You are on page 1of 8

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO THỂ LỰC CHUYÊN

MÔN MÔN CHIẾN THUẬT CHIẾN ĐẤU CÁ NHÂN CHO NAM HỌC
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
NGUYỄN VĂN NGHĨA
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Tóm tắt
Quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 23 bài tập ứng dụng vào
trong thực nghiệm (TN). Qua đó, kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm TN có sự
phát triển thể lực chuyên môn môn chiến thuật chiến đấu cá nhân hơn nhóm đối
chứng (ĐC). Từ đó cho thấy được tính hiệu quả của các bàì tập lựa chọn ảnh
hưởng đến thể lực chuyên môn (TLCM) môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho
nam học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (Đại học PCCC).
Từ khóa: bài tập, thể lực chuyên môn, nam học viên, chiến thuật chiến
đấu cá nhân, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.
Abstract
Research process has collected 23 exercises applied in experiment. As a
result, research results have shown that experiment group experienced an
increase in specialized fitness in individual-battle-strategies discipline rather
than the control counterpart. Therefore, it is indicative that the efficiency of the
chosen exercises has an impact on specialized fitness in terms of individual-
battle-strategies module, facilitating male students studying at University of Fire
prevention and fighting.
Keywords: exercises, specialized fitness, male students, individual battle
strategies, University of Fire prevention and fighting.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục quốc phòng và an ninh là nội dung cơ bản trong việc xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khóa thuộc
chương trình giáo dục, đào tạo của Trường Đại học phòng cháy chữa cháy.
Chiến thuật chiến đấu cá nhân là một nội dung cơ bản của môn học giáo dục
quốc phòng và an ninh. Đây là một hoạt động có tính đặc thù, chuyên biệt yêu
cầu học viên phải dũng cảm, mưu trí, có kỹ năng sử dụng thành thạo các vũ khí
trang bị chiến đấu, mà điều quan trọng nhất quyết định tới hiệu quả chiến đấu là
trình độ thể lực của học viên.
Thể lực chuyên môn đóng vai trò trong thực hiện các bài tập chiến thuật
chiến đấu cá nhân, tuy nhiên qua thực tế nhiều năm giảng dạy môn này cho thấy,
việc phát triển thể lực chuyên môn trong môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho
học viên Nhà trường vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Học viên có biểu hiện
giảm sút thể lực trong quá trình tập luyện làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả
thực hiện các bài tập chiến thuật chiến đấu cá nhân.
Để tác động các biện pháp phù hợp, có hiệu quả nhằm nâng cao thể lực
chuyên môn trong môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam học viên trường
Đại học PCCC, tôi tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả của một số bài tập nâng cao
thể lực chuyên môn môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam học viên trường
Đại học Phòng cháy chữa cháy”. Thông qua vấn đề nghiên cứu tôi lựa chọn
được một số bài tập và đánh giá sự phát triển TLCM môn chiến thuật chiến đấu
cá nhân cho nam học viên trường Đại học PCCC.
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân
tích và tổng hợp tài liệu tham khảo, phương pháp quan sát sư phạm; phương
pháp phỏng vấn; phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp toán học thống

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Lựa chọn một số bài tập phát triển TLCM môn chiến thuật chiến
đấu cá nhân cho nam học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
........................................................Từ cơ sở lý luận đã nghiên cứu, đề tài dựa trên cơ
liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong nước. Tham khảo ý
kiến các chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm trong giảng
dạy Giáo dục quốc phòng. Tôi đã tổng hợp được 23 bài tập ứng dụng trong
giảng dạy nhằm nâng cao TLCM môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam
học viên trường Đại học PCCC. Sau bước thu thập và tổng hợp các bài tập đề tài
tiến hành phỏng vấn 40 chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm
trong giảng dạy Giáo dục quốc phòng về mức độ ưu tiên cho các bài tập đã lựa
chọn với mức độ như sau: Ưu tiên 1: 3 điểm, Ưu tiên 2: 2 điểm, Ưu tiên 3: 1
điểm. Kết quả phỏng vấn, đề tài sẽ chọn các bài tập có tổng số điểm ưu tiên 90
điểm phỏng vấn trở lên để đưa vào tập luyện môn chiến thuật chiến đấu cá nhân
cho nam học viên trường Đại học PCCC. Kết quả tổng hợp, tính toán điểm mức
độ ưu tiên các bài tập đối tượng phỏng vấn được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm phát triển thể lực
chuyên môn môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam học viên trường
Đại học PCCC (n=40)
Kết quả trả lời
Tổng
TT Các bài tập Ưu Ưu Ưu
điểm
tiên 1 tiên 2 tiên 3
I. Bài tập phát triển sức nhanh
1 Đeo súng AK chạy nâng cao đùi 5’’ có tín hiệu 32 5 3 109
chạy nhanh 10-15m x 5 lần, nghỉ giữa quãng 1
phút
2 Chạy vọt tiến tư thế đi khom 30m tốc độ cao 33 3 4 109
3 Chạy vọt tiến 40m từ tư thế nằm bắn 30 5 5 105
4 Đeo súng AK chạy biến tốc 30m nhanh - 20m 34 4 2 112
chậm, làm 2 tổ, 4 lần/1 tổ, nghỉ 2-3 phút giữa
các tổ
5 Đeo súng AK chạy tăng tốc độ 60m x 2-3 lần, 35 4 1 114
20 m cuối đạt tốc độ tối đa, nghỉ 3’/lần
II. Bài tập phát triển sức mạnh
6 Vác súng AK chạy nâng cao đùi tại chỗ 7 lần, 35 3 2 113
nghỉ 3’/lần
7 Treo súng AK bật cóc 2 x 25m, nghỉ 3’/lần 36 2 2 114
8 Đeo súng AK bật nhảy liên tục trên hố cát 2 x 32 2 5 107
30 lần/tổ, nghỉ 2’/tổ
9 Đeo súng AK nằm sấp chống đẩy 2x15 lần/ tổ, 33 4 3 110
nghỉ 2’/tổ
10 Cơ lưng + cơ bụng 2 tổ x 10 lần/tổ, nghỉ 2’/ tổ 30 7 3 107
11 Đeo súng AK bật xa tại chỗ 3 lần, nghỉ 1’/lần 34 4 2 112
12 Đeo súng AK chạy đạp sau 3 x 50m, nghỉ 11 9 20 71
3’/lần
III. Các bài tập phát triển sức bền
13 Vác súng AK chạy 1000m với 50% cường độ 38 2 0 118
tối đa
14 Vác súng AK chạy việt dã 1500m với 40 -50% 31 5 9 105
cường độ tối đa
15 Vác súng AK chạy 3x500m với 60% cường độ 34 6 0 114
tối đa, nghỉ 3-4’/ lần
16 Vác súng AK chạy 800m với 70% cường độ 32 4 4 108
tối đa
17 Vác súng AK chạy 3 x 800m với 75% cường 12 5 23 69
độ tối đa, nghỉ 1-2’/lần
IV. Bài tập phát triển mềm dẻo
18 Cúi gập thân sâu từ bục cao 15 lần x 2 tổ, nghỉ 33 5 2 111
1’/tổ
19 Ngồi duỗi thẳng 2 chân cúi gập thân sâu 15 lần 33 6 1 112
x 2 tổ, nghỉ 1’/ tổ
10 Ngồi duỗi chân sang hai bên cúi gập thân sâu 28 6 6 102
15 lần x 2 tổ, nghỉ 1’/tổ
21 Đứng gác chân lên bục cao cúi gập thân sâu 15 28 4 8 100
lần mỗi bên
22 Đức 2 chân rộng bằng vai cúi gập thân sâu 15 35 1 4 111
lần x 2 tổ, nghỉ 1’/tổ
V. Bài tập phát triển khéo léo
23 Cầm súng AK chạy zích zắc luồn cọc 6 lần x 35 3 2 113
15m, lượt lên luồn cọc, lượt về chạy thẳng,
nghỉ 3’/ lần
24 Trò chơi cầm súng AK chạy zích zắc tiếp sức 3 35 3 5 111
lần x 15m, nghỉ 2’/lần
25 Cầm súng AK chạy zích zắc luồn cọc 6 lần x 35 3 2 113
15m, lượt lên và lượt về luồn cọc, nghỉ 3’/ lần
2.2. Hiệu quả của một số bài tập đến sự phát triển thể lực chuyên môn
môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam học viên trường Đại học Phòng
cháy chữa cháy
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, giáo án giảng dạy của Khoa Quân sự,
võ thuật, thể dục thể thao - Trường Đại học PCCC, tôi xây dựng tiến trình giảng
dạy phát triển TLCM cho nhóm TN. Trong thời gian thực nghiệm tôi lần lượt áp
dụng 23 bài tập phát triển TLCM môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam
học viên trường Đại học PCCC theo tiến trình giảng dạy đã được xây dựng.
Phân phối tiến trình tập luyện bảo đảm phù hợp các bài tập được lựa chọn bảo
đảm mang tính khách quan, khoa học. Nhằm bảo đảm mục tiêu chung của
nghiên cứu và vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy cho khách thể. Quá trình
thực nghiệm sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song trình tự đơn,
khách thể là nam học viên học tại trường. Khách thể được lựa chọn ngẫu nhiên,
gồm 2 nhóm: nhóm ĐC gồm 30 nam học viên tập luyện theo chương trình, kế
hoạch, giáo án cũ trước đây và nhóm TN gồm 30 nam học viên tập luyện theo
các bài tập mới được lựa chọn. Thời gian TN số buổi tập 2 nhóm là như nhau.
Trước và sau khi TN có kiểm tra bằng các test đánh giá TLCM, nhằm xác định
tính hiệu quả các bài tập đã ứng dụng TN.
Tiến trình tập luyện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021, tập luyện 2 buổi
trên tuần, mỗi buổi 4 tiết, thời gian tập mỗi buổi là 180 phút cho khách thể
nghiên cứu. Với tổng số 23 giáo án được soạn phù hợp với nhóm TN, nội dung
các giáo án tập trung vào các bài tập lựa chọn đảm bảo phát triển các tố chất thể
lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo. Các bào tập được sắp
xếp luân phiên tương ứng với nhiệm giảng dạy trong từng giáo án bảo đảm các
nguyên tắc của quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện quân sự. Thời gian
thực nghiệm khách thể nghiên cứu được quản lý chặt chẽ từng nhóm, loại trừ
yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giảng dạy chỉ còn lại sự tác động của các bài
tập đến từng nhóm nghiên cứu.
2.2.2. Lựa chọn các test đánh giá phát triển TLCM môn chiến thuật
chiến đấu cá nhân cho nam học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
Qua bước phân tích, tổng hợp tài liệu chuyên môn và phỏng vấn đề tài
đã lựa chọn được 05 test để kiểm tra, đánh giá TLCM môn chiến thuật chiến đấu
cá nhân cho nam học viên trường Đại học PCCC bao gồm: đeo súng AK bật xa
tại chỗ (cm), cầm súng AK chạy 100m (giây), vác súng AK chạy 1500m (giây),
nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần), cầm súng AK chạy con thoi 4 x 10m (giây).
Để xác định độ tin cậy các test đã được chọn qua phỏng vấn, đề tài tiến
hành kiểm tra các test qua 2 lần. Lần kiểm tra thứ nhất cách lần kiểm tra thứ hai
7 ngày, trong điều kiện kiểm tra của 2 lần lập test đều được bảo đảm như nhau.
Kết quả đề tài đã lựa chọn được 05 test đảm bảo độ tin cậy dùng để đánh giá sự
phát triển TLCM môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam học viên trường
Đại học PCCC được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2. Hệ số tương quan cặp các test đánh giá trình độ TLCM môn
chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam học viên trường Đại học PCCC
Kết quả
TT Test kiểm tra Lần 1 Lần 2
r P
( x̄±δ ) ( x̄±δ )
1 Đeo súng AK bật xa tại chỗ
243.33±5.85 243.06±6.94 0.83 <0.05
(cm)
2 Cầm súng AK chạy 100m
14.60±0.73 14.69±0.58 0.81 <0.05
(giây)
3 Vác súng AK chạy 1500m
420.75±1.08 420.72±1.12 0.85 <0.05
(giây)
4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây
17.33±1.39 17.83±1.31 0.88 <0.05
(lần)
5 Cầm súng AK chạy con thoi
10.71±0.17 10.65±0.09 0.92 <0.05
4 x 10m (giây)
.........................................................Kết quả ở bảng 2 cho thấy hệ số tương quan (r) c
test đều đạt từ 0.81 - 0.92 với P <0.05. Vậy theo lý thuyết đo lường TDTT 5/5
test đều đủ độ tin cậy để đưa vào đo lường.
Để kiểm nghiệm tính thông báo của các test nghiên cứu, chúng tôi tiến hành
tính hệ số tương quan giữa kết quả của các test thu được qua kiểm tra so với kết quả
kiểm tra chiến thuật chiến đấu cá nhân của nam học viên. Kết quả được trình bày ở
bảng 3.
Bảng 3. Hệ số tương quan giữa thành tích các test đánh giá TLCM với kết
quả kiểm tra chiến thuật chiến đấu cá nhân của nam học viên trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy (n=30)
Hệ số tương quan
TT Test
r P
1 Đeo súng AK bật xa tại chỗ (cm) 0.715 <0.05
2 Cầm súng AK chạy 100m (giây) 0.749 <0.05
3 Vác súng AK chạy 1500m (giây) 0.726 <0.05
4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 0.733 <0.05
5 Cầm súng AK chạy con thoi 4 x 10m (giây) 0.71 <0.05
Qua bảng 3 ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều có hệ số tương quan r từ 0.71
đến 0.749 với P <0.05. Theo lý thuyết đo lường TDTT, thì 5/5 test trên đều có
tính thông báo cao đối với việc đánh giá TCM cho nam học viên học chiến thuật
chiến đấu cá nhân trường Đại học PCCC
2.2.3. Đánh giá hiệu quả của một số bài tập đến sự phát triển thể lực
chuyên môn môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam học viên trường
Đại học Phòng cháy chữa cháy
Trước khi thực nghiệm chúng tôi sử dụng 05 test để đánh giá TLCM của
nhóm TN và nhóm ĐC, kết quả được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Kết quả kiểm tra TLCM môn chiến thuật chiến đấu cá nhân
của nam học viên giữa nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm

TT Test Nhóm TN Nhóm ĐC


ttính P
(n=30) (n=30)
X δ X δ
1 Đeo súng AK bật xa tại
245.53 4.98 244.33 5.08 0.92 >0.05
chỗ (cm)
2 Cầm súng AK chạy
14.55 0.3 14.65 0.39 1.11 >0.05
100m (giây)
3 Vác súng AK chạy
420.23 0.35 420.35 0.43 1.20 >0.05
1500m (giây)
4 Nằm ngửa gập bụng 30
17.54 0.64 17.33 0.60 1.31 >0.05
giây (lần)
5 Cầm súng AK chạy con
10.65 0.59 10.63 0.39 1.20 >0.05
thoi 4 x 10m (giây)
Từ kết quả thu được ở bảng 4, cho thấy, kết quả kiểm tra ban đầu ở các
test lựa chọn giữa 2 nhóm TN và ĐC đều có ttính< tbảng = 2.042 ở ngưỡng xác suất
P >0.05. Điều này chứng tỏ rằng, hai nhóm không có sự khác biệt về thành tích
trước khi vào thực nghiệm hay nói cách khác là trước khi tiến hành thực nghiệm
thì TLCM của 2 nhóm là đồng đều nhau.
Sau thời gian 3 tháng thực nghiệm, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả của
một số bài tập phát triển TLCM môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam
học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã lựa chọn: Đề tài tiến hành
đánh giá TLCM giữa nhóm TN và nhóm ĐC, tính nhịp độ tăng trưởng các chỉ
tiêu đánh giá trình độ TLCM cho nam học viên học môn chiến thuật chiến đấu
cá nhân, kết quả thu được ở bảng 5, 6, 7.
Bảng 5. So sánh TLCM môn chiến thuật chiến đấu cá nhân của nam
học viên giữa nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm

TT Test Nhóm TN Nhóm ĐC


ttính P
(n=30) (n=30)
X δ X δ
1 Đeo súng AK bật xa tại
252.53 7.84 247.32 4.06 3.23 <0.05
chỗ (cm)
2 Cầm súng AK chạy
14.27 0.5 14.62 0.61 2.46 <0.05
100m (giây)
3 Vác súng AK chạy
419.62 0.66 420.12 0.84 2.56 <0.05
1500m (giây)
4 Nằm ngửa gập bụng 30
18.84 1.28 18.03 1.24 2.49 <0.05
giây (lần)
5 Cầm súng AK chạy
10.4 0.11 10.61 0.12 7.24 <0.05
con thoi 4 x 10m (giây)
Bảng 6. Kết quả so sánh tự đối chiếu các Test đánh giá TCM trước và sau
thực nghiệm của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu
Nhóm ĐC Nhóm TN
TT Test (n = 30) t (n = 30) t P
Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
Đeo súng AK
244.335.0 247.324.0 245.534. 252.537.
1 bật xa tại chỗ 2.43 4.12 <0.05
8 6 98 84
(cm)
Cầm súng AK
2 chạy 100m 14.650.39 14.620.61 0.22 14.550.3 14.270.5 2.80 <0.05
(giây)
Vác súng AK
420.350.4 420.120.8 420.230. 419.620.
3 chạy 1500m 1.33 4.49 <0.05
3 4 35 66
(giây)
Nằm ngửa gập
17.540.6 18.841.2
4 bụng 30 giây 17.330.6 18.031.24 2.80 3.83 <0.05
4 8
(lần)
Cầm súng AK
10.650.5 10.400.1
5 chạy con thoi 10.630.39 10.610.12 0.27 2.28 <0.05
9 1
4 x 10m (giây)

Bảng 7. So sánh nhịp độ tăng trưởng TLCM môn chiến thuật chiến đấu cá
nhân của nam HV giữa nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm
Wthực Wđối
Chênh
TT Test nghiệm chứng
lệch
(%) (%)
1 Đeo súng AK bật xa tại chỗ (cm) 1.21 2.81 1.6
2 Cầm súng AK chạy 100m (giây) 0.20 1.94 1.74
3 Vác súng AK chạy 1500m (giây) 0.05 0.14 0.09
4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 3.96 7.15 3.19
5 Cầm súng AK chạy con thoi 4 x 10m (giây) 0.18 2.37 2.19
Từ kết quả thu được ở các bảng 5 đến 7 cho thấy:
- Ở tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá TLCM của 2 nhóm TN và ĐC
thành tích của 2 nhóm đã có sự khác biệt rõ rệt, t tính đều > tbảng = 2.042 ở ngưỡng
xác suất P < 0.05.
- Khi so sánh bằng phương pháp tự đối chiếu đối với tất cả các nội dung
kiểm tra đánh giá trình độ TLCM sau thời gian thực nghiệm 3 tháng của 2 nhóm
TN và ĐC cho thấy, ở nhóm TN đã có sự khác biệt rõ rệt ở cả 5 test (ttính đều > t-
bảng = 2.042 ở ngưỡng xác suất P < 0.05), còn ở nhóm ĐC có 2/5 test có sự khác

biệt. Về sự khác biệt này thì nhóm thực nghiệm có sự khác biệt lớn hơn hẳn so
với nhóm đối chứng. Khi so sánh nhịp tăng trưởng của nhóm TN cũng lớn hơn
hẳn so với nhóm ĐC. Điều đó cho thấy, sau thời gian TN 3 tháng việc ứng dụng
các phương tiện giảng dạy cũng như hệ thống các bài tập mà đề tài lựa chọn, đã
tỏ rõ tính hiệu quả trong việc phát triển TLCM nôn chiến thuật chiến đấu cá
nhân cho nam học viên trường ĐH PCCC là rất lớn.
3. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu tôi đi đến những kết luận sau:
Đã lựa chọn được 23 bài tập và hiệu quả 23 bài tập ảnh hưởng đến sự phát
triển TLCM môn chiến thuật chiến đấu cá nhân cho nam học viên trường Đại
học PCCC.
Kết quả TN cho thấy nhóm TN phát triển hơn nhóm ĐC qua các test đánh
giá TLCM có ý nghĩa thống kê đã khẳng định tính ưu việt và hiệu quả 23 bài
tập trong việc nâng cao TLCM cũng như thể lực cho nam học viên trường Đại
học PCCC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công an (2006), Giáo trình giáo dục quốc phòng, Nxb Công an
nhân dân.
2. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb TDTT Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb
TDTT Hà Nội.

You might also like