You are on page 1of 3

2.2.

2 Sản phẩm đầu ra

Năm 2018 2019 2020 2021 2022


Chi phí 20.637.165 19.695.126 19.535.328 42.143.228 39.321.166
nguyên .889.138 .527.602 .665.795 .874.022 .757.145
vật liệu

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên Tập đoàn Hoa Sen)

Năm 2018, ngành thép gặp nhiều bất ổn, giá thép nguyên liệu vẫn biến
động khó lường nguyên nhân là do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung, vì thế dẫn đến chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Năm
2019, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã thay đổi nguồn cung ứng nguyên liệu
đầu vào, điều này đã kiến chi phí nguyên vật liệu năm 2019 có phần giảm đi so
với năm 2018.
Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng với lạm phát toàn
cầu dẫn đến giá đầu vào tăng đột biến. Trước tình hình này HSG đã tích
trữ nguyên vật liệu, phòng giá thép tiếp tục tăng cao. Biểu hiện của sự
phản ứng này là quý I/2021 tồn kho nguyên vật liệu của HSG đã tăng tới
hơn 2.500 tỷ và tổng chi phí nguyên vật liệu năm 2021 đã tăng lên gấp
đôi so với năm trước.

Đơn vị: tấn


Năm 2018 2019 2020 2021 2022

Sản lượng
1.873.000 1.393.000 1.622.000 2.253.000 1.819.000
tiêu thụ

Tôn mạ 1.360.000 975.000 1.219.000 1.700.000 1.200.000

Ống thép 450.000 362.000 394.000 422.000 471.000


(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên Tập đoàn Hoa Sen)

Tuy gặp nhiều khó khăn khi giá đầu vào tăng cao đột biến nhưng sản
lượng tiêu thụ của Hoa Sen vẫn luôn đạt kết quả ấn tượng. Đặc biệt trong
năm 2021, khi giá thép cuộn cán nóng (HRC) nguyên liệu đầu vào chủ
yếu của HSG tăng 94% so với năm 2020 (từ 9.000.000 đồng/tấn
lên 17.500.000 đồng/tấn) thì sản lượng tiêu thụ của HSG vẫn tăng trưởng
đến 39%. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc ứng phó trước tình trạng
đầu giá nguyên liệu đầu vào gia tăng kết hợp với việc tiến hành tái cấu
trúc toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của HSG. Bên cạnh đó, Tập
đoàn Hoa Sen cũng tiếp tục khẳng định vị thế số 1 trên thị trường tôn mạ
Việt Nam khi chiếm tới 39% thị phần trong nước. Đồng thời ở mảng ống
thép sản lượng tiêu thụ của HSG cũng chiếm thị phần cao thứ 2 trên cả
nước.

(Nguồn: Dnse.com.vn)

Về mặt doanh thu, niên độ tài chính 2018-2019, trong bối cảnh bất ổn và
khốc liệt của thị trường, Tập đoàn Hoa Sen đã nỗ lực cao nhất để ổn định
và cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh được ghi nhận đều đặn, dòng tiền được đảm bảo, nợ vay tiếp
tục được kéo giảm và các dự án được đưa vào vận hành ổn định theo
đúng tiến độ và kế hoạch đã được đề ra, vì vậy mà kêt quả kinh doanh đã
có phần khởi sắc.
Kết thúc niên độ tài chính 2020 – 2021, Tập đoàn Hoa Sen đã vượt qua
những khó khăn, thử thách từ đợt bùng phát dịch Covid-19 và ghi nhận
kết quả kinh doanh ấn tượng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.313 tỷ đồng, tăng
274% so với năm trước và hoàn thành 288% so với kế hoạch. Tuy trong
thời gian này HSG đã tích trữ một lượng lớn nguyên liệu đầu vào, phòng
giá thép tăng cao nhưng nhờ sức mạnh của hệ thống phân phối hơn 536
chi nhánh-cửa hàng trên toàn quốc, HSG đảm bảo sản lượng đầu ra, mang
về dòng tiền mặt dồi dào và ổn định, rút ngắn vòng quay hàng tồn kho và
tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, hệ thống sản xuất 10
nhà máy đặt gần các cảng biển lớn với lợi thế về logistics đã hỗ trợ tốt
cho HSG và tiết giảm đáng kể chi phí vận chuyển.

Năm 2022, các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam đối mặt với khó khăn
chồng chất: lạm phát tăng cao toàn cầu, giá thép giảm trong khi nhu cầu
tiêu thụ chậm, xung đột Nga – Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng giá dầu.
Mặc dù kế hoạch NĐTC 2021-2022 của HSG được xây dựng thận trọng,
tuy nhiên, những biến động không thể lường trước như đã nêu ở trên đã
làm cho HSG không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Khó khăn càng rõ
ràng hơn khi BCTC hợp nhất quý 1 niên độ 2022-2023 ghi nhận doanh
thu của Hoa Sen chỉ đạt 7.917 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ niên độ
trước.

You might also like