You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG Mã lớp: 211_71INPR30263_09

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG Nhóm 11

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


NHẬP MÔN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

BAEMIN
NÓNG GIÒN
ĐÂY!

GVHD: PHẠM THỊ HUỆ

CHỦ ĐỀ: Nghiên cứu hoạt động PR – truyền thông của thương
hiệu BAEMIN trong giai đoạn Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam.
Đánh giá ưu điểm - hạn chế của các hoạt động PR - truyền
thông của doanh nghiệp/thương hiệu đó. Đề xuất ý tưởng cho
các hoạt động PR sắp tới của BAEMIN trong giai đoạn bình
thường mới của Việt Nam (năm 2022)

Thành phố Hồ Chì Minh, tháng 12 năm 2021


BẢNG ĐÁNH GIÁ
THÀNH VIÊN
STT MSSV
GIA

1 2173201080819 100%

2 2173201080845 98%

BAEMIN
3 2173201080873 98%

4 2173201080801 100%

5 2173201080810 98%

6 2173201080812 100%

7 2173201080851 97%

BAEMIN

8 2173201085023 100%
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
1.Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu 4
3. Giới hạn đề tài 4
4. Cơ sở lý thuyết 5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ 6
1. Giới thiệu ứng dụng BAEMIN. Tính năng của BAEMIN 6
1.1. Giới thiệu về BAEMIN 8
1.2. Tính năng của BAEMIN 9
2. Chi tiết nghiên cứu, đánh giá hoạt động PR của BAEMIN 9
2.1. Hoạt động PR của BAEMIN trước dịch 10
2.2. Hoạt động PR của BAEMIN trong giai đoạn COVID-19 11
tại Việt Nam
2.2.1. Truyền thông thương hiệu 12
2.2.2. Truyền thông nội bộ 13
2.3. Đánh giá ưu điểm - hạn chế của các hoạt động PR - 14
truyền thông của BAEMIN
3. Những kết quả đạt được nhờ hoạt động PR của BAEMIN 15
4. Ý tưởng cho các hoạt động PR mới của BAEMIN trong 16
giai đoạn bình thường mới (năm 2022)
4.1. Xác định mục tiêu truyền thông 16
4.2. Xác định đối tượng truyền thông 16
4.2.1. Phân loại thị trường theo địa lý 16
4.2.2. Phân loại thị trường theo nhân khẩu học 16
4.3. Thông điệp truyền thông 17
4.3.1. Giai đoạn Tết Dương lịch (từ giữa tháng 17
12/2021) + Tết Âm lịch (từ tháng 1/2022 đến cuối
tháng 2/2022)
4.3.2. Giai đoạn sau Tết Âm lịch (từ tháng 3/2022) 17
5. Phương thức truyền thông 18
5.1. Dạng truyền thông 18
5.2. Phương tiện truyền thông 18
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Những thương hiệu đạt được nhiều thành công thường là những công ty làm thỏa mãn
thất đầy đủ nhất và thật sự làm hài lòng những đối tượng truyền thông mục tiêu của mình.
Những công ty đó đã xem truyền thông là một triết lý của công ty chứ không phải chỉ là một
chức năng riêng biệt. Bộ phận truyền thông của công ty tham gia vào những quyết định quản
lý từ trước khi chiến dịch được lên kế hoạch và tiếp tục hoàn thành công việc của mình ngay
cả sau khi thực hiện chiến dịch. Hình ảnh tốt là thứ tài nguyên mà khi được khai thác và tận
dụng hợp lý sẽ mang lại cho công ty sức ảnh hưởng tích cực khổng lồ đối với công chúng.
Vị trí dẫn đầu thị trường sẽ thuộc về công ty nào nắm bắt được những trào lưu mới, nhu cầu
mới, phong cách sống mới và những loại hình tiếp cận công chúng mới.
Dù là "kẻ đến muộn” trên thị trường giao đồ ăn trực tuyến nhưng BAEMIN vẫn gặt
hái được rất nhiều thành công trong việc cải tiến mức độ nhận diện thương hiệu của mình và
thu hút người tiêu dùng. Thương hiệu BAEMIN được ra mắt tại Việt Nam vào năm 2019 đã
rất thành công trong việc gây thiện cảm với công chúng nhờ hình ảnh bắt mắt, thân thiện và
hiện đại. Một điều đáng khen nữa là nắm bắt tâm lý đối tượng truyền thông rất tốt và cách
làm việc chuyên nghiệp như một chuyên gia hàng đầu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về các chiến lược truyền thông của không phải là một vấn đề mới. Trên
các diễn đàn mạng xã hội, các trang web, sách báo đều dễ dàng tìm thấy những thông tin,
những phân tích về công ty này. Đa phần các nghiên cứu này nói về sự thành công của , giá
trị thương hiệu của , và các đối thủ cạnh tranh… Nhưng theo quan sát của nhóm vấn đề phân
tích các chiến lược truyền thông của tại Việt Nam gần như ít được đề cập, có chăng cũng chỉ
là vài thông tin nhỏ về các sự kiện hay bình luận các Video quảng cáo. Kế thừa những kiến
thức quý báu đó, nhóm đã tích góp và bổ sung thành đề tài về các chiến lược truyền thông
của tại Việt Nam.
3. Giới hạn đề tài :
Để mà nói về những thành công mà BAEMIN đã gặt hái được trong lĩnh vực kinh
doanh nói chung và truyền thông nói riêng thì thật sự là rất khó. Chúng ta biết rằng để có một

4
clip quảng cáo trong vòng hơn 1 phút ngắn ngủi nhưng chỉ cần nghe vài giai điệu đầu tiên
của một clip quảng cáo hơn 1 phút thôi mà từ trẻ em đến người già ai nấy đều nhận ra hay là
câu slogan chỉ vỏn vẹn trong 4 chữ mà ai ai cũng biết đến là không hề đơn giản. Chính vì sự
kì vĩ đó nên gói gọn trong một đề tài nhóm chỉ xin đề cập đến những chiến lược truyền thông
nổi bật tại Việt Nam của BAEMIN.
4. Cơ sở lý thuyết
1. Thương mại điện tử: Thương mại điện tử là quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa,
dịch vụ giữa người mua và người bán thông qua internet và các phần mềm máy tính.
2. Ý định tiêu dùng: ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy một cá nhân sẵn
sàng thực hiện hành vi. Ý định trong nghiên cứu này là ý định đặt đồ ăn trực tuyến và nó bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức để kiểm soát hành vi. Ý
định tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Nghiên cứu
của Zhang và ctg (2012) khẳng định ý định tiêu dùng là một yếu tố quan trọng nhất quyết
định hành vi tiêu dùng thực tế.
3. Lý thuyết về chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ được xem là phương thức
tiếp cận quan trọng trong quản lý kinh doanh nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng,
đồng thời giúp tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong. Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác
động nhiều đến sự hài lòng của khách hàng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách
hàng những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì công ty đó đã bước đầu làm
cho khách hàng hài lòng.
4. Lý thuyết về hài lòng của khách hàng: sự hài lòng của khách hàng tùy thuộc vào
việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của khách hàng muốn
có trên sản phẩm đó. Mỗi khách hàng có thể có những cấp độ kỳ vọng khác nhau và nó bắt
đầu từ nhu cầu cá nhân, những kinh nghiệm trước đó, thông tin bên ngoài của sản phẩm. Nếu
hiệu quả sản phẩm dịch vụ mang lại thấp hơn so với kỳ vọng, khách hàng sẽ bất mãn. Nếu
hiệu quả sản phẩm dịch vụ mang lại cao hơn cả kỳ vọng, khách hàng sẽ hết sức hài lòng và
vui mừng.
5. Dịch vụ giao hàng: dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận

5
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy từ và các dịch vụ khác có liên quan để giao
hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm
dịch vụ giao nhận khác, những người đó gọi chung là khách hàng.
6. Hành vi mua hàng qua mạng Mua hàng qua mạng được định nghĩa là hành vi của
người tiêu dùng trong việc mua sắm thông qua các cửa hàng trên mạng hoặc website sử dụng
các giao dịch mua hàng trực tuyến. Mua hàng qua mạng thuyết phục khách hàng mua hàng
qua việc làm họ cảm nhận được sự lợi ích thích thú khi họ mua sắm
7. Ý định mua hàng qua mạng: Ý định mua hàng có thể được đo bằng mong đợi mua
sắm và sự xem xét của người tiêu dùng về mặt hàng/dịch vụ đó. Ý định mua sắm qua mạng
sẽ quyết định độ mạnh của khách hàng trong hành vi mua hàng qua khi một khách hàng dự
định sẽ dùng các giao dịch trực tuyến để mua sắm, đó được gọi là ý định mua hàng trực
tuyến. Cụ thể, khi quá trình họ tìm kiếm, trao đổi thông tin và mua hàng được thực hiện qua
mạng internet, đó được coi là giao dịch qua mạng.

CHƯƠNG II: PHâN TÍCH VẤN ĐỀ


I. Giới thiệu ứng dụng BAEMIN. Tính năng của BAEMIN:
Tổng quan về thị trường Việt Nam
Theo báo cáo mới nhất của IMARC Group chỉ ra thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt
Nam tăng trưởng 38% mỗi năm trong giai đoạn 2014-2019 và được dự báo sẽ tăng trưởng
hai con số trong giai đoạn 2020-2025. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng
lệnh giãn cách xã hội cũng đã góp phần thúc đẩy dịch vụ này tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Theo khảo sát được Q&me thực hiện với 1.046 người có độ tuổi từ 18-45 tại Hà Nội
và TP.HCM mới đây, 62% người được hỏi cho biết có sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.
Trong đó, 82% sử dụng qua các app (ứng dụng). Phần lớn (72%) lý do đưa ra cho việc sử
dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến là tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, các khuyến mãi hay
việc đảm bảo an toàn trong mùa Covid cũng được 49-58% người đồng tình.
Trong số 1.046 người thực hiện khảo sát, tỷ lệ sử dụng Grab Food và Now đều lên tới
73%. BAEMIN và GoFood (Gojek) khiêm tốn hơn, khoảng 46%. Doanh nghiệp nội duy
nhất góp mặt trong báo cáo là Loship hiện chỉ được 14% người sử dụng. Tuy nhiên, so sánh

6
nhất góp mặt trong báo cáo là Loship hiện chỉ được 14% người sử dụng. Tuy nhiên, so sánh
với kết quả khảo sát vào tháng 4/2020, GrabFood là ứng dụng duy nhất ghi nhận sự suy giảm
trong khi cả 4 app còn lại đều tăng trưởng từ tương đối đến vượt trội.

70%
60%
60%

50% 46%
Tỉ lệ người sử dụng
40% 37% ứng dụng giao thức
36% ăn trực tuyến (5/2020)
30%

20%

10%

0%
BAEMIN NOW GRAB KHÁC
(SHOPEE
‫ٖד‬ FOOD)

Bảng 1. Tỉ lệ người sử dụng ứng dụng giao thức ăn trực tuyến (5/2020)

Cũng theo báo cáo, GrabFood được cho là phổ biến với người dùng lớn tuổi hơn,
trong khi Baemin lại được đánh giá là thích hợp cho người trẻ. Đồng thời, startup đến từ Hàn
Quốc nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất từ các đối tác, thương hiệu F&B, vượt cả đàn
anh kỳ cựu GrabFood, Now hay Gojek.
1.1. Giới thiệu về BAEMIN:
“Bae-dal-e-min-jok” (viết tắt là BAEMIN) được Woona Brothers ra mắt tại Hàn
Quốc với tầm nhìn “Sử dụng sức mạnh của Công nghệ thông tin để phát triển ngành Công
nghiệp giao hàng”. “Thưởng thức những món ăn yêu thích tại bất kỳ nơi nào bạn muốn” là
sứ mệnh mang trên mình. Thương hiệu BAEMIN hướng tới mục tiêu xây dựng một trải
nghiệm trọn vẹn cho người tiêu dùng chứ không chỉ đơn giản là giao và nhận hàng. Kết nối
khách hàng và chủ quán ở cùng một địa phương thường là trong cùng phạm vi với bán kính
không quá 4km.

7
9 năm sau khi ra mắt người dùng tại quê nhà, tháng 6/2019, Baemin chính thức
bước chân vào thị trường Việt Nam và phủ sóng dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy
đã có đến 9 năm kinh nghiệm tại thị trường Hàn Quốc, nhưng khi tới Việt Nam, Baemin
vẫn chỉ là “kẻ đến sau” trước những ông lớn đã có vị thế từ trước, có thể kể đến như Grab-
Food, Now, Gojek hay Loship. Chính vì thế,việc Baemin “lấn sân”sang Việt Nam được
xem là nước đi táo bạo.
Đầu tháng 6/2020, Baemin tiến quân ra Hà Nội.
Đầu tháng 3/2021, Baemin tấn công vào Đà Nẵng, mở rộng địa bàn và thị trường
hoạt động cho riêng mình.
Mặc dù gia nhập sau, đối mặt với sức cạnh tranh gay gắt từ hai đối thủ lớn là Now
và Grabfood, Baemin vẫn không hề bị lép vế và thậm chí còn có chút nhỉnh hơn khi nhận
được sự ưa thích của tập khách hàng trẻ, ưa thích sự mới lạ và sáng tạo.
Sau gần 2 năm hoạt động, Baemin đã vượt qua giai đoạn thua lỗ và tiến tới giai
đoạn tăng trưởng, bước đầu mở ra chỗ đứng và thị trường hoạt động cho riêng mình.

8
1.2. Tính năng của BAEMIN:
Dịch vụ chính của ứng dụng BAEMIN là đặt đồ ăn trực tuyến trên ứng
dụng điện thoại. BAEMIN đã gây thiện cảm với người tiêu dùng với
hình ảnh đẹp, thân thiện và hiện đại, hiểu tâm lý khách hàng. BAEMIN
sẽ liên hệ với các đối tác nhà hàng để cho phép người bán tải sản phẩm, đồ ăn và thức uống
lên ứng dụng, nơi khách hàng có thể chọn đồ ăn và giao hàng đến địa điểm của khách hàng.
BAEMIN liên kết với nhiều nhà hàng, quán ăn với đa dạng các món như bún, phở,
cơm, gà, trà sữa,...và có thể chọn lựa những quán ăn gần mình để đặt món và thời gian chờ
đợi được giao nhanh.
2. Chi tiết nghiên cứu, đánh giá hoạt động PR của BAEMIN:
Với câu khẩu hiệu và đặc trưng của thương hiệu làm nên sự có một không hai mà
không thương hiệu nào bị trùng lặp “BAEMIN, nóng giòn đây”, câu khẩu hiệu thể hiện tốc
độ giao đồ ăn nhanh chóng những vẫn luôn giữ độ an toàn nhất định cho người tài xế. Để
nâng cao và cải thiện nhận diện thương hiệu, BAEMIN đã sáng tạo nên bộ nhận diện khách
hàng với sự độc lạ cực kỳ ấn tượng và nổi bật, thu hút bởi:

· Logo: BAEMIN thiết kế logo với đặc trưng


màu xanh và tên được viết nổi bật màu trắng gây
ứng tưởng là dễ nhận biết ngay lập tức. Hình ảnh
sắc màu cùng những nét vẽ linh động trên nền
trắng khi nhìn vào ứng dụng. Hình 2.1. Logo BAEMIN

· Hình ảnh linh vật riêng: khác so với các ứng


dụng giau đồ ăn khác, hình ảnh được BAEMIN
thiết kế với linh vật độc lạ chính là “Mèo Mặp” -
chú mèo với bộ lông vàng, đi xe máy hay đội mũ
bảo hiểm...

Hình 2.2. Mèo mặp - linh vật của baemin

9
Mặc dù có cách thức hoạt động không quá đặc biệt như các ứng dụng khác: Now,
Grabfood, Loship,.. nhưng BAEMIN lại được xem là một đối thủ tiềm năng trong lĩnh vực
dịch vụ giao thức ăn trực tuyến.
Một trong những yếu tố giúp BAEMIN phổ biến và phủ sóng ở Việt Nam dù chỉ là
một ứng dụng mới được ra mắt vào năm 2019 nhờ vào chiến lược truyền thông độc lạ khác
so với nhiều đối thủ mạnh trên thị trường nhờ vào bốn điểm mạnh sau:
· Đã từng trải, là ứng dụng giao đồ ăn “Số 1 Hàn Quốc”.
· Xây dựng tính cách thương hiệu nhất quán.
· Các content đúng chất “trendy” – thời thượng, bắt kịp xu hướng.
· Các món quà PR tặng kèm.
2.1. Hoạt động PR của BAEMIN trước dịch:
Thương hiệu chú trọng kết nối với khách hàng bằng cảm xúc, khách hàng không
những ăn ngon mà còn được thỏa mãn về thể chất, tinh thần khi ăn vui, là điều mà BAEMIN
luôn muốn hướng tới người tiêu dùng. Ngoài ra những câu khảu hiệu luôn được thể hiện một
cách thân mật: “BAEMIN nóng giòn đây”, “Đưa tay đây nào, order chung bạn nhớ”, “Đặt
không cần cớ, cần code cơ”, “Buồn là ăn, không ăn là buồn”,...

Tưởng chừng đây là một sự kết hợp không


hề liên quan, tạo nên tranh luận “Phụ nữ nên yêu
an toàn hay thú vị” song Trấn thành và BAEMIN
đưa ra cách tiếp cận độc đáo việc chọn người yêu
ảnh 2.1.1. poster chiến dịch
“phụ nữ nên yêu an toàn hay thú vị” cũng như chọn quán ăn. Với vai trò “quân sư tình
yêu” Trấn Thành đã thuyết phục được hội chị em về việc chọn người yêu an toàn cũng như
thú vị, cũng như chọn BAEMIN vừa ăn được món ngon lại vừa gần.

Chiến dịch “Em bé” - dù người phụ nữ


mạnh mẽ độc lập ra sao họ vẫn luôn muốn là “em
bé” trong mắt người mình yêu, vì thế BAEMIN
nhận ra và đón đâù xu hướng ăn uống lành mạnh
và chăm sóc sức khỏe nhằm cổ vũ chị em theo

ảnh 2.1.2. MV “Em bé” - cú mở màn chiến dịch


“thử chút healthy”
10
đúng chủ đề truyền thông của BAEMIN. Sau 72 giờ phát hành MV được top 3 YouTube
Trending.
BAEMIN luôn sáng tạo nên những bộ sưu tập quảng bá chuến dịch truyền thông sản
phẩm đến khách hàng mục tiêu: “Quán ngon quận mình”, “Thử chút Healthy”, “Ngọt”,...

Ảnh 2.1.3. Một số hình ảnh về các chiến dịch truyền thông của baemin

2.2. Hoạt động PR của BAEMIN trong giai đoạn Covid-19 tại Việt Nam:
Dựa theo số liệu khảo sát ở Thành phố Hồ Chí Minh và ở Hà Nội thì có khoảng 40%
số người đặt hàng trên trực tuyến. Được biết một người đặt hàng dao động từ 3-4 lần / tuần,
ngoài ra có 11% số người đặt hàng trực tuyến hơn 10 lần trong vòng một tuần. Từ những nhu
cầu thiết yếu như hiện nay thì BAEMIN không thể nào ngồi yên như vậy được. BAEMIN đã
đưa ra rất nhiều rất nhiều chiến lược , dịch vụ và nhiều sự lựa chọn đến cho người tiêu dùng
trong khoảng thời gian diễn ra giãn cách toàn xã hội.

11
2.2.1. Truyền thông thương hiệu

Trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra, ở trên


trang chủ hay các fanpage của BAEMIN đã cho ra mắt một
dịch vụ mới có tên là “BAEMIN đi chợ”. Chiến dịch bắt
đầu diễn ra vào ngày 10/4, cách thức hoạt động diễn ra gần
giống với GRABMART. Khi khách hàng đã chọn hàng
xong , tài xế sẽ nhận được đơn, sau khi nhận được đơn hàng
tài xế chỉ cần chạy đến địa điểm mà khách hàng đã lựa chọn
trên app để lấy hàng. Hàng của khách yêu cầu đã được các
nhận viên chọn lựa và đóng gói sẵn , sau khi lấy hàng tài xế
chỉ việc chạy đến địa chỉ nhà khách và giao hàng đến tận tay
cho khách.

Với dịch vụ “đi chợ hộ” này, người dùng có thể


kết nối với các cửa hàng, siêu thị lớn là những
đối tác của BAEMIN như Co.op Mart, BigC,...
ngay tại nhà chỉ với vài thao tác đơn giản trên
ứng dụng di động. Và đặc biệt hơn, dịch vụ này
thậm chí còn được BAEMIN thực hiện nhiều
ưu đãi kể cả trong giai đoạn bình thường mới
nhằm thu hút tối đa sự chú ý của công chúng và
lan truyền thông điệp không bao giờ buông lơi
tinh thần phòng dịch kể cả khi nhịp sống dần
Ảnh 2.2.1.1. Một số hình ảnh về tiện ích
nhộn nhịp trở lại. “BAEMIN đi chợ”

Đây là một hướng đi thông minh của BAEMIN khi vừa đảm bảo được doanh số, ổn
định lượt sử dụng dịch vụ, vừa có thể đem lại lợi ích cho các đối tác, nâng cao hiệu quả và
hợp tác đôi bên cùng có lợi. Theo nhiều báo cáo cho thấy số lần truy cập và sử dụng dịch vụ
đi chợ hộ của BAEMIN đã gia tăng đáng kể từ tháng 9/2021 đến nay.
Thêm vào đó, thông qua việc cung cấp dịch vụ đi chợ hộ này, BAEMIN không những

12
có thể PR cho nhãn hàng của mình, mà thương hiệu còn thể hiện sự quan tâm của mình đến
với công chúng. BAEMIN đã chứng minh được trách nhiệm và sứ mệnh của mình. Một
trọng trách vô cùng quan trọng vừa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng vừa đảm bảo đáp
ứng đầy đủ thực phẩm cần thiết, khiến cho người tiêu dùng cảm thấy tiện lợi và an tâm hơn.
Và khi đưa ra chiến dịch này không chỉ giúp những khách hàng ở nhà mà còn mang đến việc
làm cho những người dân phải lâm vào hoàn cảnh khó khăn mùa dịch.
Ngoài ra, thương hiệu cũng giúp đỡ và đóng góp cho những cơ quan, đoàn thể đang
làm công tác phòng, chống đại dịch. Cụ thể, chủ tịch WOOWA Brothers (công ty sở hữu
BAEMIN), đã ủng hộ 20 tỷ vào Quỹ Vaccine COVID-19 của Chính phủ Việt Nam.
Tháng 8/2021, BAEMIN cũng đã phối hợp với Thành đoàn TP.HCM và Hoa hậu
H’Hen Niê tổ chức chương trình “Góp bữa no cho Sài Gòn đỡ lo” bao gồm tài trợ 6000 suất
ăn gửi đến những người, những gia đình gặp khó khăn vì bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Ảnh 2.2.1.2. Một số hình ảnh Của chiến dịch “góp bữa no cho sài gòn đỡ lo”

2.2.2. Truyền thông nội bộ


Vậy những người tài xế đã được BAEMIN hỗ trợ như thế nào trong mùa dịch? Mỗi
ngày giao hàng như thế tài xế cũng phải tiếp xúc với khách hàng. BAEMIN đã chủ động góp
một phần nhỏ cho những tài xế, tặng những phần quà như “Bộ kháng khuẩn lưu động”. Giúp
các tài xế dễ dàng bảo vệ bản thân mình những ngày dịch căng thẳng, làm giảm sự lây nhiễm
từ người tiêu dùng đến tài xế và ngược lại. Bên cạnh những phần quà nhỏ đó BAEMIN còn
phát triển chương trình như “Hỗ trợ giảm nhẹ COVID-19” với khoảng quỹ tài trợ lên đến
hơn 1 tỷ đồng. Với qui định của chương trình những tài xế của BAEMIN nếu bị dương tính
với COVID-19, các tài xế sẽ được hãng hỗ trợ 50% thu nhập trong khoảng mười bốn ngày
gần nhất hoặc nếu bị có tên trong các danh sách phải đưa đi cách ly tập trung hoặc phải tự

13
cách ly tại nhà.
BAEMIN còn chú trọng vào những hành động nhỏ như
thường xuyên đăng bài nhắc nhở tài xế khai báo y tế, chủ động
tặng khẩu trang, nước sát khuẩn, xét nghiệm nhanh cho tài xế
thường xuyên,...

2.3. Đánh giá ưu điểm-hạn chế các hoạt động PR


- truyền thông của BAEMIN:
Dịch vụ giao thức ăn trực tuyến càng ngày càng phát triển và
Ảnh 2.2.2.1. qui trình giao
hàng chuẩn 5k được nhiều người biết đến nhờ lực lượng PR hùng hậu phía sau.
Và bên cạnh đó sẽ nảy sinh ra những ưu điểm, hạn chế như sau:
·Ưu điểm:
- BAEMIN đã xây dựng một đội ngũ nhân viên PR hùng hậu. Từ việc xây dựng logo
thương hiệu màu xanh mint nổi bật cho đến những slogan ngắn gọn nhưng lại vui nhộn khiến
người tiêu dùng thích thú.
- Chuỗi chiến dịch truyền thông bằng hình ảnh, video kết hợp với nhiều ngôi sao,
nghệ sĩ: BAEMIN đã rất khôn khéo khi lựa chọn Trấn Thành làm đại sứ thương hiệu cho
mình, với sức ảnh hưởng của Trấn Thành từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi đều biết và dễ dàng
biết đến BAEMIN nhờ qua những quảng cáo của nghệ sĩ Trấn Thành.
- Target “chuẩn”, trực tiếp vào giới trẻ: BAEMIN biết đặt ra mục tiêu, biết phân khúc
đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến. Đưa ra những chiến lược PR táo bạo, nắm rõ “tư
duy Kim Chi” ở giới trẻ Việt, tạo được sức ảnh hưởng lớn trong công chúng. Chính việc vận
dụng khéo léo các chất liệu và nền tảng truyền thông để đánh thẳng vào tâm lý người trẻ đã
giúp “kỳ lân xanh” có một nhóm công chúng đông đảo của riêng mình chỉ sau hai năm đặt
chân đến Việt Nam.
- Chú trọng quan hệ với đối tác tài xế:
·Hạn chế: Hiện nay các trang mạng xã hội được sử dụng rất nhiều ví dụ như Tiktok, Face-
book,… BAEMIN đã hợp tác với nhiều tiktoker có danh tiếng xấu làm ảnh hưởng đến chất
lượng PR của thương hiệu. Ngoài ra chất lượng hình ảnh của BAEMIN cần được cải thiện

14
ví dụ như cần cập nhật nhiều hình ảnh khác nhau về món ăn. Người tiêu dùng có thể sẽ tăng
sự hứng thú và mong muốn thưởng thức món ăn hơn. Ngoài ra, thương hiệu cần cải thiện
tình trạng làm sai món và sai đơn cho khách , nên tách biệt quán đã đóng cửa và quán vẫn
bán bình thường để tránh tình trạng nhầm lẫn. Danh sách các món ăn, nhà hàng và cửa hàng
cũng được đánh giá là chưa đa dạng, phong phú.

3. Những kết quả đạt được nhờ hoạt động PR của BAEMIN:
Nhờ vào hoạt động PR, mà ngày nay ứng dụng Baemin đã xây dựng và tạo ra được
tên tuổi của riêng mình, được nhiều người biết đến và yêu thích ủng hộ ứng dụng này hơn,
vì nó tiện lợi và an toàn đối với mọi gia đình, thay vì lúc trước người dân ra khỏi nhà đi mua
đồ ăn thức uống, thì bây giờ chỉ cần lên ứng dụng trên điện thoại bấm vào chọn đồ cần mua
ví dụ như: thịt, rau, củ quả, trái cây, nước uống,…là có thể mua được hàng.
Vậy BAEMIN thực hiện các hoạt dộng PR bằng cách nào, thứ nhất BAEMIN đã xây
dựng và tạo ra hình ảnh quảng cáo độc đáo sáng tạo cộng với khác biệt như là: hình ảnh con
mèo vàng đứng trên chiếc xe và cầm nón giơ cây cờ có chữ BAEMIN. Thứ hai là BAEMIN
tạo ra những câu thông điệp vui câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, khắc sâu vào tâm trí của
mỗi khách hàng là “ Đang nổ máy, tới liền! tới liền!”, “ Mọi người cứ ngồi đó, bụng đói để
BAEMIN lo”. Thứ ba là BAEMIN đẩy mạnh truyền thông trên các trang mạng xã hội, TV,
Youtube, Facebook,...hợp tác với những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng đến xã hội để
quảng bá như Trấn Thành góp mặt trong chương trình “Món ngon trong quận mình”, và
Amee, Karik trong MV “Em bé”, ngoài ra còn có trong MV “Ngọt” do sự góp mặt của Justa-
Tee, Rhymastic. Qua đó BAEMIN còn tạo ra niềm tin cho mọi người, gia tăng thiện cảm, chỉ
với bao nhiêu đây yếu tố cũng đủ để cho BAEMIN trở nên nổi tiếng được mọi người tin cậy,
và yên tâm khi sử dụng app.

15
4. Ý tưởng cho các hoạt động PR mới của BAEMIN trong giai đoạn
bình thường mới (năm 2022)
4.1. Xác định mục tiêu truyền thông
Các hoạt động truyền thông trong trong giai đoạn bình thường mới nhằm đưa thương
hiệu BAEMIN tiếp tục nằm trong top 3 dịch vụ giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam, tăng
độ nhận diện của thương hiệu đối với công chúng.
4.2. Xác định đối tượng truyền thông
4.2.1. Phân loại thị trường theo địa lý
Thị trường tiềm năng cho lĩnh vực giao thức ăn trực
tuyến nói chung và cho thương hiệu BAEMIN nói riêng
chính là những thành phố, khu đô thị có mật độ dân số cao
với lối sống tấp nập, bận rộn. Hiện nay, BAEMIN đã có mặt
tại hầu hết các thành phố trực thuộc trung ương và các thành
phố trọng điểm của vùng. Như vậy, trong năm 2022, nên
“lăn bánh” đến các thành phố thuộc khu vực miền Tây Nam
Bộ để tiếp tục mở rộng thị trường.

4.2.2. Phân loại thị trường theo nhân khẩu học


Nhóm khách hàng mục tiêu mà nên hướng đến trong năm 2022:
- Có mức thu nhập khá trở lên: do là thương hiệu cung cấp dịch vụ giao thức ăn trực
tuyến, nên giá đặt hàng các món ăn trên ứng dụng của hãng đều cao hơn so với mua tại quán
do đã bao gồm phí dịch vụ, thuế doanh nghiệp, bảo hiểm,… nên có phần không phù hợp với
người có thu nhập không cao.
- Trẻ tuổi (15 – 30 tuổi): do tầng lớp trung niên thường có yêu cầu cao về vấn đề ăn
uống, từ nguồn gốc nguyên liệu, quá trình chế biến cho đến giá tiền của các món ăn bên
ngoài. Thêm vào đó, các cô, bác lớn tuổi thường ưa chuộng việc tự nấu bữa cơm gia đình với
các món ăn truyền thống hơn là mua thức ăn ở ngoài. Còn người trẻ thì ngược lại, họ không
quá quan tâm đến nguồn gốc nguyên liệu, họ là tầng lớp có nhu cầu ăn uống cao, đa dạng
nhưng không quá đặt nặng vấn đề giá cả.
- Tầng lớp học sinh – sinh viên, nhân viên văn phòng: đây là những nhóm đối tượng

16
có nhịp sống nhanh, bận rộn, ít có thời gian nấu ăn tại nhà. Họ ưu tiên sự tiện lợi và sự hài
lòng của bản thân đối với dịch vụ hơn là giá tiền.
-> Như vậy, nhóm đối tượng truyền thông mà BAEMIN nên tập trung trong năm 2022
là những người trẻ, thuộc tầng lớp học sinh – sinh viên và nhân viên văn phòng có thu nhập
khá trở lên.
-> Nhìn chung, đây vẫn là những đối tượng truyền thông mà BAEMIN vẫn luôn
hướng tới ngay từ đầu.
4.3. Thông điệp truyền thông
Trong năm 2021, đã rất thành công với chuỗi 3 chiến dịch lớn “Phụ nữ nên yêu an
toàn hay thú vị?”, “Em bé” và “Ngọt” với thông điệp chính là “Chọn đồ ăn thông qua cảm
xúc” cùng rất nhiều chiến dịch nhỏ lẻ khác cũng rất “trendy”. Do đó, việc tiếp tục khai thác
khía cạnh cảm xúc để dẫn dắt công chúng theo đúng ý đồ của thương hiệu có thể sẽ tiếp tục
đem đến nhiều thành tựu cho . Thông điệp truyền thông mà thương hiệu nên đưa ra trong giai
đoạn bình thường mới có thể chia làm hai giai đoạn:
4.3.1. Giai đoạn Tết Dương lịch (từ giữa tháng 12/2021) + Tết Âm
lịch (tháng 1/2022):
Người Việt Nam vốn có truyền thống sum họp gia đình vào các dịp lễ Tết, cộng thêm
thông qua sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, con người càng cảm thấy trân trọng và yêu
thương gia đình hơn, chính vì vậy thông điệp “Về nhà” (Coming home) và “Biết ơn” (Appi-
rations) là hai insight flatforms dù đã được thể hiện nhiều trong các mùa Tết trước nhưng vẫn
nên được khai thác tối đa để gây được sự đồng cảm và thu hút sự quan tâm của công chúng,
nhấn mạnh sự “trở về” đoàn tụ gia đình sau giai đoạn giãn cách căng thẳng của những người
con xa xứ.
Đặc biệt, Tết Nguyên Đán là giai đoạn ĐTVN tham dự vòng loại World Cup, nếu có
thể thực hiện các thông điệp truyền thông liên quan đến chủ đề này hứa hẹn sẽ tạo được hiệu
ứng lớn.
4.3.2. Giai đoạn sau Tết Âm lịch (từ tháng 3/2022):
Đây là thời điểm mọi người đã dần quay lại quỹ đạo trước kia, BAEMIN vẫn nên tiếp
tục khai thác khía cạnh cảm xúc, đưa ra thêm những thông điệp mang tính insight của hội chị

17
em tương tự chiến dịch “Em bé” (ăn ngon nhưng vẫn phải “healthy) hoặc có thể tạo những
thông điệp insight từ phía cánh mày râu để tạo hiệu ứng đối lập thú vị.
Thêm vào đó, hiện tượng các “joke” về việc người trẻ phải học tập, làm việc tăng ca
và thâu đêm, hay bỏ bữa luôn nhận được lượng tương tác rất lớn, nên mở rộng các dịch vụ
giao thức ăn khuya đi kèm với những chiến dịch hay thông điệp nhân văn như “sức lực người
trẻ dồi dào nhưng không vô hạn”, “để “chăm sóc” cho công việc, phải chăm sóc cho chính
mình” để đánh vào tâm lý những người trẻ, giúp họ nhận ra vẫn còn những người thật sự
quan tâm đến khó khăn của mình.
5. Phương thức truyền thông
5.1. Dạng truyền thông
- Quảng bá, truyền tải thông điệp thông qua các MV kết hợp với ca sĩ – nghệ sĩ phù
hợp hoặc các video TVC, phim ngắn quảng bá thương hiệu.
- Hợp tác với các quán ăn, nhà hàng để đưa ra những mã giảm giá trong một số khung
giờ nhất định (nhất là giở nghỉ trưa)
- Tiếp tục tạo dựng hình ảnh thương hiệu năng động, trẻ trung với những mascot dễ
thương, giao diện ứng dụng di động và giao diện tài xế bắt mắt.
- Truyền thông nội bộ: tiếp tục có thêm những phương án hỗ trợ đối tác tài xế (bảo
hiểm khi bị bùng hang, bảo hiểm hư hỏng xe, ngày nghỉ, ưu đãi khi nhân viên sử dụng dịch
vụ của thương hiệu,…)
- Hợp tác với những sự kiện âm nhạc, triển lãm, dự án có ảnh hưởng với giới trẻ từ
trong và ngoài nước, chủ động trong việc đưa ưu đãi
5.2. Phương tiện truyền thông
Do đối tượng truyền thông chính của là người trẻ, nên nền tảng chính của vẫn là các
trang mạng xã hội như Facebook, Youtube,… Ngoài ra nên tiếp tục treo các banner, poster
ở những nơi đông người để thu hút sự chú ý, hoặc có thể quảng bá gần các trường học, nơi
làm việc,…

18
Chương III. Kết luận
Ngày nay, khái niệm sử dụng những ứng dụng đã là một việc quen thuộc trong cuộc
sống hàng ngày của mọi người dùng di động vì do có tính linh hoạt của chúng. Chỉ từ các
ứng dụng đó tất cả người dùng có thể gửi tin nhắn cho nhau và đặt đồ ăn, đi taxi hoặc khi cần
đặt vé máy bay và thanh toán các hàng hóa khi mua trong ứng dụng... Woowa Brothers, là
một công ty lớn của ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu của Hàn Quốc, và cũng đang trải qua một
sự thay đổi mạnh mẽ để chuyển mình thành một siêu ứng dụng cho người dùng.
Bắt đầu từ sự thay đổi thiết kế ứng dụng. Thiết kế của dịch vụ giao đồ ăn và ứng dụng
hiển thị tất cả các dịch vụ được cung cấp trong một màn hình, cho phép khách hàng kết nối
với các dịch vụ mà không cần cài đặt các ứng dụng di động khác.
Với những mảng kinh doanh chính của BAEMIN, bao gồm: đi chợ (Mart), giao đồ
ăn, nhà bếp (Kitchen), và có cả các thương hiệu đồ ăn Hàn Quốc độc quyền và Studio,...
BAEMIN đã trở thành đối thủ quan trọng thực sự của các ứng dụng như Grabfood, Gofood
hay Now tại Việt Nam. Ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu Hàn Quốc này đã nhanh chóng chiếm
được cảm tình của công chúng trên lãnh thổ hình chữ S thông qua những chiến lược độc đáo,
các chương trình quảng bá hình ảnh sáng tạo và chất lượng phục vụ tốt cho người dùng trải
nghiệm. Tương lai của BAEMIN tại Việt Nam thật sự sẽ vươn cao hơn và càng trở nên quen
thuộc hơn nữa với người dùng Việt Nam và những ứng dụng như Grabfood, Now, Gofood
hay Ahamove sẽ phải chú ý dè chừng hơn đối với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của
thương hiệu màu xanh mint này.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://ninediop.com/baemin-chien-luoc-tap-trung-va-danh-chan/

https://advertisingvietnam.com/bae-
min-chieu-chuong-nhu-cau-an-uong-cua-khach-hang-bang-cam-xuc-l16571

https://m.genk.vn/baemin-huong-den-khach-hang-vi-
et-voi-cong-nghe-ban-sac-va-van-hoa-han-quoc-20190614144518499.chn

https://virama.vn/case-study-thanh-cong-cua-baemin-va-cac-bai-hoc-cho-marketer.html

https://vtv.vn/doi-song/baemin-di-cho-ho-gi-
up-nguoi-dan-trong-giai-doan-binh-thuong-moi-20210922165933342.html

https://vnexpress.net/chu-tich-baemin-quy-
en-gop-20-ty-dong-cho-quy-vaccine-viet-nam-4348439.html

20

You might also like