo tài chính riêng lẻ
năm 2016.
16. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016). Báo cáo tài chính
riêng lẻ năm 2016.
17. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017). Quy định về cho vay đối
với khách hàng.
18. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017). Quy định về thẩm quyền
phê duyệt tín dụng đối với một khách hàng.
19. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017). Quy định về nhóm khách
hàng và thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng đối với nhóm khách hàng.
20. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017). Quy định về thẩm quyền
phê duyệt tín dụng đối với một khách hàng của Lãnh đạo phòng giao dịch và Lãnh đạo
phòng khách hàng cá nhân tại các chi nhánh.
21. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017). Quy định về quản lý và cấp
tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
22. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017). Quy trình quản lý hồ sơ
TSBĐ và TSBĐ.
23. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017). Quy trình cho vay đối với
khách hàng cá nhân.
24. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2008, 2016, 2017). Quy trình tín
dụng đối với khách hàng tổ chức.
25. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2008, 2016, 2017). Quy trình tín
dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
26. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2016). Quy định về giới hạn tín
dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
27. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2016). Chính sách bảo đảm tín
dụng.
28. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2015). Chính sách quản lý rủi ro.
29. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2014, 2017). Quy định về Hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
30. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2014). Chính sách về phân loại
tài sản có, trích lập DPRR và sử dụng DPRR để xử lý rủi ro tín dụng.
31. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2009). Quy định về quản lý và xử
lý các khoản nợ có vấn đề.
32. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2007). Quy định về khu vực đầu
tư tín dụng
33. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2014, 2015, 2016). Báo cáo tài
chính riêng lẻ các năm 2014, 2015, 2016.
34. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2015, 2016, 2017). Tài liệu hội
nghị kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017.
35. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Quy định về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
36. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm
an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
37. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
38. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013, 2014). Quy định về phân loại tài sản
có, trích lập DPRR và sử dụng DPRR để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ
chức tín dụng.
39. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009). Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu.
40. Xuân Phong, Thu Trang (2017), Thống đốc NHNN thông tin con số thực tế về
nợ xấu, <https://www.baomoi.com/thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-thong-tin-con-so-
thuc-te-ve-no-xau/c/22476763.epi>, truy cập ngày 4/9/2017.
41. Phòng Chính sách tín dụng - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Xếp
hạng tín dụng nội bộ: Công cụ quản trị hiệu quả, <http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-
te/xep-hang-tin-dung-noi-bo-cong-cu-quan-tri-ngan-hang-hieu-qua-16365.html>, truy
cập ngày 14/5/2013.
42. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010). Luật các TCTD.
43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết về thí
điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
44. Nguyễn Thị Ánh Thủy (2009). Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình
hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.
45. Nguyễn Hữu Thủy (1996). Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng
ngân hàng thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh
tế Quốc dân.
46. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.
47. Nguyễn Đức Tú (2012). Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
48. Frank Knight, Risk, Uncertainty and Profit, Boston: Houghton Mifflin
Company, U.S.A. 1921, p. 233.
49. Allan Willett, The Economic Theory of Risk and Insurance, Philadelphia:
University of Pensylvania Press, USA. 1951, p. 6.
50. Irving Preffer, Insurance and Economic Theory, Homeword III: Richard Di
Irwin, Inc. USA-1956, p. 42
51. Nguyễn Phong, Tập bài giảng bảo hiểm tại Đại học Tài chính, Tổng công ty
bảo hiểm Việt Nam, TP HCM-1988, p. 4.
PHỤ LỤC

Phụ lục 1 – Bài phỏng vấn chuyên gia QLRR tín dụng của Vietcombank

Thời gian phỏng vấn: Ngày 9/9/2017

Địa điểm phỏng vấn: Thành phố Hồ Chí Minh

Người được phỏng vấn: ông Nguyễn Chí Linh – Trưởng Bộ phận Phê duyệt tín dụng
(trước là Bộ phận QLRR tín dụng) của Vietcombank tại khu vực thành phố Hồ Chí
Minh, phụ trách quản lý rủi ro tín dụng theo thẩm quyền của hơn 50% chi nhánh
Vietcombank.

Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Hùng – lớp FeMBA#6

Pv: Thưa ông, rất vui được ông nhận lời mời tham gia buổi phỏng vấn hôm nay về chủ
đề quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM. Vừa qua Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 42
về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, trong đó thông qua biện pháp ngân hàng được
quyền thu giữ TSBĐ hoặc khởi kiện rút gọn nếu bên thế chấp không hợp tác xử lý trả nợ.
Theo ông, Nghị quyết này có giúp các NHTM xử lý triệt để các rủi ro tín dụng cho mình
được không?

Trả lời: Khung pháp lý nào (pv – về xử lý nợ xấu) đưa ra cũng là việc cần phải làm và
làm nhanh hơn nữa. Nghị quyết này ra đời các NHTM rất phấn khởi, coi như mình có
thêm một hành lang pháp lý, giống như một luật gốc để từ đó các ngân hàng có cách
hành xử, có công cụ, hành lang để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng. Thực ra nợ xấu tất nhiên phải có trong hệ thống ngân hàng, nhưng vấn đề xử lý cái
đấy hành lang không có thì nó sẽ tích lũy dồn từ năm này qua năm khác. Anh thấy nó lớn
nhưng đâu có biết nó tích lũy từ khi nào, nếu có hành lang này càng sớm bao nhiêu thì
nợ xấu của từng năm được xử lý dứt điểm trong từng năm sẽ tốt hơn. Tôi nghĩ nó là một
cái nhìn nhận rõ về thực trạng hoạt động của ngành tài chính và hàng lang đó cần thiết,
chuyên biệt cũng đúng, nó không nằm chung một cái gì cả. Chúng ta quan tâm thì phải
có một cái khung riêng cho nó.

Pv: Có hành lang để giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu, cũng như kiểm soát chất lượng tín
dụng, vậy theo ông đánh giá thì mức độ rủi ro tín dụng của một NHTM là bao nhiêu thì
được gọi là có thể kiểm soát được?
Trả lời: Xin lỗi cho tôi đặt ngược câu hỏi này lại, là một hệ thống ngân hàng hoạt động
phải có rủi ro, tức là mức độ chấp nhận được là bao nhiêu? và được gọi là khẩu vị của
nó. Khẩu vị của tôi đậm thì chấp nhận mức cao hơn, và đồng thời với nó tôi có khả năng
xử lý tốt hơn thì tôi mới dám chấp nhận khẩu vị rủi ro đó, hoặc tôi có cách kiểm soát nó
thì tôi mới chấp nhận. Còn hệ thống không chạy được tốt, không nói đến hành lang pháp
luật, kể cả hệ thống xử lý hữu hiệu hay không thì tôi mới dám chấp nhận những khẩu vị
đậm hơn. Còn tôi yếu thì phải chấp nhận khẩu vị nhạt hơn. An toàn đồng nghĩa với biên
lợi nhuận thấp và có khi không tăng trưởng được, cái đó tuy thuộc vào nhiều yếu tố, nó
không có con số bao nhiêu thì quản lý được, mà mỗi ngân hàng phải xây dựng được cho
mình một hệ thống xử lý được tỷ lệ nợ xấu phù hợp khẩu vị của mình.

Pv: Thưa ông, khẩu vị rủi ro tín dụng có thuộc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
không?

Trả lời: Về hệ thống quản trị rủi ro thì Vietcombank là một trong những NHTM khối
quốc doanh có lịch sử hoạt động chắc là lâu đời nhất ở Việt Nam. Về quản trị rủi ro, vấn
đề này bất kỳ ngân hàng nào ở Việt Nam hay nước nào khác, nước tiên tiến hay nước lạc
hậu hơn Việt Nam nữa thì cách hoạt động của ngân hàng cơ bản là giống nhau. Để nó
hoạt động ổn định thì các anh cần có một khung hành lang riêng cho nó, trong đó thể
hiện khẩu vị rủi ro, nó bắt đầu từ chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng. Nó không
phải chỉ quản lý tín dụng mà bất kỳ một tài sản có nào có khả năng rủi ro đều phải được
quản trị. Ngân hàng Ngoại thương đều ban hành các chính sách như thế này và ban hành
luôn cả khẩu vị rủi ro của hệ thống ngân hàng để chúng ta biết. Từng thời kỳ, từng giai
đoạn phát triển, chúng ta phải có nâng lên, hạ xuống để chúng ta kiểm soát rủi ro, nó chỉ
là một phần của các công cụ.

Pv: Thưa ông, để thực hiện khẩu vị rủi ro, việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro của
Vietcombank có gì khác biệt so với các ngân hàng khác?

Trả lời: Rủi ro nói chung thì chung quá, rủi ro ở Việt Nam khi nói ra người ta chỉ nghĩ
đến góc rất hẹp, chỉ quan tâm đến xử lý rủi ro tín dụng. Thực ra Nghị quyết của Quốc hội
(pv – thí điểm về xử lý nợ xấu của các TCTD) cũng là tập trung vào vấn đề xử lý rủi ro
tín dụng. Một ngân hàng có rất nhiều rủi ro, ngân hàng càng mở rộng, quy mô càng lớn,
mạng lưới bắt đầu toàn cầu rồi thì vấn đề rủi ro và nhiều cái khác còn quan trọng hơn
nhiều, đặc biệt trong rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng. Cố hữu của ngân
hàng luôn có rủi ro thanh khoản, tôi không lạm bàn về phần tôi không có chuyên môn. Ở
đây tôi chỉ nói đến rủi ro tín dụng, cái mà tôi có chút kinh nghiệm về lĩnh vực này.

Tôi thấy về tổ chức hệ thống quản trị rủi ro bắt nguồn từ khởi tạo, đến thực hiện và theo
dõi giám sát, cuối cùng phát hiện ra các vấn đề để chúng ta quay lại điều chỉnh những
việc khởi tạo và quan hệ. Một quy trình gần như khép kín như thế, qua đó hoàn thiện hệ
thống quản trị của mình, đồng thời có thể điều chỉnh khẩu vị rủi ro. Vì thị trường luôn
luôn biến đổi, hệ thống của anh xây dựng từ ngày hôm qua, anh ký ban hành ngày hôm
nay thì ngày mai đã là quá khứ. Ngày hôm sau thực tiễn phát sinh khác đi. Trong chu
trình này, rủi ro bắt đầu từ khâu khởi tạo, tìm kiếm khách hàng trong khẩu vị, có rà soát,
có phê duyệt, có thực thi. Làm liên tục như thế nhưng phải luôn luôn bám theo thị trường
để có thể điều chỉnh kịp thời về cách chúng ta làm. Nói về hình thức, một chính sách,
một văn bản, một quy chế, quy trình, quy định ban hành là thế. Nhưng trong thực tiễn, nó
cũng chỉ là công cụ để anh hoạt động, vận hành, nên không bao giờ toàn vẹn.

Pv: Thưa ông, theo các tài liệu tôi nghiên cứu có nói đến mô hình quản lý rủi ro tập
trung hay phân tán, vậy hiện nay Vietcombank đang áp dụng theo mô hình nào?

Trả lời: Tôi không rõ về câu hỏi của anh lắm, chắc theo ý anh là quản trị thì phải tập
trung chứ không phân tán, chắc anh đề cập đến… tôi đang nghĩ ở đây là phân tán thì
chúng ta không biết quản lý làm sao. Chúng ta quay về cách làm cũ, phân tán nghĩa là
một đơn vị kinh doanh giao hết cho một ông đứng đầu chỗ đó để kiểm soát hết mọi thứ,
cái đó tôi nghĩ nó rất trái với thông lệ. Bởi vị một khi hệ thống đã mở rộng chúng ta phải
có một công cụ để kiểm soát hệ thống xuyên suốt, bất kỳ một hoạt động nào ở bên dưới
đều phải được nhận diện ở bên trên và chúng ta cùng quản lý. Những tác động của bất kỳ
rủi ro nào, lớn hay nhỏ, ví dụ ảnh hưởng của một khoản lặt vặt như chuyển tiền nhầm,
nhiều khi tạo ra hiệu ứng truyền thông dẫn đến việc nhìn nhận không đúng. Một doanh
nghiệp được quản trị tốt như tiêu chuẩn của Mỹ hay Nhật, có ai dám cam đoan rằng
trong sản phẩm của họ làm ra không có một sản phẩm lỗi. Ý tôi nói chỗ đó.

Pv: Quay trở lại nội dung như ông đã trao đổi (quy trình từ khởi tạo, thực hiện đến khâu
giám sát), có lý thuyết về 3 lớp phòng thủ trong việc quản trị rủi ro của một TCTD thì
công việc ông đang làm - chuyên gia hàng đầu về quản lý rủi ro tín dụng – thuộc lớp
phòng vệ nào, hiệu quả đóng góp trong quản trị rủi ro cho ngân hàng ra sao?

Trả lời: Gọi là chuyên gia chắc tôi không dám nhận chữ đấy, tôi chỉ có thể nói trong
thực tiễn do có nhiều kinh nghiệm. Nghe các chuyên nói có 3 lớp phòng thủ gì đó, đó
cũng là một cách phân biệt về mặt hàn lâm để chúng ta dạy cho học sinh. Thứ hai những
nhà hàn lâm thiết kế ra hệ thống tổ chức để có thể ghi chép được. Trong thực tiễn tôi
thấy 3 lớp đó thì một cái gọi là hoạt động thực tế, một cái là kiểm tra sau, và một cái là
đánh giá lại hệ thống đó. Như vậy thì trong các lớp đó, người làm công tác phê duyệt
giống như tôi phải là lớp đầu. Thực ra đây là một bộ phận đứng phía sau để hỗ trợ khối
bán hàng bên ngoài. Toàn bộ những người đang làm kinh doanh với khách hàng, dù là
khối trực tiếp tương tác hay hỗ trợ đằng sau thì cũng đều là lớp một hết, giống như tiền
tuyến vậy thôi.

Pv: Hiện nay giám sát các rủi ro tại chi nhánh có Bộ phận kiểm tra nội bộ, giám sát tuân
thủ và Phê duyệt tín dụng cũng vẫn định kỳ rà soát đánh giá, liệu có sự chồng chéo và có
cần phải thay đổi lại chức năng của hai đơn vị này trong giám sát rủi ro?

Trả lời: Tôi nghĩ có sự hiểu nhầm trong đây. Hệ thống quản trị rủi ro có khối rủi ro nằm
độc lập với khối thực hiện. Tôi (pv – Bộ phận Phê duyệt tín dụng) nằm trong khối thực
hiện chứ không nằm trong khối rủi ro, nó tách biệt. Rủi ro tín dụng liên quan đến chính
sách chung, khẩu vị, đưa ra từng sản phẩm và công cụ cũng như hành lang quản lý và
cách kiểm soát trong vấn đề đó, đấy là khúc chung. Khâu chỗ tôi nằm trong hỗ trợ kinh
doanh thì đúng hơn, phía sau luôn có bộ phận kiểm tra. Bên tôi là người làm chứ không
phải người kiểm tra. Nếu gọi là một chốt chặn trong khối rủi ro thì tôi là chốt chặn số 2,
cái này không phải là hàng rào. Rủi ro tín dụng bắt đầu từ các đơn vị kinh doanh, ở chỗ
đó hỏng thì chốt chặn 1 hỏng. Người ta không lọc được khách hàng tốt, khách hàng xấu,
thế là hỏng chốt 1. Qua chỗ tôi là chốt thứ 2 và quay về thực hiện nhưng chưa chắc đã
nhận diện được vì mọi việc chỉ phát sinh khi đi vào thực tiễn.

Khối kinh doanh trong quá trình tương tác kinh doanh với khách hàng thì họ có bộ phận
hỗ trợ kinh doanh. Trong quá trình mà sau khi chúng ta đã “OK” về khách hàng này rồi
(pv – ngân hàng đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng) thì mới bắt đầu kinh doanh. Trong
cả quá trình đó có một bộ phận hỗ trợ, về hệ thống của mình gọi là hỗ trợ tín dụng CRC.
Tất cả các vấn đề liên quan tác nghiệp hàng ngày như kiểm soát báo cáo, theo dõi, kiểm
tra hồ sơ… vẫn chưa chắc là đang chạy đúng. Nó vẫn hai tay bốn mắt đấy nhưng vẫn có
vấn đề, bởi vì đâu có biết được, người làm thường không thấy.

Bộ phận kiểm tra chính là kiểm lại những người đó làm có đúng không. Đầu tiên là tác
nghiệp có đúng quy trình không? có thể vẫn sai, nhưng mà đúng quy trình thì hiển nhiên
là luôn luôn đúng. Vậy trong quá trình đó có nhìn thấy cái gì khác thường không, phải có
bộ phận ngồi nghiên cứu, suy nghĩ kiểm tra, đánh giá lại hồ sơ. Trong quá trình kinh
doanh mà chúng ta ngồi đánh giá chuyện đấy thì đâu còn thời gian kinh doanh nữa vì
thời gian không cho phép. Đến bộ phận kiểm tra người ta thực hiện vai trò này, đó là lớp
phòng thủ thứ 2. Tôi nằm trong lớp 1, nhưng không phải là thực hiện những phần việc
trong công tác quản trị rủi ro.

Phân định chức năng, vai trò liên quan câu hỏi của anh khi nãy, chức năng vai trò của
chúng ta nó khác nhau rõ rệt, tuy nhiên trong quá trình làm thực tiễn luôn luôn phải khác
một chút. Khối kiểm tra người ta cũng phải có đánh giá (pv – đánh giá hồ sơ tín dụng)
theo chức năng, vai trò. Nhưng chính chúng tôi khi đi phê duyệt, bản thân cũng đánh giá
về mặt hồ sơ ngay từ bước đầu chứ không phải bước sau. Theo yêu cầu chúng tôi cũng
có thể thực hiện những đánh giá, như thế công việc nó bị trùng mất. Dĩ nhiên trong cách
đánh giá về rủi ro của khách hàng thì nhiều cách làm đều giống nhau chứ không thể có
cách đánh giá khác. Góc tiếp cận khác nhưng cách đánh giá, cách nhìn nhận giống nhau,
không thể có khách hàng mà bên này nhìn tốt, bên kia nhìn xấu được. Không có chuyện
đó, nếu thế ngân hàng đưa ra những cái chuẩn sai. Khẩu vị phải là một khẩu vị chung,
không thể khác 2 đơn vị được.

Pv: Thưa ông, như vậy có một quy trình từ bán hàng, tiếp cận khách hàng, đến phần
thẩm định, phê duyệt nhận diện lại khách hàng xem khoản vay đó có được cấp tín dụng
hay không. Cũng có một nghiên cứu chỉ ra khoảng 60% nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
dụng là do khách hàng hoạt động kinh doanh khó khăn. Trước đó cũng đã có việc thẩm
định khách hàng, tuy nhiên phương án kinh doanh vẫn gặp khó khăn, vậy có phải việc
thẩm định của ngân hàng còn tồn tại chưa phát hiện hết các rủi ro của khách hàng?

Trả lời: Trước tiên tôi phải nói rủi ro tức là rủi ro tín dụng chứ không phải rủi ro khác.
Rủi ro khác ở đây là rủi ro do con người ở trong thì tôi loại ra vì phạm vi của rủi ro tín
dụng không thể quản trị được loại rủi ro này. Chỉ có điều trong lúc sàng lọc khách hàng,
cách chúng ta tương tác, đánh giá, chúng ta có thông tin về khách hàng đấy nhưng rủi ro
đó không phải khách hàng này luôn luôn kinh doanh thế mà tôi lại đi kinh doanh với họ.
Đấy là rủi ro thuần túy về tín dụng, dĩ nhiên phải gắn đến môi trường kinh doanh đầu tư
có ổn định không.

Thực tế chúng ta có khẩu vị để chúng ta điều chỉnh trong từng giai đoạn phát triển của
nền kinh tế. Tôi không thấy ai phát triển theo đường tuyến tính hết mà phải đi theo chu
kỳ của thị trường. Đi học các ngành kinh tế ai cũng bảo có chu kỳ, nhưng chúng ta luôn
làm kế hoạch theo đường thẳng, không trúng với thực tiễn. Phải có lúc nhanh, lúc chậm,
thế mới trúng. Nhịp đi của ngân hàng cũng y như thế. Nếu chúng ta cứ đi thẳng, trong
khi thị trường lúc bước nhanh, lúc chậm mà chúng ta không theo nhịp là bị lỗi nhịp, đấy
là rủi ro về kinh doanh.

Cái rủi ro phát sinh từ việc khách hàng gặp khó khăn, thì dĩ nhiên họ gặp khó khăn mới
không trả nợ, còn không khó khăn mà vẫn không trả nợ thì đó là rủi ro khác, rủi ro về
con người - vay không trả, chúng ta không bàn chuyện này. Thế nhưng ứng xử của mình
trong vấn đề rủi ro kinh doanh thuần túy của thị trường dẫn đến rủi ro tín dụng thì hành
xử làm sao? Thị trường như thế, anh bắt người ta bán cũng không bán được hàng thì
người ta chết, mà chết như thế thì phải thừa nhận và phải xử lý. Trong khẩu vị của ngân
hàng, anh chấp nhận được đến bao nhiêu khách hàng dạng này thì anh sẽ điều phối được
danh mục tín dụng của anh lọt vào phân khúc khách hàng để chịu được khẩu vị rủi ro đó.

Khách hàng chúng ta phân thành nhiều hạng, nhưng đừng phân nhiều hạng quá khó làm.
Chỉ nên phân 3 hạng thôi. Loại an toàn, bão qua vẫn đứng vững được, chúng ta có cách
hàng xử khác. Loại thứ 2 bão qua cõ thể suy chuyển thì chúng ta bắt đầu đề cập đến vấn
đề phải có TSBĐ một chút, hoặc phải có lực dữ trữ một chút, hoặc có một phương án dự
phòng để người ta còn chống chọi được những biến động kinh doanh. Loại thứ 3 là loại
rất yếu, cần phải trang bị hàng hậu vệ thật chắc. Loại này chỉ cần một biến động rất nhỏ
của nền kinh tế họ cũng chết, không bao giờ có khả năng phục hồi. Lớp khách hàng thứ 3
cũng là khách hàng, và tùy khẩu vị của ngân hàng người ta phải có cách làm.

Cái trên liên quan đến câu chuyện sau này xảy ra rủ ro đối với những khách hàng như
vậy thì anh có xử lý được khách hàng không. Đầu tiên anh chấp nhận chưa? nếu không
chấp nhận mà đi làm thì trật rồi vì khẩu vị. Thứ hai nếu đã chấp nhận khách hàng đó thì
anh phải có biện pháp xử lý. Tôi nói biện pháp xử lý ở đây có nghĩa là, nếu anh đã chấp
nhận chơi với lớp khách hàng đó thì phải chấp nhận chơi với 10 ông (pv - khách hàng) sẽ
có 3 ông chết (pv – không trả được nợ). 3 ông chết dĩ nhiên phải bằng 0 chứ đòi lấy tiền
lại làm sao được. Bằng 0 thì xử lý cái gì, xử lý bằng sổ tận thu mà không thu được cái gì
thì nó phải mất. Và số mất nằm trong mấy % rủi ro mà anh chấp nhận trong quá trình anh
định vị khẩu vị của anh - nó đậm.

Thông thường muốn tăng trưởng được thì phải mở rộng thị trường của mình ra ở tất cả
các phân lớp khách hàng. Phân lớp khách hàng kém nhiều hơn lớp khách hàng kia. Nói
về tăng trưởng thì ông trung bình trở xuống mới có tiềm năng tăng trưởng lớn, ông lớn
rồi thường đi chậm. Một trăm ông lớn chỉ được vài ông có khả năng tăng trưởng, còn đa
số bắt đầu đi ngang. Vậy ngân hàng cũng đi ngang theo ông, tôi nghĩ chiến lược ngân
hàng sẽ không mở rộng được thị phần nữa và đi ngang theo mấy ông luôn. Vậy còn gì là
tầm nhìn, còn gì là kinh doanh.

Pv: Như vậy ông đánh giá môi trường kinh doanh của nền kinh tế và ngành của doanh
nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng… Ở Việt Nam có nhiều TCTD
đang hoạt động, như Big 4 gồm Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương,
Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Ngoại thương, nhưng cùng môi trường kinh doanh sao
lại có ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao mà Vietcombank thì lại tốt?

Trả lời: Tôi không trả lời câu hỏi này một cách chi tiết. Tôi chỉ nhìn nhận như một
người bên ngoài, là một người làm thuê chuyên nghiệp làm phần việc của mình.

Về hệ thống ngân hàng, tất cả các ngân hàng, theo luật hiện nay đều phải công bố báo
cáo tài chính nên chúng ta có thể nhìn thấy con số đó. Còn vấn đề tại sao thì phải hỏi các
nhà quản trị ở nơi đó. Giống như tôi nói hồi nãy do khẩu vị đậm hay nhạt. Không phải cứ
nợ xấu thấp là tốt, và không phải cứ nợ xấu cao là xấu. Do khẩu vị và do cách chấp nhận
xử lý. Chỉ có cái này thì không tốt: khẩu vị nhạt nhưng cuối cùng chỉ số vẫn cao; khẩu vị
đậm, chỉ số cao nhưng tồn tại, không xử lý được. Cao thì đúng do anh định vị vào đó,
nhưng hệ thống xử lý của anh không hiệu quả, dẫn đến chỉ số của anh sang năm khác
tích lũy và không có xử lý.

Vậy anh nên định vị lại khẩu vị, mỗi ngân hàng đều có cách nhìn nhận về rủi ro, một
chiến lược riêng. Đã là chiến lược thì cấp bên dưới không biết được, chỉ biết chung
chung. Ngân hàng nào đi đến tăng trưởng tương lai cũng phải đặt cho mình vị trí số 1,
không ai kinh doanh đặt vị trí số 2 cho mình. Làm vậy giá cổ phiếu sẽ thấp. Nhưng
chung quy lại kinh doanh phải có lợi nhuận, các chỉ số phải tốt, và những cái xấu phải
được xử lý kịp thời, nằm trong giới hạn về khẩu vị cho phép. Tất cả mọi người đều hành
xử đúng như thế thì ngân hàng đang được quản trị đúng hướng. Kết quả là những con số
thể hiện việc làm của anh, đó không phải là mục tiêu mà đó là kết quả một quá trình của
một bộ máy tổ chức với tầm nhìn và cách làm riêng.

Pv: Hiện nay việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng có vướng
mắc gì không? hoặc chưa phù hợp cần phải thay đổi?
Trả lời: Tôi nghĩ thế này, bất kỳ vấn đề gì quy định đều là quá khứ, kinh doanh là tương
lai, và giữa nó có khoảng cách về thời gian và thực tiễn. Dù cho định hướng về tương lai
cũng chỉ là tưởng tượng, hoặc phác thảo về tương lai chứ không chính xác về tương lai.
Đó là chênh lệch giữa thực tế với dự tính nên luôn luôn có những trục trặc nhỏ, vấn đề
nó phải được ghi nhận và phản hồi lại để điều chỉnh. Một hệ thống mà vận hành ra kết
quả tốt thì là hệ thống đang tốt, dĩ nhiên vẫn có những trục trặc nhỏ. Còn những cái cần
điều chỉnh chính là những dòng thông tin phải hồi mà chúng ta chưa thay đổi.

Tất cả những gì mà hệ thống các ngân hàng đang công bố là thay đổi cái này, cái kia
chính là định hướng về quản trị, và cũng nằm trong vòng này thôi. Chỉ có điều đấy là
giai đoạn thay đổi nhỏ hay lớn, giai đoạn chúng ta cải tiến quy trình hay giai đoạn chúng
ta phải thay đổi cả cách làm, tái cấu trúc lại hay đến lúc phải lột xác để có bộ diện mạo
mới với cách làm hoàn toàn mới. Có khi sau này ngân hàng không còn gọi là ngân hàng
nữa, cứ nghĩ ngân hàng là chỗ có tiền nhưng sau này trong đó không còn tiền nữa, chỉ
còn mỗi dịch vụ thì lúc đó gọi ngân hàng làm chi. Ở Việt Nam, ngân hàng có chữ “ngân”
ở trong đó, ngân hàng là phải có tiền. Nhưng một khi tổ chức mà hoạt động kinh doanh
của nó có phần liên quan đến ngân rất nhỏ, còn các hoạt động dịch vụ khác là phần lớn,
lúc đó ngân hàng sẽ lột xác.

Pv: Vậy khẩu vị rủi ro của Vietcombank có phải là bí quyết tạo ra chất lượng rủi ro tín
dụng tốt cho ngân hàng? xin ông cho biết khẩu vị rủi ro của ngân hàng về ngành hàng,
đối tượng khách hàng?

Trả lời: Thông lệ thị trường, mỗi ngân hàng đều có một cách quản trị riêng cho mình.
Không phải bí quyết riêng, tôi nghĩ nó giống nhau. Không có ngành nào bí mật, kể cả
ngành bí mật cũng không bí mật. Quan trọng cuối cùng tất cả mọi việc đều là do con
người làm ra. Không có cái nào tự sinh ra. Bất kỳ một hệ thống nào về quản trị để đi
đúng định hướng, mục tiêu của mình thì đều phải bắt đầu từ con người. Không phải con
người xấu hay tốt, mà phải là con người chuyên nghiệp. Anh đào tạo được một người
chuyên nghiệp, có mục tiêu chung là chuyên nghiệp, có cách làm chung là chuyên
nghiệp, nhất quán là chuyên nghiệp, hình ảnh nơi này và nơi khác không khác là chuyên
nghiệp. Chứ không phải chuyên nghiệp theo mọi người thường nói là làm rất nhanh,
chăm sóc khách hàng rất tốt… đối với tôi những thứ này nhỏ hơn. Khi có một tầm nhìn
chung, và tất cả hệ thống đều có tầm nhìn chung như thế, cái hiệu quả sẽ lớn. Khi có một
cách làm thống nhất, khẩu vị giống nhau từ lãnh đạo cấp cao đến lãnh đạo cấp dưới đều
thấu hiểu thì là chuyên nghiệp. Vậy chắc không phải là bí quyết mà vấn đề nó nằm ở chỗ
con người. Đến một ngày nào đó, con người không cần nữa thì lúc đó làm chắc phải có
bí quyết riêng ở chỗ khác.

Pv: Vậy trong bộ máy quản trị, vai trò của những người lãnh đạo đứng đầu như HĐQT,
Ban điều hành đã thể hiện công việc quản trị cụ thể như thế nào? ban hành chính sách,
chiến lược hay cùng quản lý rủi ro với hệ thống chi nhánh?

Trả lời: Anh cứ nghĩ giống như một con tàu đi ngoài biển lớn phải có một thuyền
trưởng. Đi trong sông nhỏ là con thuyền nhỏ thì cũng phải có người cầm lái. Bất kỳ tổ
chức nào cũng phải như thế. Về kinh nghiệm thực tiễn tôi thấy, thuyền nhỏ đi trong sông
có ông cầm lái và có ông chỉ đạo ông cầm lái, nhưng họ đều là đồng hành. Một người chỉ
đạo cầm lái để mọi thứ đi đúng hướng. Khi ông ấy đang làm việc và tất cả những người
còn lại cùng chèo thì đấy là một hệ thống. Đi nhanh hay chậm và đi đúng hướng tuy
không giống nhau, nhưng tất cả mọi người đều có liên quan và đang cùng làm.

Hình ảnh lớn hơn là con tàu đi ngoài biển. Vai trò chỉ đạo được nâng cấp lên một hình
thức khác, vẫn phải có chỉ huy, chỉ huy không được rời vị trí. Thuyền trưởng tạm đi ngủ
thì phải giao cho ai đó. Hệ thống chạy phải có sự phân công. Theo sự phát triển, vai trò
của họ về cơ bản mô phỏng lại là giống nhau. Chỉ có điều, một hệ thống lớn phải có góc
nhìn khác. Có nhiều phân công ủy quyền trong đó chứ không thể nói đang không làm cái
gì đó được. Kết quả ở đầu, cuối đều có công sức của từng người trong hệ thống, mới
đúng như những con thuyền phải đi đến nơi, về đến chốn. Đấy là một hệ thống chứ
không phải của một ai cả.

Và cũng có nếu con thuyền đó là đi đến nơi, về đến chốn do một người, vì tất cả những
người còn lại bị liệt hết rồi. Nhưng chỉ có một người làm thôi thì đó có còn được gọi là
hệ thống không?

PV: Hệ thống Vietcombank có gần 15.000 cán bộ nhân viên, “con tàu” này đã chạy tốt
thời gian qua và trong tương lai để tiến lên vị trí ngân hàng hiệu quả số 1 tại Việt Nam
và đứng trong 300 tổ chức tài chính có quy mô lớn nhất trên thế giới. Chắc là ngân hàng
sẽ phải ban hành nhiều chính sách, quy định liên quan đến quản trị rủi ro nói chung và
quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Theo ông đến nay ngân hàng đã ban hành đầy đủ các
chính sách chưa? Lĩnh vực nào cần phải tăng cường thêm chính sách?

Trả lời: Tôi nói theo góc độ của người thực tiễn, không phải anh ban hành chính sách ra
là mọi việc được chạy tốt. Tôi nhấn mạnh ở chỗ con người thông hiểu được việc đó (pv –
chính sách đó). Chính sách chỉ là ghi chép lại, quy phạm hóa các vấn đề thực tiễn chứ
không phải cứ ban hành ra chính sách là nó tốt. Nói như thế thì trong một đêm tôi có thể
xây dựng được một ngân hàng toàn cầu chỉ bằng chính sách.

Pv: Như vậy yếu tố con người rất quan trọng, ngân hàng chắc phải có kế hoạch đào tạo
từ trước. Trong tương lai, theo ông thì ngân hàng cần phải tập trung đào tạo các lĩnh
vực nào cho đội ngũ quản trị cũng như người thực hiện?

Trả lời: Nói một cách chung nhất, cái gì tạo ra giá trị cho tổ chức thì anh phải tập trung
vào cái đấy, những thứ còn lại là hỗ trợ.

Như nghề tài chính thì anh nghĩ cái gì quan trọng? Theo anh là tiền hay con người? Tôi
cho anh mượn tiền là vì con người anh hay lý do khác? Nói thuần túy về tiền, người khác
(pv – người gửi tiền) đưa tiền vào cho tôi (pv – ngân hàng) giữ là vì lòng tin đối với tôi,
hai là vì nhà tôi to. Nhà to nhưng thường xuyên mất trộm thì anh có dám gửi xe vào nhà
tôi không? chắc là không dám. Ở Việt Nam có chữ “ngân” nên chúng ta chỉ nói nhỏ về
mặt tiền thôi, sinh ra giá trị. Nói tiền đẻ ra tiền, người đẻ ra tiền, tiền của ông kia bỏ vào
đây mà cứ bỏ vào trong kho khóa lại thì có đẻ ra tiền không? do người làm ra hết.

Tôi có khẩu vị, ví dụ 1%, tôi đi kinh doanh 100 đồng thì nó phải mất đi 1 đồng. Nhưng
bù lại thu lợi nhuận 10 đồng thì trừ ra còn 9 đồng, nhìn chỉ số lợi nhuận mà tính kết quả
kinh doanh của một hệ thống. Không nên nói đích danh cái ông làm ra 10 đồng và trừ
mất đi cái ông gây lỗi mất 1 đồng. Nếu vậy thì anh sai lầm vô cùng. Anh không bao giờ
định hướng được anh em đi làm việc, bởi vì nó sợ mất 1 đồng kia sẽ bị vấn đề này khác.
Ở đây tôi nói thuần túy về kinh doanh, còn chuyện con người về rủi ro đạo đức thì không
bàn ở đây. Đó là một phạm trù rủi ro khác trong tất cả các loại rủi ro, từng phần đều phải
có trong dự phòng.

Thế thì ngân hàng phải chấp nhận mất phần đó mới có được 10 đồng kia. “Net” lại chúng
ta có 9 đồng thì chúng ta kinh doanh được. Chúng ta bảo làm đồng nào chắc đồng đấy thì
tôi nghĩ là âm, bởi vì sẽ dẫn đến hệ thống con người không dám làm gì, làm là sai. Ai
cũng biết luôn luôn có sai bởi vì chỉ số của nghề ngân hàng (pv – tỷ lệ nợ xấu) đến giờ có
ông nào 0% không? 0% là ông (pv – ngân hàng) xử lý bớt một phần, nó phải có xác suất
rủi ro của nó. Người ta mặc nhiên suy luận rằng làm sẽ có sai, nhưng luôn luôn bị anh
kết tội làm sai 1 đồng là có vấn đề. Dĩ nhiên anh phải có bộ phận kiểm tra từng vấn đề
sai là sai vì cái gì? Những rủi ro về môi trường kinh doanh nó chuyển xấu thì đến
“Thánh” cũng không đỡ được. Anh cũng bảo kết luận là do ông không nhìn ra nên ông
đưa vào đúng khách hàng kinh doanh không được, nói thế thì tôi chịu.

Một hệ thống đi được chúng ta phải biết chấp nhận cái gì và biết kiểm soát nó như thế
nào ở trong phạm vi cho phép thì nó mới đi nhanh được, mới có lợi nhuận được. Tóm lại
chỉ số kết quả cuối cùng là kết quả của những việc người ta đã làm: tiến được, có lợi
nhuận, tăng trưởng được, ổn định được, xây dựng được hình ảnh tốt trong con mắt khách
hàng. Cái ảnh hưởng của nó càng ngày càng lớn thì đó là kết quả của những thứ đã cập
nhật được vào suy nghĩ, cách làm, truyền thông được đến từng người nhân viên, nhiều
khi đến từng khách hàng của mình, đến từng người có trách nhiệm trong cơ quan quản
lý. Người ta phải nhìn được cái đó. Người ta thấy như thế thì mới ủng hộ và ta mới tiến
được. Kinh doanh thì tôi phải nghĩ theo góc đấy. Có ai cam đoan bán hàng không mất 1
đồng không? vậy thì bán được ít lắm. Nếu bán hàng thì có bán chịu mà, bán chịu thì phải
có mất.

Pv: Có sự liên kết chặt chẽ giữa Vietcombank và các khách hàng - người sử dụng vốn
vay. Trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thì ngân hàng có trợ giúp thêm cho
quản trị của các khách hàng không? ngoài việc thẩm định, phê duyệt dự án cho khách
hàng là tốt hay chưa tốt để họ điều chỉnh, về ngành hàng và các chân hàng…
Vietcombank có tư vấn cho khách hàng để cùng phát triển không?

Trả lời: Tôi không dám lạm bàn nhiều, đây không phải là một phân đoạn nhỏ trong cả
quá trình dài mà tôi có kinh nghiệm. Như tôi nghĩ, trong kinh doanh chúng ta có được
bạn hàng. Đã nói là bạn hàng thì phải có những trao đổi, hỗ trợ để cuối cùng đi đến kết
quả là chúng ta hợp tác kinh doanh được. Vậy phải có quá trình thông hiểu, chia sẻ về
tầm nhìn, chia sẻ về cách làm để tư vấn theo các góc nhìn của nhau. Những người có
kinh nghiệm sẽ giúp tránh được rất nhiều các sai lầm. Sai lầm của khách hàng thì hậu
quả cuối cùng là cả ngân hàng và khách hàng cùng nhận. Đâu có ông nào chịu riêng. Khi
đã kinh doanh cùng nhau rồi thì là của chúng ta chứ không còn của riêng ai. Hệ thống
nào chạy tốt đều phải có yếu tố này. Nó phải có win-win thì chúng ta mới xây dựng được
mối quan hệ kinh doanh. Nếu kinh doanh một mình sẽ giống như nhận được tiền rồi thì
để trong kho, cất rồi trả lãi cho người gửi tiền, thế thì lỗ chứ sao lời. Tiền nhiều lắm
nhưng chưa chắc lời.

Xin lỗi anh, chắc có dịp khác tôi sẽ trao đổi nhiều hơn, hôm nay tôi cũng có việc.
Pv: Vâng, xin cảm ơn ông đã chia sẻ cho tôi những kiến thức cũng như những kinh
nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM nói chung và đặc biệt là
Vietcombank - ngân hàng có hệ thống quản trị gần với thông lệ quốc tế nhất trên thị
trường hiện nay. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn ông!
Phụ lục 2 – Chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp thông thường

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG: XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX

THÔNG TIN CHI NHÁNH: XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX

XẾP HẠNG TÍN DỤNG


KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM QLRRTD Chi Nhánh
34,60 (Đã kiểm 34,60 (Đã kiểm
- Tổng điểm Tài chính
toán) toán)
Chỉ tiêu thanh khoản 10,00 10,00
Chỉ tiêu hoạt động 88,00 88,00
Chỉ tiêu cân nợ 18,00 18,00
Chỉ tiêu thu nhập 10,00 10,00
- Tổng điểm Phi Tài chính 83,19 88,28
Đánh giá khả năng trả nợ của KH 84 100
Trình độ quản lý và môi trường nội bộ 89,20 93,20
Quan hệ với Ngân hàng 94 94
Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành 57,20 79,60
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của
63,80 72,40
DN
Tổng điểm 66,18 69,49
KẾT QUẢ XẾP HẠNG TÍN DỤNG BB (Đã duyệt) BB+
Kết quả XHTD trước YTĐC

THÔNG TIN XÁC ĐỊNH QUY MÔ


- Ngành kinh tế Thương mại gạo
- Quy mô Trung Bình
- Loại hình sở hữu DN khác
- Vốn chủ sở hữu 37.000 (triệu VND)
- Doanh thu thuần 244.565 (triệu VND)
- Tổng tài sản 127.278 (triệu VND)
- Số lượng lao động 51 (người)

Đơn vị: triệu VND - Mẫu BCTC: TT200

 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

MÃ NĂM NĂM
CHỈ TIÊU
SỐ 2016 2015
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 33.962 60.366
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 461 281
1. Tiền 111 461 281
2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0
1. Chứng khoán kinh doanh 121 0 0
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
2. 122 0 0
(*)
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 0 0
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 12.597 12.948
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 12.553 10.303
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 132 0 2.625
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0
Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
4. 134 0 0
dựng
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 135 44 20
6. Phải thu ngắn hạn khác 136 0 0
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 137 0 0
8. Tài sản thiếu chờ xử lý 139 0 0
IV. Hàng tồn kho 140 20.416 46.143
1. Hàng tồn kho 141 20.416 46.143
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 488 994
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 69 70
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 419 924
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 153 0 0
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính Phủ 154 0 0
5. Tài sản ngắn hạn khác 155 0 0

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 93.316 97.396


I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0
2. Trả trước cho người bán dài hạn 212 0 0
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 213 0 0
4. Phải thu nội bộ dài hạn 214 0 0
5. Phải thu về cho vay dài hạn 215 0 0
6. Phải thu dài hạn khác 215 0 0
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0
II. Tài sản cố định 220 92.375 96.407
1. Tài sản cố định hữu hình 221 76.083 79.739
- Nguyên giá 222 95.238 94.722
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 -19.155 -14.983
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 0 0
- Nguyên giá 225 0 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 0 0
3. Tài sản cố định vô hình 227 16.292 16.668
- Nguyên giá 228 18.375 18.375
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 -2.083 -1.707
III. Bất động sản đầu tư 230 0 0
- Nguyên giá 231 0 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 232 0 0
III. Tài sản dở dang dài hạn 240 0 0
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài
1. 241 0 0
hạn
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242 0 0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 0
1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253 0 0
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn(*) 254 0 0
4. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255 0 0
VI. Tài sản dài hạn khác 260 941 989
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 784 981
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 157 8
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 263 0 0
4. Tài sản dài hạn khác 268 0 0
5. Lợi thế thương mại 269 0 0

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 127.278 157.762


NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 116.618 138.632
I. Nợ ngắn hạn 310 112.668 92.282
1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 1.454 75
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 312 18.332 18.997
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 313 2 2
4. Phải trả người lao động 314 132 209
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 315 83 87
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 316 0 0
Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
7. 317 0 0
dựng
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318 0 0
9. Phải trả ngắn hạn khác 319 0 0
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 320 92.665 72.912
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321 0 0
12. Quỹ khen thưởng phúc lợi 322 0 0
13. Quỹ bình ổn giá 323 0 0
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính Phủ 324 0 0
II. Nợ dài hạn 330 3.950 46.350
1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0
2. Người mua trả tiền trước dài hạn 332 0 0
3. Chi phí phải trả dài hạn 333 0 0
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 334 0 0
5. Phải trả nội bộ dài hạn 335 0 0
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 336 0 0
7. Phải trả dài hạn khác 337 0 0
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338 3.950 46.350
9. Trái phiếu chuyển đổi 339 0 0
10. Cổ phiếu ưu đãi 340 0 0
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341 0 0
12. Dự phòng phải trả dài hạn 342 0 0
13. Quỹ phát triển khoa học công nghệ 343 0 0

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 10.660 19.130


I. Vốn chủ sở hữu 410 10.660 19.130
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 37.000 37.000
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 411a 37.000 37.000
- Cổ phiếu ưu đãi 411b 0 0
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413 0 0
4. Vốn khác của chủ sở hữu 414 0 0
5. Cổ phiếu quỹ (*) 415 0 0
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416 0 0
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417 0 0
8. Quỹ đầu tư phát triển 418 0 0
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419 0 0
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420 0 0
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 -26.340 -17.870
- LNST chưa phân phối lũy kế đến kỳ cuối
421a -17.870 -11.197
kỳ trước
- LNST chưa phân phối kỳ này 421b -8.469 -6.673
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422 0 0
13. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 429 0 0
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 0 0
1. Nguồn kinh phí 431 0 0
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432 0 0

C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 0 0


TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 127.278 157.762

 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

MÃ NĂM NĂM
CHỈ TIÊU
SỐ 2016 2015
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 244.565 273.299
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 244.565 273.299
4. Giá vốn hàng bán 11 242.294 264.425
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 2.271 8.874
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 201 1.482
7. Chi phí tài chính 22 6.746 9.747
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 5.660 9.116
8. Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 24 0 0
9. Chi phí bán hàng 25 3.228 6.632
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 1.204 1.312
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 -8.706 -7.335
12. Thu nhập khác 31 87 677
13. Chi phí khác 32 0 3
14. Lợi nhuận khác 40 87 674
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 -8.619 -6.661
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 0 0
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 -149 9
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 -8.470 -6.670
19. Lợi ích của cổ đông thiểu số (mới) 61 0 0
- Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ
62 0 0
(mới)
- Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm
63 0 0
soát
20. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 0 0
21. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71 0 0

 BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

MÃ NĂM
CHỈ TIÊU
SỐ 2016
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 241.525
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02 -209.275
3. Tiền chi trả cho người lao động 03 -1.730
4. Tiền chi trả lãi vay 04 -5.578
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 0
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 13.889
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 -14.820
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 24.011

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư


Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn
1. 21 -515
khác
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn
2. 22 0
khác
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 0
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 0
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 0
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 0
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 6
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 -509

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính


1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 0
Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của
2. 32 0
doanh nghiệp đã phát hành
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 181.535
4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 -204.857
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 0
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 0
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 -23.322

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 180

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 281


Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 0

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70 461

THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH

 NHÓM 1

GIÁ CN
CHỈ TIÊU
TRỊ NHẬP
1.1. Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn
a. Thu nhập thuần dự kiến sau thuế trong năm tới 0
b. Chi phí khấu hao dự kiến trong năm tới 4.000
c. Vốn vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản dài hạn đến hạn trả
0
dự kiến trong năm tới

Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn đối với phần vốn vay
1.2.
cho hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Doanh thu dự kiến trong năm tới 0
b. Phải thu khách hàng dự kiến đầu kỳ trong năm tới 0
c. Phải thu khách hàng dự kiến cuối kỳ trong năm tới 0
d. Vốn vay trung dài hạn của các TCTD tài trợ cho phần đầu tư
0
ngắn hạn của DN
e. Tổng dư nợ của KH tại các TCTD 0
f. Vốn vay trung dài hạn đầu tư ngắn hạn đến hạn trả của DN
0
trong năm tới

1.3. Thời gian quan hệ tín dụng với Vietcombank


Khách hàng thiết lập quan hệ tín dụng với Ngân hàng từ năm 2011

Tốc độ tăng trưởng doanh thu quý đánh giá so với quý
1.4.
cùng kỳ năm trước của doanh nghiệp
a. Doanh thu quý này 78.556
b. Doanh thu quý cùng kỳ năm trước 127.961

ROE cả năm ước tính trên cơ sở ROE lũy kế từ đầu năm


1.5.
đến thời điểm đánh giá
a. LNST lũy kế đến quý đánh giá -199 -26.540
b. VCSH tại quý đánh giá 10.460

Số năm hoạt động của DN trong ngành (tính từ thời điểm


1.6.
có sản phẩm ra thị trường)
Năm DN có sản phẩm bán ra thị trường 2011

1.7. a. Mức độ bảo hiểm tài sản


b. Tổng số tiền tối đa được bồi thường từ các HĐ bảo hiểm 0 139.000
c. Giá trị tài sản cố định hữu hình 75.026
d. Giá trị hàng tồn kho 42.699

 NHÓM 2

CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ


Nguồn trả nợ đáng tin cậy, doanh
Đánh giá nguồn trả nợ của khách hàng trong nghiệp có khả năng trả nợ không
2.1
quý tới đúng hạn do những yếu tố khách
quan
Năng lực của chủ sở hữu ( về vốn, quản trị
2.2 điều hành, kinh nghiệm) theo đánh giá của Tốt
CBTD
Lý lịch tư pháp tốt, chưa từng có tiền
2.3 Lý lịch tư pháp của người đứng đầu DN
án tiền sự theo thông tin mà CBTD có
Kinh nghiệm quản lý trong ngành của người
2.4 Từ 7 năm trở lên
trực tiếp quản lý DN
Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý
2.5 Đại học/Trên Đại học
DN
Năng lực điều hành của người trực tiếp quản
lý DN theo đánh giá của CBTD. Đánh giá
dựa trên các tiêu chí: - Khả năng thu hút, sử
2.6 Tốt
dụng nhân tài - Năng lực điều hành quản lý
công ty - Vai trò/ dấu ấn đối với sự phát
triển của công ty
Quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan
2.7 chủ quản và các cấp bộ ngành có liên quan Quan hệ rất tốt
(không bao gồm Vietcombank)
Tính năng động và độ nhạy bén của Ban
2.8 lãnh đạo doanh nghiệp với sự thay đổi của Năng động
thị trường theo đánh giá của CBTD
2.9 Ghi chép sổ sách kế toán Không rõ ràng, minh bạch
Có các phòng ban chức năng, nhiệm
2.10 Tổ chức phòng ban vụ giữa các phòng ban được phân
định rõ ràng
Có sự phân tách rõ ràng về vai trò
Sự phân tách nhiệm vụ, quyền lực trong ban lãnh đạo, quyền hạn và nhiệm vụ giữa
2.11
lãnh đạo doanh nghiệp các thành viên trong ban lãnh đạo
doanh nghiệp.
Được thiết lập, cập nhật và kiểm tra
Thiết lập các quy trình hoạt động và quy
2.12 thường xuyên, phát huy hiệu quả cao
trình kiểm soát nội bộ
trên thực tế.
Môi trường nhân sự nội bộ của doanh
2.13 Tốt
nghiệp theo đánh giá của CBTD.
Có mục tiêu và kế hoạch kinh doanh,
Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của doanh
2.14 tuy nhiên tính khả thi trong 1 số
nghiệp trong giai đoạn từ 1 đến 3 năm tới
trường hợp còn hạn chế
Tình hình trả nợ của khách hàng theo lịch Luôn trả nợ đúng hạn hoặc không có
2.15
sau khi đã điều chỉnh (nếu có) nợ điều chinh
Vietcombank chưa lần nào phải thực
Tình hình quan hệ đối với các cam kết ngoại
hiện thay các nghĩa vụ cho khách
2.16 bảng (thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết
hàng hoặc khách hàng không có giao
thanh toán khác…) trong vòng 12 tháng qua.
dịch ngoại bảng.
Thiện chí trả nợ của khách hàng theo đánh Khách hàng rất thiện chí và luôn chủ
2.17
giá của CBTD động trong việc trả nợ
Cung cấp thông tin đầy đủ, đúng thời
Tình hình cung cấp thông tin của khách
hạn và đảm bảo chính xác theo yêu
2.18 hàng theo yêu cầu của Vietcombank trong
cầu của Vietcombank; rất tích cực
12 tháng qua
trong việc cung cấp thông tin
Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các
Khách hàng sử dụng các dịch vụ của
dịch vụ khác) của Vietcombank so với các
2.19 ngân hàng với mức độ lớn nhất so với
ngân hàng khác (không bao gồm dịch vụ tín
các ngân hàng khác
dụng)
Không có nợ quá hạn và nợ cơ cấu/
Tình trạng nợ tại các ngân hàng khác trong
2.20 Không có dư nợ vay tại các ngân
12 tháng qua
hàng khác
Định hướng quan hệ tín dụng với khách
2.21 Duy trì
hàng theo quan điểm của CBTD
Tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách
hàng liên quan tại VCB và các tổ chức tín
Không có nợ quá hạn và nợ cơ cấu/
dụng khác (nếu không có nhóm khách hàng
2.22 Không có dư nợ vay tại các ngân
liên quan, chỉ tiêu này được tham chiếu với
hàng khác
chỉ tiêu 3.3.Tình hình dư nợ quá hạn tại
VCB)
2.23 Triển vọng của ngành tại thời điểm đánh giá Có dấu hiệu suy thoái
Khả năng gia nhập ngành của các doanh
2.24 Khó
nghiệp mới theo đánh giá của CBTD
Tính ổn định của yếu tố đầu vào ảnh hưởng Không ổn định, ảnh hưởng lớn đến
2.25
chính đến ngành của DN hoạt động kinh doanh, lợi nhuận
Có chính sách khuyến khích / ưu đãi
và doanh nghiệp tận dụng tốt các
2.26 Các chính sách của Chính phủ, Nhà nước
chính sách và phát huy hiệu quả cao
trong hoạt động kinh doanh.
Đánh giá rủi ro gián đoạn hoạt động sản xuất
2.27 kinh doanh của các DN trong ngành do tác Phụ thuộc nhiều
động của các yếu tố tự nhiên
2.28 Lợi thế của ngành về nguồn lực con người Có lợi thế cao
Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp yếu Dễ dàng tìm kiếm các nhà cung cấp
2.29
tố đầu vào trên thị trường
2.30 Sự phụ thuộc vào một số khách hàng (thị Khách hàng đa dạng
trường đầu ra)
2.31 Mức độ ổn định của thị trường đầu ra Ổn định
Khả năng sản phẩm của DN bị đào thải bởi
2.32 Khả năng thay thế bình thường
các sản phẩm khác
Toàn quốc nhưng không có hoạt động
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (Phạm
2.33 xuất khẩu. Hoặc xuất khẩu từ 50%
vi tiêu thụ sản phẩm)
đến 70%
Các chính sách của các thị trường XK
Ảnh hưởng của tình hình chính trị và chính
rất thuận lợi; DN cập nhật thường
sách của các nước - thị trường xuất khẩu (
2.34 xuyên các chính sách này và có quy
hoặc thì trường nhập khẩu) chính đối với sản
trình hoạt động đảm bảo tuân thủ theo
phẩm của doanh nghiệp
các yêu cầu của thị trường xuất khẩu
Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường (bao
2.35 Rất có uy tín
gồm cả uy tín thanh toán với các đối tác)
Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự nội bộ Có biến động, không ảnh hưởng đối
2.36 đến hoạt động kinh doanh của DN trong 2 với hoạt động kinh doanh của doanh
năm gần đây nghiệp; hoặc không có biến động
Có hạn chế về nguồn huy động và
Khả năng tiếp cận các nguồn vốn để tài trợ quy mô huy động
2.37 cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp CN nhập: Có thể tiếp cận nhiều
theo đánh giá của CBTD nguồn khác nhau, tuy nhiên, quy mô
huy động còn hạn chế
Có dấu hiệu suy thoái trong 1 năm tới
Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá CN nhập: Phát triển ở mức độ trung
2.38
của CBTD bình, tuy nhiên còn có yếu tố chưa
bền vững
2.39 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Có khả năng cạnh tranh
Hoạt động Marketing mang tính bộc
2.40 Chiến lược Marketing của DN phát, không thường xuyên và không
có kế hoạch rõ ràng
2.41 Lợi thế vị trí kinh doanh Bình thường
Đánh giá của CBTD về điều kiện máy móc Máy móc thiết bị đã đưa vào sử dụng
thiết bị, kho bãi phương tiện vận chuyển nhiều năm nhưng còn phục vụ tốt cho
2.42
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động kinh doanh của doanh
chính của doanh nghiệp nghiệp
Đánh giá về công tác bảo quản, phòng dịch
Đạt yêu cầu và chấp hành đầy đủ
và an toàn vệ sinh của doanh nghiệp (có
2.43 công tác phòng dịch và an toàn vệ
chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm
sinh theo quy định
quyền)
Đánh giá về tiêu chuẩn sản xuất và quản lý Đạt các tiêu chuẩn thị trường trong
2.45
chất lượng sản phẩm/công nghệ ứng dụng nước
Mức đầu tư vào hoạt động nghiên cứu &
2.46 Hoạt động R&D chưa được chú trọng
phát triển
Đánh giá tính hiệu quả phương thức thu mua Không có phương thức thu mua hoặc
2.47
sản phẩm của DN ko có hiệu quả
Đánh giá tính hiệu quả phương thức tiêu thụ Có phương thức tiêu thụ tương đối
2.48
sản phẩm của DN hợp lý
Trình độ chuyên môn của đội ngũ kỹ Có đội ngũ kỹ sư/chuyên gia giỏi, lâu
2.49
sư/chuyên viên năm trong nghề
Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch/hỏng hóc
2.50 Tỷ lệ thất thoát nhỏ hơn 5%
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.51 Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy Đạt tiêu chuẩn

 NHÓM 3

CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ


Số lần cơ cấu lại nợ và CNQH tại Vietcombank (bao gồm cả gốc
3.1 0 lần
và lãi) trong 12 tháng vừa qua
Tỷ trọng nợ (nợ gốc) cơ cấu lại trên tổng dư nợ (gốc) tại
3.2 0%
Vietcombank tại thời điểm đánh giá
Không có nợ
3.3 Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại tại Vietcombank quá hạn trên 10
ngày
Tỷ trọng nợ quá hạn thực tế (không bao gồm nợ cơ cấu trong Không có nợ
3.4
hạn)/tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá tại Vietcombank quá hạn
Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân tại Vietcombank/ Tổng dư nợ
3.5 Dưới 2%
bình quân của doanh nghiệp tại Vietcombank trong 12 tháng qua
Tỷ trọng doanh số chuyển qua Vietcombank trong tổng doanh thu
(trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng dư nợ bình quân tại
3.6 Trên 100%
Vietcombank trong tổng dư nợ bình quân của DN (trong 12 tháng
qua)
Tỷ trọng doanh số tiền về tài khoản tại Vietcombank so với doanh
3.7 Trên 120 %
số cho vay tại Vietcombank (trong 12 tháng qua)

 NHÓM 4

CHỈ TIÊU
GIÁ
TRỊ

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính gần nhất
4.1.

a. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 24.011


b. Luồng tiền thuần trong kỳ 180

Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân năm của DN trong 3 năm
4.2.
gần đây
a. Doanh thu của DN 1 năm trước 244.565
b. Doanh thu của DN 2 năm trước 273.299
c. Doanh thu của DN 3 năm trước 246.801

4.3. ROE bình quân của DN trong 3 năm gần đây


a. Lợi nhuận sau thuế của DN năm trước -8.470
b. Lợi nhuận sau thuế của DN 2 năm trước -6.670
c. Lợi nhuận sau thuế của DN 3 năm trước -6.009
d. Vốn chủ sở hữu của DN năm trước 10.660
e. Vốn chủ sở hữu của DN 2 năm trước 19.130
f. Vốn chủ sở hữu của DN 3 năm trước 25.803
g. Vốn chủ sở hữu của DN 4 năm trước 31.811

You might also like