You are on page 1of 11

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP TỈNH

DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM 2020

Dự án:
DỤNG CỤ NHỔ SẮN CẦM TAY
Lĩnh vực dự thi: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Mã số đề tài/dự án:
Nhóm tác giả: Triệu Thị Liên và Nguyễn Văn Huy

Tháng 11 năm 2020

1
MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang

Mục lục 2
I. Lý do chọn đề tài 3
II. Giả thuyết khoa học 3
III. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4
IV. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu 4
1. Tiến trình 4
2. Rủi ro và an toàn 5
V. Phân tích dữ liệu 5
VI. Kết luận 10
Tài liệu tham khảo 10

2
Dự án : DỤNG CỤ NHỔ SẮN CẦM TAY
I. Lý do chọn đề tài :
1. Tính cấp thiết.
Qua nhiều năm quan sát bố mẹ và các bác nông dân cứ vào mùa thu hoạch sắn
lại vất vả với công việc nhổ sắn: Phồng rộp tay, đau lưng, tức ngực, năng xuất
lao động thấp, với bao khó nhọc vất vả đổi công hết nhà này đến nhà khác .
2. Thực tế
Sau khi được học về đòn bẩy ở chương trình vật lý lớp 6 em được biết có thể
thay đổi được chiều và độ lớn của lực khi tác dụng lên gốc sắn làm cho việc nhổ
sắn đơn giản hơn, an toàn lao động hơn, năng xuất lao động được nâng lên.
3. Giải pháp
Chính vị vậy em quyết định nghiên cứu, chế tạo “Dụng cụ nhổ sắn” nhằm giảm
bớt sự khó nhọc cho bố mẹ nói riêng và người trồng sắn nói chung.
Em thấy bạn Huy cùng lớp bố mẹ bạn ấy cũng trồng nhiều sắn, bạn ấy cũng
hay tìm tòi nên em rủ bạn ấy cùng tham gia làm sản phẩm khoa học kỹ thuật với
em, chúng em cùng nhau tìm ra những vật liệu để chế tạo sản phẩm.
Bạn huy phụ trách bên mảng chế tạo sản phẩm và chỉnh sửa kỹ thuật khi em
thiếu sót. còn em phụ trách bên mảng thiết kế và thử nghiệm với sự hướng dẫn
của thầy giáo Đậu Văn Đức.
4. Tiêu chí: sẵn sàng sử dụng sản phẩm để áp dụng cho người nông dân, giảm
sức lực và tiết kiệm thời gian công sức.
II. Giả thuyết khoa học :
1. Có cách nào giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng sắn không .
2. Có thể chế tạo được dụng cụ nhổ sắn thỏa mãn yêu cầu của người lao động
3. Tình trạng an toàn lao động và năng suất lao động của người nhổ sắn
Được biết, năng suất sắn bình quân năm 2019 trên địa bàn Đăk Nông ước
đạt 25 – 26tấn/ha; một số vùng được mùa dự kiến từ 30 – 35 tấn/ha, tập trung ở

3
các xã Đăk Săk, ĐăkNĐRÓT, Đăk Rla, Thuận An, Long Sơn (Đăk Mil); Đăk
Mol (Đăk Song)…

Trên thị trường cũng có bán các loại máy đào và ngặm sắn nhưng giá cả
rất cao nên người dân không có kinh phí mua và từ việc quan sát người dân thu
hoạch sắn bằng tay, xà beng, đoạn tre luồng… vậy có thể kết hợp cả hai phương
pháp trên để thiết kế dụng cụ nhổ sắn một cách hợp lý giảm được thời gian, tăng
năng suất lao động mà giá thành lại rẻ hơn trên thị trường bán nhiều.
III- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Giới thiệu chung

Qua nhiều năm quan sát bố mẹ và các bác nông dân cứ vào mùa thu hoạch
sắn lại vất vả với công việc nhổ sắn: Phồng rộp tay, đau lưng, tức ngực,
năng xuất lao động thấp, với bao khó nhọc vất vả đổi công hết nhà này đến
nhà khác.
2. Giới thiệu về sản phẩm mới
Sau khi được học về đòn bẩy ở chương trình vật lý lớp 6 em được biết có
thể thay đổi được chiều và độ lớn của lực khi tác dụng lên gốc sắn làm cho
việc nhổ sắn đơn giản hơn, an toàn lao động hơn, năng xuất lao động được
nâng lên, chế tạo “Dụng cụ nhổ sắn” nhằm giảm bớt sự khó nhọc cho
người trồng sắn.
IV. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Tiến trình
1.1. Thiết kế:

1.2. Phương pháp nghiên cứu:


a. Nghiên cứu tài liệu về đòn bẩy.
b. Mạng Internét tìm hiểu về giá bán, trọng lượng và phương pháp gia
công cơ khí.
c. Quan sát người nhổ sắn.
2. Tiến trình tự thực hiện:
Bước 1. Tìm kiếm vật liệu chế tạo đòn bẩy.

4
Bước 2. Lựa chọn bộ phận chuyển động.
Bước 3. Thiết kế bộ phận kẹp gốc sắn.
Bước 4. Chế tạo bộ phận trợ lực.
Bước 4. Tiến hành thực nghiệm
2.1. Thiết kế thí nghiệm.
Khảo sát nhu cầu của người trồng sắn về ý tưởng nghiên cứu của của tác
giả, khảo sát nhu cầu mong muốn có một dụng cụ để hỗ trợ công việc nhổ sắn.
2.2. Thu thập số liệu
Số liệu, kết quả, nhu cầu của người trồng sắn mong muốn có một dụng cụ
nhổ sắn gọn nhẹ, giá thành rẻ và có thể làm tăng năng suất lao động, tăng
thu nhập cho người nông dân:
Thời gian khảo Ý kiến đồng ý của
sát Số người khảo sát người được khảo Ý kiến khác
sát
7 ngày 120 115 5

3. Rủi ro và an toàn
3.1. Rủi ro: Đôi lúc vào mùa khô đất sẽ bị nén và cứng hơn mùa mưa nên có thể
sẽ bị sót lại ít củ cắm xuống sâu.
3.2. An toàn: quá trình nhổ sắn sẽ đỡ mất sức và năng suất lao động sẽ cao và
hiệu quả.
V: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Câu hỏi nghiên cứu
-Vì sao thu nhập của người trồng sắn tăng không đáng kể qua các năm tuy
rằng nhà máy sắn thường xuyên tập huấn kỹ thuật tăng năng suất trồng
sắn trên cùng một diện tích. Vậy có cách nào góp phần làm giảm chi phí
sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng sắn không ?
- Có thể chế tạo được dụng cụ nhổ sắn thỏa mãn các yêu cầu sau không ?
+ Thay đổi được phương, chiều tác dụng lực.
+ Giảm độ lớn của lực tác dụng.
+ Sử dụng thuận tiện.
+ Năng suất lao động được tăng lên.
+ Đảm bảo an toàn lao động.
+ Giá thành rẻ, dễ làm được.
- Tình trạng an toàn lao động và năng suất lao động của người nhổ sắn
bằng dụng cụ được đánh giá như thế nào so với người nhổ sắn thông
thường không sử dụng dụng cụ.

1. Phân tích dữ liệu:

Khi nhổ sắn theo phương pháp thông thường người lao động phải cầm tay
trực tiếp vào cây sắn kéo gốc sắn lên theo phương thẳng đứng chiều từ dưới lên
trên với lực kéo bằng hợp lực của lực bám chắc của gốc sắn vào đất và trọng lực
5
của gốc sắn, nên dẩn đến phồng rộp tay, không có thế kéo, lực kéo lớn gây đau
lưng, tức ngực nên năng suất không cao, an toàn lao động thấp.
Khi nhổ sắn bằng dụng cụ do nhóm tác giả sáng chế

Người lao động không phải cầm trực tiếp vào cây sắn, mà tác dụng lực
vào điểm O theo phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới cho nên thế tác
dụng lực thuận tiện hơn, không gây phồng rộp tay, không đau lưng, không tức
ngực, an toàn lao động cao.
Khi người lao động tác dụng lực vào O với lực F, đòn bẩy sẽ quay
quanh điểm tựa O tác dụng lực lên gốc sắn tại điểm O với lực F, khoảng cách
từ điểm tựa tới các phương tác dụng của hai lực tương ứng là d và d, khi đó ta
có đẳng thức: F.d = F.d vì d  3d nên F  F, cho nên người lao động chỉ phải
tác dụng một lực nhỏ hơn lần hợp lực của hai lực là lực bám chắc vào đất của
gốc sắn và trọng lực của gốc sắn, do đó năng suất lao động tăng, sản xuất được
an toàn hơn.

2. Xây dựng mô hình:


2.1. Bộ phận điều khiển (đòn bẩy):
là ống kẻm  34 - 1,4 mm , dài 1,5 m

6
_O _2
_Bộ phận điều khiển
_d _1
_F _2

_115 cm

_O
_O _1 _17 cm
_d _2
_115cm

_F _1

Có tác dụng thay đổi chiều và độ lớn của lực tác dụng lên gốc sắn.
Thay vì phải kéo gốc sắn lên với lực kéo từ dưới lên trên ta có thể kéo gốc
sắn lên bằng một lực có chiều từ trên xuống dưới rất thuận tiện cho người lao
động.
Thay vì phải tác dụng lực lên gốc sắn với một lực lớn hơn hoặc bằng hợp
lực của hai lực là trọng lực của gốc sắn và lực bám chắc của gốc sắn vào đất, ta
chỉ cần tác dụng một lực bé hơn hợp lực của hai lực trên.
Thật vậy theo nguyên tắc đòn bẩy khi tác dụng lực F vào điểm O đòn
bẩy sẽ quay quanh điểm tựa O tác dụng một lực F lên gốc sắn, khi đó ta có đẳng
thức: F.d = F.d mà d  3d  F  F
Mặt khác bộ phận này còn có thể tăng chiều dài khi cần thiết nhờ ống
công  27 lắp phía sau dụng cụ kéo theo tăng độ dài d nên có thể giảm được lực
tác dụng F hơn nữa, giúp người nhổ sắn đở mệt nhọc hơn
Giá thành để chế tạo bộ phận này hết: 90.000d

2.2. Bộ phận chuyển động:


được làm từ 2 bánh xe đẩy cau su , đường kính 25 cm.

7
Bánh xe có đường kính lớn45cmgiúp dụng cụ di chuyển một cách thuận tiện
trên mọi địa hình, từ bải bằng cho tới đồi dốc.
Giá thành để hoàn thiện bộ phận này hết: 120.000đ

2.3. Bộ phận công tác (bộ phận kẹp gốc sắn)


Được làm từ 2 miếng sắt rộng 5cm, dài 21cm, dày 5 mm
Có vai trò kẹp chặt gốc sắn để truyền lực tác dụng từ bộ phận điều khiển
lên gốc sắn để kéo gốc sắn lên theo phương thẳng đứng.
Chế tạo bộ phận này hết: 70.000đ

2.4. Bộ phận trợ lực :


Được hàn từ dây phanh ô tô 5mm,và các lò xo xe máy nối với cần điều
khiển và bộ phận má kẹp

Giá thành để hoàn thiện bộ phận này hết: 350.000đ


2.5. Bộ phận kẹp thân cây: gồm hai má kẹp bánh răng dùng để ôm thân cây
4cm x 3cm x 0.5 cm

8
Hình ảnh hai má kẹp thân cây
Số liệu/Kết quả nghiên cứu
Nhờ khả năng thay đổi phương và chiều của lực tác dụng lên gốc sắn giúp
người lao động thao tác thuận tiện trong khi nhổ sắn, đặc biệt là khả năng giảm
lực tác dụng lên gốc sắn giúp người lao động không tốn nhiều sức trong khi nhổ
sắn cho nên có thể nhổ sắn trong thời gian dài hơn so với cách nhổ thông
thường, bộ phận chuyển động có đường kính lớn nên dễ di chuyển trên mọi địa
hình. Chính vì những lý do trên nên khi nhổ sắn bằng dụng cụ của nhóm tác giả
chế tạo cho năng suất cao hơn so với cách nhổ thông thường, hiệu quả thấy rõ
hơn khi thực nghiệm trên khoảng thời gian lớn.
Vậy dụng cụ nhổ sắn của nhóm tác giả có thể:
- Giúp người trồng sắn giảm chi phí sản xuất tăng thu nhập.
- Đảm bảo an toàn lao động.
- Giá thành rẻ, dễ sử dụng.
Giải pháp cải tiến
Có thể gắn mô tơ điện và dùng ắc quy cho tiện khi dùng điện, chế tạo thêm vòi
dẫn nước để mùa khô nhổ cho dễ và ko bị sót củ lại.
Hoàn thiện dụng cụ:

9
Tổng chi phí cho dụng cụ hết: 1500.000đ
Nếu sản xuất đồng loạt với số lượng lớn giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn
1.300.000đ
Thực nghiệm:
- Lần 1: Thực hiện nhổ sắn trên đồi đất tại nhà ông: Phạm Văn
Thỏa, thôn 7, xã ĐăkNĐRÓT
NHỔ THEO NHỔ BẰNG GHI CHÚ
PHƯƠNG PHÁP DỤNG CỤ
TRUYỀN THỐNG
SỐ GỐC SẮN 100 125 Trên cùng đơn
NHỔ ĐƯỢC vị thời gian
Sản lượng tăng 25%
- Lần 2: Thực hiện nhổ sắn trên đồi đất có đá của nhà ông: Lê Văn Tài,
thôn đăkrla, xã Đăk NĐ Rót.
NHỔ THEO NHỔ BẰNG GHI CHÚ
PHƯƠNG PHÁP DỤNG CỤ
TRUYỀN THỐNG
SỐ GỐC SẮN 100 133 Trên cùng đơn
NHỔ ĐƯỢC vị thời gian
Sản lượng tăng 33%

- Lần 3: Thực hiện nhổ sắn trên đất bải của nhà ông: Hồ Văn Tâm , thôn 10 xã
Đăk NĐ Rót huyện Đăk Mil.
NHỔ THEO NHỔ BẰNG GHI CHÚ
PHƯƠNG PHÁP DỤNG CỤ
TRUYỀN THỐNG
SỐ GỐC SẮN 100 120 Trên cùng đơn
NHỔ ĐƯỢC vị thời gian
Sản lượng tăng 20%
VI. KẾT LUẬN:
Sản phẩm của dự án có tác dụng
* Giúp người lao động làm việc dễ dàng hơn khi dùng cơ chế của đòn bẩy
trong quá trình nhổ
* Một thao tác đã đưa củ lên khỏi mặt đất đồng thời cắt thân cây thay thế
được hai bước trong quá trình nhổ như hiện nay.

10
Sản phẩm của dự án

Dụng cụ nhổ sắn nâng cao được năng suất, đảm bảo an toán và tăng thu nhập
cho người lao động cũng như người trồng sắn.
- Dụng cụ nhỏ gọn.
- Thay đổi được chiều tác dụng lực lên gốc sắn.
- Giảm được độ lớn của lực tác dụng lên gốc sắn.
- Giá thành thấp dưới 1.500.000đ/dụng cụ
- Trọng lượng 15 kg.
- Di chuyển linh hoạt trên mọi địa hình bằng phẳng hoặc đồi dốc, đất đá hoặc đất
thịt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT Tên tài liệu Tên tác giả Nơi xuất bản Năm
1 Vật lý 6
2 Phương http://tailieu.vn/tag/ 2014
pháp gia hoangtuxuquang phuong-phap-gia-cong-vat-
công vật liệu lieu.html
3 Cơ khí và Đại học bách khoa https://vi.wikipedia.org/wiki/ 2015
ứng dụng TPHCM kỹ - thuật - cơ - khí
4 Vật lý 10 Lương Duyên Bình Nhà xuất bản giáo dục 2013
5 Toán 9 Tôn Thân Nhà xuất bản giáo dục 2005

11

You might also like