You are on page 1of 5

UBND QUẬN HẢI CHÂU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS TÂY SƠN NĂM HỌC: 2022-2023

MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 7


STT Bài học Nội dung trọng tâm Hình thức
A. ĐỊA LÝ

1 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên Trắc nghiệm + Tự
nhiên châu Phi nhiên luận
(Nhận biết, thông
hiểu)

2 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã Một số vấn đề dân cư, xã hội châu Phi. Trắc nghiệm + Tự
hội châu Phi luận (Nhận biết,
thông hiểu)
3 Bài 11: Phương thức con Khai thác, sử dụng bảo vệ thiên nhiên ở Tự luận
người khai thác, sử dụng và môi trường: (Vận dụng)
bảo vệ thiên nhiên châu Phi - Nhiệt đới
- Hoang mạc
4 Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu Sưu tầm tư liệu và trình bày được một Tự luận
khái quát Cộng hòa Nam Phi số sự kiện lịch sử về Cộng hoà Nam (Vận dụng cao)
Phi trong mấy thập niên gần đây.
5 Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi Vị trí địa lí và phạm vi. Trắc nghiệm (Nhận
châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu biết)
Mỹ
B. LỊCH SỬ

6 - Nhà Lý thành lập và định đô ở TL Trắc nghiệm + Tự


Bài 11: Nhà Lý xây dựng và (TN) luận.
phát triển đất nước. - Tình hình chính trị.(TN)
- Tình hình kinh tế - xã hội: Nhận xét ( Nhận biết, thông
về các chính sách thời Lý. Tác dụng hiểu, vận dụng )
của những chính sách đó.
- Tình hình văn hóa – giáo dục.
7 - Nét độc đáo trong cuộc KC chống Tự luận
Bài 12: Cuộc kháng chiến Tống. ( Nhận biết, thông
chống quân xâm lược Tống - Bài học lịch sử. + Liên hệ với tình hiểu và vận dụng
( 1075 – 1077) hình hiện nay cao)

8 - Sự thành lập nhà Trần. (TN) Trắc nghiệm + tự


- Tình hình kinh tế - xã hội.(TN) luận . ( Nhận biết +
Bài 13: Đại Việt thời Trần - Tình hình văn hóa. thông hiểu + vận
( 1226 – 1400) dụng)

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI.


I. Phần trắc nghiệm: HS tập trung vào những nội dung trên đề cương ghi phần trắc nghiệm. Các em
lưu ý các số liệu, sự kiện và câu hỏi tham khảo trong sách bài tập lịch sử và địa lí để ôn tập.
II. Phần tự luận:
A. Phần Địa lí.
1. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi.

+ Suy giảm tài nguyên rừng: tốc độ khai thác quá nhanh lại không có biện pháp khôi phục diện tích đã
khai thác, khiến diện tích rừng giảm => hậu quả: hoang mạc hóa nhanh, nguồn nước bị suy giảm,…

+ Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác làm suy giả số lượng động vật
hoang dã, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
2. Một số vấn đề dân cư, xã hội châu Phi.

a. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao


- Năm 2022, dân số châu Phi khoảng 1 340 triệu người, chiếm 17% dân số.
- Hiện nay, tuy tốc độ gia tăng dân số giảm, nhưng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở đây vẫn cao nhất thế
giới (2015 - 2020 là 2,54%).
=> Nguyên nhân: Đời sống được cải thiện, tiến bộ y tế, khoa học giúp giảm tỉ suất tử, trong khi tỉ suất
sinh vẫn cao.
- Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, các
vấn đề về môi trường,...
b. Nạn đói
- Hàng năm, có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe dọa (khu vực nam Sahara là nơi chịu
ảnh hưởng nặng nhất), nên rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế
giới.
c. Xung đột quân sự
- Là một vấn đề nghiêm trọng tại châu Phi.
- Nguyên nhân xung đột: mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, …
- Hậu quả: thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, …
3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

- Cách thức để con người khai thác:


+ Những vùng khô hạn như xa van ở Nam Xa-ha-ra: canh tác phổ biến theo hình thức nương rẫy.
Cây trồng chính lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả.
+ Những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi: hình thành các vùng trồng cây ăn quả
(chuối,...) và cây công nghiệp (chè, thuốc lá, bông….) với mục đích xuất khẩu.
+ Khai thác xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...), một số nước phát
triển công nghiệp chế biến.
- Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:
+ Xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
+ Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, để bảo vệ hệ sinh thái cũng như phát
triển du lịch.
4. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.
- Cách thức để con người khai thác:

+ Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả (cam, chanh,...), chà là và 1 số cây lương thực (lúa mạch,...)
trên những mảnh ruộng nhỏ.
+ Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,...) dưới hình thức du mục.
+ Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước
ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.
- Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:
Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống
hoang mạc hóa,...

5. Trình bày được một số sự kiện lịch sử về Cộng hoà Nam Phi trong mấy thập niên gần đây.
6. Nhận xét về các chính sách thời Lý. Tác dụng của những chính sách đó.

Trong nông nghiệp: chính sách “ngụ binh ư nông”. Binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát
triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày
ruộng tự cấp.

- Chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng.

- Thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia đình, chủ
yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông.

- Hoạt động buôn bán trong nước thuận lợi.

- Ngoại thương: chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm
soát của triều đình.

b. Tác dụng:
- Nông nghiệp: nhiều năm mùa màng bội thu.
- Thủ công nghiệp: khá phát triển, tạo ra hai trong bốn quốc bảo của An Nam tứ đại khí: chuông Quy
Điền và tháp Báo Thiên.
- Thương nghiệp: quan hệ buôn bán với Trung Quốc khá phát triển, cảng biển Vân Đồn trở thành nơi
buôn bán với nước ngoài sầm uất.
7. Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lý.

- Tôn giáo:

+ Phật giáo được tôn sùng, truyền bá rộng rãi.

+ Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.
+ Đạo giáo khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.

- Văn học, nghệ thuật:

+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, một số tác phẩm văn học có giá trị: Chiếu dời đô, Nam quốc
sơn hà,...

+ Hát chèo, múa rối, các trò chơi dân gian đều phát triển.

+ Kiến trúc: một số công trình có quy mô tương đối lớn được xây dựng (Cấm thành, chùa Một Cột,...),
trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.

- Giáo dục:

+ Năm 1070: xây dựng Văn Miếu.

+ Năm 1075: mở khoa thi đầu tiên.

+ Năm 1076: Quốc Tử Giám được thành lập.

8. Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa như thế nào?

- Là trường đại học đầu tiên của nước ta, cho thấy sự quan tâm, chú trọng của triều đình nhà Lý đối
với việc học tập, thi cử để tuyển chọn người tài ra giúp nước.

- Là minh chứng ghi nhận quyết sách đúng đắn về đường hướng của nền giáo dục, thể hiện sự công
bằng, trọng người tài, không phân biệt tầng lớp, giai cấp.
- Trở thành nơi để tôn vinh các bậc hiền tài có đóng góp cho đất nước.

9. Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn
chế tổn thất.

10. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì cho công cuộc bảo vệ Tổ

quốc hiện nay?

– Kiên trì, quyết tâm chống giặc.

– Linh hoạt, mềm dẻo trong đối sách để tránh kéo dài cuộc chiến, hao tổn sức mạnh quốc gia.
– Ngoài chiến tranh quân sự cần áp dụng chiến thuật “tâm lý chiến” trong chiến tranh.

11. Những nét chính về văn hóa thời Trần:

a) Tư tưởng - tôn giáo

- Nho giáo, phật giáo được coi trọng:

+ Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế.Nhiều nhà nho được giữu các chức vụ quan trong trong
triều.

+ Phật giáo được vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần
Nhân Tông sáng lập.

b) Giáo dục

- Quốc Tử Giám được mở rộng là nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc, quan lại cao cấp.

- Trường học xuất hiện ở nhiều địa phương.

- Các kì thi Nho học được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn.

c) Khoa học - kĩ thuật

- Về sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử ký - bộ sử đầu tiên của nước ta.Ngoài ra còn có một
số bộ sử khác như: sử Việt lược, Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí,…

- Về quân sự: có các tác phẩm như Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc
Toản.

12.Nêu một số thành tựu chính về khoa học – kĩ thuật thời Trần. Em ấn tượng về thành tựu nào
nhất? Vì sao?( Gợi ý mẫu, có thể viết ngắn gọn theo ý bản thân)

Em ấn tượng về Lê Văn Hưu và bộ Đại Việt sử ký vì:

Lê Văn Hưu là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam.
Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký
toàn thư. Đây là bộ Sử ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15
thế kỷ, từ Triệu Vũ đế - tức Triệu Đà - cho tới Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký tất cả gồm 30 quyển,
hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.

You might also like