You are on page 1of 33

TỔNG ÔN XÃ HỘI CÙNG ĐẬU HÀ LAN :>

-LỊCH SỬ-
I. Overview (chi tiết có trong tài liệu, đây chỉ là tóm tắt theo timeline)
1. Pháp rút khỏi miền Bắc sau HĐ Giơnevơ 1954.
- Ở miền Nam Mĩ đưa chính quyền Ngô Đình Diệm lên nắm quyền. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu
mới.
=> Miền Bắc làm hậu phương, miền Nam tiền tuyến.
2. Chiến tranh đơn phương (1954-1960)
- Mĩ ban hành đạo luật đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật, đề ra luật 10/59, chính sách “tố cộng diệt
cộng”
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (01/1959)
- Đồng Khởi ở Bến Tre (17/01/1960)
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập (20/12/1960)
- Đại hội lần 3 của Đảng Lao động Việt Nam họp ở Hà Nội (05-10/09/1960)
3. Ba chiến lược chiến tranh của Mĩ.

CT Đặc biệt CT cục bộ VNHCT-ĐDHCT

Toàn Việt Nam Miền Nam Việt Nam Việt Nam và toàn Đông
Phạm vi Dương
Quân đội Sài Gòn + vũ Quân Sài Gòn + Mĩ + Quân đội Sài Gòn +
Lực lượng khí trang bị của Mĩ Đồng minh Mĩ hoả lực, không quân,
hậu cần Mĩ
Dùng người Việt đánh Cố giành lại thế chủ Dùng người Việt đánh
người Việt động, đẩy ta về thế người Việt, dùng người
Âm mưu
phòng ngự Đông Dương đánh
người Đông Dương.
“Trực thăng vận, thiết “Tìm diệt” và “bình Thoả hiệp với TQ, hoà
xa vận” định” hoãn với LX
Ấp chiến lược Dùng quân SG để đánh
Thủ đoạn
CPC và Lào
Rút dần quân Mĩ
Đánh phá MB lần 2

Timeline 3 chiến lược:


- Đặc biệt: 61-65
+ 01/1961, Trung ương Cục miền Nam và Quân giải phóng miền Nam thành lập
+ 01/1963 Ấp Bắc => thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công
+ Đông-xuân 64-65: Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài
+ Đấu tranh chính trị ở đô thị (tín đồ phật giáo, đội quân tóc dài)
+ Mĩ lật đổ Diệm 11/1963.
+ CTĐB thất bại, Mĩ đưa quân vào trực tiếp tham chiến

- Cục bộ: 65-68


+ Vạn Tường 65 => Tìm Mĩ mà đánh lùng nguỵ mà diệt.
+ Mùa khô 65-66: ĐNB và LK V (72 vạn quân, 450 hành quân, 5 tìm diệt)
+ Mùa khô 66-67: Junction City đánh vào DMC (98 vạn quân, 895 hành quân, 3 bình định tìm
diệt) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
+ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 68: 3 đợt, đánh vào đêm 30. Đợt 1 hiệu quả
đợt 2 và 3 khó khăn. => Mĩ tuyên bố phi Mĩ hoá chiến tranh, ngừng ném bom MB, chịu
đàm phán ở Paris.

- VNHCT-ĐDHCT
+ 06/06/1969 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam được thành lập
+ 04/1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương (VN L CPC)
+ 30/04-30/06/70 phối hợp CPC
+ 12/02-23/03/71 phối hợp L đập tan Lam Sơn 719 buộc giặc rút khỏi đường 9 Nam Lào – hành
lang chiến lược của CM Đông Dương.
+ Tiến công chiến lược 72: 30/03 đánh vào Quảng Trị, chọc thủng 3 phòng tuyến Quảng Trị,
Tây Nguyên và ĐNB. => Mĩ tuyên bố Mĩ hoá trở lại chiến tranh xâm lược.
4. Miền Bắc chống Mĩ lần 2.
- 16/04/72 Mĩ tiến hành ct không quân và hải quân đánh phá miền Bắc
- 18-29/12/72 Mĩ tập kích B52 vào HN để giành ưu thế trên bàn đàm phán Paris. (đánh phát cuối gỡ gạc)
- ĐBP trên không: 735 máy bay, 125 tàu chiến, hàng trăm pilot.
=> Buộc Mĩ ngừng hẳn chống phá MB và kí HĐ Paris 27/01/1973
5. Giải phóng hoàn toàn miền Nam:
- 06/01/74 thắng lợi 14-Phước Long => Mĩ rén, tạo sức ép từ xa, chống trả yếu ớt
- 74-75 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch gp miền Nam trong 75-76.
- Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 75:
a. Tây Nguyên:
+ Plây ku-Kontum -> Buôn Ma Thuột -> Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà
b. Huế-Đà Nẵng:
+ Huế -> Đà Nẵng -> các tỉnh ven biển, đảo miền Trung, Nam Tây Nguyên, Nam Bộ
c. Hồ Chí Minh (Sài Gòn-Gia Định)
+ Xuân Lộc -> NVT từ chức -> Sài Gòn, Dinh Độc Lập -> DVM đầu hàng -> gp các tỉnh Nam Bộ còn
lại.
6. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- 09/75 Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất
nước về mặt nhà nước.
- 11/75 Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước ở SG
- 25/04/76 Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung
- 24/06-03/07/76 Quốc hội khoá 6 họp tại Hà Nội -> chốt tên, quốc kì, quốc huy, quốc ca, thủ đô + đổi tên
Sài Gòn thành TPHCM
7.Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (75-79)
a. Bảo vệ biên giới Tây Nam (polpot)
- 05/75 địch chiếm đảo Phú Quốc và Thổ Chu
- 22/12/78 Polpot huy động 19 sư đoàn đánh Tây Ninh
- VN + CPC tiêu diệt Polpot. 07/01/79 Phnôm Pênh giải phóng.
b. Bảo vệ biên giới phía Bắc (TQ)
- 17/02/79 TQ huy động 32 sư đoàn tiến công dọc biên giới từ Móng Cái đến Phong Thổ.
- 18/03/79 TQ rút khỏi nước ta.
8.Đường lối mới của Đảng
- Được đề ra tại Đại hội Đảng lần VI (12/86), được điều chỉnh bổ sung và phát triển tại ĐH lần
VII(91),VIII(96),IX(2001)
a. Kế hoạch 5 năm (86-90)
- ĐH VI: tiếp tục đường lối CMXHCN và xây dựng nền kte XHCN
- thực hiện 3 chương trình kinh tế: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
b. Kế hoạch 5 năm (96-2k)
- ĐH VIII khẳng định tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Nước ta đã chuyển sang thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH

-ĐỊA LÍ-
Bài 1:
1.Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập:
- Nối tiếp của phần sử xuống, từ sau Đại hội lần 6 (1986)
- Phát triển theo 3 xu thế:
+ Dân chủ hoá đời sống xã hội
+ Phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN
+ Tăng cường giao lưu hợp tác với nước ngoài
- Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh quy mô lớn, trung tâm công nghiệp và
dịch vụ lớn.
2. Toàn cầu hoá

Cơ hội Rủi ro
- Cơ hội thu hút vốn - Bị tụt hậu
- Giao lưu công nghệ kĩ thuật - Bị cạnh tranh
- Thị trường
- VN trở thành nước xuất khẩu khá lớn về (dệt may, thiết bị điện tử, tàu biển, gạo, cà phê, điều, hồ tiêu,
…)
1 số thông tin ngày tháng:
- Việt Nam gia nhập ASEAN 07/1995
- Vào WTO từ 01/2007
1 số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập:
- Tăng trưởng toàn diện, xoá đói giảm nghèo (gà đói, gà ốm)
- Hoàn thiện nền kinh tế thị trường XHCN (gà kinh tế)
- Đẩy mạnh CNH-HĐH (gà công nghiệp)
- Hội nhập nhiều hơn với nước ngoài (gà giao lưu)
- Bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững (gà xanh, gà môi trường)
- Phát triển giáo dục, y tế, chống tệ nạn (gà tri thức, gà heo thì)
Bài 16: Dân số
- VN đông dân, đứng thứ 3 ĐNÁ và 13 trên thế giới
Lợi:
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn,
Hại:
- Nước ta nghèo -> không khai thác được hết tiềm năng lao động, mà còn trở thành trở ngại cho phát triển
kinh tế và dời sống xã hội.
- Dân số tăng nhanh, nửa cuối TK 20 xảy ra bùng nổ dân số. Gây ra sức ép lên việc làm, môi trường, phúc
lợi xã hội, kinh tế…
-> thực hiện chính sách dân số -> mức gia tăng dân số giảm nhưng còn chậm.
- Dân số nước ta trẻ
- Phân bố dân cư chưa hợp lí:
*Giữa đồng bằng và miền núi:
+ Đông nhất ở ĐBSH, thấp nhất ở TD&MNBB
* Giữa thành thị và nông thôn:
+ Tỉ lệ dân nông thôn > thành thị
+ Tỉ lệ dân nông thôn giảm, thành thị tăng
Nhận xét: Phân bố chưa hợp lí dẫn đến việc sử dụng lao động và tài nguyên không hiệu quả => cần phải
phân bố lại dân cư,
*Chiến lược của nước ta:
- Kiểm soát tốc độ gia tăng dân số (gà đẻ ít lại)
- Xây dựng chính sách chuyển cư, thúc đẩy phân bố dân cư giữa các vùng (lùa gà)
- Chính sách thích hợp để đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân nông thôn và thành thị (chế độ cho gà)
- Đào tạo lao động tay nghề cao. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (vỗ béo, xuất chuồng)
- Đầu tư công nghiệp ở trung du miền núi và nông thôn để khai thác triệt để tài nguyên và lao động. (vặt
lông triệt để)
Bài 17: Lao động

Điểm mạnh Điểm yếu


-Nguồn lao động dồi dào - Lao động trình độ cao còn ít
- Cần cù, sáng tạo - Cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn
- Có kinh nghiệm trong sx nông lâm ngư nghiệp, thiếu nhiều.
tiểu thủ công nghiệp (các ngành truyền thống)
- Chất lượng ngày càng tăng
- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế có sự chuyển biến giống như cơ cấu các ngành kinh tế: giảm
kv I, tăng kv II và III. => phù hợp với CNH-HĐH
- Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: giống cơ cấu dân số, tỉ lệ lao động thành thị tăng, nông
thôn giảm nhưng tỉ lệ nông thôn cao hơn. => cũng là kết quả của CNH-HĐH
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: vốn đầu tư nước ngoài tăng, ngoài NN giảm, NN không ổn
định.
- Hiện tại tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao, nguyên nhân là do lao động đông nhưng trình độ
kém, lao động phân bố không đều.
-> hướng giải quyết:
+ Phân bố lại dân cư, nguồn lao động (lùa gà)
+ Chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản (gà đẻ ít lại, chất lượng hơn số lượng)
+ Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (thực đơn đa dạng)
+ Thu hút vốn nước ngoài để mở rộng sản xuất (gọi vốn mở trại gà)
+ Nâng cao trình độ lao động (vỗ béo)
+ Xuất khẩu lao động (xuất chuồng)
Bài 18: Đô thị hoá
*Khái niệm: Đô thị hoá là tăng số lượng dân đô thị và kích thước đô thị.
Có 3 đặc điểm:
1. Diễn ra chậm, trình độ thấp
Timeline:
- TK 3 TCN: Thành Cổ Loa
- TK 11: Thăng Long
- TK 16-18: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng
- Đầu TK 20: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
- Từ CMT8 45-54: đô thị hoá diễn ra chậm do chiến tranh
- Từ 54-72:
+ Ở miền Bắc: đô thị hoá gắn với phát triển công nghiệp
+ Ở miền Nam: do chính quyền Diệm dồn dân lập ấp chiến lược (cũng được coi là 1 dạng đô thị)
- Từ đó đến nay đô thị hoá ở nước ta có chuyển biến tốt nhưng trình độ kém.
2. Tỉ lệ dân thành thị tăng (đã đề cập trong cơ cấu dân số)
3. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
- Đông Nam Bộ ít đô thị nhất (50) nhưng đông dân nhất
- Trung du & miền núi Bắc Bộ nhiều đô thị nhất (167) nhưng dân số ít (đứng thứ 3 từ dưới lên)
- Tây Nguyên vắng vẻ nhất (mật độ đô thị thấp nhất) vừa ít đô thị vừa ít người.
- ĐB Sông Hồng có mật độ đô thị dày đặc nhất
*Mạng lưới đô thị:
- dựa vào: số dân, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp và chức năng để phân loại
- 2 đô thị loại đặc biệt là TPHCM và Hà Nội
- 5 đô thị trực thuộc trung ương: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (sợ quên cứ mở atlat ra
chấm nhẹ mực vô 5 cái tp)
Ảnh hưởng của đô thị hoá:
Tiêu cực Tích cực
Đời sống Môi Cơ cấu kinh tế Thị Lao động việc làm
trường trường
Phân hoá An ninh Ô nhiễm Đẩy nhanh Thu hút Mở rộng Giải quyết Nâng cao
giàu trật tự chuyển dịch đầu tư thị trường vấn đè chất lượng
nghèo phức tạp CCKT tiêu thụ việc làm cuộc sống

Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Nước ta chuyển dịch 3 cái: Ngành, thành phần và lãnh thổ
1. Chuyển dịch theo ngành
- Cứ nhớ giảm 1 tăng 2 3.
- Trong nông nghiệp: giảm nông nghiệp tăng thuỷ sản / giảm trồng trọt tăng chăn nuôi.
*trồng trọt vẫn giữ tỉ lệ áp đảo
- Trong công nghiệp: cứ nhớ là đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp thị trường và thu hút đầu tư + khai
thác giảm, chế biến tăng + tăng hàng cao cấp, giá cả cạnh tranh, giảm hàng cùi bắp, không phù hợp xuất
khẩu
- Trong dịch vụ: ra đời những loại hình mới như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…
2. Chuyển dịch theo thành phần
- Vốn nước ngoài tăng, nhà nước và ngoài nhà nước giảm
- Trong ngoài nhà nước có:
+ Tập thể và cá thể giảm, tư nhân tăng
*Kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo
3. Chuyển dịch theo lãnh thổ
- Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các KCN tập trung, khu chế xuất
- Phát huy thế mạnh từng vùng => chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá sản xuất giữa các vùng.
Ví dụ: - ĐNB là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất
- ĐBSCL là trọng điểm sản xuất lương thực
- Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc, miền Trung và phía Nam (Bắc-Trung-Nam)
*Hiện nay có thêm vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL
- Địa lí ngành kinh tế -
I. Nông nghiệp
*Đặc điểm
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên Biểu hiện nền nông Xu hướng khai thác nền nông
nhiên nghiệp nhiệt đới nghiệp nhiệt đới
Thuận lợi Khó khăn - Khí hậu: đa dạng - Sản xuất nông sản xuất khẩu
- Khí hậu nhiệt đới ẩm Thiên tai, sâu hoá sản phẩm, thâm - Ở các vùng núi, đai cao trồng
gió mùa phân hoá theo: bệnh, dịch canh tăng vụ, chuyển được các cây ôn đới
mùa, độ cao, chiều Bắc- bệnh,… dịch cơ cấu mùa vụ - Vì khí hậu khác nhau, địa hình
Nam => làm tăng -Địa hình: khác nhau giữa các vùng => Áp
- Phân hoá địa hình, đất thêm tính bấp + Đồng bằng: phát dụng biện pháp canh tác khác
trồng bênh vốn có triển cây lương thực, nhau giữa các vùng để khai thác
của nông chăn nuôi, thuỷ sản. triệt để tài nguyên.
nghiệp + Trung du miền núi: - Tạo ra các giống chịu sâu
cây lâu năm, chăn bệnh, có thể thu hoạch trước
nuôi gia súc lớn. mùa lũ
- Nước ta đang tồn tại 2 hình thức sx nông nghiệp:

Nông nghiệp cổ truyền Nông nghiệp hàng hoá


(không làm hàng hoá) (dùng để làm hàng hoá)
Mục đích Tự cung tự cấp Gắn với thị trường tiêu thụ
Quy mô Nhỏ, phân tán Lớn, tập trung
Trang Thủ công, thô sơ Áp dụng công nghệ kĩ thuật
thiết bị
Phân bố Vùng khó khăn, xa trục đường giao thông, xa Vùng có truyền thống sx hàng hoá, gần
thị trường tiêu thụ thị trường tiêu thụ, các thành phố lớn,
gần trục giao thông
Hiệu quả Năng suất thấp Năng suất cao
*Vấn đề phát triển nông nghiệp
1. Ngành trồng trọt
a. Sx lương thực
- Cây trồng chính trong sx lương thực là cây lúa
- Nước ta đang chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp
- ĐBSCL đứng nhất về: sản lượng lúa, bình quân lương thực/đầu người (trọng điểm lương thực)
- ĐBSH đứng nhất về năng suất lúa do trình độ thâm canh cao
- Vài thông tin khác có thể được suy ra từ atlat trang 19.
b. Cây CN, ăn quả
- Cây CN phát triển đứng thứ nhất là ĐNB, thứ 2 là Tây Nguyên
- Diện tích trồng CN hàng năm giảm, lâu năm tăng do lâu năm giá trị kinh tế cao hơn
- Tip: Atlat trang 18 phần chú thích, cây CN lâu năm là dãy bên tay phải (hồ tiêu, điều, dừa, chè,…) dãy
bên tay trái là hàng năm.
- Một số chi tiết về cây trồng đặc trưng mỗi tỉnh ở trang 95 sgk
2. Ngành chăn nuôi
- Tỉ trọng tăng, trở thành ngành sx hàng hoá
- Sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa,…) tăng
- Thuận lợi: thức ăn phong phú, thú y phát triển
- Khó khăn: năng suất thấp, dịch bệnh, CN chế biến kém phát triển
3. Ngành thuỷ sản
*Về tự nhiên

Thuận lợi Khó khăn


- Bờ biển dài 3260km, vùng đặc quyền kinh tế - Thiên tai (bão, gió mùa Đông Bắc,…) làm hạn
rộng chế số ngày ra khơi
- Nguồn lợi hải sản phong phú - Đánh bắt chưa hợp lí -> nguồn lợi hải sản ven bờ
- Có 4 ngư trường lớn: dần cạn kiệt
+ Cà Mau-Kiên Giang (Vịnh Thái Lan)
+ Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu
+ Hải Phòng-Quảng Ninh (vịnh Bắc Bộ)
+ Hoàng Sa-Trường Sa
- Nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn (nuôi
cá nước lợ)
- Nhiều sông suối, ao hồ (nuôi trồng thuỷ sản)
*Về kinh tế - xã hội

Thuận lợi Khó khăn


Lao động Dồi dào, nhiều kinh nghiệm
Thị trường Mở rộng ra châu Âu, Nhật Bản, Bị cạnh tranh
Hoa Kì
Cơ sở vật chất - Tàu thuyền, trang thiết bị ngày - Nhưng vẫn chưa đáp ứng được
càng phát triển yêu cầu, còn hạn chế và chậm đổi
- Ngành chế biến cũng phát triển mới
Chính sách Ngày càng được nhà nước chú
trọng
*Lưu ý:
- Tỉ trọng nuôi trồng thuỷ sản > đánh bắt do chất lượng cao hơn
- Vùng đi đầu về đánh bắt: DH Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, ĐBSCL
- Về nuôi trồng: 2 đồng bằng SCL và S.Hồng
- Nguyên nhân ĐBSCL là vùng phát triển thuỷ sản lớn nhất cả nước:
+ 3 mặt giáp biển
+ Khí hậu nóng quanh năm, ít thiên tai so với ĐBSH
+ Nhiều sông ngòi kênh rạch
+ Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước
+ Người dân có truyền thống, kinh nghiệm lâu đời
4. Lâm nghiệp
- ¾ diện tích nước ta là đồi núi, có rừng ngập mặn ven biển => phát triển lâm nghiệp
- Rừng được chia làm 3 loại: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất
II. Công nghiệp
*Cơ cấu ngành công nghiệp
1. Theo ngành
Bao gồm:
- CN khai thác (4 ngành)
- CN chế biến (23 ngành)
- CN sx điện nước, khí đốt (2 ngành)
*trong đó CN chế biến ngày càng được đầu tư, tỉ trọng CN khai thác giảm do các ngành này gây ô nhiễm
và làm cạn kiệt tài nguyên.
- Một số ngành CN trọng điểm: cơ khí, điện tử, tin học, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm,
dệt may,… (có thế mạnh lâu dài, hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh mẽ tới các ngành khác)
2. Theo thành phần kinh tế
Gồm 3 thành phần: nhà nước, ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài
*Xu hưởng là giảm nhà nước và tăng 2 cái còn lại, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài
3. Theo lãnh thổ
- Phân bố không đồng đều
- Ở miền Bắc: tập trung chủ yếu ở ĐBSH và các vùng phụ cận, từ Hà Nội toả ra nhiều hướng khác nhau
với chuyên môn hoá khác nhau (atlat 21)
- Ở miền Nam: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ (phát triển CN mạnh nhất). Gồm các trung tâm CN:
TPHCM, Thủ Dầu 1, Bà Rịa-Vũng Tàu, Biên Hoà,…
- Ở các vùng trung du và miền núi thì mức độ tập trung CN thưa thớt do đktn không thuận lợi, đặc biệt là
giao thông vận tải, lao động và vốn đầu tư.
*Công nghiệp năng lượng
- Được coi là ngành cơ bản, quan trọng, luôn được chú trọng đi trước một bước vì nó chi phối hoạt động
của các ngành khác. Được chia làm 2 nhóm: Khai thác nhiên liệu và sản xuất điện.
*về phân bố than đá, khí đốt có thể xem atlat trang 8, sản xuất điện thì trang 22
- Các nhà máy nhiệt điện phía Bắc dùng than đá, phía Nam dùng khí đốt
- Nhà máy thuỷ điện Sơn La đã đi vào hoạt động và có công suất lớn nhất (trong atlat để là đang xây
dựng)
- Một số nhà máy lọc dầu: Nghi Sơn, Dung Quất, Long Sơn, Vũng Rô,…
*Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Là ngành trọng điểm có cơ cấu đa dạng (chế biến nhiều cái) nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
và thị trường tiêu thụ lớn.
- Còn lại tham khảo atlat trang 22
*Hình thức tổ chức lãnh thổ CN
1. Điểm CN: tầm 1, 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu, quy mô nhỏ, gắn với dân cư
2. Khu CN: gồm nhiều xí nghiệp, tách biệt khỏi dân cư, quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh với thị
trường.
3. Trung tâm CN: gắn với đô thị vừa và lớn, gồm nhiều điểm CN và KCN, có xí nghiệp hạt nhân (nòng
cốt), có dân sư sinh sống, quy mô lớn và tầm ảnh hưởng lớn.
4. Vùng CN: Gồm các hình thức tổ chức trên, có tầm ảnh hưởng lớn, có tính chuyên môn hoá cao, có
ngành then chốt, quy mô lớn nhất. Nước ta có 6 vùng CN (xui là k có trong atlat, chịu khó nhớ).

III. Dịch vụ
*Giao thông vận tải
1. Đường bộ
- Hầu hết đã phủ kín các vùng
Các tuyến chính:
- Quốc lộ 1A (Lạng Sơn – Cà Mau) đi qua các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên)
- Đường HCM
2. Đường sắt
- Tập trung ở miền Bắc
Các tuyến chính:
- Thống Nhất (Hà Nội – HCM) dọc theo QL 1A
3. Đường biển
- Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh (sâu, kín gió) thuận lợi để xây dựng cảng biển
Các tuyến chính:
- Hải Phòng – HCM, Hải Phòng – Đà Nẵng
Các cảng lớn: Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Sài Gòn, Nhà Bè.
4. Đường bay
- Phát triển nhanh chóng, ngày càng hiện đại.
- 3 đầu mối chính: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng
5. Đường sông
- Tập trung ở một số hệ thống chính: Hồng – Thái Bình ; Mekong – Đồng Nai ; một số sông lớn ở miền
Trung.
6. Đường ống
- Gắn với ngành dầu khí
- Tuyến chính: B12 (Bãi Cháy – Hạ Long) tới các tỉnh ĐBSH
*Thông tin liên lạc
1. Bưu chính
- Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng
2. Viễn thông
- Phát triển nhanh và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại.
*Thương mại
1. Nội thương
- Hàng hoá phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước.
2. Ngoại thương
- Đang có xu hướng đa dạng hoá (nhiều mặt hàng) và đa phương hoá (xuất đi nhiều nước)
- Thị trường xk lớn nhất hiện nay là: Mĩ, Nhật và Tàu khựa.
- Thị trường nk chủ yếu của nước ta là kv châu Á Thái Bình Dương và châu Âu.
- Hạn chế là tỉ trọng hàng chế biến thấp, hàng gia công cao (lợi nhuận thấp)
- Hàng xuất nhập khẩu tham khảo atlat trang 23
*Du lịch
- Cứ ôm atlat trang 25 là ok
- Tham khảo thêm bảng dưới đây

- Ngoài ra cả nước còn được chia làm 3 vùng du lịch:


+ Bắc Bộ
+ Bắc Trung Bộ
+ Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- 4 trung tâm du lịch: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế
-Địa lí vùng kinh tế-
I. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Vùng có 15 tỉnh thành phố
*Các thế mạnh của vùng:
- Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện
- Cây CN, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
- Chăn nuôi gia súc
- Kinh tế biển
1. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện

Khai thác, chế biến khoáng sản Thuỷ điện


Nổi bật Quảng Ninh (than) Nhà máy thuỷ điện Sơn La (công suất lớn
nhất), Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang
Thuận lợi Vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả Vùng giàu tiềm năng thuỷ điện nhất cả
nước: than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, nước (do địa hình miền núi): Hệ thống
apatit, đá vôi, sét,… (tham khảo atlat nếu S.Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước, trong
quên) đó S.Đà có trữ năng lớn nhất
Khó khăn Các mỏ quy mô nhỏ, nhiều nhưng phân Cần chú ý những thay đổi của môi trường
tán, địa hình hiểm trở => để khai thác rất
tốn kém.
2. Trồng và chế biến cây CN, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
Thuận lợi:
- Có đa dạng nhóm đất: feralit (trồng cây CN lâu năm), đất phù sa (trồng cây nông nghiệp, CN hàng năm,
ăn quả), đất xám phù sa cổ (trồng khoai, sắn, đậu,…) => đa dạng cây trồng.
- Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (lạnh), và ở Tây Bắc địa hình cao (ở đai cao), nên khí hậu phù
hợp trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới:
+ Nổi tiếng là cây chè (chè Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Mộc Châu…)
+ Ngoài ra còn các cây dược liệu (nhân sâm, hồi, quế,…) chủ yếu ở vùng biên giới giữa VN và TQ.
+ Rau, hoa, đào, lê, táo,…
Khó khăn:
- Rét đậm, rét hại, sương muối,…
- Thiếu nước vào mùa đông
- Cơ sở chế biến còn yếu kém
3. Chăn nuôi gia súc
Thuận lợi:
- Có nhiều đồng cỏ
- Nguồn thức ăn tại chỗ (trồng ra cho ăn luôn)
*Trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng này (>1/2 cả nước) do chịu rét giỏi, thích nghi giỏi, khoẻ.
Khó khăn:
- Chất lượng đồng cỏ chưa cao => thức ăn chất lượng thấp.
- Địa hình khó khăn => vận chuyển khó khăn đến thị trường tiêu thụ.
4. Kinh tế biển
- Có mỗi 1 tỉnh Quảng Ninh là giáp biển
- Có nhiều vũng vịnh (xây dựng cảng Cái Lân) – giao thông vận tải biển
- Phát triển đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản
- Ở đây chủ yếu đánh bắt xa bờ
- Có Vịnh Hạ Long ( du lịch )
II.Đồng bằng sông Hồng.
*một số đặc điểm:
- có 10 tỉnh thành phố
- Diện tích nhỏ nhưng dân đông -> mật độ cao
*Các thế mạnh:
*bonus thêm thông tin:
- Vị trí địa lí: thuận lợi để giao lưu kinh tế với các vùng + phát triển các ngành kinh tế biển
- Trong đk tự nhiên thì đất đóng vai trò lớn nhất: nhiều đất nông nghiệp => đẩy mạnh các cây lương thực
thực phẩm (đặc biệt là lúa)
*Các khó khăn của vùng:
- Mật độ dân số cao nhất cả nước => sức ép việc làm, giáo dục, y tế, nhà ở, môi trường,…
- Chịu nhiều thiên tai (thường các vùng ở miền Bắc hay gặp): bão, lụt, hạn hán,…
- Tài nguyên không quá phong phú, do lịch sử khai phá lâu đời nên bị khai thác quá mức.
- Thiếu nguyên liệu cho sản xuất
- Chuyển dịch cơ cấu còn chậm, chưa phát triển hết tiềm năng
*Định hướng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Như xu thế của cả nước (đã đề cập từ trước):
+ Giảm 1 tăng 2 3
+ Ở kv 1 giảm trồng chọt tăng chăn nuôi và thuỷ sản, trong trồng trọt giảm lương thực tăng cây CN và ăn
quả.
+ Ở kv 2 thì tập trung các ngành trọng điểm (cơ khí, dệt may, điện tử,…)
+ Ở kv 3 thì đầu tư vào du lịch, ngân hàng, giáo dục,…
III. Bắc Trung Bộ
*Đặc trưng bởi cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp
- Do lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài
- Từ Tây sang Đông địa hình theo hướng lần lượt từ vùng núi -> vùng đồi -> đồng bằng

- Tuy nhiên đồng bằng không trồng lúa do đất cát pha không thích hợp
bonus: địa hình có đồi núi cũng phát triển được thuỷ điện/ vùng chịu gió Đông Bắc và gió phơn Tây
Nam.
a. Đặc điểm về lâm nghiệp
- Độ che phủ rừng rất lớn chỉ sau Tây Nguyên
- Rừng có nhiều gỗ quý
- Rừng phòng hộ chiếm tỉ lệ cao nhất
-> Đặt ra vấn đề là phải bảo vệ rừng do rừng giúp ngăn thiên tai, đồng thời bảo vệ các giống loài sinh vật.
b. Nông nghiệp
- Vùng đồi trước núi: nuôi nhiều trâu (1/4 cả nước), đàn bò (1/5). Có đất badan (trồng cây CN lâu năm)
- Vùng đồng bằng: trồng lạc, đậu tương, thuốc lá, đay, cói,…
c. Ngư nghiệp
- Các tỉnh đều giáp biển => đều có khả năng phát triển nghề cá biển
- Tuy vậy do các tàu thuyền công suất nhỏ + đánh bắt gần bờ là chủ yếu => suy giảm nguồn lợi biển.
- Có rừng ngập mặn => nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn.
*Công nghiệp của vùng:
- Thuận lợi:
+ Một số loại khoáng sản trữ lượng lớn
+ Nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản
+ Lao động dồi dào, giá rẻ
-> thực trạng: Nhiều khoáng sản dạng tiềm năng hoặc chưa được khai thác hết. CN quy mô nhỏ, tập trung
ven biển.
- Hạn chế:
+ Điều kiện kỹ thuật, vốn, nhiên liệu
+ Chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia
+ GTVT – Thông tin liên lạc
-> phương hướng: Ưu tiên phát triển năng lượng điện. Hiện đại hoá các trung tâm CN. Tăng cường CSVC
cho các ngành: cơ khí, VLXD,…
IV.Duyên hải Nam Trung Bộ
*Thế mạnh nổi bật là phát triển tổng hợp kinh tế biển (tổng hợp nghĩa là nhiều ngành cùng lúc)

Ngành Điều kiện phát triển Hiện trạng


Nghề cá - Tỉnh nào cũng có bãi tôm - Sản lượng đánh bắt thứ 2 cả
- Có nhiều loài cá quý nước sau ĐBSCL
- Nóng quanh năm - Nuôi tôm phát triển (Phú Yên,
- Vũng, vịnh, đầm, phá Khánh Hoà)
- Lao động đông giàu kinh nghiệm - Nước mắm Phan Thiết
- CN chế biến đa dạng - Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ do
gần bờ cạn kiệt rồi
Du lịch - Nhiều bãi biển: Mỹ Khê, Cà Ná, Mũi Né,
Nha Trang
- Vũng vịnh đẹp
- Nhiều loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, thể
thao, tắm biển
Dịch vụ hàng hải - Nhiều vũng vịnh sâu, kín gió -> xây dựng Cảng Đà Nẵng, Dung Quất, Vân
cảng nước sâu Phong.
Khai thác - Thềm lục địa có dầu khí - Khai thác dầu khí ở đảo Phú
khoáng sản và sx - Sx muối cũng thuận lợi Quý (Bình Thuận)
muối - Vùng sx muối ở Cà Na, Sa
Huỳnh
*Phát triển công nghiệp
- Điều kiện:
+ Nguyên liệu từ nông-lâm-ngư nghiệp
+ Vị trí địa lí thuận lợi -> thu hút đầu tư
- Hiện trạng:
+ Hình thành chuỗi các trung tâm CN, đặc biệt là Đà Nẵng
+ Ngành chủ yếu: cơ khí, chế biến nông-lâm-thuỷ sản
- Hạn chế:
+ Tài nguyên nhiên liệu, năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu
*Phát triển GTVT
- Nâng cấp các tuyến đường, tăng khả năng trung chuyển hàng hoá đến thị trường
V. Tây Nguyên
- Vùng duy nhất của nước ta không giáp biển
*Điều kiện tự nhiên
- Đất: đất badan (CN lâu năm)
- Khí hậu: cận xích đạo, 1 mùa mưa và 1 mùa khô kéo dài -> thiếu nước vào mùa khô, xói mòn đất nhưng
thuận lợi để phơi, sấy hạt.
- Địa hình phân hoá theo chiều cao:
+ Ở cao nguyên thấp thì khí hậu nóng -> trồng cây CN nhiệt đới
+ Cao nguyên cao thì khí hậu mát mẻ -> trồng cây CN ôn đới (chè, cà phê)
*Điều kiện kinh tế - xã hội
- Còn thiếu lao động lành nghề
- Mức sống thấp
- Tỉ lệ mù chữ cao
- Cơ sở hạ tầng thiếu thốn
- Lao động ngày càng được bổ sung từ các vùng khác
- Thị trường trong và ngoài nước đối với cây CN ngày càng lớn
- Chinh sách đầu tư của Nhà nước
*Giải pháp phát triển cây CN lâu năm
- Hoàn thiện các vùng chuyên canh cây CN
- Mở rộng diện tích có quy hoạch
- Bảo vệ rừng
- Đa dạng hoá cơ cấu cây trồng
- Đầu tư cơ sở hạ tầng (đặc biệt là GTVT để vận chuyển hàng hoá tới thị trường tiêu thụ)
- Làm công tác thuỷ lợi
- Đẩy mạnh CN chế biến (đồ qua chế biến bán giá cao hơn)
- Đẩy mạnh xuất khẩu
*Một số thông tin:
- Cà phê Buôn Ma Thuột/ Chè Lâm Đồng. (specialities)
- Là vùng trồng cow shoe lớn thứ high, sau Đông Nam Bộ. Trồng chủ yếu ở Gia Lai và Đắk Lắk
*Khai thác và chế biến lâm sản
- Độ che phủ rừng trên 60% (top 1 VN)
- Nhiều gỗ quý
- Là “kho vàng xanh”
- Gần đây bị chặt phá và cháy rừng -> sản lượng giảm liên tục
- Phần lớn gỗ xuất ra ngoài chưa quá chế biến -> giá không cao
-> Vấn đề đặt ra là phải ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng hợp lí, trồng rừng, đẩy mạnh chế biến gỗ.
*Khai thác thuỷ năng kết hợp thuỷ lợi
- Có nhiều sông có giá trị thuỷ điện: Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,… (dùng atlat nếu quên)
- Các công trình thuỷ điện thúc đẩy khai thác và chế biến nhôm, hỗ trợ nước vào mùa khô, phát triển du
lịch và nuôi trồng thuỷ sản.
VI. Đông Nam Bộ
*Có nền kinh tế sớm phát triển, cơ cấu các ngành phát triển hơn so với các vùng khác trong cả
nước.
- Có ưu thế về địa lí, nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật cùng những chính sách phát triển
phù hợp, thu hút được nhiều vốn đầu tư -> Sử dụng hiệu quả tài nguyên, nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
*Thế mạnh và hạn chế của vùng

Thế mạnh Hạn chế


- Đất badan màu mỡ - Mùa khô kéo dài -> thiếu nước cho cây trồng,
- Khí hậu cận xích đạo sinh hoạt và công nghiệp.
- Điều kiện thuỷ lợi
- Có tài nguyên rừng, nhiều loài cây, thú quý
- Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa
- Sét, cao lanh
- Hệ thống sông Đồng Nai có trữ lượng thuỷ điện
lớn
- Thu hút nhiều lao động có chuyên môn cao
- Có TP.HCM là trung tâm CN, GTVT và DV lớn
nhất cả nước
- Cơ sở hạ tầng phát triển, GTVT và thông tin liên
lạc
- Gần các ngư trường lớn: Ninh Thuận-Bình
Thuận-BR-VT và Cà Mau-Kiên Giang
- Thuận lợi xây dựng cảng cá, nuôi trồng thuỷ sản
nước lợ
*Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
- Là đầu tư KHKT, vốn và khai thác các thế mạnh tự nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng vẫn
đảm bảo vấn đề môi trường
1. Trong CN
- Phát triển nhất cả nước, cơ cấu ngành đa dạng (điện tử, cơ khí, luyện kim,…), nhiều ngành công nghệ
cao (cơ khí, điện tử,…)
- Xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên sông Đồng Nai
- Ngành dầu khí phát triển
- Bảo vệ môi trường, tránh làm tổn hại đến ngành du lịch của vùng
2. Trong DV
- Tăng trưởng nhanh đứng đầu cả nước
- Hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng, hiệu quả
3. Trong nông-lâm nghiệp
- Là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta
- Cây quan trọng nhất vùng là cao su
- Cần thay đổi cơ cấu cây trồng, thay thế vườn cao su cũ, năng suất mủ thấp bằng các giống hiện đại, năng
suất cao hơn.
- Phát triển thuỷ lợi (Dầu Tiếng ở Tây Ninh là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta)
4. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Khai thác tài nguyên sinh vật biển
- Khai thác khoáng sản biển
- Du lịch biển đảo
- GTVT biển
-> Phát triển công nghiệp lọc hoá dầu và các ngành khái thác dầu khí đã thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu kinh
tế và phân hoá lãnh thổ của vùng ĐNB. Đồng thời cũng phải chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
VII. Đồng bằng sông Cửu Long
- Là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
*Các thế mạnh và hạn chế

Thế mạnh Hạn chế


- Chủ yếu là đất phù sa nhưng có sự phân hoá: - Diện tích đất nhiễm mặn, nhiễm phèn lớn
(tham khảo atlat)
+ Đất phù sa ngọt
+ Đất phèn
+ Đất mặn
-> thuận lợi phát triển cây lương thực thực phẩm
(vùng trồng lúa lớn nhất VN)

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, phân hoá mùa - Mùa khô kéo dài: thiếu nước, xâm nhập mặn của
mưa và khô biển
- Ít chịu ảnh hưởng của bão - Mùa mưa gây ngập úng
-> thuận lợi trồng các cây ưa nhiệt, thâm canh
tăng vụ

- Có mạng lưới sông ngòi chằng chịt - Lũ lụt


-> Cung cấp phù sa, giao thông đường thuỷ, thuỷ
lợi, thuỷ sản.

- Diện tích rừng ngập mặn lớn, nhiều vườn chim, - Diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm
giàu tài nguyên sinh vật biển.

- Có đá vôi, đất sét, than bùn, dầu khí. - Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn
-> phát triển CN sản xuất và VLXD -> thiếu tài nguyên cho phát triển CN

*Biện pháp sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên


Đi từ khó khăn:
- Mùa khô thiếu nước -> chú trọng thuỷ lợi
- Đất nhiễm mặn, phèn -> cải tạo đất
- Suy giảm rừng ngập mặn -> Khai thác hợp lí và bảo vệ rừng
- Độc canh cây lúa, ngành nông nghiệp kém đa dạng -> xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, phá thế độc canh
cây lúa, thúc đẩy các cây trồng có giá trị khác.

-SINH HỌC-
(không phải xã hội nhưng nó dài như xã hội nên vứt vô đây)
Quá trình hình thành loài:
- Loài mới hình thành miễn là có cách li sinh sản giữa quần thể
- Chia làm 2 trường hợp: khác khu vực địa lí và cùng khu vực địa lí
1. Khác khu vực địa lí
- Một loài đang ở vùng đất liền A, do dân số tăng cao quá dẫn đến cạnh tranh => một số cá thể xuất cư ra
đảo B, nơi có điều kiện tự nhiên hơi khác một tí. Ở B vì có môi trường khác nên chọn lọc tự nhiên qua
thời gian các cá thể trên đảo sẽ có tần số alen và thành phần kiểu gen khác với loài gốc trên đất liền
(thay đổi gen để thích nghi). Đến một mức độ nào đó tui trên đảo và tụi trên đất liền không còn giao phối
với nhau nữa, hoặc có giao phối nhưng không đẻ, hoặc đẻ nhưng con bất thụ (xuất hiện cách li sinh sản)
thì hình thành loài mới trên đảo B.
- Sự cách li sinh sản xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên, có khả năng loài ở đảo B dù tách biệt lâu nhưng vẫn
không hình thành loài mới.
- Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí này thường áp dụng cho các loài động vật có khả năng
phát tán mạnh, vì nhờ phát tán mạnh mới dẫn đến cách li địa lí, từ cách li địa lí mới dẫn đến cách li sinh
sản.
- Quá trình hình thành loài mới bằng con đường này thường xảy ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung
gian chuyển tiếp (Loài A xuất cư ra đảo thành loài B loài B xuất cư ra đảo khác thành loài C, bla bla)
- Quá trình hình thành loài thường gắn với quá trình hình thành quần thể thích nghi (như ví dụ trên, tụi nó
thích nghi với môi trường mới -> tạo ra loài mới)
*Thí nghiệm con ruồi của Đốt đơ =))
- Mô tả thí nghiệm: Chia 1 đám ruồi giấm thành 2 phần bằng nhau, 1 phần cho vô lọ đựng đường
mantozơ, 1 phần cho vô lọ tinh bột. Sau một thời gian cho 2 đám ruồi ở 2 lọ gặp nhau thì thấy “ruồi tinh
bột” và “ruồi mantozơ” không thích giao phối với nhau, chỉ thích giao phối với con cùng lọ => đã có cách
li sinh sản.
- Giải thích: Ruồi trong lọ tinh bột phát triển gen tiêu hoá tinh bột, ruồi mantozơ có gen tiêu hoá mantozơ,
2 cái gen này cũng tác động lên tập tính giao phối của chúng (thay đổi mùi vị hoá học trên lớp vỏ kitin)
nên mới xảy ra cách li sinh sản.
2. Cùng khu vực địa lí
- Ở đây lại chia làm cách li tập tính và cách li sinh thái
a. Cách li tập tính
- Có loài cá A màu cam đang sống yên bình, tự dưng có vài con bị đột biến, đổi thành màu xanh. Thế là
mấy con màu cam kì thị mấy con màu xanh, không giao phối với tụi nó, mấy con màu xanh cũng vậy.
Thế là 2 phe cam và xanh tách ra chơi mình, cam giao phối với cam, xanh giao phối với xanh. => Đã có
cách li sinh sản.
-> Nếu các cá thể của quần thể do đột biến mà có được kiểu gen nhất định làm thay đổi đặc điểm liên
quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau hơn là với loài gốc,
hình thành quần thể cách li. Lâu dần do không giao phối với nhau sẽ tạo nên sự khác biệt về vốn gen
giữa 2 quần thể, đến 1 lúc nào đó sẽ xảy ra cách li sinh sản.
b. cách li sinh thái
- Một loài côn trùng sống ở cây A, sau đó dân cư đông quá, vài con phải nhảy sang cây B sống (cho rằng
mấy con này có gen đột biến khai thác thức ăn được từ cây B). Xong 2 quần thể ở 2 cây phát triển độc lập
với nhau, con bên cây nào sống bên cây đó, không đếm xỉa gì tới cây kia, dần dần vốn gen giữa 2 quần
thể khác nhau => cách li sinh sản => hình thành loài mới ở cây B.
-> Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì
lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Vì những cá thể sống cùng nhau
trong cùng một sinh cảnh thường giao phối với nhau và ít khi giao phối với các cá thể thuộc ổ sinh thái
khác.
- Trường hợp này xảy ra với các loài ít di chuyển.
2. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá.
- Con lai của loài tứ bội với loài lưỡng bội => đời con tam bội, nếu may mắn đột biến nhân đôi (bộ NST
6n) hoặc có khả năng sinh sản vô tính thì tạo loài mới
- Con lai của 2 loài khác nhau may mắn được song nhị bội hoá cũng tạo ra loài mới.

Tiến hoá lớn:


- Các loài sinh vật đều tiến hoá từ 1 tổ tiên chung theo sự tiến hoá phân nhánh:
+ Một số loài tiến hoá phức tạp hơn
+ Một số tiến hoá đơn giản đi tuỳ vào điều kiện môi trường
+ Vi khuẩn vẫn giữ nguyên cấu trúc đơn bào nhưng đa dạng hoá các hình thức chuyển hoá vật chất để
thích nghi được với nhiều ổ sinh thái khác nhau.
-> Túm lại tiến hoá là quá trình thích nghi với môi trường sống
*Một số thành tựu về tiến hoá lớn:
- Một số đột biến ở gen điều hoà cũng có thể tạo ra loài mới (kiểu gen rất giống nhau nhưng được điều
phối, phát triển theo những trình tự khác nhau có thể dẫn đến mặt hình thái khác xa nhau)

Nguồn gốc sự sống


- Quá trình tiến hoá trên TĐ được chia làm 3 giai đoạn:
+ Tiến hoá hoá học: tạo các hợp chất hữu cơ cần thiết để hình thành sự sống
+ Tiến hoá tiền sinh học: Hình thành nên các thế bào sơ khai (protobiont) cho tới tế bào sống đầu tiên
+ Tiến hoá sinh học: Từ tế bào sống đầu tiên tiến hoá ra tùm lum con như ngày nay dưới tác động của
nhân tố tiến hoá
1. Tiến hoá hoá học
- Thời nguyên thuỷ bầu khí quyển TĐ chứa: NH3, CH4, H2 và hơi nước (không có hoặc có rất ít O2).
- Nhờ các nguồn năng lượng: sấm sét, núi lửa mà các chất vô cơ trên tạo thành các hợp chất hữu cơ, trong
đó có axit amin, đường đơn và axit béo
- Các axit amin trong điều kiện nhiệt độ cao liên kết với nhau tạo thành chuỗi peptit ngắn (gọi là protein
nhiệt)
- Các đại phân tử khác cũng được tạo ra từ các đơn phân trong những điều kiện nhất định có sẵn lúc đó.
- Các axit nuclêic được tạo ra từ quá trình trùng phân
- ARN là vật chất di truyền đầu tiên chứ không phải ADN do chúng có khả năng tự nhân đôi không cần
enzim (protein):
+ Ban đầu các nucleotit kết hợp với nhau tạo nên nhiều ARN
+ Qua CLTN chỉ chừa lại các ARN nhân đôi tốt
+ Sau này có enzim => enzim quay lại tổng hợp ADN trên ARN
+ ADN quá vippro nên dần thay thế ARN trong việc lưu trữ và bảo quản thông tin
*Hình thành cơ chế dịch mã:
- Các axit amin tạo lk với ARN, như kiểu AUGX ấy, xong rồi tụi axit amin liên kết với nhau tạo thành 1
chuỗi polipeptit ngắn (protein). Nếu cái protein này làm enzim được thì nó lại xúc tác cho quá trình
phiên-dịch mã. CLTN chừa lại mấy thằng có khả năng phối hợp nhịp nhàng với nhau để dịch-phiên mã.
- Ở giai đoạn này các phân tử ARN và polipeptit có màng bán thấm bọc xung quanh.
2. Tiến hoá sinh học
- Các đại phân tử: lipit, protein,… trong nước tập trung lại với nhau
- Lipit kị nước nên nó hình thành lớp màng bọc xung quanh, bao lấy cả đám đại phân tử (giống cái
chuồng chung v đó)
- Giờ là trong nước toàn mấy hạt nhỏ li ti chứa tập hợp các đại phân tử (tập hợp ngẫu nhiên). CLTN sẽ lựa
ra những tập hợp có sự phối hợp tốt nhất với nhau (có đầy đủ lipit, protein, ARN bla bla) => hình thành tế
bào sơ khai
- Khi đã có tế bào sơ khai thì CLTN tác động lên cả cái tế bào (chứ không lên riêng rẽ từng đứa như ARN
hay protein nữa)
- Sau khi có tế bào rồi thì việc tiến hoá thành mấy con to hơn chỉ là vấn đề thời gian (có mảnh lego rồi,
xếp ra con gì là chuyện random thôi)
Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất (đại là thời đại k phải bự đâu)
1. Hoá thạch (cái này k biết nữa thì chịu)
- Nhờ phân tích đồng vị phóng xạ trên các hoá thạch mà tìm ra tuổi của chúng => mở ra một bức tranh về
TĐ thời cổ đại
2. Trôi dạt lục địa
- Túm lại là lục địa giống phiến đá trôi trên một lớp magma ở dưới lòng đất, ngày xưa nó gom thành 1 cục
giờ nó vỡ ra thành nhiều cục
- Trôi dạt lục địa ảnh hưởng nhiều tới khí hậu (thay đổi diện tích lục địa, gom thành cục thì vùng trung
tâm khô hạn, làm thay đổi khí hậu)
3. Các đại địa chất
- Tham khảo sgk/142
Sự phát sinh loài người
1. Nguồn gốc
- Từ con vượn mà ra
- Đặc điểm tay năm ngón là có từ lâu, còn mỗi cái cằm là khác bọt
- Một số tổ tiên của ta có thể xem trong sgk/146
- Phân tích hoá thạch chứng minh rằng loài người đến từ Châu Phi
2. Đặc điểm làm chúng ta khác bọt
- Bộ não phát triển
- Có tiếng nói
- Có bàn tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ
-> từ tiếng nói, chữ viết mà truyền kinh nghiệm lại cho đời sau -> phát triển (cái này gọi là tiến hoá văn
hoá)
- Người hiện đại ngày nay ít tiến hoá sinh học vì chỉ cần tiến hoá văn hoá thôi.

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái


1. MT sống
- Là tập hợp mọi thứ xung quanh sinh vật
2. Nhân tố sinh thái
- Là những nhân tố của MT sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật
- Được chia làm 2 nhóm:
+ vô sinh: nhân tố lí hoá của MT
+ hữu sinh: là thế giới hữu cơ của MT, là quan hệ giữa sv này với sv khác. Trong đó con người đc
xem là cái đồ phá hoại =))
- Quan hệ giữa sv và mt là quan hệ qua lại
- Các loại mt sống: đất, nước, trên cạn, sinh vật
3. Giới hạn sinh thái
- Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sv còn tồn tại và phát triển
được.
- Gồm: khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu (nghe tên là hiểu khỏi phải nói thêm)
4. Ổ sinh thái
- Giới hạn sinh thái là 1 ổ sinh thái về một nhân tố sinh thái đó
- Túm lại ổ sinh thái là “không gian sinh thái”, hay nói cách khác là tập hợp các nhân tố của môi trường
nằm trong giới hạn sinh thái (để loài đó sống được)
- Kích thước thức ăn, loại thức ăn,… của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái về dinh dưỡng. Khi nào 2 loài có sự
trùng lặp ổ sinh thái dinh dưỡng hoặc nơi ở thì mới đấu đá lẫn nhau (giành ăn)
5. Sự thích nghi của sinh vật với MT sống
a. thích nghi với ánh sáng
- Ánh sáng làm thay đổi: hình thái, cấu tạo giải phẫu và hđ sinh lí của thực vật
+ Cây ưa sáng: mọc ở trên cao, chịu được ánh sáng mạnh, lá phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp
nghiêng -> tránh ánh sáng trực tiếp
+ Cây ưa bóng: mọc dưới bóng cây khác, phiến lá mỏng, mô giậu ít phát triển hoặc không có, lá
nằm ngang -> thu nhiều tia tán xạ
- Động vật có cơ quan chuyên hoá tiếp nhận ánh sáng -> thích ứng tốt hơn với điều kiện ánh sáng luôn
thay đổi của môi trường
- Ánh sáng giúp cho động vật: định hướng, nhận biết các vật
- Động vật chia làm 2 nhóm: hoạt động ban ngày và hoạt động ban đêm
b. thích nghi với nhiệt độ
- Đv hằng nhiệt ổn định nhiệt độ qua sự thích nghi về: hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí (như
tvat) + tập tính lẩn tránh nơi nhiệt độ không phù hợp
- Có 2 quy tắc:
+ Quy tắc kích thước cơ thể (Becman): Con sống ở chỗ lạnh thì to hơn con ở chỗ nóng
+ Quý tắc kích thước bộ phận (Anlen): Con sống ở chỗ lạnh tai, đuôi nhỏ hơn con chỗ nóng
-> chung quy đều thay đổi để làm giảm tỉ lệ S/V => hạn chế toả nhiệt
Quần thể sinh vật
- Định nghĩa: tập hợp các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong 1 không gian nhất định tại 1 thời điểm
nhất định, có khả năng sinh sản tạo đời con.
- Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
+ Hỗ trợ: Đoàn kết chống kẻ thù, khai thác nguồn lợi từ môi trường
+ Cạnh tranh: xảy ra khi mật độ tăng cao, thiếu thức ăn, chỗ ở
*Đặc điểm của quần thể

Tỉ lệ giới tính Tuổi Phân bố Mật độ Kích thước Tăng trưởng


Khái Tỉ lệ đực/cái Cơ cấu nhóm Sự phân bố của Cá thể/m3 Số lượng/khối Sự tăng trưởng
niệm tuổi (tháp các cá thể trong Or lượng/năng lượng số lượng trong
tuổi) QT Cá thể/m2 tích luỹ của cá thể QT
Đặc điểm - thường xấp xỉ 1/1 - Chia làm 3 - 3 kiểu: - Ảnh hưởng - Kích thước tối - Theo lí thuyết,
- đảm bảo hiệu quả loại: + Nhóm: khi tới mức độ thiểu là sl cá thể ít nếu trong điều
sinh sản + Tuổi sinh đktn không đều sử dụng nhất cần có để duy kiện lí tưởng thì
lí: tuổi tối đa => các cá thể hỗ nguồn sống trì và phát triển. => quần thể phát
có thể đạt trợ nhau để sống của mt, khả quá thấp sẽ kém hỗ triển theo hình J
được + Đều: đktn đều, năng sinh trợ, sinh sản ít và - Trên thực tế,
+ Tuổi sinh có sự cạnh tranh sản, tỉ lệ tử thoái hoá do giao quần thể phát
thái: tuổi cho => làm giảm sự vong. phối gần. triển theo hình S
tới khi chết vì cạnh tranh - Mật độ quá - Kích thước tối đa + Vì môi trường
nhân tố sinh + Ngẫu nhiên: cao dẫn tới là sl cá thể nhiều sống không
thái đktn đều + cạnh tranh nhất mà nguồn hoàn toàn lí
+ Tuổi quần không cạnh - Mật độ sống của mt có thể tưởng
thể: tuổi bình tranh => tận giảm các cá cung cấp đủ. + Những nhân
quân dụng được thể hỗ trợ => quá cao sẽ gây tố như kẻ thù,
nguồn sống của nhau cạnh tranh, bệnh xuất cư theo
mt tật, ô nhiễm,… mùa, dịch bệnh
giữ cho sl quần
thể ổn định.

Các nhân - Tỉ lệ tử vong - Môi trường - Môi trường và - Tuỳ theo - Mức độ sinh sản - Môi trường
tố ảnh không đều giữa - Hoạt động sự phân bố điều kiện - Mức độ tử vong - Tập tính xuất
hưởng đực/cái đánh bắt của nguồn sống sống (theo - Xuất cư cư
- Tỉ lệ giới tính phụ con người trong mt mùa hoặc - Nhập cư - Một số nhân tố
thuộc vào đk môi những thứ hữu sinh khác
trường tương tự)
- Do tập tính đa thê
- Do tập tính khác
nhau giữa đực/cái
- Giới tính phụ
thuộc vào chất dd
tích luỹ được
Biến động số lượng cá thể
1. Biến động theo chu kì
- Do các thay đổi có chu kì của môi trường (theo mùa)
2. Biến động không theo chu kì
- Do các thay đổi bất thường của môi trường (thiên tai)
- Do con người
3. Nguyên nhân gây biến động
a. Do thay đổi của các nhân tố vô sinh (không phụ thuộc mật độ)
- Trong các nhân tố vô sinh, khí hậu đóng vai trò to nhất
- Sự thay đổi của các nhân tố vô sinh ảnh hưởng tới sinh lí của động vật
b. Do thay đổi của các nhân tố hữu sinh (phụ thuộc mật độ)
- Sự cạnh tranh trong đàn, kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản, mức độ tử vong, sự xuất nhập cư,… có ảnh hưởng
tới sự biến động sl cá thể
4. Sự điều chỉnh số lượng cá thể
- Túm lại là thích nghi thôi: Điều kiện thuận lợi thì số lượng đông, khó khăn thì chết bớt hoặc di cư.
5. Trạng thái cân bằng quần thể
- Từ phần 4 thì suy ra được, số lượng luôn được điều chỉnh xung quanh 1 mức độ nhất định mà ở đó thức
ăn không quá dư dả mà cũng không quá khắc nghiệt, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường.

Quần xã sinh vật


- Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài, cùng sống trong một khoảng không thời gian xác định.
*Đặc trưng của quần xã
1. Thành phần loài
- Được thể hiện qua số lượng các loài, số lượng cá thể mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng.
a. Số lượng loài và cá thể mỗi loài:
- Thể hiện mức độ đa dạng của quần xã
- Thể hiện sự biến động, ổn định hay suy thoái của QX
- SL loài và SL cá thể mỗi loài càng cao thì QX càng ổn định
b. Loài ưu thế và loài đặc trưng
- Loài ưu thế: có vai trò quan trọng trong QX do SL áp đảo hoặc do hoạt động mạnh. Ở các QX trên cạn,
thực vật có hạt thường là loài ưu thế vì chúng ảnh hưởng lớn tới môi trường.
- Loài đặc trưng: Chỉ có ở một QX nào đó hoặc có SL nhiều hơn hẳn so với các loài khác và có vai trò
quan trọng trong QX.
2. Phân bố cá thể trong không gian
- Sự phân bố trong tự nhiên nhằm giảm cạnh tranh giữa các loài => nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
sống của môi trường
- Phân bố theo chiều thẳng đứng: phân nhiều tầng cây => phân tầng động vật (chim trên cao, khỉ dưới
thấp, giun dưới đất)
- Phân bố theo chiều ngang: (Giống lát cắt ở bài Bắc Trung Bộ), phân bố từ miền núi -> đồi -> đồng bằng
-> nước. Sv phân bố theo kiểu này thường tập trung ở vùng có đk sống thuận lợi.
*Quan hệ giữa các loài trong QX
*Khống chế sinh học
- Là hiện tượng số lượng cá thể của 1 loài bị khống chế ở 1 mức nhất định, không tăng quá hoặc giảm quá
do các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong QX
- Ứng dụng trong nông nghiệp là dùng thiên địch để trị mấy con sâu hại thay cho thuốc trừ sâu, góp phần
bảo vệ MT.

Diễn thế sinh thái


- Là quá trình biến đổi tuần tự của QX qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của MT.
- Song song với quá trình biến đổi QX là quá trình biến đổi về đktn của môi trường như khí hậu, thổ
nhưỡng,…
*Các loại diễn thế sinh thái
1. nguyên sinh
- Là ban đầu chả có con gì xong nó tự phát triển thành quần xã ổn định
- Cái con đầu tiên khai hoang đất mới gọi là quần xã tiên phong (giai đoạn tiên phong)
- Ở giai đoạn giữa là nó chưa ổn định nên các QX cứ hình thành rồi biến đổi, thay thế nhau
- Đến cuối thì cái QX ổn định nhất được để lại (giai đoạn đỉnh cực)
2. thứ sinh
- Là ban đầu có QX rồi nma bị con người, hoặc tự nhiên, làm cho tơi bời hoa lá (bị huỷ diệt)
- Sau đó có 1 QX mới phục hồi thế chỗ cái QX đã chết
- Vẫn có giai đoạn giữa, lúc này các QX lại mọc lên rồi thay thế nhau
- Đến giai đoạn cuối thì QX nào ổn định nhất sẽ tồn tại
-> túm lại là nguyên với thứ sinh y như nhau, khác mỗi cái môi trường ban đầu thôi.
*Nguyên nhân của diễn thế sinh thái
- Do tác động bên ngoài: môi trường (thiên tai bla bla) quét sạch nguyên cái QX, rồi tại chỗ đó 1 QX mới
mọc lên
- Do tác động bên trong: cạnh tranh, cắn xé nhau. Hoặc là loài ưu thế (vua) hoạt động quá mạnh mẽ làm
thay đổi đk sống của QX (ăn chơi trác táng) đã tạo cơ hội cho các loài khác (nghĩa quân) có khả năng
cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới (đảo chính). Nói cách khác, loài ưu thế tự đào huyệt chôn
mình.
- Do con người (cái này khỏi nói)
*Tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế sinh thái
- Túm lại là để đoán QX nào sắp ngủm, QX nào sắp lên thay -> khai thác hợp lí tài nguyên hoặc bảo vệ
kịp thời trước thiên tai
Hệ sinh thái
- Gồm quần xã và sinh cảnh (môi trường vô sinh)
- Trao đổi vật chất trong HST biểu hiện chức năng của một tổ chức sống (như kiểu coi nguyên cái HST là
1 con động vật gì đó trao đổi chất với môi trường vậy). Trong đó quá trình “đồng hoá” do các sv tự dưỡng
còn “dị hoá” do các sv phân giải thực hiện.
- HST lớn nhất là Trái Đất
- Túm lại là chỉ cần có sự gắn kết giữa sinh vật và môi trường để trao đổi chất là được gọi là HST.
*Các thành phần cấu trúc trong HST
1. Thành phần vô sinh
- Là môi trường vật lí ( sinh cảnh)
2. Thành phần hữu sinh
- Là quần xã sinh vật gồm:
+ Sv sản xuất: có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ mặt giời
+ Sv tiêu thụ: gồm động vật ăn động vật và động vật ăn thực vật
+ Sv phân giải: mấy con vi khuẩn, nấm, giun bla bla để biến xác chết thành chất vô cơ cho sv sản
xuất (bón cho cây)
*Các kiểu HST
1. HST trên cạn
- Gồm rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông
phương Bắc và đồng rêu hàn đới.
2. HST dưới nước
- Chia thành HST nước mặn và nước ngọt (nước lợ ra chuồng gà chơi)
+ Nước mặn (bao gồm cả nước lợ): ở rừng ngập mặn, ven biển, rặng san hô, biển khơi,…
+ Nước ngọt: Được chia ra làm HST nước đứng (ao hồ) và nước chảy (sông suối)
3. HST nhân tạo
- Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố,…

Trao đổi vật chất trong HST


*Trao đổi trong QXSV
1. Chuỗi food
- Gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là 1 mắt xích. Con sau ăn con trước. Có 2
loại chuỗi thức ăn:
+Chuỗi gồm SV tự dưỡng -> sv ăn sv tự dưỡng -> động vật ăn động vật
+Chuỗi gồm Sv phân giải chất hữu cơ -> động vật ăn sv phân giải -> động vật ăn động vật
2. Lưới food
- Một loài có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn -> lưới thức ăn
- QX càng đa dạng về loài thì lưới càng phức tạp
*Bậc dinh dưỡng
- Trong 1 lưới thức ăn, các loài có cùng mức dd hợp thành 1 bậc dd
- Trong đó:
+ Bậc 1 (sv sản xuất): Gồm sv tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ (thực vật)
+ Bậc 2 (sv tiêu thụ bậc 1): Gồm sv ăn sv sản xuất
+ Bậc 3 (sv tiêu thụ bậc 2): Gồm động vật ăn thịt sv tiêu thụ bậc 1
+…
+ Bậc cuối cùng gọi là bậc dd cấp cao nhất
*Tháp sinh thái
- Độ lớn bậc dd được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hoặc năng lượng ở mỗi bậc (giống kích
thước quần thể)
- Để xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc ngta tạo ra tháp sinh thái. Gồm nhiều hình chữ nhật chồng lên
nhau, hcn có nhiều cao bằng nhau, chiều dài khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dd.
- Có 3 loại tháp sinh thái:
+Tháp số lượng: dựa trên số lượng ở mỗi bậc
+Tháp sinh khối: dựa trên khối lượng/ diện tích hoặc thể tích
+ Tháp năng lượng: dựa trên năng lượng tích luỹ / diện tích hoặc thể tích trong một đơn vị thời
gian
*phần này tham khảo sgk / 193 để hiểu rõ hơn

Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển


- Ngắn gọn là quá trình trao đổi, luân chuyển các chất trong tự nhiên, từ môi trường vào sinh vật rồi đi ra
lại môi trường.
- Chu trình này duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
* Chu trình cacbon
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2
*Chu trình nitơ
- Nitơ trong khí quyển dưới dạng N2 (khá trơ)
- Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối NH4+ và NO3- , mấy muối này được hình thành bằng các con
đường vật lí, hoá học (sét đánh), sinh học (cố định nitơ)
- Ngoài lượng đạm trong tự nhiên, hiện nay ta tổng hợp lượng lớn phân đạm để phục vụ sx nông nghiệp
*Chu trình nước
- Nước mưa rớt xuống, thấm vào mạch ngầm rồi ra biển, bay hơi lên và cứ thế.
*Sinh quyển
- Gồm toàn bộ sv sống trong các lớp đất, nước và không khí của TĐ (túm lại là hết mọi loài)
- Sinh quyển dày 20km gồm đất dày vài chục mét (địa quyển), lớp không khí 6-7km (khí quyển) và lớp
đại dương sâu 10-11km (thuỷ quyển).
- Trong sinh quyển các loài sinh vật và môi trường liên quan với nhau bằng chu trình sinh địa hoá.
- Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học (biom) khác nhau tuỳ theo đặc điểm địa lí, khí hậu và
sinh vật sống trong mỗi khu. Được chia làm khu sinh học trên cạn, nước ngọt và biển:
+ Trên cạn: sgk/198
+ Nước ngọt: các đầm, hồ, ao,…
+ Biển: phân theo chiều thẳng đứng và chiều ngang

You might also like