You are on page 1of 28

TÊN ĐƠN VỊ

LOGO

KẾ HOẠCH KINH DOANH


…..
Nhóm thực hiện:

Ngày tháng
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................2
CHƯƠNG I : GIỚI THIÊU CHUNG..................................................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY....................................................................................................4
1.2. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM..................................................................................................4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH.............................................................5
2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.............................................................................................................5
2.1.1. Môi trường kinh tế..............................................................................................................5
2.1.2. Môi trường chính trị...........................................................................................................5
2.1.3. Môi trường xã hội...............................................................................................................5
2.1.4..............................................................................................................................................5
2.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ.............................................................................................................5
2.2.1. Khách hàng.........................................................................................................................5
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh..............................................................................................................5
2.2.3…..........................................................................................................................................5
2.3. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG..........................................................................................................5
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC..........................................................................................6
3.1. MỤC TIÊU KINH DOANH...................................................................................................6
3.1.1. Mục tiêu dài hạn................................................................................................................6
3.1.2. Mục tiêu ngắn hạn.............................................................................................................6
3.2. KẾ HOẠCH KINH DOANH....................................................................................................6
3.2.1. Kế hoạch với đối tác...........................................................................................................6
3.2.2. Kế hoạch cạnh tranh...........................................................................................................6
3.2.3…..........................................................................................................................................6
3.3. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ.......................................................................................................6
3.3.1. Website...............................................................................................................................6
3.3.2. Mạng xã hội........................................................................................................................6
3.3.3. App.....................................................................................................................................6
3.3.4. Thanh toán..........................................................................................................................6
3.3.5. Vận chuyển/kho..................................................................................................................6
3.3.6. …........................................................................................................................................6
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH MARKETING VÀ THƯƠNG HIỆU......................................................7
4.1. CHÀO HÀNG SẢN PHẨM.....................................................................................................7
4.2. GIÁ VÀ CHI PHÍ......................................................................................................................7
4.3. PHÂN PHỐI..............................................................................................................................7
4.4. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI.....................................................................................................7
4.5. QUY TRÌNH CUNG CẤP........................................................................................................7
4.6. NHÂN SỰ.................................................................................................................................7
4.7. VẬT CHẤT HỮU HÌNH..........................................................................................................7
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH..............................................................................................8
5.1. CHI PHÍ.....................................................................................................................................8
5.2. CÁC NGUỒN THU..................................................................................................................8
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO............................................9
6.1. CÁC VẤN ĐỀ RỦI RO............................................................................................................9
6.2. CÁC PHƯƠNG ÁN DỰ PHÒNG............................................................................................9
CHƯƠNG 7: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN..........................................................................................11
PHỤ LỤC...........................................................................................................................................12
CHƯƠNG I : GIỚI THIÊU CHUNG

1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.2. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

2.1.1. Môi trường kinh tế

2.1.2. Môi trường chính trị

2.1.3. Môi trường xã hội

2.1.4.

2.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

2.2.1. Khách hàng

2.2.2. Đối thủ cạnh tranh

2.2.3…

2.3. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG


CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

3.1. MỤC TIÊU KINH DOANH

3.1.1. Mục tiêu dài hạn

3.1.2. Mục tiêu ngắn hạn

3.2. KẾ HOẠCH KINH DOANH

3.2.1. Kế hoạch với đối tác

3.2.2. Kế hoạch cạnh tranh

3.2.3…..

3.3. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ


3.3.1. Website
a. Mô tả website
- Là kênh thông tin để quảng bá cũng như để giới thiệu sản phẩm Cà phê và các nguyên
liệu pha chế độc quyền của công ty đến với tất cả người tiêu dùng ở khắp mọi nơi.
- Với một doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng cà phê phụ thuộc nhiều vào yếu tố
internet để tiếp cận khách hàng như COFFEE TIME thì chắc chắn rằng website là một công
cụ thiết yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Website gồm 8 mục, được mô tả ở bảng 1 – Mô tả chức năng:
1. Trang chủ
2. Giới thiệu
3. Sản phẩm
4. Giỏ hàng
5. Tin tức - Sự kiện – Blog
6. Liên hệ
7. Thành viên
8. Tiện ích
b. Mô tả chức năng

Các trang Các chức năng Mô tả


1. Trang chủ  Module trang chủ  Banner Flash động, các thành phần
 Module giới thiệu ảnh động, media…
 Module sản  Bao gồm thiết kế mỹ thuật 01
phẩm/dịch vụ trang giao diện dùng cho cả trang
 Module tin tức chủ và các trang trong.
 Module tìm kiếm  Menu hộp bật lên.
 Phía dưới sẽ hiện thị thanh công
 Module liên hệ
cụ liên kết đến các trang thông tin
khách hàng có thể tham khảo về
công ty bao gồm: Contact,
Stockists, FAQ, Store Policy,
Shipping&Return, Payment
Methods.

2. Giới thiệu  Giới thiệu tổng quan  Thêm, sửa, xóa, ẩn, hiện dễ
(About us) về công ty COFFEE dàng.
TIME  Quản lý từ khóa, mô tả, tag cho
 Giới thiệu về sản SEO, link seo (URL) thân thiện
phẩm/dịch vụ tại dễ dàng tùy chỉnh…
công ty, loại hình  Soạn thảo văn bản, thêm hình
kinh doanh. ảnh…
 Sứ mệnh và tầm  Chi tiết nội dung gồm: Tên tiêu
nhìn. đề, nội dung bài viết.

3. Sản phẩm Phân cấp sản phẩm thành  Các Sản phẩm được trình bày theo
danh mục: “All”, “New in”, danh mục sản phẩm gồm:
“At home Coffee”, “Other”
o All: Trang bao gồm các sản phẩm
và “Sale”
tại ...
o New in: Trang bao gồm các sản
phẩm mới ra mắt tại ...
o At home Coffee: Trang bao gồm
các sản phẩm coffee hiện bán
tại ...
o Best seller: Trang bao gồm các
sản phẩm bán chạy tại ...
o Other: Trang bao gồm các sản
phẩm khác hiện bán tại ...
o Sale: Trang bán các sản phẩm
thanh lý tại ...
 Khách hàng có thể tìm kiếm các
sản phẩm một cách dễ dàng thông
qua công cụ tìm kiếm hoặc dựa
trên cách trình bày theo danh mục
sản phẩm.
 Sau khi chọn được Sản phẩm ưng
ý khách hàng có thể chọn tiếp các
sản phẩm khác và liên hệ đặt hàng.
 Module sản phẩm sẽ được chia
làm nhiều danh mục.
 Là module con trong hệ thống
thương mại điện tử, cùng với
Shopping Cart tạo nên hệ thống
hoàn chỉnh cho trang quảng cáo
sản phẩm và bán hàng trực tuyến.
Tính năng dành cho người quản trị:
 Dễ dàng đưa sản phẩm, dịch vụ
lên website. Tạo ra số lượng
không hạn chế các danh mục và
danh mục con để quản lý một số
lượng sản phẩm lớn như danh mục
sản phẩm mới, danh mục sản
phẩm bán chạy, danh mục sản
phẩm được người tiêu dùng đặt
hàng nhiều nhất, danh mục sản
phẩm khuyến mại… Mỗi sản
phẩm đều có thể hiển thị theo
nhiều kiểu hình ảnh kèm theo
những mô tả chi tiết về sản phẩm
(bao bì, size sản phẩm, loại cafe,
…), bảng giá, thời hạn khuyến mại
và tất cả các thông tin liên quan
đến sản phẩm và người dùng.
 Tuỳ ý chỉnh sửa, kiểm tra, thêm
mới hoặc xoá bỏ một sản phẩm
hay một danh mục sản phẩm.
Hệ thống báo cáo giúp người quản
trị nắm được số lượng người mua
sắm sản phẩm qua mạng, những
khách hàng nào mua nhiều nhất,
bạn nhận được bao nhiêu đơn đặt
hàng theo ngày, tháng, quý… cũng
như danh sách các sản phẩm bán
chạy nhất.
Tính năng dành cho khách hàng:
 Có thể theo dõi đơn đặt hàng của
mình vào bất cứ thời điểm nào.
Khách hàng hoàn toàn kiểm soát
chi tiết đơn đặt hàng của mình đã
được thực hiện như thế nào.
 Hệ thống tìm kiếm giúp khách
hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm
mà mình mong muốn bằng cách
nhập vào một từ khóa. Products
Catalog sẽ liệt kê tên kèm theo
những mô tả và các thông tin liên
quan về sản phẩm.

4. Trang Giỏ Là module cho phép


hàng người dùng bán hàng  Shopping Cart cho phép khách
trực tuyến. Module này hàng đặt hàng trực tuyến thông
đặc biệt hữu ích cho các qua website
công ty bán lẻ, các nhà https://coffeetime.wixsite.com/my-
phân phối, các doanh site-1 đồng thời cung cấp hệ thống
nghiệp xuất nhập khẩu thanh toán trực tuyến dễ dàng, tiện
hàng hóa… lợi.
Khách hàng có thể tự quản lý, theo
dõi đơn đặt hàng của mình. Họ có
thể huỷ bỏ hoặc thay đổi chi tiết
đơn đặt hàng trong một khoảng
thời gian cho phép.
 Hệ thống báo cáo bán hàng cho
phép người quản trị quản lý được
số đơn đặt hàng. Số liệu thống kê
được cập nhật liên tục theo thời
gian (theo giờ, theo ngày, theo
tháng, theo quý, theo năm), theo
loại sản phẩm... giúp người quản
trị biết loại sản phẩm nào được đặt
nhiều nhất, loại nào ít nhất… và
trong khoảng thời gian nào.

5. Tin tức -  Cập nhật các thông Các tính năng dành cho người quản trị:
Sự kiện - tin mới nhất về cà  Cung cấp khả năng soạn thảo và
Blog phê Robusta và các đăng tải bài viết lên website cho
loại cà phê khác,
người dùng xem dễ dàng, trực
các sản phẩm đang
thịnh hành nhất tại quan và hiệu quả.
cửa hàng. Tin tức sẽ  Quản lý tin tức cho phép người
được sắp xếp theo quản trị liên tục cập nhật thông tin
danh sách. Bố trí mới, sửa chữa hoặc xoá bỏ các
theo hàng dọc và thông tin đã đăng.
được sắp xếp từ trên
 Có thể tạo ra số lượng danh mục
xuống theo thứ tự
mới đến cũ hơn không hạn chế để tổ chức, quản lý
 Hiển thị các thông tin khi số lượng tin bài quá lớn.
tin khuyến mãi, thời  Trình soạn thảo bài viết đơn giản
gian khuyến mãi dễ hiểu như làm việc trên word
đang diễn ra tại hoặc có thể soạn thảo trên các
trang web
công cụ như fronpage rồi cập nhật
 Hiển thị cách pha cà
lên website.
phê: Coffee press, Tính năng dành cho người sử dụng:
Pour-over, Iced  Hiển thị tin tức thành nhiều danh
Poud-over, Coffee mục như tin mới nhận, tin quan
brewer
trọng… về các chủ đề cà phê, các
xu hướng mới nhất, gợi ý cách pha
cà phê từ các sản phẩm độc quyền
của COFFEE TIME, giúp người
sử dụng dễ dàng truy cập thông tin
cần quan tâm.
 Cung cấp hệ thống tìm kiếm hiệu
quả, nhanh chóng, tiện lợi cho
người sử dụng.

6. Liên hệ Module cung cấp thông tin Nội dung form sẽ bao gồm:
(Contact) liên hệ và tự động tiếp nhận o Tên
Gồm 1 trang thông tin/ yêu cầu từ khách o Số điện thoại
hàng. o Email
o Ý kiến đóng góp của khách hàng
đối với ...
Tính năng dành cho người dùng:
o Tạo một form để khách hàng điền
các yêu cầu, ý kiến đóng góp và
những thông tin liên quan. Chúng
được lưu vào cơ sở dữ liệu của hệ
thống và gửi trực tiếp đến địa chỉ
email của người quản trị.
Về phía người quản trị:
o Cung cấp hệ thống quản trị thông
tin phản hồi từ phía khách hàng,
giúp người quản trị dễ dàng tìm
kiếm và giải quyết thông tin.

7. Trang  Khách hàng cung cấp thông tin cá


thành viên nhân (gồm: tên tài khoản, mật
khẩu, tên, số điện thoại, email) để
đăng kí tài khoản nhận các ưu đãi,
thông báo mới nhất về các chương
trình khuyến mãi từ COFFEE
TIME
 Các thông tin sẽ được lưu lại trên
hệ thống quản lí web của nhà quản
trị.

8. Tiện ích: Hiển thị các thông tin về công ty như


Gồm 5 trang  Địa chỉ văn phòng, FB, Instagram,
-FAQ số hotline, giờ làm việc.
-Stockists  Chính sách cửa hàng: chính sách
-Shipping quyền riêng tư và bảo mật, hướng
and Return dẫn mua hàng…
-Store Policy  Cung cấp thông về một số câu hỏi
-Payment thường gặp về sản phẩm và dịch
methods vụ tại COFFEE TIME
 Các phương thức thanh toán khả
dụng đối với việc mua hàng.
(Bảng 1)

* Giao diện website của COFFEE TIME.


- Thiết kế theo các tông màu chủ yếu: trắng, nâu, xanh lá, đỏ.
- Các hình ảnh chèn trên website đều là về sản phẩm cà phê Robusta và các nguyên liệu
khác với cách trình bày hiện đại, tối giản.
- Giao diện chạy ổn định trên các trình duyệt cơ bản và phổ biến nhất hiện nay là: IE,
Firefox, Safari, Chrome, Cốc Cốc…
- Tương thích với các thiết bị máy tính, điện thoại, Ipad.
Một website phản ảnh đầy đủ hình ảnh của doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng hiểu rõ về ...
hơn, hiểu được những giá trị mà doanh nghiệp luôn muốn đem đến cho khách hàng. Vì vậy,
đội ngũ chúng tôi luôn tâm huyết xây dựng một thiết kế website ấn tượng, độc đáo đối với
khách hàng.
3.3.2. Mạng xã hội
- Fanpage của Công ty www.facebook.com/coffeetime COFFEE TIME là mạng xã hội
chính thức: thiết lập gian hàng cà phê của Công ty, cập nhật các sản phẩm mới, quảng bá
sản phẩm,... đến người dùng ở mạng xã hội này.
- Với Facebook Shop, mục đích chính không phải tăng đáng kể quy mô nhãn hàng hay
ngân sách mà ngược lại, nhãn hàng có thể tiếp cận với người dùng trực tuyến mọi lúc, mọi
nơi để giới thiệu sản phẩm, tạo sự nhận diện thương hiệu của người sử dụng Facebook
thông qua những bài đăng giới thiệu và khuyến mãi.
- Các bước tạo gian hàng thương mại điện tử trên Facebook:
+ Tạo Fanpage chính thức của doanh nghiệp.

+ Chọn kiểu Fanpage thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp: Nhãn hiệu hoặc sản
phẩm thương mại điện tử. Mô tả và cập nhật đầy đủ thông tin của doanh nghiệp và sản
phẩm để tăng độ uy tín của doanh nghiệp và sự hiệu quả của các chiến dịch.
+ Cập nhật hình ảnh, thông tin đầy đủ: Hình ảnh (ảnh đại diện và ảnh bìa) là bộ nhận diện
thương hiệu của doanh nghiệp. Thông tin minh bạch: số điện thoại, trang web của doanh
nghiệp, email, shopee… Khách hàng có thể truy cập vào các trang thương mại điện tử khác
của doanh nghiệp qua bài giới thiệu sản phẩm trên Facebook.
+ Tạo danh mục sản phẩm và chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp: Chọn menu -> “Mua
sắm” -> cấu hình thêm tab “của hàng”. Người mua từ bây giờ sẽ có trải nghiệm giống như
việc mua hàng ở trên website hay Shopee, Lazada, Tiki,… Với đầy đủ các tính năng như
xem danh sách và chi tiết sản phẩm, cho vào giỏ hàng, thanh toán trực tiếp trên
Facebook/Instagram hoặc trên website của shop. Facebook Shop giúp doanh nghiệp trao
đổi với khách hàng hiệu quả hơn qua kết nối trực tiếp với Messenger, Whatsapp và
Instagram Direct.
3.3.3. Kênh phân phối bán hàng trung gian Shopee.
Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử hot nhất hiện nay tại thị trường Việt
Nam. Với số lượng người mua và người bán vô cùng lớn, đưa hàng hóa lên sàn thương mại
điện tử của Shopee đang được đánh giá là cơ hội kinh doanh giúp tiếp cận với lượng khách
hàng tiềm năng khổng lồ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Quy trình các bước bán hàng trên Shopee:
1. Đăng ký tài khoản bán hàng trên Shopee

- Bước 1: Bấm vào nút đăng ký ở góc bên phải của màn hình để tạo tài khoản
- Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin như trong hình
Các bạn hoàn toàn có thể đăng ký tài khoản Shopee bằng số điện hoặc nhanh hơn bằng
cách đăng ký qua Email hay Facebook
- Bước 3: Các bạn nhập số điện thoại của mình rồi bấm nút “Gửi mã xác minh”
Hệ thống sẽ tự động gửi mã xác minh đến điện thoại của bạn
- Bước 4: Bạn nhập mã xác minh, mật khẩu và hình ảnh xác thực
Khi đăng ký tài khoản thành công, hệ thống của Shopee sẽ thông báo chúc mừng bạn đã
đăng ký thành công
2. Thiết lập cơ bản cho gian hàng Shopee
Tạo gian hàng và cập nhật thông tin chi tiết các sản phẩm cà phê của ...
+ Tên cửa hàng: COFFEE TIME.

+ Điền đầy đủ thông tin.


+ Mô tả shop, đăng tải hình ảnh về các mặt hàng.
+ Lựa chọn các đơn vị vận chuyển như GHTK, GHN, Shopee Express
3. Đăng bán sản phẩm lên Shopee
Nhấp vào mục “Thêm sản phẩm”

a. Nhập thông tin về sản phẩm đăng bán

 Tên sản phẩm: tên các loại sản phẩm bán tại shop.
 Mô tả sản phẩm: Trình bày thông tin chi tiết của sản phẩm cho khách hàng. Ví dụ:
thành phần, phân loại sản phẩm phù hợp cho đối tượng khách hàng, ngày sản xuất,
công dụng, cách pha,...
 Danh mục: Danh mục được cung cấp sẵn bởi Shopee và lựa chọn danh mục phù
hợp với sản phẩm
 Thương hiệu: Thương hiệu COFFEE TIME.
b. Chỉnh sửa chi tiết sản phẩm
- Hình ảnh của một sản phẩm rất quan trọng đối với việc bán trên sàn thương mại điện tử.
Do đó, ảnh phải có độ sắc nét cao và bị mờ.
- Có thể tải lên tối đa 9 hình ảnh cho một sản phẩm.
c. Nhập thông tin bán hàng
Thông tin bán hàng sẽ bao gồm các mục sau:
 Giá bán: Giá sản phẩm.
 Kho hàng: Số lượng hàng đang có trong kho
 Phân loại hàng hóa
 Mua nhiều giảm giá: Khách hàng mua các Combo tiết kiệm sẽ rẻ hơn so với mua
riêng lẻ, mua các Combo VIP sẽ được ưu đãi kèm quà tặng,...
d. Phân loại sản phẩm bán trên Shopee
- Shopee cho phép người bán có thể đăng 1 sản phẩm với nhiều kích thước, màu sắc khác
nhau. Việc này sẽ giúp các bạn không cần đăng lại nhiều lần mà khách hàng hàng cũng lựa
chọn sản phẩm ưng ý và dễ dàng hơn.
- Shopee cho phép bạn phân loại lên tới 20 mẫu vậy nên bạn có thể nhấn nút “+” thêm bên
dưới nếu có nhiều phân loại hàng hóa
- Sau khi thêm xong Shopee sẽ hiển thị mục tên mỗi sản phẩm trong phân loại, bạn cần
điền đầy đủ thông tin của chúng về giá và số lượng trong kho còn bao nhiêu.
e. Đăng ảnh sản phẩm lên Shopee
Ở bước này cần chọn các ảnh của sản phẩm để hiển thị cho khách hàng xem. Bạn nên chọn
những ảnh sản phẩm có độ nét cao, chụp ở nhiều góc khác nhau để khách hàng có thể cảm
nhận rõ hơn về sản phẩm.
f. Cài đặt vận chuyển cho sản phẩm
- Cuối cùng trong bước này là phần cài đặt vận chuyển cho 1 sản phẩm.
- Hoàn thành các mục:
+ Cân nặng: Cân nặng thực tế của sản phẩm
+ Kích thước đóng gói: Dài (D) - Rộng (R) - Cao (C). Kích thước này đã bao gồm cả bao
bì hay phần họp đóng gói sản phẩm.
+ Phí vận chuyển: Tại mục này, bạn cần cân nhắc giữa các phương thức vận chuyển để
chọn ra mức phí hợp lý nhất với shop của bạn.
4. Trang trí Shop của bạn
- Ảnh đại diện: ảnh của bạn phải rõ ràng, bao gồm cả logo và không được vi phạm hình ảnh
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Video: Hiển thị chi tiết sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi dưới dạng video
- Banner quay vòng: Shopee cho phép người bán hiển thị tối đa 6 banner di chuyển.
- Sản phẩm nổi bật: Hiển thị tối đa 4 sản phẩm trên trang
- Danh mục nổi bật: Hiển thị tối đa 8 sản phẩm trong cùng một ngành hàng
- Sản phẩm bán chạy: Hiển thị từ 3 - 9 sản phẩm bán chạy (Shopee cập nhật từ động dựa
trên kết quả doanh thu hàng tháng )
- Sản phẩm mới: Hiển thị 3 - 9 sản phẩm mới được đăng trong vòng 14 ngày (cập nhật tự
động bởi hệ thống )
5. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm
- Để đẩy top sản phẩm Shopee thì có thể làm SEO cho cửa hàng của mình bằng cách tối
ưu tên, phần mô tả shop. Tên sản phẩm mà bạn đặt cần chứa keyword tìm kiếm cao nhất
liên quan đến sản phẩm đó, đồng thời keyword này cũng phải xuất hiện trong phần mô ta
của sản phẩm, kèm theo đó là thẻ tag phải liên quan.
- Chạy quảng cáo trên Facebook, Google để nhiều người biết đến shop của mình hơn.
- Một cách mà hiện nay đang được rất nhiều người sử dụng để kinh doanh trên Shopee
là dùng kênh TikTok để giới thiệu và tăng tương tác mua hàng.
- Tham gia các hội nhóm để bán hàng, chia sẻ sản phẩm trên các kênh truyền thông để
mở rộng nguồn hàng tốt hơn. Nên kết nối nhiều kênh mạng xã hội để hỗ trợ cho việc bán
hàng của bạn được diễn ra thuận tiện và nhanh chóng.
6. Đăng ký chương trình Flash Sale
- Shopee là sàn mua sắm và bán hàng với rất nhiều ngày hội sale lớn nhỏ, theo tháng hoặc
theo khung giờ. Bạn nên tham gia các chương trình sale này để có thể gia tăng doanh thu và
tăng độ uy tín của shop mình. Bạn có thể tạo ra những sản phẩm dẫn cho cửa hàng của
mình bằng cách tạo ra một vài sản phẩm với giá cực rẻ, gần như có thể không được lời hay
thậm chí lỗ.
- Khi khách hàng kích vào mua sản phẩm của bạn thì có xu hướng sẽ xem và mua thêm vài
sản phẩm khác để đủ số tiền tối thiểu nhằm được miễn phí ship. Nhờ phương pháp bán
chéo đó mà bạn có thể được thu thêm lợi nhuận từ những sản phẩm khách hàng mua kèm.
Bên cạnh đó, số lượng đơn hàng của sản phẩm đó tăng càng cao thì đồng nghĩa shop của
bạn nhận được sự tin tưởng và đề xuất cao trong thứ hạng tìm kiếm của Shopee.
3.3.4. Thanh toán
3.3.4.1. Thanh toán trực tuyến.
Khách hành thanh toán trước 100% giá sản phẩm mua qua các hình thức thanh toán sau:
- Chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản công ty, thông tin chuyển khoản:
Chủ tài khoản: Công ty TNHH COFFEE TIME
Số tài khoản :

3761.0000.xxxx03 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV

0491.xxxx.xxxx.xx - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIETCOMBANK


102.xxxx.xxx.xxxx - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TECHCOMBANK

0400.1258.xxxx - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín SACOMBANK

- Thanh toán qua Ví điện tử Momo, thông tin thanh toán: COFFEE TIME - (+8428)
3842 4762
Tất cả các khách hàng sau khi thanh toán đều phải thực hiện xác nhận thanh toán qua mục
nhắn tin tại Fanpage chính thức của công ty. Cú pháp ghi chú khi thanh toán chuyển khoản
[HỌ TÊN KHÁCH HÀNG]_[Thanh toán ... mã sản phẩm mua]
Ví dụ: Lê Thị B_Thanh toán ... 9751180774
Lê Thị B_Thanh toán ... 770521121
- Thanh toán qua ví điện tử ShopeePay:
Khách hàng mở tài khoản ShopeePay liên kết với tài khoản ngân hàng trên App Shopee để
thực hiện thanh toán khi mua hàng qua sàn Thương mại điện tử. Hình thức này giúp khách
hàng thanh toán nhanh chóng và nhận được nhiều ưu đãi từ Voucher giảm giá. Sau khi
khách hàng thanh toán thành công, đơn hàng sẽ được xác nhận và gửi thông tin đơn hàng
về cho người bán.
- Thanh toán qua thẻ VISA, Mastercard:
Chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua sản phẩm tại website. Đối với hình thức này không
yêu cầu xác nhận qua tin nhắn, khách có thể sử dụng dịch vụ sau khi nhận được email xác
nhận tài khoản.
3.3.4.2. Thanh toán trực tiếp khi nhận hàng.
- Chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua sản phẩm tại kênh bán hàng trung gian Shopee,
không áp dụng với khách hàng mua qua Fanpage. Đối với hình thức này không yêu cầu xác
nhận qua tin nhắn, khách có thể sử dụng dịch vụ sau khi nhận được email xác nhận tài
khoản.
- Sau khi đã điền đầy đủ thông tin mua hàng, khách hàng chọn phương thức thanh toán là
“THANH TOÁN KHI NHẬN HÀNG” và bấm xác nhận. Đơn hàng sẽ được gửi đến người
bán và khách hàng sẽ thanh toán khi hàng được giao tới. Sau khi nhận hàng, khách hàng sẽ
xác nhận đã nhận hàng và thanh toán qua App Shopee.
3.3.5. Vận chuyển/kho
3.3.5.1. Các đối tác vận chuyển.
COFFEE TIME kết hợp với các công ty vận chuyển hàng đầu về việc vận chuyển hàng
hóa: GHTK, GHN, J&T, Shopee Express, DHL Express…
3.3.5.2. Kho bãi.
- Với đặc tính dễ hư hỏng của sản phẩm cà phê, vấn đề bảo quản luôn được đặt lên hàng
đầu đối với doanh nghiệp. Do đó, hàng hoá cần được bảo quản kỹ lưỡng để quá trình vận
chuyển đến nơi chế biến và người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng tốt nhất. COFFEE
TIME đã cân nhắc kỹ khi lựa chọn thuê kho bãi tồn trữ cà phê hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn
hạt cà phê chưa xay và đã xay có mùi vị tốt nhất.
- Kho bãi mà doanh nghiệp lựa chọn để bảo quản cà phê: U&I Logistics.
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH MARKETING VÀ THƯƠNG HIỆU

4.1. PHÂN ĐOẠN – LỰA CHỌN - ĐỊNH VỊ VÀ KHÁC BIỆT HÓA

4.1.1. Phân đoạn và chọn thị trường

4.1.2. Định vị thương hiệu

4.1.3. Khác biệt hóa

4.2. KẾ HOẠCH MARKTING HỖN HỢP

4.2.1. CHÀO HÀNG SẢN PHẨM

4.2.2. Giá và chi phí

4.2.3. Phân phối

4.2.4. Xúc tiến thương mại

4.2.5. Quy trình cung cấp

4.2.6. Nhân sự

4.2.7. Vật chất hữu hình


CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Trong doanh nghiệp, kế hoạch tài chính là một phần quan trọng và không thể thiếu. Kế
hoạch tài chính liên quan trực tiếp đến mục tiêu tài chính của doanh nghiệp và cách doanh
nghiệp sử dụng nguồn nhân sự để đạt được mục tiêu tài chính đó.

Chính vì vậy, COFFEE TIME đã đề ra bản kế hoạch tài chính ngắn hạn 3 năm dựa vào thực
tế trên thị trường và những kỳ vọng vào sự phát triển của công ty.
Mục đích của bản kế hoạch tài chính:
• Giúp COFFEE TIME xác định được mục đích tài chính và cách thức để công ty phấn đấu
đạt được mục đích tài chính đó.
• Công ty có thể đánh giá tính khả thi trong các phương án kinh doanh thông qua các kế
hoạch tài chính, từ đó công ty sẽ có cơ hội tìm các đối tác phù hợp hoặc có cơ hội được tiếp
xúc với những nguồn vốn bên ngoài.
• Dựa vào bản kế hoạch tài chính này, công ty có thể thực hiện các kế hoạch ngân sách và
kiểm soát chi tiêu hợp lý, giảm thiểu lãng phí,...

Dự tính chi phí


STT Chi phí Số tiền
1 Wifi 1.890.000
2 Chi phí mua trang, thiết bị 25.000.000
3 Chi phí xây dựng website 10.000.000
4 Đăng kí kinh doanh 5.000.000
5 Thuê mặt bằng 300.000.000
6 Điện + nước 15.000.000
Tổng chi phí cố định: 356.890.000
7 Chi phí marketing 15.000.000
8 Chi phí nhập hàng 400.000.000
9 Tiền lương 80.000.000
10 Chi phí phát sinh 10.000.000
11 Chi phí rủi ro 20.000.000
Tổng chi phí: 901.890.000
5.1. CHI PHÍ
Bảng dự toán chi phí.

5.2. CÁC NGUỒN THU


5.2.1. Các nguồn thu chính.
Nguồn thu chính của COFFEE TIME chủ yếu là từ hoạt động thương mại điện tử bán các
sản phẩm Cafe và nguyên liệu pha chế độc quyền. Sản phẩm có nhiều phân loại khác nhau,
từ nguyên bản đến nâng cấp và cao cấp, chính vì thế các mức giá cũng khác nhau.

Mô tả:
- Cafe Robusta hạt rang No.1: Màu nâu đỏ, mùi thơm nồng, quyến rũ, nguyên chất 100%
- Cafe Robusta hạt rang No.2: Màu nâu đỏ, vị cà phê đắng vừa, nguyên chất 100%
- Cafe Robusta hạt rang No.3: Màu đậm, vị cà phê đậm, đắng mạnh, nguyên chất 100%
- Cafe dừa: 60% cà phê, 40% cơm dừa sấy
- Cafe sầu riêng: 70% cà phê, 30% sầu riêng xay
- Thuế GTGT: 8%

Giá trước
Tên Loại Giá sau thuế
thuế
Túi zip 1kg 150.000đ 165.000đ
Cafe Robusta
hạt rang No.1 Túi zip 500g 75.000đ 85.000đ
Túi zip 250g 40.000đ 45.000đ
Túi zip 1kg 140.000đ 155.000đ
Cafe Robusta
Túi zip 500g 70.000đ 75.000đ
hạt rang No.2
Túi zip 250g 35.000đ 40.000đ
CAFE Túi zip 1kg 125.000đ 135.000đ
Cafe Robusta
NGUYÊN Túi zip 500g 65.000đ 70.000đ
hạt rang No.3
BẢN Túi zip 250g 30.000đ 35.000đ
Cafe Robusta Túi zip 1kg 160.000đ 175.000đ
hạt rang xay Túi zip 500g 80.000đ 90.000đ
No.1 Gói dùng thử 20g 4.000đ 4.500đ
Cafe Robusta Túi zip 1kg 150.000đ 165.000đ
hạt rang xay Túi zip 500g 75.000đ 80.000đ
No.2 Gói dùng thử 20g 3.000đ 3.500đ
Cafe Robusta Túi zip 1kg 135.000đ 145.000đ
hạt rang xay Túi zip 500g 68.000đ 75.000đ
No.3 Gói dùng thử 20g 2.000đ 2.500đ
CAFE NÂNG Cafe dừa Túi zip 1kg 230.000đ 250.000đ
Túi zip 500g 115.000đ 125.000đ
Túi zip 250g 60.000đ 65.000đ
Gói dùng thử 20g 4.600đ 5.000đ
Hộp 500g 125.000đ 135.000đ
Hộp 250g 65.000đ 70.000đ
CẤP (ĐÃ
Túi zip 1kg 250.000đ 270.000đ
XAY)
Túi zip 500g 125.000đ 135.000đ
Cafe sầu Túi zip 250g 65.000đ 70.000đ
riêng Gói dùng thử 20g 5.000đ 5.500đ
Hộp 500g 135.000đ 145.000đ
Hộp 250g 75.000đ 80.000đ
Túi zip 1kg 420.000đ 455.000đ
Túi zip 500g 210.000đ 230.000đ
Cafe chồn hạt
Túi zip 250g 105.000đ 115.000đ
rang
Hộp 500g 250.000đ 270.000đ
CAFE CAO Hộp 250g 145.000đ 185.000đ
CẤP Túi zip 1 kg 450.000đ 490.000đ
Túi zip 500g 225.000đ 245.000đ
Cafe chồn hạt
Túi zip 250g 115.000đ 125.000đ
rang xay
Hộp 500g 280.000đ 300.000đ
Hộp 250g 140.000đ 155.000đ
Túi giấy 550ml 40.000đ 43.000đ
Sữa đặc/ ít
đường độc
CÁC quyền
NGUYÊN COFFEE Lon 300ml 20.000đ 22.000đ
LIỆU PHA TIME
CHẾ KHÁC Túi zip 1kg 165.000đ 178.000đ
Đường ăn
kiêng/ tiểu Túi zip 500g 83.000đ 89.000đ
đường Túi zip 250g 42.000đ 45.000đ

5.2.2. Doanh thu dự kiến.


Lãi gộp = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán

Tổng chi phí = Chi phí hàng tháng + Chi phí ban đầu

Lãi ròng = Lãi gộp – Tổng chi phí

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Tổng

Tổng 820.000.000 950.000.00 1.300.000.0 1.400.000.0


doanh thu 0 00 00
Giá vốn 500.000.000 400.000.00 600.000.000 550.000.000
hàng bán 0
Lãi gộp 320.000.000 550.000.00 700.000.000 850.000.000
0 721.330.000
Tổng chi 466.890.000 430.890.00 400.890.000 400.000.000
phí 0 (tăng chi phí
(- 5 triệu Marketing)
đăng ký
kinh doanh
- 20 triệu
mua thiết bị
- 5 triệu lập
website
-...)
Lãi ròng -146.890.000 119.110.00 299.110.000 450.000.000
0

- Từ bảng kế hoạch trên, có thể thấy trong năm đầu tiên Công ty chưa thu hồi được vốn,
nhưng sang Năm 2 thì Công ty đã có lãi và 119.110.000 triệu và đã có chỗ đứng trên thị
trường Cafe.

- Bản kế hoạch trên được đưa ra trong điều kiện nền kinh tế ổn định, không có biến động gì
đáng kể.
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO
6.1 Các vấn đề rủi ro
Rủi ro về khủng hoảng truyền thông: Đây là hình thức rủi ro từ những sơ sót
trong quá trình kinh doanh, bị phản hồi không tốt qua những video feedback hay những
bài viết trên các trang mạng xã hội gây ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của thương
hiệu. Mặt khác cũng do những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh lợi dụng sự phổ biến
của Internet gây nhiễu thông tin.

Rủi ro khi chạy theo trào lưu: Khi kinh doanh theo trào lưu, doanh nghiệp có thể gặp phải
tình trạng cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm của họ có thể trở nên lỗi thời nhanh chóng và khách hàng
có thể chuyển sang sản phẩm mới hơn. Hơn nữa, việc kinh doanh theo trào lưu có thể khiến doanh
nghiệp đánh mất cá tính và bản sắc độc đáo của mình.

Biến động của thị trường: Khi thị trường thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi về cơ cấu tiêu
dùng và nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ.

Rủi ro về con người: Khi quản lý kém, chế độ đãi ngộ không tốt đẫn đến năng suất và chất
lượng giảm, lãng phí thời gian và công sức. Phong cách phục vụ tệ ảnh hưởng đến đánh giá trong
lòng khách hàng.

Rủi ro về quản lý nguyên liệu: nếu không được quản lý tốt, rủi ro về nguyên liệu có thể
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các rủi ro về quản lý nguyên liệu có thể
bao gồm:

 Thiếu hụt nguyên liệu: Nếu doanh nghiệp không có đủ nguyên liệu để sản xuất sản phẩm
hoặc cung cấp dịch vụ, hoạt động kinh doanh sẽ bị gián đoạn và doanh nghiệp có thể mất
khách hàng và doanh thu.
 Giá nguyên liệu tăng cao: Nếu giá nguyên liệu tăng cao, doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền
hơn để mua nguyên liệu. Điều này có thể dẫn đến giảm lợi nhuận hoặc tăng giá sản phẩm,
dịch vụ.
 Nguyên liệu không đạt chất lượng: Nếu nguyên liệu không đạt chất lượng, sản phẩm hoặc
dịch vụ của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến mất khách hàng và
giảm doanh thu.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nếu không quản lý tốt về mặt nguyên liệu sẽ dễ dẫn đến việc
vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Điều này dễ dàng ảnh hưởng đến niềm tin và sự tín
nhiệm của khách hàng.

Rủi ro về thương hiệu: Nếu không áp dụng đúng hoặc không đầu tư đủ vào các chiến lược
Marketing thì doanh nghiệp sẽ khó có thể thu hút khách hàng mới và mở rộng thị phần.
Rủi ro về hàng tồn kho: tất nhiên, việc hàng tồn hoặc hàng cận ngày hết hạn,
hàng hết hot…sẽ dễ dàng gặp phải trong quá trình lưu trữ.

6.2 Phương án dự phòng

Thứ nhất, hạn chế chạy theo các trào lưu, thường xuyên cập nhập thông tin về doanh nghiệp
để kịp thời xử lý các vụ việc truyền thông. Hình thức kinh doanh chạy theo xu thế, trào lưu đang
xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên chúng ta cần có sự nghiên cứu về thị
trường, đầu tư bài bản về sản phẩm, dịch vụ, từ đó, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng
mục tiêu, thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng, đánh giá sức mạnh và yếu tố cạnh
tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, giảm được rủi ro trong kinh doanh, sản xuất, hỗ trợ việc đưa
quyết định phát triển doanh nghiệp theo đúng hướng.

Thứ hai, ta cần lập kế hoạch về biến động của thị trường. Trong bản kế hoạch đó sẽ bao
gồm các phương án dự phòng, các quyết định kinh doanh, những sự chuẩn bị khi ứng phó với
những tình huống khác nhau trong bối cảnh thị trường biến động. Kế hoạch này giúp doanh nghiệp
đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường, giảm thiểu rủi ro và tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Không những thế, lập kế hoạch về biến động thị trường còn giúp
doanh nghiệp đưa ra các quyết định về sản xuất, tiếp thị, quản lý nguồn lực, tài chính, v.v

Thứ ba, hạn chế các rủi ro về con người, cụ thể hơn là nhân viên làm việc tại doanh nghiệp.
Chúng ta cần đưa ra những quy định đánh giá nhân viên minh bạch, hợp lí. Cùng với đó là thường
xuyên quan sát, trao đổi và đào tạo nhân viên. Quan trọng hơn chính là nằm ở việc cần phải biết
lắng nghe và tận tình với nhân viên. Tựu trung lại, chúng ta cần phải xây dựng một môi trường làm
việ có kỷ luật cao nhưng đồng thời cũng đảm bảo tính an toàn, lành mạnh, thoải mái.

Thứ tư, chủ động quản lý nguyên liệu, hàng tồn. Để sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu,
chúng ta cầm kiểm soát tốt người nguyên liệu, cải thiện giá vốn bán hàng cũng như tránh khỏi
những lãng phí không cần thiết. Hơn hết, ta cần đảm bảo rằng nguồn nguyên vật liệu trong kho luôn
đầy đủ và luôn được cung cấp kịp thời, bên cạnh đó phải nắm rõ được lượng hàng hóa tồn khô để
kịp thời đưa ra các chiến lược Sale, tránh để hàng quá cận date. Ngoài ra, việc sử dụng nguyên liệu
phù hợp và tiết kiệm cũng không kém phần quan trọng.

Thứ năm, cần chú trọng bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu
tố phải được đặt lên hàng đầu kể cả trong kinh doanh trực tuyến. Cần lưu ý sử dụng nguồn nguyên
liệu thực phẩm an toàn với nguồn gốc rõ ràng và được chứng nhận được phép sử dụng. Điều này
đảm bảo sức khoẻ của người tiêu dùng, đảm bảo đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ sáu, hạn chế chất lượng dịch vụ không đồng đều. Khi chất lượng dịch vụ tốt sẽ đem lại
sự hài lòng giúp góp phần nâng cao giá trị thương hiệu. Để duy trì chất lượng dịch vụ tại cửa hàng
đòi hỏi các chủ kinh doanh cần chú ý đến việc đảm bảo hệ thống, trang web làm việc mượt mà, xây
dựng đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, chăm chỉ đem đến một chất lượng phục vụ đáp ứng tiêu chí
của khách hàng.

Cuối cùng, xây dựng thương hiệu thông qua việc tăng cường quảng bá thương hiệu và tạo
động lực mua sắm cho khách hàng.

Tăng cường quảng bá thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng, giữ chân
khách hàng hiện tại, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, xây dựng hình ảnh và giá trị thương
hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp
ổn định doanh số bị ảnh hưởng bởi các thay đổi tự nhiên, chính trị, xã hội, trở nên vượt trội hơn
trước mọi nỗ lực marketing của đối thủ cạnh tranh, duy trì tài sản thương hiệu. Các phương pháp
tăng cường quảng bá thương hiệu bao gồm tạo content chất lượng, remarketing, email marketing,
live streaming, sử dụng influencer hay KOL, tổ chức sự kiện có liên quan tới lĩnh vực ngành nghề
của doanh nghiệp.

 Tạo content – nội dung chất lượng:


Người dùng hiện này rất thông mình, họ sẽ tin những thông tin 1 chiều, mà hay tìm kiếm và
chọn lọc những thông tin hữu ích, có giá trị. Vậy nên nếu bạn không tạo ra được những nội
dung, thông tin hữu ích thì bạn sẽ bị loại ngay. Hiện nay có rất nhiều phương thức để bạn
truyền tải thông tin hữu ích đó như infographic, blog, video và nhiều thứ khác. Nếu lựa chọn
phương thức tiếp cận đúng và hiệu quả thì không những sẽ giúp bạn đột phá doanh thu bán
hàng, mà còn nâng cao sự nhận biết thương hiệu của bạn trong mắt người dùng.

Thông thường để tăng tính hiệu quả cho chiến dịch này thì bạn nên sử dụng của nút chia sẻ lên
các trang mạng xã hội trên website. Khi khách hàng vào website của bạn, nếu đọc được những
thông tin hữu ích, họ sẽ chia sẻ ngay để cho người thân, bạn bè của bạn cũng sẽ nhận được
những thông tin hữu ích như vậy.

 Remarketing – tiếp thị lại


Đây là công cụ quảng cáo cho phép bạn hiển thị quảng cáo cho những người đã truy cập trang
web.

Ví dụ cho bạn hiểu như thế này: Mình đang có nhu cầu thiết kế web cho nhà hàng. Mình lên
mạng tìm kiếm và truy cập vào 1 website, mình có tham khảo các mẫu web bên đó rất đẹp, ưng
ý, giá cả hợp lý. Ngay lúc đó bạn mình gọi cần đi có việc gấp. (Hoặc một lý do nào đó mà mình
chưa thể gọi điện cho bên thiết kế web để được tư vấn). Vậy là mình quên luôn vào website kia.
Sau đó mình đọc báo thì thấy 1 quảng cáo của bên thiết kế web hiển thị cho mình. Lúc đó mình
với định hình đã từng vào site này. Đây là cách để khách hàng tăng nhận diện hoặc gợi nhớ về
thương hiệu của bạn.

 Email marketing
Đây cũng là một kênh để bạn có thể thu hút khách hàng. Thông thường thì sẽ có 2 dạng tiếp cận
ở dạng này. Thứ nhất là tiếp cận với khách hàng cũ bằng những email chào mừng, email thông
báo khuyến mãi, mail giảm giá để với những khách hàng đã từng mua hàng, cung cấp email.
Thứ hai, bạn sẽ tiếp cận với khách hàng mới thông qua những quảng cáo email marketing.

 Live Streaming
Bạn có thể kết nối với khách hàng của mình qua các livestream facebook. Nhằm tiếp cận các khách
hàng cũ, và tăng cường tìm kiếm các khách hàng mới của mình trên nền tảng mạng xã hội này. Và
đây cũng là cách mà bạn nói chuyện trực tiếp để truyền tải thông điệp của thương hiệu của mình.

 Sử dụng Influencer hay KOL


Đây là phương pháp đơn giản để quảng bá thương hiệu của mình thông qua việc liên hệ với những
người này, họ nổi tiếng, có nhiều lượt theo dõi, nhiều fan review về sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu
của chúng ta.

Influencer là những người tạo nên tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội như YouTube, Facebook,
Instagram. Do đó, bất kỳ người dùng online nào cũng có thể trở thành người ảnh hưởng đến đối
tượng hoặc thị trường nhất định. Tùy vào lĩnh vực mà họ hoạt động, hoặc mục đích sử dụng mạng
xã hội… mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng rộng hẹp khác nhau. Ví dụ như streamer nổi tiếng, hay
1 phụ nữ giỏi nấu ăn hay chia sẻ các video youtube với hàng triệu người theo dõi.

Còn với KOL, nhiều người không hoạt động trên bất kỳ mạng xã hội nào. Họ được nhiều người
theo dõi vì kĩ năng chuyên môn. Do đó, bạn dễ dàng bắt gặp KOL ở trên phương tiện truyền thông
truyền thống như báo đài, tivi, radio. KOL là những người mà báo chí sẽ luôn quan tâm và hay đưa
tin.
Song song với đó, chúng ta cần tạo động lực mua sắm cho khách hàng bằng cách giảm giá,
khuyến mãi, tặng quà, v.v. Đây là luôn là những chiến dịch mà nhiều doanh nghiệp áp dụng và nó
luôn thu hút người tiêu dùng. Tâm lý khàng hàng thường thích những chương trình này. Nên luôn
được tiêu dùng quan tâm và được lòng khách hàng. Với chiến dịch này thì không những tăng nhận
dạng thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ của bạn mà càng giúp tăng sự thiện cảm trong lòng khách
hàng.

Chúng ta có thể tổ chức chương trình khuyến mãi trên fanpage với một số điều kiện như mời bạn bè
like trang, share chương trình về trang cá nhân để tiếp cận với nhiều người. Hoặc tổ chức cuộc thi,
rút thăm trúng thưởng trên website và các phương tiện truyền thông để người tiêu dùng chú ý tới.

Ngoài ra, để thu hút được người tiêu dùng và nâng cao lợi nhuân thì việc tạo niềm tin và sự tín
nhiệm là không thể thiếu. Nếu khách hàng không tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ hay nhân viên
của doanh nghiệp, họ sẽ rời đi. Vì vậy, để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp cần phải tạo niềm tin
cho khách hàng bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín, đáp ứng đúng nhu cầu của khách
hàng, tư vấn và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, đảm bảo quyền lợi cho họ.

CHƯƠNG 7: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

7.1. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI


Triển khai kế hoạch 5 năm từ 11/2023 – 11/2028:
- Tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc, và thực hiện cập nhật xu hướng mới đầy đủ, đổi mới các
sản phẩm từ hạt cà phê, nguyên liệu pha chế độc quyền ( sữa đặc, đường ăn kiêng, đường
cho bệnh nhân tiểu đường ) và nhập thêm các sản phẩm đa dạng được biến tấu từ hạt cà phê
nguyên bản như cà phê hòa tan, cà phê viên nén, bánh kẹo cà phê,….

Tìm kiếm các thương hiệu phù hợp để kí hợp đồng phân phối sản phẩm:
- Phân khúc thị trường và định vị thương hiệu: Với mục tiêu ban đầu là phân khúc trung,
tiếp tục nâng cao chất lượng của mỗi loại sản phẩm, khẳng định đẳng cấp và vị thế trên thị
trường, xâm nhập thêm vào nhiều nhóm đối tượng trong phân khúc như người ăn kiêng và
người có tình trạng đặc biệt: tiểu đường, cao huyết áp,... , hướng đến phân khúc cao cấp:
hiểu biết và có thói quen uống cà phê thường xuyên, đối tượng khách hàng thường mua sản
phẩm làm quà,..., bao phủ độ dày của thương hiệu trên toàn quốc và đa dạng các sàn
thương mại điện tử, các website và app mobile.
Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường:

Tăng cường hệ thống bán hàng website và toàn bộ các sàn thương mại điện tử trong và
ngoài nước, liên tục tìm kiếm nguồn sản phẩm chế biến từ cà phê mới lạ và chất lượng
( các thương hiệu mới, quy mô nhỏ nhưng độc đáo, có tiềm năng phát triển ) để kí hợp
đồng độc quyền phân phối. Tăng cường mở rộng độ nhận diện thương hiệu trên các
website và hợp tác đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba,
…. để tăng doanh thu bán hàng.

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành bao gồm các thương hiệu trong nước và nước
ngoài thông qua sản phẩm, giá cả, dịch vụ,… để đưa ra chiến lược cạnh tranh và phát triển.

- Thực hiện liên tục các hoạt động marketing online, bao gồm:
Tạo trang doanh nghiệp để quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook,
Instagram, TikTok,….

SEO: cải thiện thứ hạng của website công ti và các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử
trên các công cụ tìm kiếm để tiếp cận tối đa người dùng

SEM: quảng bá website công ty hoặc cửa hàng trên sàn thương mại điện tử trên các công
cụ tìm kiếm thông qua các hình thức trả phí, như quảng cáo Google Ads.

Influencer marketing: Mời một số người có sức ảnh hưởng và am hiểu về cà phê trải
nghiệm sản phẩm, hợp tác và quảng bá cho các sản phẩm cà phê đang bán của doanh
nghiệp.

Chương trình khuyến mãi, giảm giá: tung ra các voucher, discount cho khách hàng mới và
khách hàng thân thiết của các mặt hàng hấp dẫn cùng với đó tặng kèm sản phẩm dùng thử
để tiếp thị thêm nhiều sản phẩm.

Hợp tác với các trang thanh toán trực tuyến, ví điện tử: ZaloPay, Momo,… để quảng cáo
cũng như đưa ra voucher mua sắm, kích thích khách hàng.

Hợp tác hỗ trợ với một số Hội thảo, Workshop,... trực tuyến và phát một số đoạn video
quảng bá sản phẩm từ COFFEE TIME để tăng độ nhận diện, tiếp cận với nhiều phân khúc
khách hàng khác nhau trong từng sự kiện. Từ đó nhãn hiệu cà phê COFFEE TIME được
biết đến rộng rãi và tạo sự tò mò cho khách hàng về sản phẩm.

7.2. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Kế hoạch đánh giá bao gồm:

- Sản phẩm: Chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, danh mục sản phẩm,... của các mặt
hàng nguyên liệu hoặc sản phẩm biến tấu

- Thương hiệu: Nhận thức về thương hiệu, hình ảnh thương hiệu,... trên phương diện là
khách hàng

- Marketing: Chiến lược marketing, hiệu quả trước và sau marketing,...

- Bán hàng: Doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi,...

- Dịch vụ khách hàng: Chất lượng dịch vụ khách hàng, phản hồi của khách hàng,...

- Thực hiện kế hoạch đánh giá :

+ Thu thập dữ liệu: Dữ liệu sẽ được thu thập tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
dữ liệu bán hàng, dữ liệu marketing, dữ liệu khách hàng,... trên tất cả website, app và sàn
thương mại điện tử.

+ Phân tích dữ liệu: Dữ liệu sẽ được phân tích để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức của từng sản phẩm cũng như công ty
+ Đánh giá hiệu quả: Hiệu quả của các hoạt động kinh doanh sẽ được đánh giá dựa trên các
tiêu chí đã xác định: doanh thu, độ nhận diện thương hiệu, hợp tác đầu tư,...

+ Đưa ra đề xuất cải thiện: Dựa trên kết quả đánh giá, các đề xuất cải thiện sẽ được đưa ra
để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.

+ Phân tích các chỉ số đánh giá:

Sản phẩm:

Tỷ lệ khách hàng hài lòng/không hài lòng với chất lượng của từng sản phẩm thông qua các
đánh giá trên sàn thương mại điện tử và các phản hồi qua đa phương tiện như Fanpage,
Gmail, Hotline,….

Tỷ lệ khách hàng quay trở lại mua sản phẩm cũ hoặc sản phẩm mới

Thương hiệu:

Nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng với công ty trên đa phương tiện

Hình ảnh thương hiệu phù hợp với từng phân khúc khách hàng:
Đối với những khách hàng cao cấp: Bao bì và hộp đựng đủ gây ấn tượng, sang trọng,
chắc chắn, thu hút khách hàng, phù hợp với việc biếu, tặng,...
Đối với những khách hàng phổ thông: Bao bì tiện lợi, chắc chắn, bắt mắt, đủ các size để
khách hàng lựa chọn.

Marketing:

Tỷ lệ chuyển đổi với mỗi chiến lược marketing: chọn ra chiến lược có hiệu quả, tỷ lệ
chuyển đổi cao nhất để so sánh, đánh giá qua đó tiếp tục đẩy mạnh các chiến lược hiệu quả
và cải thiện các chiến lược song song, hoặc loại bỏ các chiến lược không hiệu quả.

Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng (Cost Per Lead): đánh giá hiệu quả của chiến dịch
marketing, CPL thấp cho thấy chiến dịch đang hoạt động hiệu quả và thu hút được nhiều
khách hàng tiềm năng với chi phí thấp.
PHỤ LỤC

You might also like