You are on page 1of 128

FPT EXECUTIVE MBA PROGRAM (FeMBA)

Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – Trường Đại học FPT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI

FeMBA#06

HÀ NỘI – 2017
FPT EXECUTIVE MBA PROGAM (FeMBA)

Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – Trường Đại học FPT

BÀI LUẬN VĂN NÀY ĐƯỢC NỘP CHO

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH (FSB)

(TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT)

BẢN LUẬN VĂN LÀ MỘT PHẦN BẮT BUỘC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, 2017
Phê duyệt của Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – Trường đại học FPT

Chủ nhiệm chương trình

Tôi xác nhận rằng bản luận văn này đã đáp ứng được các yêu cầu của một luận văn tốt

nghiệp thuộc chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh

Chủ tịch Hội đồng

Chúng tôi, ký tên dưới đây xác nhận rằng chúng tôi đã đọc toàn bộ luận văn này và công

nhận bản luận văn hoàn toàn đáp ứng các của một luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh.

T.S A T.S A

Các thành viên Hội đồng


LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Quân đội” là công trình nghiên cứu do tôi tự thực hiện, có sự hỗ trợ của người
hướng dẫn khoa học.
Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả trong đề tài này là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những thầy cô giáo đã giảng dạy, hướng
dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt khóa học. Tác giả cũng xin cảm ơn toàn thể các anh chị
Ban Lãnh đạo và cán bộ của khối Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quân đội và một số
chi nhánh đã giúp đỡ và hỗ trợ tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập và nghiên cứu nhưng luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được các góp ý từ những
nhà khoa học để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Tên đề tài: .......................................................................................................................... 1
2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
3. Mục tiêu ........................................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM nói chung và MB
nói riêng. Các quy định chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. .................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 3
5.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................................... 3
5.2 Thu thập và xử lý thông tin .............................................................................................. 3
5.2.1 Thu thập số liệu gồm: Số liệu thứ cấp và sơ cấp .......................................................... 3
5.2.2 Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu ................................................................ 4
Tóm tắt chương 1 ................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ................................................................................. 5
2.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................ 5
2.1.1 Một số nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại .................................................. 5
2.1.2 Khái niệm và phân loại tín dụng của ngân hàng Thương mại ...................................... 5
2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại ................................................................ 9
2.2. CÁC LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ............. 11
2.2.1. Khái niệm rủi ro ......................................................................................................... 11
2.2.2. Phân loại rủi ro........................................................................................................... 12
2.2.3. Rủi ro tín dụng ........................................................................................................... 13
2.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................... 18
2.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ............................................................................. 18
2.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng ............................................................................ 19
2.3.3. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng ..................................................................... 20
2.3.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng ............................................................................... 23
2.3.5. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của NHTM ......................................... 45
Kết luận chương 2................................................................................................................ 48
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 50
3.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 50
3.2 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................... 52
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................................. 53
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (MB) ........................................................................ 54
4.1 Khái quát về MB ............................................................................................................ 54
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MB.................................................................... 54
4.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội ................................................................ 58
4.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB trong 5 năm gần nhất ................................... 61
4.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Cổ phần Quân đội ............................... 64
4.2.1. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tại MB ................................................................ 64
4.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại MB .................................................................... 66
4.2.3. Khung quản trị rủi ro tín dụng tại MB ....................................................................... 70
4.2.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng: .............................................................................. 82
4.2.5 Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại MB ...................................................... 85
4.3 Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại MB. ...................................................................... 90
4.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của MB. .............................................. 90
4.3.2 Những điểm đạt được của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB. .......................... 98
4.3.3 Những điểm tồn tại của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB. ............................ 102
Kết luận chương 4.............................................................................................................. 107
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI MB ................................................................................................................ 108
5.1 Định hướng phát triển tín dụng của MB ...................................................................... 108
5.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại MB ....................................... 109
5.2.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh ................................................................... 109
5.2.2. Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro tín dụng theo Basel 2..................................... 109
5.2.3. Đầu tư công nghệ, đồng bộ hóa chính sách và hệ thống ......................................... 110
5.2.4. Hoàn thiện Khung quản trị rủi ro tín dụng. ............................................................. 111
5.2.4. Tái thiết kế quy trình tín dụng. ................................................................................ 112
5.2.5. Tái thiết kế danh mục sản phẩm. ............................................................................. 113
5.2.6. Đào tạo, truyền thông, có chế độ đãi ngộ phù hợp, tạo động lực ............................ 113
5.2.7 Tăng cường giám sát khách hàng và TSBĐ. ............................................................ 114
5.2.8 Phối hợp với các cơ quan quản lý và cơ quan pháp luật trong xử lý nợ ................... 114
5.3 Kiến nghị ..................................................................................................................... 115
5.3.1 Đối với các bộ, ngành ............................................................................................... 115
5.3.2 Đối với Chính phủ .................................................................................................... 116
5.3.3. Kiến nghị với Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia .................................................. 117
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 119
DANH MỤC VIẾT TẮT

MB Ngân hàng TMCP Quân đội


VP Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng
DPRR Dự phòng rủi ro
HĐQT Hội đồng quản trị
UBTD/HĐTD Ủy ban/Hội đồng tín dụng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
QTRR Quản trị rủi ro
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSBĐ Tài sản bảo đảm
VAMC Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1. Quy trình tín dụng ............................................................................................... 38
Bảng 4.1: Danh sách các công ty con và công ty liên kết của MB ...................................... 55
Bảng 4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB từ 2012-2016, đ/v tính: Tỷ đồng .......... 62
Bảng 4.3: Hạn mức phê duyệt cấp tín dụng......................................................................... 72
Bảng 4.4: Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB............................. 75
Bảng 4.5: Chỉ tiêu chấm điểm XHTD cá nhân của MB ...................................................... 76
Bảng 4.5: Cơ cấu dư nợ của MB theo kỳ hạn ...................................................................... 91
Bảng 4.6: Cơ cấu dư nợ của VP theo kỳ hạn ....................................................................... 92
Bảng 4.7: Cơ cấu dư nợ của MB theo đối tượng khách hàng .............................................. 92
Biểu 4.6. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề ......................................................................... 93
Bảng 4.8: Cơ cấu dư nợ của MB theo ngành nghề .............................................................. 93
Bảng 4.9: Cơ cấu tín dụng theo tính chất khoản vay ........................................................... 94
Biểu 4.7. Phân loại nợ qua các năm 2011 - 2015 ................................................................ 95
Bảng 4.10: Phân loại nhóm nợ của MB năm 2016, 2015 .................................................... 95
Bảng 4.11: Phân loại nhóm nợ của VP năm 2016, 2015 ..................................................... 96
Bảng 4.12: Hệ số rủi ro tín dụng của MB từ 2014-2016 ..................................................... 97
Bảng 4.13: Chi phí trích lập dự phòng rủi ro năm 2015-2016............................................. 97
BIỂU
Biểu 4.1: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong năm 2016 của các NH niêm yết ....................... 63
Biểu 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng huy động trong năm 2016 của các NH niêm yết ..................... 63
Biểu 4.3. Kết quản hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đã niêm yết ......................... 64
Biểu 4.4: Tăng trưởng tín dụng của MB từ 2012-2016 ....................................................... 90
Biểu 4.5. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn................................................................................. 91
HÌNH
Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 3
Hình 2.1. Phân chia rủi ro theo các loại tài sản ................................................................... 12
Hình 2.1. Phân chia rủi ro theo nguyên nhân và các yếu tố tác động .................................. 12
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại MB......................... 52
Hình 4.1: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro theo 3 “vòng bảo vệ”......................................... 67
Hình 4.2. Mô hình bộ máy QLRR tín dụng của MB ........................................................... 67
Hình 4.3. Quy trình tín dụng KHDN tại MB ....................................................................... 84
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. mô hình tổ chức của MB .................................................................................... 58
CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài:

“HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

TMCP QUÂN ĐỘI”

2. Lý do chọn đề tài

Trong quản trị ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro là một trong những nội dung quan trọng

mà các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành phải quan tâm đặc biệt. Quản trị rủi ro là một cơ chế

nhằm tạo ra sự ổn định trong doanh nghiệp thông qua việc xác định, lập thứ tự ưu tiên, hạn

chế và đo lường những ảnh hưởng của mỗi quyết định. Theo đó nhiều ý kiến khẳng định “

quản trị rủi ro là nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực “sống, còn” của một ngân hàng

thương mại. Có thể nói chất lượng công tác quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng

đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các ngân hàng thương mại hiện nay, trong đó quản trị

rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Rủi ro cao,

lợi nhuận cao, tuy nhiên chấp nhận rủi ro ở mức độ nào và mô hình hoạt động như thế nào để

giảm thiểu rủi ro là điều cần được quan tâm của các ngân hàng thương mại.

Mặt khác, trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là nghiệp vụ chính mang lại 80-90% thu nhập

của mỗi ngân hàng. Đồng thời rủi ro cũng được chia làm nhiều loại nhưng tập trung chủ yếu

vào 2 loại chính là rủi ro tín dụng chiếm 60% và rủi ro vận hành chiếm 30%, còn lại là các

loại rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín…

Giai đoạn năm 2012 nợ xấu là vấn đề nhức nhối đối với toàn bộ ngành ngân hàng VN nên

từ đầu năm hệ thống các ngân hàng thương mại đã bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo Đề án

254/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: Cơ cấu lại căn bản, triệt để và

toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống

các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững

1
chắc. Hàng loạt các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, sáp nhập do tình trạng quản

lý rủi ro tín dụng yếu kém, tỷ lệ nợ xấu tăng cao (HD Bank sáp nhập SHB, tái cấu trúc 9

NH giai đoạn 2011-2015, kiểm soát đặc biệt GP Bank…)

Đồng thời theo Thông báo số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014, NHNN triển khai

thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo phương pháp tiêu chuẩn

(SA) Basel II tiến tới việc áp dụng phương pháp tính vốn xếp hạng nội bộ (IRB) đối với

rủi ro tín dụng tại 10 Ngân hàng trong đó có MB.

Ngân hàng TMCP Quân Đội được đánh giá là một trong những Ngân hàng đã có nhiều

đóng góp trong sự nghiệp đổi mới của ngành, cơ cấu tổ chức hoàn thiện hơn. Là một Ngân

hàng thương mại, Ngân hàng TMCP Quân Đội MB thực hiện rất nhiều nghiệp vụ nên

trong hoạt động kinh doanh MB còn gặp không ít khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xuất

phát từ nhận thức trên, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề cùng với việc nghiên

cứu tình hình quản trị rủi ro tín dụng thực tế tại NHTMCP Quân Đội (MB), em xin chọn đề

tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Quân Đội“.

3. Mục tiêu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM

nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, phương pháp đo lường rủi ro, mô hình, chính sách và

quy trình quản trị rủi ro tín dụng.

- Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Quân Đội trong giai

đoạn 2013-2016. Từ đó rút ra kết quả, hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị

rủi ro tín dụng tại MB.

- Đề xuất các giải pháp phù hợp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB giai

đoạn 2017-2020 góp phần cho hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả cũng như

tiến tới quản trị theo các thông lệ quốc tế (Base II)

2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM nói chung và MB

nói riêng. Các quy định chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung: cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.

Phân tích thực trạng tại MB qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.

- Không gian: Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)

- Thời gian: Đề tài sẽ phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng TMCP Quân Đội trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2016 và đề xuất giải pháp

hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn

2017-2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Quy trình nghiên cứu

Nhận dạng (1) Nghiên cứu (2) Khảo sát (3) Xử lý số liệu
vấn đề lý thuyết thực tế & phân tích

(4)

Giải pháp (5) Xây dựng (4) Kết quả


thực hiện mục tiêu nghiên cứu

Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu


5.2 Thu thập và xử lý thông tin

5.2.1 Thu thập số liệu gồm: Số liệu thứ cấp và sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp: phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu), khảo sát các

chuyên viên và các cấp quản lí tại Phòng quản trị rủi ro tín dụng, Phòng thu hồi nợ- Khối

Quản trị rủi ro tại MB về mô hình, chính sách, quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại MB.

- Thu thập số liệu thứ cấp: Cơ sở lý luận tham khảo từ các nguồn báo cáo ngành, báo cáo

3
NHNN, BTC, internet, các tài liệu trong và ngoài nước. Tại MB: số liệu được thu thập từ

báo cáo tài chính, báo cáo phân loại nợ, báo cáo nợ xấu và tình hình xử lý nợ xấu, báo cáo

trích lập dự phòng để xử lý rủi ro(Theo TT35 của NHNN) của NHTM CP Quân Đội giai

đoạn 2013-2016.

5.2.2 Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích định lượng để đo lường các khoản rủi ro tín dụng đối với một

khoản tín dụng hay với một danh mục tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ nhằm làm rõ thực trạng về rủi ro tín dụng, thực trạng công

tác đo lường và xử lý rủi ro tín dụng tại MB, so sánh số liệu giữa các năm tài chính, so

sánh với NH đối thủ, đo lường các chỉ số theo base II tại MB từ đó phân tích nguyên nhân

và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng

6. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Phần mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

Chương 3: Phương pháp luận

Chương 4: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB giai đoạn 2013-2016.

Chương 5: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB giai đoạn 2017-

2020. Kết luận và kiến nghị

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1 tác giả đề cập đến tính cấp thiết lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối

tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đồng thời nêu bố cục của luận văn

để người đọc có thể tiếp cận chi tiết các nội dung của đề tài.

4
CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA NHTM

2.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1 Một số nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại

Hoạt động của NHTM được khái quát thành hai nghiệp vụ chính: Nghiệp vụ tài sản nợ và

nghiệp vụ tài sản có. Trong đó nghiệp vụ tài sản nợ tạo ra nguồn vốn bao gồm:

+ Vốn tự có: Vốn pháp dịnh và vốn điều lệ, vốn tự có bổ sung

+ Vốn huy động tương ứng với hoạt động huy động vốn qua các hình thức: Tiền gửi không

kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, CCTG,…

+ Vốn đi vay từ NHTW hoặc vay từ các TCTD khác

Nghiệp vụ tài sản có là các hoạt động sử dụng vốn bao gồm:

+ Nghiệp vụ tín dụng: Đây là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng, cung ứng vốn cho nền kinh

tế. Theo BCTC của các NHTM thì đây là hoạt động tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho NH,

chiếm từ 60%-70% lợi nhuận các ngân hàng.

+ Nghiệp vụ ngân quỹ: Gồm tiền mặt tại quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán

+ Nghiệp vụ đầu tư tài chính: là nghiệp vụ sử dụng vốn đầu tư vào các Tài sản Tài chính

như: giấy tờ có giá của Nhà nước, chứng khoán của công ty, các công cụ phái sinh

+ Các nghiệp vụ kinh doanh khác: Dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, nghiệp vụ kinh

doanh ngoại hối, dịch vụ tư vấn/ủy thác/bảo hiểm.

2.1.2 Khái niệm và phân loại tín dụng của ngân hàng Thương mại

2.1.2.1 Khái niệm về cấp tín dụng của NHTM

Tín dụng của NHTM là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay

(NHTM, các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể

5
khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn

nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi

cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.

Tín dụng ngân hàng có những đặc điểm sau:

+ Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng của NHTM bao gồm hai hình thức là cho vay

(bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản)

+ Quan hệ tín dụng của NHTM đuợc xác lập trên cơ sở có lòng tin 2 bên đặc biệt từ phía

NH đối với người đi vay do NH giao phó tiền bạc hoặc tài sản của họ cho người khác sử

dụng. Tín dụng của NHTM được thực hiện theo kế hoạch thỏa thuận trước. Người vay phải

sử dụng vốn đúng mục đích theo Phương án vay vốn mà NHTM phê duyệt

+ Tín dụng của NHTM có tính thời hạn, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô

điều kiện. Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay đó chính là phần lãi. Đây là

đặc điểm chính phân biệt quan hệ tín dụng, chỉ trao đổi quyền sử dụng vốn vay chứ không

trao đổi quyền sở hữu vốn vay

+ Bên vay phải có Tài sản có giá trị tương đương làm đảm bảo

2.1.2.2 Phân loại tín dụng của ngân hàng Thương mại

Việc phân loại các hình thức cấp tín dụng rất cần thiết để thiết lập các quy trình cho vay

hiệu quả và quản trị được rủi ro. Phân loại khoản vay có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác

nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của NH.

* Phân loại theo thời gian cấp tín dụng

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với NHTM vì thời gian liên quan mật

thiết đến tính an toàn và sinh lời của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.

Theo thời gian, tín dụng được phân thành:

+ Tín dụng ngắn hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn tối đa là 12 tháng và được sử dụng

6
để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn

của cá nhân;

+ Tín dụng trung hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Các

khoản tín dụng này chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc

đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy

mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tư vào tài sản cố định, tín dụng trung

hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là

các doanh nghiệp mới thành lập;

+ Tín dụng dài hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn trên 60 tháng để đáp ứng các nhu

cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng văn phòng, nhà ở, đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện

vận tải có quy mô lớn.

* Phân loại theo hình thức cấp tín dụng

(Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN, 2014)

+ Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn

trả cả gốc và lãi trong khoản thời gian xác định.

+ Bảo lãnh: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết thực hiện các nghĩa vụ

tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù ngân hàng không trực tiếp xuất tiền ra nhưng

ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi.

+Chiết khấu, tái chiết khấu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng

với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương

phiếu chưa đến hạn. Ngân hàng ứng trước tiền cho người bán nhưng thực chất là thay thế

người mua trả tiền trước cho người bán.

+ Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo

những thoả thuận nhất định. Sau thời gian xác định khách hàng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi

cho ngân hàng.

7
+ Các loại hình khác như: Bao thanh toán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, thẻ tín dụng,

các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN

* Phân loại theo tài sản đảm bảo

+ Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản

tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh. Tài

sản đảm bảo này có thể của khách hàng, có thể của bên thứ 3 để đảm bảo cho khách hàng.

Với hình thức này ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng đảm bảo (Nghị định

163/2006/NĐ-CP, 2006)

+ Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không

cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với

khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này

phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ,

đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ...

* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:

+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng cho mục đích kinh doanh như

bổ sung vốn lưu động nhằm tạo lợi nhuận trong ngắn hạn hoặc dài hạn của bên được cấp

tín dụng là các chủ thể kinh tế tài chính của toàn xã hội (Doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các

cấp quản lý nhà nước hoặc cá nhân)

+ Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia

đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên.

* Phân loại tín dụng theo rủi ro

Theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để phân loại rủi ro

như tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn…

8
* Phân loại khác

+ Theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp…)

+ Theo đối tượng tín dụng (tài sản lưu động, tài sản cố định)

+ Theo xuất xứ tín dụng (trực tiếp và gián tiếp…)

2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại

* Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với bản thân các NHTM

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM chiếm từ 60% – 70% doanh thu của NH. Việc

duy trì và mở rộng tín dụng mang một ý nghĩa sống còn đối với các NHTM. Hoạt động này

được thực hiện hiệu quả sẽ tạo điều kiện để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tập trung vốn,

mở rộng việc thực hiện chức năng thanh toán. Đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi

ro nhất nên các ngân hàng luôn phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng tín dụng.

* Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế

- Là kênh trung gian điều hòa quan hệ cung - cầu vốn cho nền kinh tế

Tín dụng góp phần giảm hệ số vốn nhàn rỗi trong lưu thông và nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn, là trung gian điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa vốn cho vay để hưởng lãi đến nơi thiếu

vốn đi vay để tiến hành sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt. Hai loại nhu cầu này

ngược nhau nhưng cũng chung một đối tượng đó là tiền, chung nhau về thời điểm, hai

bên đều thoả mãn nhu cầu và đều có lợi.

- Chính phủ sử dụng tín dụng ngân hàng như một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực

hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Thông qua kiểm soát khối lượng tín dụng, định hướng đầu tư cùng với lãi suất tín dụng giúp

chính phủ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và hợp lý, kiềm chế lạm phát. Tín dụng ngân

hàng vừa tập trung vốn đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, vừa tham gia vào các chương

trình chính sách xã hội thực hiện kết hợp tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

9
Ngoài ra quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng gắn liền với việc thanh toán không dùng

tiền mặt, góp phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trôi nổi trên thị trường mà không có

sự quản lý của Nhà nước

- Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng

Trong mọi lĩnh vực sản xuất – kinh doanh - dịch vụ, chu kỳ của doanh nghiệp đều bắt đầu

từ tiền tệ (T) và kết thúc bằng T’ trong đó T’ = T+t. (T’>T) và cứ thế tiếp tục quay vòng

để tái mở rộng hoạt động SXKD. Như vậy tăng vòng quay vốn tiền tệ là yếu tố mang đến

hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó, các chủ thể kinh doanh cần tập hợp

nguồn nhân lực tốt, cải tiến công nghệ, tìm kiếm thị trường mới. Đòi hỏi một lượng vốn

lớn và kịp thời. Tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn cung ứng vốn cho các nhu cầu đó.

- Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại.

Ngày nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn gắn quan hệ kinh tế với thị

trường thế giới. Trong đó, vốn đầu tư ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng

hoá đựơc coi là hai lĩnh vực hợp tác thông dụng nhất giữa các nước. Nhưng thực tế không

phải một tổ chức kinh tế nào cũng có đủ vốn để hoạt động. Thông qua hoạt động tín dụng,

các ngân hàng là trợ thủ đắc lực, sẽ cung cấp vốn cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu

hàng hoá, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại. Ngoài ra, các hình thức thanh toán

cũng sẽ đa dạng hơn như thanh toán qua mạng SWIFT, thanh toán LC... mỗi hình thức

thanh toán đòi hỏi hình thức tín dụng phù hợp và đảm bảo cho nó an toàn và hiệu quả. Chất

lượng của hoạt động tín dụng ngoại thương là cơ sở để tạo lòng tin cho bạn hàng trong

thương mại, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông hàng hoá

Như vậy, tín dụng ngân hàng có một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế cũng

như đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên đây là một hoạt động tiềm ẩn rất

nhiều rủi ro khó lường trước. Để tín dụng ngân hàng thực sự phát huy vai trò của mình,

10
nghiên cứu rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là một yêu cầu bức thiết.

* Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với tình hình chính trị xã hội

Tín dụng của ngân hàng thương mại không những có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy

phát triển kinh tế mà còn có vai trò to lớn đối với xă hội.

Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết

công ăn việc làm cho người lao động. Đây là vấn đề cấp thiết đối với nước ta. Có việc làm

tạo ra thu nhập cho người lao động, từ đó khuyến khích tiêu dùng tăng lên, hạn chế tiêu

cực xã hội-> lại khuyến khích sản xuất kinh doanh tăng lên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

2.2. CÁC LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

2.2.1. Khái niệm rủi ro

Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác nhau,

các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Theo trường phái truyền

thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Đó là sự tổn

thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn

được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của

doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Theo trường

phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa

mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng

cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội.

Như vậy: Rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại những

hậu quả mà người ta không thể dự đoán được. Rủi có hai đặc tính là: Biên độ rủi ro chính

là thiệt hại gây ra ở mức nào và tần số xuất hiện nhiều hay ít.

Vậy với cách hiểu này thì rủi ro kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong

đợi xảy ra, gây tổn thất tài chính và tác động tiêu cực phi tài chính cho NHTM trong

11
quá trình hoạt động. Do đó ngân hàng phải nghiên cứu kỹ từng loại rủi ro để từ đó có thể

đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro một cách hữu hiệu nhất nhằm đảm bảo kinh doanh an

toàn và đạt hiệu quả lợi nhuận cho ngân hàng.

2.2.2. Phân loại rủi ro

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Trong quá trình

hoạt động của mình, ngân hàng chịu nhiều rủi ro khác nhau do nguyên nhân khách quan,

chủ quan. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà chỉ có thể nghiên cứu, nhận biết

và hạn chế tới mức thấp nhất.

Theo Mark Zuckerberg: “Rủi ro lớn nhất là không dám chấp nhận rủi ro. Trong một thế giới

không ngừng biến động, chiến lược dẫn đến thất bại chính là không dám chấp nhận rủi ro”

Có nhiều cách thức phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng như sau:

 Phân chia rủi ro theo các loại tài sản:

Các rủi ro
ngân hàng

Rủi ro trong Rủi ro Rủi ro trong quản Rủi ro Rủi ro với


quản lý & kinh tín dụng lý & kinh doanh trong cho các tài sản
doanh ngân quỹ chứng khoán thuê khác của NH

Hình 2.1. Phân chia rủi ro theo các loại tài sản

 Phân chia rủi ro theo nguyên nhân và các yếu tố tác động:

Các rủi ro
ngân hàng

Rủi ro tín Rủi ro Rủi ro thị Rủi ro hệ Rủi ro Rủi ro khác:


dụng hoạt trường thống thanh RR công
động khoản nghệ,….

Hình 2.1. Phân chia rủi ro theo nguyên nhân và các yếu tố tác động

12
Do nội dung của đề tài tập trung vào Quản trị rủi ro tín dụng nên tác giả chỉ đi sâu nghiên

cứu rủi ro tín dụng.

2.2.3. Rủi ro tín dụng

 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh của

ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngày nay tạo ra phần lớn nguồn thu (Từ 60%-70%) cho ngân

hàng song cũng ẩn chứa rủi ro cao và có thể đem lại hậu quả nặng nề, có khi dẫn đến việc ngân

hàng bị phá sản. Do vậy, việc nhận thức về rủi ro để có chiến lược quản trị, biện pháp phòng

ngừa và xử lý là điều kiện không thể thiếu giúp các NHTM thực thi được các mục tiêu hoạt

động, chiến lược kinh doanh, tăng cường sử dụng vốn và đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống

Theo Henie Van Greuning (1999) : “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người

đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong

hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không

chi trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng

tới khả năng thanh khoản của ngân hàng”.

Theo tài liệu “Financial Institutions Management–A Modern Perpective”, A.Saunder và

H.Lange (2002) định nghĩa “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín

dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản

cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn”.

Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision –

BCBS, 2004) “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng được cấp tín dụng không thực hiện

hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo hợp

đồng tín dụng với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Ngoài rủi ro tín dụng

thông thường với khách hàng, Basel II còn mở rộng thêm rủi ro tín dụng đối tác “Rủi ro tín

13
dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một

phần hoặc toàn bộ Nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn trong giao dịch với ngân hàng”. Các

giao dịch ở đây có thể là giao dịch thanh toán sau, cho vay margin, giao dịch phái sinh.

Tại Việt Nam, Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo quy

định tại Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín

dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc

NHNN và Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/1/2013 về phân loại nợ, trích lập và

sử dụng dự phòng, “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân

hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực

hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Như vậy, điểm khác biệt giữa các quan điểm nêu trên là xác định rủi ro tín dụng tương ứng

với khả năng xảy ra biến cố khách hàng không trả nợ đầy đủ, đúng hạn hay khả năng xảy

ra những tổn thất do việc khách hàng không trả nợ đầy đủ, đúng hạn gây nên. Trong phạm

vi nghiên cứu này, để phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước, cũng như cách tiếp

cận phổ biến tại các NHTM Việt Nam, tác giả lựa chọn cách hiểu về rủi ro tín dụng là

những thiệt hại kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng vay vốn sai hẹn trong

thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn gốc và nợ lãi hoặc không hoàn trả được nợ vay của ngân

hàng do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.

* Các yếu tố cấu thành Rủi ro tín dụng: Theo tài liệu “Risk management in banking” của

tác giả Joel Bessis thì Rủi ro tín dụng được cấu thành từ những thành phần sau:

Rủi ro vỡ nợ Rủi ro hồi phục

Rủi ro giảm uy tín Rủi ro tương quan hoặc tập trung

Rủi ro nguy cơ Rủi ro chênh lệch

Rủi ro đối tác Rủi ro quốc gia

14
 Phân loại rủi ro tín dụng.

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành rủi ro giao

dịch và rủi ro danh mục. Trong đó:

- Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản vay hoặc từng khách hàng cụ thể,

nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,

đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo

đảm và rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương

án vay vốn để quyết định cho vay của ngân hàng.

+ Rủi ro bảo đảm: là rủi ro liên quan đến các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong

hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức

cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo

+ Rủi ro kiểm soát: là rủi ro liên quan đến công tác kiểm soát, theo dõi khoản vay và hoạt

động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các

khoản cho vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục là rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản cho vay trong danh mục

cho vay của Ngân hàng do sản phẩm không phù hợp hoặc quá tập trung cho vay vào một

ngành, lĩnh vực. Nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho

vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục được chia thành:

+ Rủi ro cá biệt: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên

trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt

động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung: do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, cho

vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong

cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

15
* Căn cứ vào tính chất của rủi ro, có thể chia thành 2 loại: rủi ro khách quan và rủi ro

chủ quan

- Rủi ro khách quan: Là rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên tai, dịch

bệnh, người vay bị chết hoặc mất tích dẫn đến không thu hồi được vốn vay mặc dù ngân

hàng và cả người vay đã thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và sử dụng khoản vay.

Rủi ro khách quan rất khó lường trước, khó phòng trừ và khi xảy ra thì gây ra hậu quả

nặng nề.

- Rủi ro chủ quan: Là rủi ro thuộc về lỗi của ngân hàng như quy trình cấp tín dụng chưa

chặt chẽ, chưa đánh giá đúng mức độ rủi ro của khoản vay, công tác kiểm tra sau cho vay

chưa được chú trọng, cán bộ tín dụng làm sai quy trình,…Rủi ro chủ quan có thể phòng

ngừa và hạn chế thông qua các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp.

Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi

ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn vay,...

 Tác động của rủi ro tín dụng

Đối với ngân hàng.

* Giảm lợi nhuận: Khi RRTD xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó đòi, sự ứ đọng vốn dẫn

đến giảm vòng quay vốn ngân hàng. NH không thu được lãi vay trong khi vẫn phải chi trả

lãi tiền gửi. Ngoài ra, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ phát

sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ,…. . Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ

bị giảm sút.

* Giảm khả năng thanh toán: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi

và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới...) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và

lãi cho vay..) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các món vay không được thanh toán

đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi,

16
tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền

vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng không đi vay hoặc

bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân

hàng sẽ gặp vấn đề lớn trong rủi ro thanh khoản.

* Giảm uy tín: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin

về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị

trường tài chính sẽ bị giảm sút. Đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh giành giật lấy

thị trường và khách hàng

* Phá sản ngân hàng: Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp khó khăn trong việc hoàn

trả, nhất là những món vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của chính

ngân hàng. Ngân hàng nếu không chuẩn bị kịp thời cho những tình huống như vậy, mà

thậm chí dù có cũng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền quá lớn, sẽ nhanh chóng

mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng nếu NHTW không can thiệp

kịp thời hoặc không thể can thiệp.

Đối với khách hàng

* Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khi để phát

sinh nợ quá hạn với lãi suất lớn hơn (=150%) lãi suất trong hạn thì chi phí của doanh

nghiệp sẽ tăng lên đặc biệt trong thời điểm doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tình

hình tài chính. Nguy cơ không có đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng thậm chí còn phá sản,

NH phải phát mại tài sản thế chấp

Đối với nền kinh tế.

Khi ngân hàng gặp khó khăn thì việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế bị ngừng

trệ. Do một lượng vốn lớn nằm tồn đọng trong các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, ngân

hàng không có đủ vốn để cho vay các dự án có hiệu quả, mở rộng và phát triển sản xuất,

17
hoạt động cho vay không có hiệu quả. Ngân hàng không thể kiểm soát. Kết quả sản xuất

đình đốn, kinh tế không phát triển, xã hội bị rối loạn.

Như vậy, rủi ro tín dụng xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của

ngân hàng nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, quản trị rủi ro tín

dụng không chỉ là trách nhiệm của riêng ngân hàng mà là của toàn nền kinh tế.

2.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Rủi ro là điều không thể loại bỏ hoàn toàn, vì vậy chấp nhận rủi ro và thực hiện quản trị rủi

ro là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của NHTM. Các ngân hàng cần phải tính đến khả

năng chấp nhận rủi ro trong chiến lược kinh doanh của mình, cần hiểu thấu đáo, đo lường

và kiểm soát rủi ro trong phạm vi khả năng sẵn sàng ứng phó đối với những bất lợi có thể

chấp nhận được. Đây được gọi là khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng.

Quản trị rủi ro của NHTM có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có chủ đích của các

nhà quản trị ngân hàng lên các đối tượng quản trị và khách thể kinh doanh nhằm mục tiêu

phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao mức độ an toàn,

khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗi

NHTM. Quản trị rủi ro là cách thức tốt nhất mà tất cả các chủ thể kinh doanh cần thực hiện

để không bị mất vốn đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận. Quản trị rủi ro không triệt tiêu mà song

hành cùng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

2.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay, có nhiều khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng như sau:

Theo Ủy ban Basel: Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp

độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt

được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính.

Theo tác giả Phan Thị Thu Hà (2007), “Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận diện,

18
phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện

pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong

quá trình cấp tín dụng.”

Theo tác giả Nguyễn Văn Tiến (2005) “Quản trị rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt

động hoàn chỉnh qua đó ngân hàng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng

cũng như lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tối

đa cho mình”

Đối với tác giả hiểu Quản trị rủi ro tín dụng là việc xây dựng hệ thống quản lý gồm mô

hình, chính sách, quy trình quản lý rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng nhằm nhận diện,

đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp

tín dụng của NHTM.

Thực tế cho thấy các ngân hàng trên thế giới hay trong nước bị phá sản hay có vấn đề về

thanh khoản đều bắt nguồn từ nguyên nhân liên quan đến tín dụng như cho vay dưới

chuẩn, không quản lý tốt danh mục… Trong khi áp lực cạnh tranh trong hoạt động ngân

hàng ngày càng gay gắt, các NHTM đang phải tích cực mở rộng thị phần, phát triển các

sản phẩm tín dụng, các chương trình ưu đãi nhằm tăng trưởng tín dụng nên RRTD là

không thể tránh khỏi. Vì vậy, quản trị RRTD đang là vấn đề cấp thiết đối với các NHTM,

ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của mỗi ngân hàng. Xây dựng chính

sách quản trị RRTD hiệu quả đang là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của các NHTM.

2.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là căn nguyên chủ yếu tạo ra các vấn đề của ngân hàng, ảnh hưởng trực

tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như giảm lợi nhuận, thua lỗ, hoặc có thể dẫn

đến mất khả năng chi trả, phá sản ngân hàng. Từ việc phá sản ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến

nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp, tổ chức dân cư, người gửi tiền. Nếu rủi ro trong

19
kinh doanh của một NHTM diễn ra ở mức độ lớn, làm phá sản ngân hàng đó, thì như một

phản ứng dây truyền, nó sẽ lan sang các ngân hàng khác. Thực tế chứng minh trong cuộc

khủng hoảng tiền tệ và hệ thống ngân hàng các năm 1929-1933, năm 1997 (ở châu Á) và

năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng toàn cầu kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều

định chế tài chính thế giới. Nền kinh tế Việt Nam những năm qua cũng diễn biến phức tạp,

lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, tỷ giá biến động, diễn biến cung cầu vốn nội tệ và ngoại

tệ trên thị trường tiền tệ bất thường. Tình trạng doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ diễn ra,

kinh tế suy giảm, sức cầu yếu, đời sống nhân dân khó khăn… Trước bối cảnh kinh tế thế

giới và trong nước có nhiều biến động, thị trường tài chính tiền tệ và ngân hàng cũng diễn

biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Như trên đã phân tích, có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có thể xuất hiện tại bất

cứ khâu nào trong quá trình hoạt động tín dụng của NHTM, có thể đến từ môi trường bên

ngoài hoặc ngay bên trong tổ chức, và chỉ xuất hiện trong những điều kiện thích hợp. Để

hạn chế các rủi ro tín dụng, NHTM phải làm tốt từ khâu phòng ngừa, nhận diện cho đến

khâu giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra. Đây là quá trình logic chặt chẽ, do đó cần phải

quản trị để đảm bảo tính thống nhất.

2.3.3. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế (Basel I) được thực

hiện từ năm 1988 (thường được biết đến với tỷ số Cook) do Ủy ban Giám sát ngân hàng

Basel xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Ủy ban Basell II

đã ban hành các nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong

quản trị rủi ro tín dụng bao gồm:

* Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp: Nội dung này yêu cầu xem xét đánh giá rủi

ro tín dụng phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (mức độ chấp nhận

20
rủi ro, tỷ lệ nợ xấu…), trên cơ sở đó phát triển các chính sách nhằm phát hiện, theo dõi và

kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên

tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư.

- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét Chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ, những vấn

đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.

- Nguyên tắc 2: Thực hiện Chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các chính sách tín

dụng, các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm

xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và các hoạt

động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các

quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.

* Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng

các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng

tiềm năng, điều kiện cấp tín dụng..) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho

từng loại khách hàng trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả xếp hạng tín

dụng nội bộ đối với khách hàng. NH phải có quy trình rõ ràng trong đề xuất tín dụng, phê

duyệt và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên quan

đến công tác tín dụng. Việc cấp tín dụng cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao

dịch công bằng giữa các bên.

- Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về người vay,

mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.

- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho: từng khách hàng riêng lẻ, nhóm

những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

- Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín

21
dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.

- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch thương mại thông

thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan,

làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

* Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả: Tuỳ theo quy

mô của từng ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông

tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ

thực hiện các cam kết… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản

vay có vấn đề. Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ

xấu. Vì thế, chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng phải chỉ rõ cách thức quản lý

các khoản tín dụng có vấn đề.

- Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các

danh mục tín dụng.

- Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín

dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá

cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng.

- Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp Ban quản lý đánh giá rủi ro

tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ

cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

- Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín

dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

- Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra

trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.

22
* Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng

- Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và cần thông báo

kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao.

- Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: Việc cấp

tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ,

những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.

- Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề

2.3.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Nội dung Quản trị RRTD gồm 4 hoạt động liên tiếp: Nhận diện, đo lường, kiểm soát và xử

lý rủi ro tín dụng.

2.3.4.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

Bước đầu tiên trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là phải nhận biết và xác định được

các loại RRTD mà ngân hàng có thể gặp phải thông qua việc phân tích khách hàng, môi

trường kinh doanh, đặc thù của sản phẩm tín dụng, quy trình cho vay. Từ đó có thể thống

kê được các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng trường hợp, từng

thời kỳ và dự báo được những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Những dấu hiệu nhận diện rủi

ro tín dụng sẽ giúp các cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng có biện pháp phòng ngừa kịp thời

nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra. Ngân hàng cần có phương pháp nhận ra

những dấu hiệu rủi ro tín dụng để từ chối cho vay (trong trường hợp trước khi cho vay)

hoặc để ngăn ngừa xử lý kịp thời (trong trường hợp đã cho vay).

a. Trước hết là những dấu hiệu từ phía khách hàng, thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc

khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và sau khi cho vay. Ngân hàng cần thu thập

thông tin về khách hàng rồi phân tích theo chỉ tiêu định lượng và định tính để có kết luận

chính xác về tình trạng khách hàng

23
* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến giao dịch với ngân hàng

- Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản của khách hàng

qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng gồm: Giảm sút số

dư tài khoản tiền gửi, Dòng tiền về không có chứng tỏ hoạt động bán hàng đang bị chậm

trễ thanh toán hoặc không bán được hàng hoặc khách hàng đã chỉ định đối tác chuyển tiền

về ngân hàng khác; Phát hành séc quá số dư hoặc bị từ chối, khó khăn trong thanh toán

lương cho CBNV …

- Các hoạt động vay: Mức độ vay thường xuyên gia tăng; đề nghị khoản vay vượt quá

phương án dự kiến, Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý lớn hơn nguồn trả nợ, chấp nhận sử dụng

nguồn vốn lãi suất cao với mọi điều kiện, thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi mà

không có lý do thuyết phục; thường xuyên yêu cầu ngân hàng gia hạn.

- Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ thương mại cho các hoạt động

phát triển dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ: thường xuyên sử

dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả (factoring); giảm các khoản phải trả và tăng

các khoản phải thu; các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu; có biểu hiện

giảm vốn điều lệ.

* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến hoạt động quản trị nội bộ của KH

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu tổ chức nhân sự của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành.

- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị, điều hành độc

đoán hoặc ngược lại quá phân tán. Phát sinh tranh chấp trong quá trình quản lý. Quản lý có

tính gia đình: có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những người quản lý không thuộc gia đình;

cho thành viên của gia đình chưa được đào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm đương cương vị

then chốt

- Năng lực hoạch định và điều hành của HĐQT và Ban điều hành thấp: Chiến lược và kế

24
hoạch kinh doanh được xây dựng bởi HĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có

kinh nghiệm; HĐQT hoặc Giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào

vấn đề thường nhật, thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; thuyên chuyển nhân

viên diễn ra thường xuyên; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động

nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi.

- Không quản trị được tài chính: Đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực không hiệu quả, không

giám sát được hoạt động kinh doanh dẫn đến thất thoát, không quản lý được chi phí như

chi tiếp khách, quảng cáo, cơ sở vật chất, không minh bạch giữa chi phí của tổ chức và cá

nhân lãnh đạo doanh nghiệp.

* Nhóm các dấu hiệu liên quan tới môi trường kinh doanh

- Năng lực cạnh tranh trên thị trường giảm sút, sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ

cao dẫn đến sản phẩm thay thế trên thị trường nhiều làm mất đi lượng khách hàng tương

đối,…Biểu hiện: Các chỉ số kinh doanh thấp hơn bình quân chung của ngành

- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹ thuật mới; mất nhà

cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh.

- Sự thay đổi của các chính sách tại địa phương có tác động không tốt đến hoạt động của

doanh nghiệp.

* Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán

- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài

chính.

- Phân tích số liệu trên Báo cáo tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ

thường xuyên, khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bán nhưng lợi nhuận giảm, phải thu

tăng và thời hạn thanh toán của các khách hàng kéo dài…Cụ thể:

+ Các chỉ số thanh khoản có dấu hiệu suy yếu

25
+ Cơ cấu vốn không hợp lý, mất cân đối

+ Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời có dấu hiệu suy yếu

+ Kết quả kinh doanh thua lỗ;

+ Công nợ gia tăng vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp hoặc các khoản phải

thu lớn, xuất hiện các khoản phải thu khó đòi

- Những dấu hiệu phi tài chính khác: Những vấn đề về đạo đức, sự xuống cấp trông thấy

của nơi kinh doanh; kho lưu trữ hàng hoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu.

b. Dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng

Ngoài các dấu hiệu từ phía khách hàng còn có các dấu hiệu từ phía Ngân hàng như sau:

- Tuân thủ không chặt chẽ quy trình tín dụng ở bất kỳ khâu nào từ thu thập hồ sơ, thẩm

định, phê duyệt và triển khai cấp tín dụng. Ví dụ hồ sơ thiếu, định giá sai về tài sản bảo

đảm một cách khách quan hoặc chủ quan, thẩm định phương án vay không chặt chẽ dẫn

đến cấp sai khoản tín dụng, không giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng

- Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, chẳng hạn như:

đánh giá cao năng lực tài chính của khách hàng, việc thu thập thông tin chỉ dựa vào thông

tin do phía khách hàng cung cấp,…

- Chạy theo chỉ tiêu kinh doanh dẫn đến bỏ qua các yếu tố rủi ro

2.3.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro

cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả

năng chấp nhận nó của ngân hàng, từ đó ra quyết định tín dụng một cách đúng đắn nhất.

Nếu việc đo lường được chính xác, biết được mức độ rủi ro sẽ cho phép ngân hàng chủ

động trong việc theo dõi, đối phó và kiểm soát bằng những biện pháp được tính toán trước

khi rủi ro xảy ra.

26
Tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều ngân hàng đang đầu tư mạnh cho việc xây dựng các công

cụ đo lường, tính toán rủi ro làm cơ sở tính toán giá trị cấp tín dụng cũng như tiến tới phê

duyệt cấp tín dụng tự động.

Công cụ đo lường rủi ro tín dụng:

Để xác định chính xác mức độ rủi ro của mỗi khoản vay, các ngân hàng thường áp dụng

một số mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm

cả mô hình phản ánh về mặt định tính và mô hình phản ánh về mặt định lượng. Đặc điểm

của các mô hình này là không loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng cùng

một lúc nhiều mô hình khác nhau để hỗ trợ, bổ sung trong việc phân tích và đánh giá mức

độ rủi ro của các khoản vay.

Một số mô hình đo lường RRTD được sử dụng phổ biến như sau:

- Mô hình định tính: Mô hình Tiêu chuẩn 6C

+ Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tư cách đạo đức, trách

nhiệm thực hiện nghĩa vụ, thiện chí trả nợ thông qua lịch sử quan hệ tín dụng của khách

hàng tại hệ thống các ngân hàng qua các kênh thông tin như Trung tâm dữ liệu của NHNN,

Trung tâm CIC….Đồng thời cán bộ tín dụng phải đánh giá mục đích sử dụng vốn vay của

khách hàng có phải rõ ràng, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra cũng

cần đánh giá trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, quan hệ gia đình, xã hội.

+ Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin

vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng.

Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp

đồng tín dụng phải là người được uỷ quyền hợp pháp của công ty. Một hợp đồng tín

dụng được ký kết bởi người không được uỷ quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ,

tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

27
+ Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung vào câu

hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung, người vay có

ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: dòng tiền ròng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát

hành chứng khoán và dòng tiền từ bán thanh lý tài sản. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả

năng trên đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng.

+ Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố

hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nếu

xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ thì tài sản cầm cố, thế

chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Tất nhiên tài sản cầm cố thế chấp

cũng phải đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của ngân hàng.

+ Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh

hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải

biết được thực trạng về ngành nghề và công việc kinh doanh của khách hàng, cũng như khi

các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người vay.

+ Control (Kiểm soát): Là quá trình kiểm tra theo dõi tình hình trả nợ, tình hình tài chính,

tình hình tăng giảm của giá trị tài sản thế chấp… sau khi ngân hàng đã giải ngân tiền ra để

đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ đầy đủ cho ngân hàng

- Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model): Mô hình định tính được xem là mô hình

cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng. Mô hình này được cho là mất thời gian, tốn kém, lại

mang tính chủ quan. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá

rủi ro hiện đại hơn, đó là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro

của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa với một

khách hàng cũng như trích để trích lập dự phòng rủi ro. Một trong những mô hình định

lượng đầu tiên là mô hình điểm số Z. Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để

28
cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo

tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các

chỉ số tài chính của người vay. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định

xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tính

điểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó:

X1 = Tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”

X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”

X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản”

X4 = Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”.

X5 = Tỷ số “Doanh thu/ tổng tài sản”

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một

số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho

điểm Z của Altman phân loại điểm như sau.

+ Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

+ 1,81< Z<2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

+ Z< 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Mô hình này theo công thức tính toán nên các ngân hàng rất dễ áp dụng. Tuy nhiên kết quả

chưa thực sự chính xác khi chưa đánh giá được một số yếu tố định lượng như: các yếu tố

ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh như chính sách kinh tế, các yếu tố bên ngoài như

thiên tai, danh tiếng khách hàng,…Ngoài ra kết quả chỉ cho phép phân loại khách hàng rủi

ro và không có rủi ro.

- Mô hình ước tính tổn thất tín dụng tối đa theo Basel II

29
Với mô hình này, các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro và mức độ rủi ro của

danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an toàn tối thiểu.

Có 2 phương pháp tính vốn đối với rủi ro tín dụng là phương pháp cơ bản SA và phương

pháp xếp hạng nội bộ IRB

+ Phương pháp cơ bản SA (Phương pháp tiêu chuẩn): Là phương pháp đơn giản và có khả

năng áp dụng nhất đối với các ngân hàng. Theo đó tài sản của Ngân hàng sẽ được phân loại

thành các khoản phải đòi, các nhóm có hệ số rủi ro tín dụng khác nhau và NHTW các nước

sẽ quy định cụ thể các hệ số rủi ro cho từng nhóm.

+ Phương pháp xếp hạng nội bộ IRB: Là phương pháp tính vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng

dựa trên các mô hình xếp hạng nội bộ. Thông qua các mô hình này các thông số rủi ro sẽ

được ước lượng, từ đó tính toán được lượng vốn cần thiết. Có 3 thông số rủi ro quan trọng

là: PD (probability of Default ) - Xác suất vỡ nợ, LGD (Loss given Default) - Tỷ lệ tổn thất

trong trường hợp vỡ nợ, EAD (Exposure at Default) - giá trị tổn thất tại thời điểm vỡ nợ

Để thực hiện mô hình này, trước hết các NHTM cần phân loại giá trị rủi ro thành 5 nhóm:

doanh nghiệp, nước ngoài, ngân hàng, bán lẻ, cổ phiếu và ứng với mỗi nhóm này NHTM

sẽ xác định tổn thất dự kiến (Expected Loss – EL) và tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected

loss – UL).

Đối với EL, NHTM cần trích lập dự phòng để bù đắp từ nguồn chênh lệch kinh doanh tạo

ra. Theo Basel II, còn có thể tính giá trị tổn thất dự kiến EL xác suất khách hàng không trả

được nợ (PD); Dư nợ khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD) và

mức độ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ (LGD).

- Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng thì tỷ lệ tổn thất dự kiến là:

EL = PD x LGD

- Giá trị tổn thất dự kiến là EL = EAD x PD x LGD

30
Tổn thất ngoài dự kiến UL của một khoản vay được hiểu là giá trị của độ lệch chuẩn so với

giá trị trung bình (tổn thất dự kiến được EL). Nguồn để bù đắp tổn thất ngoài dự kiến là

vốn chủ sở hữu của Ngân hàng, bởi vậy Hiệp ước quy định một mức tính toán vốn an toàn

căn cứ theo từng chỉ tiêu PD, LGD và EAD của từng nhóm rủi ro phân loại ở trên đủ để bù

đắp cho tổn thất này.

Đối với một khoản vay, UL được tính như sau:

Tỷ lệ tổn thất ngoài dự kiến UL =

Giá trị tổn thất ngoài dự kiến UL = LGD x EAD

Trong đó: LGD là tổn thất của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ;

EAD là dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ; EDF là xác

suất vỡ nợ kỳ vọng của một khách hàng.

Ưu điểm của mô hình này: Có thể đo lường chính xác xác suất rủi ro của từng loại tín

dụng, có thể dự báo được mức rủi ro trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên mô hình này yêu cầu cao về chất lượng cơ sở dữ liệu đầu vào cũng như hệ thống

chuẩn để tính toán. Chính vì thế để áp dụng được mô hình đòi hỏi năng lực tài chính mạnh,

nền tảng công nghệ vững chắc, hệ thống thông tin quản lý tập trung và tối ưu. Nên hầu hết

tại thời điểm hiện tại các ngân hàng Việt Nam vẫn đang nghiên cứu.

- Mô hình Xếp hạng tín dụng nội bộ

Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá mức độ tín nhiệm của bên nợ về việc thực hiện nghĩa vụ

tài chính theo đúng cam kết. Một hệ thống xếp hạng tín dụng tin cậy phải phân biệt rõ

khách hàng/khoản vay theo từng hạng, dựa trên các đặc điểm rủi ro tín dụng của khách

hàng/khoản vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng thường được phát triển theo ba phương pháp:

phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình và phương pháp hỗn hợp (kết hợp cả yếu

tố chuyên gia và kết quả mô hình tính toán), trong đó phương pháp xếp hạng hỗn hợp được

31
các TCTD sử dụng phổ biến nhất.

XHTD là công cụ quan trọng giúp NHTM đánh giá, thẩm định khách hàng toàn diện trước,

trong và sau khi cấp tín dụng, là công cụ để phân loại nợ theo chuẩn quốc tế cũng như làm

căn cứ để đánh giá rủi ro để có biện pháp quản lý phù hợp, tạo tiền đề cho việc tính toán

mức độ rủi ro tín dụng cho từng đối tượng khách hàng.

Theo Điều 5, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc phân loại nợ, trích

lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng : “Hệ thống

xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy

trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình

kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống này phải được xây dựng cho từng

đối tượng khách hàng khác nhau kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và những

người liên quan của đối tượng này.” TCTD có thể tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ hoặc sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của hãng xếp hạng độc lập để đánh

giá rủi ro tín dụng.

 Tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ

+ Tần suất thực hiện: định kỳ tháng/quý/đột xuất do có dấu hiệu rủi ro

+ Đơn vị thực hiện: Thông thường các Bộ phận kinh doanh và Bộ phận thẩm định tùy theo

chức năng nhiệm vụ quy định trong Quy trình tín dụng của từng ngân hàng.

Bộ phận Quản trị rủi ro/Quản lý tín dụng: Tổng hợp đánh giá kết quả chấm điểm thông qua

so sánh kết quả xếp hạng tín dụng và kết quả phân loại nợ của ngân hàng, tìm hiểu nguyên

nhân và đề ra giải pháp nhằm nâng cao tính chính xác của kết quả chấm điểm

+ Để có thể thực hiện các ngân hàng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Bộ

phận IT và các đơn vị nghiệp vụ liên quan gồm kinh doanh, thẩm định sẽ phối hợp xây

dựng hệ thống

32
 Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ

Việc chấm điểm khách hàng được thực hiện từ bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, điểm

số được xác định ứng với mỗi giá trị của chỉ tiêu và tổng hợp theo trọng số phân bổ phù

hợp. Các chỉ tiêu được chấm điểm thường bao gồm:

Bộ chỉ tiêu tài chính

Thông tin tài chính của khách hàng sẽ được đánh giá thông qua bộ chỉ tiêu có thể bao gồm

các nhóm chỉ tiêu cơ bản như sau:

+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: bao gồm chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành, chỉ tiêu khả

năng thanh toán nhanh, chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng.

+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động: bao gồm các chỉ tiêu về vòng quay vốn lưu động, vòng quay

hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Nhóm chỉ

tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản của khách hàng.

+ Nhóm chỉ tiêu cơ cấu nợ: bao gồm chỉ tiêu về tổng nợ phải trả/Tổng tài sản và Nợ dài

hạn/Vốn chủ sở hữu, phản ánh cơ cấu nợ so với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.

+ Nhóm chỉ tiêu thu nhập: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh,

doanh thu, lợi nhuận của khách hàng.

Mỗi chỉ tiêu được tính điểm với một trọng số hợp lý, tổng điểm tài chính được tính bằng

tổng điểm của các chỉ tiêu tài chính cụ thể nhân với trọng số tương ứng.

Bộ chỉ tiêu phi tài chính

Bao gồm các nhóm chỉ tiêu liên quan đến trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ

của khách hàng với ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành và khả năng phát triển

kinh doanh của khách hàng. Mỗi chỉ tiêu sẽ có một mức điểm tương ứng với trọng số riêng

của chỉ tiêu đó, điểm phi tài chính được tính bằng tổng điểm của các chỉ tiêu phi tài chính.

33
Sau khi có điểm tài chính và phi tài chính, hệ thống sẽ tính ra điểm số của khách hàng bằng

cách lấy tổng điểm tài chính và phi tài chính nhân với trọng số tương ứng (Thông thường

70% TC và 30% phi TC). Thông qua điểm số, khách hàng được xếp hạng theo các mức

AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC- và C theo mức rủi ro tăng dần.

Sau khi có được kết quả xếp hạng tín dụng, ngân hàng sẽ xây dựng chính sách khách hàng

phù hợp, kết hợp với công tác thẩm định tín dụng để đưa ra quyết định cấp tín dụng đảm

bảo hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất trong phạm vi có thể chấp nhận được.

2.3.4.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng

 Mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng nằm trong mô hình quản trị rủi ro chung của ngân hàng

theo nguyên tắc 3 vòng bảo vệ đảm bảo:

+ Nguyên tắc độc lập: Các vòng bảo vệ phải được bố trí một cách độc lập, có cán bộ quản lý

riêng biệt có chức năng/nhiệm vụ/thẩm quyền cụ thể. Việc phân cấp ủy quyền phải được thiết lập

hợp lý tránh xung đột lợi ích, chồng chéo, thao túng hoạt động hay không minh bạch thông tin

+ Nguyên tắc khách quan: Việc nhận diện, đo lường, đánh giá rủi ro phải dựa trên phương

pháp phù hợp và các thông tin cụ thể đảm bảo tính trung thực, công bằng.

Mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro được chia như sau:

- Vòng bảo vệ thứ nhất: Chính là các đơn vị kinh doanh, các đơn vị xử lý giao dịch trực

tiếp như Thẩm định, Vận hành…- đơn vị sở hữu rủi ro

Chức năng: Quản lý, kiểm soát các hoạt động hàng ngày: Nhận diện, đánh giá, kiểm soát

và giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Tự theo dõi đánh giá các lỗ hổng kiểm soát trong chính

sách/quy trình/hệ thống….

- Vòng bảo vệ thứ hai: Là các đơn vị có chức năng thiết lập khung quản trị, giám sát và

kiểm soát rủi ro trên toàn hàng.

34
- Vòng bảo vệ thứ ba: Là đơn vị thực hiện rà soát độc lập nhằm cung cấp cho HĐQT, Ban

điều hành đảm bảo hiệu quả hoạt động của vòng thứ nhất và thứ hai.

Các NHTM tại VN hiện nay đang áp dụng 2 hình thức mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập

trung và phân tán. Với mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung là thực hiện cơ cấu tách

biệt 3 chức năng: Kinh doanh, Thẩm định vận hành, quản lý rủi ro. - Kinh doanh có chức

năng phát triển kinh doanh thông qua việc thiết lập, củng cố và phát triển nền khách hàng

theo định hướng chính sách tín dụng của ngân hàng, đem lại tối đa lợi nhuận cho ngân hàng.

- Thẩm định & vận hành có chức năng phân tích thẩm định khách hàng, đưa ra quyết định

cấp tín dụng và triển khai cấp tín dụng. Bộ phận này độc lập với kinh doanh để đảm bảo

khách quan.

- Quản lý rủi ro tín dụng có chức năng phân tích, đánh giá rủi ro và cảnh báo mọi rủi ro có

thể phát sinh trong hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất

có thể chấp nhận được.

Còn mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán là đơn vị kinh doanh sẽ tự tìm kiếm khách

hàng, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, sau đó giải ngân luôn cho khách hàng theo

các quy trình tín dụng

 Khung chính sách quản trị rủi ro tín dụng

 Quy định Khẩu vị rủi ro

Trong Quy định khẩu vị rủi ro của các ngân hàng sẽ có giới hạn rủi ro tín dụng, được xây

dựng dựa trên chiến lược và mục tiêu kinh doanh đảm bảo cân bằng lợi nhuận và rủi ro.

Đây là kim chỉ nam cho toàn thể CBNV trong ngân hàng nắm rõ định hướng chấp nhận rủi

ro của ngân hàng và có các quyết định kinh doanh phù hợp. Đồng thời nêu rõ vai trò, trách

nhiệm của các bên liên quan trong hệ thống NHTM từ HĐQT đến Ban điều hành, từ Hội

sở đến các chi nhánh&phòng giao dịch

35
 Tổ chức hoạt động phê duyệt tín dụng

Căn cứ mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, Các NHTM cần ban hành quy định về thẩm

quyền phán quyết cụ thể cho từng cấp vừa đảm bảo tính cạnh tranh và tự chủ trong hoạt

động tín dụng; vừa gắn kinh doanh với quản trị rủi ro. Đây cũng chính là yêu cầu quy định

tại khoản 1- Điều 4- Thông tư 36/2014-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN, điều 6- VB

hợp nhất số 01/VBHN-NHNN ngày 31/03/2014

Theo khuyến nghị của UB Basel 2 tại văn bản BCBS 75- các nguyên tắc quản trị rủi ro tín

dụng thì các NH đều phải xây dựng 1 hệ thống các chính sách, quy trình, hiệu quả liên

quan đến hoạt động thẩm định và phê duyệt tín dụng trong đó đặc biệt lưu ý đến việc quy

định cấp có thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp này đối với các quyết định phê duyệt.

Thông thường các NH có 2 loại thẩm quyền cho cá nhân (Các cấp theo chức danh) và tập

thể (Hội đồng tín dụng, Ủy ban tín dụng) tùy theo quy mô và bản chất khoản cấp tín dụng.

Các NH cần đầu tư thích đáng vào việc xây dựng nguồn lực cho bộ máy thẩm định, phê

duyệt tín dụng để ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với chiến lược tín dụng trong khi

vẫn đáp ứng được sức ép về thời gian, mức giá và cơ cấu tín dụng. Ngoài ra, quá trình phê

duyệt cấp tín dụng cần quy định rõ trách nhiệm đối với những quyết định đưa ra và chỉ rõ

ai có thẩm quyền phê duyệt hay thay đổi các điều khoản về tín dụng, xuyên suốt từ khi cấp

tín dụng-giải ngân- điều chỉnh phương án- nhập xuất TSBĐ, xử lý nợ…đều phải có cấp

phê duyệt cụ thể.

 Chính sách tín dụng từng thời kỳ

Theo tiêu chuẩn Basel 2 nền tảng của hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh là thiết kế

và triển khai các chính sách, quy trình liên quan đến việc xác định, đo lường, theo dõi và

kiểm soát tín dụng. Theo đó chính sách tín dụng cần đưa ra các điều kiện và hướng dẫn

việc nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro đảm bảo đa

36
dạng phù hợp với danh mục tín dụng. Chính sách này phải được văn bản hóa, phù hợp với

thực tế, yêu cầu quản lý tương ứng với mức độ phức tạp của từng tổ chức. Phải được phổ

biến trong toàn ngân hàng, được giám sát và định kỳ sửa đổi phù hợp với điều kiện bên

trong và bên ngoài của ngân hàng.

Chính sách tín dụng cần xác định rõ tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu,

đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…). Ngân hàng cần xây dựng

các hạn mức tín dụng cho từng đối tượng khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay

vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được

trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề

khác nhau. Ngoài ra chính sách tín dụng còn đưa ra phương pháp luận và phương pháp đo

lường rủi ro trong hoạt động tín dụng, cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

Về cơ bản chính sách tín dụng gồm các nội dung chính sau:

Chính sách khách hàng, đối tượng hạn chế


Các loại bảo đảm tiền vay, bảo hiểm hàng hóa
cấp TD

Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng Chính sách cho vay không có TSDB

Lãi suất và phí suất tín dụng Điều kiện giải ngân và thanh toán

Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ Chính sách đối với các khoản nợ xấu

Nguyên tắc xây dựng chính sách tín dụng:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật: Đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng theo định hướng của

chính phủ, chấp thuận của NHNN

+ Cân bằng giữa thu nhập và rủi ro

+ Tối đa hóa TSBĐ

+ Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và phân tán rủi ro

37
 Quy trình tín dụng:

Sau khi ban hành chính sách tín dụng để định hướng cho đơn vị kinh doanh bán hàng, để thực

hiện cấp tín dụng cho khách hàng Ngân hàng cần phải thiết lập quy trình tín dụng. Đó là vệc

tuân thủ đầy đủ một chuỗi các công việc từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng

cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Các giai đoạn

có quan hệ chặt chẽ với nhau, liên hoàn theo một trình tự nhất định, kết quả của khâu trước là

cơ sở để thực hiện khâu tiếp theo khâu trước ảnh hưởng đến chất lượng của khâu sau. Trong

mỗi khâu gồm nhiều công việc chi tiết được thực hiện theo nguyên tắc và quy định của cơ

quan nhà nước cũng như nội bộ ngân hàng. Các bước cơ bản của quy trình tín dụng bao gồm:

Bảng 2.1. Quy trình tín dụng


Giai đoạn Nội dung công việc Kết quả
Tìm kiếm khách Chủ động tìm kiếm khách hàng qua các Tìm kiếm được KH có
hàng kênh nhu cầu vay vốn
Nguồn khách hàng chủ động đến
Thu thập hồ sơ vay Thu thập hồ sơ và thông tin khách hàng: Hoàn thành hồ sơ vay
vốn Gồm thông tin sơ cấp do KH khai báo và vốn
thông tin thứ cấp do NH chủ động tìm kiếm
phân tích qua các kênh
Phân tích tín dụng Đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài Báo cáo kết quả thẩm
chính, tính khả thi của phương án, dự án xin định
vay, đánh giá về tài sản và phương án bảo
đảm tiền vay của khách hàng
Quyết định cấp tín Căn cứ kết quả phân tích tín dụng kết hợp Thông báo/Quyết nghị
dụng với điều kiện vay vốn và khả năng nguồn cấp tín dụng/từ chối
vốn của ngân hàng, quyết định cho vay hoặc cấp TD
từ chối
Giải ngân + Ký kết các Văn kiện tín dụng(Hợp đồng Hoàn thành giải ngân
tín dụng, KUNN) cho khách hàng
+ Hoàn thiện thủ tục TSDB (Ký HDTC,
đăng ký GDDB, nhập kho)
+ Kiểm soát hồ sơ giải ngân và thực hiện
giải ngân
Kiểm soát sau giải + Kiểm soát sau GN: Mục đích sử dụng vốn, Biên bản kiểm soát sau
ngân, giám sát, thu tình hình hoạt động kinh doanh của KH,… Thanh lý HDTD
nợ, thanh lý. Tái + Thu nợ trước, đúng, quá hạn. Xử lý nợ có Thông báo tái cấp
cấp tín vấn đề
dụng, xử lý nợ có + Tái cấp tín dụng cho KH
vấn đề.

38
Từ các bước cơ bản của quy trình tín dụng, các Tổ chức tín dụng sẽ chia ra các giai đoạn

để quản trị rủi ro tín dụng. Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn:

trước, trong và sau khi cho vay.

- Giai đoạn trước khi cho vay: Gồm các bước tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, phân

tích và thẩm định khách hàng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. Giai đoạn này

rất quan trọng và cần đánh giá đầy đủ năng lực pháp lý, tình hình tài chính của khách hàng,

phương án sử dụng vốn vay và phương án trả nợ, khả năng đảm bảo tiền vay và các biện

pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng.

- Giai đoạn trong khi cho vay: Sau khi giải ngân, ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ các nội

dung: mục đích sử dụng vốn vay có đúng không, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

có những thay đổi gì bất lợi/có dấu hiệu lừa đảo/làm ăn thua lỗ hay không.... Nếu các thông

tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được bảo đảm.

- Giai đoạn sau khi cho vay: Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi

của khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng

an toàn. Ngược lại người vay không hoàn trả nợ đầy đủ và đúng hạn, tức là rủi ro tín dụng đã

xảy ra. Lúc này cán bộ tín dụng cần xem xét, tìm ra nguyên nhân và có giải pháp kịp thời.

Như vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng phải

xây dựng một quy trình tín dụng tối ưu. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay

Quy trình tín dụng vô cùng quan trọng do quyết định đến chất lượng phục vụ khách hàng,

một phần lớn đến chất lượng tín dụng. Do đó các NH đang đầu tư nhiều cho công tác xây

dựng Quy trình, công tác đào tạo phổ biến Quy trình cho toàn hệ thống.

 Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Các ngân hàng cần phải có cơ chế tự kiểm tra, kiểm toán các hoạt động kinh doanh đặc biệt

hoạt động cho vay. Công tác này có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ giúp ngân hàng

39
đảm bảo danh mục tín dụng theo đúng chiến lược, chính sách tín dụng đã đề ra, chủ động

tăng cường quản trị rủi ro đảm bảo chất lượng tín dụng mà còn. Ngoài ra, hoạt động kiểm

soát nội bộ cũng góp phần phát hiện, ngăn chặn những rủi ro hoạt động khác như rủi ro đạo

đức của các bộ phận trong quy trình tín dụng, rủi ro từ hệ thống, quy trình tín dụng, văn

bản chính sách chưa chặt chẽ. Thực hiện báo cáo cho BLĐ Ngân hàng và các đơn vị kinh

doanh kết quả hoạt động quản lý rủi ro, đưa ra các bài học cảnh báo kịp thời cho toàn hệ

thống liên quan đến công tác cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng của NHTM không chỉ chịu sự giám sát của ngân hàng mà còn chịu sự

giám sát, kiểm tra thường xuyên của thanh tra Nhà nước và kiểm toán định kì của cơ quan

kiểm toán là các biện pháp đảm bảo hoạt động tín dụng nằm trong khuôn khổ an toàn.

2.3.4.4 Xử lý rủi ro tín dụng

Trong xử lý rủi ro tín dụng, các NHTM thường sử dụng các hình thức như: thu nợ trực

tiếp, xử lý bằng quỹ DPRR tín dụng, xử lý TSĐB, bán nợ,… Trong đó 2 phương pháp

được sử dụng nhiều nhất là xử lý bằng quỹ DPRR và bán tài sản đảm bảo do NHTM có thể

chủ động được. Đối với hình thức bán nợ phụ thuộc nhiều vào hành lang pháp lý, điều kiện

thị trường. Một số hình thức bán nợ các NHTM đang áp dụng như bán cho VAMC,

DATC, bán cho các TCTD khác,…

 Trích lập và sử dụng Quỹ DPRR tín dụng

Trích lập Quỹ DPRR tín dụng là việc NH trích lập một khoản tiền từ chi phí hoạt động để

dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với dư nợ tín dụng. Theo quy định của

NHNN các NT phải trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số

tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ

thể. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, tỷ lệ trích lập DPRR cho các

khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 tương ứng là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Dự phòng

40
chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa

xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 0,75% cho

tổng các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

Trong đó: R là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng

: số tiền dự phòng phải trích đối với khoản nợ thứ i của KH

Trong đó được tính bằng công thức như sau:

là số dư nợ gốc thứ i

là giá trị khấu trừ tài sản đảm bảo của khoản nợ thứ i. Mỗi loại TSDB có tỷ lệ

khấu trừ TSDB khác nhau

r: là tỷ lệ trích lập DPRR theo nhóm nợ

Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR giúp cho các NHTM đánh giá đúng chất

lượng tín dụng của các khoản vay, đồng thời giúp ngân hàng chủ động đối phó với rủi ro

tín dụng có thể xảy ra dựa trên DPRR đã trích lập.

- Sử dụng Quỹ DPRR tín dụng

Theo Khoản 12, Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì: “sử dụng dự phòng để xử lý rủi

ro là việc TCTD hạch toán chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và

tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký”.

Các TCTD sử dụng DPRR để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:

- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị

chết, mất tích;

41
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.

Nếu Quỹ dự phòng cụ thể đã trích lập đối với khoản nợ đó không đủ để xử lý thì NHTM thực hiện

phát mại TSĐB theo thoả thuận với khách hàng. Nếu dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát

mại TSĐB vẫn không đủ để bù đắp rủi ro thì ngân hàng phải sử dụng dự phòng chung để xử lý.

Sau khi ngân hàng sử dụng DPRR để xử lý khoản nợ thì khoản nợ sẽ được hạch toán vào

ngoại bảng để theo dõi và tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hồi nợ. Khi thu hồi được các

khoản này sẽ hạch toán vào thu nhập bất thường của NHTM.

 Xử lý tài sản đảm bảo

Khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và lãi theo thoả thuận trong hợp đồng tín

dụng, ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi nợ thông qua xử lý TSĐB của khoản vay.

Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

thì việc xử lý TSĐB được thực hiện theo nguyên tắc thoả thuận của các bên bảo đảm và

nhận bảo đảm, nếu không có thoả thuận thì thực hiện bán đấu giá theo quy định. Người xử

lý TSĐB là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm uỷ quyền.

Như vậy, khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì NHTM sẽ thực hiện xử

lý TSĐB để thu hồi nợ theo như thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng.

Có nhiều cách để xử lý TSBĐ như: bán TSBĐ, nhận TSBĐ để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ

của khách hàng hoặc các phương thức khác do khách hàng và ngân hàng tự thoả thuận.

Trong trường hợp hoặc khách hàng không hợp tác trong việc xử lý TSĐB thì ngân hàng

phải khởi kiện ra toà, trình tự khởi kiện ra tòa. Nếu ngân hàng thắng kiện thì sẽ nhận được

quyết định để xử lý TSĐB.

 Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu

Theo Điều 3, Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 thì Cơ cấu lại nợ là việc thực

hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; gia hạn nợ; miễn, giảm lãi phạt, phí và lãi vay đã quá hạn

42
thanh toán; điều chỉnh lãi suất của khoản nợ xấu.

Trong đó, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc, lãi trong

phạm vi thời hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác,

hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp, mà thời hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. Còn

gia hạn nợ là việc chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc, lãi vượt quá

thời hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp

đồng mua trái phiếu doanh nghiệp.

Nguyên tắc cơ cấu lại nợ:

- Ngân hàng xem xét cơ cấu/điều chỉnh lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đánh giá điều hoạt động

và năng lực tài chính, khả năng trả nợ thực tế của khách hàng sau khi được cơ cấu/gia hạn

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ bảo đảm phải thu hồi được đầy đủ nợ gốc và lãi trong thời gian

cơ cấu. Việc cơ cấu lại nợ được thực hiện đúng quy định pháp luật và phản ánh đúng chất

lượng tín dụng.

 Bán nợ

Theo Điều 3, Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 quy định về hoạt động mua,

bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì: “Bán nợ là thỏa thuận

bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ

cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền

sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ”. Cụ thể hơn, bán

nợ là việc NHTM chuyển giao quyền chủ nợ đối với các khoản nợ hiện đang còn dư nợ

hoặc đang theo dõi ngoại bảng tại ngân hàng cho tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua nợ

đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ theo quy định của pháp luật.

Phương thức bán nợ có thể được thực hiện thông qua đấu giá các khoản nợ theo quy định

về đấu giá tài sản hoặc thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán và bên mua hoặc thông

43
qua môi giới. Giá mua bán nợ có thể do các bên thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua môi

giới hoặc đấu giá. Hiện tại hình thức này cũng chưa phổ biến do quy định hướng dẫn của

nhà nước chưa rõ ràng, chỉ áp dụng sau các biện pháp thu hồi nợ khác không có kết quả.

Tại mỗi NH thường thành lập một tổ chức có tính chuyên môn hoá cao chuyên trách cho

công tác xử lý nợ (công ty quản lý nợ và khai thác tài sản AMC). Đối với các khoản nợ xấu

khó đòi NH sẽ chuyển sang công ty này để xử lý nội bộ trước. Nếu không xử lý được công

ty sẽ phối hợp với ngân hàng thực hiện bán nợ.

Từ cuối năm 2013 các các ngân hàng còn có thể bán nợ qua công ty quản lý tài sản

(VAMC). Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của

VAMC của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Theo đó, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt

để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Trái phiếu đặc biệt được phát hành riêng lẻ, căn

cứ nhu cầu thực tế và Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà

nước chấp thuận. Một trái phiếu đặc biệt được phát hành tương ứng với một khoản nợ xấu

được mua, bán. Trường hợp khoản nợ xấu được mua, bán là khoản cấp tín dụng hợp vốn,

VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt tương ứng cho từng tổ chức tín dụng tham gia cấp tín

dụng hợp vốn. VAMC chỉ mua các khoản nợ xấu theo giá trị ghi sổ và thanh toán bằng trái

phiếu đặc biệt trong các điều kiện sau:

- Khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác

mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của

Ngân hàng Nhà nước;

- Khoản nợ xấu có TSBĐ. Nợ xấu và TSBĐ phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ.

Khách hàng vay vẫn còn tồn tại. Số dư khoản nợ xấu không thấp hơn quy định của NHNN.

VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường với các điều kiện sau:

+ Có đủ các điều kiện vừa đề cập trên,

44
+ Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;

+ TSBĐ của khoản vay có khả năng phát mại

+ Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.

2.3.5. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

Về định tính, để đánh giá quản trị rủi ro tín dụng thường được xem xét dưới các khía cạnh

sau: Ngân hàng xây dựng mô hình/khung quản trị rủi ro tín dụng gồm khẩu vị/chính

sách/quy trình/bộ máy giám sát cảnh báo; hệ thống phát hiện sớm các khoản nợ tiềm ẩn rủi

ro; sử dụng công nghệ để QLRR tín dụng… với điều kiện đáp ứng được đầy đủ các quy

định của NHNN và các tiêu chuẩn Basel II. Tuy nhiên thực tế rất khó so sánh giữa các NH

về các chỉ tiêu định tính trên mà chỉ dựa trên chỉ tiêu định lượng là kết quả đo lường trực

tiếp hoạt động của các ngân hàng gồm:

- Nợ quá hạn & tỷ lệ nợ quá hạn

Theo Điều 3, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt

Nam thì Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá

hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD, nó là kết quả của mối quan hệ tín

dụng không hiệu quả, thể hiện sự yếu kém về tài chính của hàng, gây nên sự đổ vỡ lòng

tin của người cấp tín dụng và người được cấp tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định

theo công thức:

Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x100%
Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng

QLRR tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ. Theo quy định của

NHNN, nếu tỷ lệ nợ quá hạn > 5% thì quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đó là không

tốt. Trong nợ quá hạn các khoản nợ nhóm 2- Nợ cần chú ý là các khoản đã quá hạn một

45
phần/toàn bộ từ 10 đến 90 ngày. Ngân hàng cần phải nhận diện sớm và có kế hoạch đôn

đốc thu hồi, quản trị chặt chẽ tránh chuyển nợ xấu.

- Nợ xấu & tỷ lệ nợ xấu

Hiện nay NHNN giám sát các NHTM quản lý tỷ lệ nợ xấu thay vì tỷ lệ nợ quá hạn. Theo

khoản 8, Điều 3 TT02/2013/TT-NHNN nợ xấu bao gồm các khoản nợ được phân loại

nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 91-180 ngày), nhóm 4 -Nợ nghi ngờ (quá hạn từ

181-360 ngày) và nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn(quá hạn trên 360 ngày)

Tỷ lệ nợ xấu được xác định theo công thức:

Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x100%
Tổng dư nợ

Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khó khăn, ngân hàng đang ở mức rủi

ro cao, có nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện quản trị rủi ro tín dụng của

ngân hàng càng kém, và ngược lại. Theo quy định của NHNN, tỷ lệ này được coi là an

toàn khi nó ở dưới mức 3%.

- Nợ có vấn đề.

Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn chỉ phản ánh tỷ lệ các khoản nợ có vấn đề trong nội bảng, chưa

phản ánh các khoản nợ ngoại bảng gồm nợ đã bán VAMC và nợ đã được xử lý bằng quỹ

dự phòng. Bởi những khoản nợ này vẫn cần quản trị, theo dõi và tiếp tục sử dụng các biện

pháp để thu hồi nợ. Với các khoản nợ đã bán VAMC hàng năm NH còn phải trích dự

phòng 20% dư nợ bán, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Dư nợ có vấn đề
Tỷ lệ nợ có vấn đề = x100%
Dư nợ nội bảng + Dư nợ ngoại bảng

Như vậy tỷ lệ nợ có vấn đề bao gồm cả các tỷ lệ trên đây, phản ánh được toàn bộ các rủi ro

tín dụng mà NH đang phải tập trung quản trị, tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

46
- Tỷ lệ nợ xấu được trích lập DPRR

Tỷ lệ nợ xấu được trích lập Số dư DPRR tín dụng


= x 100%
DPRR (Dư nợ xấu + Nợ đã bán cho VAMC)

Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng nợ xấu thì NHTM có khả năng bù đắp được bao nhiêu

đồng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng trong quản trị rủi ro tín

dụng của NHTM càng tốt và ngược lại. DP RRTD gồm dự phòng chung và dự phòng cụ

thể. Dự phòng chung ở mức 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1-nhóm 5. Còn dự

phòng cụ thể trích theo tỷ lệ 0%, 5%, 20%, 50%, 100% tương ứng với các nhóm nợ 1 đến

5 trên giá trị khoản nợ trừ đi giá trị giảm trừ TSBĐ.

Ngoài 4 chỉ tiêu định lượng này các ngân hàng còn đo lường các chỉ tiêu như: Tỷ lệ tăng

trưởng tín dụng để đánh giá mức độ tăng nóng hay không? Phát triển cơ cấu tín dụng vào

ngành/lĩnh vực nhiều rủi ro, tỷ lệ cho vay không có TSBĐ

2.3.6. Quy định của NHNN về quản trị rủi ro tín dụng

Theo thông báo 1601/NHNN-TTGSTD ngày 17/03/2014 về việc triển khai thực hiện quy

định an toàn vốn theo Basel 2, sẽ có 10 ngân hàng triển khai thí điểm phương pháp quản trị

vốn và rủi ro theo phương pháp tiêu chuẩn SA dần dần tiến tới áp dụng phương pháp tính

vốn XH nội bộ IRB sau đó sẽ mở rộng Basel 2 cho toàn hệ thống. Ngoài ra để quản lý hoạt

động kinh doanh tín dụng của các TCTD được phát triển an toàn, tiếp cận tiêu chuẩn Basel

II, NHNN đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 quy định về hoạt

động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng có hiệu lực

từ 15/03/2017; Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 sửa đổi một số điều của

TT36 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài. Các văn bản này yêu cầu các TCTD/CN NHNN phải ban

hành các quy định nội bộ về hoạt động cho vay, quản lý tiền vay từ điều kiện, đối tượng

47
được cấp tín dụng, điều kiện TSBĐ, quy trình thẩm định/ phê duyệt/giải ngân đến giám sát

cho vay/xử lý thu hồi nợ. Ngoài ra NHNN còn đưa ra các quy định đối tượng khách

hàng/lĩnh vực ưu tiên/hạn chế để các TCTD chủ động kế hoạch kinh doanh. Thứ 2 là các

giới hạn cấp tín dụng cho 1 đối tượng khách hàng/1 KH &nhóm KH có liên quan, tỷ lệ tối

đa dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn,….

Ngày 21/06/2017 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu cho phép

các ngân hàng được quyền thu giữ hoặc áp dụng các thủ tục khởi kiện rút gọn tại tòa nhằm

tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý cho TCTD xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu.

Đồng thời ngày 19/07/2017 Thủ tướng chính phủ đã ban hành QĐ số 1058/QĐ-TTg phê

duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoan 2016-2020. Ngày

20/07/2017 NHNN ban hành chỉ thị 06 về việc thực hiện NQ42 và QĐ 1058 để chỉ đạo các

TCTD mục tiêu & nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng.

Như vậy có thể thấy chính phủ và NHNN đang rất chú trọng công tác quản trị rủi ro tín

dụng, tăng cường kiểm soát và xử lý nợ xấu

Kết luận chương 2

Nội dung Chương 2 đã khái quát các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, các loại rủi ro phát

sinh. Rủi ro là kết quả tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy ngân hàng

phải nghiên cứu kỹ, phân loại, tìm nguyên nhân phát sinh, đánh giá mức độ ảnh hưởng từ

đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế, kiểm soát rủi ro một cách hữu hiệu nhất

bảo đảm an toàn, hiệu quả lợi nhuận cho ngân hàng. Trong đó rủi ro tín dụng chiếm 60-

70% giá trị rủi ro nên đi sâu vào phân tích khái niệm, vai trò, nguyên tắc và nội dung quản

trị rủi ro tín dụng, các quy định của NHNN và theo thông lệ Basel 2 về quản trị rủi ro tín

dụng. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chính phủ, quốc hội & NHNN rất quan tâm.

48
Hàng loạt các đề án, nghị định, nghị quyết, thông tư về tái cơ cấu Ngân hàng, xử lý nợ xấu,

giám sát rủi ro tiệm cận theo các thông lệ quốc tế nhằm minh bạch hóa hệ thống ngân hàng

đã được nghiên cứu, ban hành làm cơ sở định hướng cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

của các ngân hàng.

Tác giả đã thực hiện nghiên cứu các mô hình đo lường, khung quản trị rủi ro tín dụng gồm

Khẩu vị rủi ro, hệ thống phê duyệt, chính sách tín dụng & quy trình tín dụng. Dựa trên các

cơ sở lý luận đó tiếp theo tác giả sẽ chọn nghiên cứu thực trạng QLRR tín dụng tại MB -

một NHTM đang được đánh giá là có hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả nhất

trên thị trường hiện nay. Để việc nghiên cứu đạt kết quả tốt, trước hết chúng ta cần xem xét

lựa chọn một số phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm phản ánh được thực tiễn quản trị

rủi ro tín dụng tại MB, giúp phát hiện được các vấn đề về ưu, nhược điểm và nguyên nhân

của các hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp mục tiêu đề ra của luận văn. Các

nội dung cụ thể được mô tả chi tiết tại chương 3.

49
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để phân tích về Quản trị rủi ro tín dụng

tại MB:

- Nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu Trưởng phòng- Phòng Quản trị rủi ro tín

dụng-Khối Quản trị rủi ro của MB về mô hình tổ chức, Khung quản trị rủi ro tín dụng gồm:

các chính sách, quy định và quy trình quản lý rủi ro tín dụng đang xây dựng và áp dụng tại

ngân hàng cũng như những kiến nghị để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cho MB. Qua

hình thức này giúp tiếp cận một cách nhanh nhất với thực tế triển khai tại MB, có cái nhìn

tổng quan cũng như các nội dung cụ thể về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

- Nghiên cứu định lượng là phương pháp thống kê dữ liệu về rủi ro tín dụng, chất lượng

hoạt động tín dụng. Dữ liệu gồm 2 loại:

+ Dữ liệu sơ cấp: Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thường niên, báo cáo tài

chính đơn lẻ và hợp nhất trong 3 năm từ 2014-2016 của MB và một số NH đối thủ gồm

Techcombank & VP Bank, các bài phân tích so sánh, các báo cáo ngành. Nguồn tài liệu đa

phần trên internet: tại các trang web của các ngân hàng, các bài phân tích của các công ty

chứng khoán trên cafeF.

+ Dữ liệu thứ cấp: Các cuốn sách, bài báo, công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng và xử

lý nợ xấu tại TCTD của một số tác giả trong và ngoài nước; các nguồn tài liệu liên quan

khác được công bố rộng rãi trên internet, các văn bản quy định của NHNN và chính phủ

liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng.

Tại MB: Các báo cáo, các bài học cảnh báo rủi ro tín dụng, tập san Basel 2, các buổi

workshop cùng chuyên gia về rủi ro tín dụng trong và ngoài nước, các báo cáo sơ tổng kết

6 tháng/1 năm về chuyên đề rủi ro tín dụng, tài liệu các dự án về rủi ro tín dụng của MB đã

50
và đang triển khai.

- Xác thực dữ liệu: Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, gồm cả bên trong

và bên ngoài ngân hàng nên cần được xác thực trước khi sử dụng. Với các dữ liệu của MB

đã được công khai niêm yết nên đảm bảo phản ánh chân thực. Các dữ liệu bên ngoài cần

phân tích đối chiếu với các báo cáo chính thống để đánh giá tính chính xác.

 Phương pháp tổng hợp thông tin

Tác giả thực hiện tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, lựa chọn những nguồn thông tin,

tài liệu có tính pháp lý và đảm bảo độ tin cậy. Từ đó nghiên cứu tổng hợp các quan điểm, các

khung lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM phân tích liền mạch, mang tính hệ thống

và nhất quán. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng khung lý thuyết cho toàn bộ quá trình nghiên

cứu của luận văn. Vận dụng sang để phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại MB.

+ Đối với dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp những thông tin, dữ liệu đã có, chọn những số liệu đó

và xây dựng thành bảng biểu thống kê, đồ thị, sắp xếp và kết cấu lại để phân tích bản chất,

đặc điểm, xu hướng phát triển của các mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng, các chính

sách tín dụng, chất lượng tín dụng thực tế và hiệu quả kin doanh. Lựa chọn và trích dẫn các

kết quả nghiên cứu trước phù hợp với yêu cầu của luận văn.

+ Đối với dữ liệu sơ cấp: xử lý và phân tích thành các xu hướng

- Phân tích các câu hỏi và câu trả lời khi phỏng vấn trực tiếp CBQL tại Khối Quản trị rủi ro để

đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Kịch bản phỏng vấn xoay quanh Quản trị rủi ro tín dụng tại MB gồm những nội dung gì?

Điểm mạnh điểm yếu của MB so với các Bank khác, tiến độ triển khai Basel 2 của MB….

Như vậy với phương pháp nghiên cứu, tổng hợp thông tin trên vận dụng từ lý thuyết

nghiên cứu tác giả đánh giá hiện trạng hoạt động quản trị rủi ro tại MB từ đó đưa ra các

kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả.

51
3.2 Quy trình nghiên cứu

Để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, luận văn

được nghiên cứu theo quy trình như sau:

Hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại MB

Mục tiêu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu


Giải pháp hoàn thiện
quản trị rủi ro tín dụng
Đặc điểm hoạt động
Các loại rủi ro tại MB
của MB
của NHTM

Rủi ro tín dụng Thực trạng quản trị Định hướng kinh doanh
của NHTM rủi ro tín dụng tại MB tín dụng của MB

Quản trị RRTD


Kiến nghị
của NHTM Những hạn chế và
nguyên nhân
Quy định của
Kết luận
NHNN VN

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại MB

- Xác định đề tài: Tác giả tuy không trực tiếp làm việc tại khối Quản trị rủi ro, tuy nhiên

công việc hiện tại có liên quan, đó là nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng- một khâu rất quan trọng

trong quy trình tín dụng, được tham gia các dự án của Ngân hàng về tái thiết kế quy trình,

dự án PD- một cấu phần của Basel 2 nên tác giả đã căn cứ hiện trạng hoạt động quản trị rủi

ro tín dụng của MB, kết hợp với thu thập các nghiên cứu trên thế giới và trong nước để tìm

Gap đưa ra kiến nghị cho ngân hàng.

- Lập kế hoạch nghiên cứu: Sau khi xác định đề tài, tác giả đã xác định các nội dung cần

nghiên cứu, mục đích cần nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu cho phù hợp, lựa

52
chọn phương pháp nghiên cứu khả thi để đề tài mang tính thực tiễn, tập trung trả lời vào 3

câu hỏi sau:

+ Mô hình, Khung quản trị rủi ro tín dụng tại MB như thế nào?

+ Điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại MB?

+ Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cho MB là gì?

- Báo cáo kết quả nghiên cứu: Sau khi xử lý, phân tích dữ liệu, tác giả đối chiếu với các

vấn đề cần nghiên cứu, từ đó rút ra các kết luận và thực hiện viết báo cáo kết quả

nghiên cứu.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đưa ra hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng trong quá

trình thực hiện đề tài, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập, tổng hợp

và phân tích thông tin. Đây là những phương tiện giúp tác giả đánh giá được thực trạng

hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

trong Chương 4 từ những thông tin thực tế.

53
CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (MB)

4.1 Khái quát về MB

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MB

MB được thành lập vào ngày 04/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH – GP, do NHNN cấp

ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do Sở kế hoạch –

Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/9/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002) dưới hình thức là ngân hàng

cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng với mục đích phục vụ

các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế.

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.

Tên giao dịch : Military Comercial Joint Stock Bank.

Hội sở: Toà nhà MB tại số 21 Phường Cát Linh, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Với số vốn góp ban đầu thành lập là 20 tỷ đồng MB là một pháp nhân kinh tế độc lập, có

tài khoản tại NHNN và có quyền tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh.

Sau 23 năm hình thành và phát triển từ một ngân hàng chưa có tên tuổi trên địa bàn Hà nội

cũng như trong cả nước với 25 nhân viên, 20 tỷ đồng vốn góp đến nay đã trở thành một

Tập đoàn tài chính ngân hàng bảo hiểm vững mạnh với sự ra đời của 2 công ty con về Bảo

hiểm nhân thọ (MB Ageas life) và Tài chính tiêu dùng (M-credit) trong năm 2016. Ngân

hàng mẹ gồm 1 Hội sở chính, 91 chi nhánh trong nước, 2 Chi nhánh nước ngoài và 176

Phòng giao dịch tại hầu khắp các tỉnh thành và 1 Văn phòng đại diện tại Nga.

Đến 30/06/2017 Tổng số nhân sự của Ngân hàng và các công ty con có 11.472 nhân viên.

Tổng số vốn điều lệ của Ngân hàng là 17.127 tỷ đồng.

54
Ngân hàng có 8 công ty con và 2 công ty liên kết bao gồm:

Bảng 4.1: Danh sách các công ty con và công ty liên kết của MB

Tỷ lệ %
Lĩnh vực hoạt
STT Tên công ty Giấy phép hoạt động sở hữu
động
của NH
Công ty Quản lý nợ và khai 0105281799 ngày
thác tài sản NH TMCP 11/7/2014 do Sở KHDT Quản lý nợ và
1 Quân đội (MB AMC) HN cấp khai thác TS 100%
12/GPĐC-UBCK ngày Đầu tư và kinh
Công ty CP chứng khoán 11/06/2014 do doanh chứng
2 MB (MBS) UBCKNN cấp khoán 79.52%
06/GPĐC-UBCK ngày
Công ty CP Quản lý Quỹ 12/02/2015 do Quản lý Quỹ
3 đầu tư MB (MB Cap) UBCKNN cấp đầu tư 90.77%
Công ty Tài chính TNHH 27/GP-NHNN ngày Tài chính tiêu
4 MTV MB (M Credit) 4/2/2016 do NHNN cấp dùng 100%
0102631822 ngày
Công ty CP địa ốc MB (MB 25/10/2012 do Sở Kinh doanh
5 Land) KHDT HN cấp BDS 65.29%
Đầu tư xây
0304136549 ngày dựng công
17/11/2016 do Sở trình khu dân
6 Công ty Cổ phần Vietremax KHĐT HCM cấp cư, cao ốc VP 65.29%
Bảo hiểm nhân
74/GP/KDBH ngày thọ, BH sức
Công ty TNHH bảo hiểm 21/07/2016 của BTC khỏe và đầu tư
7 nhân thọ MB Ageas cấp TC 61%
43/GPĐC24/KDBH
Tổng công ty CP bảo hiểm ngày 15/03/2017 do Bảo hiểm phi
8 quân đội (Mic) BTC cấp nhân thọ 69.58%

55
Và 02 công ty liên kết:

Tỷ lệ %
Giấy phép hoạt Lĩnh vực hoạt
STT Tên công ty sở hữu
động động
của NH
4703000542 ngày
Công ty CP Long Thuận Xây dựng công
1 19/05/2008 do Sở 44.39%
Lộc trình
KHĐT Đồng Nai cấp
0105199713 ngày
2 Công ty CP đầu tư MIC 14/04/2016 do Sở Kinh doanh BDS 47.40%
KHĐT TPHN cấp
(Nguồn: từ BCTC hợp nhất Quý II năm 2017 của MB)

Trong nhiều năm qua, MB đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Năm

2016, MB vinh dự nhận nhiều cờ thi đua của Chính phủ, của Bộ Quốc Phòng, của NHNN,

các giải thưởng do các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế trao tặng như: “Doanh nghiệp

văn hóa thời kỳ hội nhập”, “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu năm 2016”, “Top 50 thương hiệu

giá trị nhất Việt Nam 2016” “Ngân hàng ứng dụng CNTT an toàn hiệu quả”. Năm 2015

được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 2014 Ngân hàng

đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, được tạp chí

Fober bình chọn Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, giải thưởng Ngân hàng nội

địa tốt nhất VN do tạp chí Asia Money bình chọn (2 năm liên tiếp 2013, 2014), giải thưởng

Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam do tạp chí The Asian banker bình chọn. Ngoài ra nhiều

năm liền được các giải thưởng khác như Sao vàng đất việt, cờ thi đua Chính phủ. Đặc biệt

trong năm 2013 vượt qua rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe, MB vinh dự là Ngân hàng duy

nhất được giải thưởng chất lượng Quốc gia. Giải thưởng là tiền đề quan trọng để MB trở

thành doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam nhận danh hiệu “World Class” trao năm 2014

– Giải thưởng cao nhất trong Hệ thống Giải thưởng Châu Á – Thái Bình Dương (GPEA)

do Tổ chức Chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (APQO) tổ chức hàng năm.

56
 Sản phẩm và dịch vụ chính của MB gồm:

- Các sản phẩm dịch vụ dành cho nhóm khách hàng cá nhân: Tiền gửi, tài khoản, giấy tờ có

giá ngắn hạn ,cho vay cá nhân, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền ,dịch vụ ngoại hối cá nhân,

dịch vụ khác

- Các sản phẩm dịch vụ dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp: Tiền gửi, tín dụng

doanh nghiệp, sản phẩm ngoại hối, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ

thanh toán trong nước, sản phẩm giấy tờ có giá, dịch vụ khác

- Sản phẩm, dịch vụ cho nhóm khách hàng định chế: ngân hàng đại lý, thị trường tài chính

gồm, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, sản phẩm công cụ nợ gồm: Uỷ thác đầu tư

giấy tờ có giá với các dịch vụ như tư vấn phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, uỷ

thác đầu tư, các gói dịch vụ đầu tư giấy tờ có giá với tỷ suất sinh lời cao; Và tư vấn bảo

lãnh phát hành giao dịch trái phiếu. Ngân hàng Quân đội ra đời với mục đích kinh doanh

tiền tệ, dịch vụ ngân hàng nhằm chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp quân đội tham gia làm

kinh tế, các dự án quốc phòng. Phương châm hoạt động của Ngân hàng Quân đội là “

VỮNG VÀNG – TIN CẬY”; Ngân hàng luôn gắn bó với khách hàng truyền thống, không

ngừng mở rộng các thành phần kinh tế góp sức vào nhiều công trình lớn của đất nước như

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi, cảng Hàng không Nội Bài, Tân Sơn

Nhất…Trong những năm qua, Ngân hàng Quân đội luôn là người đồng hành tin cậy của

khách hàng và uy tín của Ngân hàng được củng cố và phát triển.

 Định hướng kinh doanh của MB trong năm 2017

Năm 2017 nền kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng cải thiện so với năm 2016, hệ

thống NH tại VN sẽ dần ổn định bởi những yếu tố tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô, tỷ

giá ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Phương châm phát triển trong năm 2017 của MB là “Tăng trưởng đột phá, hiệu quả- an

toàn”. Năm 2016 là năm tiền đề chuyển giao giữa 2 giai đoạn chiến lược 2011-2015 và

2017-2021, chuẩn bị cho giai đoạn chiến lược mới MB đã tập trung đổi mới, sáng tạo bứt

57
phá. MB tập trung thực hiện đề án Ngân hàng số, kiện toàn hệ thống quy định, chính sách

nội bộ trong đó tăng cường các công cụ quản trị hiệu quả, giám sát và kiểm soát chặt chẽ

chất lượng. Mục tiêu giữ vững Top 5 Ngân hàng hàng đầu về hiệu quả tại Việt Nam.

Như vậy có thể thấy ngay trong Phương châm phát triển của MB đã cho thấy Quản trị rủi

ro rất được đề cao. Hai nền tảng chiến lược của MB là: Quản trị rủi ro hàng đầu và Văn

hóa thực thi nhanh hướng tới khách hàng. Công tác Quản trị rủi ro được Ban Lãnh Đạo

Ngân hàng quan tâm hàng đầu.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016 của NH TMCP Quân Đội)

4.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội

Sơ đồ 4.1. mô hình tổ chức của MB


( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016 của Ngân hàng TMCP Quân đội)

58
 Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị tại NH TMCP Quân đội

Nhìn vào sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội ta thấy có 4 cấp quản trị bao gồm:

Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Giám đốc và trưởng các khối, Giám đốc các trung tâm

và trưởng phó phòng. Các khối quản lý trục dọc tại các chi nhánh

Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của một số bộ phận chính như sau:

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng, quyết định các

vấn đề liên quan đến chủ trương, định hướng phát triển của ngân hàng trong các thời kỳ

trung và dài hạn; các chương trình đầu tư và các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân

hàng vượt quá thẩm quyền HĐQT. Định kỳ họp hàng năm để tổng kết hoạt động kinh

doanh, đưa ra phương hướng năm tới.

Hội đồng quản trị: Với chức năng là cơ quan quản trị Ngân hàng do Đại hội đồng cổ đông

bầu ra. HĐQT quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và được đại hội đồng cổ đông uỷ

quyền thực hiện. HĐQT chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều

hành, BKS và các Ủy ban. HĐQT hiện có có 11 thành viên trong đó Chủ tịch là Thượng

Tướng Lê Hữu Đức, 3 phó chủ tịch và 6 thành viên và 1 thành viên HDQT độc lập.

Ban kiểm soát: Là cơ quan giám sát hoạt động của ngân hàng nhằm đánh giá chính xác

hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt

động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng. Định kỳ 6 tháng/1 năm thẩm

định BCTC và báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính hợp pháp, hợp lý, trung thực của

BCTC. Ban kiểm soát có 4 thành viên gồm 1 trưởng ban và 3 thành viên. Trưởng ban kiểm

soát chỉ đạo trực tiếp Cơ quan kiểm toán nội bộ.

Ban điều hành: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bao gồm Tổng giám đốc và 11 Phó Tổng

giám đốc và Thành viên ban điều hành. Ban điều hành có nhiệm vụ điều hành hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng theo đúng pháp luật, điều lệ của Ngân hàng.

59
Các Ban, Ủy ban: Ban đầu tư, Ủy ban Nhân sự, Ủy ban QTRR và Ủy ban tín dụng, Ủy ban

Alco được thành lập bởi HĐQT có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho HĐQT trong các

mảng công việc được phân công.

+ Ủy ban Alco (UB Tài sản-Nợ phải trả) do TGĐ làm trưởng ban có nhiệm vụ xây dựng,

thi hành các chính sách quản lý tài sản Nợ-có trên bảng tổng kết tài sản của toàn NH. Quản

trị rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro tài chính, đầu tư và rủi ro tín dụng, xây dựng

cơ chế lãi suất nội bộ.

+ Ủy ban quản trị rủi ro: Tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành các chiến lược, chính

sách, quy định liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Ủy ban Quản

trị rủi ro có nhiệm vụ phân tích và đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của NH trước

những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phòng ngừa; xây dựng khẩu vị

rủi ro và mức chịu đựng rủi ro của cho các mảng nghiệp vụ cũng như tổng thể hoạt động

của Ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm phổ biến kiến thức, văn hóa quản lý rủi ro đến

toàn NH, giám sát việc thực thi các chính sách này trong Ngân hàng. Chỉ đạo xây dựng

chính sách tín dụng năm 2016, 2017; chỉ đạo điều chỉnh hệ thống phân cấp thẩm quyền

trong hoạt động tại mB phù hợp với thực tiễn; Thường xuyên giám sát chất lượng tín dụng

của MB; Ban hành khẩu vị rủi ro, chỉ đạo thực hiện dự án Basel 2 theo các thông lệ quốc tế

và đáp ứng các yêu cầu của NHNN

+ Ủy ban nhân sự: Ủy ban có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT về quy mô và cơ cấu HĐQT,

BKS; các vấn đề nhân sự: Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cơ chế lương, tuyển dụng, đào tạo…tư vấn

cho HĐQT đối với các nhân sự cấp cao.

+ Ban đầu tư: Tham mưu cho hội đồng tín dụng và đầu tư, nghiên cứu đề xuất xây dựng

chính sách; quản lý các hoạt động đầu tư, thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn và cho vay

các dự án trung và dài hạn có quy mô lớn.

60
+ Ủy ban tín dụng: Là Ủy ban do HĐQT thành lập do Chủ tịch HĐQT là chủ nhiệm UB.

Tập trung đóng góp xây dựng các chính sách liên quan, tạo hành lang pháp lý cho hoạt

động tín dụng, đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu kinh doanh của MB như: tham gia tích cực

đóng góp ý kiến với ủy ban quản trị rủi ro trong quá trình xây dựng chính sách tín dụng,

thiết lập mô hình phê duyệt và hệ thống thẩm quyền, giám sát chất lượng tín dụng; chỉ đạo

và định hướng các cơ quan xây dựng hạn mức, quy hoạch các nhóm Khách hàng có quan

hệ về sở hữu…. Ngoài ra, ủy ban Tín dụng thực hiện phê duyệt đối với các vấn đề thuộc

thẩm quyền phán quyết của hội đồng quản trị liên quan đến cấp tín dụng và ban hành các

gói sản phẩm tín dụng phù hợp với các quy định của pháp luật

và đảm bảo an toàn, hiệu quả cho MB. UBTD là cấp phê duyệt cao nhất áp dụng cho các

Phương án cấp TD phải trình NHNN; các phương án đầu tư có giá trị lớn, tính chất phức

tạp, các trường hợp vượt mức giới hạn an toàn theo chính sách tín dụng của NH.

Tiếp đến là các khối nghiệp vụ: Bao gồm các khối về quản lý hệ thống như: Khối Quản trị

rủi ro, Khối kiểm tra kiểm soát nội bộ, Khối Tài chính kế toán, Khối Tổ chức nhân sự,

Khối Mạng lưới&kênh PP, Khối Công nghệ thông tin, Ban pháp chế, Văn phòng PMO.

Các khối kinh doanh, quản lý trục dọc gồm: Khối CIB, Khối SME, Khối KHCN, Khối

thẩm định & phê duyệt tín dụng, Khối Vận hành, Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ.

Đứng đầu mỗi khối là các Giám đốc Khối/PGĐ khối phụ trách. Các khối có quan hệ tương

tác qua lại. Bên dưới là các Chi nhánh, là các trung tâm bán, chuyên phát triển và khai thác

khách hàng theo các định hướng, chính sách, sản phẩm do các khối Hội sở ban hành.

4.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB trong 5 năm gần nhất

Kết thúc năm 2016, sau 5 năm triển khai chiến lược giai đoạn 2011-2015, tổng tài sản tăng

gần 1.5 lần, dư nợ tăng hơn 2 lần, HĐV tăng 1.7 lần, lợi nhuận tăng gần 1.2 lần, kiểm soát

chặt chẽ Nợ xấu với mức dưới 1.5%. Trong năm 2016 MB nhận được nhiều giải thưởng do

61
tạp chí “ The Asian Banker” bình chọn có liên quan đến lĩnh vực tín dụng như: “BEST

LENDING PLATFORM IMPLEMENTATION PROJECT IN VIET NAM”; “BEST SME

BANK OF THE YEAR IN VIET NAM”, “BEST CRM PROJECT IN VIET NAM”,

“BEST FX BANK IN VIET NAM”

Bảng 4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB từ 2012-2016, đ/v tính: Tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016 của Ngân hàng TMCP Quân đội)

- Hoạt động tín dụng: Theo bảng số liệu trên cho thấy bình quân mỗi năm MB tăng trưởng

dư nợ 20% trong đó tăng mạnh nhất trong năm 2015 và 2016 tương ứng với 21% và 23%.

So với mức bình quân chung của ngành trong năm 2016:

62
Biểu 4.1: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong năm 2016 của các NH niêm yết

(Nguồn: Phân tích ngành ngân hàng của nhóm tác giả MBS)

Như vậy có thể nói MB tăng trưởng khá tốt so với các NH khác, chỉ sau VIB

- Hoạt động huy động: Ngược lại với hoạt động tín dụng, huy động bình quân 5 năm của

MB tăng 13% nhưng trong năm 2015 và 2016 chỉ tăng 8% và 7%, còn lại tập trung tăng

những năm 2012, 2013.

So với các NH đã niêm yết, MB có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất (Ngoại trừ Eximbank) thậm

chí chỉ bằng ¼ so với các NH khác.

Biểu 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng huy động trong năm 2016 của các NH niêm yết

(Nguồn: Phân tích ngành ngân hàng của nhóm tác giả MBS)

- ROA, ROE: Tuy hầu hết các chỉ tiêu của MB trong 5 năm qua tăng trưởng tốt, tuy

nhiên chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE)

63
đều không có sự tăng trưởng thậm chí giảm so với năm trước đó. Nguyên nhân lợi nhuận

tăng chậm hơn so khá nhiều với tốc độ tăng của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu ngân hàng.

Tuy nhiên 2 chỉ số này vẫn đạt mức cao hơn trung bình ngành (ROE: 12%, ROA: 1%). Cụ

thể so sánh MB với 3 NH cổ phần lớn nhất:

Biểu 4.3. Kết quản hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đã niêm yết

(Nguồn: Phân tích ngành ngân hàng của nhóm tác giả MBS)

4.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Cổ phần Quân đội

Để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội, cần xem

xét trên tất cả các nội dung: Chiến lược, Mô hình quản trị rủi ro tín dụng và tổ chức thực

hiện quản trị rủi ro tín dụng tại MB.

4.2.1. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tại MB

“Quản trị rủi ro hàng đầu” là một trong hai nền tảng của MB. Chiến lược Quản trị rủi ro

luôn song hành cùng Chiến lược kinh doanh. Theo thông báo số 1601/NHNN-TTGSNH

ngày 17/03/2014, MB nằm trong 10 ngân hàng thí điểm thực hiện phương pháp Quản trị

vốn và rủi ro theo phương pháp tiêu chuẩn SA – Basel II (VCB, BIDV, Vietinbank,

Techcombank, VPbank, ACB, Maritime bank, Sacombank và VIB) và dần dần sẽ tiến tới

64
áp dụng phương pháp tính vốn xếp hạng nội bộ (IRB) đối với rủi ro tín dụng trong năm

2019. Ngay từ những ngày đầu triển khai BLĐ MB đã đánh giá đây là dự án đặc biệt quan

trọng và dài hạn không chỉ hướng tới đáp ứng mục tiêu của NHNN mà quan trọng hơn hết

vẫn là đảm bảo năng lực, nâng cao quản trị nội bộ. MB đã thành lập Ban dự án triển khai

Basel II do TGĐ làm Trưởng Ban, Phó TGĐ-GĐ Khối QTRR làm Phó ban. Theo lộ trình,

1 ngân hàng thường triển khai Basel II từ 6-7 năm, thậm chí 10 năm nhưng MB quyết tâm

đến hết 2019 là hoàn thành nên ngay từ tháng 8/2014-Tháng 5/2015 MB đã hoàn thiện dự

án phân tích đánh giá khoảng cách của Basel II với sự tư vấn của EY Singapore. Trong giai

đoạn 2015-2018 MB sẽ triển khai một loạt các dự án/sáng kiến từ mô hình quản trị điều

hành, khung quản trị rủi ro đến các hoạt động kiểm soát tín dụng, vận hành, quản lý nguồn

vốn và quan trọng nhất là hoàn thiện cơ sở dữ liệu để chuẩn bị cho mô hình đo lường đánh

giá rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.

Khung quản trị rủi ro tín dụng toàn hàng từng bước được kiện toàn, phù hợp với chiến lược

kinh doanh giúp định hướng hoạt động tín dụng phù hợp với mục tiêu chiến lược và kế hoạch

đã đề ra, an toàn và hiệu quả. Khẩu vị rủi ro tín dụng, các chính sách, quy định về quản trị rủi

ro tín dụng đã được ban hành phù hợp với thông lệ quốc tế và thường xuyên được rà soát điều

chỉnh phù hợp với thực tiễn kinh doanh, giúp tối ưu hóa nguồn lực ngân hàng, cân bằng rủi ro

và lợi nhuận. Ngoài ra, MB cũng đã thực hiện hướng dẫn và triển khai kịp thời các yêu cầu của

NHNN, ban hành hệ thống các văn bản quy định/ hướng dẫn nội bộ về hoạt động cho vay đáp

ứng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý và thực tiễn kinh doanh của MB.

Đối với công tác quản trị rủi ro tập đoàn, rủi ro tín dụng phát sinh tại M-credit và mảng kinh

doanh sát nhập từ SDFC, MB đã tổ chức kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay tại 2 nhóm này.

Văn hóa quản trị rủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng được truyền thông phổ biến đến

toàn thể CBNV trong ngân hàng, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ nhận diện,

phòng ngừa và giám sát rủi ro. Nhờ tất cả các yếu tố trên, MB luôn được đánh giá là một

trong những ngân hàng mạnh về quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động an toàn, tuân thủ tốt

65
trong nhiều năm qua.

4.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại MB

MB lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung để đáp ứng được chiến lược

kinh doanh tổng thể, tiệm cận với thông lệ quốc tế, đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và thu

nhập. Công tác quản trị rủi ro tín dụng của MB được tập trung từ mô hình tổ chức đến quy

trình tác nghiệp. Cụ thể:

Khung quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và hệ thống khung quản trị rủi ro nói chung được

tổ chức theo mô hình “ba vòng bảo vệ” cho phép tách bạch trách nhiệm giữa các chức

năng kinh doanh, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ hỗ trợ tốt nhất cho công tác phát triển

kinh doanh nhưng đồng thời đảm bảo các nguyên tắc QTRR

- Vòng bảo vệ thứ 1 là các đơn vị khởi tạo tín dụng – Các đơn vị kinh doanh của MB nắm

bắt các cơ hội kinh doanh, đánh giá về rủi ro phù hợp với chính sách và khẩu vị rủi ro của

MB đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và thu nhập. Chức năng thẩm định, phê duyệt tín dụng

được tách bạch với chức năng bán hàng đảm bảo các nguyên tắc khách quan, đáp ứng thời

gian và chất lượng của khoản cấp tín dụng. Ngoải ra, MB cũng tổ chức bộ máy vận hành

tập trung, chuyên môn hóa cao đảm bảo tăng hiệu suất hoạt động, giảm thiểu các rủi ro

- Vòng bảo vệ thứ 2 – Khối quản trị rủi ro, Khối Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ độc lập với

các đơn vị khởi tạo tín dụng để xây dựng các chính sách, quy trình, thiết lập các giới hạn

để định hướng, hướng dẫn các đơn vị khởi tạo tín dụng triển khai hoạt động tín dụng cũng

như quản trị danh mục tín dụng và nhận diện các rủi ro tiềm ẩn. Như vậy QTRR là vòng 2

với 2 chức năng chính: Chính sách QTRR, giám sát RR

- Vòng bảo vệ thứ 3 – Cơ quan kiểm toán nội bộ: Chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra độc

lập về chất lượng danh mục tính đầy đủ và hiệu quả các quy trình của các đơn vị thuộc

vòng kiểm soát 1 và vòng kiểm soát 2 để đảm bảo hoạt động của Ngân hàng an toàn, hiệu

quả đi đúng định hướng.

66
Hình 4.1: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro theo 3 “vòng bảo vệ”

- Đầu mối chuyên trách công tác quản trị rủi ro tín dụng, giúp việc cho HĐQT/BĐH tại

MB là các UB cấp cao và Khối QTRR.

Hội đồng quản


trị

Uỷ ban quản trị rủi ro Ban kiểm soát


Ủy ban tín dụng (KTNB)
Tổng Giám
Đốc/Ban ĐH

Khối Quản trị rủi


ro
Ban
Pháp
chế
Phòng Phòng Phòng QTRR Phòng Trung
QTRR tín QTRR hệ hoạt động QTRR thị tâm quản
dụng trị nợ
Chi nhánh

Hình 4.2. Mô hình bộ máy QLRR tín dụng của MB

67
Vai trò của UB QTRR và UB tín dụng đã được nêu tại mục 4.1. Còn đối với Ban điều hành

vai trò như sau:

- Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc tổ chức triển khai kịp thời và có

hiệu qủa các chiến lược, chính sách, nghị quyết, quyết định của HĐQT liên quan đến hoạt

động QLRR. Xây dựng và triển khai các quy trình nghiệp vụ nhằm QLRR; đề xuất HĐQT

phê duyệt các hạn mức rủi ro theo quy định nội bộ của MB; các phương pháp nhận dạng,

đo lường và QLRR, các kế hoạch/biện pháp giảm nhẹ rủi ro phù hợp với khả năng chịu

đựng rủi ro của MB. Đảm bảo mọi loại rủi ro đều được kiểm soát ở mức độ thích hợp. Báo

cáo HĐQT kịp thời các dấu hiệu hoặc các sự cố gây tác động bất lợi đến hoạt động kinh

doanh của MB. Được quyền ra các quyết định trong phạm vi được HĐQT phân cấp

- Phó Tổng Giám đốc- GĐ Khối QTRR chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành trực tiếp toàn

bộ các hoạt động liên quan đến QLRR gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt

động và rủi ro hệ thống và Trung tâm quản trị nợ. Tham mưu cho TGĐ triển khai kịp thời

và có hiệu qủa các chiến lược, chính sách, quyết định, nghị quyết liên quan đến hoạt động

QLRR do HĐQT ban hành. Báo cáo TGĐ kịp thời các dấu hiệu hoặc các sự cố gây tác

động bất lợi đến hoạt động kinh của MB. Được quyền và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp

lên HĐQT trong trường hợp khẩn cấp hoặc xét thấy cần thiết. Được quyền ra các quyết

định trong phạm vi được Tổng giám đốc phân cấp, ủy quyền.

- Chức năng quản trị rủi ro được thiết kế độc lập ở vòng bảo vệ thứ 2, độc lập với các đơn

vị kinh doanh, thẩm định, vận hành để quản lý đầy đủ các loại rủi ro trong đó có 2 đơn vị

đầu mối về quản lý rủi ro tín dụng gồm:

Phòng QTRR tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng các chính sách tín dụng: Quy chế hoạt động cho vay, chính sách tín dụng từng

thời kỳ (Hàng năm), chính sách về thẩm quyền phê duyệt, quy định hoạt động bảo lãnh,

68
các chính sách về TSBĐ, các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và giới hạn rủi ro tín dụng

của NH;

+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM Quân đội theo các quy định

của NHNN phù hợp với mục tiêu, chiến lược của NH.

+ Xây dựng, quản lý hệ thống quản lý giới hạn tín dụng, định kỳ báo cáo ban điều hành.

Đầu mối xây dựng chính sách, thực thi về công tác phân loại nợ và trích lập DPRR, xử lý

nợ bằng Quỹ DPRR tại NH.

+ Giám sát danh mục tín dụng, chất lượng nợ và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro. Theo

dõi các khoản vay có rủi ro cao, phối hợp với các bộ phận liên quan (kinh doanh, Thẩm

định, quản trị nợ…) để đánh giá, lên phương án xử lý.

Trung tâm Quản trị nợ chuyên trách công tác quản trị nợ trong các giai đoạn từ sau khi giải

ngân đến khi hoàn thành xử lý. Ngoài ra Ngân hàng còn có công ty chuyên trách xử lý Nợ

xấu là MB AMC. MB đã phân luồng rõ ràng các khoản vay quá hạn xử lý tại cấp chi

nhánh, tại Trung tâm quản trị nợ và tại MB AMC.

- Tại chi nhánh: Người chịu trách nhiệm cao nhất là GĐCN. Các phòng khách hàng lớn,

SME, KHCN là đầu mối tại chi nhánh quản lý rủi ro tín dụng. Đây là chốt phòng thủ số 1-

sở hữu rủi ro cần chủ động nhận diện, phòng ngừa, giám sát rủi ro tín dụng ngay tại bước

đầu về đề xuất cấp tín dụng.

Mô hình hoạt động thẩm định/phê duyệt/vận hành được tập trung hóa, tách bạch với hoạt

động kinh doanh giúp cho MB phục vụ khách hàng nhanh nhất nhưng vẫn kiểm soát rủi ro.

“Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro” – “Quản trị rủi ro không chỉ là việc của một

bộ phận làm Quản trị rủi ro mà là trách nhiệm của toàn bộ nhân viên MB các cấp”. Đây là

thông điệp về quản trị rủi ro được phổ biến rộng rãi trên toàn hệ thống. Cam kết mạnh mẽ

của HĐQT, BLĐ MB trong việc thực thi QTRR ở các hoạt động kinh doanh ngân hàng,

69
các quyết định đưa ra đều được cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích. Do vậy nhận thức và ý thức

tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật và của toàn thể CNNV tại MB được nâng cao. Có

ý thức chủ động phát hiện và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro. Thực hiện các công việc

được giao với tinh thần trách nhiệm cao, trung thực và minh bạch. Nhận thức rõ và chủ

động tham gia, đóng góp xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa QLRR của MB.

4.2.3. Khung quản trị rủi ro tín dụng tại MB

MB đã chủ động triển khai xây dựng hệ thống khung quản trị rủi ro làm cơ sở để định

hướng, tổ chức vận hành và triển khai các hoạt động kinh doanh phù hợp với định hướng

chiến lược và mục tiêu kinh doanh của MB từng thời kỳ.

 Quy định khẩu vị rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng

Tuyên bố Khẩu vị rủi ro, được xây dựng dựa trên chiến lược và mục tiêu kinh doanh đảm

bảo cân bằng lợi nhuận và rủi ro, cho phép các đơn vị kinh doanh và nhân viên trong ngân

hàng hiểu và nắm rõ định hướng chấp nhận rủi ro của ngân hàng từ đó duy trì được văn

hóa rủi ro theo thông lệ tốt tại ngân hàng, đưa các cân nhắc rủi ro vào trong các quyết định

kinh doanh của ngân hàng.

 Tổ chức hoạt động phê duyệt tín dụng

Căn cứ quy định của NHNN tại Điều 4, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 và

Khoản 2, Điều 6 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-NHNN ngày 31/03/2014 về việc xây

dựng cụ thể các nguyên tắc phân cấp/phê duyệt tín dụng, và yêu cầu từ thực tiễn hoạt động

kinh doanh tại MB, giữa năm 2016 MB đã chỉnh sửa ban hành văn bản Quy định tổ chức

hoạt động phê duyệt tín dụng. Bộ máy thẩm định, phê duyệt, vận hành tập trung tại Hội sở

được phân quyền rõ ràng đảm bảo nguyên tắc độc lập khách quan, tách biệt với bộ phận

kinh doanh, chuyên môn hóa cao, giải phóng nguồn lực bán hàng, nâng cao chất lượng

dịch vụ, ứng dụng công nghệ. Hệ thống phê duyệt tín dụng này cũng đáp ứng nguyên tắc 6

70
của UB Basel 2- văn bản BCBS 75 như sau:

- Hệ thống tổ chức phê duyệt được thu gọn làm 5 cấp phê duyệt trong đó 3 cấp cá nhân và

2 cấp tập thể gồm: Giám đốc phê duyệt tín dụng cấp 1/2/3, Hội đồng tín dụng, Ủy ban tín

dụng theo tính chất, mức độ rủi ro của phương án

+ Uỷ ban tín dụng: Các PA phải trình NHNN & Cơ quan NN có thẩm quyền theo quy định

Luật các TCTD, giá trị rất lớn, phức tạp và hoặc vượt các giới hạn an toàn của Ngân hàng

+ Hội đồng tín dụng: Tập trung phê duyệt phương án có giá trị lớn đáp ứng các điều kiện

theo chính sách tín dụng, khẩu vị rủi ro; cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất/phí thuộc thẩm

quyền được giao

+ Giám đốc phê duyệt tín dụng từ Cấp 1 đến Cấp 3: Phê duyệt các phương án cấp tín dụng

có giá trị thấp hơn; phê duyệt cơ cấu nợ, miễn giảm lãi phù hợp với phân cấp thẩm quyền

từng thời kỳ.

Hội đồng Quản trị trực tiếp giao thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với các cấp Ủy ban tín

dụng/Hội đồng tín dụng/Giám đốc phê duyệt tín dụng cấp 3 và các cá nhân/tập thể khác

theo phê duyệt từng thời kỳ. Ngoài ra hệ thống thẩm quyền này được triển khai đồng bộ

cùng hệ thống văn bản chính sách, quy trình mẫu biểu, tin học hóa trên hệ thống phần mềm

để tự động luân chuyển hồ sơ đến đúng cấp.

Việc áp dụng mô hình phê duyệt và hệ thống thẩm quyền nêu trên sẽ là nền tảng cơ bản

cho sự cải tiến mạnh mẽ toàn bộ quy trình cấp tín dụng tại MB theo hướng tối ưu hóa, góp

phần tăng cường năng lực kinh doanh, đẩy mạnh chuyên môn hóa tại tất cả các khâu trên

cơ sở cân bằng thu nhập và rủi ro, từ đó đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng

ngày càng hiệu quả, tiệm cận thông lệ quốc tế cũng như tăng tính cạnh tranh/khẳng định vị

thế của MB trên thị trường.

- Đồng thời MB cũng xây dựng tiêu chuẩn cho Giám Đốc phê duyệt (GĐPD) cấp 1/2/3.

71
Các yêu cầu về Trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, năng lực cốt lõi, kinh nghiệm và

hiểu biết cho từng cấp. Thẩm quyền lựa chọn bổ nhiệm GĐPD các cấp vừa phù hợp quy

chế tuyển dụng, bổ nhiệm vừa đảm bảo rủi ro.

- Ngoài ra MB cũng ban hành quy định về hệ thống tổ chức phê duyệt xử lý nợ có vấn đề

bao gồm: Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tích HĐQT là chủ tịch và Hội đồng miễn giảm lãi

do CEO làm chủ tịch. Quy định cụ thể nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quyền hạn trách

nhiệm của các thành viên, thẩm quyền phê duyệt các cấp

Bảng 4.3: Hạn mức phê duyệt cấp tín dụng


Đ/v tính: Triệu đồng
KH cá nhân KH tổ chức

Cấp Phê duyệt Không có Không có


Có TSBĐ Có TSBĐ
TSBĐ TSBĐ

Giám đốc phê duyệt cấp 1 5,000 300 20,000 5,000

Giám đốc phê duyệt cấp 2 20,000 1,000 50,000 15,000

Giám đốc phê duyệt cấp 3 40,000 2,500 120,000 30,000

Hội đồng tín dụng 100,000 5,000 250,000 100,000

Ủy ban tín dụng Các trường hợp vượt hạn mức trên

 Hệ thống đo lường Rủi ro tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng đầu tiên được xây dựng và được NHNN phê duyệt áp dụng từ

năm 2008 để xếp hạng, định lượng rủi ro của KHCN/KHDN làm căn cứ áp dụng các chính

sách cấp tín dụng.

72
- Từ năm 2011, sau 1 thời gian áp dụng mô hình xếp hạng tín dụng theo phương pháp

chuyên gia, MB đã tiếp tục nghiên cứu, cải tiến mô hình xếp hạng khách hàng cá nhân theo

phương pháp thống kê. Tháng 6/2014, hệ thống xếp hạng khách hàng cá nhân (CRA) theo

phương pháp thống kê chính thức được áp dụng toàn hệ thống, góp phần hỗ trợ tốt hơn cho

công tác phê duyệt tín dụng. Việc chấm điểm/xếp hạng tín dụng khách hàng (Scoring)

không chỉ để phục vụ công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và áp dụng chính

sách lãi suất, phí khách hàng – MB còn phát triển tính năng thẩm định tự động đối với các

sản phẩm tiêu chuẩn trên hệ thống ((hệ thống tự động kiểm tra các điều kiện và tự động

tính toán các giá trị cho vay như số tiền, hạn mức, thời gian…) giúp MB tiết kiệm được lực

lượng cán bộ thẩm định đồng thời giảm thiểu thời gian cung cấp dịch vụ đến khách hàng từ

25% - 30% so với phương pháp truyền thống. Đối với KHDN sử dụng hệ thống xếp hạng

tín dụng nội bộ (CSSY). MB áp dụng đồng thời cả phương pháp chuyên gia và phương

pháp thống kê

- Kỳ xếp hạng tín dụng: Hệ thống thiết lập kỳ xếp hạng tương đương 1 tháng trong năm.

Tại thời điểm khách hàng đề nghị vay vốn, kỳ xếp hạng được lựa chọn căn cứ vào thời

gian thực tế khi xếp hạng thẩm định, xem xét cho vay. Định kỳ 6 tháng/lần xếp hạng lại đối

với các khách hàng đang còn dư nợ tại thời điểm đó.

Bước 1: Xếp loại rủi ro

- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Các chỉ tiêu phân loại căn cứ tình hình tài chính và

kết quả SXKD, gồm có:

Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận

+ Lợi nhuận dương, bằng hoặc cao hơn năm trước A

+ Lợi nhuận dương, thấp hơn năm trước B

+ Lợi nhuận âm: C

73
Chỉ tiêu 2 : Tỷ suất tài trợ

Nguồn vốn chủ sở hữu * 100

Tỷ suất tài trợ = --------------------------------------

Tổng nguồn vốn

+ Tỷ suất tài trợ từ 8% trở lên: A

+ Tỷ suất tài trợ từ 3% -8%: B

+ Tỷ suất tài trợ nhỏ hơn 3%: C

Chỉ tiêu 3 : Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng Tổng giá trị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

thanh toán nợ = ---------------------------------------------------------

ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 1 trở lên: A

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 0,5 tới 1: B

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngăn hạn nhỏ hơn 0,5: C

Chỉ tiêu 4: Tình trạng nợ tại hệ thống các ngân hàng (Tra trên CIC)

+ Có nợ thuộc nhóm 1,2: A

+ Có nợ thuộc nhóm 3,4: B

+ Có nợ thuộc nhóm 5: C

Chỉ tiêu 5 : Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành

+ Doanh nghiệp không có vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành: A

+ Doanh nghiệp có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm các quy định của PL

hiện hành nhưng chưa tới mức xử phạt hành chính: B

+ Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính bị truy cứu trách nhiệm hình sự C

Căn cứ kết quả phân loại cho từng chỉ tiêu trên, để phân loại cho từng khách hàng như sau:

74
Khách hàng loại A: Tất cả chỉ tiêu đạt A

Khách hàng loại B: Không thuộc phân loại A và C.

Khách hàng loại C: Có chỉ tiêu C.

Bảng 4.4: Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nợ

Từ Đến

91 100 AAA Đủ tiêu chuẩn

81 90 AA Đủ tiêu chuẩn

71 80 A Đủ tiêu chuẩn

66 70 BBB Cần chú ý

61 65 BB Cần chú ý

56 60 B Dưới tiêu chuẩn

51 55 CCC Dưới tiêu chuẩn

46 50 CC Nghi ngờ

41 45 C Nghi ngờ

0 40 D Nợ có khả năng mất vốn

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Quân Đội

- Đối với các khách hàng cá nhân thì sẽ thực hiện đánh giá xếp loại rủi ro khách hàng và

tài sản đảm bảo. Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có năm mức điểm từ 20 đến 100. Phần

xếp loai rủi ro khách hàng xem xét hai nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu về nhân thân và nhóm

chỉ tiêu về khả năng trả nợ (Khả năng tài chính của người vay và mối quan hệ của người

vay với MB & TCTD khác)

Từ 02 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro thành các mức AAA,AA,A (đủ tiêu

75
chuẩn); BBB,BB (cần chú ý); B,CCC( dưới tiêu chuẩn); CC,C(nghi ngờ); D(có khả năng

mất vốn). Phần đánh giá tài sản đảm bảo bao gồm các chỉ tiêu về: loại tài sản đảm bảo, tính

chất sở hữu tài sản đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo / tổng nợ vay đề nghị và xu hướng

giảm giá trị của tài sản đảm bảo trong 12 tháng qua.

Xác định nhân Xác định khả năng trả


thân nợ

Bước 2 Xác định TSBĐ Xếp loại rủi ro Bước 1

Tổng hợp điểm và xếp


hạng khách hàng Bước 3

Bảng các chỉ tiêu về thân nhân và khả năng trả nợ của khách hàng:

Bảng 4.5: Chỉ tiêu chấm điểm XHTD cá nhân của MB

Chỉ tiêu Đơn vị

A. Nhân thân

Tuổi Năm

Giới tính

Trình độ học vấn

Tình trạng hôn nhân

Thông tin người đồng trách nhiệm

Tình trạng nơi ở hiện tại

Thời gian cư trú trên địa bàn Năm

Vùng miền nơi cư trú

76
Nghề nghiệp

Tính chất công việc

Thời gian công tác tại đơn vị hiện tại Năm

Phương tiện đi lại

Loại hình doanh nghiệp nơi Khách hàng đang công tác

Số người phụ thuộc Người

B. Năng lực tài chính

Thu nhực tài chínhhiệp Đồng

Thu nhập của người đồng trả nợ Đồng

Thu nhập của gia đình (người đồng trả nợ và người vay) Đồng

Chi phí thường xuyên của gia đình Đồng

Thu nhập ròng của người vay và người đồng trả nợ Đồng

Tổng giá trị tài sản hiện có thuộc sở hữu của người vay và người đồng trả Đồng

nợ (vợ/chồng)

C. Quan hệ tại các tổ chức tín dụng

Tình hình dư nợ tại các tổ chức tín dụng Đồng

Tình trạng quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng (cả MB) trong 12

tháng qua

Thời gian quan hệ tín dụng tại MB Tháng

Số dư trung bình các tài khoản của Khách hàng trong 12 tháng qua tại MB Đồng

Số lượng các loại dịch vụ của MB (ngoài tín dụng) Khách hàng sử dụng Dịch vụ

trong thời gian tối thiểu 3 tháng

Hiện tại có được trả lương qua tài khoản tại MB

(Nguồn : Sổ tay hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của MB)

77
Tổng điểm kết hợp của 2 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro tương tự KHDN theo bảng

4.14 bên trên

Bước 2: Đánh giá tài sản bảo đảm

Tài sản đảm bảo được đánh giá dựa trên 5 chỉ tiêu như sau :

Giá trị
Tính khả mại Tính chất sở Xu hướng giảm
Loại TSBĐ TSBĐ/Tổng nợ
của TSBĐ hữu của TSBĐ giá trị TSBĐ
vay

Điểm Xếp loại Đánh giá

>=400 A Mạnh

300-400 B Trung bình

<300 C Thấp

(Nguồn : Sổ tay hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của MB)

Bước 3 : Ma trận xác định xếp loại Khách hàng

Xếp hạng tín dụng của các nhân tiêu dùng là kết quả của 2 phần đánh giá trên theo

ma trận :

Đánh giá xếp


AAA AA A BBB BB B CCC CC C D
loại khách hàng

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/từ chối

B (Trung bình) Tốt Trung bình


Từ chối
C (Thấp) Trung bình Trung bình/Từ chối

(Nguồn : Sổ tay hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của MB)

78
Đây là phương pháp lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quy trình

đánh giá bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của

khách hàng tại thời điểm phân loại.

Hiện nay MB đang phối hợp với đối tác Experian xây dựng mô hình xác suất vỡ nợ (PD),

giá trị tổn thất ước tính tại thời điểm vỡ nợ (LGD), giá trị dư nợ ước tính tại thời điểm vỡ

nợ (EAD), để đo lường đầy đủ các rủi ro tín dụng từ khách hàng hỗ trợ tốt hơn nữa công

tác thẩm định, phê duyệt và giám sát chất lượng tín dụng theo Basel 2.

 Chính sách tín dụng

Định kỳ hàng năm HĐQT đều ban hành chính sách tín dụng để quy định định hướng, mục

tiêu phát triển tín dụng, nguyên tắc kiểm soát, giám sát chất lượng hoạt động tín dụng cho

toàn hệ thống đảm bảo phù hợp với thực tiễn kinh doanh cũng như khẩu vị rủi ro của MB.

Chính sách tín dụng của MB đã được thiết kế xây dựng theo thông lệ Basel 2, đưa ra các

điều kiện và hướng dẫn nhận diện đo lường, kiểm soát rủi ro đảm bảo sự đa dạng phù hợp

với danh mục tín dụng. Đồng thời được văn bản hóa và phổ biến trong toàn tổ chức, thực

hiện thông qua các quy trình thích hợp, được giám sát và định kỳ sửa đổi để phù hợp với

sự thay đổi của các điều kiện bên trong và bên ngoài Ngân hàng. Cụ thể

* Chính sách tín dụng của MB trong 2017:

- Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững đảm bảo danh mục hợp lý được NHNN chấp thuận

(Tỷ lệ tăng trưởng, ngành lĩnh vực trọng tâm…)

- Phát triển tín dụng gắn với chất lượng tín dụng, tập trung rà soát thu hồi nợ xấu, nợ quá

hạn.

- MB là ngân hàng số 01 phục vụ khách hàng Quân Đội và các dự án/chương trình an ninh-

quốc phòng trọng điểm; cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng – viễn thông trên nền

tảng kênh liên kết với Viettel & các đối tác, đẩy mạnh bán chéo.

79
- Tăng trưởng tín dụng đi cùng với HĐV đảm bảo phát triển bền vững.

* Chính sách tín dụng của MB được xây dựng trên các nguyên tắc:

- Tuân thủ quy định của pháp luật, tăng trưởng theo định hướng của chính phủ và chấp

thuận của NHNN, thận trọng

- Đảm bảo hiệu quả, cân bằng giữa thu nhập và rủi ro. Đối với KHDN sử dụng chỉ tiêu

TOI, KHCN sử dụng chỉ tiêu NIM để đánh giá thu nhập mang lại từ KH

- Tối đa hóa tài sản đảm bảo. Tuy TSBĐ không phải là nguồn trả nợ nhưng cần đàm phán

tối đa TSBĐ để đảm bảo rủi ro cho khách hàng

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và phân tán rủi ro

Chính sách tín dụng sẽ định hướng cụ thể các chỉ tiêu định lượng cho từng ngành, lĩnh vực,

đối tượng, phân khúc khách hàng cho các hoạt động cho vay, bảo lãnh, Tài trợ thương mại.

Đồng thời phân bổ cơ cấu tín dụng theo khối, loại tiền, kỳ hạn, sản phẩm, có mục tiêu rõ

ràng cho từng loại. Ngoài ra còn phân bổ theo địa lý mạng lưới. Chủ trương của MB là đa

dạng hóa sản phẩm, đối tượng khách hàng.

* Ngoài ra MB còn ban hành chính sách về TSBĐ, chính sách về bảo hiểm TSBĐ nhằm

hạn chế rủi ro.

Đối với chính sách TSBĐ quy định các loại tài sản, điều kiện mà MB nhận thế chấp,

phương thức định giá và quản lý, tần suất định giá lại cho từng loại TSBĐ, thẩm quyền

nhập xuất mượn TSBĐ.

Đối với chính sách bảo hiểm TSBĐ thì MB đang yêu cầu các khách hàng mua bảo hiểm

đối với các tài sản bảo đảm và/hoặc mua bảo hiểm đối với khoản vay như sau:

- Bắt buộc mua bảo hiểm đối với TSBĐ mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm trong suốt

thời hạn cầm cố, thế chấp (PTVT, hàng hóa thiết bị…). Thời gian mua bảo hiểm phải lớn hơn

hoặc bằng thời gian vay vốn. Trường hợp ngắn hơn thì khách hàng cần có cam kết về việc duy

trì mua bảo hiểm trong những giai đoạn tiếp theo cho đến khi hết nghĩa vụ với ngân hàng. MB

phải theo dõi để yêu cầu bên bảo đảm mua bảo hiểm mới trước thời điểm hết hạn bảo hiểm ít

80
nhất 1 tháng.

- Đối với tài sản mà pháp luật không quy định, không bắt buộc mua bảo hiểm thì MB vẫn

yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản bảo đảm hoặc bảo hiểm tín dụng nếu trong quá

trình thẩm định cảm thấy có yếu tố rủi ro.

- Yêu cầu khách hàng khi mua bảo hiểm chỉ định MB là bên thụ hưởng bảo hiểm duy nhất,

không hủy ngang trong các hợp đồng bảo hiểm. Nếu hợp đồng bảo hiểm đã ký trước khi ký

hợp đồng bảo đảm tiền vay thì yêu cầu khách hàng và bên bảo hiểm lý giấy chuyển quyền

thụ hưởng bảo hiểm sang MB.

* Quản lý hạn mức rủi ro tín dụng, một số giới hạn tín dụng

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự

có của MB. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan

không được vượt quá 25% vốn tự có của MB. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một

công ty con, hoặc một công ty liên kết, hoặc một doanh nghiệp mà MB nắm quyền kiểm

soát theo quy định của Luật các TCTD không được vượt quá 10% vốn tự có của MB.

- Với quy định nội bộ MB mục tiêu chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu dưới 1.35%, nợ quá

hạn dưới 3%. Giới hạn cho vay liên quan đến Bất động sản dưới 20% tổng dư nợ. Ngoài ra

còn quy định giới hạn đối với một số ngành/lĩnh vực ưu tiên/hạn chế. Đối tượng ưu

tiên/hạn chế. Ví dụ: hạn chế cấp tín dụng cho những khách hàng thành lập dưới 1 năm

hoặc đang có nợ quá hạn trong 1 năm tại các TCTD, hạn chế cấp tín dụng với lĩnh vực kinh

doanh bất động sản, sản xuất xi măng, sắt thép,...

Hạn chế cho vay tại các chi nhánh có NPL>3%

* Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR tín dụng

MB thực hiện phân loại nợ theo Điều 2- QĐ số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống

đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng và

Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/1/2013 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.

81
MB theo dõi, giám sát danh mục tín dụng hàng ngày, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có

vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp. Định kỳ hàng tháng thực hiện phân loại nợ và

trích lập dự phòng. Cơ sở phân loại dựa trên 3 tiêu chí gồm xếp hạng tín dụng kỳ gần nhất,

thông tin CIC và tình trạng nợ tại thời điểm phân loại.

Dự phòng gồm 2 loại theo quy định. Dự phòng chung MB trích 0.75% dư nợ toàn hàng

tháng liền trước. Còn dự phòng cụ thể được trích theo tỷ lệ từng nhóm nợ trên khoản nợ

vay gốc sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã được khấu trừ. Tỷ lệ cụ thể cho từng nhóm

nợ như sau:

Nhóm nợ Loại nợ Tỷ lệ dự phòng cụ thể (%)


1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0
2 Nợ cần chú ý 5
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20
4 Nợ nghi ngờ 50
5 Nợ có khả năng mất vốn 100
Tỷ lệ khấu trừ được tính cho từng loại TSBĐ dựa trên tính khả mại, tình trạng, giá trị định

giá của tài sản, tỷ lệ khấu trừ từ 0%-100%. MB thực hiện phân loại nợ đối với tất cả khách

hàng có quan hệ cấp tín dụng, tiền gửi, phát hành trái phiếu chưa niêm yết, giấy tờ có giá

đã được MB mua. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của NHNN và

tiến tới theo thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, chủ động

đối phó với mọi tình huống rủi ro xảy ra.

Định kỳ quý Hội đồng xử lý rủi ro sẽ đánh giá xem xét các khoản nợ nhóm 5 để sử dụng

quỹ dự phòng xử lý, chuyển ra theo dõi trên ngoại bảng để các đơn vị tiếp tục theo dõi và

áp dụng các biện pháp thu hồi.

4.2.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng:

Triển khai đồng bộ cùng khung quản trị rủi ro tín dụng, MB rất coi trọng công tác tái thiết kế

quy trình tín dụng theo hướng “End-to-End” từ khâu bán hàng – thẩm định – phê duyệt – vận

hành – quản lý và thu hồi nợ, bố trí tối ưu các chốt kiểm soát và phân định rõ chức năng

82
nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cá nhân/đơn vị trên nền tảng tin học hóa quy trình - BPM

và liên tục áp dụng các công cụ đo lường chất lượng dịch vụ tiên tiến như SLA (cam kết chất

lượng dịch vụ), LSS (Lean Six Sigma – chỉ số chuẩn hóa về thiết kế quy trình), tiêu chuẩn về

hệ thống quản lý chất lượng ISO,… đảm bảo xử lý hồ sơ nhanh và thuận tiện trong giao

dịch, hướng tới nhu cầu ngày càng tăng cao của khách và quản trị rủi ro tín dụng vượt trội.

Mỗi một hoạt động của một quy trình, công việc đều đảm bảo nguyên tắc “4 mắt” – có ít

nhất 1 người thực hiện và 1 người kiểm soát, các chốt kiểm soát được xây dựng đầy đủ,

hướng tới khách hàng và đáp ứng nguyên tắc quản trị rủi ro an toàn. Quy trình tín dụng là

yếu tố then chốt, ảnh hưởng trọng yếu đến chất lượng tín dụng, cần triển khai đồng bộ cùng

mô hình tổ chức/đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng, tích hợp các hệ thống định giá quản lý

TSBĐ-hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ- hệ thống quản trị thu hồi nợ.

Bộ Quy trình tín dụng tại MB được chia theo phân khúc khách hàng gồm: QTTD KHCN và

QTTD KHDN tập trung theo đúng mô hình thẩm định, vận hành tập trung. Dựa trên phương

pháp luận LSS và thông lệ quốc tê, QTTD được rà soát tái thiết kế hàng năm cho phù hợp

với thực tiễn kinh doanh. Hiện tại đang áp dụng QTTD KHDN số 1018 hiệu lực từ ngày

3/5/2017 và QTTD KHCN số 3669 ngày 14/1/2014 và một số hướng dẫn chỉnh sửa.

Kết cấu bộ QTTD gồm Quy trình master và các Quy trình sub thuộc các khâu bán hàng-

thẩm định-vận hành. Mỗi bộ Quy trình sub gồm các hướng dẫn đi kèm. Như vậy đây là tài

liệu tổng thể để bất cứ chức danh nào, khâu nào trong quy trình tuân thủ trong cấp tín dụng

cho khách hàng. Các Ngân hàng hiện nay bên cạnh mục tiêu

Quản trị rủi ro còn cạnh tranh khốc liệt về chất lượng dịch vụ gồm thời gian xử lý và thủ tục

cho khách hàng. Do đó các NH thường xuyên cải tiến và tin học hóa quy trình với nguyên tắc

lấy khách hàng làm trung tâm, được xây dựng với mức độ chi tiết cao nhất theo định hướng

e2e, phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân trong quy trình. Đây là yếu tố quyết

83
định thành công. MB cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Dưới đây là luồng quy trình Master

áp dụng cho KHDN tại MB. MB bắt đầu triển khai mô hình thẩm định, phê duyệt và vận hành

tập trung từ năm 2013, đến 2015 cơ bản hoàn tất công tác tập trung giúp kiểm soát tốt rủi ro,

tách độc lập các chức năng bán hàng, thẩm định và phê duyệt. Vận hành không chịu sự chi

phối của BLĐ chi nhánh đảm bảo công tác giải ngân được chính xác, nhanh chóng.

Hình 4.3. Quy trình tín dụng KHDN tại MB

84
* Đối với hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin:

Đồng bộ hệ thống ghi nhận thông tin khách hàng, khởi tạo, phê duyệt khoản vay, hệ thống

ngân hàng lõi quản lý giao dịch, hệ thống quản lý hạn mức, quản lý tài sản bảo đảm cho

đến hệ thống quản lý rủi ro, cảnh báo sớm, quản lý thu hồi và xử lý nợ, kho dữ liệu doanh

nghiệp... nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu và tự động hóa quy trình cấp tín dụng.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ có vấn đề, MB đã chủ động

nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý thông tin về các khoản nợ có vấn đề tại MB nhằm

mục tiêu nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và thu hồi nợ. Phần mềm chính thức đi

vào hoạt động từ 19/01/2015 áp dụng cho cả MB và MB AMC phát huy vai trò là kho dữ

liệu quản lý thông tin Khách hàng nợ có vấn đề tại MB, tin học hóa toàn bộ quá trình xử lý

nợ, hỗ trợ Chi nhánh/Công ty MBAMC từ khâu nhận diện nợ có vấn đề, phân luồng hồ sơ ,

xây dựng, triển khai Phương án xử lý nợ và đánh giá hiệu quả công tác thu hồi nợ

4.2.5 Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại MB

 Nhận biết rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro là khâu đầu tiên nhưng rất quan trọng trong quá trình cấp tín dụng đối với

1 khoản vay/ Các vấn đề trong nhận diện rủi ro bao gồm: phương pháp nhận diện, bộ phận

thực hiện và các dấu hiệu để nhận diện rủi ro.

- Phương pháp nhận diện rủi ro: Hiện nay MB đang áp dụng các phương pháp như:

Phương pháp phân tích hồ sơ, phương pháp nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ và

phương pháp giao tiếp. Trong đó phân tích hồ sơ cần thiết và áp dụng cho tất cả các khách

hàng gồm phân tích Báo cáo tài chính, đối chiếu tính chân thực của hồ sơ so với thực tế,

kiểm tra thực tế tình hình hoạt động kinh doanh hoặc quá trình công tác của khách hàng,

đánh giá về năng lực pháp lý, năng lực hành vi của khách hàng qua làm việc với các nguồn

bên ngoài như chính quyền địa phương, đối tác của khách hàng, các mối quan hệ gia đình,

85
cơ quan…Ngoài ra ngân hàng cũng tiến hành tham khảo hồ sơ lưu trữ về những tổn thất

quá khứ qua các biến cố rủi ro đã xảy ra đối với khách hàng, phỏng vấn trực tiếp khách

hàng để thêm thông tin đánh giá trước khi ra quyết định.

- Bộ phận thực hiện: Theo quy trình cấp tín dụng của MB, tất cả các khâu tham gia quá

trình phê duyệt cấp tín dụng và triển khai cấp tín dụng đều có chức năng, nhiệm vụ nhận

diện rủi ro. Trong trường hợp bất kỳ khâu nào Bán hàng/thẩm định hay vận hành nhận thấy

việc cho vay đối với khách hàng có chứa đựng rủi ro thì việc cho vay có thể bị dừng lại.

- Dấu hiệu nhận diện rủi ro: Nhóm các dấu hiệu rủi ro đã được MB nghiên cứu khi xây

dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Ngoài ra, các dấu hiệu nhận biết rủi ro còn được

cập nhật qua các thời kỳ khác nhau và ban hành thành các văn bản cảnh báo hoặc quy định

hướng dẫn cụ thể bao gồm giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. Cụ thể

* Kiểm tra hồ sơ vay vốn

Một bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng được coi là đầy đủ hợp lệ khi bao gồm các tài liệu,

giấy tờ nêu rõ phương án vay vốn bao gồm:

+ Mục đích vay, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay.

+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống

+ Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn)

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.

- Hồ sơ pháp lý bao gồm các tài liệu như: quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh

nghiệp, giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, TGĐ,

giấy phép hành nghề, CMT sổ hộ khẩu của cá nhân…

- Hồ sơ tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo

cáo tài chính, hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập như bảng lương/sao kê tài khoản, hợp

đồng cho thuê xe/thuê nhà…

86
- Hồ sơ tài sản bảo đảm gồm: Giấy tờ pháp lý của tài sản và chủ sở hữu tài sản, biên bản

kiểm tra thực địa và định giá,….

Khi ngân hàng thực hiện thẩm định khoản vay sẽ thể hiện trong các báo cáo thẩm định, tái

thẩm định, biên bản họp HĐTD, các loại thông báo cho vay/từ chối cho vay. Trường hợp

khách hàng được phê duyệt cấp tín dụng thì MB và khách hàng sẽ thực hiện ký kết các văn

kiện gồm: hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, biên bản kiểm soát sau mục đích sử dụng

vốn, kiểm soát sau hoạt động kinh doanh định kỳ. Ngoài ra còn các hồ sơ Ngân hàng lập

như Thông báo nhắc nợ cho khách hàng, định giá lại TSBĐ. `

Ngoài việc thẩm định các thông tin theo các hồ sơ cung cấp trên NH còn phải kiểm tra tính

chân thực của các số liệu, hồ sơ qua kiểm tra, xác minh thực tế hoạt động của khách hàng.

* Phân tích tình hình tài chính của khách hàng

Việc phân tích khách hàng dựa vào các tài liệu như các báo cáo tài chính, các thông tin tài chính

và phi tài chính, các công ty hoạt động cùng ngành nghề với khách hàng, thu nhập-chi tiêu của

khách hàng…Tình hình tài chính của khách hàng được xem xét cụ thể qua các yếu tố sau đây:

- Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Đây là yếu tố mang tính then chốt trong việc phân tích

tình hình tài chính của khách hàng. MB sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:

<1> Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

=>Hệ số phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi tài sản lưu động thành

tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn.

+ Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

=>Hệ số càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn

+ Hệ số thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền và các TS tương đương tiền/ Nợ

ngắn hạn

87
=>Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nợ của khách hàng bằng tiền mặt.

<2> Nhóm chỉ tiêu hoạt động

+ Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân

+ Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu/ Các khoản phải thu bình quân

+ Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản

<3> Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ

+ Hệ số nợ = (Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu)/ Tổng tài sản

=>Hệ số này nhỏ hơn 0,5 là tốt nhất.

+ Hệ số khả năng trả lãi - Lợi tức trước thuế và lãi/ Chi phí trả lãi

=>Hệ số đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ

<4> Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

+ Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = Tổng lợi tức sau thuế/ Doanh thu thuần

+ Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế/ tổng tài sản

+ Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

 Các khoản mục tài sản

+ Ngân quỹ bao gồm: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, các khoản phải thu. Trong đó ngân

hàng phải chú ý tới các khoản phải thu để loại trừ những khoản bán chịu không thu được,

hoặc khó thu.

+ Các chứng khoán có giá là các tài sản tài chính của doanh nghiệp. Nó làm tăng nguồn thu

cho doanh nghiệp và có thể đem bán khi cần thiết.

+ Hàng tồn kho: ngân hàng luôn quan tâm tới số lượng, chất lượng, bảo hiểm rủi ro với các

hàng hoá trong kho do có rất nhiều khoản vay ngắn hạn với mục đích tăng dự trữ hàng hoá.

+ Tài sản cố định : ngân hàng xem xét đối với các khách hàng vay trung - dài hạn.

 Các tài sản đảm bảo

88
+ Tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi thế chấp và không có tranh chấp.

+ Tài sản thế chấp phải có giá trị , có đủ căn cứ xác định giá trị tài sản đó theo quy định

của Chính phủ, của NHNN.

+ Tài sản thế chấp, cầm cố phải có khả năng chuyển nhượng trên thị trường.

 Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn của khách hàng

Đối với phương án ngắn hạn:

+ Tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn, tính hợp lệ, hiệu lực khả năng thực hiện hợp

đồng vay vốn của khách hàng và đối tác của họ.

+ Xác định nhu cầu vốn, nhu cầu xin vay của khách hàng và khả năng trả nợ đến hạn của họ.

Đối với phương án vay vốn dài hạn

Các cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin về dự án, cán bộ thẩm định tiếp tục phân tích các yếu tố sau:

+ Phân tích tài chính dự án: mức cho vay, thời hạn và khả năng trả nợ.

+ Phân tích tính khả thi dự án: thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường các yếu tố đầu

vào…từ đó phân tích hiệu quả dự án.

+ Phân tích khả năng trả nợ của dự án. Từ đấy ngân hàng biết dự án có đảm bảo được trả

đúng hạn, đủ gốc và lãi hay không…

 Đo lường rủi ro tín dụng

- Hiện tại MB đo qua Xếp hạng tín dụng nội bộ gồm cả định tính và định lượng. Đang

nghiên cứu xây dựng đo lường PD, LGD, EAD, EL,….

- Đo lường, đánh giá khả năng phát sinh và mức độ tổn thất của ngân hàng khi phát sinh

rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu đã xác định: Đang triển khai

- MB đã xây dựng mức độ chấp nhận rủi ro và ngưỡng cảnh báo rủi ro

 Giám sát rủi ro tín dụng

MB đã và đang triển khai:

89
- Thiết lập cơ chế giám sát và cảnh báo sớm rủi ro.

- Theo dõi, dự báo xu hướng, tần xuất phát sinh và mức độ ảnh hưởng của rủi ro sau khi đã

áp dụng các biện pháp xử lý.

- Kịp thời xây dựng và áp dụng biện pháp xử lý bổ sung khi có dấu hiệu vi phạm các

ngưỡng giám sát để đảm bảo rủi ro trong mức chấp nhận, đồng thời chuyển các thông tin

liên quan đến đơn vị đầu mối là Khối QTRR để cảnh báo trên toàn hệ thống

 Báo cáo rủi ro tín dụng

Thiết lập hệ thống báo cáo tín dụng tự động để kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh rủi

ro tiềm ẩn, quản lý các giới hạn tín dụng phù hợp.

4.3 Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại MB.

4.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của MB.

 Tăng trưởng tín dụng bền vững

MB tăng trưởng dần qua các năm, bình quân 20% mỗi năm theo đúng định hướng, chấp

thuận của NHNN.

Biểu 4.4: Tăng trưởng tín dụng của MB từ 2012-2016

90
 Cơ cấu tín dụng của MB

- Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:

Bảng 4.5: Cơ cấu dư nợ của MB theo kỳ hạn

Phân loại dư nợ theo kỳ hạn 31/12/2016 31/12/2015


Ngắn hạn 71,772,504 62,310,541
Trung hạn 29,174,292 23,886,445
Dài hạn 47,501,082 33,758,238
Các hợp đồng Repo, hỗ trợ tài chính và ứng
trước cho khách hàng 2,289,824 1,393,406
Tổng cộng 150,737,702 121,348,630
Tỷ lệ ngắn hạn 47.6% 41.3%
Tỷ lệ trung hạn 19.4% 15.8%
Tỷ lệ dài hạn 31.5% 22.4%
Cơ cấu này là tương đối hợp lý do tín dụng ngắn hạn có ưu điểm là quay vòng nhanh, có

rủi ro thấp trong khi tín dụng trung và dài hạn có NIM cao hơn nhưng rủi ro cao hơn. Tuy

nhiên, theo xu hướng ngân hàng đã tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đẩy mạnh

bán lẻ tăng thu thuần từ lãi do khoản vay ổn định, NIM cao. Cụ thể:

Biểu 4.5. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn

91
So sánh với VP, do định hướng phát triển bán lẻ nên tỷ trọng cho vay trung dài hạn của VP

rất cao từ 70%-75%, ngắn hạn chỉ chiếm 25-30% bằng ½ so với MB, cụ thể:

Bảng 4.6: Cơ cấu dư nợ của VP theo kỳ hạn

Phân loại dư nợ theo kỳ hạn của VP 31/12/2016 31/12/2015


Ngắn hạn 35,892,482 32,497,945
Trung hạn 59,596,064 56,545,821
Dài hạn 49,184,667 27,760,481

Tổng cộng 144,673,213 116,804,247

Tỷ lệ ngắn hạn 24.8% 27.8%


Tỷ lệ trung hạn 41.2% 48.4%
Tỷ lệ dài hạn 34.0% 23.8%
Qua tỷ trọng trên cho thấy một sự logic, NIM của VP Bank đang cao nhất hệ thống ngân

hàng nhưng tỷ lệ nợ xấu của VP cũng thuộc các NH cao nhất hệ thống

- Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng:

MB có lợi thế là khách hàng trong Quân đội và các tổ chức liên quan nên tỷ trọng cho vay

TCKT vẫn chiếm tỷ trọng cao từ 65%-70% trong đó công ty cổ phần chiếm 25%-30%. Tuy

nhiên theo định hướng phát triển của MB là đẩy mạnh bán lẻ nên tỷ trọng cho vay KHCN

đã tăng dần trong các năm qua. Cụ thể:

Bảng 4.7: Cơ cấu dư nợ của MB theo đối tượng khách hàng


Nội dung Năm 2016 % Năm 2015 %
Cho vay TCKT 99,979,943 66.33 85,429,402 70.39
Công ty nhà nước+TNHH 100%
vốn nhà nước 13,185,550 8.76 14,081,023 11.61
Công ty TNHH khác 34,206,595 22.69 25,657,511 21.14
Công ty cổ phần khác 38,933,738 25.83 33,029,840 27.2
Cho vay cá nhân 45,053,274 29.89 31,279,104 25.78
Cho vay CNNN 2,809,446 1.86 2,627,945 2.17
Tổng cho vay 148,447,878 98.48 119,955,224 98.85

92
Biểu 4.6. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề

- Cơ cấu tín dụng theo nhóm ngành nghề:

Bảng 4.8: Cơ cấu dư nợ của MB theo ngành nghề


STT Dư nợ cho vay khách hàng 31/12/2016 % 31/12/2015 %
1 Nông lâm nghiệp, thủy sản 2,054,667 1.36 1,892,700 1.56
2 Khai khoáng 3,346,030 2.22 3,622,702 2.99
3 Công nghiệp chế biến chế tạo 23,770,461 15.76 19,879,561 16.38
SX, phân phối điện, khí đốt,
4 điều hòa 5,468,420 3.63 4,222,497 3.48
5 Xây dựng 14,172,008 9.4 10,600,141 8.74
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô
6 tô, xe máy 36,893,657 24.48 33,570,465 27.65
7 Vận tải, kho bãi 11,183,378 7.42 10,353,397 8.53
8 Thông tin và truyền thông 3,271,982 2.17 2,611,501 2.15
9 Kinh doanh bất động sản 6,435,478 4.27 4,603,442 3.79
Hoạt động làm thuê các công
việc trong các hộ gia đình, sx
sản phẩm vật chất và dịch vụ
10 tự tiêu dùng của hộ gia đình 34,419,505 22.84 22,491,615 18.53
11 Các nghành còn lại 4,622,846 3.07 3,479,258 2.88
12 Dư nợ CNNN 2,809,446 1.86 2,627,945 2.17
Tổng dư nợ 148,447,878 98.48 119,955,224 98.85

93
Tỷ lệ dư nợ theo ngành nghề trên đã thể hiện đúng định hướng ngành nghề trong chính

sách tín dụng của NH.

- Cơ cấu tín dụng theo tính chất khoản vay:

Bảng 4.9: Cơ cấu tín dụng theo tính chất khoản vay
Cho vay khách hàng của Ngân hàng 31/12/2016 % 31/12/2015 %
Cho vay các TCKT và cá nhân trong
nước 144,722,659 96.0% 116,341,975 95.9%
Cho vay chiết khấu công cụ chuyển
nhượng và các giấy tờ có giá 430,924 0.3% 432,151 0.4%

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 484,849 0.3% 533,357 0.4%

Các khoản phải trả thay cho khách hàng 19,796 0.0%
Cho vay các TCKT và cá nhân nước
ngoài 2,809,446 1.9% 2,627,945 2.2%
Các khoản phải thu khách hàng của
MBS
Các hợp đồng Repo, hỗ trợ tài chính và
ứng trước cho khách hàng 2,289,824 1.5% 1,393,406 1.1%
Tổng cộng 150,737,702 100% 121,348,630 100%

Tỷ lệ trên phản ánh hoạt động tín dụng của MB phù hợp với thông lệ hoạt động của các

ngân hàng TMCP Nhà nước không chiếm cổ phẩn chi phối.

 Cơ cấu nhóm nợ và nợ xấu của MB

94
Trong suốt các năm qua MB luôn thuộc nhóm NH có chất lượng nợ tốt nhất, tỷ lệ nợ nhóm

1 và nhóm 2 luôn chiếm tối thiểu 97%, cụ thể:

Biểu 4.7. Phân loại nợ qua các năm 2011 - 2015

Chi tiết danh mục nợ của MB năm 2016 như sau:

Bảng 4.10: Phân loại nhóm nợ của MB năm 2016, 2015


Nhóm nợ 31/12/2016 % 31/12/2015 %

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 144,555,920 95.9% 115,624,100 95.3%

Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 1,904,761 1.3% 2,381,530 2.0%

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 896,027 0.6% 425,343 0.4%

Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 476,547 0.3% 442,136 0.4%

Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn 614,623 0.4% 1,082,115 0.9%

Các hợp đồng Repo, hỗ trợ tài chính

và ứng trước cho KH 2,289,824 1.5% 1,393,406 1.1%

Tổng cộng 150,737,702 100% 121,348,630 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn 2.6% 3.6%

Tỷ lệ nợ xấu 1.3% 1.6%

95
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của một ngân

hàng.

Đến năm 2015-2016 tỷ lệ nợ xấu của MB đã giảm mạnh chỉ còn 1.3%, thấp hơn mức bình

quân chung của các ngân hàng đang niêm yết là 1.9% trong đó VCB 1.7%, BID 2%, CTG

0.9%, STB 2.4%, SHB 2.3%.

So sánh với đối thủ VP thì tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn như sau:

Bảng 4.11: Phân loại nhóm nợ của VP năm 2016, 2015


Nhóm nợ 31/12/2016 % 31/12/2015 %

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 132,510,660 91.6% 106,713,646 91.4%

Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 7,955,500 5.5% 6,945,556 5.9%

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 2,335,222 1.6% 1,268,015 1.1%

Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 975,528 0.7% 523,016 0.4%

Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất

vốn 896,303 0.6% 1,354,014 1.2%

Tổng cộng 144,673,213 100% 116,804,247 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn 8.4% 8.6%

Tỷ lệ nợ xấu 2.9% 2.7%

96
-> Như vậy về tỷ lệ nợ xấu VP cao hơn gấp đôi MB

 Hệ số rủi ro tín dụng

Bảng 4.12: Hệ số rủi ro tín dụng của MB từ 2014-2016


Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1 Tổng dư nợ 100,569,006 121,348,630 150,737,702

2 Tổng tài sản có 200,489,173 221,041,993 256,258,500

3 Hệ số rủi ro tín dụng 50% 55% 59%

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng,

Như vậy khoản mục tín dụng đang chiếm 50%-60% trong tổng tài sản của MB. Hệ số này

có xu hướng tăng dần qua các năm, phản ánh lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ngày càng

lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

 Dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 4.13: Chi phí trích lập dự phòng rủi ro năm 2015-2016
Đ/v tính: triệu đồng

Nội dung Năm 2016 Năm 2015

Hoàn nhập dự phòng cụ thể và cho vay các TCTD


khác (72,784) (173,500)

Trích lập dự phòng chung cho vay khách hàng 227,781 161,833

Trích lập dự phòng cụ thể cho vay khách hàng 586,030 1,547,248

Trích lập dự phòng rủi ro cho các tài sản có khác 288,498 54,045
Trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt do VAMC
phát hành 1,000,579 512,442

Tổng cộng 2,030,104 2,102,068

Dư nợ toàn hệ thống 150,737,702 121,348,630


Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng 1.3% 1.7%

97
Nhìn số liệu trên cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng trên dư nợ năm 2016 đã có xu hướng

giảm sút chứng tỏ MB đã kiểm soát tốt danh mục tín dụng, giảm áp lực chi phí trích lập dự

phòng

4.3.2 Những điểm đạt được của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB.

MB luôn được NHNN đánh giá có năng lực quản trị tốt, uy tín và có vai trò trong việc dẫn

dắt thị trường trong công tác quản trị rủi ro và đã được ngân hàng Nhà nước lựa chọn là 1

trong 10 ngân hàng được lựa chọn triển khai phương pháp tiêu chuẩn của Basel II giai

đoạn 2014 – 2019. Để đạt được điều đó là do:

 Văn hóa, chiến lược, khung QTRR TD được chú trọng xây dựng bài bản

Văn hóa QTRR tín dụng được được tiếp thu mạnh mẽ từ mô hình tổ chức – quy trình –

nguồn lực, toàn Ngân hàng từ BLĐ đến các CBNV đều nhận thức và thực thi đầy đủ về

quản trị rủi ro tín dụng giúp các thành quả MB đạt được luôn là sự phát triển bền vững.

MB luôn coi “Quản trị rủi ro vượt trội” là một trong hai nền tảng phát triển của ngân hàng.

Khung quản trị rủi ro tín dụng gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng, các chính sách

tín dụng dụng và các chính sách đi kèm như chính sách TSBĐ, chính sách bảo hiểm, các

giới hạn tín dụng theo ngành nghề, các phân khúc/đối tượng khách hàng mục tiêu hàng

năm, khẩu vị rủi ro, các cảnh báo…,

MB đã duy trì một chính sách quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản

sau:

- Thiết lập một môi trường quản lý rủi ro tín dụng phù hợp;

- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh;

- Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp; và

- Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng.

98
Tổ chức hoạt động phê duyệt được chỉnh sửa, mô hình đo lường/giám sát rủi ro, quy trình

tín dụng được triển khai xây dựng một cách đồng bộ trên hệ thống công nghệ tiên tiến tiệm

cận thông lệ quốc tế Basel 2.

Quy trình tín dụng được thiết kế E2E và tin học hóa trên hệ thống BPM giúp kiểm soát

chất lượng dịch vụ và rủi ro.

 Mô hình kinh doanh của MB được tách bạch rõ ràng.

Hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống được tổ chức theo nguyên tắc 3 vòng bảo vệ,

tiệm cận thông lệ quốc tế. Hoạt động cấp tín dụng được thực hiện tập trung, chuyên môn

hóa công tác thẩm định, phê duyệt, vận hành tách biệt độc lập với đơn vị kinh doanh. Chức

năng QTRRTD được thiết lập ở vòng bảo vệ thứ 2 để quản lý đầy đủ các rủi ro, trong đó

tập trung hoạch định chính sách và giám sát rủi ro.

Ngân hàng đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các

chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cường khả năng giám sát

giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu, tham mưu ban hành chính sách tín

dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng.

Bên cạnh đó, bộ phận Quản trị rủi ro tín dụng đã mang lại nhiều đóng góp chung cho hoạt động

tín dụng như tham mưu cho Ban lãnh đạo về định hướng tín dụng chung cũng như cụ thể tại từng

chi nhánh, đánh giá, nắm bắt những diến biến có lợi cũng như cảnh báo các nguy cơ có thể dẫn

đến rủi ro tín dụng, bảo đảm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển theo đúng định

hướng đã đề ra. Danh mục tín dụng, danh mục TSBĐ cũng được bộ phận này thường xuyên

phân tích trên cơ sở khai thác thông tin, số liệu dư nợ cho vay, bảo lãnh từ hệ thống ngân hàng

lõi để kịp thời tham mưu cho Ban điều hành các chỉ đạo tín dụng kịp thời, có định hướng cụ thể

đối với một số ngành kinh tế chiếm tỷ lệ dư nợ cho vay lớn. Các trường hợp vi phạm quy định về

lãi suất, mức ủy quyền phán quyết hoặc cấp tín dụng đã được chấn chỉnh, cảnh báo kịp thời.

99
Công tác kiểm tra kiểm soát cũng được khối KSNB triển khai tích cức, phòng Kiểm soát

tuân thủ định kỳ hàng năm thực hiện tại 70% các chi nhánh cùng các chuyên đề kiểm tra đã

giúp phát hiện sớm các rủi ro, phối hợp với chi nhánh và TT quản trị nợ đưa ra các giải

pháp kịp thời.

Trong thời gian qua, mặc dù môi trường kinh tế có nhiều biến động khó lường, chính sách

tiền tệ liên tục thay đổi ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng nhưng quy mô, chất lượng hoạt

động tín dụng của ngân hàng TMCP Quân đội có xu hướng tích cực, đóng góp lớn vào thu

nhập của ngân hàng.

 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống công nghệ được đầu tư

Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo MB xác định mục tiêu triển khai quản trị rủi ro theo

thông lệ quốc tế - Basel II từ năm 2013, thuê đối tác tư vấn có kinh nghiệm (EY Singapoe)

để triển khai phân tích khoảng cách và xây dựng lộ trình triển khai áp dụng Basel II

Ngân hàng đã xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ CRA được xây

dựng theo phương pháp thống kê. Hệ thống có đầy đủ 4 chức năng: Xếp hạng tín dụng với

kết quả được sử dụng để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quy định

của Ngân hàng nhà nước. Hai là chức năng thẩm định tự động đối với các sản phẩm chuẩn

(Chiếm 30% số lượng phương án của KHCN), ba là hỗ trợ đề xuất và thẩm định cho vay

theo từng sản phẩm và cuối cùng là cảnh báo rủi ro gồm black list: KH nợ quá hạn, nợ xấu,

mất tích, bỏ trốn giải thể,… Dữ liệu và kết quả xếp hạng của khách hàng trên toàn hệ thống

được kiểm soát và quản lý tập trung tại hội sở chính. Đây là cơ sở cho việc cấp tín dụng và

cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng như việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy

định, được đánh giá cập nhật định kỳ cho mỗi khách hàng.

Một loạt hệ thống phần mềm được đầu tư như phần mềm quản trị nợ là kho dữ liệu quản lý

thông tin khách hàng nợ có vấn đề tại MB, tin học hóa quy trình thu hồi nợ với đầy đủ tính

100
năng từ phân luồng hồ sơ, ghi nhận lịch sử phương án, cập nhật thông tin đánh giá khách

hàng, xây dựng-phê duyệt-triển khai phương án xử lý nợ, tự động hóa công tác báo cáo đo

lường.

Ngoài ra MB còn đầu tư xây dựng phần mềm quản lý và định giá TSBĐ giúp công tác định

giá được nhanh chóng, chính xác, quản trị mọi thông tin về TSBĐ trên hệ thống, đo lường

chính xác chất lượng xử lý

 MB đang gấp rút hoàn thiện các cấu phần của dự án Basel 2

Năm 2015, MB là một trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn để triển khai thí điểm

Basel II và trước đó, MB cũng đã chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, kiến thức và công

nghệ để có thể tiếp thu và triển khai hiệu quả các tiêu chuẩn ngân hàng tiên tiến. MB đã

tiến hành phân tích khoảng cách và xây dựng lộ trình triển khai Basel II với sự tư vấn của

Công ty kiểm toán Ernst & Young Singapore đang trong giai đoạn hoàn thành kế hoạch

triển khai Basel II tại MB theo một lộ trình hợp lý và phù hợp với chiến lược phát triển của

MB trong từng giai đoạn.

- Lộ trình triển khai Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II của MB tuân theo định hướng

của Ngân hàng Nhà nước (Nhà nước lựa chọn là 1 trong 10 ngân hàng được lựa chọn triển

khai thí điểm Basel II). Dự kiến lộ trình triển khai cụ thể như sau: (1) Phương pháp tiêu

chuẩn – SA: Năm 2019; Phương pháp FIRB: Năm 2020.

- Hiện tại MB đang triển khai Quản trị rủi ro tín dụng theo phương pháp SA theo hướng

dẫn của NHNN tại Thông tư 41. Ngoài ra, MB cũng đang triển khai song song dự án tư

vấn và triển khai phần mềm xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng theo Basel II để

áp dụng phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản (FIRB) năm 2020 là bước đầu ứng

dụng ước lượng các chỉ số LGD/EAD (Đối tác Experian tư vấn)

101
 Kết quả công tác triển khai quản trị rủi ro tín dụng tại MB

Với các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng nêu trên, MB luôn được đánh giá Top 5 Ngân

hàng quản trị rủi ro tốt nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, giúp hoạt động kinh

doanh ổn định, phát triển bền vững. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn giảm liên tục trong năm 2016

xuống còn 1.3% và 2.6% so với 1.6% và 3.6% trong năm 2015 bằng ½ tỷ lệ của VP và

bình quân các NH niêm yết là 1.9%.

4.3.3 Những điểm tồn tại của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB.

Thứ nhất, Mô hình hoạt động kinh doanh được tách biệt độc lập với khâu thẩm định vận

hành tuy nhiên chưa được triệt để. Do áp lực cạnh tranh nên MB vẫn chưa tập trung được

toàn bộ công tác thẩm định, phê duyệt. Một số sản phẩm, chính sách ít rủi ro, giá trị thấp

như tín chấp, cho vay nông nghiệp nông thôn vẫn đang thực hiện thẩm định và phê duyệt,

giải ngân tại chi nhánh nên vẫn tiềm ẩn rủi ro sai sót. Một phần là do kỹ năng thẩm định

khách hàng của Chuyên viên quan hệ khách hàng (RM) còn hạn chế, một phần là do áp lực

cạnh tranh hồ sơ chưa đầy đủ chi nhánh vẫn thực hiện giải ngân để giữ khách hàng cũng

như đủ chỉ tiêu.

Cụ thể 60% phương án chiếm khoảng 30% giá trị cấp tín dụng tập trung các sản phẩm cho

vay tín chấp, nông nghiệp nông thôn đang được thực hiện thẩm định và phê duyệt tại chi

nhánh dẫn đến rủi ro đơn vị kinh doanh chạy theo doanh số, không thực hiện đầy đủ chức

năng của vòng 1.

Thứ hai, hệ thống đo lường rủi ro tín dụng còn nhiều bất cập dẫn đến ra quyết định cấp tín

dụng bị sai lệch hoặc phân loại nợ không chính xác, không phản ánh đúng thực trạng sản

xuất kinh doanh của khách hàng. Với KHCN hiện đang xếp hạng tín dụng trên CRA đã có

nhiều tính năng hơn và triển khai được thẩm định tự động cho một số sản phẩm chuẩn. Tuy

nhiên với KHDN thì việc xếp hạng tín dụng nội bộ còn mang tính chuyên gia, 60-75% chỉ

102
tiêu phi tài chính, 25-40% chỉ tiêu tài chính. Tỷ lệ này theo lý thuyết chuẩn là 50:50 khi

báo cáo tài chính của khách hàng tin cậy Do vậy hầu hết hạn mức cấp tín dụng đang dựa

trên đề xuất của khách hàng, NH chưa chủ động tính toán được hạn mức, đưa ra chính sách

lãi suất dựa trên rủi ro mà đang phụ thuộc đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng và cán bộ

thẩm định, cấp phê duyệt. Điều này đi ngược với thông lệ chuẩn là NH chủ động tính toán

hạn mức cho khách hàng dựa trên kết quả, nhu cầu, kế hoạch kinh doanh của khách hàng.

- Ngoài ra việc thực hiện xếp hạng khách hàng lại chỉ được chú trọng khi xem xét việc cho

vay còn sau khi cho vay thì việc đánh giá khách hàng thường xuyên lại không được thực hiện

đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến việc phát sinh rủi ro tín dụng vì khi khách hàng

gặp khó khăn ngân hàng sẽ không được cảnh báo để có những chính sách thay đổi đối với

khách hàng hay hỗ trợ khách hàng một cách phù hợp để giúp khách hàng vượt qua khó khăn.

Thứ ba là hệ thống dữ liệu của ngân hàng còn chưa đồng độ, chưa đảm bảo được cả yêu

cầu về chất lượng và số lượng. Theo đánh giá GAP của chuyên gia thì hệ thống dữ liệu của

MB mới đáp ứng 40%-50% yêu cầu của Basel 2. Thời gian thu thập dữ liệu yêu cầu tối

thiểu từ 5-7 năm của khách hàng nợ xấu, cơ sở dữ liệu phải được mã hóa, đo lường đầy đủ

trên phần mềm. Bên cạnh đó, do đặc thù môi trường kinh tế của Việt Nam, dữ liệu do

khách hàng cung cấp chưa đủ tin cậy. Báo cáo tài chính tỷ lệ được kiểm toán độc lập ít, cơ

sở dữ liệu về khách hàng, thị trường, ngành cũng thiếu, hiện mới chỉ thu thập được từ

Trung tâm CIC nhưng cũng không kịp thời (Thường CIC cập nhật kết quả biến động sau 2

tuần), chỉ có mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chưa có thông tin về hành vi

thanh toán. Đây chính là thách thức lớn nhất của MB khi tính toán đo lường các chỉ số PD,

EAD, LGD và EL theo Basel 2.

Thứ tư là hệ thống công nghệ chưa được trang bị đồng bộ, khó khăn cho việc áp dụng

Basel 2. Chưa có hệ thống cảnh báo sớm đối với khách hàng tiềm ẩn rủi ro (Mới có 1 phần

103
tại CRA của KHCN). Tại khâu giải ngân không có hệ thống cảnh báo sớm cũng như black

list tự động. Công tác rà soát phát hiện rủi ro tín dụng vẫn đang được thực hiện thủ công do

các bộ phận Kiểm toán nội bộ, Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro định kỳ đi công tác rà

soát, đánh giá. Thông thường công tác phát hiện này thực hiện sau khi Khách hàng đã được

cấp tín dụng/giải ngân nên lúc đó đã xảy ra rủi ro. Các đơn vị kinh doanh vòng 1 chưa tự

phát hiện được và do đó Hội sở cũng thiếu thông tin để quản lý hệ thống, hỗ trợ và đôn

đốc chi nhánh khắc phục, xử lý sớm rủi ro tiềm ẩn.

Trong NH còn nhiều hệ thống phần mềm tản mát gây khó khăn cho người dùng. 1 cán bộ

tín dụng sử dụng bình quân 10 hệ thống phần mềm từ CRM quản lý thông tin khách hàng-

core banking, BPM (Quy trình tín dụng)- CMV (Quản lý định gia TSBĐ)- CRA/CSSY

(Xếp hạng tín dụng)- DB (Quản lý thu hồi nợ). Các hệ thống còn chưa tích hợp đầy đủ,

chưa kế thừa được thông tin vừa tốn thời gian cho RM vừa dễ phát sinh sai sót do nhập liệu

thủ công.

Thứ 5 là Quy trình tín dụng được cải tiến liên tục tuy nhiên chưa tiệm cận thông lệ quốc tế.

Với giai đoạn đề xuất cấp tín dụng, ngay khâu nhận diện rủi ro của MB còn một số tồn tại

như sau:

- RM là bộ phận tìm kiếm và hướng dẫn, thẩm định trực tiếp khách hàng nhưng đa phần

các thông tin chỉ được xem xét, đánh giá dựa trên hồ sơ giấy tờ, rất hạn chế thẩm định trực

tiếp như đến cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh/cơ quan nơi công tác/chính quyền địa

phương-hàng xóm tại nơi ở…của khách hàng. TSBĐ định giá trên giấy tờ mà không đi

thực địa thẩm định hiện vật. Hơn nữa việc thẩm định trực tiếp khách hàng đa phần chỉ do 1

mình RM thực hiện mà không có sự giám sát của CBQL, điều này rất dễ dẫn đến việc RM

cùng khách hàng tạo dựng hồ sơ vay vốn, vay ké vay hộ.

- Bộ phận thẩm định được tiến hành tập trung và độc lập với RM nhưng cũng chủ yếu trên

104
giấy tờ, phụ thuộc nhiều vào tính trung thực, chuyên môn sâu của RM-> rủi ro do không

đánh giá hết các yếu tố nhất là rủi ro đạo đức do RM cố tình vì chỉ tiêu kinh doanh hoặc vì

quan hệ với khách hàng để đánh giá không trung thực. Hình thức thẩm định qua điện thoại

cũng chưa được triển khai để tối ưu nguồn lực.

Giai đoạn sau giải ngân các quy trình quản trị nợ và giám sát tín dụng, xử lý nợ có vấn đề

cũng chưa thực sự được chú trọng. Toàn bộ khâu giám sát tín dụng vẫn do RM thực hiện

nên không đảm bảo tính khách quan cũng như thường bị bỏ sót do quá bận, làm một cách

hình thức không kiểm soát sau mục đích sử dụng vốn, tình hình hoạt động kinh doanh của

khách hàng mà chỉ ký biên bản. Với TSBĐ không kiểm tra thường xuyên dẫn đến không

định giá lại hoặc nhắc KH bổ sung bảo hiểm kịp thời dẫn đến TSBĐ suy giảm/tổn thất mà

không được bổ sung TSBĐ thay thế.

Đối với công tác quản trị nợ cũng giao trách nhiệm quá lớn cho RM, không có đơn vị thứ

ba độc lập nên việc nhắc nợ không đầy đủ, khoản nợ quá hạn không được đôn đốc giám sát

thường xuyên và xử lý kịp thời. Đến khi khách hàng chuyển nhóm nợ mới chuyển AMC

hoặc Trung tâm quản trị nợ thì lúc đó đã muộn.

Thứ 6 là hệ thống sản phẩm, chính sách của các khối kinh doanh còn nhiều điều kiện phức

tạp, ngoại lệ, chồng chéo dẫn đến khó khăn cho người dùng là đội ngũ RM, thẩm định

cũng như vận hành. Ngoài ra cũng khó khăn cho công tác xây dựng hệ thống check policy

tự động nên tỷ lệ thẩm định tự động còn thấp (Dưới 40%), thời gian xử lý giao dịch tăng.

Checklist của khách hàng còn nhiều, chưa có sự phân biệt giữa khách hàng hiện hữu và

khách hàng mới, thủ tục rườm rà dẫn đến mất đi những khách hàng tốt mà dễ phát sinh

những trường hợp giả mạo hợp thức hồ sơ để vay vốn chiếm dụng của NH

Thứ 7 là vấn đề con người: MB đã tách bạch hoạt động kinh doanh, thẩm định, vận hành

với mô hình tập trung đã hạn chế được khá nhiều rủi ro. Tuy nhiên đội ngũ RM, thẩm định

105
còn thiếu kiến thức thẩm định thực tế, chủ yếu trên giấy tờ. Kỹ năng phân tích, nhận diện

rủi ro, xử lý rủi ro còn hạn chế. Bán hàng mới tập trung vào tín dụng chưa tập trung vào

huy động, dịch vụ, tập trung vào tài sản thay vì đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương

án, nguồn trả nợ của khách hàng. Khả năng cập nhật và ứng phó với những biến động của

thị trường còn chậm chạp.

Ngoài ra lực lượng bán hàng biến động thường xuyên, tỷ lệ nghỉ việc cao dẫn đến việc nắm

bắt đặc thù khách hàng, giám sát hoạt động còn hạn chế. Hệ thống sản phẩm/quy

trình/phần mềm lớn RM chưa kịp nắm bắt đầy đủ đã luân chuyển hoặc nghỉ việc dẫn đến

rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn triển khai cơ chế lương theo hiệu quả thực

hiện công việc dẫn đến RM áp lực chỉ tiêu kinh doanh, chạy theo doanh số không tính đến

rủi ro.

Thứ 8 là hệ thống quản trị nợ chưa phát huy hết hiệu quả. Công tác xử lý nợ có vấn đề tại

MB luôn được chú trọng nhưng kết quả thu nợ chưa được như kỳ vọng. Một số nguyên

nhân chính như: MB chưa xây dựng được hệ thống quản trị nợ có vấn đề một cách toàn

diện, khoa học theo thông lệ quốc tế. Việc xử lý các khoản nợ chủ yếu vẫn thực hiện theo

chỉ đạo trực tiếp từ Ban điều hành, tại chi nhánh chưa có quy trình cụ thể để nhận diện và

chủ động xử lý. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa Hội sở-AMC và chi nhánh chưa liên tục,

thiếu hiệu quả; công tác phối hợp, làm việc và bám sát giữa các chi nhánh với các cơ quan

Tòa án, Thi hành án... chưa quyết liệt, dẫn đến chậm trễ trong quá trình xử lý TSBĐ để thu

nợ.

Trung tâm quản trị nợ mới được nâng cấp, nhân sự chủ chốt còn thiếu dẫn đến công tác thu

hồi nợ tại đây chủ yếu là tổng hợp báo cáo, chưa là đầu mối xây dựng giải pháp nhận diện,

kiểm soát và xử lý nợ.

106
Kết luận chương 4

Trong nội dung chương 4, tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân

hàng TMCP Quân Đội cùng với những đặc điểm khác biệt trong hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng với khách hàng là các tổ chức, cá nhân trong quân đội, Đảng ủy thuộc Quân Ủy

Trung ương… thực hiện nhiều nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Cùng với đó, tác giả khái

quát hoạt động kinh doanh của MB với những chỉ tiêu quan trọng trong giai đoạn 2011-

2015.

Nội dung quan trọng trong chương này đó là tác giả đã nghiên cứu về thực trạng quản trị

rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2011- 2015, qua đó đánh giá những kết quả đạt được (ngân

hàng đã xây dựng được văn hóa, khẩu vị rủi ro, khung rủi ro tín dụng gồm chính sách tín

dụng, mô hình quản trị rủi ro tín dụng, mô hình phê duyệt theo thông lệ Basel 2, xây dựng

hệ thống xếp hạng tín dụng, quy trình tín dụng được thiết kế theo phương pháp Lean-six-

sigma, tin học hóa trên hệ thống, triển khai quyết liệt các cấu phần của dự án Basel 2…),

những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng của MB (mô hình quản trị rủi ro hạn chế, quy

trình cấp tín dụng còn rủi ro, hệ thống đo lường rủi ro tín dụng chưa đồng bộ và cảnh báo

sớm rủi ro tín dụng chưa hình thành, rủi ro do con người, trung tâm quản trị nợ chưa được

kiện toàn, chưa phát huy hết chức năng của hệ thống) từ đó đề xuất các giải pháp nhằm

tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng của MB trong Chương 5.

107
CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MB

5.1 Định hướng phát triển tín dụng của MB

 Định hướng kinh doanh chung của MB:

Năm 2017 là năm bản lề của giai đoạn chiến lược 2017-2021, MB tập trung đổi mới nhằm

tạo sự bứt phá, vươn lên tầm cao mới. Xác định phương châm 2017 “tăng trưởng đột phá,

hiệu quả - an toàn”, ngân hàng sẽ tập trung các chuyển dịch chiến lược trong giai đoạn tới.

Trong đó, trọng tâm thực hiện đề án ngân hàng số, kiện toàn hệ thống quy định, chính sách

nội bộ trong đó tăng cường các công cụ quản trị hiệu quả, giám sát và kiểm soát chặt chẽ

chất lượng, phát triển mô hình liên kết với Viettel và đẩy mạnh hoạt động bán chéo trong

tập đoàn thông qua việc thiết kế các sản phẩm tích hợp mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn

cho khách hàng.

MB tiếp tục kiên định tầm nhìn “ Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến

năm 2021 MB nằm trong TOP 5 hệ thống ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh.

Giai đoạn 2017-2021, ngân hàng quân đội phát triển trên 3 trụ cột gồm: ngân hàng cộng

đồng, ngân hàng chuyên nghiệp theo ngành, ngân hàng số và 2 nền tảng chiến lược gồm:

quản trị rủi ro vượt trội và văn hóa thực thi nhanh. để trở thành một ngân hàng ổn định,

thuận tiện và đột phá sáng tạo trong thời gian tới, MB sẽ tập trung triển khai các Ngân

hàng quản trị rủi ro tốt nhất: tiên phong áp dụng Basel II tiêu chuẩn vào năm 2018 và Basel

II nâng cao vào năm 2020.

 Định hướng kinh doanh tín dụng:

Mục tiêu năm 2017 của MB là: (i) Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 16%, chú trọng

vào chất lượng và không theo số lượng, tập trung tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tăng dư nợ

108
ngắn hạn lên 55%, tăng tỷ lệ dư nợ có TSBĐ nhất là các doanh nghiệp SME (ii) Kiểm soát

chất lượng tín dụng và xử lý thu hồi nợ có vấn đề của toàn hệ thống tập trung vào chỉ tiêu

chính: tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%. (iii)MB là ngân hàng số 01 phục vụ khách hàng Quân Đội

và các dự án/chương trình an ninh-quốc phòng trọng điểm; cung cấp các sản phẩm dịch vụ

ngân hàng – viễn thông trên nền tảng kênh liên kết với Viettel & các đối tác, đẩy mạnh bán

chéo. (iv)Tăng trưởng tín dụng đi cùng với HĐV đảm bảo phát triển bền vững.

5.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại MB

5.2.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh

Tiếp tục đi theo mô hình kinh doanh tách biệt độc lập với khâu thẩm định, phê duyệt, vận

hành. Tuy nhiên tập trung toàn bộ 3 khâu back này theo đúng thông lệ quốc tế. Tại chi

nhánh là các trung tâm bán, chuyên trách đi tìm kiếm khách hàng và bán hàng. Tất cả các

phương án, 100% dư nợ sẽ được thẩm định và phê duyệt tại Hội sở qua các hình thức thẩm

định tự động qua điện thoại hoặc qua hồ sơ tùy theo từng sản phẩm. Như vậy chuyên môn

hóa vừa tăng thời gian bán hàng cho kinh doanh vừa đảm bảo độc lập giảm thiểu rủi ro

trong khâu thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng.

5.2.2. Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro tín dụng theo Basel 2

Khi triển khai Basel 2 sẽ giúp MB: (i) Đánh giá toàn diện hoạt động của ngân hàng. Lượng

hóa rủi ro sẽ giúp ngân hàng lượng hóa được lượng vốn cần thiết để đảm bảo an toàn. (ii)

Hoạch định kinh doanh theo khẩu vị rủi ro từ đó giúp MB nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

(iii) Phòng tránh rủi ro trong tương lai do đã đánh giá các ngưỡng chịu đựng. (iv) Cuối

cùng là nâng cao văn hóa quản trị rủi ro trong toàn ngân hàng.

Do vậy MB cần đẩy mạnh tiến độ dự án, tập trung nguồn lực chuyên môn cao cho dự án

Basel 2 cấu phần PD do Experian tư vấn. Trước hết cần duy trì tỷ lệ vốn tối thiểu bắt buộc

theo quy định là 8% tài sản có rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng với mục tiêu trong năm

109
2019 tính theo phương pháp tiêu chuẩn SA và trong năm 2020 tính theo phương pháp

FIRB. Hiện tại MB đang triển khai Quản trị rủi ro tín dụng theo phương pháp SA theo

hướng dẫn của NHNN tại Thông tư 41 nhưng cần đẩy nhanh công tác triển khai phần mềm

xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ cơ

bản FIRB với ứng dụng bước đầu là ước lượng các chỉ số PD/EAD/LGD/EL. Sau khi hoàn

thành phát triển hệ thống MB cần ban hành quy định sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng

nội bộ này giúp ra quyết định phê duyệt cấp tín dụng, định giá cho khoản vay và quản lý

rủi ro. Với phương pháp và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại cần tăng tỷ trọng

các chỉ tiêu tài chính lên tối thiểu 45%-50% để tăng định lượng điểm chấm của khách

hàng. Ngoài ra định kỳ cần chấm lại điểm XHTD đầy đủ giúp phát hiện kịp thời các rủi ro

để có giải pháp xử lý.

Thứ hai, từ đó xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với khách hàng tiểm ẩn rủi ro để giúp

các chi nhánh và Hội sở chính phối hợp quản lý, giám sát và đưa ra biện pháp phòng ngừa

rủi ro tín dụng kịp thời.

Thứ ba là chuẩn hóa, làm sạch hệ thống dữ liệu của Ngân hàngĐây là thách thức lớn nhất

của MB trong việc triển khai dự án Basel 2. Gap hiện tại MB chỉ đáp ứng 50% dữ liệu, vừa

thiếu về số lượng vừa thiếu về chất lượng nên cần xác định lộ trình chuẩn hóa, làm sạch

cho từng loại dữ liệu cụ thể. Khối QTRR làm đầu mối phối hợp với các khối liên quan gồm

Vận hành, kinh doanh, thẩm định xây dựng các logic, nguyên tắc chuẩn hóa cho từng loại

dữ liệu.

5.2.3. Đầu tư công nghệ, đồng bộ hóa chính sách và hệ thống

Đầu tiên là nâng cấp phần mềm tính vốn. Phần mềm này đã được hoàn thiện xây dựng từ

cuối năm 2015 nhưng cần nâng cấp cho phù hợp với cách thức tính toán của Basel 2, hoàn

thiện tính năng báo cáo quản trị của hệ thống.

110
Thứ hai là nâng cấp hệ thống DC (Debt collection) gồm: (i) Hoàn thiện chức năng nhận

diện, phân tích, triển khai, giám sát khoản nợ có vấn đề của phần mềm theo quy trình xử lý

nợ có vấn đề, đáp ứng Basel 2 như bổ sung KH nợ quá hạn thẻ, KH có nhóm nợ XHTD từ

nhóm 2 trở lên nhưng chưa có PD, bổ sung thêm chức năng lập và giám sát kế hoạch thu

hồi nợ theo từng Khách hàng, Xây dựng hệ thống quản lý chi phí xử lý nợ, thông tin liên

quan đến thời gian và giá trị xử lý tài sản bảo đảm trên Phần mềm. (ii) Hoàn thiện các chức

năng liên quan đến quản lý kế hoạch/công việc đối với các lớp người dùng tại chi nhánh.

(iii) Hoàn thiện các chức năng hỗ trợ MBAMC cải tổ quy trình xử lý nợ và tăng hiệu quả

công việc, hỗ trợ tính phí quản lý nợ và các báo cáo quản trị.

Thứ ba là tích hợp các hệ thống/phần mềm, tăng tính kế thừa dữ liệu từ hệ thống CMV-

CRA-BPM-T24-DC. Đánh giá nâng cấp hệ thống BPM để phục vụ cho dự án PD.

5.2.4. Hoàn thiện Khung quản trị rủi ro tín dụng.

MB cần sớm sửa đổi, ban hành các văn bản quy định, quy trình, hướng dẫn về nghiệp vụ

xử lý thu hồi nợ như: Quản lý và xử lý nợ có vấn đề, xử lý TSBĐ, thuê bên thứ ba thu hồi

nợ, khởi kiện, thi hành án… theo nguyên tắc tách bộ phận cho vay với xử lý nợ. Trong đó

phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình phối hợp giữa các phòng/ban tại Hội sở,

chi nhánh và phối hợp giữa chi nhánh với Trụ sở chính. Bổ sung các khoản cấp tín dụng ở

mức từ 1% vốn tự có của MB trở lên vào đối tượng tăng cường quản lý. Hội sở cần ban

hành danh sách hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý (luật sư) để chi

nhánh chủ động thuê khi tranh tụng ra Tòa án để xử lý nợ.

Bám sát lộ trình triển khai Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, hoàn tất công tác rà soát hợp đồng

bảo đảm đáp ứng đầy đủ điều kiện của NQ gồm bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ,

điều khoản hợp đồng thế chấp có quy định quyền giao/bàn giao TSBĐ giữa khách hàng và

ngân hàng. Tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nước để có mẫu biểu, hướng dẫn kịp thời.

111
Một số chính sách quản lý TSBĐ còn chưa rõ ràng như chính sách nhận và quản lý TSBĐ

là hàng hóa và quyền đòi nợ hình thành từ phương án, danh mục hồ sơ bảo hiểm còn thiếu

chặt chẽ (Thiếu giấy tờ chứng minh đã nộp tiền phí bảo hiểm...) cần hoàn thiện.

5.2.4. Tái thiết kế quy trình tín dụng.

Song song với việc thuê tư vấn triển khai dự án PD MB nên thuê tư vấn gói tái thiết kế quy

trình tín dụng để đồng bộ hóa các cấu phần, tăng hiệu quả. QTTD là nội dung có vai trò hết

sức quan trọng. Thời điểm hiện tại các NH đang cạnh tranh quyết liệt về chất lượng dịch

vụ cung cấp cho khách hàng bên cạnh chính sách thuế, phí nên QTTD phải được tái thiết

kế liên tục đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phù hợp với thông lệ. Cụ thể:

- Tại bước 1 khởi tạo tín dụng cần tách bộ phận nhập liệu chuyên trách đảm bảo thông tin

đầu vào chính xác làm cơ sở check policy tự động tránh rủi ro sai sót cũng như rủi ro đạo

đức do RM nhập liệu.

- Ban hành các hướng dẫn thẩm định thực địa cho RM, bộ phận thẩm định áp dụng. Ngoài

ra nên có bộ phận thẩm định thực địa chuyên trách tập trung hóa (Giống mô hình ACB)

- Rà soát chỉnh sửa checklist hiện tại, phân biệt giữa khách hàng hiện hữu và khách hàng

mới, tinh gọn thủ tục cho khách hàng không chỉ giúp giữ khách hàng tốt mà còn tăng chất

lượng dịch vụ

- Tái thiết kế tổng thể quy trình quản trị nợ và giám sát tín dụng. Nên tách bộ phận giám

sát tín dụng chuyên trách thuộc khối Quản trị rủi ro để thực hiện một cách bài bản, độc lập

với đơn vị kinh doanh trong kiểm soát sau mục đích sử dụng vốn, kiểm tra định kỳ/đột

xuất hoạt động kinh doanh, định giá lại và kiểm tra hiện trạng TSBĐ của khách hàng phát

hiện kịp thời rủi ro chủ quan và khách quan.

Nghiên cứu triển khai hình thức nhắc nợ qua điện thoại tại TT DVKH Mb247. Phân loại

nợ quá hạn theo số ngày để phân luồng nhắc nợ giữa MB247-RM-AMC. Không những đáp

112
ứng yêu cầu minh bạch thông tin của thông tư 39 mà còn giám sát đôn đốc kịp thời khách

hàng, phát hiện sớm rủi ro từ khách hàng (Hoạt động kinh doanh khó khăn, ốm đau/mất

tích...) hay rủi ro từ chính RM (Vay hộ vay ké, đảo nợ cho khách hàng...)

- Tăng tỷ lệ tập trung ở tất cả các khâu giúp chuyên môn hóa, kiểm soát rủi ro.

5.2.5. Tái thiết kế danh mục sản phẩm.

Chuẩn hóa quy định ban hành sản phẩm, danh mục sản phẩm phù hợp đối tượng, phân

khúc khách hàng làm cơ sở tăng tỷ lệ thẩm định/phê duyệt tự động từ 30% lên tối thiểu

60%-70% đối với cho vay KHCN vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro. Việc

xử lý rủi ro theo nhóm sản phẩm cho vay sẽ thuê bên ngoài, không nhất thiết giao cho chi

nhánh để đẩy nhanh tiến độ cũng như hiệu quả.

5.2.6. Đào tạo, truyền thông, có chế độ đãi ngộ phù hợp, tạo động lực

- Đào tạo các kỹ năng thẩm định thực tế, phân tích và nhận diện rủi ro cho RM, thẩm định.

- Thay đổi cơ chế lương tính theo Doanh thu thuần sau rủi ro, gắn trách nhiệm các cá nhân

thẩm định phương án cấp tín dụng.

- Tách bạch hoạt động bán hàng và xử lý nợ tại chi nhánh. MB cần có kế hoạch xây dựng

đội ngũ xử lý nợ có kinh nghiệm và nhiệt huyết trong công tác xử lý và thu hồi nợ từ Hội

sở chính đến chi nhánh. Nâng cao chất lượng cán bộ xử lý nợ và chuyên môn hóa công

việc xử lý nợ tại chi nhánh. Nghiên cứu thuê công ty chức năng đòi nợ đối với các sản

phẩm cho vay bán lẻ bị rủi ro vì số lượng khách hàng rất lớn. Tăng cường vai trò giám sát

quản trị nợ tại Hội sở.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời (có thể là khen thưởng nóng, khen

thưởng đột xuất chứ không nhất thiết đợi đến kỳ hạn mới khen thưởng) đối với các chi

nhánh có chất lượng tín dụng tốt; chi nhánh hoàn thành tốt kế hoạch thu nợ có vấn đề đạt

kế hoạch sớm và/hoặc vượt kế hoạch được giao. Có thái độ kiên quyết, kể cả kiểm điểm,

113
xác định trách nhiệm chủ quan của từng cán bộ, cán bộ lãnh đạo trong việc phát sinh nợ

xấu hoặc không nghiêm túc thực hiện các nhận xét, khuyến nghị của đoàn thanh tra, kiểm

toán trong xử lý, khắc phục các tồn tại của hoạt động cấp tín dụng, gây ảnh hưởng đến chất

lượng, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh và toàn hệ thống.

5.2.7 Tăng cường giám sát khách hàng và TSBĐ.

Tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng và TSBĐ. Tại chi nhánh cần tăng cường nắm

bắt thông tin qua quá trình chấm điểm xếp hạng tín dụng, rà soát tín dụng định kỳ và đột

xuất đối với các khách hàng có nguy cơ rủi ro cao. Theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh

của khách hàng để kịp thời phát hiện các biểu hiện không tốt ảnh hưởng đến khả năng trả

nợ của khách hàng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Nội dung cán bộ khách

hàng đi làm việc, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, TSBĐ

cần được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong Biên bản làm việc, có đầy đủ các nội dung theo

mẫu của NH.

Hội sở tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chi nhánh thông qua Ban kiểm tra nội bộ và

Phòng kiểm toán nội bộ. Từ đó, phát hiện kịp thời các khách hàng tiềm ẩn rủi ro cao, có

khả năng chuyển nợ xấu để chi nhánh có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Giao trách

nhiệm cụ thể cho phòng Công nợ làm đầu mối để theo dõi, đôn đốc chi nhánh và xây dựng

kịch bản phòng ngừa rủi ro chuyển nợ xấu.

Đối với các khoản nợ SME thường đi kèm với rủi ro như: khách hàng quản trị kém, báo

cáo tài chính không minh bạch, sử dụng vốn vay sai mục đích một phần để đầu tư bất động

sản... Chi nhánh cần cho vay có TSBĐ tốt và quản lý khách hàng chặt chẽ sau cho vay.

Nâng tỷ lệ TSBĐ đối với dư nợ nhóm SME.

5.2.8 Phối hợp với các cơ quan quản lý và cơ quan pháp luật trong xử lý nợ. Hội sở là

đầu mối phối hợp Tòa án, Thi hành án và các cơ quan tư pháp khác để rút ngắn tối đa thời

114
gian khởi kiện và thi hành án cho các chi nhán. Cần duy trì mối quan hệ tốt với các Chánh

án Tòa án và/hoặc Phó Chánh án phụ trách chuyên môn; Cục trưởng Thi hành án các cấp,

Phó cục trưởng phụ trách về chuyên môn để chủ động trong việc đề nghị: Hỗ trợ nghiên

cứu hồ sơ, nhận hồ sơ khởi kiện, hồ sơ thi hành án; Phân thẩm phán/chấp hành viên có

năng lực chuyên môn tốt thụ lý giải quyết; Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc.

Phối hợp với cơ quan khác như UBND các cấp, Cơ quan thuế để nắm bắt thông tin, hỗ trợ

giải quyết các vướng mắc khi gặp phải trong khâu quy hoạch, sang tên, thực hiện nghĩa vụ

thuế ….khi phát mại TSBĐ.

Phối hợp với Cơ quan công an nhằm mục đích gây sức ép lên khách hàng, buộc khách

hàng phải hợp tác, tích cực hơn đối với việc trả nợ. Thực hiện rà soát kỹ hồ sơ tín dụng để

đảm bảo phù hợp với quy trình, quy chế, quy định của pháp luật. Đồng thời, tìm hiểu các

sai phạm từ phía khách hàng nhằm rút ngắn thời gian tác nghiệp từ phía cơ quan Công an

để tăng hiệu quả giải quyết vụ việc…

5.3 Kiến nghị

5.3.1 Đối với các bộ, ngành

Trung tâm Thông tin tín dụng CIC của NHNN cần xây dựng cơ chế liên kết thông tin tín

dụng của doang nghiệp với thông tin tín dụng của các ông chủ doanh nghiệp, người góp

vốn để hỗ trợ các NHTM có thêm thông tin đánh giá chính xác “sức khỏe” tài chính của

doanh nghiệp cũng như cá nhân ông chủ doanh nghiệp khi đi vay vốn.

NHNN phối hợp với Bộ Công an đẩy mạnh việc theo dõi, giám sát hoạt động phòng chống

rửa tiền trong nền kinh tế và giữ ổn định tỷ giá.

NHNN phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc thực hiện chính sách tài khóa với

chính sách tiền tệ, đảm bảo giữ ổn định các biến số vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát,

thâm hụt ngân sách, đầu tư công.

115
NHNN phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và phát triển thị trường mua bán nợ

để giúp tiến độ xử lý thu hồi nợ của các NHTM được minh bạch, hiệu quả.

NHNN và các bộ liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và

Môi trường... sớm ra văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan trong ngành phối hợp và

hỗ trợ cho các TCTD trong việc tố tụng hoặc thu giữ TSBĐ để xử lý, thu hồi nợ xấu theo

Nghị quyết số 42 của Quốc hội.

5.3.2 Đối với Chính phủ

Quyết liệt triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt trên toàn quốc để giúp các

NHTM kiểm soát được dòng tiền của tất cả thành phần kinh tế từ tổ chức cho đến cá nhân,

giảm nguy cơ sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng và các NHTM có thể triên

khai việc nhận TSBĐ là dòng tiền sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban nghành hữu quan trong việc xử lý nợ tồn

đọng. Về phía Chính phủ cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc có các cuộc hội thảo

nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn

đọng đặc biệt là các đơn vị: Toà án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ

công an, thanh tra nhà nước, Bộ tài chính, Bộ tư pháp để các ngân hàng góp phần thúc đẩy

kinh tế phát triển.

Ngoài ra Chính phủ cần ban hành các chính sách để giải quyết các khoản nợ do những

nguyên nhân khách quan như: thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…vì thực tế MB thấy khó xử lý vì

không trích lập thì sai quy định của Nhà nước còn trích lập thì giảm thu nhập của NH.

Cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và

khu vực ngân hàng. Xem xét biểu thuế phù hợp đối với các NHTM trên cơ sở so sánh với

các loại hình kinh doanh khác.

Nâng cao tính minh bạch thông tin của tất cả các tổ chức thông qua ứng dụng các chuẩn

116
mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) ban hành 1993-2003, hiện nay IAS

đã được sửa đổi tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa cập nhật những thay đổi này.

5.3.3. Kiến nghị với Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia

Chuẩn hóa chế độ công khai thông tin của các định chế tài chính. Để có nguồn thông tin

phục vụ cho giám sát, Ủy ban thu thập thông tin qua 3 kênh chủ yếu: đề nghị các định chế

tài chính báo cáo trực tiếp cho Ủy ban theo mẫu của Ủy ban, đề nghị các Bộ ngành liên

quan báo cáo theo kênh của các cơ quan báo cáo cho nhau và khai thác các kênh thông tin

quốc tế, nối mạng với các tổ chức tài chính, các cơ quan giám sát quốc tế để tình cung cấp

được rộng hơn và tiếp cận với tình hình Việt Nam từ bên ngoài. Vì vậy tính chuẩn hóa

trong chế độ công khai thông tin sẽ giúp Ủy ban có đầy đủ nguồn thông tin phục vụ cho

quá trình phân tích dự báo. Cho phép Ủy ban quyền điều tra, thanh tra, cưỡng chế thực thi

đối với hành vi vi phạm trong hoạt động và công bố thông tin. Trong điều kiện thị trường

tài chính – ngân hàng chưa đảm bảo thông tin minh bạch, lợi dụng điều này, nhiều tổ

chức, cá nhân tung tin không trung thực gây nhiễu loạn thị trường… ảnh hưởng đến sự

phát triển ổn định của thị trường tài chính. Nếu công bố thông tin không trung thực gây tác

động xấu đến thị trường sẽ bị phạt nặng, trong đó, có tính đến việc đình chỉ, đóng cửa hoạt

động.

Kịp thời công bố những cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn an ninh tài chính. Trên cơ

sở các thông tin nhận được từ các kênh, báo cáo và thông qua công tác phân tích, dự báo,

ủy ban cần công bố kịp thời các cảnh báo và các nguy cơ gây mất an toàn an ninh tài chính

quốc gia, các cảnh báo đối với các ngân hàng thương mại, trên cơ sở các cảnh báo đó, các

NHTM cần điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh doanh của mình.

117
KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng các kiến thức đã được học và các phương

pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Quân đội” đã giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, làm rõ thêm cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của NHTM, vai trò và nội dung quản

trị rủi ro tín dụng của NHTM trong chương 2

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và các định hướng trong quản

trị rủi ro tín dụng đến năm 2020 của MB trong Chương 4. Từ đó, đánh giá quản trị rủi ro

tín dụng về các kết quả đạt được, các mặt hạn chế và nguyên nhân.

Ba là, đề tài đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại MB. Đồng

thời, cũng nêu một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và một số bộ, ngành có liên quan

nhằm giúp các NHTM quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn.

Nhìn chung, luận văn đã giải quyết được các vấn đề đặt ra, đạt được mục đích nghiên cứu

của đề tài. Hy vọng những đóng góp của đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện

quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng

Với thời gian cũng như trình độ kiến thức còn hạn chế, nội dung chuyên đề của em chắc

chắn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô cho ý kiến nhận xét giúp

em khắc phục những hạn chế đó.

Em xin chân thành cảm ơn tới thầy, cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của các anh chị em

cán bộ phòng quản trị rủi ro tín dụng NHTMCP Quân Đội đã giúp đỡ em hoàn thành

chuyên đề tốt nghiệp này.

118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà (2009). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tài Hà Nội.

2. Mc Kinsey(2010).Tài liệu tư vấn Chiến lược Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

giai đoạn 2011- 2015, Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà Nước ( 2013). Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/1/2013 về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng, Hà Nội.

4. Ngân hàng Nhà Nước ( 2014). Thông tư số 09/2014/TT – NHNN sửa đổi Thông tư số

02/2013/TT – NHNN , Hà Nội

4. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân Đội (2012). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được

kiểm toán, Hà Nội.

5. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân Đội (2013). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được

kiểm toán, Hà Nội.

6. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân Đội (2014). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được

kiểm toán, Hà Nội.

7. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân Đội (2015). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được

kiểm toán, Hà Nội.

8. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân Đội (2016). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được

kiểm toán, Hà Nội.

9. Trần Đình Định ( 2008). Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực,

thông lệ quốc tế và quy định của Việt nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.

10. Tập san Basel 2 của NH TMCP Quân đội

119

You might also like