You are on page 1of 17

BÀI 3

ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA


ROTOR DÂY QUẤN

I. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM


 Củng cố các kiến thức cơ bản về động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây
quấn; phân biệt với động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc: nguyên tắc
hoạt động của động cơ, dòng điện khởi động, đặc tính làm việc.

 Thực nghiệm đo đạc tỷ số dây quấn stator/ rotor, từ đó tính toán các thông số
mạch tương đương động cơ.

 Thực nghiệm đo đạc đặc tuyến cơ và dòng điện khởi động của động cơ khi
thay đổi điện trở cuộn dây rotor.

II. CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM


Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn (slip ring induction motor):

Hình 3. 1 – Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn

57
Về mặt cấu tạo, động cơ không đồng bộ rotor dây quấn chỉ khác với động cơ rotor lồng
sóc ở phía rotor; với động cơ rotor dây quấn, dây quấn ba pha trong các rãnh rotor sẽ
được nối đến ba vành trượt, thông qua các chổi than và được nối đến các biến trở công
suất được lắp ở bên ngoài động cơ khi tiến hành mở máy.

Theo mối quan hệ công suất bên trong máy đồng bộ, khi tăng giá trị điện trở rotor, các
giá trị moment mở máy và hệ số công suất sẽ tăng; dòng mở máy của động cơ sẽ giảm.
Sau khi mở máy động cơ, do điện trở rotor tăng, tổn hao trên rotor sẽ tăng, và hiệu suất
động cơ sẽ giảm, nên lúc này cần nối tắt dần các giá trị điện trở rotor khi vận hành.

Động cơ KĐB rotor dây quấn thường được sử dụng khi yêu cầu moment mở máy lớn
như các hệ nâng chuyển,… Một ưu điểm nữa của động cơ loại này là có thể thay đổi tốc
độ trong phạm vi khá rộng. Tuy nhiên nhược điểm chính của động cơ là kết cấu phức
tạp hơn nhiều so với động cơ rotor lồng sóc, dễ hư hỏng, phải bảo trì thường xuyên và
giá thành cũng cao hơn; không phổ biến trong dân dụng.

Thí nghiệm 1. THÍ NGHIỆM DC

Mục tiêu: Xác định giá trị nội trở các cuộn dây của động cơ và máy phát.

Phương pháp: Khi làm việc với nguồn một chiều (nguồn DC), các giá trị cảm
kháng của cuộn dây được bỏ qua lúc xác lập. Lúc này, đo dòng điện (I) và điện áp trên
V
cuộn dây (V), giá trị nội trở của cuộn dây được tính: R  .
I

Thực hiện: Cấp nguồn điện một chiều vào cuộn dây cần đo nội trở, sử dụng đồng
hồ một chiều đo dòng điện qua cuộn dây và điện áp trên hai đầu cuộn dây.

Thí nghiệm 2. THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI

Mục tiêu: Xác định tổn hao không tải và dòng không tải của động cơ

Phương pháp: Xét mạch tương đương của động cơ KĐB khi không tải như sau:

58
Khi động cơ không tải,
độ trượt s xấp xỉ giá trị 0 nên
phía rotor có giá trị dòng
điện khá nhỏ, xấp xỉ 0, công
suất thu được khi không tải
sẽ cân bằng với tổn hao trên
dây quấn stator; tổn hao cơ do ma sát, quạt gió trên trục động cơ, cũng như tổn hao lõi
thép trong máy.

Thực hiện: Cấp điện áp ba pha đối xứng, ở tần số định mức với trị số điện áp
nguồn bằng định mức đặt vào dây quấn stator; phía rotor không nối với điện trở bên
ngoài, các vành trượt được nối tắt với nhau.

Thí nghiệm 3. THÍ NGHIỆM KHÓA ROTOR (THÍ NGHIỆM NGẮN MẠCH)
Mục tiêu: Xác định tổn hao ngắn mạch và điện áp ngắn mạch. Kết hợp với thí
nghiệm không tải và thí nghiệm xác định tỷ số cuộn dây để tính toán các thông số trên
mạch tương đương chính xác của động cơ.

Phương pháp: Xét mạch tương đương của động cơ khi khóa rotor như sau:

Hình 3. 2 – Mạch tương đương động cơ khi thí nghiệm khóa rotor

Thực hiện: Cấp điện áp ba pha đối xứng, ở tần số nguồn định mức đặt vào dây
quấn stator, giữ rotor đứng yên, tăng điện áp cấp vào stator sao cho dòng điện trên stator
đạt giá trị dòng điện định mức.
Nếu bỏ qua dòng từ hóa khi làm thí nghiệm ngắn mạch, điện kháng ngắn mạch ở tần số
định mức là X n  X1  X 2' . Chọn tỉ lệ giữa hai thành phần điện kháng là 50% - 50%. Điện

kháng từ hóa tính từ thí nghiệm không tải và thí nghiệm ngắn mạch là: X M  X n  X1 .

59
Thí nghiệm 4. THÍ NGHIỆM CÓ TẢI

Mục tiêu: Xây dựng đặc tính cơ của động cơ khi thay đổi giá trị điện trở rotor.

Phương pháp: Đặc tính cơ của động cơ khi thay đổi giá trị điện trở rotor (Hình
7.5). Khi thay đổi giá trị điện trở rotor, đặc tính cơ sẽ thay đổi theo chiều hướng dịch
sang phía bên trái, đặc tính cơ ít dốc hơn

Thực hiện: Dùng máy phát điện một chiều làm tải cho động cơ không đồng bộ;
khi thay đổi dòng phần ứng của máy phát một chiều, tải của động cơ không đồng bộ
thay đổi.

Hình 3. 3 – Họ đặc tính cơ khi thay đổi điện trở rotor

Thí nghiệm 5. THÍ NGHIỆM KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ

Mục tiêu: Xác định dòng điện khởi động khi thay đổi giá trị điện trở rotor.

Phương pháp: Theo mạch tương đương của động cơ không đồng bộ ba pha, khi
thay đổi giá trị điện trở rotor, thì giá trị dòng điện khởi động sẽ thay đổi theo. Dòng khởi
động của động cơ được tính theo biểu thức:

Do đó, khi điện trở r2 tăng lên, dòng điện khởi động sẽ giảm xuống.

60
Thực hiện: Cấp điện áp ba pha đối xứng, ở tần số nguồn định mức đặt vào dây
quấn stator, rotor của động cơ được nối với điện trở ba pha bên ngoài thông qua vành
trượt và chổi than; trục quay tự do và không kéo bất kỳ tải cơ nào.

Hình 3. 4 - Thay đổi điện trở rotor dây quấn


Các công thức thường dùng trong tính toán máy không đồng bộ:

 Công suất ngõ vào: P1  3.V1.I1.PF1


ns  n 60. f
 Độ trượt: s  với ns 
ns p

 Công suất truyền qua khe hở được tính từ công suất đầu vào: Pg  P1  PRc  3.Rs .I12

 Công suất cơ đầu ra: Pm  Pg .(1  s) với Pg là công suất truyền qua khe hở không khí.

 Công suất ngõ ra P2 = Pm – Ppq (Ppq: tổn hao quay và tổn hao do ma sát, quạt gió).
P2 P
 Moment đầu ra: T2  .60  g .60
2 n 2 ns

P2 P2
 Hiệu suất:    với P  P1  P2
Pin P2  P

 Tổn hao công suất trên phía rotor: Pr  3.Rr .I r2

61
BẢNG KÝ HIỆU DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
Ký hiệu Ý nghĩa của ký hiệu Đơn vị
Rs Điện trở cuộn dây stator (trung bình trên ba pha) Ω
V1 Điện áp pha U (cuộn U1 – U2) V
V2 Điện áp pha V (cuộn V1 – V2) V
V3 Điện áp pha W (cuộn W1 – W2) V
Vp Trung bình điện áp pha trên ba pha V
V12 Điện áp dây giữa pha U – pha V (U1 – V1) V
V23 Điện áp dây giữa pha V – pha W (V1 – W1) V
V31 Điện áp dây giữa pha W – pha U (W1 – U1) V
Vd Trung bình điện áp dây V
Vxy Điện áp giữa pha x – pha y của rotor (x-y) V
Vyz Điện áp giữa pha y – pha z của rotor (x-y) V
Vzx Điện áp giữa pha z – pha x của rotor (x-y) V
Vxyz Trung bình điện áp dây của rotor V
I1 Dòng điện dây 1 A
I2 Dòng điện dây 2 A
I3 Dòng điện dây 3 A
Id Trung bình dòng điện dây A
P1 Công suất pha U (pha 1) W
P2 Công suất pha V (pha 2) W
P3 Công suất pha W (pha 3) W
P Tổng công suất ba pha W
n Tốc độ trên trục quay của động cơ vòng/phút
T2 Moment cơ ngõ ra trên trục quay N.m
PF Hệ số công suất đầu vào trung bình trên ba pha
 Hiệu suất của động cơ không đồng bộ ba pha
IDC Dòng điện phần ứng của máy phát DC A
VDC Điện áp phần ứng của máy phát DC V
Vkt Điện áp kích từ cho máy phát DC V

62
IV. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
- Bộ thí nghiệm động cơ KĐB rotor dây quấn – Máy phát DC:

- Các thiết bị đo đạc và phụ trợ trong danh mục thiết bị thí nghiệm như sau:

STT Tên thiết bị Số thứ tự thiết bị Số lượng


1 Bộ nguồn ba pha 2.a/2.b hoặc 12.b 1
2 Bộ kích từ cho máy phát DC 5.a hoặc 5.b 1
3 Thiết bị đo đa năng 1.a hoặc 1.b 1
4 Thiết bị đo tốc độ 10 1
5 Dao động ký 22 1
6 Probe đo dòng điện 23 1
7 Ampe kế DC 8.c 1
8 Volt kế DC 6.a 2
9 Bộ tải điện trở DC 13.c 1
10 Bộ điện trở ba pha gắn ngoài 21 1
11 Biến trở công suất 11 1
12 Đồng hồ đo đa năng (VOM) 19 1
13 Dây nối 24 Tùy nhu cầu

IV. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ GHI TRÊN NHÃN MÁY CỦA ĐỘNG CƠ KĐB DÂY QUẤN

Mục đích thí nghiệm: Giúp sinh viên xác định được các thông số định mức của động cơ
không đồng bộ ba pha rotor dây quấn ở chế độ đấu dây Y hoặc đấu .

63
Tiến hành thí nghiệm:

1. Sinh viên ghi nhận thông số được ghi trên nhãn máy (ghi nhận ở tần số 50Hz)

Bảng 3. 1– Bảng thông số nhãn máy thí nghiệm


Động cơ rotor dây quấn Máy phát DC
Thông số Đấu Y Đấu  Thông số Giá trị
Điện áp định mức Điện áp phần ứng định mức (VGa)
Dòng điện định mức Điện áp kích từ định mức (VGf)
Công suất định mức Dòng điện phần ứng định mức (IGa)
Tần số định mức Tốc độ định mức (n)
Tốc độ định mức Công suất đầu ra (P2)
Thứ tự bộ thí nghiệm Điện trở phần ứng (Ra)

2. Nhờ GVHD kiểm tra trước khi tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

Thí nghiệm 1. THÍ NGHIỆM DC


Mục đích thí nghiệm: Xác định giá trị nội trở cuộn dây của động cơ và máy phát.

Sơ đồ nguyên lý
R U1
A

VDC V VOM
(Vdc)

U2

Hình 3. 5 – Mạch đo giá trị điện trở cuộn dây stator

Tiến hành thí nghiệm

1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
- Nguồn VDC: MCB ở trạng thái OFF, con chạy ở vị trí MIN.
- Biến trở R: dùng VOM đo đạc, chỉnh về giá trị lớn nhất.
2. Lắp mạch như Hình 3.5.
- Sinh viên chọn giá trị cuộn dây pha U để đo đạc đầu tiên (cuộn U1 – U2).
- Thiết bị đo DC: cấp nguồn 220V.

64
3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng nguồn điện.
4. Đóng điện theo thứ tự sau:
- Khởi động khối nguồn DC.
- Nguồn điện DC: chỉnh điện áp bằng giá trị 30V thì dừng.
- Chỉnh giá trị biến trở R sao cho dòng điện thu được qua cuộn dây động cơ
(giá trị I) bằng với các giá trị trong bảng đo bên dưới thì dừng lại.
- Sử dụng VOM ở chế độ đo điện áp DC có tầm đo thích hợp đo giá trị điện áp
thu được trên hai đầu cuộn dây (giá trị V). Ghi nhận vào bảng đo.
- Tắt nguồn DC, đổi cuộn dây cần đo sang cuộn V và cuộn W.
- Lặp lại quy trình đo để được các giá trị cuộn dây ở các cuộn dây còn lại.
Bảng 3. 2 – Bảng giá trị đo cuộn dây stator
Giá trị thiết lập Iđm/6 Iđm/5 Iđm/4 Trung bình
I
Pha U V
R
I
Pha V V Rs = ………..
R
I
Pha W V
R

5. Tắt nguồn theo thứ tự sau:


- Chỉnh con chạy về vị trí MIN.
- Nguồn DC: MCB OFF.

6. Sử dụng VOM ở chế độ đo điện trở (tầm đo thích hợp), đo giá trị điện trở cuộn
dây stator và cuộn dây phần ứng của máy phát DC. Ghi nhận giá trị vào bảng sau:

Bảng 3. 3 – Bảng giá trị đo điện trở cuộn dây sử dụng VOM

Thông số đo Pha U Pha V Pha W Phần ứng MP

Giá trị ()

65
7. Nhận xét giá trị điện trở trên các pha, so sánh với lý thuyết đã học
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

8. Nhận xét giá trị điện trở bằng VOM và phương pháp đo DC.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thí nghiệm 2. THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI
Mục đích thí nghiệm: Xác định tổn hao không tải, dòng điện không tải, xác định
tỷ số k.

Sơ đồ nguyên lý
ĐC KĐB
(rotor dây quấn) x
U
L1
Thiết y
V
L2 bị đo Rotor

ba pha
L3 W z

Hình 3. 6 - Thí nghiệm không tải động cơ không đồng bộ rotor dây quấn
Tiến hành thí nghiệm
A. Đo thông số tại điện áp định mức

1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
- Cuộn dây stator: đấu Y. Cuộn dây rotor: nối tắt ba đầu x-y-z.
- Nguồn điện ba pha: con chạy MIN, CB ở trạng thái OFF.

2. Lắp mạch như Hình 3.6


- Thiết bị đo ba pha: Lắp theo sơ đồ 3P4W in trên mặt trước của thiết bị.
- Thiết bị đo: cấp nguồn 220V.

3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng nguồn điện.

4. Đóng điện theo thứ tự sau:


- Bật ON MCB ba pha.
- Chuyển đồng hồ đo ba pha sang chế độ hiển thị điện áp dây trung bình.

66
- Chỉnh nguồn điện ba pha sao cho điện áp dây trung bình bằng giá trị điện
áp định mức.

- Chờ khoảng 01 phút để ổn định các thông số trước khi ghi nhận vào Bảng
3.4

Bảng 3. 4 – Bảng số liệu đo thí nghiệm không tải tại định mức

V12 = V23 = V31 = Vd =


I1 = I2 = I3 = Id =
P1 = P2 = P3 = P =

5. Tắt nguồn theo thứ tự sau:


- Chỉnh con chạy về vị trí MIN
- Nguồn ba pha: MCB OFF.
B. Thí nghiệm đo tỷ số k

Sơ đồ nguyên lý

ĐC KĐB
(rotor dây quấn) x
U
L1
Thiết y
V V
L2 bị đo Rotor

ba pha W
L3 z

Hình 3. 7 - Thí nghiệm đo tỉ số k của động cơ rotor dây quấn


1.Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
- Cuộn dây stator: đấu Y. Cuộn dây rotor: để hở
- Nguồn điện ba pha: con chạy MIN, CB ở trạng thái OFF.
2. Lắp mạch như Hình 3.7
- Thiết bị đo ba pha: Lắp theo sơ đồ 3P4W in trên mặt trước của thiết bị.
- Thiết bị đo: cấp nguồn 220V.
- Volt kế: sử dụng VOM
3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng nguồn điện.
4. Đóng điện theo thứ tự sau:
- Bật ON MCB ba pha.
67
- Chuyển đồng hồ đo ba pha sang chế độ hiển thị điện áp dây trung bình.
- Chỉnh nguồn điện ba pha sao cho điện áp dây trung bình bằng giá trị điện
áp định mức.
- Chờ khoảng 01 phút để ổn định các thông số trước khi ghi nhận vào Bảng
3.5.
Bảng 3. 5 – Bảng số liệu đo k

Vd [V] 150 380

Vxyz [V]

k = Vd / Vxyz

Giá trị trung bình của tỷ số k = ………

5. Tắt nguồn theo thứ tự sau:


- Chỉnh con chạy về vị trí MIN
- Nguồn ba pha: MCB OFF.
6. Nhận xét giá trị k so với tỷ số biến áp
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thí nghiệm 3. THÍ NGHIỆM KHÓA ROTOR
Mục đích thí nghiệm: Xác định tổn hao và điện áp ngắn mạch của động cơ.
Sơ đồ nguyên lý: Như phần thí nghiệm không tải (Hình 3.6)
ĐC KĐB
(rotor dây quấn) x
U
L1
Thiết y
V
L2 bị đo Rotor
ba pha
L3 W z

Tiến hành thí nghiệm


1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
- Cuộn dây stator: đấu Y. Cuộn dây rotor: nối tắt ba đầu x-y-z.
- Nguồn điện ba pha: con chạy MIN, CB ở trạng thái OFF.

68
2. Lắp mạch như Hình 3.6
- Thiết bị đo ba pha: Lắp theo sơ đồ 3P4W in trên mặt trước của thiết bị.
- Thiết bị đo: cấp nguồn 220V.

3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng nguồn điện.

4. Đóng điện theo thứ tự sau:


- Bật ON MCB ba pha.
- Chuyển đồng hồ đo ba pha sang chế độ hiển thị dòng điện trung bình.
- Giữ chặt rotor.
- Chỉnh nguồn điện ba pha sao cho dòng điện dây trung bình bằng giá trị định
mức thì dừng.
- Chờ khoảng 01 phút để ổn định các thông số trước khi ghi nhận vào Bảng
3.6
Bảng 3. 6 – Bảng số liệu đo thí nghiệm khóa rotor

V12 = V23 = V31 = Vd =

I1 = I2 = I3 = Id =

P1 = P2 = P3 = P =

5. Tắt nguồn theo thứ tự sau:


- Chỉnh con chạy về vị trí MIN
- Nguồn ba pha: MCB OFF.

6. Nếu thí nghiệm khóa rotor được thí nghiệm ở dưới giá trị dòng điện định mức
thì có tính được giá trị tại giá trị dòng điện định mức không? Giải thích?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

7. Trong thí nghiệm ngắn mạch, khi rotor bị giữ chặt, nếu cấp điện áp định mức
vào phía cuộn dây rotor, thì sẽ thu được kết quả như thế nào? Tính toán giá trị dòng điện
phía stator lúc này? Nhận xét.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
69
Thí nghiệm 4. THÍ NGHIỆM CÓ TẢI
Mục đích thí nghiệm: Xây dựng đặc tuyến cơ T2= f(n) và đặc tính hiệu suất
 = f (P2) khi thay đổi giá trị điện trở rotor.

Sơ đồ nguyên lý

1L
L1
THIẾT ĐỘNG  MÁY
2L
L2 BỊ ĐO CƠ PHÁT
L3 BA PHA 3L KĐB DC Tải R

ĐC KĐB
(rotor dây quấn) x
U
1L
ĐIỆN
V y
2L Rotor TRỞ BA
PHA
3L W z

J A A

Vkt V G V
(kích từ)
RL

K H

MÁY PHÁT DC (KÍCH TỪ ĐỘC LẬP)

Hình 3. 8 - Thí nghiệm có tải động cơ không đồng bộ rotor dây quấn
Tiến hành thí nghiệm
1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
- Cuộn dây stator: đấu Y.
- Cuộn dây rotor: nối vào vị trí yêu cầu ở bảng số liệu đo.
- Nguồn điện ba pha: con chạy MIN, CB ở trạng thái OFF.
- Tải điện trở của máy phát: Toàn bộ công tắc ở trạng thái OFF.
2. Lắp mạch như Hình 3.8

70
- Thiết bị đo ba pha: Lắp theo sơ đồ 3P4W in trên mặt trước của thiết bị.
- Cấp nguồn 220V cho các thiết bị sau: Thiết bị đo ba pha, Ampe kế, Volt kế,
RPM, Rext, quạt tản nhiệt cho tải.
3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng nguồn điện.
4. Đóng điện theo thứ tự sau:
- Bật ON MCB ba pha.
- Chuyển đồng hồ đo ba pha sang chế độ hiển thị điện áp dây trung bình.
- Chỉnh nguồn điện ba pha sao cho điện áp dây trung bình bằng giá trị định
mức thì dừng. Giữ điện áp này không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm.
- Nguồn kích từ cho máy phát DC: điều chỉnh con chạy sao cho điện áp kích
từ của máy phát DC là định mức
- Chờ khoảng 01 phút để ổn định các thông số trước khi ghi nhận vào Bảng
3.7
Bảng 3. 7 – Bảng số liệu đo thí nghiệm có tải

Số tải ON 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Vị trí 3
Id
Vị trí 1
[A]
Nối tắt

Vị trí 3
P
Vị trí 1
[W]
Nối tắt

Vị trí 3
VDC
Vị trí 1
[V]
Nối tắt

Vị trí 3
IDC
Vị trí 1
[A]
Nối tắt

Vị trí 3
n
Vị trí 1
[rpm]
Nối tắt

71
Chú ý: Tăng tải bằng cách ON các công tắc theo thứ tự từ trái qua phải. Nếu muốn
giảm tải thì OFF các công tắc theo thứ tự từ phải sang trái.
5. Tắt nguồn theo thứ tự sau:
- Tắt toàn bộ tải. Tắt kích từ của máy phát
- Nguồn ba pha: chỉnh con chạy về MIN, sau đó MCB OFF.
6. Lặp lại từ bước 4 với các giá trị điện trở gắn ngoài như yêu cầu trong bảng đo.
7. Nhận xét giá trị tốc độ động cơ và công suất ngõ ra trên tải điện trở khi giá trị
điện trở rotor tăng.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thí nghiệm 5. THÍ NGHIỆM MỞ MÁY ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ
Mục đích thí nghiệm: Đo dòng điện khởi động của động cơ khi thay đổi giá trị
điện trở rotor.

Sơ đồ nguyên lý
ĐC KĐB
(rotor dây quấn) x
U
L1
ĐIỆN
V y
L2 Rotor TRỞ BA
PHA
L3 W z

Hình 3. 9 - Thí nghiệm mở máy động cơ không đồng bộ rotor dây quấn
Tiến hành thí nghiệm
1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
- Dao động ký: ở chế độ chờ bắt tín hiệu (hướng dẫn trong Phụ lục 01 tài liệu)
- Nguồn ba pha: ON CB; dùng VOM đo điện áp dây là 380V; OFF CB
2. Lắp mạch như Hình 3.9
- Stator động cơ ở dạng đấu Y, Rotor nối điện trở ba pha gắn ngoài (Rext)
- Cấp nguồn 220V cho hộp tải Rext.
3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng nguồn điện.
4. Đóng điện theo thứ tự sau:
- Dùng probe đo dòng điện kẹp vào pha L1 của nguồn cung cấp tới động cơ.
72
- ON probe dòng.
- Nguồn 3 pha: ON CB ; ghi nhận giá trị điện áp thu được trên màn hình dao
động ký (điện áp đỉnh – đỉnh Vpp)
- Tắt nguồn ba pha.
- Thực hiện lại phép đo thêm 2 lần nữa tại một giá trị điện trở.
- Thay đổi giá trị điện trở gắn ngoài, thực hiện lại phép đo.
Bảng 3. 8 - Bảng số liệu đo dòng điện khởi động
Vị trí Rext[Ω] 3 2 1 Nối tắt
Lần 1

Vpp Lần 2
[mV] Lần 3
TB
Dòng điện khởi động

6. Tắt nguồn theo thứ tự sau:


- Chỉnh con chạy về vị trí MIN
- Nguồn ba pha: MCB OFF.
7. Dựa vào độ lợi dòng điện của Probe dòng, tính toán giá trị dòng điện khởi động
của động cơ? Nhận xét so sánh với lý thuyết đã học
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
73

You might also like