You are on page 1of 60

NHẬP MÔN QHXD

GV: Nghiêm Quốc Cường


CƠ SỞ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Giới thiệu môn học

Vai trò:
Môn học cơ sở thiết kế quy hoạch xây dựng (QHXD) có
vai trò quan trọng đối với sinh viên trong quá trình học tập.
Vị trí môn học:
Trước khi bước vào lý thuyết QHXD.
Kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên:
- Giúp sinh viên nắm được các khái niệm về QHXD;
- Giúp sinh viên nắm được Mục tiêu, Nhiệm vụ của
QHXD;
- Giúp sinh viên nắm được các loại đồ án và các bản vẽ
trong QHXD;
Quan hệ với các học phần khác trong chương trình đào tạo:
Là cơ sở bước vào học các môn học lý thuyết QHXD,
phương pháp lập đồ án quy hoạch và các môn học liên quan về
QHXD.
NHẬP MÔN QHXD
Nội dung học phần

Chương 1. Các thuật ngữ cơ bản trong


QHXD

Chương 2. Các loại đồ án trong QHXD.

2.1- Quy hoạch vùng

2.2- Quy hoạch chung

2.3- Quy hoạch phân khu

2.4- Quy hoạch chi tiết.

2.5- Thiết kế đô thị riêng

2.6 -Quy hoạch nông thôn


CƠ SỞ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Nội dung học phần

Chương 3. Các Bản vẽ cơ bản trong đồ án


quy hoạch xây dựng.

3.1. Các Bản vẽ đồ án Quy hoạch vùng

3.2. Các Bản vẽ đồ án Quy hoạch chung

3.3. Các Bản vẽ đồ án Quy hoạch phân khu

3.4. Các Bản vẽ đồ án Quy hoạch chi tiết

3.5. Các Bản vẽ đồ án Thiết kế đô thị riêng

3.6. Các Bản vẽ đồ án Quy hoạch nông thôn


NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch (Luật Quy hoạch)

Là việc sắp xếp, phân bố không


gian các hoạt động kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh gắn liền với phát
triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh
thổ xác định để sử dụng hiệu quả các
nguồn lực của đất nước phục vụ mục
tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ
xác định.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Mục tiêu của Quy hoạch xây dựng:


- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết
xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc
phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội;
- Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều
kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công
nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển;
- Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn
các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi
trường, di sản văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, cảnh quan thiên
nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc;
- Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu
tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong
đô thị, điểm dân cư nông thôn.
NHẬP MÔN QHXD
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUY HOẠCH QUỐC GIA
 CP tổ chức lập QH, thành
Quy hoạch tổng thể Quốc lập HĐ thẩm định NN Quy hoạch có tính chất
1  QH phê duyệt QH tổng thể kỹ thuật – chuyên ngành
gia
QG; QH sử dụng đất QG; QH
không gian biển QG CỤ THỂ HÓA:
Quy hoạch cấp Quốc gia;
QH Sử QH không QH  Bộ ngành tổ chức lập, thẩm Quy hoạch Vùng;
dụng gian Biển Ngành định Quy hoạch Tỉnh.
đất QG QG QG  TTCP phê duyệt

QUY HOẠCH XÂY DỰNG


 TTCP chỉ đạo tổ chức lập
QH, thành lập HĐ thẩm
2 Quy hoạch Vùng định NN
 TTCP phê duyệt QH vùng QHXD
 UBND cấp tỉnh tổ chức lập
Vùng liên huyện.
 Bộ KHĐT thẩm định
3 Quy hoạch Tỉnh  TTCP phê duyệt
QHXD
Vùng huyện.
Theo quy định của pháp luật
4 QH Đô thị - Nông thôn xây dựng và pháp luật về quy QHXD
hoạch đô thị
khu chức năng.

QH Đơn vị Hành chính – Quy định tại luật đơn vị hành


Kinh tế Đặc biệt chính – kinh tế đặc biệt
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch tổng thể quốc gia (Luật Quy


hoạch)

Là quy hoạch cấp quốc gia, mang


tính chiến lược theo hướng phân vùng và
liên kết vùng của lãnh thổ bao gồm đất
liền, các đảo, quần đảo vùng biển và vùng
trời; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu
hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ
môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng
phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc
phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch không gian biển quốc gia


(Luật Quy hoạch)

Là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể


hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về
phân vùng chức năng và sắp xếp, phân
bố hợp lý không gian các ngành, linh vực
trên vùng đất ven biển, các đảo, quần
đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia của Việt Nam.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia (Luật


Quy hoạch)

Là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể


hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về
phân bổ và khoanh vùng đất đai cho
các ngành, linh vực và các địa phương
trên cơ sở tiềm năng đất đai.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch ngành quốc gia (Luật Quy


hoạch)

Là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể


hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo
ngành trên cơ sở kết nối các ngành, các
vùng có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử
dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo
tồn đa dạng sinh học.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch vùng (Luật Quy hoạch)

Là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch


tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian
các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư
nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu
hạ tầng, nguồn nước lưu vực song, sử dụng
tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở
kết nối các tỉnh.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch tỉnh (Luật Quy hoạch)

Là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở
cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống
đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch
vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (ĐKKT)


(Luật Quy hoạch)
Có một số đặc điểm sau:
- Thường là các vùng đất có địa vị đặc biệt về mặt lịch sử,
chính trị hoặc thuận lợi cho phát triển kinh tế;
- Được thành lập vì mục đích chính trị, lịch sử, hoặc kinh
tế;
- Do cơ quan Trung ương trực tiếp quản lý hoặc được trao
các quy chế quản lý hoặc tự trị khác biệt với các đơn vị
hành chính - lãnh thổ thông thường, tùy thuộc vào tính
chất của từng loại đặc khu.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch có tính chất kỹ thuật,


chuyên ngành (Luật Quy hoạch)

Là quy hoạch cụ thể hóa


quy hoạch tổng thể quốc gia, quy
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

1 QHXD vùng liên huyện

2 QHXD vùng huyện

3 QHXD khu chức năng


NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch xây dựng vùng liên


huyện, vùng huyện

Là việc tổ chức hệ thống đô


thị, nông thôn, khu chức năng và hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội trong địa giới hành
chính của liên huyện, một huyện
trong tỉnh phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trong từng thời
kỳ.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch xây dựng khu chức


năng

Là việc tổ chức không gian kiến


trúc, cảnh quan, hệ thống công trình
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
trong phạm vi một khu chức năng.

QH chung
QH phân khu QH chi tiết
Tỷ lệ 1/10.000
Tỷ lệ 1/2.000 Tỷ lệ 1/500
Tỷ lệ 1/5.000
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch đô thị (Luật QH)

Là việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ
thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho
người dân sống trong đô thị. Được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
NHẬP MÔN QHXD
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

QH phân khu
Tỷ lệ 1/5.000
QH chi tiết
QH chung Tỷ lệ 1/500
Tỷ lệ 1/2.000

TP trực thuộc
TP Thị xã Thị trấn,
Trung Ương
Tỷ lệ 1/50.000
trực thuộc Tỉnh Đô thị loại V
Tỷ lệ 1/25.000 Tỷ lệ 1/5.000
Tỷ lệ 1/25.000
Tỷ lệ 1/10.000 Tỷ lệ 1/2.000
Tỷ lệ 1/10.000
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch chung (Luật QHĐT


2009)

Là việc tổ chức không gian, hệ


thống các công trình hạ tầng kỹ
thuật, công trình hạ tầng xã hội và
nhà ở cho một đô thị phù hợp với
sự phát triển kinh tế - xã hội của đô
thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
phát triển bền vững.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch phân khu (Luật


QHĐT 2009)

Là việc phân chia và


xác định chức năng, chỉ tiêu
sử dụng đất quy hoạch đô thị
của các khu đất, mạng lưới
công trình hạ tầng kỹ thuật,
công trình hạ tầng xã hội
trong một khu vực đô thị,
nhằm cụ thể hóa nội dung
quy hoạch chung.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch chi tiết (Luật


QHĐT 2009)

Là việc phân chia và xác


định chỉ tiêu sử dụng đất quy
hoạch đô thị, yêu cầu quản lý
kiến trúc, cảnh quan của từng
lô đất; bố trí công trình hạ
tầng kỹ thuật, công trình hạ
tầng xã hội nhằm cụ thể hóa
nội dung của quy hoạch phân
khu hoặc quy hoạch chung.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Thiết kế đô thị

Là một nội dung của đồ án


QH đô thị, trong trường hợp khu
vực đô thị đã cơ bản ổn định
chức năng sử dụng của các lô
đất thì phải lập đồ án thiết kế đô
thị riêng để làm cơ sở quản lý
đầu tư xây dựng và cấp phép xây
dựng.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Quy hoạch nông thôn (Luật QH)

Là việc tổ chức không gian, sử


dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông
thôn.

QH chi tiết điểm


QH chung xã
Tỷ lệ 1/10.000
dân cư nông
Tỷ lệ 1/5.000
thôn
Tỷ lệ 1/500
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Vùng (Luật QH)

Là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia bao


gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
lân cận gắn với một số lưu vực sông hoặc có sự
tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
lịch sử, dân cư, kết cấu hạ tầng và có mối quan hệ
tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với nhau.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Khu chức năng:


1. Khu kinh tế
2. Khu công nghiệp
3. Khu chế xuất
4. Khu công nghệ cao
5. Khu du lịch
6. Khu nghiên cứu,
đào tạo
7. Khu TDTT
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Điểm dân cư nông thôn (Luật XD)

Là nơi cư trú tập trung của nhiều


hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản
xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội
khác trong phạm vi một khu vực nhất
định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng,
ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi
chung là thôn) được hình thành do điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,
văn hoá, phong tục, tập quán và các
yếu tố khác.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Đô thị (Luật QHĐT 2009)

- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh


sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông
nghiệp.

- Là trung tâm chính trị, hành chính,


kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có
vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của
quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một
địa phương.

- Bao gồm nội, ngoại thành của Thành


phố; nội, ngoại thị của Thị xã; Thị trấn.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

6 loại đô thị

- Đô thị loại Đặc biệt (TP)

- Đô thị Loại I (TP)

- Đô thị Loại II (TP)

- Đô thị Loại III (TP, Thị Xã)

- Đô thị Loại IV (Thị Xã)

- Đô thị Loại V (Thị trấn)


NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Đô thị mới (Luật QHĐT 2009)

Là đô thị dự kiến hình thành trong tương


lai theo quy hoạch hệ thống đô thị và
nông thôn, được đầu tư xây dựng từng
bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy
định của pháp luật.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Khu đô thị mới (Luật QHĐT 2009)

Là một khu vực trong đô thị, được đầu tư


xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Đất xây dựng đô thị


Đất dành để xây dựng các
chức năng đô thị (gồm cả hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị)
bào gồm đất dân dụng và đất
ngoài dân dụng. Gồm 5 loại:
1. Đất công nghiệp,
2. Đất kho tàng,
3. Đất dân dụng,
4. Đất giao thông đối ngoại,
5. Đất đặc biệt.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Đất dân dụng

Đất để xây dựng các công trình chủ


yếu phục vụ các hoạt động dân
dụng bao gồm: đất đơn vị ở hoặc
đất ở tại đô thị, đất công trình dịch
vụ - công cộng đô thị, đất cây xanh
công cộng đô thị và đất hạ tầng kỹ
thuật đô thị.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Khu vực phát triển đô thị

Khu vực được xác định để đầu tư phát triển


đô thị trong một giai đoạn nhất định. Bao
gồm:

1. Khu vực phát triển đô thị mới,

2. Khu vực phát triển đô thị mở rộng,

3. Khu vực cải tạo,

4. Khu vực bảo tồn,

5. Khu vực tái thiết đô thị,

6. Khu vực có chức năng chuyên biệt.


NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Đơn vị ở

Khu chức năng cơ bản của đô thị chủ yếu


phục vụ nhu cầu ở bao gồm:

1. Các nhóm nhà ở

2. Các công trình dịch vụ công cộng

3. Cây xanh công cộng

4. Đường giao thông và bãi đỗ xe.


NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Nhóm nhà ở

Tổ hợp các công trình nhà ở có không gian


công cộng sử dụng chung. Bao gồm:

- Nhà ở;

- Vườn hoa, sân chơi;

- Đường nội bộ và bãi đỗ xe;


NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Nhà ở riêng lẻ
Nhà ở được xây dựng trên thửa đất riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của
tổ chức, hộ gia đình, các nhân, bao gồm: Biệt thự; Nhà ở liền kề;Nhà ở độc lập.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Nhà chung cư
Nhà ở có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần
sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng
chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Đất sử dụng hỗn hợp

Đất xây dựng nhà, công trình hỗn hợp


hoặc được sử dụng cho một số mục địch
được xác định.

- Công trình hỗn hợp: Công trình có các


chức năng sử dụng khác nhau.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Đất cây xanh đô thị


Bao gồm:
- Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị là đất công viên, vườn hoa, sân chơi, đảm bảo tiếp
cận của người dân;
- Đất cây xanh sử dụng hạn chế là đất cây xanh được trồng trong khuôn viên các công trình, công
viên chuyên đề do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng;
- Đất cây xanh chuyên dụng là đất các loại cây xanh trong vườn ươm, đất cây xanh phục vụ nghiên
cứu, đất cây xanh cách ly.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở


Bao gồm công viên, vườn hoa, sân chơi phục vụ cho nhu cầu và
đảm bảo khả năng tiếp cận của mọi người dân trong đơn vị ở.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Kiến trúc đô thị (Luật QHĐT 2009)

Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc,
kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của
chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Không gian đô thị (Luật QHĐT 2009)

Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt
nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Cảnh quan đô thị (Luật QHĐT 2009)

Là không gian cụ thể có nhiều hướng


quan sát ở trong đô thị như không gian trước
tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật,
vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù
lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển,
mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và
không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Hệ thống Hạ tầng xã hội


- Hệ thống dịch vụ công cộng: y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại…;
- Hệ thống công viên, vườn hoa, sân chơi; Các hệ thống hạ tầng xã hội khác.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch

Là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể
cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất,
chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

- Mật độ xây dựng thuần: là tỷ lệ diện


tích chiếm đất của các công trình kiến
trúc chính trên diện tích lô đất (không
bao gồm diện tích chiếm đất của các
công trình ngoài trời như tiểu cảnh
trang trí, bể bơi, bãi (sân) đỗ xe, sân
thể thao, nhà bảo vệ, lối lên xuống, bộ
phận thông gió tầng hầm có mái che
và các công trình hạ tầng kỹ thuật
khác).
- Mật độ xây dựng gộp của một khu
vực đô thị: là tỷ lệ diện tích chiếm đất
của các công trình kiến trúc chính trên
diện tích toàn khu đất (diện tích toàn
khu đất có thể bao gồm cả: sân,
đường, các khu cây xanh, không gian
mở và các khu vực không xây dựng
công trình).
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Hệ số sử dụng đất – FAR (Floor Area Ratio)


Tỷ lệ của tổng diện tích sàn của công trình gồm cả tầng hầm (trừ các diện tích
sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn và đỗ xe của
công trình) trên tổng diện tích lô đất.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Chỉ giới đường đỏ


Đường ranh giới giữa phần đất xây dựng
công trình và phần đất dành cho đường
giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ
thuật, không gian công cộng khác.

Chỉ giới xây dựng


Đường giới hạn cho phép xây dựng công
trình trên thửa đất.

Khoảng lùi
Khoảng không gian giữa chỉ giới đường
đỏ và chỉ giới xây dựng.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT)


Khoảng cách tối thiểu để đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn, môi
trường của nguồn phát sinh ô nhiễm (hoặc nhà, công trình bao chứa nguồn
phát sinh ô nhiễm).
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật


1. Giao thông;
2. Cung cấp năng lượng: Điện,
xăng dầu, khí đốt…;
3. Chiếu sáng công cộng;
4. Thông tin liên lạc;
5. Cấp nước;
6. Thoát nước và xử lý nước thải;
7. Quản lý chất thải rắn;
8. Vệ sinh công cộng;
9. Nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở
hỏa táng;
10. Hạ tầng kỹ thuật khác.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Hành lang bảo vệ an toàn


Khoảng không gian tối thiểu về chiều rộng, chiều dài và chiều cao, chạy
dọc hoặc bao quanh công trình hạ tầng kỹ thuật.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Tuy-nen kỹ thuật
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
theo tuyến có kích thước lớn đủ
để đảm bảo cho con người có thể
thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt,
sửa chữa và bảo trì các thiết bị,
đường ống kỹ thuật.

Hào kỹ thuật
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
theo tuyến có kích thước nhỏ để
lắp đặt các đường dây, cáp và các
đường ống kỹ thuật.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Hạ tầng kỹ thuật khung

(Luật QHĐT 2009)

Là hệ thống các công trình hạ


tầng kỹ thuật chính cấp đô thị, bao
gồm các trục giao thông, tuyến truyền
tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp
nước, tuyến cống thoát nước, tuyến
thông tin viễn thông và các công trình
đầu mối kỹ thuật.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Không gian ngầm (Luật QHĐT 2009)

Là không gian dưới mặt đất được quy hoạch để sử dụng cho mục đích
xây dựng công trình ngầm đô thị.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Nhiệm vụ quy hoạch

Là các yêu cầu về nội dung nghiên


cứu và tổ chức thực hiện, được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để
lập đồ án quy hoạch.
CƠ SỞ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Đồ án quy hoạch

Là tài liệu thể hiện nội dung của


quy hoạch xây dựng, bao gồm các bản
vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định
quản lý theo quy hoạch.
NHẬP MÔN QHXD
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Thời kỳ quy hoạch (Luật QH)

Là khoảng thời gian được xác định để


làm cơ sở dự báo, tính toàn các chỉ tiêu kinh tế
- xã hội cho việc lập quy hoạch.

- Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch


thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10
năm

- Tầm nhìn của QH cấp quốc gia là 30-50


năm

- Tầm nhìn của QH vùng và QH Tỉnh là 20-


30 năm
CƠ SỞ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Chương 1- Các thuật ngữ cơ bản trong QHXD

Rà soát quy hoạch đô thị (Luật QHĐT 2009)


Là khoảng thời gian định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực
hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội
trong từng giai đoạn.
- QHXD vùng 10 năm
- QH chung 5 năm
- QH phân khu 5 năm
- QH chi tiết 3 năm
CƠ SỞ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Chương 3. Các Bản vẽ cơ bản trong đồ án quy hoạch xây dựng

SINH VIÊN LÀM BÀI TẬP

BÁO CÁO

(NHÓM 02 NGƯỜI)

You might also like