You are on page 1of 2

1. Làm rõ nhân tố chủ quan cho sự ra đời của triết học Mác?

 Tư tưởng nhân văn → yêu thương quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột.
 Phẩm chất và năng lực đặc biệt của Mác (tinh thần tự học, đức tính khiêm tốn, cả cuộc đời
cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân dân lao động).
 Năng lực hoạt động thực tiễn (về chính trị - xã hội).
2. Khái quát quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật thế kỷ
XV – XVIII.
 Thời cổ đại: quy vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên
ngoài: nước, lửa, không khí ngoài ra còn có nguyên tử.
 Thời XV – XVIII: đồng nhất vật chất với khối lượng, giải thích sự vận động của thế giới trên
nền tảng cơ học, tách rời vật chất khỏi vận động.
3. Thời kỳ Mác – Ăngghen đã có định nghĩa về phạm trù vật chất hay chưa?
 Các Mác không đưa ra một định nghĩa về vật chất.
4. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đến
CNDV.
 Không ít nhà khoa học và triết học đã hoang mang, hoài nghi về tính đúng đắn của chủ nghĩa
duy vật.
 Một số nhà khoa học tự nhiên từ chủ nghĩa duy vật siêu hình sang chủ nghĩa tương đối và rồi
rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
 Nhân cơ hội một số nhà khoa học và triết học đang hoài nghi về của nghĩ duy vật, nên một số
nhà khoa học, triết học duy tâm đã phủ nhận quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật.
5. Phân tích nội dung và chỉ ra ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin.
 Nội dung
 Vật chất là một phạm trù triết học.
 Vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào
ý thức.
 Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm
giác.
 Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
 Ý nghĩa
 Định nghĩa bao quát cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học.
 Chống quan điểm duy tâm, tôn giáo về vật chất.
 Khắc phục được tính siêu hình, máy móc của CNDV trước Mác.
 Liên kết CNDVBC và CNDVLS thành một thể thống nhất – vật chất và ý thức trong đời
sống xã hội.
 Mở đường cho khoa học đi sâu vào tìm hiểu bản chất và quy luật của thế giới vật chất.
6. Khái quát nguồn gốc của ý thức theo quan điểm của CNDVBC.
 Nguồn gốc tự nhiên: bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, tạo
ra sự phản ánh năng động, sáng tạo.
 Nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ chính là nhân tố cơ bản nhất trực tiếp tạo thành
nguồn gốc xã hội của ý thức.
7. Phản ánh là gì? Phản ánh có những hình thức nào?
 Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất
khác trong quá trình tác động qua lại của chúng.
 Hình thức: phản ánh vật lí, hóa học; phản ánh sinh học; phản ánh tâm lí; phản ánh năng động,
sáng tạo.
8. Trình bày một các ngắn gọn nhất mối quan hệ giữa VC-YT theo quan điểm của CNDVBC.
 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của CNDVBC: vật chất là nguồn gốc
của ý thức, quyết định ý thức; ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
của con người.

You might also like